WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

G-20 tới đây sẽ là thất bại cay đắng báo trước của ông Obama

Putin2Theo báo chí Đức: “Tổng thống Nga V.Putin hôm thứ sáu (11.4) đã bình luận về phản ứng của Washington với bức thư ông gửi tới các lãnh đạo châu Âu về vấn đề Ukraina. Trong đó, ông nói rằng “đọc thư của người khác là hành động không đẹp”.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Mỹ là quốc gia đầu tiên phản ứng với bức thư của ông Putin về cuộc khủng hoảng Ukraina gửi đến 18 nhà lãnh đạo châu Âu hôm thứ năm (10.4).

“Một đại diện chính thức từ Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng, Nga không nên chính trị hóa giao dịch khí đốt với Ukraina mà cần hỗ trợ về giá cả cho thị trường này, ” ông Lavrov nói và cho biết thêm, Bộ Ngoại giao nước này gọi đây là “tống tiền khí đốt.”

Ông Lavrov nói rằng, bức thư của Tổng thống Putin đã được lưu ý cụ thể về địa chỉ các quốc gia tiếp nhận.

Trong thư, nhà lãnh đạo Nga bày tỏ lo ngại cuộc khủng hoảng nợ ở Ukraina có thể dẫn đến việc không trả được nợ và làm gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu.

Ông cũng kêu gọi tổ chức các cuộc tham vấn ở cấp Bộ để đưa ra những biện pháp mạnh mẽ nhằm ổn định kinh tế Ukraina.

Tổng thống Nga vẽ ra một bức tranh ảm đạm về nền kinh tế Ukraina hiện nay, nói rằng, nước này đang đi tới nguy cơ vỡ nợ vì mất cân bằng thương mại với châu Âu.

Người khổng lồ năng lượng Nga Gazprom sẽ buộc phải chuyển sang thanh toán trước phân phối khí đốt cho Ukraina hoặc hoàn toàn ngừng lại nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên nếu Kiev vi phạm thêm các điều khoản về thanh toán, ông Putin viết trong thư gửi các nhà lãnh đạo châu Âu. Cuộc khủng hoảng Ukraina là trọng tâm cuộc gặp của G20 ở Washington. Mục liên quan đến Ukraina thậm chí có trong thông cáo tổng kết của cuộc họp. Các nước tham gia G-20 có ý định theo dõi chặt chẽ tình hình không chỉ đe dọa nền kinh tế của Kiev, mà cả GDP của thế giới.

Cuộc họp mùa xuân này tại Washington bắt đầu với dự đoán như vậy trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi mở rộng trừng phạt chống lại Nga nhưng chắc chắn không được quốc gia nào ủng hộ kể cả bằng miệng. Các nước cho rằng vấn đề Ukaina không nên làm ảnh hưởng đến quan hệ vốn tốt đẹp giữa châu Âu va Nga trong khi họ đã biết ông Putin đang cầm sợi dây thòng lọng ở đầu kia khi đã sắp ký kết bán Gas cho Trung quốc 20 năm với giá rẻ hơn giá bán cho châu Âu. Như vậy, lệnh cấm vận kinh tế mà Mỹ phát động còn giá trị gì trong khi họ phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga mà chưa có phương án hóa giải khi bị cắt hợp đồng với Nga?

Người ta cho rằng phái đoàn Nga đến hội nghị G20 với tư thế mạnh của một nền kinh tế lớn về quân sự phải được kính nể. Dù Mỹ chưa nói rõ đó là những loại lệnh trừng phạt gì nhưng người ta biết rằng dù Nhà Trắng đã nhiều lần gợi ý sử dụng các cuộc đàm phán G20 để trừng phạt Nga; tuy nhiên, các bộ trưởng tài chính đã từ chối làm điều đó. Điều mà Obama đã có thể làm dễ dàng trong G8, không nhận được sự đồng tình tại G-20 cho nên hội nghị này sẽ là thất bại cay đắng báo trước của ông Obama.

