WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nghĩ về hòa giải sau cuộc chiến nhìn từ một nghĩa trang

Loa

Đã từ lâu, tôi muốn viết một điều gì đó về ngày kết thúc chiến Bắc – Nam.

Nhưng biết viết gì? Mọi cuộc chiến tranh đều là nỗi bất hạnh cho đất nước, dân tộc, ngay cả khi đó là cuộc chiến chính nghĩa. Do vậy, khi một cuộc chiến đi qua, người ta muốn quên đi thật nhanh những nỗi kinh hoàng của nó đã đem lại.

Thế nhưng, có những điều đã không qua đi.

Những ngày hào hứng của con trẻ

Những ngày này 39 năm trước là khi tôi ở vào lớp trẻ con 13-14 tuổi, cái tuổi luôn hướng cái tai và cặp mắt ra ngoài, tìm tòi, hóng hớt mọi thông tin để chứng tỏ mình đã là người lớn. Cái tuổi này là tuổi dễ dễ bị tuyên truyền mua chuộc và kích động. Đây cũng là lứa tuổi rất sẵn sàng để gia nhập đội quân Hồng vệ binh sẵn sàng theo lệnh của Đảng đi giết người như ở Trung Quốc. Ở lứa tuổi đó, chúng tôi nô nức, hào hứng, thấp thỏm chờ những bản tin từ chiếc loa công cộng về những “chiến thắng ở “Miền Nam”. Báo chí thì hiếm nhưng những chiếc loa công cộng luôn sang sảng những bản tin “chiến thắng làm nức lòng” người dân miền Bắc.

Những bản tin liên tiếp từ thành phố nọ, đến tỉnh kia được “giải phóng” với tốc độ mà ngay cả tin tức truyền miệng cũng không đuổi kịp. “Nhịp bước thần tốc của quân giải phóng” đã nức lòng người dân miền Bắc vốn chỉ được ăn mỗi một món: Loa đài nhà nước và cán bộ tuyên truyền.

Với cái loa đó, đồng bào Miền Nam bao năm qua đã và đang phải rên xiết dưới ách thống trị của Đế Quốc Mỹ và Ngụy quyền Sài Gòn. Đồng bào Miền Nam đang đau khổ, đang kêu gọi chúng ta, những con người được may mắn có Đảng quang vinh lãnh đạo đang được sống dưới ở Thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa hãy “Tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì Chủ nghĩa Xã hội, mỗi người làm việc bằng hai”, “Tất cả cho sản xuất, tất cả cho tiền tuyến” “Thề cứu lấy nước nhà, thà hy sinh đến cùng”…

Không nức lòng sao được, không phấn khởi sao được, bởi vì khi đó nhân dân Miền Nam được mô tả:

Có những ông già, nó khảo tra
Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà
Có chị gần sinh không chịu nhục
Lấy vồ, nó đập, vọt thai ra”

Hay là:

“Có em nhỏ nghịch, ra xem giặc
Nó bắt vô vườn, trói gốc cau
Nó đốt, nó cười… em nhỏ hét
“Má ơi, nóng quá, cứu con mau”!
(Tố Hữu – Lá thư Bến Tre)

Và nay nhân dân Miền Nam đã được “giải phóng”. Vâng tất cả những chiếc loa, từ những chiếc loa đã tạo nên cho không chỉ lớp trẻ mà hầu hết mọi người dân Miền Bắc lúc bấy giờ một cảm giác rạo rực, phấn chấn, hồi hộp khi Miền Nam được “giải phóng” và nhân dân Miền Nam được thoát khỏi ách kìm kẹp của ngoại xâm. Họ cũng sẽ được hưởng niềm vui và hạnh phúc của Thiên đường XHCN, “Miền bắc thiên đường của các con tôi” – Tố Hữu.

Giải phóng!

Thế rồi, Miền Nam được “giải phóng”, nhân dân Miền Nam thoát “ách thống trị của Mỹ – Ngụy” để rơi vào ách thống trị của Đảng Cộng sản.

