WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những bài học cho Tổng thống Barack Obama

Ông bà ta dạy “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, lần này Tổng Thống Hoa Kỳ Obama ở nhà lại học được một sàng khôn.

Bài học đầu tiên là tác phong thực dụng của ông Trương Tấn Sang Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Không như các chính trị gia khác, ông Sang không cần quan tâm đến kiểu đón tiếp ngọai giao, không cần đại bác, không cần cờ xí thảm đỏ, không cần những buổi tiếp tân do Tòa Bạch Ốc chiêu đãi. Cái ông Sang cần là kết quả, là sự hiểu biết khác biệt, là Việt Mỹ tiến đến hợp tác tòan diện, là hòa hợp với người Mỹ gốc Việt, là công khai trao phong bì tận tay Tổng Thống Mỹ.

Kết quả cụ thể đã được nêu rõ trong Bản Thông Báo Chung: nâng cấp quan hệ giữa hai nước Việt Mỹ lên một tầm mức mới. Quan hệ mới này dựa trên các nguyên tắc “tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Cũng chỉ vì thiếu tác phong thực dụng và phân tích thực tiễn, 67 năm qua chưa ai làm được điều này.

Vấn đề nhân quyền là vấn đề được phía Mỹ đưa ra và thường dẫn đến chỗ bế tắc. Lần này đã được ông Sang thẳng thắn trao đổi với ông Obama. Kết qủa là cả hai bên “tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người”.

Về phía Việt Nam việc quảng bá Hiến Chương và Tuyên Ngôn cần được định hướng, không thể tùy tiện phổ biến trong “các cuộc dã ngọai nhân quyền”, gây rối công cộng, vi phạm luật pháp Việt Nam. In ấn các tài liệu cũng cần có giấy phép. Không để các “thế lực thù địch” lợi dụng quyền công dân ảnh hưởng đến “độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của Việt Nam.

Ông Sang còn khẳng định “Vấn đề nhân quyền vẫn còn nhiều khác biệt”. Ở Hoa Kỳ, Tổng Thống lúc nào cũng có quyền ký đơn ân xá. Còn ở Việt Nam, để được khoan hồng tù nhân phải biết hối cãi nhận tội, rồi phải biết xin khoan hồng để được Bộ Chính Trị quan tâm cứu xét.
Blogger Điều Cày Nguyễn văn Hải vẫn ngoan cố, thà tuyệt thực đến chết không ký đơn nhận tội. Theo Hiến Pháp 1992 và theo quyết định của Bộ Chính Trị, Chủ Tịch nước như ông Sang không thể ký quyết định ân xá.

Trong cuộc họp ông Sang mời ông Obama sang thăm Việt Nam để tận mắt chứng kiến, nhà nước Việt Nam là nhà nước của nhân dân. Khách của chủ tịch nhà nước sẽ không bao giờ phải gặp thiểu số chống đối. Ông Sang cho biết hai triệu người Mỹ gốc Việt thành công về cả kinh tế lẫn chính trị “vẫn duy trì quan hệ mạnh mẽ với Việt Nam”. Có người còn công khai tuyên bố nhờ có “Đảng” mới được thành người Mỹ gốc Việt. Ngòai kia chỉ ít người “còn chút hận thù” hay “muốn kiếm thêm chút tiền tiêu vặt”. Họ là thiểu số việc gì Tổng Thống phải bận tâm.

Làm Tổng Thống phải mạnh mẽ, phải cương quyết và phải nhanh chóng thì mới làm nên đại sự. Việc thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có gì khó khăn mà Tổng Thống phải lập đi lập lại hai chữ tham vọng, nào là “nỗ lực vô cùng tham vọng” rồi “mục tiêu tham vọng”. Tháng trước ông Sang ký một lượt 10 văn kiện giữa 2 đảng Cộng sản Việt Hoa. Ký không cần đọc, ký trước tính sau, ký sai thì sửa.

