WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vai trò và ý nghĩa của trí thức trong đời sống xã hội

viet thuTrí thức có thể định nghĩa là thành phần có học, có hiểu biết, có nhận thức. Bởi có học mới có hiểu biết, có hiểu biết mới có nhận thức.

Học là điều kiện cơ bản, đầu tiên hay bắt buộc của yếu tố trí thức. Học có thể là trường lớp, tự học, học ở bất cứ đâu, nhưng kết quả cuối cùng vẫn phải là sự hiểu biết, sự nhận thức. Nên nói khác chính sự nhận thức là đầu ra hay kết quả cuối cùng của trí thức. Không có đầu ra này bản thân của trí thức coi như chưa thể hội đủ.

Người xưa đã từng nói học đi đôi với hành. Tất nhiên quan niệm này được hiểu trên tất cả mọi phương diện, khi ấy mới thật sự là trí thức hay hiểu biết đúng nghĩa. Trí thức như vậy là người hiểu biết hơn người khác và thực hành được sự hiểu biết đó mà người kém trí thức không thể làm được ra kết quả tương ứng.

Như vậy trí thức cũng có nghĩa là kiến thức và sự áp dụng đạt đến kết quả của kiến thức đó. Tức ý nghĩa của trí thức là ý nghĩa chuyên môn và ý nghĩa trí tuệ. Chuyên môn là kết quả của sự học tập, tìm tòi nào đó mang lại một sự am hiểu chuyên sâu nhất định. Trí tuệ là khả năng đáp ứng, giải quyết hiệu quả được các vấn đề đặt ra nhờ có sự hiểu biết hay năng lực chuyên môn phù hợp. Có nghĩa giá trị cao nhất của trí thức không ngoài ý nghĩa trí tuệ, tức năng lực sáng tạo, tạo tác, hay giải quyết được sự việc có kết quả.

Thời xa xưa ở nước ta, trí thức tức là kẻ sĩ, kẻ được đào tạo theo hệ thống Nho học, đạt được đến sự hiểu biết, nhận thức và trí tuệ nào đó tương ứng nhất định. Cách giáo dục của ngày xưa chuyên về đối nhân xử thế, chuyên về việc phò vua giúp nước, vì đó là thời phong kiến, nhưng kẻ sĩ lại luôn luôn là người có nhân cách hoàn chỉnh cũng như sự giúp ích cho xã hội luôn tích cực, hiệu quả, cho dù hoàn cảnh hay điều kiện thế nào.

Trong thời xã hội hiện đại ngày nay, ý nghĩa trí thức không còn đóng khung như cũ, mà vượt lên trình độ và ý nghĩa phổ quát chung trên toàn thế giới. Có nghĩa trí thức bây giờ là một phạm trù chung có mặt trên khắp thế giới, và ý nghĩa chính là năng lực chuyên môn cùng sự hiểu biết bao quát. Như thế, ý nghĩa của trí thức là ý nghĩa của trí tuệ, của phát kiến sáng tạo, của chuyên môn và của nhận thức tổng quát là điều hầu như không bao giờ thay đổi.

Nên nói cách chung nhất, chính yếu tố trí thức làm nên sự phát triển của toàn thể xã hội loài người mà không là gì khác. Loài vật dù có khả năng tinh xảo bao nhiêu mà con người không thể có được, nhưng chúng vẫn làm theo bản năng, không phải do kết quả học tập hoặc sáng tạo. Do thế ngàn đời loài vật vẫn là loài vật, chúng không thể phát triển lịch sử như lịch sử con người được. Cũng trong ý nghĩa đó, loài người nếu chỉ biết làm ăn sinh sống theo kiểu thông lệ, bình thường, cho dầu bao thế hệ cũng không thể tiến lên những điều kiện khác được. Trường hợp con trâu cái cày của người nông dân, hay cái búa cái đe của người thợ rèn cho dầu hàng ngàn năm vẫn là hình ảnh như thế.