Với một số người, thì đây là lần thứ hai họ được người Cộng sản đến “giải phóng” và họ đã phải bỏ chạy. Lần thứ nhất là năm 1954 ở Miền Bắc. Khi Cộng sản tràn vào Miền Bắc, thì đã có hơn 1 triệu người di tản từ Bắc vào Nam.

Thế rồi, một cuộc bỏ phiếu bằng chân vĩ đại lần thứ hai đối với Cộng sản đã bắt đầu và càng ngày càng quyết liệt. Theo con số thống kê được của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) thì đã có gần một triệu người tham gia cuộc bỏ phiếu bằng chân này (Chính xác là 989.100 người). Con số chưa và không thể thống kê được đã phải bỏ quê hương chôn rau cắt rốn của mình đi tìm tự do, thì chắc sẽ rất lớn. Ngoài ra con số nạn nhân đã bỏ mình trên biển, bị chết khi tìm đến xứ sở tự do được ước tính khoảng nửa triệu người.

Những người ở lại thì sao?

Rất nhiều trong số họ đã được đi “tập trung học tập” dài hạn – một hình thức đi tù không cần án – cho đến ngày bỏ xác hoặc trở về trong đau thương, tủi nhục.

Rất nhiều trong số họ được nếm mùi của “chuyên chính vô sản” bằng những cuộc “Đánh tư sản mại bản” rồi “Cải tạo Công thương nghiệp tư bản tư doanh”… phút chốc cơ ngơi hàng bao đời bị cướp đoạt và cầm tù bởi họ chỉ có một tội lớn đối với Đảng là giàu có.

Rất nhiều trong số họ đã được sống cuộc đời của một “công dân hạng ba” kể từ đó. Những quân nhân, công chức của chế độ Việt Nam Cộng Hòa luôn sống trong mặc cảm rằng mình là tội nhân, những thương phế binh của một thời đã kiêu dũng ra cầm súng với lý tưởng sẵn sàng hi sinh cho đất nước, nay lầm lũi, tủi nhục kiếm ăn bằng mọi cách bên lề xã hội.

Kết quả là cả Miền Nam bạc nhược và mang tâm lý bại trận, tâm lý sợ hãi không chỉ trong các hoạt động tập thể mà ngay từ trong từng hơi thở, từng suy nghĩ của mỗi cá nhân. Và khi đó, được sống đã là “Ơn đảng, ơn chính phủ”. Để rồi, đến một lúc nào đó, nạn nhân lại quay về ca ngợi thủ phạm.

Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia ở Gettysburg

Tôi đến Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia Gettysburg, tiểu bang Pennsylvania của Hoa Kỳ vào một buổi chiều hè không có nắng. Con đường dẫn vào đây, vẫn còn dựng lại cảnh tượng chiến sự thời nước Mỹ nội chiến với hàng rào gỗ đan chéo bên đường, Cuối con đường là những quả đồi rộng lớn với bạt ngàn các ngôi mộ thuộc khu đất rộng 17 mẫu Anh (gần 7ha).

NghiatrangQDHK2

Không khí lành lạnh và trong vắt, thỉnh thoảng một cơn gió nhẹ thoảng qua làm những cành cây lay động nhè nhẹ tạo cảm giác âm khí ở đây khá nặng nề. Những người bạn tôi cùng đi cho biết: Đây là nơi cuộc nội chiến diễn ra ác liệt khủng khiếp. Quân Liên minh miền Nam và quân Liên bang miền Bắc đã đánh nhau suốt 3 ngày từ ngày 1 đến ngày 3/7/1863. Chỉ trong 3 ngày, thương vong của cả hai bên là khoảng 46.000 đến 51.000 người. Trận này thường được xem là một bước ngoặt quan trọng hơn cả của cuộc nội chiến Nam – Bắc nước Mỹ.

Tôi đi giữa các hàng mộ, cũng như các ngôi mộ khác của nước Mỹ, những ngôi mộ ở đây không đắp hoặc xây nổi. Ở đây, các ngôi mộ chìm dưới đất và phía trên là tấm biển ghi tên tuổi và các thông tin liên quan người nằm dưới mộ.