Lãnh đạo là người phải uyển chuyển và chủ động. Theo lịch trình tháng 9 mới thăm Hoa Kỳ, nhưng trong tháng 7 nếu thấy cần là thu xếp sang ngay. Nếu ông Obama thấy cần thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương thì cứ mang bản nháp ra ông Sang đã sẵn sàng để ký. Ký rồi thực thi là chuyện của phía thừa hành. Làm lãnh đạo phải mạnh mẽ, cương quyết và nhanh chóng như vậy mới được việc.

Lãnh đạo gặp nhau phải có chút quà cáp qua lại, thể hiện văn hóa phong bì. 67 năm về trước chủ tịch Hồ Chí Minh đã gởi phong bì cho Tổng Thống Harry S. Truman nhưng vì không được trao tận tay, nên đã không được trả lời.

Phong bì là món quà đột xuất tạo sự ngạc nhiên cho Tổng Thống Obama nên không cần đưa vào chương trình nghị sự. Quyết định gởi quà là quyết định của Bộ Chính Trị nhằm giáo dục ông Obama và phân hóa thế lực thù địch. Còn quyết định tạo bất ngờ không đưa vào chương trình nghị sự chính là của ông Sang. Mười phút trao quà là chuyện nhỏ. Lãnh đạo chỉ nên nghĩ về chuyện lớn.

Nhờ món quà, Tổng Thống Obama mới biết “Hồ Chí Minh thực sự có cảm hứng nhờ Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, và những lời nói của Thomas Jefferson. Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Hoa Kỳ.” Điều này rõ ràng nhóm cực hữu không biết hay không muốn biết.

Những người cộng sản Việt Nam luôn muốn hợp tác tòan diện với Hoa Kỳ. 67 năm đã trôi qua và nếu cần thêm 67 năm nữa người cộng sản như ông Sang vẫn sẵn sàng kiên nhẫn chờ đợi phía Hoa Kỳ. Phía Việt Nam thời giờ không phải là vấn đề quan trọng và cấp bách. Dân Việt Nam nhẫn nhục quen rồi.

Bài học học khác là 1 giờ Mỹ bằng 2 giờ Việt. Như vậy 45 phút giờ Hoa Kỳ cho buổi gặp gỡ bằng 1 tiếng rưỡi giờ Việt Nam. Cũng như vấn đề nhân quyền giữa 2 nước Việt Mỹ vẫn còn nhiều khác biệt. Tổng Thống Obama cần tôn trọng giờ Việt Nam. Nếu ông Obama cần gặp giới lãnh đạo Việt Nam ông Sang sẽ gởi tặng một đồng hồ “made in Vietnam”.

Bài học này quan trọng vì lãnh đạo Việt Nam đều từ tốn và vô tư. Có biết thế Tổng Thống Obama mới không xúc phạm đến chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Có biết thế, trước ống kính báo chí ông Obama mới kiên nhẫn không ngồi nghĩ hay làm chuyện khác, mới không đưa đồng hồ nhắc nhở đến giờ phải “go home”. Trước ống kính truyền hình làm vậy đã sức mẻ phần nào tư cách của người lãnh đạo Hoa Kỳ.

 

Nguồn chụp từ video clip (Pro&Contra)

Nguồn chụp từ video clip (Pro&Contra)

obama2

Bài học về thông dịch cũng là bài học đáng chú ý. Ông Sang cho biết Tổng Thống Obama đã “nhận lời mời thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ này”. Lạ một điều khi thông dịch viên dịch ra tiếng Mỹ cho ông Tổng Thống Obama nghe, người thông dịch tỏ ra khá lúng túng, dịch sai, chính thức xin lỗi, rồi dịch lại. Lời tiếng Mỹ khi được dịch lại tiếng Việt lại nghĩa là Tổng Thống Obama hứa sẽ “…cố gắng thăm Việt Nam trước khi hết nhiệm kỳ”. Cách trả lời như vậy ngụ ý ông Obama chưa có ý định, chưa có nhu cầu thực tế để thăm và làm việc với phía Việt Nam.