Trong lúc này, Chính phủ Ukraina đang gặp phải cơn sóng gió kinh tế vô cùng khó khăn vì nợ Nga phải trả ngay là 2 tỷ7 đô-la và nợ phải trả quốc tế là 37 tỷ mà những lời hứa cho vay 1tỷ đôla của Mỹ va 17 tỷ của ngân hàng thế giới vẫn chưa nhận được dù là một xu lúc này.  Vì thế họ đã cắt giảm ban thư ký của mình và bắt đầu bán xe công vụ, ngoài ra cũng đã tổ chức cuộc họp về việc xoá bỏ cơ quan nhà nước và đưa tài sản của nó ra bán đấu giá, UNIAN dẫn lời Bộ trưởng không Bộ Ostap Semerak cho biết. Thế giới đang lo chính phủ này sẽ bán nhiều bí mật quân sự, những vũ khí hạt nhân cho các nước để có tiền chi phí hiện nay. Trong khi đó tình hình các tỉnh phía Đông và phía Nam rất căng thẳng, người dân ở đây đang đòi ly khai nhập vào Nga. Ngay cả người Ukraina nay đứng trước tình hình đất nước bất ổn, kính tế khó khăn, giá cả đắt đỏ, thất nghiệp lên cao họ cũng muốn vùng mình sống nhập về Nga để có cuộc sống ổn định tốt hơn.

Hãy chờ xem.

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

 

 

30 Phản hồi cho “G-20 tới đây sẽ là thất bại cay đắng báo trước của ông Obama”

  1. Minh Đức says:

    Chưa biết ông Obama sẽ thất bại ra sao với G20, chỉ biết ông Obama vừa mới đi Á Châu. Ông Obama sẽ ghé các nước Nhật, Nam Hàn, Philippines và Indonesia. Nhìn vào các nước ông Obama sẽ ghé thì thấy đó là các nước đang có tranh chấp đảo với Trung Quốc. Ông Obama đang lập thế trận để đối phó với Trung Quốc. Ông Obama không ghé Việt Nam vì ông biết sẽ chẳng có hy vọng gì là Việt Nam sẽ dám chống Trung Quốc để bảo vệ đảo. Liệu ông Obama có thất bại thảm hại chuyến này không? Ông Obama mà thất bại thảm hại chuyến này thì tương lai sẽ thảm hại cho Việt Nam vì chẳng ai đứng ra chống Trung Quốc nữa.

  2. Hoàng Quân - Lê Mai - says:

    Thì vẫn cứ theo Vết Xe Đổ mà lăn thôi . Con , cháu của cái lũ Cút – Nhào năm xưa , cứ Chứng nào thì Tật ấy – nối dõi ttheo cái Zel thất bại đó mà !

  3. Đức Vũ says:

    Mỹ đả Gấu, đấu Rồng

    Nước Mỹ đang phạm phải một sai lầm nghiêm trọng khi cùng lúc làm mất lòng cả hai cường quốc lớn là Nga và Trung Quốc. Xích mích trong quan hệ song phương giữa Mỹ với hai nước trên đã lên đến mức báo động trong nhiều năm qua, đe dọa ẩn họa khó lường.

    Chính sách thiếu nhất quán của chính quyền Obama vô tình đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau.
    Cuộc khủng hoảng Ukraine đã đẩy quan hệ giữa Washington và Mátxcơva vốn đã lạnh nhạt nay càng trở nên băng giá hơn. Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh năm 1991, đây là thời điểm quan hệ hai nước rơi xuống mức thấp nhất với những hành động trả đũa đặc trưng giữa hai cựu thù.

