WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vai trò của trí thức miền Bắc sau 1975 [2]

A. Huyền thoại Mỹ là đế quốc xâm lược.

Trong lịch sử nước Mỹ, người ta chưa thấy có lần nào Mỹ mang quân đi xâm chiếm nước khác. Nếu họ có là là thực dân đi nữa thì thực dân ở chỗ khác, không phải ở việc chiếm cứ đất đai. Trong thế chiến hai, họ thiệt hại gần nửa triệu quân lính. Mục đích của sự tham chiến của Mỹ là giúp các đồng minh của họ chống Phát Xít. Nhất là khi Nhật mở đầu đánh bom Trân Châu Cảng – một căn cứ hải quân của Mỹ.

Sau chiến tranh, họ rút lui.

Sau đó, họ tham chiến trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, cùng với một số nước đồng minh của họ. Lần này dưới danh nghĩa để bảo vệ thế giới Tự Do chống lại cộng sản.

Trong chiến tranh Cao Ly giữa Nam Bắc Hàn thì đây được coi là cuộc chiến tranh giữa hai khối: cộng sản và tư bản.

Năm 1954-1955, họ bắt đầu trực tiếp thay thế người Pháp và tham dự trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dướng lần hai.

Chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh ở Việt Nam nói cho cùng là chiến tranh giữa khối cộng  sản đứng đầu là Liên Xô và Trung Cộng. Bên kia là người Mỹ. Nếu Mỹ tham chiến ở Triều Tiên thế nào thì họ tham chiến ở miền Nam cũng như vậy. Nếu Mỹ không xâm lược Triều Tiên thì cũng không vì lẽ gì Mỹ xâm lược miền Nam. Mặc dầu nhiều người dân VN thời kỳ ấy không bằng lòng sự có mặt đông đảo của Mỹ ở miền Nam. Nhưng không có nghĩa chống Mỹ xâm lược. Họ vẫn phải thừa nhận rằng, Mỹ có mặt ở miền Nam là để giúp miền Nam chống lại họa xâm lăng của cộng sản. Và đến một lúc người ta hiểu rằng sự sống còn của miền Nam có hay không tùy thuộc vào sự viện trợ của người Mỹ.

Tự hỏi, nếu không có Mỹ thì số phận miền Nam sẽ ra sao. Nhưng cũng một cách hỏi như thế, nếu không có Nga, Trung Cộng thì cộng sản miền Bắc làm được gì?

Người Mỹ không bao giờ có tham vọng đất đai hoặc xâm chiến miền Nam. Từ xa xôi nửa vòng trái đất, người Mỹ bỏ ra hàng tỷ Mỹ kim mỗi năm không phải để bóc lột một đất nước nghèo nàn và còn chậm tiến như Việt Nam.

Người Mỹ đến Việt nam là để thi hành cái nghĩa vụ, cái lý tưởng của họ, cái chính sách của họ – điều mà họ đã làm trước đây ở Triều Tiên.

Tổng thống Lyndon B. Johnson, ngày 17.2.1965 tuyên bố:

Mục đích của chúng tôi ở Việt Nam Cộng Hòa là tham gia vào công cuộc phòng thủ và bảo vệ nền tự do của một dân tộc dũng cảm đang chịu đựng một cuộc tấn công do từ bên ngoài nước họ kiểm soát và điều khiển’[9]

Nói Mỹ xâm lược là cách nói lừa dối, để nói nhỏ cho người dân và những kẻ khờ dại nghe thôi. Một người bạn tôi đã đưa ra một nhận xét dí dỏm khi đọc loạt bài này đã điện thoại nói:

Cái khốn nạn nhất của Bắc Việt là đã thắng Mỹ.

Bởi vì tất cả những kẻ thua Mỹ hay là bạn của Mỹ thì sau này đều khá giả, ăn nên làm ra. Âu Châu – trong đó có Đức và nhất là Á Châu có Nhật sau này trở thành những cường quốc trên thế giới. Người Nhật nay coi đại tướng MacArthur (Chỉ huy lực lượng đồng minh ở Thái Bình Dương – thắng Nhật năm 1944-1945 – Và chỉ huy lực lượng của Liên Hiệp Quốc tại Cao Ly năm 19501951) là một trong những ân nhân của nước họ. Các nước ăn theo như Đại Hàn, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore thì sau này cũng đều khá cả.

Chỉ có một kẻ dại dột thắng Mỹ thì sau nay được xếp loại một trong những nước nghèo nàn thuộc loại mạt rệp nhất thế giới.

Người cộng sản cứ la chói lói Mỹ xâm lược mà cố tình quên đi kẻ thù nguy hiểm  nhất đang nằm chờ sẵn ở biên giới phía Bắc. Đối với kẻ thù ở ngay kề cận thì họ cố đấm ăn xôi không dám mở miệng lên tiếng tố cáo, còn kẻ thù ở xa thì nay có thể coi là bạn thì gọi sách mé là ‘ Đế  quốc Mỹ xâm lược’.

Câu hỏi ở đây và câu trả lời cũng ở đây là ai xâm lược ai? Mỹ xâm lược hay cộng sản miền Bắc chính là kẻ Xâm lược?

B. Sự thật, kẻ xâm lược miền Nam, chính lại là cộng sản Bắc Việt.

Xin xem các hình ảnh và họa đồ in photopy là bằng chứng tội phạm, bằng chứng hiển nhiên, hiếm hoi còn cất giữ được. [10].

Tài liệu cho thấy mưu đồ xâm chiếm miền Nam là không chối cãi được.

Lẽ dĩ nhiên nay có vô số tài liệu do chính cộng sản bạch hóa ra về việc xâm lăng miền Nam của họ cũng như Hồi ký Thư Vào Nam của Lê Duẩn.

Họ thừa nhận và hãnh diện là đàng khác.

Thế nhưng, công bằng thì hãy trả sự thật về cho lịch sử. Xin các sử gia miền Bắc, xin các nhà trí thức miền Bắc hãy lên tiếng một lần: Ai là người trực tiếp xâm lược miền Nam? Xe tăng T. 54 từ đâu tới? Không lẽ quý vị cứ cúi mặt che dấu sự thật mãi.

Nhưng lần này, không may cho họ và cho miền Nam – Họ đã rơi vào một vũng lầy chiến tranh mà lối thoát ‘danh dự’ duy nhất cuối cùng là họ đã bán đứng miền Nam Việt Nam cho Trung Cộng.

Không có cú bắt tay lịch sử giữa Nixon và Mao Trạch Đông thì hãy khoan nói đến chuyện ‘Giải phóng miền Nam’. Vũng lầy ấy bắt đầu bằng việc Trung Lập hóa Lào, mở đường cho cộng sản Bắc Việt có đường xâm nhập miền Nam.

