WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tin mới về Trần Huỳnh Duy Thức

duythuc

Sáng Chủ Nhật ngày 24/03/2013 tôi và gia đình đi thăm Thức định kỳ mỗi tháng. Có một tin vui là Thức đã không còn bị biệt giam. Họ quay rào một khu sân rộng khoảng 100 m2 trước 3 căn phòng nhỏ liền kề nhau, cũng trong khu cách ly mà Thức vẫn ở lâu nay. Họ mở cửa từ 6h sáng đến 11h trưa và 2h đến 5h chiều. Trong khu sân nhỏ này giờ có 6 tù nhân chính trị là Thức, Hùng, Tuấn, Cường, Việt Khang và Giang. Mỗi phòng có 2 người. Thức ở chung với Việt Khang tại căn phòng trước đó Thức vẫn ở biệt giam một mình. Vào giờ họ mở cửa, các anh em ra ngoài chơi chung với nhau, có lò than để nấu ăn, và đang dọn dẹp xà bần để có đất trồng rau ở cái sân 100m2 đó.

Thức kể rằng họ qui định không được cờ bạc nên không cho đánh cờ tướng vì bị liệt vào cờ bạc. Tuy nhiên mấy anh em đã tự vẽ cờ và chơi với nhau. Họ thấy nhưng đã không cấm cản.

Do được ra ngoài nên nhìn Thức hồng hào hơn sau 8 tháng biệt giam. Tôi nghĩ kết quả này có phần đóng góp quan trọng của việc anh Long đã công bố rộng rãi tình trạng ngược đãi đối với Thức.

Hôm nay Thức nói chuyện rất vui. Khi tôi hỏi có xem báo, TV về sửa đổi hiến pháp không, Thức nói mấy anh em ở đây rất chú ý đến các tin tức này nên theo dõi kỹ trên báo Nhân dân và thời sự VTV 19h. Dù tin tức không đầy đủ như bên ngoài nhưng mọi người cũng đoán được những điểm nóng là Nguyễn Đắc Kiên, Nguyễn Đình Lộc và bản hiến pháp của giới trí thức. Thức có nói một điều tôi thấy rất có ý nghĩa:

“Những tuyên truyền hiện nay của truyền thông nhà nước có giá trị tích cực. Nó làm cho hầu hết nhân dân biết về những điều lâu nay họ không biết như Điều 4 Hiến pháp, tam quyền phân lập, quân đội phải trung thành bảo vệ đảng hay bảo vệ nhân dân… Một khi người dân biết thì sẽ dần quan tâm và bớt đi sự thờ ơ.”

Thức cho rằng lâu nay những việc hệ trọng đó số đông người dân không đưọc biết đến. Nhưng việc tuyên truyền lần này sẽ thay đổi sâu rộng tình trạng đó. Rồi Thức kết luận: “Nhận thức của nhân dân sẽ hướng dần đến lẽ phải như một quy luật. Ai xem thường nhân dân, nghĩ dân không hiểu biết nên muốn nói gì cũng được thì chắc chắn sẽ phải trả giá đắt không lâu nữa.”

Trần Văn Huỳnh 

32 Phản hồi cho “Tin mới về Trần Huỳnh Duy Thức”

  1. HDH về VN says:

    Hoàng Duy Hùng và những chọn lựa chính trị của chuyến công du Việt Nam
    Dốc Thượng – March 31, 2013, 6:58 p.m.

    Hoàng Duy Hùng và những chọn lựa chính trị của chuyến công du Việt Nam

    Dốc Thượng

    Một cuộc tiếp cận giữa cộng đồng hải ngoại ở Mỹ và nhà nước Việt Nam vẫn chưa xảy ra như nhiều người có thể tưởng tượng: lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam gặp gỡ lãnh đạo các hội đoàn cộng đồng, hay các thủ lĩnh đảng phái chính trị, ở Hà nội hoặc ở Mỹ, để bàn bạc, thương lượng về một cuộc hòa giải cho những tồn đọng của quá khứ. Nhưng cuộc tiếp cận cũng có thể coi là đã xảy ra qua chuyến đi có tính cách ngoại giao của nghị viên thành phố Houston, Hoàng Duy Hùng, còn được biết đến với tên tiếng Anh là Al Hoàng. Chuyến công du của nghị viên Al Hoàng, từ ngày 22 tháng 3 cho đến ngày 8 tháng 4 tại Việt Nam mang một tầm quan trọng lịch sử, có tính bẻ ngoặc trong tiến trình tiếp cận giữa Việt Nam và cộng đồng hải ngoại.