    Trong khi đó, mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh cũng đang ngày càng trở nên căng thẳng với một lô bất đồng nảy sinh trong nhiều vấn đề. Điều này được khắc họa rõ nét trong các hoạt động của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương thời gian qua, cũng như trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và thông điệp bao trùm trước thềm chuyến công du châu Á tới đây của Tổng thống Barack Obama. Bắc Kinh đang tỏ ra giận dữ với lập trường của Mỹ trong nhiều vấn đề, đặc biệt là những tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và Hoa Đông.

    Sự xuống cấp đồng thời trong quan hệ với cả Nga và Trung Quốc đang tạo quan ngại lớn trong chính giới Mỹ. Nhiều người cho rằng chính quyền của Tổng thống Obama đang vi phạm lời khuyên địa chiến lược cơ bản mà cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger đã đưa ra ngay sau khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Ông nói: “Quan hệ của chúng ta với hai đối thủ tiềm tàng này (Trung Quốc và Nga) nên được duy trì ở trạng thái mà các lựa chọn của chúng ta đưa ra với hai nước luôn lớn hơn lựa chọn của họ với nhau”. Nói cách khác, Washington cần thực hiện các bước đi nhằm đảm bảo quan hệ với Bắc Kinh và Mátxcơva luôn gần gũi hơn so với mối quan hệ giữa hai nước.

    Nhưng đáng tiếc, những tác động ngoại cảnh và chính sách ngoại giao vụng về của chính quyền Obama trong 5 năm qua đang tạo nguy cơ đẩy “gấu Nga” và “rồng Trung Quốc” xích lại gần nhau, cho dù khi mới nhậm chức đầu năm 2009, vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ đã cam kết thực hiện khúc dạo đầu mới với các cường quốc đang nổi của thế giới, cũng như với thế giới Hồi giáo.

    Cụ thể trong quan hệ với Nga, không lâu sau khi nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên, ông Obama đã kêu gọi “cài đặt lại” quan hệ với quốc gia cựu thù trong thời Chiến tranh Lạnh . Sự khởi động này đã được Tổng thống Nga khi đó là Dmitry Medvedev ủng hộ tích cực, nhưng chưa kịp nồng ấm thì ông Vladimir Putin quay lại phủ Tổng thống. Lại thêm một lần cài đặt cho quan hệ Mỹ – Nga nhưng lần này mọi việc không đi theo những toan tính của Washington.

    Là một cựu nhân viên tình báo KGB và là người ngay thẳng, quyết đoán, Tổng thống Putin không thể chấp nhận cách hành xử “vượt mặt” của chính quyền Obama trong các vấn đề quốc tế lớn, đặc biệt khi lại có liên quan trực tiếp đến các lợi ích cốt lõi của Nga. Cuộc tấn công Lybia, xung đột tại Syria và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng Ukraine khiến điện Kremlin không thể không “rắn mặt”. Nước Nga không thể đứng nhìn các đồng minh cuối cùng ở Trung Đông và số ít quốc gia còn lại trong vành đai ảnh hưởng của mình liên tục bị phương Tây tìm cách dẹp bỏ hay thâu tóm. Cũng vì lẽ đó, quan hệ Nga – Mỹ đã rơi xuống điểm đáy trong nấc thang quan hệ song phương kể từ khi Liên Xô tan rã.

    Với Trung Quốc, hành trình quan hệ của Mỹ với nước này cũng đang ngày càng đi chệch trọng tâm. Trong hai năm đầu cầm quyền, ông Obama đã thực hiện chuyến công du nhiều kỳ vọng tới Trung Quốc nhằm khích lệ Bắc Kinh đóng vai trò đối tác toàn cầu trong các vấn đề lớn thế giới.

    Tuy nhiên, trong lúc Trung Quốc còn chưa sẵn sàng và chưa có đủ năng lực gánh vác trọng trách, chính quyền Obama lại đột ngột khởi xướng chính sách xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương nhằm cùng cố liên minh quân sự với các nước trong khu vực và kiềm chế sự nổi lên gây tranh cãi của Trung Quốc. Đương nhiên, Bắc Kinh cũng hiểu ngay mưu toan này của Mỹ và vì thế, quan hệ song phương ngày càng lao dốc.