Nhìn chung chỉ chưa đầy 1 tiếng rưỡi gặp gỡ, Tổng Thống Obama đã học được rất nhiều điều để có thể hiểu mà “Đối Tác Tòan Diện” với phía Việt Nam.

Nhưng bài học lớn nhất mà Tổng Thống Obama học được là chớ có dại mà mời lãnh đạo cộng sản Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ.

Melbourne, Úc Đại Lợi
1/8/2013

Facebook Nguyễn Quang Duy 

9 Phản hồi cho “Những bài học cho Tổng thống Barack Obama”

  1. le ta says:

    cộng sản là tự sát chỉ có những tên bán linh hồn cho quỷ đỏ nguyện cam tâm làm âm binh ma xó âm thầm phụng sự cho lý tưởng của lủ ác quỷ cộng sản chúng rất nguy hiểm phải đề phòng những tên âm binh ma xó bị cộng sản đeo vòng kim cô bắt làm súc vật truyền kiếp phục vụ cho chúng và quan thầy chúng

  2. Huong Nguyen says:

    Đọc bài này tôi cứ nghĩ mà cười…. Hôm nay thứ Bảy, thỉnh thoãng cũng nên được thư doãi nên rất cám ơn tác gỉa đã cho 1 nụ cười cuối tuần…
    Chợt sực nhớ có 1 người bạn forward 1 “bản dịch” khác của Tuyên Bố Chung, nếu được xin cho đăng
    Toàn văn Tuyên bố chung của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Barack Obama.
    Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chào mừng Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang tới Nhà Trắng ngày 25 tháng 7 năm 2013. Tại cuộc gặp, hai nhà Lãnh đạo khẳng định cam kết mở ra một giai đoạn mới cho quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
    1. 1. Hợp tác chính trị và ngoại giao
    Trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi cấp cao, tiếp xúc ở tất cả các cấp và ủng hộ việc tăng cường các cơ chế đối thoại và hợp tác. Chủ Tịch Sang hoan nghênh việc thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan đảng (Cộng Sản và Dân Chủ) của hai nước.
    2. Quan hệ kinh tế và thương mại
    Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh giá trị then chốt của các nỗ lực này đối với quan hệ song phương và tầm quan trọng của hợp tác kinh tế như một nền tảng và động lực của Đối tác Toàn diện mới Việt Nam – Hoa Kỳ. Chủ tịch Sang nhấn mạnh lòng biết ơn của chính phủ và nhân dân Việt-Nam về cán cân thương mãi ưu đải cho Việt-Nam (13 tỉ Mỹ Kim). Đáp lại, TT Obama trấn an chủ tịch Sang rằng đây chỉ là “seed money” nhưng không quên nhắc nhở chủ tịch Sang về thâm thủng cán cân mậu dịch với Trung Cộng là 17 tỉ
    3. Hợp tác khoa học và công nghệ
    Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama trao đổi về tầm quan trọng của hợp tác khoa học và công nghệ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh việc hai bên kết thúc thành công chương trình chuyển đổi thành nhiên liệu có độ giàu uranium cao ra khỏi Việt Nam cũng như chương trình đúc thêm 1 tầng nhiên liệu như kỹ sư Trần Đại Nghĩa của Việt-Nam đã làm để các hỏa tiển tầm ngắn dọc duyên hải Việt-Nam có thể hoat động xa đến Hoàng Sa và Trường Sa
    4. Hợp tác giáo dục
    Hai nhà Lãnh đạo nhất trí về sự cần thiết tăng cường hợp tác giáo dục, văn hóa và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận thành công của Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright và cam kết sẽ đẩy mạnh phát triễn để ít nhất Việt-Nam sẽ có 3 công trình nghiên cúu mỗi năm trong hội nhập phát triễn trong toàn khối Đông Nam Á.
    5. Môi trường và Y tế
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama hoan nghênh hợp tác song phương ngày càng tăng nhằm giảm khí thải nhà kính tại Việt Nam bằng việc gia tăng năng lượng sạch, hiệu suất năng lượng và lâm nghiệp bền vững và tăng cường khả năng của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thảm họa thiên nhiên, trong đó có Chương trình Năng lượng sạch và Chương trình chống đốn rừng vô trật tư. Về Y tế, Chủ Tịch Sang long trọng lên án các hoạt động chủng ngừa vô trách nhiệm gây chết chóc nhất là cho giới trẻ em vô tội.
    6. Vấn đề hậu quả chiến tranh
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí rằng việc tăng cường hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh làm sâu sắc sự tin cậy lẫn nhau, cho phép hai nước phát triển mối quan hệ hướng tới tương lai. Tổng thống Obama đánh giá cao việc Việt Nam tiếp tục hợp tác tìm kiếm đầy đủ quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh. Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam trong việc tìm kiếm và vinh danh bộ đội mất tích trong trận chiến tranh biên giới 1979 giữa Việt-Nam và Trung Cộng. Nhìn nhận hoá chất Dioxin có thể gây hại cho sức khoẻ con người, TT Obama quyết định viện trơ 1 triệu Mỹ kim cho tổ chức IDS Việt-Nam để làm sáng tỏ vấn đề.
    7. Quốc phòng và An ninh
    Hai nhà Lãnh đạo nhất trí Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác về quốc phòng và an ninh. Trong khi chủ tịch Sang bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về những bành trướng của người anh em Trung Quốc, TT Obama cam kết sẽ ủng hộ 15 ủy viên của bộ chính trị đánh với Trung Quốc đến người cuối cùng, cho dù nhân dân Việt-Nam có bàng quan hay “don’t care”.