Không có việc Trung lập Lào mà theo đó cộng sản đã để lại 7000 người – giả vờ rút đi rồi vài tuần sau trở lại. Và chỉ vài tháng sau họ nuốt trọn Lào. Và nếu không có diễn tiến xảy ra như thế – cứ ký rồi vi phạm như trước đây Hiệp Định Genève và sau này sau này Hiệp định Ba Lê!!

Chiếm được Lào là thong dong thẳng đường vào Nam. Tự do thiết lập Binh đoàn 559, xâm nhập Nam Lào, xây dựng tuyến đừng mòn Hồ Chí Minh.

Ông Bùi Tín nhận xét trong Hoa Xuyên Tuyết :

‘Hồi năm 1961, tôi đã đi qua con đường này khi nó thực sự là con đường mòn, cây cối còn rậm rạp, hành quân còn mang ba lô, chống gậy lách đi trong rừng rậm. Đầu 1964, đường mòn đã mở rộng hơn, nhưng cũng chỉ vài tấc, đến một thước rưỡi, cho xe đạp thồ đi qua’[11]

Và theo TT Nixon thỏa ước Genève về Trung Lập Lào mở đường cho cuộc chiến thắng 1975 của Bắc Việt tại miền Nam Việt Nam.[12]

Chính Lê Duẩn cũng nhận xét về việc Trung Lập Lào như sau:

Phương hướng của Cách mạng Lào trong thời kỳ này cũng là xây dựng căn cứ, xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng quân, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, tiến tới kết hợp khởi nghĩa với công kích, giải phóng cả nước’ .[13].

Ông Ngô Đình Nhu sau khi được tin Lào trung lập đã phát biểu:

‘Vấn đề thực sự của Việt Nam là tìm hiểu xem Hoa Kỳ đã ‘bán cái’, phản phé (sell out) các lực lượng chống Cộng ở Lào Như thế nào. Đối với người dân thường Á Châu, hoàn cảnh bên Lào có nghĩa là chấm dứt sự can thiệp của khối SEATO và đó là bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ sẵn sàng bỏ rơi tất cả những nước chống Cộng khác. Kết quả người dân Á Châu đều thất vọng’[14]

C. Giải phóng miền Nam hay bóc lột miền Nam

Huy Đức đã dùng hẳn một cuốn sách, tập một với nhan đề hai chữ Giải Phóng và để hẳn Chương Bảy để nói về hai chữ Giải Phóng[15] . Rất nhiều điều, rất nhiều chi tiết đã được đề cập tới. Thật trân trọng. Cách nhìn như thế đã là cởi mở và vượt xa những cách nhìn một chiều, giáo điều của một số trí thức miền Bắc. Ông viết:

Nhiều người Việt đã cầm súng với niềm tin họ chiến đấu là để gia3in phóng miền Nam. Trong suốt nhiều thập niên, truyền thông nhà nước đã lặp đi lặp lại điều này như là chân lý. ‘Giải Phóng’ là cách nói để mô tả sự kiện kết thúc vào ngày 30-4-1975. ‘Giải phóng’ là từ không chỉ được dùng bởi những người đi từ trong trong các chiến khu mà còn được nói như phản xạ tự nhiên của không ít người dân..[16]

Điều giúp ông tháo gỡ khỏi quan điểm giáo điều cứng nhắc là ông là một tri thức trẻ, ít bị điều kiện hóa như lớp trí thức lớn tuổi. Huy Đức cũng như một số người trẻ sau này sẽ có cơ giải trừ một số huyền thoại như một cuộc cách mạng tư tưởng.

Vì thế cho nên, tôi đặt tin tưởng và sự phản kháng của giới trẻ hơn lớp trí thức đã trưởng thành dưới chế độ cộng sản. Cách gì họ cũng không lột hết được. Cả nước sông Hoàng Hà cũng không rửa được mà rửa cũng không sạch hết.

Đất nước này không thể mãi mãi sống bằng những bánh vẽ, nuôi dưỡng bằng những huyễn tượng phi lịch sử và chối bỏ sự thật. Người ta không thể sống mãi trong sự giả dối, lừa bịp dân chúng, bưng bít sự thật nữa.

Tuy nhiên những điều Huy Đức viết thì chưa hẳn là cùng quan điểm với những người trong cuộc.

Dù sao ông vẫn là người ở ngoài nhìn vào. Trên nguyên tắc, ông vẫn là kẻ thắng cuộc nhìn về kẻ thua cuộc. Công nhận ông có cúi mình xuống chia sẻ. Sự chia sẻ ấy trong một giới hạn có thể ghi nhận..

Nhưng ông không thể nào dù có thiện chí múc cạn được những kinh nghiệm sống. Những kinh nghiệm đắt giá không mua được bằng tiền. Văn chương nào nói cho hết, chữ nghĩa bất lực trước những oan khiên con người.

Có một điều như bất cứ người trí thức tiến bộ nào khác, ông vẫn chưa nhìn nhận ra được tính cách cơ cấu điều xấu của chủ nghĩa cộng sản. Cái cơ cấu ấy hỏng, cái tổ chức ấy hỏng, nó làm hỏng toàn bộ các thành phần, các đơn vị, các thành tố nằm trong cơ cấu ấy.

Cơ cấu hỏng thì thành tố hỏng.

Cho dù một hai thành tố là tốt thì vẫn không cứu gỡ được.

Vì thế, thay vì sửa chữa, tháo gỡ các sai trái trong các thành tố như con người, giáo dục, kinh tế.. thì việc trước tiên và sau cùng là phá vỡ cơ cấu, tổ chức.

Có nghĩa là triệt tiêu cộng sản và nhà nước cộng sản thì mọi chuyện sẽ được giải quyết. Bao lâu còn muốn duy trì chế độ ấy và chỉ hy vọng sửa đổi là một ảo tưởng trí thức.

Đây cũng là khuyết điểm lớn nhất của những trí thức cộng sản – dù là trí thức tiến bộ nhất – trong số họ. Họ sống trong tháp ngà ảo tưởng đã trên nửa thế kỷ.

Đấy là cái tội tổ tông truyền của họ.

Chúng ta thay đổi chế độ chứ không thay đổi con người của chế độ ấy

Chúng tôi sẽ có dịp trình bày đầy đủ trong những phần sau của bài tham luận này.

Phần người miền Nam, cứ mỗi lần nhắc đến bốn chữ: Giải phóng miền Nam, tôi cho là đó là một sự vu khống đểu cáng rất cộng sản.

Hỏi rằng dân chúng miền Nam đã nhận được gì sau cuộc giải phóng ấy?