    Thế nhưng, tại sao đa số báo chí hải ngoại im lặng, không loan tin cũng không bình luận về chuyến đi này?

    Dấu hiệu đó phải được hiểu là một sự “im lặng trước giờ nổ súng”. Cộng đồng hải ngoại tại Mỹ được hình thành từ cuộc di tản miền Nam năm 1975, và sau đó được củng cố bởi phong trào vượt biên và di cư theo diện H.O., mang một thái độ chính trị từ dửng dưng, giữ khoảng cách, bất bình thụ động, cho đến cực đoan chống đối chính quyền Việt Nam. Trong môi trường đó, các đoàn thể được hình thành và lãnh đạo bởi những nhân tố tích cực trong quan điểm bảo thủ chống đối Việt Nam. Nền báo chí hải ngoại trong nhiều năm cũng đi theo xu hướng cực đoan chống Việt Nam.

    Nhưng kể từ khi mở cửa Đổi Mới vào năm 1986, nối lại quan hệ ngoại giao với Mỹ vào năm 1995, và mạnh mẽ hội nhập giao thương kinh tế với toàn thế giới từ năm 2000, Việt Nam đã là một quốc gia khác. Và cộng đồng bảo thủ hải ngoại cũng bị pha loãng bởi những loạt di dân kế tiếp không cưu mang nhiều di sản chính trị, như con lai, cô dâu, du học, văn nghệ, làm ăn và ở lậu. Bên trong cộng đồng, một thế hệ trẻ lớn lên từ nền giáo dục của Mỹ cổ võ cho một khuynh hướng ôn hòa, tiếp cận, đối thoại, tôn trọng dân chủ và không cực đoan.

    Chúng ta đang chứng kiến một giai đoạn chuyển tiếp thực sự đang xảy ra trong lãnh đạo của cộng đồng hải ngoại tại Mỹ giữa hai thế hệ già và trẻ. Đồng thời cũng là một cuộc chuyển tiếp mang tính đấu tranh giữa hai khuynh hướng cực đoan và ôn hòa. Nghị viên Hoàng Duy Hùng sinh năm 1962, thành phần trẻ trong cộng đồng, đại diện chủ trương tiếp cận đối thoại ôn hòa với Việt Nam.

    Các cơ quan báo chí hải ngoại đa số vẫn còn lãnh đạo bởi thế hệ lớn tuổi, mang khuynh hướng bảo thủ. Một số có thể cấp tiến, nhưng e ngại thế lực chính trị cộng đồng cực đoan nên cũng không dám có thái độ đi ngược lại với chủ trương trường kỳ ngăn sông cấm chợ bế quan tỏa cảng “cấm đi về Việt Nam, cấm tiếp xúc với quan chức Việt Nam”.

    Cho nên, việc nghị viên Hoàng Duy Hùng công khai công du Việt Nam, tiếp xúc đối thoại với quan chức chính quyền Việt Nam là một bày tỏ của thái độ đối nghịch lại với chủ trương bảo thủ cực đoan đã có từ trước, khiến cho giới lãnh đạo của khối cực đoan đang phải lúng túng hội ý tìm cách đối phó. Thái độ cẩn trọng, chưa cần phải ra tay ngay, đợi Hoàng Duy Hùng trở lại Mỹ rồi sẽ tính, thời gian đang nằm về phía mình, giải thích được sự “ìm lặng căng thẳng” đang diễn ra. Dĩ nhiên, đa số báo chí bảo thủ với những nhân sự phóng viên và bình luận gia thuộc thế hệ lớn tuổi là một bộ phận của khối bảo thủ cực đoan, đồng bộ bày tỏ thái độ ém nhẹm tin và cố gắng giảm thiểu trọng lượng của việc Hoàng Duy Hùng đi Việt Nam.