Như vậy, xã hội loài người phát triển lên nhanh được, chính là nhờ sự tiến hóa và phát triển của khả năng khoa học kỹ thuật. Đầu tiên trong xã hội sơ khai, sự phát triển này chỉ đi những bước chậm chạp, chủ yếu do sự tình cờ hay sự mày mò ngẫu nhiên mang lại. Sự khám phá ra lửa, ra kim loại, sự vận dụng đá, kim loại để chế tác ra công cụ hữu ích đó là bước đầu tiên của khoa học kỹ thuật mà loài người từng có được. Có nghĩa khoa học kỹ thuật dù trong thời kỳ phôi thai vẫn xuất phát từ những đầu óc nào đó, từ sự nhận thức đặc biệt vượt trội nơi những cá nhân nào đó, mà không phải cào bằng với tất cả mọi người. Chính trí tuệ dù trong điều kiện thế nào mới lại đẻ thêm ra trí tuệ mà không thể nào khác đi được.

Nói cách xác thực hơn, khoa học kỹ thuật và công nghệ có mặt trong đời sống con người cho tới nay chính là nhờ sự tích lũy và phát huy trí tuệ của cả loài người là ý nghĩa chính yếu nhất. Khoa học kỹ thuật không phải từ trên trời rơi xuống, mà từ yêu cầu đáp ứng trong đời sống thực tế. Học tập chính là điều kiện để nuôi dưỡng, tiếp nối, và phát huy hơn về các mặt trí tuệ. Ý nghĩa của trí thức trong khoa học kỹ thuật và công nghệ luôn luôn chính là như vậy. Trí tuệ luôn luôn là sự tích lũy, sự đào sâu, sự mở rộng, sự phát triển không ngừng của toàn thể nhân loại. Mọi thành quả của nó vẫn luôn là thành tựu chung của toàn thể lịch sử loài người mà không phải của riêng cá nhân nào và cũng không phải từ yếu tố nào khác.

Có thể nói không có sự tồn tại của khoa học kỹ thuật và công nghệ xã hội loài người cũng không thể phát triển vượt bực hoặc nhanh chóng cho tới tận ngày nay. Sự phát kiến ra máy hơi nước, dòng điện, máy nổ, điện toán, chính là những dấu mốc lớn nhất trong lịch sử trí tuệ nơi khoa học kỹ thuật của con người, nó làm cho toàn thể đời sống xã hội càng ngày càng đi lên, mở mang trong toàn bộ mọi lãnh vực đời sống, nó giải phóng sức lao động và cũng là tạo điều kiện hay góp phần giải phóng toàn thể loài người chính là như thế.

Như vậy, chính khoa học kỹ thuật và công nghệ là yếu tố trước tiên, cơ bản nhất giúp giải phóng và phát triển xã hội loài người càng ngày càng tốt hơn mà không là gì khác. Sự phát triển của nó tạo đà cho mọi thành tựu kinh tế xã hội và đời sống chính là ý nghĩa nổi trội và tiên quyết nhất. Như vậy nó chính là cái nền, cái gốc, còn khoa học xã hội, văn chương nghệ thuật thật sự chỉ là cái thân, cái ngọn của cái cây phát triển. Nhưng nói vậy không phải cả hai không có tác dụng hỗ tương hoặc bổ sung nhau, nhưng phải coi cái nào là quyết định trước, cái nào là quyết định sau. Cá nhân con người và toàn thể xã hội luôn luôn cần phải toàn diện, ý nghĩa đó.

Mác nói hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc. Mác cho rằng điều kiện kinh tế xã hội, mà cốt lõi là đấu tranh giai cấp, chính là động lực và yếu tố quyết định cho thượng tầng kiến trúc bao gồm trong đó tinh thần, ý thức, pháp luật, văn hóa của toàn thể xã hội con người. Quan niệm của Mác thật sự chỉ mang ý nghĩa thô nhám, giả định, bao gộp mà đúng ra thiếu định tính chính xác, khách quan cũng như đầy đủ. Mác không đặt ra ý nghĩa khoa học nhờ đâu mà kinh tế phát triển, không đặt ra vấn đề triết học tại sao vật chất lại phát triển được ý thức. Đây có thể nói là sự cảm tính, sự hồ đồ, sự thiếu chính xác và cụ thể về mặt tinh thần và ý nghĩa khoa học trong hệ thống tư duy suy đoán của Mác.

Nhưng thôi hãy để chuyện đó qua một bên trước đã. Ở đây chủ yếu chúng ta chỉ đề cập ý nghĩa và vai trò của trí thức trong đời sống xã hội. Đời sống xã hội là cái nhìn bao quát, mà trong đó ý nghĩa chính trị xã hội, kinh tế và văn hóa vẫn luôn là những ý nghĩa then chốt hay vấn đề chủ chốt nhất. Chính trị và kinh tế luôn tác động lẫn nhau. Kinh tế và xã hội luôn đi theo với nhau. Xã hội và văn hóa luôn phải có cùng nhau. Đó là những ý nghĩa sơ đẳng nhưng nền tảng nhất mà tất cả mọi người hẳn đều đã biết hoặc cần phải biết.

