WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trò chơi nguy hiểm trên biển Đông

Tàu chở thực phẩm của Philippine vượt qua tàu Trung Quốc

Tàu chở thực phẩm của Philippine vượt qua tàu Trung Quốc

Philippine rất ngoan cường trước những hành vi xâm lược muốn chiếm trọn biển Đông của Trung Quốc. Họ đã kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế Hague. Đó là một hành lang hợp lý để giải quyết những tranh chấp một cách ôn hòa được quốc tế chấp nhận. Chiến lược của Philippine cũng nên áp dụng cho những tranh chấp tương tự giữa Trung Quốc và Việt Nam, Malaysia, Brunei, Đài Loan, và xứng đáng nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippine đã trở nên gay gắt. Những đối mặt trên biển Đông đang thành mối nguy hiểm tiềm ẩn rất dễ vượt ra khỏi sự kiềm chế. Trong một sự kiện gần đây nhất, tàu Philippine chở đồ tiếp tế cho một đơn vị đóng quân trên dải san hô Second Thomas, phải luồn lách để vượt qua hàng rào những tàu Hải giám Trung Quốc. Philippine đã biến một con tàu mắc cạn từ năm 1999 thành một đơn vị biên phòng canh giữ bãi san hô này. Phía Trung Quốc thì tìm cách ngăn cản con đường tiếp vận thực phẩm cho lực lượng đồn trú Philippine.

Dải san hô Second Thomas, Philippine gọi là Ayungin, còn Trung Quốc gọi là Nhân Ái, là tâm điểm của vụ kiện. Hồ sơ đã gởi đến thường trực của tòa. Phillipine lập luận rằng bãi Second Thomas chỉ cách bờ Philippine 105 hải lý. Như vậy nó nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đã quy định trong Luật biển của Liên Hiệp Quốc.

Biển Đông là đường hàng hải huyết mạch của thế giới mà Trung Quốc tuyên bố 80% thuộc lãnh hải của họ. Trung Quốc khăng khăng không chấp nhận quyết định của Philippine và sẽ không tham dự vào quá trình tố tụng. Trung Quốc triệu đại sứ Philippine tại Bắc Kinh để trao công hàm phản đối gay gắt những hành động thưa kiện trên.

Trung Quốc đã ký vào Hiệp định về Luật Biển quốc tế năm 1982, nhưng họ lại phủ nhận những quyền hạn của tòa qua những bất đồng về lãnh hải. Họ theo đuổi một phương pháp riêng: “Đàm phán hai bên”. Qua nhiều năm rồi, phương pháp của họ vẫn không mang lại một kết quả ổn định nào.

Trước tất cả những căng thẳng đang gia tăng, đây là thời điểm để luật pháp cho phép các bên đưa ra những bằng chứng tốt nhất để bảo vệ quan điểm của mình. Mỹ không đứng về phía nào trong những cuộc xung đột, nhưng luôn cổ súy cho những giải pháp ôn hòa, và công khai ủng hộ quyền của Philippine được sử dụng cơ chế pháp luật.

Những quốc gia khác nên theo gương Philippine hay để Trung Quốc tiếp tục bắt nạt và biến thành chư hầu ngoan ngoãn.

Trần Hồng Tâm
(phỏng dịch The New York Times, April 2, 2014)

http://www.nytimes.com/2014/04/03/opinion/risky-games-in-the-south-china-sea.html?smid=tw-share&_r=2

1 Phản hồi cho “Trò chơi nguy hiểm trên biển Đông”

  1. Minh Đức says:

    Những quốc gia khác, nếu không sợ diễn biến hòa bình đến nỗi phải bám chân Trung Quốc, nên theo gương Philippine.

Phản hồi