WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cái giá của Putin

Lịch sử có lúc là những trò đùa thật đắng cay.

140302112510-13-ukraine-0302-horizontal-gallery

Ngày 19 tháng 2 năm 1954, đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao của Liên Xô đã ký quyết định chuyển giao bán đảo Crimea từ tay Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Nga cho Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Ukraine. Chẳng ai phiền lòng vì dù ở tay Nga hay trong tay Ukraine thì nó cũng thuộc về đại gia đình Liên bang Xô viết.

Đúng 60 năm sau, những ngày cuối tháng 2 năm 2014, Crimea đã trở thành nguyên nhân cho một cuộc khủng hoảng mang nặng màu sắc địa chính trị.

Nga đã đưa 6000 thủy quân lục chiến vào bán đảo này, và tước quyền kiểm soát từ chính phủ Ukraine. Những gì sẽ diễn ra vào những ngày sắp tới thì không ai có thể đoán được. Sát nhập bán đảo Crimea về lại lãnh thổ Nga, hay dùng nó như một điều kiện ràng buộc để thương lượng với Ukraine.

Không còn nghi ngờ gì. Nga đã vi phạm thô bạo luật pháp và công ước quốc tế. Nga cũng vi phạm vào điều khoản quan trọng của hiệp định đã đưọc ký giữa hai quốc gia: Nga phải tôn trọng và bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine thay bằng Ukraine nhường toàn bộ kho vũ khí nguyên tử của Liên Xô cũ cho Nga sử dụng.  

Với người Mỹ và với toàn thế giới, đây là một hành vi rất đáng tiếc. Sự cố này lẽ ra có thể giải quyết ôn hòa qua con đường ngoại giao mà không cần phải dùng đến sức mạnh quân sự.

Nếu Nga chiếm một phần lãnh thổ của Ukraine mà không bị trừng phạt, thì những cường quốc khác như Trung Quốc cũng sẽ làm như vậy.

Cả thế giới đang phải đối mặt với một thử thách. Những thông điệp của cộng đồng quốc tế gởi đến cho Putin hẳn rằng phải mạnh mẽ, cứng rắn và rõ ràng.  

Tổng thống Obama đã tuyên bố hủy bỏ toàn bộ hội nghị thượng đỉnh G-8 ở Sochi vào tháng Sáu này. Các lãnh đạo của Canada, Anh, Pháp cũng làm như vậy. Có lẽ người ta cũng bàn đến việc khai trừ Nga ra khỏi nhóm G-8. Lưu ý rằng G-8 được sáng tạo ra như một cử chỉ danh dự ưu đãi ban tặng cho cho nước Nga hậu cộng sản.  

Vào thế kỷ này mà ỷ vào sức mạnh quân sự thì khó mà giải quyết được mọi vấn đề. Chi phí quân sự của Nga gấp 18 lần so với Ukraine. Rồi đây, NATO sẽ khởi động lại kế hoạch hệ thống tên lửa đạn đạo dự trù đặt tại Ba Lan đã bị hủy bỏ do tôn trọng ý kiến của Putin cách đây vài năm.

Về măt kinh tế, Mỹ và Liên hiệp Châu Âu có thể mở một cuộc cấm vận đặc biệt nhằm vào những nhân vật chịu trách nhiệm cho hành động xâm lăng này.   

Mỹ không thể làm được gì để cản ngăn những hành động của Putin, nhưng Mỹ có thể ngồi lại cùng với những đồng minh để đưa ra một thảm họa chiến lược dành cho ông ta.

Rõ ràng, Ukraine đã không còn nằm trong quỹ đạo của Nga. Nhiều thế hệ người Ukraine chưa quên những tháng ngày đen tối thời Liên bang Xô viết. Những quốc gia châu Âu đang có mối quan hệ mật thiết với Nga, nay bỗng phải giật mình nghĩ lại. Đến cả Trung Quốc nước láng giềng có cùng biên giới trên 4000 km cũng phải xem xét lại mối quan hệ ngờ vực này.

Còn những người dân Nga sẽ nhìn Putin như thế nào? Một kẻ độc tài, độc đoán, độc ác. Tất nhiên Putin chẳng bao giờ muốn điều này.  