  2. Thác Bản Giốc says:

    Kiều bào xúc động ngắm thác Bản Giốc, ôm mốc chủ quyền
    Ngày 9/4, đoàn kiều bào do ông Đặng Thế Hùng- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài dẫn đầu, đã đến thăm và tặng quà các chiến sĩ đồn biên phòng Đàm Thủy và thăm quan khu du lịch thác Bản Giốc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

    Tại buổi làm việc với cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng Đàm Thủy, bà con kiều bào đã được Đại tá Địch Xuân Thùy- Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên Phòng tỉnh Cao Bằng và Đồn trưởng Đồn Biên phòng Đàm Thủy Luân Ngọc Cầu thông báo về quá trình cắm mốc biên giới và nhiệm vụ của các chiến sĩ bộ đội biên phòng bảo vệ nơi biên cương Tổ quốc.

  3. Trần Văn Thanh says:

    Ông Đảo Quê Hương ơi, ông và các đồng chí của ông ký giấy bán đất nước cho Trung Cộng từ năm nảo năm nào rồi mà còn vào đây đánh lận con đen yêu nước làm gì. Các ông chỉ nói lẹo để lừa người không biết thôi chứ ai bây giờ không biết các ông bán đất cho Tàu, các ông có dám cho biểu tình yêu nước không? Các ông có dám nêu tên liệt sĩ bảo vệ đất nước năm 1979 đánh Trung Cộng không? Các ông quì mọp dưới chân Tàu, chúng nó đốt hương thắp đèn, làm ầm ỉ lể truy điệu, tưởng nhớ mấy thằng giặc Tàu chết trận năm 1979, còn các ông mồ mã liệt sĩ ghẽ lạnh, các ông cũng không dám thắp một nén hương, các ông đúng là lũ quan hoạn không có cái “h…d” làm người. Làm gì còn đảo quê hương mà nói. Tàu nó đang đưa người du lịch Hoàng Sa kìa, có dám mỡ mồm nói không? Hay chẵng biết nhục là gì?
    Các ông sợ ông Thức vì ổng nói ra cái nguỵ quân tử, cái giả trá và cái hèn hạ của mấy ông thôi. Đất nước điêu tàn ngày nay, xã hội phân hoá, trẽ em, đàn bà VN bị bán đi nước ngoài đầy rẩy, ngoài biên cương thì thằng Tàu nó lấy đất lấy biển, bên trong thì các ông dùng công an, quân đội đàn áp dân tình, lấy đất, lấy rừng đem bán, các ông sợ sự thật quá đi chứ.
    Bán nước là các ông đó chứ ai. Một ngày khi lịch sữ sang trang, công lý sẽ phơi bày, các ông sẽ bị nguyền rũa đời đời.

  4. Đảo quê hương says:

    Mặc dù chưa thực sự “tâm phục” nhưng những dòng viết dưới đây của tác giả Trần Văn Huỳnh cũng phải thừa nhận dù bị giam giữ vì những tội lỗi của mình gây ra thì điều kiện sinh hoạt của của các người chống đối chính quyền vẫn khá dễ chịu: “. Họ quay rào một khu sân rộng khoảng 100 m2 trước 3 căn phòng nhỏ liền kề nhau, cũng trong khu cách ly mà Thức vẫn ở lâu nay. Họ mở cửa từ 6h sáng đến 11h trưa và 2h đến 5h chiều. Trong khu sân nhỏ này giờ có 6 tù nhân chính trị là Thức, Hùng, Tuấn, Cường, Việt Khang và Giang. Mỗi phòng có 2 người. Thức ở chung với Việt Khang tại căn phòng trước đó Thức vẫn ở biệt giam một mình. Vào giờ họ mở cửa, các anh em ra ngoài chơi chung với nhau, có lò than để nấu ăn, và đang dọn dẹp xà bần để có đất trồng rau ở cái sân 100m2 đó.