Nếu không phải là một hình thức của chủ nghĩa thực dân kiểu mới – kiểu cộng sản. Thực dân thuộc địa bóc lột một thì thực dân cộng sản bóc lột 10. Tôi đã sống khoảng đời thơ ấu dưới ‘ách thực dân Pháp’. Thú thực tôi mơ ước được sống lại quãng đời ấy, vì nó tốt đẹp gấp bội phận so với chế độ cộng sản.

Không có chế độ nào xấu xa, tồi tệ hơn chế độ cộng sản dù đó là chế độ phong kiến, chế độ thực dân thuộc địa hay chế độ Phát Xít!!

Nó biến toàn thể dân miền Nam chỉ trong vòng một năm vào cảnh nghèo đói đến hạt gạo – vẫn được coi là vựa thóc của miền Nam – cũng không có mà ăn. Người dân phải ăn độn ngô khoai thay cơm.

Nó đụng chạm đến cái lẽ sinh tồn của con người. Xin thưa, cơm áo không biết đùa và nó không đùa với bất kỳ ai!!

Tôi ứa nước mắt khi nghĩ lại những bữa cơm ăn độn ấy. Công viên chức nhà nước mới đầu được chia mỗi tháng nửa ki lô bột ngọt, rồi sau hai người một gói, cuối cùng mỗi người mười thìa cà phê.

Họ lấy gì để bào chữa cho những bữa cơm mà bình thường trước  đây có thể chỉ dành cho chó ăn!!

Tôi cũng nhớ lại hình ảnh cay đắng của ông giáo sư Đặng Ngọc Thiềm dạy trường Trần Lục. Từ cách ứng xử, từ cách phát ngôn nịnh bợ nhà nước đến phát ngượng, từ thái độ cười cợt, từ cách ăn mặc. Ông ăn mặc cực kỳ dơ dáy, áo bỏ ngoài quần, quần kaki lấm lem không giặt, đi dép Nhật Bản. Râu tóc không cạo như người rừng trái với phong cách con người XHCN.

Ông đóng đúng vai một người đầu đường xó chợ chứ không phải một thầy giáo dưới mái trường XHCN vừa được ‘giải phóng’.

Ông nhặt đâu được cái xe đạp cổ lỗ xỉ – không phanh, không có chắn bùn mà từ xưa đến giờ ở Sài Gòn không thể có, không ai thèm đi – Ông treo nửa kilô thịt heo vừa được mua theo tiêu chuẩn – ra vẻ khoe một cách lộ liễu và lố bịch – Ông treo vào cái ghi đông xe, xách nó nghênh ngang vào trong lớp học, để trên bàn cho học sinh thấy. Học sinh thấy, nhiều người thấy – ngỡ ngàng – kinh ngạc không biết phải nói điều gì.

Cảm nhận riêng là tội nghiệp cho học sinh quá. Tại sao ông lại hành hạ chúng bằng hình ảnh một ông thầy như vậy. Chúng có tội tình gì để phải nhìn một hình ảnh ông thầy xưa nay vẫn được kính trọng thành môt tên hề XHCN!!

Thật sự là ông muốn bôi nhọ chế độ. Ông muốn bày tỏ một cách tố cáo: Chính các anh làm tôi ra nông nỗi này.

Đây là một sự phản đối tối thượng (Ultimate protest) mang chính bản thân mình ra để tố cáo một chế độ bất nhân muốn quản lý con người bằng cái dạ dầy.

D. Xin trả lại họ những từ Ngụy quân, Ngụy quyền mà chúng tôi không xứng đáng phải nhận.

Sau 1975, tôi phải đi học tập tại chỗ hơn một năm trời để nghe các cán bộ ngoài bắc vào ‘ lên lớp’. Đây là những buổi huấn nhục hơn là học tập. Trên kia, hết cán bộ này đến cán bộ khác lên bục ba hoa.

Đó là điển hình những người nói không biết ngượng.

Cái hình ảnh mà tôi ghi nhận trung thực nhất, rõ nét nhất và sống động nhất là họ nói như thật mà không biết ngượng. Nói xong một câu, họ tự vỗ tay và chúng tôi phải vỗ tay theo.

Sự chịu đựng của con người cũng có giới hạn thôi. Để trả đũa, mỗi khi họ đang thao tác ở trên, càng nói càng để hở ra những kẽ hở đến lố bịch, ở dưới vỗ tay rào rào không ngớt, liên tục!! Vỗ tay lâu như thế, họ biết. Sau này, họ cấm vỗ tay!!

Chữ ngụy quân, ngụy quyền là câu nói cửa miệng, quen đến độ tự nhiên là như thế. Nói đã đành, họ bắt học viên phải tự nhìn nhận, phải tụ thú ‘tội lỗi’ của mình.

Sau mỗi buổi học là phải viết kiểm điểm, phê và tự phê.

Phê là một hình thức gián tiếp tố cáo người khác. Tự phê là một hình thức tự bôi nhọ chính mình.

Tôi đã nghiền ngẫm, tại sao những Trường Chinh đã học mót được bên Tầu lối hành hạ xỉ nhục con người như vậy. Hình ảnh những nạn nhân trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa, quỳ cúi đầu nhận tội, bị xỉ vả, bị nhổ nước bọt lên đầu không một lời phản kháng hay bị mang riễu ngoài đường phố, ngực mang bảng viết chữ Tầu, người đi chung quanh chế riễu.  Nó cũng na ná cái hình ảnh cô gái bị gọt đầu, bôi vôi dẫn đi trong làng vì phạm tội ngoại tình thời xa xưa.

Tôi đã nói rồi, cái gì bên Tầu làm, bên ta theo đuôi ở một mức độ thấp hơn.

Kinh nghiệm tự phê này giáo sư Nguyễn Văn Trung, sau hơn một năm học tập như thế đã gọi đó chẳng khác gì là hình thức xưng tội của người theo Thiên Chúa giáo.

Huy Đức viết lại như sau:

Tiến sĩ Nguyễn Văn Trung cho rằng hình thức ‘kiểm điểm’ mà cộng sản áp dụng trong sinh hoạt chính trị là một thứ ‘xưng tội man rợ’.[17]

Lẽ dĩ nhiên hình thức xưng tội bên Thiên Chúa Giáo là mang tính siêu nhiên, trả lời với Chúa mà người đại diện là vị linh mục có bổn phận chỉ nghe mà không có quyền phê phán và tuyệt đối không được tiết lộ ra bên ngoài.

Phần những nạn nhân bị gán ghép không ngụy quân cũng ngụy quyền thì xin trả lại cho người cộng sản những mạo xưng đó, vì họ không xứng đáng bị nguyền rủa như vậy. Điều gì được gán cho họ thì nay nên gán cho các cán bộ cộng sản mới phải.