Bán đảo Crimea có 60% dân số nói tiếng Nga, nhưng 40% còn lại rừng rực trong lòng một mối căm hờn. Hãy nhớ Crimea là một miền đất nối dài của dải Kavkaz. Nơi đây người Nga đã từng vật lộn trong đau thương với những tay súng thiện chiến Hồi giáo. 

Trước mắt Putin đang có vẻ như giành được thế công trên bàn cờ quốc tế. Nhưng về lâu dài thì cái giá mà Putin phải trả sẽ là rất đắt.

 March 3, 2014

© Trần Hồng Tâm

© Đàn Chim Việt

 

 

53 Phản hồi cho “Cái giá của Putin”

  1. Hồ chủ tịt says:

    Mỹ là thằng nhà giầu sợ chết, năm 1945 Mỹ có bom nguyên tử, 5 năm sau 1950 Nga mới có bom nguyên tử nhờ đánh cắp tài liệu của Mỹ. Mặc dù có bom nguyên tử nhưng Mỹ cũng không đánh Nga mà chỉ tự vệ.
    Một Đại tướng Nhật mới tuyên bố tầu thủy, tầu bay của Trung Cộng lạc hậu hơn Nhật từ 10 tới 20 năm.
    Năm 1990 Nga từ bỏ Cộng Sản vì không thể chạy đua vũ khí với Mỹ, sắp phá sản, kinh tế lụn bại, thằng nghèo sắp chết đói mà chạy đua với thằng nhà giầu thì chỉ có nước chết, nay vũ khí của Nga, kể cả nguyên tử lạc hậu hơm Mỹ khoảng từ 20 tới 30 năm
    Vũ khí nguyên tử, khinh khí của Nga, hỏa tiễn liên lục địa… trước 1990 đa số nhờ gián điệp ăn cắp tài liệu của Mỹ , người Nga là giống Slave không thông minh như giống Anglo-saxon làm thì dở mà đi ăn cắp thì giỏi, giống Slave bị Hitler khinh bỉ cho là hạ đẳng nên trong cuộc thế chiến thứ hai, người Nga bị Đức quốc xã tàn sát nhiều
    Mỹ chắc chắn không dại gì đánh nhau với Nga để tranh giành Ukraine , Mỹ không có quyền lợi ở đông Âu nhất là xứ Ukraine nghèo đói, chẳng đáng bỏ công đánh nhau tranh giành
    Vũ khí nguyên tử Nga nay đã quá lỗi thời, nếu có chiến tranh Moscow sẽ bị san bằng thành bình địa

  2. vietha says:

    (Soha.vn) – Tạp chí Forbes (Mỹ) đưa ra 7 lý do giải thích tại sao Mỹ không thể đối đầu quân sự với Nga ở Ukraine.

    Mỹ là cường quốc quân sự trên thế giới, tuy nhiên, điều này không có ý nghĩa gì trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine . Bất kể Nga muốn chiếm giữ Crimea hay toàn bộ Ukraine, Mỹ vẫn sẽ không tham gia vào một cuộc chiến tranh với Nga. Theo tạp chí Forbes (Mỹ), có ít nhất 7 lý do khiến Mỹ không thể đối đầu quân sự với Nga ở Ukraine:

    1. Nga là một cường quốc hạt nhân
    Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars của Nga

    Theo Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ (FAS), Nga có khoảng 4.500 đầu đạn hạt nhân , có thể phá hủy hoàn toàn nước Mỹ, cũng như các khu vực còn lại trên hành tinh. Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ dù có hoạt động tốt đi nữa cũng không thể ngăn chặn được một cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn của Nga.

    Trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, Nga và Mỹ là kỳ phùng địch thủ của nhau, tuy nhiên, 2 bên chưa bao giờ trực tiếp giao chiến dù từng có lẫn Mỹ và Liên Xô suýt chút nữa xảy ra chiến tranh trong Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Obama và Putin sẽ không điên rồ tới mức muốn lịch sử tái diễn.