Những ngôi mộ ở nghĩa trang này nằm san sát bên nhau thành hàng, thành lối ngay ngắn dưới những tán cây đại thụ hoặc những thảm cỏ xanh. Điều đặc biệt là ở đây, tất cả đều là những người đã hi sinh trong cuộc chiến mà không có bất cứ sự phân biệt nào bên ta, bên địch, bên chiến thắng hay bên bại trận.

Tôi cố tìm một hàng chữ nào đó, một biểu hiện nào đó khả dĩ có thể phân biệt được đâu là những ngôi mộ của bên bại trận hoặc bên thắng trận. Nhưng tuyệt nhiên không hề có. Người bạn cùng đi giải thích cho tôi rằng: Ở đây, tại nghĩa trang này không có khái niệm “Quân Ngụy” hay “Quân ta” mà tất cả là những người đã ngã xuống tại trận chiến này, Nước Mỹ tôn trọng họ như trong bài phát biểu của Tổng thống Lincoln khi cung hiến nghĩa trang này, rằng đây là “nơi yên nghỉ cuối cùng của những người đã hiến dâng mạng sống mình để Tổ quốc được sống”.

Câu chuyện của người bạn bên cạnh đã đưa tôi đi từ ngạc nhiên đến kính phục. Một nước Mỹ hùng mạnh, một nước Mỹ xứng đáng được cả thế giới nể sợ không phải chỉ là bom nguyên tử, là vũ khí hiện đại hay sự giàu có, mà bắt đầu từ những xử sự của con người đối với con người.

Người bạn tôi kể lại câu chuyện rằng: Phần kết của trận chiến ở đây là khi tin đầu hàng của tướng Lee lan ra, tiếng súng của binh sĩ Miền Bắc vang lên để reo mừng chiến thắng. Ngay lập tức tướng Grant ra lệnh: “Quân đội miền Nam đã đầu hàng. Chiến tranh đã chấm dứt. Họ là đồng bào của chúng ta, chúng ta không được phép reo mừng trên chiến bại của họ.” Và tiếng súng đã ngưng bặt.

Sau 4 năm nội chiến làm 620 ngàn người thiệt mạng và hàng triệu người bị thương, các đô thị ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ bị tàn phá nặng nề. Theo điều kiện trong văn kiện đầu hàng, ngày 12/4 là ngày quân đội Miền Nam sẽ nộp súng ống và cờ xí cho quân đội Miền Bắc. Khi các binh sĩ Miền Nam đi theo đội ngũ tới địa điểm để giao súng ống và cờ xí, Đại tá Chamberlain đã ra lệnh binh sĩ của mình đứng nghiêm chào các chiến binh bại trận đang đi ngang qua để bày tỏ lòng kính trọng.

Viên tướng Gordon ghi lại: “Trong giây phút đó, không hề có một tiếng kèn hay tiếng trống, không một tiếng reo mừng, không một lời nói, không cả một tiếng thì thầm, không một cử động, nhưng là một sự tĩnh lặng khủng khiếp, mọi nhịp thở như ngừng lại và như thể họ đang nhìn những hồn tử sĩ đi qua”.

Đó là cách xử sự của người Mỹ thắng cuộc với người Mỹ thua cuộc.

Và Tổng thống Mỹ thời bấy giờ đã có bài diễn văn bất hủ kết thúc như sau: “Chính tại nơi đây, chúng ta quyết tâm để họ không chết vô nghĩa. Đất nước này, dưới tay Thiên Chúa sẽ có một nền tự do mới. Và một chính quyền của dân, do dân, vì dân sẽ không phải chết rục trên đất này”.

Nghĩ về hòa giải sau cuộc chiến

Đã hơn một thế kỷ sau cuộc nội chiến Bắc – Nam nước Mỹ, người Việt Nam chúng ta cũng đã kết thúc một cuộc chiến Nam – Bắc.

Tiếc rằng, ở đó có quá nhiều kẻ thù, quân “ngụy”. Ở đó chỉ có những màn reo mừng, cổ vũ, hò reo, pháo hoa để ăn mừng chiến thắng với cờ xí ngợp trời. Ở đó người ta vỗ ngực tự hào là đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, và “Từ nay vĩnh viễn không còn một tên xâm lược nào trên đất nước chúng ta” trong khi cả một quần đảo đang do nước ngoài “quản lý”.