    8. Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
    Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thông báo với Tổng thống Obama những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy quyền con người, nhà nước pháp quyền và bảo vệ quyền của các tín đồ tôn giáo. Chủ Tịch Sang đã bày tỏ lòng tiếc nuối vô cùng sâu sắc cho các vần đề còn tồn đọng và cam kết sẽ đưa các vấn đề này vào kế hoạch ngũ niên 2020.

    9. Văn hoá, du lịch và thể thao:
    Chủ tịch TT Sang nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Kiều yêu nước trong du lịch trở lại quê hương và chân thành cả tạ Tông Thống và nhân dân Hoa Kỳ đã cưu mang và nuôi nấng những con bò sữa quá béo, là sự thành công không thể tranh cải của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại, là khúc ruột ngàn dặm, 1 bộ phận không thể tách rời của quê mẹ Việt-Nam. Đáp lại TT Obama nhìn nhận những thành tựu vượt bực của cộng đồng tị nạn cộng sản tại hải ngoại và tại Hoa Kỳ. Ông cũng không quên nhắc nhở Việt Kiều hảy cẩn thận trong du lịch, nên chọn những bộ môn thể thao lành mạnh, vừa nâng cao những giá trị cao đẹp của con người, vừa đóng góp thêm cho nhân loại trong nỗ lực phòng chống bệnh AIDS.

  3. DâM TiêN says:

    Ý nghĩa về việc Đường Sang trao lá thư của ông Hồ lên Phật tổ ÔBáMờ…

    Một là ( nghe có giọng họ nhà Cán!) một là, chắc gì CSVN còn lưu trữ lá thư
    cũ rich này mần chi. Có thể khi thấy cần, CSVN đã nhờ chụp lại nơi Văn
    khố Hoa Kỳ — Hai là (giọng tổng thống !) hai là, Phật tổ Ô Bá Mờ lệnh cho
    Văn Khố trao bản sao thư này cho Đường Sang, và …ra lệnh, khi tới gặp ta,
    thì hãy mang cái thư này làm chứng…lịch sữ nhá; bởi ta đang cho Tôn Ngộ
    Không quay bánh xe thời gian trở lại năm 1945…khi ta OK cho ông HC Minh
    thành…Cộng sản…nằm vùng cho ta.