    2. Quân đội Nga vô cùng hùng hậu

    Trong khi quân đội Nga chỉ là cái bóng của quân đội Liên bang Xô Viết trước đây thì nó vẫn là một lực lượng đáng gờm. Theo bản báo cáo thường niên “Cán cân quân sự 2014″ của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế IISS (Anh), quân đội Nga có khoảng 300.000 binh sĩ và 2.500 xe tăng (chưa kể đến 18.000 xe tăng dự trữ). Không quân Nga có tới 14.000 máy bay và hải quân có 171 tàu chiến, trong đó bao gồm 25 chiếc được trang bị cho Hạm đội Biển Đen .

    So với quân đội Nga , quân đội Mỹ có điều kiện luyện tập tốt hơn, được trang bị các hệ thống cảm biến, vũ khí, phương tiện bay không người lái mạnh hơn (mặc dù tiêm kích thế hệ năm của Nga là T-50 có thể gây rắc rối lớn cho phi công Mỹ). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa quân đội Mỹ mạnh hơn quân đội Nga. Với các hệ thống vũ khí tiên tiến như xe tăng T-80, tên lửa chống tăng AT-15 Springer, pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch và hệ thống phòng không S-400, quân đội Nga có đủ sức mạnh để gây thiệt hại đáng kể cho Mỹ.
    Pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch (NATO định danh là Typhoon)

    3. Ukraine gần Nga hơn

    Thủ đô Kiev (Ukraine) cách thủ đô Moscow (Nga) khoảng hơn 800km, trong khi đó, khoảng cách giữa Kiev và New York lên tới hơn 8.000km. Vì vậy, so với Mỹ, Nga sẽ dễ dàng triển khai quân cũng như thực hiện các hoạt động tiếp tế tới Ukraine hơn.

    4. Binh lính Mỹ kiệt sức

    Sau gần 13 năm chiến tranh, các lực lượng vũ trang của Mỹ cần được nghỉ ngơi. Trang thiết bị vũ khí đã bị bào mòn sau thời gian dài phục vụ tại Iraq và Afghanistan. Các binh sĩ cũng kiệt sức sau những đợt triển khai nhiều lần ra nước ngoài. Hiện vẫn còn khoảng 40.000 binh sĩ vẫn đang tham chiến ở Afghanistan.

    5. Lực lượng Mỹ có thể triển khai không nhiều
    Thủy quân lục chiến Mỹ trong một cuộc tập trận

    Mỹ có thể dễ dàng hỗ trợ trên không cho Ukraine nếu các đồng minh NATO cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ không quân của họ. Tàu sân bay George H. W. Bush và hàng trăm máy bay quân sự của Mỹ đang tuần tra tại Địa Trung Hải. Tuy nhiên, nếu phải tham gia một cuộc chiến tranh trên bộ để giải phóng Crimea hoặc bảo vệ Ukraine, Mỹ chỉ có Lữ đoàn lính dù số 173 tại Italia, Đơn vị viễn chinh số 22 của Thủy quân lục chiến tại Tây Ban Nha, trung đoàn kỵ binh Stryker số 2 ở Đức và sư đoàn lính dù số 82 tại Fort Bragg, North Carolina.

    Lính dù của Mỹ có thể đổ bộ xuống khu vực tác chiến, lính thủy đánh bộ có thể vượt qua hệ thống phòng thủ của Nga ở Biển Đen và trung đoàn Stryker có thể băng qua Ba Lan để vào Ukraine. Tuy nhiên, nếu Mỹ muốn đưa tới Ukraine lữ đoàn chiến đấu cơ giới thì việc di chuyển sẽ khó khăn và quan trọng hơn là thời gian triển khai có thể mất tới vài tháng.

    6. Nhân dân Mỹ mệt mỏi

    Những chính trị gia đáng thương đang cố bán công chúng Mỹ vào một cuộc chiến tranh khác, cụ thể ở đây là cuộc xung đột phức tạp tại quốc gia đông Âu xa xôi (Ukraine).