Điều khác nhau là ở chỗ: Nếu như cách hơn 110 năm trước, những người lính Mỹ bại trận trong cuộc nội chiến được ưu tiên không thu ngựa chiến để đưa về quê nhà làm ăn, thì những người lính bại trận Việt Nam được đưa đi nuôi cơm bao năm sau đó trong nhà tù. Còn sau khi ra tù, họ, con cái họ hàng nhà họ vẫn còn bị hệ lụy đến tận bao đời sau.

Điều khác nhau là ở chỗ: Nếu nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia Gettysburg đã chôn tất cả những người lính như nhau không phân biệt, thì hơn 150 năm sau ở Việt Nam từ Bắc đến Nam đâu đâu cũng trắng những Nghĩa trang liệt sĩ quân đội Miền Bắc. Còn quân đội Việt Nam Cộng Hòa có một nghĩa trang Biên Hòa thì đã bị đưa vào Khu quân sự, nghĩa là không ai được tự do đến để thăm viếng, cho đến gần đây mới được chuyển sang dân sự. Ở đó những nấm mồ bị cây cối ăn rễ xuyên thủng, những tấm bia bị đập nát, không thể phân biệt được danh tính của người dưới mộ…

Nếu như trong khi người dân không đội mũ bảo hiểm thì lập tức công an đánh chết, thì những thương binh miền Bắc đang có thể tự do chế xe ba bánh đàng hoàng chở hàng bất chấp cồng kềnh nguy hiểm khi lưu thông mà không ai dám ngăn cản. Thì những thương phế binh miền Nam đã âm thầm tủi nhục, để bán tờ vé số thậm chí xin ăn để sống qua ngày.

Nếu như, sau chiến tranh, nước Mỹ đã “quyết tâm để họ không chết vô nghĩa” thì ở Việt Nam, gần bốn chục năm qua, những người bên bại trận vẫn ngầm hoặc công khai được nhắc nhở rằng: “Họ là tội đồ và được sống là nhờ ơn đảng, ơn nhà nước”.

Mà không chỉ với những binh sĩ bên bại trận, sự phân biệt còn ở cả những người của bên thắng trận nhưng đã hy sinh ở cuộc chiến nào. Và thật vô phúc cho họ, nếu họ đã ngã xuống trong cuộc chiến chống sự xâm lược của anh bạn 16 chữ vàng và 4 tốt của Đảng Cộng sản.

Vậy, đâu là vướng mắc cần hóa giải để lời kêu gào “Hòa Giải” trên mảnh đất này thành sự thật, để mọi người con đất Việt có thể chung sức chung lòng lo xây dựng non sông?

Hà Nội, ngày 29/4/2014

J.B Nguyễn Hữu Vinh (Blog RFA)

 

88 Phản hồi cho “Nghĩ về hòa giải sau cuộc chiến nhìn từ một nghĩa trang”

  1. tinh-hồng says:

    Cộng sản việt Nam rất giỏi về nghệ thuật tuyên truyền. lấy dân làm gốc. có mục đích cụ thể- lấy tiền bạc của cải của người giàu cho người nghèo, nhờ vậy mà cách mạng thành công.
    VNCH đa phần là miền đất của các nhóm người tha phương cầu thực, cùng dân bản địa thì bị đồng hóa thui chột ý chí chiến đấu , nên khi cách mạng xảy ra mạnh ai lo thân nấy nên để mất nước mất đất là chuyện hiển nhiên.
    “PHẢI THỦ TIÊU CỘNG SẢN THẬT NHANH VÀ BẰNG MỌI GIÁ”(Lại mạnh Cường). Lấy điếu cày đánh cộng à! 39 năm biết bao cái miệng thốt ra , banh họng nhưng cộng ngày càng mạnh lên dễ gì đánh tan.

    • Lão Ngoan Đồng says:

      CS trước hứa hão, lấy của người giầu chia cho người nghèo ,bằng cách làm cách mạng để lập nên chính quyền chuyên chính vô sản.