    Vậy là với những chính sách đối ngoại của mình, chính quyền Obama đã vô tình đối đầu với cả Nga và Trung Quốc, tạo cớ cho hai nước này tạm thời gác lại những bất đồng trong quan hệ song phương (như tranh chấp biên giới, cạnh tranh chính trị và kinh tế ở Trung Á) để cùng nhau đối phó với những lo ngại cấp bách hơn từ Mỹ.

    Trong bối cảnh đó, điều lý tưởng nhất đối với Mỹ hiện nay là phải tìm cách khắc phục sai lầm. Mỹ cần xác định đúng đối thủ thực sự của mình và không nên đối kháng với cả hai nước, không nên đảo ngược sự chia rẽ giữa Mátxcơva và Bắc Kinh bằng một mối quan hệ liên minh Gấu-Rồng vốn sẽ tạo nên cơn ác mộng địa chính trị với Mỹ trong thế kỷ 21.

    Đức Vũ

    • Trúc Bạch says:

      Đức Vũ viết ;

      “Nước Mỹ đang phạm phải một sai lầm nghiêm trọng khi cùng lúc làm mất lòng cả hai cường quốc lớn là Nga và Trung Quốc. Xích mích trong quan hệ song phương giữa Mỹ với hai nước trên đã lên đến mức báo động trong nhiều năm qua, đe dọa ẩn họa khó lường”

      - Mỹ mất lòng Nga vì Mỹ ngăn chặn Nga chiếm lại Đông Âu.

      - Mỹ mất lòng TQ vì Mỹ cản TQ chiếm trọn Biển Đông ….

      Để khắc phục sai lầm này thì Mỹ không nên làm mất lòng Nga và TQ bằng cách hay để yên cho Nga “thu hồi” lại Đông Âu như thời Xô Viết, và hãy để yên cho TQ nuốt trọn Biển Đông…có phải không Đức Vũ ??

      Chưa thấy một thằng VC nào ngang nhiên nói thật cái não trạng nô lệ Nga Hoa tồi tệ như anh Đức Vũ này !

      Xứng đáng là cháu ngoan của Hồ Chí Minh !

  4. Thanh Tùng says:

    Mỹ âm thầm chi 5 tỷ USD cho chính biến tại Ukraine

    Trả lời phỏng vấn báo giới Mỹ ngày 21/4, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu và Á Âu Victoria Nuland khẳng định, Washington đã dành 5 tỷ USD “để hỗ trợ cho những khát vọng của người Ukraine về một chính phủ mạnh mẽ hơn, dân chủ hơn”

    Trước đó, một đoạn video đã được đăng tải cho thấy, bà Nuland tới tham dự một hội thảo về Ukraine, được tổ chức tại Washington hồi tháng 12 năm ngoái. Trong bài phải biểu của mình, vị quan chức này tuyên bố Mỹ đã đầu tư 5 tỷ USD để hỗ trợ nền dân chủ tại Ukraine kể từ khi Liên Xô cũ sụp đổ.

    Sau đó, cố vấn Tổng thống Nga Sergei Glazyev khẳng định, những diễn biến tại Ukraine chủ yếu là khiêu khích của Mỹ và các nước thành viên NATO khác. Ông cũng đề cập đến thông tin bà Nuland tuyên bố liên quan đến những khoản tài trợ hàng tỷ USD.

    Trong bài phỏng vấn mới nhất với truyền thông Mỹ, bà Nuland thừa nhận một lần nữa việc Mỹ phân bổ 5 tỷ USD để hỗ trợ cho nền dân chủ tại Ukraine.

    “Số tiền này đã được chi ra để ủng hộ nguyện vọng của nhân dân Ukraine, về một chính phủ mạnh mẽ hơn dân chủ hơn, đại diện cho lợi ích của họ”, Nuland nói. Nhưng bà nhấn mạnh rằng “Mỹ không chi tiền để hỗ trợ phong trào Maidan”. Theo vị quan chức này, đó chỉ là “một phong trào bột phát”.