    Trong một cuộc thăm dò dư luận của CNN, 6/10 người dân Mỹ cho rằng cuộc chiến ở Iraq là một sai lầm, và khoảng 5/10 người có chung ý kiến về cuộc chiến ở Afghanistan. 3/4 người Mỹ nói rằng Mỹ không phải là sen đầm quốc tế (lực lượng vũ trang tự cho mình có quyền can thiệp vào nội bộ của các nước khác).

    7. Đồng minh Mỹ ở châu Âu e ngại

    Các đồng minh châu Âu của Mỹ sẽ không muốn đối đầu với Nga bởi nền kinh tế vốn đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn của họ sẽ thực sự khủng hoảng nếu Nga ngừng xuất khẩu khí đột tự nhiên.

    Ngày nay, khoảng 1/3 lượng khí đốt tự nhiên đang tiêu thụ ở EU vẫn là của Nga thông qua các hợp đồng kéo dài đến tận năm 2020. Một số quốc gia thậm chí còn mua nhiều hơn so với hồi năm 2008, bởi Gazprom (Hãng dầu khí quốc gia Nga) cung cấp khí đốt với giá rẻ nhất.

    Tạp chí Forbes nhận định với 7 lý do trên, không có nghĩa là chiến tranh không thể xảy ra. Tổng thống Barack Obama sẽ phải đối mặt với câu hỏi phải làm gì nếu cuộc xung đột ở Ukraine đe dọa trực tiếp tới an ninh của một thành viên khác thuộc NATO như Ba Lan. Tuy nhiên, cho tới nay, việc huy động lực lượng quân sự đối đầu với Nga vẫn chỉ nằm trên bàn thảo luận mà thôi.

  3. Hồ chủ tịt says:

    Quốc hội Crimé bỏ phiếu xin sáp nhập vào Nga chẳng có tí giá trị pháp lý nào cả, bỏ phiếu dưới họng súng của 6000 quân Nga chỉ là trò hề lớn nhất thê giới
    Thời buổi này mà đưa quân đi chiếm thuộc địa chỉ là một hành động điên khùng và ngu xuẩn nhất thời đại, ai người ta để cho anh đi xâm lăng nước khác?
    Nước Nga còn nghèo, lợi tức đầu người 17 ngàn đô, đứng thứ 58 trên thế giới, chỉ bằng 1/3 Hồng kông, bằng một nửa Anh, Pháp, Đại Hàn…một trong những nước nghèo nhất Đông Âu , bị tây phương khinh rể như thằng hủi. Putin không lo cho đất nước thoát cảnh nghèo để khỏi bị Tây phương khinh rể, còn bắng nhắng quậy đông quậy tây chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ

  4. Lỗ Đề Hạt says:

    …Hành động của Nga tuy không chính đáng nhưng không thể khác được. Đó là phản xạ sinh tồn của một quốc gia trước nguy cơ bị dồn tới chân tường.
    Điều gì xảy ra khi Ukraine hoàn toàn thuộc về EU và sau đó gia nhập liên minh quân sự NATO.
    Lúc đó Ra-đa và giàn chắn hỏa tiễn của Mỹ nằm sát nách. Nga như bị con dao luôn luôn kè sát cổ.
    Tuy hành động của Putin sẽ làm cho kinh tế Nga sẽ thiệt hại nghiêm trọng do cấm vận, tiền Rúp mất giá.v.v…nhưng an ninh quốc gia vẫn phải đi đầu. Có tồn tại vững chắc mới nói đến phát triển.
    Những gì xảy ra ở Ukraine hiện nay không phải là mới.
    Xưa kia lo Chủ Nghĩa CS lan rộng mà Hoa Kì ở tận bên kia đại dương vội vàng đem quân trấn giữ, be bờ Tây Đức, Nam Triều tiên và Nam Việt Nam. Tất nhiên với danh nghĩa bảo vệ tự do dân chủ nhưng đừng ngây thơ nghĩ rằng chỉ vì như vậy.
    Ngay cả Việt Nam, nước vừa thoát khỏi chiến tranh đang nghèo đói mà cũng phải đem quân sang triệt hạ Pôl-Pốt hàng xóm chỉ vì nếu nó tồn tại sẽ trở thành mối đe dọa. Tất nhiên dưới danh nghĩa xoá bỏ chế độ diệt chủng, Việt Nam tốt như vậy sao?
    Việc nhân dân Ukraine biểu tình chống tổng thống Yakovisch là điều chính đáng và dễ hiểu, do cách điều hành kinh tế, nạn tham nhũng và nền kinh tế dựa theo quen biết, đi tắt. Cuộc sống của người dân hết sức khó khăn…
    Lỗ Trí Thâm.