      Giờ thì rõ mặt thật, chính quyền CS là bọn bán nước buôn dân. Tiền ăn cướp của người dân đều chui hết vào túi bọn CS. Chưa hết lại bán đảo bán biển bán tài nguyên bán rừng bán đât bán mỏ bán cả người lao động nữa cho ngoại bang để vở vét cho đầy túi tham

      Hê quả đất nước lầm than tụt hậu với ô nhiễm môi sinh, người bệnh tùm lum và kô có thuốc chữa trị hay thày thuốc vô đạo đức chỉ biết cắt cổ uống máu bệnh nhân. Ấy cũng bởi học theo đạo đức cáo già Hồ cùng bọn lãnh tụ CS.

      Do đó mà dân oan giáo oan cùng dissidents ngày một gia tăng, khắp nơi nổi dậy đòi DÂN QUYỀN DÂN CHỦ DÂN SINH. Ấy cũng bởi CS dám gây hấn với dân.

      Dân là nước nhà nước là thuyền. Chở thuyền cũng là nước mà lật thuyền cũng là nước.
      Chính dân trong nước sẽ đứng lên lật đổ bạo quyền CS. Ta đây ở ngoài này chỉ ngó xem chừng lúc nào bọn CS và tay sai như tinh-hồng chết đứ đừ thôi.Nghe thủng chưa tôhô !

      Tóm tắt, CỘNG SẢN ĐANG TỰ ĐÀO HỐ CHÔN MÌNH KHI GÂY HẤN VỚI DÂN !

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư Y trị :-) !

    • Bút Thép VN says:

      Đúng là chém gío, nói phét, ngụy biện “hót” như vẹt!

      Tại sao khi chiến tranh chấm dứt thì có hàng triệu người bỏ nước ra đi?

      Đây là lời ngụy biện của Đại sứ (VC) Nguyễn Khắc Huỳnh: “Về nguyên nhân thì thứ nhất là trong suốt thời gian chiến tranh, quân đội, các nhà chức trách Mỹ cũng như chính quyền Sài Gòn qua mấy đời tổng thống đều tuyên truyền nếu Việt Cộng về sẽ có nạn tắm máu. Sau 30.4.1975 nhiều người đã lo lắng chuyện “tắm máu” vì vậy việc đầu tiên họ tính là ra đi. Có mấy loại người ra đi: người thuộc chính quyền cũ, những người thấy làm ăn không thuận lợi, người giàu có và sau là những người sợ tắm máu“.

      => Đúng là không có tắm máu giống như bọn Pol Pot (Khmer đỏ) với hơn 2 triệu người bị cáp duồn, mà chỉ có hơn 300,000 người thuộc chế độ cũ bị đẩy vào nhà tù không án với mỹ từ “trại cải tạo” để họ chết dần chết mòn, hàng trăm ngàn người khác đã bị đẩy đi vùng kinh tế mới để đảng và nhà nước cướp tài sản và nhà cửa!

      trích: “Có một số người nữa thấy kinh tế Việt Nam đã nghèo lại còn bị chiến tranh tàn phá nên cũng kiếm đường ra đi“.

      => Tên “Đại sứ” này ngu hết biết! Trong khi chiến tranh thì không chỉ bị tàn phá, đói khổ, thế mà nhân dân đã không chịu bỏ nước ra đi, nhưng khi “hoà bình” thì nguời dân ùn ùn liều chết vượt biển, vượt biên, đó là vì người dân trốn chạy “chính quyền mới” như sợ bịnh phong cùi!

      Trích tiếp; “Một lý do nữa, chúng tôi chiến trận thì biết nhưng làm kinh tế chưa nắm được tình hình, chưa làm tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân nên họ bỏ ra đi“.

      => Như vậy là tên “Đại sứ” này đã nhận ra cái “dốt” của CSVN, những kẻ chỉ mạnh tay bắn giết và phá hoại, nhưng không có khả năng xây dựng?

      Trích tiếp: “Nguyên nhân cuối cùng là việc thống nhất đất nước qua con đường chiến tranh thì đã làm tốt nhưng việc tranh thủ lòng người thì chưa làm tốt, chưa thực hiện hòa hợp tốt“.