    Trước phát biểu của bà Nuland, báo giới Nga từng đăng tải một cuộc phỏng vấn khác với cựu sỹ quan tình báo Mỹ Scott Rickard trong đó khẳng định, tình báo Mỹ đã chuẩn bị những kịch bản cho những gì đang diễn ra tại Ukraine suốt hơn 20 năm qua, và đầu tư lớn cho nó.

    “Quá trình chuẩn bị cho những tuyên bố này mất 20 năm, và nguồn tài chính đến từ một tổ chức duy nhất của Mỹ là Cơ quan phát triển quốc tế, lên tới xấp xỉ 5 tỷ USD. Nhưng việc tài trợ cho những chương trình này được thực thi bởi tỷ phú George Soros, và chi phí là hơn 10 tỷ USD trong vòng 30 năm qua”, Rickard nói.

    Ông khẳng định khi lên kế hoạch phương Tây không nghĩ Nga sẽ có hành động quyết đoán. “Họ có lẽ chỉ cho rằng Nga sẽ thấy thất vọng – sau khi Mátxcơva đã làm việc rất thân thiết với Yanukovych.

    Nhưng Putin trong tình huống này lại có một bước đi chiến lược rất mạnh, mà nói như ngôn ngữ của phía chúng tôi, là thao túng các chính phủ và đưa những tên kẻ cướp lên nắm quyền. Dù có là gì đi chăng nữa, Mỹ đã mất 20 năm khổ sở chuẩn bị cho chiến dịch này. Tất cả đều được lên kế hoạch từ trước”, vị chuyên gia tình báo nói.

    Ông Rickard cũng gây chú ý khi cho biết, Mỹ có thể huy động số người tham gia biểu tình nhiều hơn con số 500.000 vài lần, cho dù dân số Ukraine là gần 50 triệu người. “Rõ ràng không có quá nhiều người được huy động cho dù quá trình chuẩn bị cho những việc này mất 20 năm”, Rickard nói.

    Hôm 22/2 vừa qua, chính quyền Kiev đã bị lật đổ trong một sự kiện có dấu hiệu đảo chính. Hạ viện Ukraine đã phế truất Tổng thống Viktor Yanukovych, thay đổi hiến pháp và ban bố kế hoạch bầu cử Tổng thống vào ngày 25/5 tới.

    Mátxcơva đến nay vẫn không công nhận chính phủ mới tại Kiev, đồng thời hoài nghi về quyết định của Hạ viện Nga. Hội đồng liên bang Nga đã trao cho Tổng thống Putin quyền sử dụng vũ lực tại Ukraine để bình thường hóa tình hình chính trị tại quốc gia này. Bộ ngoại giao Nga thì giải thích rằng, sự chấp thuận của Hội đồng liên bang không có nghĩa là quyền này sẽ được thực thi nhanh chóng.

    Thanh Tùng

  5. Phương Mai says:

    Obama không có tầm nhìn xa như Putin

    Tổng thống Nga có tầm nhìn xa, không giống như người đồng cấp Mỹ, đó là ý kiến của chuyên viên phân tích quân sự Mỹ Ralph Peters.

    Ông Peters nói: Các thỏa thuận tại Geneva là chiến thắng của ông Putin, nhưng là thất bại của Tổng thống Mỹ.

    Nhà phân tích Mỹ thừa nhận rằng thời điểm hiện nay Tổng thống Nga là “chính trị gia mạnh nhất, hiệu quả nhất và sáng chói nhất trên vũ đài quốc tế”.

    Theo ý kiến của chuyên viên Peters, ông Obama không có một số phẩm chất như ở Tổng thống Nga – đó là khả năng tư duy về triển vọng dài hạn và cố gắng thấy trước những gì sẽ diễn ra trong những thập kỷ tới.