    • Minh Đức says:

      Trích: “Điều gì xảy ra khi Ukraine hoàn toàn thuộc về EU và sau đó gia nhập liên minh quân sự NATO.”

      Thế thì điềy gì xảy ra khi Nga cũng gia nhập Liên Âu và cũng gia nhập NATO?

      Tại sao Nga không thể làm như thế được? Vì bị thiệt hại quyền lợi chăng? Các nước Pháp, Đức, Ý cũng nằm trong Liên Âu thì họ bị thiệt thòi chăng. Các nước ở trong Liên Âu đều ngu nên mới gia nhập chỉ có mình Nga là khôn nên không gia nhập?

      Phải chăng là Nga thấy gia nhập Liên Âu không có lợi vì không còn có thể bắt nạt mấy thằng bé con xung quanh mình. Lợi dụng các nước xung quanh nhỏ, yếu thỉng thoảng xẻo một miếng từ các nước này để sáp nhập vào nước mình. Để rồi quay trở lại thời huy hoàng của Liên Xô hay của đế chế Nga thời xưa. Dùng dầu khí để khống chế các nước này. Vào Liên Âu thì không thể hành xử theo kiểu đó. Các nước Pháp, Đức, Ý, Áo họ đã từ bỏ giấc mộng quay trở về thời đế chế xưa nên họ thấy họ ở trong Liên Âu không có vấn đề.

  5. SOHA says:

    Lính đánh thuê khét tiếng của Mỹ xuất hiện tại Ukraine

    Những người đàn ông mặc đồ dân sự mang theo các túi xách lớn (như loại quân đội Mỹ sử dụng để đựng thiết bị) đã xuất hiện tại sân bay ở Ukraine đêm 2/3.

    Trang mạng politikus.ru đưa tin, vào đêm ngày 2-3, các chuyến bay hạ cánh xuống sân bay Borispol và Zhuliany, Ukraine chở theo nhiều người đàn ông mặc đồ dân sự nhưng mang theo các túi xách lớn (tương tự như loại túi mà quân đội Mỹ sử dụng để đựng thiết bị).
    Tất cả những người này được xác định là nhân viên của công ty an ninh tư nhân Greystone Limited. Đây là một công ty con của công ty Xe Services LLC (vốn là công ty an ninh tư nhânBlackwater khét tiếng của Mỹ được đổi tên vào năm 2009). Hiện tại, số lượng nhân viên của công ty này ở Ukraine được cho là lên đến 300 người.
    Việc xuất hiện những nhân viên an ninh của Mỹ đã được huấn luyện đặc biệt này ở Ukraine sẽ giúp tăng cường bảo vệ cho chính quyền mới tại các khu vực phía Đông và Đông Nam, nơi các cuộc biểu tình chống chính quyền mới đang nổ ra mạnh mẽ.
    Câu hỏi duy nhất hiện nay là có bao nhiêu nhân viên an ninh tư nhân của nước ngoài thực sự ở Ukraine và ai là người trả tiền cho họ (chi phí để thuê các công ty tư nhân như thế là rất đắt đỏ và chính quyền mới của Ukraine rõ ràng không đủ ngân sách để chi những khoản này).
    Tuy con số 300 nhân viên an ninh đánh thuê người Mỹ không phải là một đội quân lớn và những nhân viên này không mang theo các loại vũ khí hạng nặng, nhưng với việc được huấn luyện kỹ càng và thuần thục nhiều kỹ năng chiến đấu thì những nhân viên này có thể thực hiện các cuộc phá hoại nhỏ như bắn tỉa hoặc gây ra các vụ nổ,… tương tự như những việc họ từng làm ở châu Phi và một số nơi khác.
    Một số ý kiến cho rằng đã có một sự thông đồng giữa chính quyền mới của Kiev và đại sứ quán Mỹ trong việc sử dụng công ty an ninh tư nhân Mỹ tại Ukraine. Trong tương lai gần, họ có thể trở thành các đối tượng gây bất ổn thêm tình hình ở quốc gia này.
    Blackwater có thể coi được là biểu tượng khét tiếng của các công ty an ninh tư nhân Mỹ.
    Công ty này từng giành được hợp đồng trị giá 27,7 triệu USD bảo vệ an ninh cá nhân cho Paul Bremer, toàn quyền Mỹ tại Iraq vào tháng 8/2003. Vào thời điểm đó, Paul Bremer là một trong mục tiêu bị đe dọa nhất thế giới. Mật vụ Mỹ, cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ Tổng thống Mỹ, cũng tỏ ra bối rối trước nhiệm vụ khó khăn này. Sau hợp đồng bảo vệ Bremer, Blackwater tiếp tục giành được nhiều hợp đồng lớn khác, bao gồm việc bảo vệ cho các quan chức ngoại giao Mỹ tại Iraq.
    Blackwater vốn thường tuyển chọn nhân viên là cựu thành viên của các lực lượng đặc nhiệm như SEAL, Delta Force… Công ty này thường tự hào rằng chưa từng có khách hàng nào của họ bị mất mạng, mặc dù đã có vài chục nhân viên của Blackwater thiệt mạng trong nhiều cuộc tấn công khác nhau.Sau này, để tránh tai tiếng trong quá khứ, công ty này đã phải đổi tên nhiều lần, từ Blackwater thành Xe, rồi Academi.