      => “tranh thủ lòng người thì chưa làm tốt”? Như vậy là suốt mấy chục năm chiến tranh nhân dân miền Bắc bị bắt buộc phải “thắt lưng buộc bụng”, chịu đói rách? Thanh niên bị bắt ép, tống khứ vào Nam với “sinh bắc tử nam”? Và đây là câu trả lời rõ nét nhất, không chỉ cho Nguyễn Khắc Huỳnh, mà còn cho toàn bộ đảng CSVN:

      VN: 39 năm nhìn lại .

      Trích tiếp; “Tôi cũng bổ sung thêm: Dù nguyên nhân gì và những người ra đi khỏi Việt Nam như thế nào, chúng tôi luôn luôn coi họ thuộc dân tộc Việt Nam và luôn luôn sẵn sàng mở cửa để ai về thăm, ai về nước, ai liên lạc lại, cả ba mức đó chúng tôi đều chấp nhận, mở cửa rộng rãi“.

      => Nói mà không biết ngượng? Khi người ta chạy trốn thì chửi là “đĩ điếm, bất hảo”. Nhưng khi người ta về nước với rủng rỉnh $ thì “sẵn sàng mở cửa đón tiếp”! Tại sao đến bây giờ, sau 39 năm hoà bình và “thống nhất” mà người dân vẫn tìm đủ mọi cách để bỏ nước ra đi?

      Đây là câu trả lời; Tại vì đảng và nhà nước CSVN là lũ bất nhân, bọn cướp ngày, suốt 39 năm qua vẫn thẳng tay bóc lột và ăn cướp tài sản, ruộng đất của nhân dân! hèn với kẻ thù TQ, nhưng ác với nhân dân!

  2. Hòa giải là phải thật tâm.
    Cộng sản muốn hòa giải, hòa hợp, vậy sao ta không chịu?
    http://chemgiocatuan.blogspot.com/2014/04/hoa-hop-hoa-giai-can-oi-mat-moi.html

    • Thích Nói Thật says:

      Lý Công Hợp says: “Cộng sản muốn hòa giải, hòa hợp, vậy sao ta không chịu?

      Đúng là “Hòa giải là phải thật tâm”, nhưng kẻ cướp đã cướp chiếm hết tài sản, làm tan nát gia đình, khiến bác Hợp chạy trối chết để thoát thân!

      Nay nó đứng trong nhà bác, chìa bàn tay ra (to họng) muốn hoà giải, nhưng nhà cửa không chịu trả lại, không một lời xin lỗi. Vậy bác có chịu không hỉ?

  3. Minh Đức says:

    Khi viết các câu thơ trên, Tố Hữu không hề sống tại miền Nam để biết đời sống miền Nam ra sao mà chỉ ngồi tưởng tượng ra các tội ác thật tàn ác, ghê tởm cốt để làm sao dân căm ghét chính quyền miền Nam và Mỹ, không cần biết tội ác đó có thực sự xảy ra hay không. Nếu đọc bài Địa Chủ Ác Ghê do ông Hồ Chí Minh viết, trong đó bịa ra các tội ác của bà Nguyễn Thị Năm thì thấy hai bác, cháu cùng một môn phái.

  4. TTT says:

    Cám ơn ông Nguyễn Hữu Vinh đã cho đọc một bài viết rất thật về những lớp trẻ bị lừa phỉnh bởi đảng Cộng Sản tại miền Bắc trước năm 1975 trong phần đầu của bài viết..

    Từ xưa tới nay tôi chưa chửi thề nhưng khi đọc mấy câu thơ của tên súc vật Tố Hữu tôi phải chửi là ĐM mày Tố Hữu!

  5. Minh Đức says:

    Trich: “Người bạn cùng đi giải thích cho tôi rằng: Ở đây, tại nghĩa trang này không có khái niệm “Quân Ngụy” hay “Quân ta” mà tất cả là những người đã ngã xuống tại trận chiến này”

    Lê Nin mà đến viếng nghĩa trang này thì ông ta sẽ nói:

    - Thế này thì hỏng. Như thế là đánh đồng ta và địch. Như thế là thiếu tính giai cấp, là phản động.