E. Kết luận phần này

Như tôi đã nói ở trên, tôi từng có thời kỳ tuổi học trò sống dưới chế độ thực dân Pháp. Nói ra mà không khỏi buồn lòng một số người là sống dưới chế độ thực dân Pháp xem ra là Thiên Đàng so với thời gian sống dưới chế độ cộng sản!!

Người cộng sản xử xự thiếu nhân tính, bóc lột – tàn bạo và xúc phạm đến phẩm giá con người một cách trầm trọng..

Có lẽ không ai hiểu cộng sản hơn TT. Tưởng Giới Thạch. Trong một quyển sách hiếm  hoi và quý giá do ông biên soạn, ông đã đưa ra những nhận xét như một lới cảnh cáo cho mọi người:

-  Chúng ta đã không hiểu rằng người cộng sản trước hết và bao giờ cũng là người cộng sản.( trang 200).

-  Chúng ta phạm phải sai lầm là tiến hành một cuộc chiến tranh giới hạn (Guerre limitée), chống lại chiến tranh toàn diện (Guerre totale) của cộng sản – trong đó có tuyên truyền, xâm nhập, phá hoại, đàm phán, thương lượng, chiến tranh phòng ngự và tấn công. (trang 205).

-  Và nhất là chủ trương Trung Lập. Trung Lập là cái bãy sập của cộng sản giăng ra chờ cơ hội ‘diễn tiến hòa bình’ sang nổi dậy..( trang 305).

-  Bài học thương thuyết, hòa hoãn với Mao Trạc Đông sau này đã phải trả một giá thật đắt.[18]

Những gì ông TT. Tưởng Giới Thạch viết cho đến nay vẫn đúng và vẫn nên học hỏi. Cộng sản là như thế – cộng sản Trung cộng hay cộng sản Việt Nam thì cũng vẫn là cộng sản.

Phần những nhà trí thức miền Bắc, trong khoảng thời gian ít nhất là 15 năm sau 1975, họ đã tỏ ra bất lực, thản nhiên và đứng ngoài cuộc để cho cộng sản vùi dập dân miền Nam.

Họ đã không đóng nổi vai trò người trí thức mà cụ Nguyễn Trãi qua hai câu thơ đã để lại cho hậu thế:

Lấy trí nhân mà thay cường bạo
Lấy đạo nghĩa mà thắng hung tàn
Nguyễn Trãi

(Còn tiếp)


[9] Trích tài liệu mật của CIA về : Hà Nội cung cấp nhân viên trọng yếu cho cuộc xâm lược võ trang vào miền Nam Việt Nam. Tài liệu in photocopy với hình ảnh và con số đính kèm về sự xâm nhập ấy.

[10]  Tài liệu : Hà Nội cung cấp nhân viên trong yếu cho cuộc xâm lược Võ trang vào miền Nam Việt Nam

[11]  Bùi Tín, Hoa Xuyên Tuyết, trang 26

[12] Nixon, No more Viet Nam, trang 58-60

[13]  Lê Duẩn, Thư vào Nam, trang 203

[14] A. J.Languth,  Our Viet Nam, The war 1954-1975, Nước Việt ta,  trang 147

[15] Huy Đức, Bên Thằng Cuộc I, Giải Phóng, trang 201

[16] Huy Đức, Ibid, trang 201

[17] Huy Đức, Ibid, trang 177

[18] Tchiang Kai-Shek, Comment les communistes se sont emparés de mon pays.( Làm thế nào người cộng sản đã xâm chiếm nước tôi.), nxb Morgan, 4 rue Cassette, Paris 5, năm 1958

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt

Pages: 1 2

14 Phản hồi cho “Vai trò của trí thức miền Bắc sau 1975 [2]”

  1. Trẻ says:

    以 大 義 而 勝 兇殘,
    以 至 仁 而 易 彊 暴。
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo.
    Hai câu mở đầu bài viết nên dịch theo như thế rõ nghĩa hơn. “trí nhân” – “chí nhân”, “đạo nghĩa” – “đại nghĩa”.

  2. Nguyễn Thế Viên says:

    Các ý kiế về trí thức cuả Đại Ngàn, Vo Trang rất hay! Chân trí thức, những người có hiểu biết một cách hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội, tuy không nhiều nhưng không phải ai cũng đáng quý. Bên cạnh những trí thức đem kiến thức cuả mình phục vụ cho nhu cầu chính đáng cuả nhân loại, cũng không it trí thức sử dung hiểu biết cuả mình phục vụ cho những ý đồ xấu, trong đó có bọn cầm quyền độc tài! Có những trí thức can đảm sống xứng đáng với nhân phẩm, cũng có những trí thức hèn cam chịu thân phận nô lệ để yên than, hoặc thậm chí, để vinh thân.
    Đôi khi, có người cố khoác áo trí thức để thoả mãn “danh dữ hão”. Điển hình là các chóp bu CSVN: ông/bà nào cũng phải có bằng này, cấp nọ. Với kiến thức “dổm”, họ làm sao hiểu được sự khác biệt giưã học vị và kiến thức!?
    Nguyễn Thế Viên

  3. Tudo.com says:

    Trich: “Có lẽ chưa ai nghĩ đến điều này – và đây là lần đầu tiên được đặt ra – Những người trí thức miền Bắc, họ ở đâu, họ nghĩ gì và thái độ họ ra ”

    Một số được gọi là ” trí thức ” thật ra chỉ là những bồi bút của Đảng, mừng, lên mặt ” chỉ đạo ” ta đây hiểu rộng hơn dân miền Nam.
    Số trí thức, ý thức thật sự thì sợ, như Nguyễn Tuân từng nói ông còn sống là nhờ ” biết sợ “.

    Thời phong kiến, trí thức ghét bạo chúa, có thể từ quan về ở ẩn, làm thơ, dạy học. Nhưng thời cách mạng vô sản không ưa Bác Hồ, Bác Mao, Bác Stalin thì rán cắn răng chịu đựng. Chứ bày đặt từ nầy từ nọ thì sẻ không ” từ trần ” một cách tưởi, thì cũng chết từ từ như Nguyễn Hữu Đang hay Nguyễn Mạnh Tường !
    Trí thức trong thế giới Tự do dùng lý luận hợp lý để thuyết phục dư luận qua ngòi bút, ” trí thức ” trong thế giới CS dùng dao găm mã tấu để lý luận.
    Dao găm Mã tấu mà chém tới tấp thì bút viết nào chịu cho nổi !