    Cũng vậy, ta báo cho thế giái và riêng Trung Quốc biết rằng, Hoa Kỳ đặt ảnh
    hưởng tới Việt Nam từ khi thu dung ông Hố làm nhân viên OSS năm 1941
    tại Côn Minh, và sau này…hướng dẫn kỹ chiến thuật đơn phương đảo chánh
    quá ư thành công, ngày 19 tháng Tám 1945.

    Ấy a, nhưng bởi vì Việt Nam minh châu kề sát nhà anh Tàu Chệt, nên ta cùng
    Chệt bàn tính thế hòa hoãn cùng làm ăn khắp Á Châu và toàn cầu, nên ta muốn
    trả công cho VN được hòa bình công chánh, từ đây. Vậy chú Sang, hay về
    bình an, và chuẩn bị đánh thức nàng Công chúa CỘNG HÒA trở giấc, nhá nhá..

    (Tường thuật từ Sở Nghiên cứu chánh trị DâM TiêN, sau ngày Thương Binh
    QLVNCH tại thung lũng San José Hoa Vàng).

  4. bần dân says:

    Bài viết hay quá,đọc xong cứ phải cười hoài,cười nhất là 4 sang sống trong 1 nước mà cái gì muốn cho trót lọt đều phải có phong bì,nay qua tới Mỹ mà 4 sang tưởng giống như ở vn nên ông ta là đưa phong bì
    bí mật cho ông Obama thôi ,ai dè ra họp báo ,ông tổng Mỹ chơi cú lật tẩy nói quịt tẹt,thế mà 4 sang cứ vênh mặt ăn mày lên hoài coi ngố đết chịu nỗi

  5. tuphuong says:

    Thế cho nên TT Mỹ mới đòi cắt đầu TT VNCH?

  6. Người Việt says:

    Chưởi Trương không được , không đã . Giận cá chém thớt , chưởi luôn cả Obama hay sao ? Tác giả viết bài này cỡ nào mà dám xác định những bài học cho TT Obama ?

    Chống Cộng kiểu nói dóc hay đầu óc bị hoá rồ ?

  7. vk mỹ says:

    Hoa Kỳ, Việt Nam và Campuchia: Sự trở lại của chính trị thực dụng
    Published on August 3, 2013 · No Comments
    Share
    Ngày 25.7 vừa qua, Tổng thống Barack Obama đã chào đón người đồng cấp Việt Nam, Trương Tấn Sang, tới thăm Nhà Trắng. Đây mới chỉ là chuyến thăm thứ hai của một người đứng đầu nhà nước Việt Nam kể từ khi hai quốc gia cựu thù này bình thường hoá quan hệ năm 1995. Cuộc gặp đã đưa mối quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới, đó là “quan hệ đối tác toàn diện”.

    Hãy so sánh thứ tình cảm tràn trề đó với cách đối xử mà Hoa Kỳ vẫn dành cho nhà lãnh đạo của Campuchia, một đất nước cũng từng phải hứng chịu những cơn mưa bom khủng khiếp của Mỹ trong hai thập niên 1960 và 1970. Khi ông Obama gặp Thủ tướng Campuchia Hunsen trong lần duy nhất ở Phnom Penh năm ngoái, những người phát ngôn của Mỹ đã tự chuốc lấy phiền toái khi nhấn mạnh rằng cuộc gặp đã diễn ra trong bầu không khí “căng thẳng”, bởi ông Obama lên lớp nặng nề ông Hun Sen về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Campuchia. Đường lối cứng rắn của Tổng thống Hoa Kỳ nhận được sự hậu thuẫn từ một cuộc vận động hành lang ồn ào của các chính khách Hoa Kỳ, những người đòi chính phủ cắt giảm viện trợ nếu các cuộc bầu cử ở Campuchia là không “đáng tin”. Một số người thậm chí còn muốn các tổ chức quốc tế đang tài trợ cho công cuộc tái thiết của Campuchia, chẳng hạn như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), đưa ra lời đe doạ tương tự.