Đó là ý nghĩa tại sao từ trước đến nay nhiều người vẫn lấy ý tưởng hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc của Mác đưa ra làm như câu thiệu mặc dầu nó chỉ có phần mơ hồ, thiếu chính xác, bao gộp thô thiển nên cũng đầy tính chất thô nhám. Thực chất Mác chỉ cốt đề cao vật chất, đề cao giai cấp kinh tế, mà vô tình hay cố ý lãng quên đi yếu tố trí tuệ, tinh thần, ý thức con người như cái gì siêu đẳng và quyết định nhất như trên đã nói, nên nhiều chỗ học thuyết Mác trở thành nhám nhúa, phản lại khoa học, phản lại nhân văn và cả phản lại xã hội trong thực tế.

Thật ra đơn vị của xã hội là đơn vị của mỗi cá nhân con người mà không là gì khác. Không có cá nhân cũng không thể có xã hội. Chất lượng của từng cá nhân tạo nên chất lượng chung của toàn xã hội mà không thể nào khác. Tập hợp những con số tạo thành toàn dãy số, tạo thành trường số bao quát, đó là quy tắc bất di dịch và tự nhiên trong toán học không thể bất kỳ ai phủ nhận lại được. Quan niệm giai cấp theo Mác hiểu không theo ý nghĩa khoa học hay thực tế, mà lại theo ý nghĩa siêu hình, trừu tượng, mê tín, nó trở thành như một quan niệm về bản thể để làm sao cho phù hợp với “biện chứng luận” của Hegel mà mọi người đã biết. Đó là ý nghĩa của “ý thức giai cấp”, “sứ mạng giai cấp” mà Mác vẫn nhất mực tụng xưng và theo đuổi.

Thật ra người nông dân chỉ làm việc trên ruộng đồng, người công nhân chỉ lao động trong nhà máy, xưởng thợ, nếu khoa học kỹ thuật không tiến bộ thì ngàn đời họ cũng cứ như vậy, thế thì cái gì giải phóng con người, giải phóng xã hội. Chính sự cuồng tín, sự mê tín vào quan niệm tất định luận, quan niệm biện chứng luận của Hegel bị đặt sai chỗ khiến cho hệ tư tưởng trở thành dị đoan, mê tín, cốt yếu chỉ là như vậy. Đó là chưa nói xã hội nào lại không có nông dân, công nhân, không có những thành phần khác. Nếu thế thì làm sao xã hội tồn tại và phát triển được. Nếu biến tất cả thành nông dân, biến tất cả thành công nhân, thật sự chỉ có điên rồ, phi lý, phi thực tế, phi xã hội, phản khách quan và phản khoa học.

Rõ ràng nếu không có khoa học kỹ thuật, giai cấp nông dân ngàn đời cũng không phát triển được. Không có phát triển của công nghệ hay kỹ thuật, người công nhân cũng ngàn năm dậm chân tại chỗ trong xưởng thợ, xí nghiệp, liệu có gì khác hơn. Mà không có giai cấp doanh nhân đầu tư, thiết lập nhà máy, liệu nông dân có thể trở thành công nhân, nhưng nếu năng lực và điều kiện mỗi người công nhân, có ai cấm được họ trở thành giai cấp doanh nhân hay không. Cái nhìn của Mác về giai cấp rõ ràng là cái nhìn cạn hẹp, không sinh động, không khoa học, hay nói khác chỉ là cảm tính cũng như tiên kiến.

Thế thì chính ý nghĩa quản lý xã hội là yếu tố nền tảng, quyết định nhất cho sự phát triển của toàn thể đời sống xã hội. Nói cụ thể, đây cũng chính là quản lý chính trị, kinh tế, văn hóa trong xã hội nói chung. Chính trị thực chất nó chỉ là nguyên tắc và thực hiện quản lý mà không là gì khác. Quyền hành chính trị thực chất chỉ là sự ủy quyền chung của xã hội mà không là gì khác. Thần thánh hóa quyền hành, thần bí hóa quyền hành, tuyệt đối hóa và toàn diện hóa quyền hành, đó hoàn toàn là sự sai trái, phản con người, phản xã hội, mà trước kia chế độ phong kiến đã làm khi coi quyền hành là “mệnh trời”, tức thần hóa quyền hành, còn hệ thống tư duy của Mác thì lại coi quyền hành đó như là “sứ mạng” mang tính hoàn toàn mê tín, thần bí của “giai cấp công nhân vô sản” được đặt trên hệ thống chuyên chính chẳng khác gì chuyên chính thời quân chủ phong kiến xưa kia.