    • ĐỈNH NGÀN says:

      CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN VÀ CHỦ NGHĨA PHẢN NHÂN VĂN

      Sự sống là điều quý giá nhất của hành tinh. Đó là sản phẩm của Đai vũ trụ mà không bất kỳ ai tạo ra được. Ngay cả nhiều ngàn năm trước một bậc hiền triết của phương Đông là Khổng tử đã nói “đại đức viết sinh” tức cái đức lớn nhất là bảo tồn giá trị sự sống là điều trên hết.
      Cho nên đối với một mầm cây, một con vật nhỏ, nếu không có lý do gì chính đáng, cần thiết mà tiêu diệt nó đi đó là tính cách phản nhân văn, không phải chủ nghĩa nhân văn.
      Nhưng con người là giá trị cao nhất trong mọi sinh vật, con người không phải chỉ có sự sống thân xác mà còn ý nghĩa của sự sống ý thức, sự sống tinh thần, sự sống trí tuệ.
      Bởi thế nghĩa vụ làm kinh tế phát triển, xã hội phát triển, cá nhân phát triển, đó là chủ nghĩa nhân văn.
      Trái lại nếu chỉ làm cho xã hội khô cứng, kinh tế èo uột, con người bị lệ thuộc, bị khống chế mọi mặt, tinh thần cá nhân bị lũng đoạn nhiều phương diện, đó là thực tế phi nhân văn, phản nhân văn.
      Chế độ hay cơ chế xã hội độc tài, chỉ hướng con người, xã hội vào những điều giả tạo không có thật, buộc con người tin vào những điều không khách quan, không chân lý, phản sự thật, đó là phản nhân văn vì tướt đoạt linh hồn, ý thức trong sang, tự do của con người một cách ác độc, ngu xuẩn và thấp kém.
      Bởi thế mọi hoạt động tuyên truyền một chiều trong xã hội, cấy vào đầu óc con người những ý nghĩa không thực chất, làm ý thức nhận thức trở thành méo mó, phản năng lực, đó là phi nhân bản, là tội ác mà rất nhiều người không nhận ra được điều đó. Có nghĩa giá trị đúng đắn, cần thiết, cao quý của nhân loại là giá trị thông tin khoa học, khách quan. Ngược lại mọi sự tuyên truyền lệch lạc, thủ đoạn, vụ lợi, một chiều, bịp bợm, giả trá thực chất đều là ác độc đối với cá nhân và đối với toàn xã hội. Đó chỉ vì cái lợi riêng nhỏ hẹp mà làm hại chung cho cái đại nghĩa nhân văn của cuộc sống và thế giới.
      Đấy nói chung sự khác nhau hay sự trái ngược chiều giữa trí thức và phi trí thức, phản trí thức, giữa nhân văn và phi nhân văn, phản nhân văn chỉ là như thế.

      ĐẠI NGÀN
      (15/3/14)

  4. Vo Trang says:

    Học Thức, Trí Thức và Trí Tuệ?
    Từ trước cho đến gần đây thôi tôi vẫn nghĩ có 1 khoãng cách giữa học thức và trí thức. Bởi vì có những người có học mà vẫn u mê, trí thức vẫn mơ màng, phán đoán lệch lạc, khi trái khi phải , lão đão như người say rượu… Có lẻ trong 1 dịp khác, nếu được, tôi sẽ noí về khoãng cách giữa Trí Thức và Trí Tuệ

    Trước hết nói về học thức như là những nhận thức, kiến thức, hiểu biết qua thành quả của việc học hành thì thường chúng ta lại rơi ngay vào những đặt để của những giá trị học đường, bằng cấp (academic). Trường học và trường đời đều là những môi trường đào tạo và tô luyện con người. Nhất là ngày nay, khi xã hội đã chuyên biệt hóa những phương hướng đào tạo để sản xuất những chuyên gia thì giá trị của 1 văn bằng Tiến Sĩ Kỹ Sư không là nền tảng cho 1 nhận định những lãnh vực không nằm trong chuyên ngành của họ, chẳng hạn như về văn học, xã hội. Những nhận thức như thế là những giá trị của chính cá nhân họ trong những lãnh vực liên hệ dù môi trường giáo dục nói chung đã đóng góp không ít cho những vốn liếng như thế.

    Rồi từ kết quả của “học thức”, con người có vận dụng được những gì mình đã học để thăng hoa cuộc đời chính mình và đóng góp cho xã hội (trí thức) hay không thì lại là 1 chuyện khác. Không phải 1 văn bằng Tiến Sĩ Xã Hội Học là tư cách để bình phẩm về những giá trị của xã hội. Một thực tế chúng ta có thể thấy đó là những nhà lãnh đạo Cộng Sản, nhất là Cộng Sản Việt-Nam không có bằng cấp học thức chính quy mà vẫn điều khiển, xữ dụng được những “đại trí thức” bằng cấp đang bậc thầy của họ. Ở đây tôi không thảo luận về những con người của “cơ hội chủ nghĩa”. Những người này chỉ xữ dụng học thức, trí thức như là 1 công cụ để phục vụ cho những cơ hội lòn lách của mình. Đây là 1 vấn đề của nhân cách – không phải là 1 câu hỏi cho trình độ học thức hay trí thức.

    Trở lại vấn đề chính, không ít trong lịch sữ của xã hội , chúng ta đã thấy được có những con người có học thức , trí thức rất cao nhưng lại là những nhân vật nguy hiễm, bại hoại, thậm chí là 1 tai họa cho cả nhân loại, chẳng hạn như Karl Marx trước đây và ngày nay là những đệ tử của ông: giới trí thức Xã Hội Chủ Nghĩa!

    Ông Trần Trung Đạo phàn nàn giới trí thức Việt Nam ngày nay ở nhan nhản đầy đường ( ra khỏi cửa là đụng Thạc Sĩ, Tiến Sĩ) thế mà đất nước vẫn độc tài, lụn bại… Tôi đồng ý với những phân tích và nhận định của ông. Nhưng đối với cái gọi là giới trí thức XHCN thì ông Trần Trung Đạo ( vẫn) đã nhìn từ quan điễm của 1 hệ thống tư tưởng dân chủ tự do nên sẽ không có câu trả lời: giới trí thức XHCN là những thành phần có học thức, trí thức tin tưởng vào hệ thống tư tưởng của chủ nghĩa Xã Hội và Chủ nghĩa Cộng Sản. Hệ thống tư tưởng đó là cái gì? – là NIỀM TIN vào sự tiến hóa của loài người trên cơ bản của những cuộc đấu tranh giai cấp mà phương pháp đấu tranh là phải dùng bạo lực. Vì xã hội loài người chỉ là 1 sự tồn tại của 2 giai cấp thống trị và bị trị, 1 xã hội chỉ ổn định khi giai cấp thống trị là giai cấp đại diện cho sư tiến hóa đó. Cho nên lý luận về sự cần thiết của 1 thể chế độc tài là lý luận “logic” của người trí thức Cộng Sản! Trong đấu tranh cách mạng, họ xữ dụng bạo lực, thậm chí dã man. Khi đã thành công, cướp được chính quyền họ kêu gọi hòa bình như là 1 gía trị của xã hội để phục vụ cho cái chế độ của họ mà không thấy thẹn vì điều này vẫn nằm trong cái lý luận “logic” ấy!