    Người Mỹ họ đếch cần chủ nghĩa, họ đối xử với mọi người như nhau. Vì cách đối xử bình đẳng mà bao nhiêu người muốn đến Mỹ sống và làm việc. Nghĩa là đóng góp cho sự giàu mạnh của Mỹ.

    Chế độ Đức Quốc Xã thì phân biệt chủng tộc, xem kẻ khác chủng tộc với mình như kẻ thù, tha hồ thẳng tay giết chóc. Chế độ Cộng Sản theo thuyết đấu tranh giai cấp, xem kẻ khác giai cấp với mình như là kẻ thù, có thể thẳng tay giết chóc. Vì thế mà hàng chục triệu người Nga bị giết. Kẻ khác giai cấp lại cũng là đồng bào của mình. Cái thuyết đấu tranh giai cấp đưa đến thái độ đối xử phân biệt với chính đồng bào mình. Ở Mỹ, người ta đối xử không phân biệt chủng tộc, không phân biệt giai cấp. Anh đến nước này anh sống và làm việc theo luật pháp. Còn anh da màu gì, thuộc chủng tộc gì, thuộc giai cấp gì, theo tôn giáo gì, từ nước nào đến thì đó không phải là điều đáng phải ghi nhận để theo đó mà đối xử.

    Chế độ CS xem việc xét lý lịch là rất quan trọng. Ở Mỹ, xét lý lịch, người ta gọi là profiling, bị xem là chính sách dở, là tạo ra hậu quả tiêu cực cho xã hội. Vì kẻ nghĩ rằng mình bị xem là thành phần xấu sẽ sống ngoài lề xã hội, ngấm ngầm bất mãn, là nguồn bất ổn cho xã hội trong tương lai.

  6. Nguyễn Văn says:

    Tôi vừa viết một còm về hòa giải và vừa gửi đi thì lại được đọc bài này.

    Cám ơn tác giả Nguyễn Hữu Vinh.
    Xin mọi người đừng quên những bài học đau thương mà đảng cộng sản VN đã và còn đang áp đặt trên đất nước. Đảng đã lừa dối và tàn ác với ngay chính người dân mình mà đế quốc, thực dân cũng không tàn ác như thế.

    Hòa giải là cái bánh vẽ như mọi cái bánh vẽ khác đảng đã vẽ cho dân trong quá khứ!

  7. Bị lầm đường lạc lối says:

    Tuyên truyền Việt cộng bịp bợm kích động hận thù, khiến 4 triệu cán binh chết thảm như những con thiêu thân trong lò lửa chiến tranh. Thế còn bên phe ta thì sao ?

    Tổng Thống Richard Nixon: “Không có biến cố lịch sử nào của nước Mỹ mà bị hiểu lầm nhiều hơn cuộc chiến Việt Nam. Lúc ấy nó đã bị tường trình sai, và ngày nay nó bị nhớ sai. Hiếm khi nào nhiều người đã sai lầm đến thế. Chưa bao giờ sự hiểu lầm về cuộc chiến đó có những hậu quả bi thảm đến như vậy”
    ——————————————————————————————
    Nixon:”Có quá nhiều trí thức Mỹ và những bậc thượng lưu ưu tú của nền văn hóa Mỹ đã tự tỏ ra là họ xuất sắc sáng lạn, nhưng họ bị chột một con mắt: Họ có xu hướng chỉ thấy điều xấu xa ở phía bên Hữu, chứ không thấy xấu ở phía bên Tả. Họ có thể cực kỳ đơn sơ và ngây thơ về những thực tế của cuộc chiến toàn cầu mà chúng ta đang chiến đấu trong đó. “Chiến tranh là xấu”. “Hòa bình là tốt”. Ngày nay, vấn đề Phương Tây sống hay chết nằm trong tay lực lượng ưu tú mới của mình.
    Nước Mỹ thua ở Việt Nam vì lực lượng ưu tú này luôn luôn mô tả trước là Diệm rồi sau là Thiệu là những nhà độc tài tham nhũng, và rằng cuộc chiến là xấu xa không đáng để tham chiến. Họ làm ngơ không đếm xỉa đến điều là nếu không chiến đấu thì sự thể sẽ còn tồi tệ hơn như thế nào….Các đài truyền hình thì lãng mạn hóa đối phương gọi chúng là những nhà cách mạng, cũng giống như tờ Nữu Ước Thời Báo lãng mạn hóa phe Fidel Castro hai thập niên trước, làm cho cuộc cách mạng của hắn ta trở nên chính đáng, và làm cho hắn ta nắm chắc phần thắng”.