Cho nên trong đời sống xã hội hiện đại, chính ý nghĩa và vai trò của trí thức mới trở thành yếu tố quyết định hay quan trọng nhất. Trí thức không dành riêng cho bất kỳ giai cấp nào mà bất kỳ thành phần giai cấp nào nếu biết phấn đấu và có điều kiện thuận lợi đều có thể trở thành trí thức. Đây là ý nghĩa và giá trị của xã hội trong việc xây dựng, hình thành, phát huy yếu tố trí thức trong xã hội. Chính trí thức lãnh đạo xã hội nhưng không có nghĩa là trí thức nắm quyền. Nắm quyền chỉ là sự quản lý trực tiếp của những người làm công tác quản lý trực tiếp. Ý nghĩa của dân chủ xã hội trên nguyên tắc ủy quyền hay trao quyền chính là như vậy. Quyền không phải đặc quyền của cá nhân, tập thể, thành phần, giai cấp nào, mà là quyền chung của toàn xã hội. Nên nếu kinh tế xã hội là sự phân công hay cần sự phân công hợp lý, thì quyền hành xã hội cũng phải có tính chất tương tự như thế. Nền dân chủ xã hội là một nền dân chủ về chính trị, về kinh tế, về văn hóa tư tưởng, về nhân cách mọi mặt, mới là lý tưởng xã hội cao nhất, mới là thực tế xã hội khoa học và khách quan nhất.

Thế nên tranh đấu cho một xã hội lý tưởng, một xã hội tự do dân chủ đúng nghĩa thật sự không những là nhiệm vụ hàng đầu của tầng lớp trí thức không phân biệt mà cũng là của tất cả mọi công dân, tất cả mọi người trong xã hội. Chủ nghĩa xã hội đúng nghĩa không phải là cào bằng mọi người, không phải chỉ là làm ăn tập thể theo kiểu lạc hậu, mà chủ nghĩa xã hội khách quan đúng nghĩa chỉ là đề cao cá nhân và xã hội một cách song hành, giải phóng xã hội đồng thời phải đồng hành với giải phóng cá nhân cũng như ngược lại. Giải phóng đó không phải chỉ có trong tương lai như Mác quan niệm một cách kịch tính, mơ hồ, huyễn hoặc, mà giải phóng ngay trong hiện tại bằng kinh tế, bằng trí thức mang lại cho tất cả mọi người tùy theo mỗi điều kiện trong hiện tại của họ.

Thăng tiến xã hội, thăng tiến cá nhân, phúc lợi xã hội, phúc lợi cá nhân, đó chính là vấn đề khoa học kỹ thuật về mặt khoa học xã hội nhân văn thực tiển đặt ra ngày nay cho tất cả mọi người mà không phải chỉ là vấn đề ý thức hệ tầm ruồng, vô bổ đã hoàn toàn lạc hậu, sai lạc ngay cả từ đầu của nó. Chính yếu tố trí thức hay trí tuệ theo nghĩa rộng làm phát triển xã hội mà không là gì khác. Con người thì ai sinh ra đời cũng ăn, cũng sống, nhưng không phải ai cúng trí tuệ như nhau hay trí thức như nhau. Tạo cơ hội, điều kiện phát triển cho mọi người là nghĩa vụ bắt buộc, nhưng hoàn toàn không phải yếu tố đạt đến được kết quả hay thành công cho tất cả. Cách nói trí thức không bằng cục phân chỉ là cách nói hồ đồ, hoang dã, bôi bác, kém ý thức, càn đùa, vô trách nhiệm cho dù nó chỉ cố ám chỉ riêng về một trường hợp cá biệt, đặc thù nào đó.