    Gần đây, có tác gỉa lên mạng nêu vấn đề cần phải cải tổ hệ thống giáo dục tại Việt-Nam để cứu nguy cho 1 sự sụp đổ… không tranh luận về “gốc gác” của tác giả, tôi vẫn thấy hình như cả những người bất đồng ý kiến với ông ta cũng không biết mình đang đứng ở đâu? – và đang nói gì? Giáo dục trong những chế độ Cộng Sản là công cụ của chế độ để sãn xuất những cán bộ phục vụ cho chế độ đó – tại Việt-Nam là thành quả của 40 năm cách mạng của đảng CSVN. Hơn xa những chế độ độc tài mang nhiều tính tự phát và lãnh tụ cá nhân như ở Lybia, Syria, Tunisia, các chế độ độc tài cộng sản đã có 1 hệ thống tư tưởng để cũng cố và làm nền tảng cho những chính sách cai trị của họ. Không chỉ trong lãnh vực giáo dục mà trong tất cả các lãnh vực sinh hoạt khác như Xã Hội, Tôn Giáo, Văn Hoá… tất cả đều phải được giám sát và chỉ đạo để phục vụ chế độ bởi vì chế độ Cộng Sản là một chế độ toàn trị!

    Không lộ liễu như trong cương lĩnh của Giáo Hội Phật Giáo (Quốc Doanh) Việt-Nam : Dân Tộc – Đạo Pháp – Chủ Nghĩa Xã Hội… tôi có người bạn gởi cho tôi 1 cái link trên YouTube về một bài thuyết giảng tính Vô Ngã trong giáo lý của đạo Phật. Khởi đầu tôi đã có cái cảm nhận về 1 sự sắp đặt khi vị sư dẫn chứng những con số thống kê 1 cách rất chuyên nghiệp về sự cống hiến các cơ quan tại Sài Gòn. Từ 1 nhận thức về tính Vô Ngã của vạn vật, vị sư hàm ý vậy thì tiếc gì mà không cống hiến những cơ quan của cơ thể nhất là khi 1 người đã qua đời… Có vấn đề gì khi giảng giải tính Vô Ngã của vạn vật? – Không! – không có gì sai trái cả. Hiểu được tính Vô Ngã của các pháp để phá vỡ những cái “chấp” đã làm con người đau khổ và trầm luân mãi là tinh thần của giáo lý Phật Giáo. Nhưng từ đó để kêu gọi đóng góp cơ quan cho nhà nước là 1 định hướng có dụng ý – nhất là những đóng góp như thế không nhằm cải tổ 1 hệthống y tế đại chúng vốn đã thối nát mà chỉ phục vụ được 1 thị trường mua bán cơ quan như hệ thống y tế của Cộng Sản Việt-Nam ngày nay…

    Từ cái nhìn như thế, chỉ khi nào cái chế độ này sụp đổ thì 1 sự cải tổ giáo dục mới mang ý nghĩa khai phóng thật sự mà thôi. Nếu không, càng cải tổ thì chỉ càng cũng cố thêm cho sự tồn tại của cái chế độ này. Chỉ khi nào chế độ này sụp đổ thì tinh thần tự do tôn giáo mới hoàn toàn được phát huy, văn hóa ngàn năm của dân tộc mới được phục hồi và bảo toàn… Đó là lý do tại sao 1 nhận định, 1 lập trường là cẩn thiết vì nó định hướng cho tất cả thái độ và hành động của 1 người.

    Trong khi giới trí thức xã hội chủ nghĩa hiểu rõ được họ đang nghĩ gì, đang làm gì thì giới trí thức “Quốc Gia” vẫn đang tiếp tục lang thang trong khung trời của một “kiến thức mở”…? Ah! tôi vừa tình cờ tìm được 1 danh từ mới và chính xác làm sao? – vì có lẻ không còn 1 danh từ nào hay hơn để chỉ 1 tình trạng vô định trong nhận thức của người trí thức Việt-Nam ngày nay!

    • ĐẠI NGÀN says:

      XÁC ĐỊNH LẠI Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA TRÍ THỨC

      Trí thức là con người như mọi người. Nhưng trí thức là người có học hơn mọi người trong chính hoàn cảnh của mình. Nhưng có học không chưa đủ. Trí thức cần nhất là có nhận thức, có ý thức, và có mục đích tốt. Có nghĩa nếu nhận thức, ý thức, mục đích không tốt, đó không phải là trí thức mà là phi trí thức hay phản trí thức. Có nghĩa trí thức đúng nghĩa mọi thời đều giống nhau trong một đất nước hay trong toàn nhân loại.
      Nên trí thức là con người nên nó phải khuôn theo cơ chế, đặc tính của xã hội.
      Trong một xã hội tự do, khai phóng, người trí thức phát huy hết được các tiềm năng, năng lực của mình để giúp ích cho mọi người, cho xã hội nói chung.
      Trong những thể chế độc đoán, trí thức trở thành công cụ để phục vụ cho cá nhân độc tài, cho nhóm quyền lợi hay cho đảng cẩm quyền. Trí thức dần dần bị vô hiệu hóa, bị xu mị hóa, bị phi tri thức hóa và bị phản trí thức hóa. Một kẻ độc tài hay nhóm độc tài đôi khi không có tài cán gì mà vẫn điều khiển được cả ngàn trí thức, bởi vì đó không còn là trí thức thật mà trở thành công cụ sai bảo không hơn không kém.
      Như vậy trí thức chỉ có ý nghĩa, giá trị hay danh nghĩa trong các xã hội tự do đúng nghĩa, xã hội nhân văn đúng nghĩa thế thôi.
      Học thuyết Mác xuất phát từ khởi điểm nhân văn, đó là điểm sáng ban đầu của Mác cũng giống như bao đầu óc khác đồng thời với Mác. Nhưng kết cục Mác chủ trương độc tài, chuyên chính vô sản, đó là cái thậm ngu, thậm phản cách mạng, thậm phản xã hội, thậm phản nhân văn của Mác. Bởi vì như trên đã nói, trí thức đúng nghĩa là tinh hoa của xã hội. Độc tài vô sản chỉ thực chất làm tiêu diệt trí thức đúng nghĩa, làm xã hội trở thành bầy cừu khổng lồ, thế làm gì còn nhân văn, còn phát triển nữa. Đó là bài học nhãn tiền trong suốt thế kỷ qua trên toàn thế giới nhân loại về chủ nghĩa Mác. Nên tính quái đản của chủ thuyết Mác chính là vừa cái ngu vừa cái ác của Mác đối với con người nói chung và xã hội loài người nói chung. Vết nhơ của Mác muôn đời đối với nhân loại có lẽ sẽ không bao giờ gột rửa được.