    Liệu các nhà lãnh đạo Việt Nam có xứng đáng được ôm ấp trong khi các nhà lãnh đạo Campuchia lại bị giữ khoảng cách như vậy hay không? Về tiêu chí dân chủ và nhân quyền thì có lẽ là không.

    Cuộc bầu cử mới đây ở Campuchia không phải là hoàn hảo, song phần lớn các nhà quan sát đều cho rằng nó đã diễn ra công khai và cạnh tranh hơn so với hai cuộc bầu cử trước (kết quả bầu cử đã chứng thực cho điều đó). Đảng CS cầm quyền ở Việt Nam lại không hề bận tâm đến chuyện bầu cử. Họ cũng không chấp nhận bất kỳ hình thức cạnh tranh chính trị nào. Đàn áp diễn ra khắp nơi. Theo tổ chức vận động cho nhân quyền Human Rights Watch, số vụ kết án các blogger và những người chỉ trích khác trong nửa đầu năm 2013 về những tội danh như “tuyên truyền chống phá nhà nước” đã vượt quá số vụ kết án tương tự của cả năm ngoái. Phong cách chuyên quyền của ông Hun Sen rõ ràng là lỗ mãng, song dường như nó đã giảm bớt đôi chút.

    Ở Washington, một số ít nhà lập pháp Hoa Kỳ, với sự hậu thuẫn của cộng đồng người Mỹ gốc Việt lớn tiếng, đã than phiền về sự đối xử nhẹ nhàng với giới lãnh đạo hiện tại của Việt Nam. Song không còn ai khác tỏ ra là đang lắng nghe.

    Lý do đằng sau sự đối xử phân biệt nằm ở thực tế là chính quyền Obama đã chọn Việt Nam làm một đồng minh trong chính sách an ninh “xoay trục” sang Châu Á của Mỹ. Đây là một quyền lực khu vực đáng kể, và quan trọng hơn, Việt Nam tỏ ra dũng mãnh một cách đáng khâm phục khi đối mặt với đối thủ mới của Hoa Kỳ là Trung Quốc trong các vụ tranh chấp biển đảo. Hoa Kỳ cũng muốn Việt Nam tham gia liên minh thương mại tự do mới của họ, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), và dường như sẵn sàng bỏ qua nhiều thứ vì những mục tiêu địa chiến lược đó. Ngược lại, Campuchia là đồng minh chính của Trung Quốc trong khu vực và sẽ không sớm tham gia TPP. Chính trị thực dụng, từng một thời thịnh hành trong những năm 1970, nay đã trở lại.

    *Nguồn: The Economist, Defend the Defenders chuyển ngữ

  8. Hành động thiết thực says:

    Bà con hải ngoại hải mở các chi nhánh nhà hàng mang tên:”Cộng nô bưng bô” trong đó trưng bày hình lảnh tụ các nước cộng sản và tội ác của chúng. Hàng ngày chiếu các phim tài liệu về tội ác chúng cho khách xem. Tiền thu được để hổ trợ dân Việt đấu tranh cho công lý, tự do và hòa bình.

    Góp ý kiến

  9. Lý Chính Luận says:

    Bao nhiêu bài học thằng mặt đinh đã dạy cho TT Obama vẫn không bằng một bài học duy nhất, nhưng có giá trị muôn thuở, của cố TT Nguyễn Văn Thiệu năm xưa. Bài học này vẫn còn vang trong tim óc của nhân dân VN và toàn thế giới, như chỉ mới hôm qua:

    ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM.

    Đâu cần phải mời quân ăn cướp vào nhà mới học được bài học ấy!

Phản hồi