    • Minh Đức says:

      Trích: “Trong tương lai gần, họ có thể trở thành các đối tượng gây bất ổn thêm tình hình ở quốc gia này.”

      Bất ổn đây là bất ổn cho đám lính Nga. Putin tưởng là ăn dễ ở Ukraine nay ngày càng xuất hiện các yếu tố làm khó khăn thêm. Thế mà có người nói Mỹ không dám đem lính đến Ukraine. Mỹ mới điều thêm 12 chiếc F-16 đến Ba Lan, nói là để huấn luyện. Lại thêm một yếu tố bất ổn nữa cho Nga.

  6. nghienphan says:

    Ngày 5/3, tại Brussels, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso tuyên bố EU sẵn sàng cung cấp khoản tín dụng 11 tỉ euro (tương đương 15 tỉ USD) cho Ukraine trong vòng 2 năm tới, theo Reuters.
    Khoản hỗ trợ này được thông qua ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu (EBRD), ngân hàng đầu tư châu Âu, và qua IMF.
    Tuyên bố này được đưa ra chỉ sau 1 ngày Mỹ thông báo hỗ trợ 1 tỉ USD cho Ukraine.
    Ukraine đang trên bờ vực phá sản vì nền kinh tế quản lý yếu kém, chi phí năng lượng cao, đồng tiền mất giá do ảnh hưởng từ cuộc xung đột với Nga kể từ khi tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovich chạy ra nước ngoài cuối tháng 2.2014.

    Mỹ và phương Tây đang nỗ lực thuyết phục Nga rút lực lượng khỏi Crimea và tránh cuộc chiến với Ukraine.
    Các lãnh đạo EU sẽ nhóm họp vào ngày 6.3 bàn về việc đối phó với Nga, trong đó có việc áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế, ngoại giao nếu Nga không rút lực lượng khỏi Crimea.

  7. Hồ chủ tịt says:

    Hùng nói

    “Trong buổi hội đàm về việc Việt Nam trả nợ cho Nga, tổng thống Nga Putin đã tuyên bố Nga xóa cho Việt Nam số 21 tỷ USD, đó là số nợ mà Việt Nam vay bằng tiền và bằng hiện vật của Liên Xô mà sau đó Nga thừa kế. Có nước nào trên thế giới xóa nợ, thực chất là cho không Việt Nam số tiền khổng lồ như thế hay không? Theo hiệp định Pari, Mỹ phải có trách nhiệm góp phần xây dựng lại Việt Nam sau chiến tranh, đó chỉ là cách gọi tế nhị để giữ thể diện cho nước Mỹ chứ thực chất là Mỹ phải đền bù chiến tranh cho Việt Nam, theo đó thì Mỹ phải đền bù 2,1 tỷ USD, thời giá sau 1975. Nhưng đến nay Mỹ vẫn chầy bửa, cãi chày cãi cối không chịu thực hiện việc đền bù chiến tranh theo hiệp định Pari quy định. Vậy người Việt nam ơn Nga hay mang ơn Mỹ.?”
    (ngưng trích)