Cho nên sự khôn ngoan về chính trị xã hội ở mỗi nước hay trên toàn cầu ngày nay chỉ là như thế. Ai đạt được sự cập nhật trí thức nhanh nhất, hiệu quả nhất, giá trị nhất, thì cũng thành công sớm nhất, chắc chắn và bền vững nhất. Sự giải phóng con người hay xã hội con người ngày nay chính là sự giải phóng về chính trị, về kinh tế, về văn hóa nói chung. Phải lấy yếu tố trí thức làm nền cho tất cả, khiến yếu tố trí thức là đầu vào và đầu ra cho tất cả. Phải tiến tới một nền dân chủ xã hội phổ cập và bao quát nhất cho tất cả mọi người không phân biệt. Nghĩa là phải trí thức hóa mọi mặt trong đời sống và hoạt động xã hội. Đó chính là chiếc chìa khóa vạn năng cho phát triển cá nhân, xã hội, cũng như toàn thể thế giới loài người không phải chỉ trong thời công nghiệp hiện đại mà sẽ mãi mãi trong tương lai.

© Võ Hưng Thanh

© Đàn Chim Việt

 

10 Phản hồi cho “Vai trò và ý nghĩa của trí thức trong đời sống xã hội”

  1. quandannambo says:

    tôi có vài ý kiến bó hẹp
    *
    bó hẹp 1
    mổi năm việt cộng cho ra trường 800.000 tân cử nhân
    trí thức lớp trước thì có
    nguyển hửu thọ nguyển thị bình huỳnh tấn phát lê văn nuôi huỳnh tấn mẩm dương quỳnh hoa
    danh sách này còn rất dài
    *
    trí thức ở hải ngoại được đào tạo rất tốt
    nhưng
    họ đả làm gì có ích cho người Việt và nước Việt
    ( ngoài lợi ícn cá nhân và gia đình)
    *
    có mấy cái tên rất nổi trên mạng internet như
    nguyển hửu liêm nguyển hưng quốc trịnh hôi nguyển khoa thái anh bùi văn phú nguyển tường tâm
    vv…vv
    *
    trí thức
    thì phải có ích cho
    nhân loại
    đất nước dân tộc
    xả hội và gia đình
    *
    nếu không được như thế
    thì
    họ chỉ là đám vô thức *

  2. Dâm TiêN says:

    Hềnh như Zõ hung thanh làm vè lung tung chí chat rau muống
    đăng trên này, làm cho người đời khinh chán, lắm a,

    nên sau cái…vè, thì đại ngàn, non ngàn, song ngàn…trí thức (!)
    ba xu ngoàm, làm cho người ta chán, như bãi phân trâu…trên
    ngàn non xa con cà con kê…

    Giá mà Zõ Hung Thanh tự biết mình thì không đến nỗi lý toét.

    • Ngàn khơi says:

      Một đất nước, một dân tộc mà trình độ dân trí phần lớn quá thấp hầu như cũng chẳng bao giờ ngóc đầu dậy được. Đó là điều nhà chí sĩ cách mạng nhiệt tình yêu nước Phan Chu Trinh đã cảnh báo cách đây cả non thế kỷ. Điều đó ngày nay cũng áp dụng được đối với kỳ con người VN nào ở trong nước lẫn cả ngoài nước. Những người trong nước còn mù quáng, kém hiểu biết, đang chai lì thì không nói, nhưng một số Việt kiều ở bên ngoài theo não trạng CCCĐ, chẳng hiểu biết gì về mặt học thức, trí thức, kiến thức, chỉ có điên cuồng chưởi rủa những thực trạng xã hội bằng cảm tính, thậm chí chỉ bằng ác ý hay tính cách dốt nát, thấp kém mọi loại, thật sự cũng chỉ là đám tiêu cực, phá hoại mà có ích lợi gì cho đại cuộc đất nước. Tính cách óc não chỉ bằng hạt mè, hạt đậu, kém hiểu biết mọi mặt về khoa học, về xã hội, về các nguyên tắc giải quyeetw, xây dựng, và phát triển xã hội nói chung quả thật là những thứ rác rến chỉ làm ô uế môi trường và chỉ làm cản mọi bước đi lên chung chính là như thế. Tên Dâm Tiên trên đây rõ ràng là một trong những biểu hiện mà đọc vào chắc ai cũng thấy.

      Gió Ngàn

      • DâM ...Ngàn says:

        Ây a, ngài Dâm Tiên vui lòng lắm, mở lớp vỡ nòng súng rỉ

        mà xuyên Tráng Sơn bỏ công hướng dẫn cho nhà dại trí
        thức loại Non, Dại, Sóng…ngoàm cách viết một bài văn cho
        …ra hồn , hầu bà ba bảnh bán bánh bèo…còn đọc được, tí.