      THƯỢNG NGÀN
      (15/3/14)

  5. Trầm Luân says:

    Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn.
    Lấy chí nhân mà thay cường bạo.
    (Trích Bình Ngô Đại Cáo năm 1427– Nguyễn Trãi)

    Không phải “đạo nghĩa” và “trí nhân” như tác giả ghi. Bản gốc vẫn còn lưu tại Thư Viện Quốc Gia.

    • NGÀN KHƠI says:

      ĐEM ĐẠI NGHĨA ĐỂ THẮNG HUNG TÀN
      LẤY CHÍ NHÂN MÀ THAY CƯỜNG BẠO

      Lời đanh thép này của danh nhân Nguyễn Trãi trong tuyên cáo bình Ngô cách đây nhiều trăm năm không phải chỉ phản ảnh tâm hồn Nguyễn Trãi, tâm hồn Lê Lợi mà cũng phản ảnh cả tâm hồn của toàn thể dân tộc Việt Nam ta từ muôn đời trước cho đến lúc đó.
      Tiếc rằng tâm hồn ấy do thời thế sau này, do thời cuộc nhất định, do những hoàn cảnh hay cơ chế xã hội cụ thể mà làm cho bị mai một đi, bị chệch hướng đi, bị suy thoái đi, bị huyễn hoặc đi, bị xa rời với bản chất thật của nó đi, quả thật hoàn toan vô cùng đáng tiếc. Cho nên ý nghĩa thật của những người trí thức đúng đắn ngày nay và mai sau là làm sao khơi gợi dậy, làm sao bảo tồn và phát huy thật vẽ vang tâm huyết và mục tiêu dân tộc mà vị anh hùng ngàn đời Nguyễn Trãi đã hào hùng tuyên bố.

      NON NGÀN
      (15/3/14)

  6. THƯỢNG NGÀN says:

    TRÍ THỨC VÀ GIAI CẤP

    Trí thức là người có học, có hiểu biết, có suy nghĩ theo nhận thức khoa học. Như vậy cũng có nghĩa trí thức vượt lên trên, hay vượt ra ngoài các giai cấp. Bởi giai cấp là gì, là các tầng lớp người đang hoạt động theo các yêu cầu kinh tế nào đó nhất định trong xã hội. Cơ sở của giai cấp, như vậy là cơ sở kinh tế mà không là gì khác. Có nghĩa, khi người ta không còn hoạt động đúng nghĩa là các thành phần kinh tế nào đó nữa, lúc đó người ta cũng đã thoát ly ra khỏi giai cấp mà đã trở thành một thứ giai tầng xã hội. Trí thức, do vậy là một giai tầng xã hội, và những người hoạt động văn hóa, xã hội nói chung, kể cả giới quản lý xã hội, cũng không thuộc giai cấp nữa, mà thuộc vào một giai tầng xã hội nào đó.
    Ngày xưa xã hội ta hay nói “sĩ, nông, công, thương”. Có nghĩa có ba giai cấp chính, tức giai cấp kinh tế là nông, công, thương. Sĩ thật sự là giai tầng xã hội, không phải giai cấp kinh tế theo nghĩa thực tế của nó. Như thế cũng có nghĩa trong xã hội phong kiến, vua quan, tăng lữ cũng là thứ giai tầng xã hội, không phải giai cấp kinh tế, vì họ không trực tiếp làm kinh tế, không trực tiếp sản xuất kinh tế. Điều này cũng có nghĩa giữa các giai tầng và giai cấp kinh tế có thể có sự qua lại lẫn nhau, đó chính là ý nghĩa “quan nhất thời dân vạn đợi” là như vậy.
    Nhưng khi Mác vận dụng quan niệm biện chứng luận của Hegel để đưa vào ý nghĩa giai cấp theo quan điểm của mình, đó là việc làm mang tính cách siêu hình hóa giai cấp, bởi vậy quan điểm “đấu tranh giai cấp” theo Mác, thực sự nó đã trở thành một quan niệm thần bí, không còn ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế, hay ý nghĩa thực tiển nữa. Từ nó nó cũng dẫn đến quan niệm cách mạng xã hội, xây dựng xã hội mới trong tương lai của Mác hoàn toàn thành phá sản, và thực tế điều này đã được lịch sử cận và hiện đại của loài người chứng tỏ. Nhưng vì bản chất giáo điều, chủ quan, độc đoán, Mác đã nâng quan niệm của mình lên thành một quan niệm chuyên chính, dó đó nó càng ngày càng đi xa xã hội nhân văn, xã hội dân sự mà thật tình lúc đầu Mác cũng có nhắm tới. Chính quan niệm chuyên chính vô sản hay độc tài vô sản đã tự nướng mất mọi tính nhân văn trong học thuyết Mác mà ai cũng đã biết.
    Trí thức miền Bắc cũ do hệ thống chuyên chính đã có, chỉ biết khung theo một chiều như một thân phận tất yếu thì chẳng có gì phải nói. Bởi họ không có quyền nghiên cứu hay không có quyền nói khác các tài liệu đã có từ Liên Xô thì cũng chẳng có gì đáng trách.
    Nhưng các trí thức miền Nam, nhất là các dạng trí thức khuynh tả mà loạt bài ông Nguyễn Văn Lục đã phơi ra, thì quả thật rất trớ trêu và trách nhiệm cũng như lỗi lầm của họ rất lớn. Đáng lẽ ra trong điều kiện được hoàn toàn tự do nghiên cứu, các trí thức ngành khoa học xã hội nhân văn miền Nam cũ phải phát huy đúng vai trò của họ, phải nghiên cứu và phê phán chính xác học thuyết Mác để làm đầu tàu trí thức khoa học cho cả nước. Đằng này họ lại hoàn toàn làm ngược lại. Tức cũng chỉ nói theo một chiều cách đơn giản, nhẹ dạ theo kiểu khuynh tả trong cách thức làm dáng hay dạng phong trào. Và điều này sau năm 75 thì họ mới thật sự hoàn toàn choáng váng mà mỗi trường hợp rất may ông Lục đã thuật lại rất rõ ràng và cụ thể. Trong khi đó, giới trí thức trương Luật của miền Nam thì hoàn toàn khác, họ đã tỏ ra điềm tĩnh và chững chạc hơn nhiều. Có lẽ họ am hiểu nhiều về luật pháp, về kinh tế, về chính trị xã hội mà giới thuần túy văn khoa của miền Nam hầu như hoàn toàn mù tịt. Còn giới trí thức khoa học tự nhiên thì không cần nói, vì chuyên môn của họ là hoàn toàn lãnh vực cơ bản hay tự nhiên, khuynh hướng chính trị của họ là khuynh hướng cụ thể cá nhân, không cần đi vào các quan niệm sâu sắc hay nhiêu khê như các ngành khoa học có liên quan đến nhân văn hoặc xã hội.
    Nên nói tóm lại, sự phi trách nhiệm của giới khoa học nhân văn và xã hội miền Nam cũ là điều hết sức rất đáng trách. Có nghĩa họ đã không làm hết vai trò, không đảm nhiệm đúng vai trò trí thức quan trọng của họ đối với xã hội và cả nước, tức làm đầu tàu dư luận, hướng dẫn dư luận xã hội đúng đắn, theo chiều hướng khoa học thật sự, mà thực chất họ đã tự hạ thấp theo kiểu xu thế thời sự. Cũng có thể họ e sợ tính bạo lực như thế nào đó chăng, đây cũng là giả thiết, ngoài ra còn một giả thiết khác, là một kiểu đón gió theo cách thời trang, như Lữ Phương hay Nguyễn Trọng Văn, và một số người khác thực hiện, nhưng rất tiếc là hướng gió đã xảy ra hoàn toàn không theo họ trông đợi hay không như họ mong muốn.