    Thức kể rằng họ qui định không được cờ bạc nên không cho đánh cờ tướng vì bị liệt vào cờ bạc. Tuy nhiên mấy anh em đã tự vẽ cờ và chơi với nhau. Họ thấy nhưng đã không cấm cản”. Họ, hai người một phòng như ở KS, 6 người có 100m vuông đất để hàng ngày dạo chơi, tăng gia trồng trọt, rồi còn có cả báo để đọc, TV để xem tin tức, nắm tình hình bên ngoài xã hội. Điều đó đã đập tan luận điệu cho rằng những kẻ chống đối chính quyền bị ngược đãi trong tù… Họ sống ở đó như đi an dưỡng vậy. Nói thật , họ chỉ bị mất quyền công dân, bị giam giữ để ngẫm nghĩ lại, cải tạo bản thân về những tội do mình gây ra đối với chính quyền, đối với nhân dân, cuộc sống của họ còn đầy đủ, đỡ vất vả hơn rất nhiều người khi mà đời sống, công ăn, viecj làm còn nhiều khó khăn, nhất là trong thời buổi khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Đây là chính sách, chế độ của nhà nước chứ không phải là “công lao” của Lê Thăng Long như ông Trần Văn Huỳnh tự gán cho. Tuy nhiên hình như Trần Huỳnh Duy Thức vẫn chưa sáng mắt ra, vẫn còn nhiều ảo tưởng, ngộ nhận khi nói: “Những tuyên truyền hiện nay của truyền thông nhà nước có giá trị tích cực. Nó làm cho hầu hết nhân dân biết về những điều lâu nay họ không biết như Điều 4 Hiến pháp, tam quyền phân lập, quân đội phải trung thành bảo vệ đảng hay bảo vệ nhân dân… Một khi người dân biết thì sẽ dần quan tâm và bớt đi sự thờ ơ.”. Những điều đó chỉ có một ít người không hiểu hoặc cố tình không hiểu mà thôi. Còn tuyệt đại đa số người dân VN đều biết đến những điều như vậy, Và chẳng phải đến bây giờ mới biết, mà họ đã biết lâu lắm rồi. Bởi vì chính họ, nhiều thế hệ người VN, đã đổ máu, hy sinh để xây dựng nên, làm nên và bảo vệ nó. Mọi âm mưu và hành động nhằm qay ngược bánh xe lịch sử se bị nghiền nát. Những kẻ ngông cuồng đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân sẽ phải trả giá.

    • Võ Hưng Thanh says:

      BỆNH NHÂN DANH

      Mẹ cha cái bệnh nhân danh
      Bụng mình tí tẹo “nhân danh” mọi người
      Hở ra là kiểu “toàn dân”
      Hở ra là kiểu “rạng danh” trên đời
      Hở ra “lãnh đạo” tôn thờ
      Hở ra chưỡi bới người nào khác ta
      Quả là cái bệnh “phe ta”
      Quả là cái bệnh đỏ da điên khùng
      Hỏi rằng có biết cái chung
      Điều gì là tốt rõ ràng không đây ?
      Hay toàn một bọn bài bây
      Trên hô dưới hứng biết ngay lâu rồi
      Chỉ toàn ích kỷ hợm đời
      Chỉ toàn cái bệnh vì mình nhân danh
      Nhân danh tổ quốc tổ cò
      Nhân danh yêu nước yêu nòi nhân danh
      Nhân danh toàn thể nhân dân
      Nhân danh sứ mệnh được vua ban rồi
      Nhân danh hạnh phúc nhân quần
      Chỉ chừa có mỗi cái quần ra thôi !

      Võ Hưng Thanh
      (09/4/12)

Leave a Reply to Võ Hưng Thanh