        Now, let’s start on what means MLA ? Ngàn trả lời Thầy
        coi, dạ dạ. (Master DâM)

    • tonydo says:

      Đồng ý với ngài Dâm Tiên ! Hình như ông Võ Hưng Thanh học nhiều quá nên ” Tẩu hoả nhập ma”. Cả bài chỉ cần có mỗi câu: ( Đất nước cần thật nhiều chuyên viên thượng thẳng trong mọi ngành nghề ), và sẽ được phong hàm Trí Thức. Chấm hết.
      Vậy thì ở ngoại quốc đang có cả đống nhưng sao Đất Nước không sài, trong khi mười ngàn ” Trí Thức” Tầu lục điạ bỏ công sở ở Mỹ với lương lậu, quyền lợi ngon lành để về phục vụ Đặng Tiểu Bình, khổ cho các hãng xưởng Mỹ kêu oai oái vì không đào tạo kịp ” trí thức”để lấp chỗ trống.

      • NÚI NGÀN says:

        DỰNG NHÀ

        Ta muốn dựng nhà mới
        Cho toàn dân Việt Nam
        Không phải chỉ có ta
        Mà mọi người cùng dựng

        Mọi người như thế đó
        Không tách rời riêng ai
        Chỉ trừ kẻ phá hoại
        Có gì đâu mà sai

        Chỉ riêng bọn thiển cận
        Chẳng biết gì đầu đuôi
        Chẳng hiểu gì nền móng
        Đúng là một lũ ruồi

        Nhà cũ chúng muốn phá
        Chỉ hăm hở thế thôi
        Ta muốn xây nhà mới
        Nhà cũ tính mấy hồi

        Đất nước nhà còn rộng
        Nền mới đâu phải lo
        Chỉ cần có người mới
        Nhà bé mới thành to

        ĐẠI NGÀN
        (22/8/13)

      • DâM TiêN says:

        Né Núi Ngàn , noon ngàn , ngàn khơi, dại ngàn, thượng ngàn…
        Hay dâng lời cảm tạ ngài Dâm cái coi, bợi vì nhờ sự hướng
        đạo Huynh đệ của DâM Lắm, mà ngàn ngàn đã đột xuất ra
        được bài thơ kha khá…. Bravo bravotissimo, ngoan, ngoang!
        (Master Dâm)

    • Trí Phèo says:

      @Dâm Tiên em cha Quynh: Ganh ghét là một trong 7 mối tội đầu đấy.

      @ Tonydo:

      Ý tưởng cho rằng 10 ngàn “trí thức” Tàu (tạm hiểu là người khoa bảng, tối thiểu có bằng cử nhân) bỏ Mỹ trở về Tàu làm các công ty Mỹ “la oai oái” có vẻ bốc phét quá.

      Ở Mỹ, 10 ngàn “trí thức” bỏ Mỹ trở về nước cũ là con số quá ít ỏi. 10 lần hơn thế cũng không thấm vào đâu. Nếu mỗi năm có 100 ngàn trí thức Tàu bỏ Mỹ về Tàu, từ năm này qua năm khác, thì mới đáng nói.

      Bởi vì các đại học ở Mỹ hằng năm đào tạo khoảng 250 ngàn cử nhân, và hơn 50 ngàn tiến sĩ.

      Thêm vào đó, hằng năm Mỹ cấp 65 ngàn H1B visa cho những người ở nước ngoài có bằng cử nhân 4 năm, hoặc cao hơn, để vào Mỹ làm việc, thường trong ngành khoa học kỹ thuật. Trong số 65 ngàn này, một phần ba có bằng cao học hoặc tiến sĩ. Bởi vì số người nộp đơn quá nhiều, sở Di Trú cho sổ xố. Ai hên thì được. Năm nay, ngày sổ xố là 8 tháng 4, 2013. Có 124 ngàn đơn xin.

      Trong số 65 ngàn H1B visa này, người ta dành ưu tiên cho 20 ngàn applicant có bằng cao học từ đại học Mỹ.

      Nếu công ty tiếp tục mướn những người ngày làm việc sau 3 năm, thì applicant có thể xin thẻ xanh làm thường trú nhân của Mỹ.