    “Tầm nhìn xa này đem lại cho ông ấy (Vladimir Putin) sức mạnh khổng lồ”, nhà phân tích người Mỹ nhận xét.

    Tại Geneva ngày 17/4, các đại diện của Nga, Mỹ, EU và Ukraina đã thông qua văn kiện về cuộc khủng hoảng Ukraina, trong đó kêu gọi các bên trong cuộc xung đột hãy kiềm chế bạo lực, chủ nghĩa cực đoan và những động thái khiêu khích, mau chóng giải giáp các nhóm vũ trang bất hợp pháp, giải phóng những tòa nhà bị chiếm đóng trái phép và bắt đầu cuộc đối thoại quốc gia về cải cách Hiến pháp.

    Phương Mai

    • Trần Tưởng says:

      Đúng vậy , cả cái thế giới này ,từ cổ chí kim ,chả có ai ngang tầm với Pú-tin đại đế nhà ta .
      Hồ chí Minh ,Mao trạch Đông chỉ đáng xách dép . Vladimir Lenin họa may được làm học trò của
      đại đế Vladimir Pú hoo “sức mạnh khổng lồ ” .

      Hoan hô đại đế Pú hoo . Muôn năm trường trị , nhất thống … giang hồ !!!

      Vừa tung ,vừa sướng . Sướng nhà chưa đủ ,tranh thủ sướng tận mãi Liên Xô !
      Pú tin đi chị năm , vẹm ta tự sướng , thế này là thế nào ??!!!

      • Cù Lần Lửa says:

        Trăng Liên Sô thì to và sáng hơn trăng của Mỹ.

        Táo Trung cooc thì bự và ngoong hơn táo Pháp.

        Nhưng Cụ trong Lăng còn đó cho dân bịt mũi.

  6. Thì mấy com bò lạc ba sọc chủ bỏ quyên đã rống lên thảm thiết rồi. Đó là Dâm Tiện, Việt Tiến, Trúc Bạch v.v… các bạn không thấy sao? Nó rống như bị chọc tiết vậy vì người ta nói về sự thật mà nó không giám nghe để thấy một sự thật. Nó là con khỉ ở ngoài đảo Cô-tô Cẩm phả khi thấy lửa chúng thường vùi đầu vào cát tưởng làm làm vậy sẽ tránh được lửa cháy. Đấy là những con Vem ăn trực nằm chờ ở báo này đó. Một ngày tới đây các tiểu bang Hoa kỳ đồi độc lập tách ra thì chúng còn khốn nạn nữa. Vì đó là sách lược Mỹ đã chia cắt Nam tư xưa nên mới có Crimea nay. Nhân quả đó

    • DâM TiêN says:

      Ấy ! Bé Phương Uyên vẽ Ba Sọc trên tờ rơi, mà được ông chú
      Tư Xoang Long An trả tự do cấp thời đấy !

      À còn nói dìa Khe Sanh Ô Bá Mờ thua trí BU Chim, thì khoan khoan…

      Tư Bản sau Ô Ba Mơ…nó uýnh Liên Sô dẫy đành đạnh đó, mà, à ơi.

  7. Vẹm says:

    Nghĩ mà buồn cười cho các em Dư lợn viên ngu
    Nga nó bỏ CS rồi, dù nó hục hặc với Mỹ, với Tây thì nó vẫn là tư bản, nó vứt cờ búa liềm xuống cầu tiêu, chuồng chồ, hố phân… từ mấy chục năm rồi thề mà các em Dư lợn viên ngu vẫn tưởng nhớ dến thằng quan thầy cũ, thằng quan thầy cũ nó từ bỏ bọn chư hầu từ lâu rồi
    Thật tội nghiệp cho các em Dư lợn viên ngu như con bò vẫn gân cổ ca tụng quan thầy cũ

Leave a Reply to Trúc Bạch