    ĐẠI NGÀN
    (13/3/14)

    • Nguyễn Thế Viên says:

      ” Mấy ai giàu ba họ, mấy ai khó ba đời !”. Vấn đề đấu tranh giai cấp không có trong XH VN. Nó chỉ được HCM và bè lũ CS bất nhân nhâp cảng từ quan thầy Nga, Tàu. Mâu thuẫn giưã nghèo – giàu, sang – hèn , trí thức – bình dân… thì đâu cũng có nhưng bọn CS vô luân đã “nâng quan điểm” thành gia cấp đấu trang tạo nên bao nhiêu tang tóc. Giá trị đạo đức bị bị đảo lộn, Hận thù từ thành thị đến làng thôn. Vết thương cuả đấu tranh giai cấp vẫn còn di luỵ nhiều!
      Tội ác cuả HCM và bè lũ CS kể sao cho hết!
      Nguyễn Thế Viên

  7. Nguyễn Thế Viên says:

    Thưà hưởng một cách xuất sắc và sáng tạo kinh nghiệm từ CS Nga, Tàu, CSVN đã thành công trong việc tảy não nhiều người ,trí thức lẫn bình dân. Tuyên truyền dai dẳng và bạo lực triệt để là vũ khí cuả họ. Nơi nào mà họ hoàn toàn thống trị thì kết quả tẩy não càng thành công. Nhiều trí thức sau này cũng nhận ra được cái sai cuả mình, nhưng do hèn và do vẫn còn được hưởng lợi nên đã ngậm miệng. Hiếm người dám nói lên sự thật xấu xa cuả chế độ CS khi họ còn điạ vị, quyền lợi.
    Ông Võ Văn Kiệt không phải là người “CS có tấm lòng”. Những việc làm chiêu dụ trí thức chỉ là nhu cầu cứu nguy sự xụp đổ cuả đảng CS trước nguy cơ phá sản toàn bộ cuả đất nước. Hẳn ông phải được Bộ Chính Trị chỉ thị làm việc này.
    Khi đã bị thẩy não thì người ta chỉ có “lý sự cùn”!
    Nguyễn Thế Viên

  8. nguenha says:

    Một vị Tướng Âu châu thời Cổ đại đả nói ” Giáo dục binh sĩ là nuôi bọn phản động”. Đúng thế,một khi
    “đem chữ nghĩa’ đến với con người, thì không khác nào trao -”chìa-khóa” mở cánh cửa trí tuệ. Có suy tư
    tất nhiên biết TRÁI-PHẢI. Biết thế nên CS dạy cho con người toàn chuyện Dối trá.Đưa suy tư con người theo chiều mình muốn! Mao đả nói : “Cứ nói (tuyên truyền),nói lâu Dối trá trở thành Thật.”.Ở Miền Bắc,một số trí thức chịu ảnh hưởng giáo dục phương tây hoặc nho giáo,họ biết được “phải-trái”.Còn đa số lớn lên từ CS,họa -hoằn lắm mới biết “Sự that”.Tổ tiên họ còn chưa biết,huống chi chuyện thế sự.
    Ai dạy cho mà biết !
    Nghệ thuật biến con người đi “hai chân” trở thành đi “bốn chân”,Mao trạc Đông là Bậc Thầy ! Ấy vậy ,Mao còn bảo :”Trì thức thua cục Cứ…t”. Đúng là lấy cứ..t bôi vào mặt người khác,rồi bảo “mặt chúng mày dơ”. Đây cũng là đòn hiểm của CS../

    • NGÀN TRĂNG says:

      ÔI THÔI

      Ôi thôi quả thật điếm đàng
      Bảo người trí thức không bằng cục phân
      Nghe theo chỉ bọn ngu đần
      Còn người hay thảy chết trân rũ cười
      Đúng là ngu trí họ Mao
      Một câu nói mãi để đời ngàn năm !

      NẮNG NGÀN
      (14/3/14)

  9. Choi Song Djong says:

    ” Họ chỉ cần bỏ ra chút xíu cái phần còn lại là tạo dựng được một thể chế chính trị cởi mở – xây dựng trên tự do, dân chủ. Và sẽ có một nước Việt Nam ngang hàng với các nước lân bang như Đại Hàn, Singapore v.v… về mọi mặt.”. Hết trích.

    Cướp được của nhưng đi ném chúng vào sòng bạc thì cũng bằng không.Ngày ấy chúng còn đang say máu thù hận,mất hết lý trí chúng hành động như những người điên. Một đội quân man rợ được cầm đầu bởi một lũ kiêu binh hèn hạ thì cái quân đội ấy chỉ biết tàn sát,phá nát tất cả vì tất cả đối với chúng chỉ là kẻ thù.Ngày nay thừa hưởng di sản đó là một bè đảng tham lam,ác độc. Những thành phần đê tiện nhất nhảy ra nắm quyền lực,tranh nhau nuốt nhục để chỉ đổi lại tiền tài của cải cùng những vinh dự hão,chúng không ngần ngại bán danh dự,bán cơ đồ tiền nhân chỉ để đổi lấy chút hào quang giả tạo.

Leave a Reply to Choi Song Djong