      Hằng năm cũng có từ 5 tới 10 ngàn khoa bảng có H1B visa phải trở về cố quốc vì công ty Mỹ không tiếp tục mướn họ nữa cho nên họ không được thẻ xanh ở lại Mỹ (nhất là những người đã làm việc từ 2 tới 3 năm, vì lúc đó phải tăng lương cho họ). Vậy 10 ngàn trí thức Tàu bỏ Mỹ về Tàu chẳng có nghĩa lý gì với nước Mỹ mà ông Tonydo có vẻ hãnh diện giùm cho Tàu.

      Quá nửa đơn xin H1B visa từ Ấn Độ. Phần còn lại từ Trung Cộng, Nam Hàn, Đài Loan, và Âu Châu. Các công ty Mỹ nhận kỹ sư Ấn Độ nhiều hơn Tàu, vì kỹ sư Tàu dở tiếng Anh quá. Khi các công ty muốn tăng số H1B visa, họ chỉ cần nói với quốc hội Mỹ thay đổi luật lệ. Vào thập niên 2000’s, có vài năm quốc hội Mỹ tăng số visa lên tới hơn 100 ngàn theo đòi hỏi của các công ty.

      @ 65 Ngàn, à quên, Trăng Ngàn (hi hi hi):
      Là tác giả bài chủ, ai lại bò “xuống dưới” cãi cọ nhì nhằng với người chê bai mình?

      • Builan says:

        “@ 65 Ngàn, à quên, Trăng Ngàn (hi hi hi):
        Là tác giả bài chủ, ai lại bò “xuống dưới” cãi cọ nhì nhằng với người chê bai mình?

        “Kẻ CHÊ ta là thầy ta” _ Tưởng cũng cần đọc và hiểu qua cho biết -( dù nghe ra có vẽ tầm thường) Rồi thì biết lắng nghe ! Ngạo gàn ngang bướng.. càng thêm hõng ! – Còn chi là trí thức !!!!

        CHÊ cái kiểu như Dâm, càng tỏ ra thiếu tư cách – hơi trẻ con – thiếu nghiêm túc…theo cái kiểu cách “chọc quê- ( chọt quê cũng vậy !
        bò “xuống dưới” caĩ cọ nhì nhằng lại càng TỆ hơn

        Trí Phèo _ Cho tôi xin theo làm đệ tử !

      • tonydo says:

        Chào ngài Trí Phèo, cái tên và cách viết, cùng những dữ kiện của ngài cho thấy ngài đang định cư ở Mỹ.
        (Ý tưởng cho rằng 10 ngàn “trí thức” Tàu (tạm hiểu là người khoa bảng, tối thiểu có bằng cử nhân) bỏ Mỹ trở về Tàu làm các công ty Mỹ “la oai oái” có vẻ bốc phét quá.) Lời của ngài. Đọc câu này tôi khoái không nhịn cười được bởi vì cái từ ( có vẻ bốc phét qúa ), nó rất dễ thương trong trường hợp này.
        Sự thật là hồi mới mở cửa họ Đặng gửi sinh viên ào ào qua Mỹ ( cộng thêm diện tự túc) tới khi họ thành tài và có nhiều kinh nghiệm trong các hãng xưởng bản xứ thì họ Đặng kêu gọi về giúp nước.(Tại sao? trên mạng này có bác Bùi Lâm là người đã tiếp súc với các sinh viên Tàu nên biết,xin ngài hỏi bác ấy). Gần như tất cả họ về cùng lúc nên báo Mỹ hồi đó kêu oai oải ( tất nhiên Văn Hóa Mỹ mà ngài, thường họ nói tốt và làm cho mình quan trọng ) có thật không và hại tới mức nào thì ngài đã chứng minh rồi. Cám ơn ngài đã bỏ công tìm hiểu.
        Ý của tôi là chính quyền VN đếch biết sài người nên bỏ biết bao công của để “đào tạo” 10 ngàn ông Tiến Sĩ, rồi lập danh Thạc Sĩ, Giáo Sư, Nghệ Sĩ mà còn có NS ưu tú, NS nhân dân nữa mới mệt chứ.v.v. Trong khi có lẽ cả gần triệu em từ Đức, Pháp, Anh, Mỹ, Úc ..v.v. không những có bằng cấp cao nhưng còn có rất nhiều kinh nghiệm (quan trọng lắm) thì lại không biết cách xử dụng họ. Kính ngài.

Leave a Reply to Trí Phèo