    Hùng hỏi :Vậy người Việt nam ơn Nga hay mang ơn Mỹ.?”
    Ha Ha! Thật tức cười muốn bể bụng
    Nga đưa bom đạn vào cho CSBV để đi giết hại đồng bào trong nam, Mỹ đem đô la vào Saigon, Hà nội để giúp người dân nâng cao đồi sống thế thì ai tốt, ai mất dậy?
    Khi ký Hiệp định Paris, Nixon Kissinger có hứa sẽ góp phần xây dựng lại miền Bắc, đó chỉ là củ cà rốt để dụ mấy chú Vẹm tôn trọng hiệp định, mấy chú tưởng bở lắm, tiền ở đâu mà đưa cho mấy chú xài? ông Tổng thống không có quyền lấy tiền công quĩ để bồi thường, tiền bạc là phải đưa ra Quốc hội, hiến pháp các nước dân chủ đâu có như luật rừng CS.?
    Mấy chú Vẹm ngu như con bò tưởng bở lắm, thấy đô la là tối mắt lại, đã vào Nam cướp nước người ta, cướp vàng ngân hàng, cướp nhà, cướp TV tủ lạnh…. đem về còn đòi bồi thường? đợi đến tết mấy chú em ạ

    • Minh Đức says:

      Về vụ CSVN mang nợ Liên Xô sau khi đánh Mỹ cho thấy Liên Xô cư xử như những tên địa chủ ác ôn. Địa chủ ác ôn cho tá điền vay lãi cắt cổ để tá điền mang nợ cả đời không trả hết, cứ phải nai lưng ra mà làm việc không công cho địa chủ. CSVN đã đem sinh mạng thanh niên Việt ra hy sinh để Liên Xô có được hải cảng Cam Ranh sử dụng mà Liên Xô còn tính tiền nợ. Với số nợ đó, nếu không có sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết thì Việt Nam phải mấy mất chục năm để cúng không cho Liên Xô lúa gạo, nông phẩm để trả nợ.

    • DâM TiêN says:

      Thưa, ngày 30 tháng Tư năm 1975 đánh dấu sự thay đổi hình thức
      chiên tranh từ quân sự sang chánh trị. Mục tiêu không thay đổi.

      Khoảng tháng 10-1975, Thượng Nghị sĩ McGovern sang Saigon, đưa
      lời giao hẹn : Mỹ sẽ viện trợ tái thiết cho VN và hai nước Lào Miên,
      số tiền là 3 tỷ hai trăm năm chục triệu USD, nếu Bắc Việt (sic) thi
      hành đầy đủ Hiệp định Ba Lê 1973.

      Đến tháng Ba 1976, báo Nhân Dân của CSVN, vì một lý do khó hiểu,
      đăng lời tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ” Nếu Bắc Việt không
      thi hành toàn vẹn HĐ Ba Lê 1973, thì Mỹ sẽ phanh phui Mật Ước ra
      trước công luận quốc tế.

      Gần đây nhứt, vào tháng Tám ( hay tháng Sáu) 2013, Đường Sang
      được gặp Hoàng Đế Ngưu Vương; hai bên có thông cáo chung,
      trong đó có sự việc… ” tiếp tục tìm kiến 1,200 lính Mỹ mất tích…

      ( Thực hay hư, thiên la địa võng.., thử nghĩ coi, vấn đề Việt Nam
      đã là Fait accompli chưa nào?)

      ( Viết, nhắn gời chú Tâm Bảo, phụ trách Việt Kiều Vận ( Giận? )

Leave a Reply to Hồ chủ tịt