    • Minh Đức says:

      Trích: “Tổng Thống Richard Nixon: “Không có biến cố lịch sử nào của nước Mỹ mà bị hiểu lầm nhiều hơn cuộc chiến Việt Nam.”

      Đó là vì phe CS dùng lối tuyên truyền dối trá, mô tả đời sống ở các nước XHCN rất là tốt đẹp, không có những cái xấu của xã hội tư bản, còn chính quyền các nước đang chống lại Cộng Sản là các chính quyền quân phiệt, hiếu chiến, trong khi trên thực tế xã hội tại các nước XHCN được tổ chức để chuyên phục vụ cho chiến tranh, bắt dân sống kham khổ, bất chấp các quyền con người.

  8. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa tác giả,

    Theo tôi nghĩ đôi điều như sau:

    1/
    Nguyễn Duy kết luận trong hai câu cuối, của bài thơ Đá Ơi gồm sáu câu :
    Nghĩ cho cùng, trong mọi cuộc chiến tranh. Phe nào thắng, nhân dân đều bại !

    2/
    Những kẻ cầm quyền CS hiện nay đã lộ rõ chủ trương đường lối của họ tóm gọn như sau:
    Thà mất nước hơn mất đảng và đám công an bảo vệ đảng thì “còn đảng còn mình”, làm kim chỉ nam.

    Tóm lại, CS phạm tội diệt chủng, qua hành động bán nước buôn dân, nguyện làm tay sai cho Tàu, Nga …

    3/
    Kết, PHẢI THỦ TIÊU CỘNG SẢN THẬT NHANH VÀ BẰNG MỌI GIÁ

    Lại Mạnh Cường

    • Cẩu trệ says:

      Rất…rất đồng ý lời của LMC “phải thủ tiêu cộng sản thật nhanh và bằng mọi giá”…Tôi cũng chỉ nghĩ đến giải pháp quyết liệt và cuối cùng nầy.

    • noileo says:

      “NGHĨ CHO CÙNG, TRONG MỌI CUỘC CHIẾN TRANH PHE NÀO THẮNG NHÂN DÂN … ĐỀU BẠI” ?!?!?

      ***** Phe VNCH thắng, nghĩa là VNCH đẩy lui & ngăn chặn đuọc cuộc xâm lăng tội ác của quân cộng sản VNDCCH & Hồ chí Minh độc ác vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu, [cũng như chiến thắng của Nam hàn chỉ là đẩy lui & ngăn chặn đuọc cuộc xâm lăng của quân cộng sản bắc hàn], người lính miền nam tự do ngừng lại tại vùng biên giới giữa 2 miền, giữa 2 nước, không một người lính miền nam tự do nào đặt chân lên miền bắc cộng sản.

      Phe VNCH thắng, người dân miền bắc, người dân VNDCCH cộng sản không mất một hạt gạo, không mất một hột muối, [nếu có mất gì cho bọn đảng viên cộng sản có chức có quyền, thì điều này không thuộc trách nhiệm của VNCH]

      Phe VNCH thắng, người trí thức xã hội chủ nghĩa ở miền bắc, người trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chứng gian ở miền bắc xã hội chủ nghĩa không mất đi một quyển kinh các mác, không mất đi một trang kinh làm chứng gian nào

      Phe VNCH thắng, thì người dân miền bắc, người dân VNDCCH cộng sản chỉ bị mất đi cơ hội sinh bắc tử nam.

      Như vậy chiến thắng của VNCH chắc chắn cũng là chiến thắng của người dân cả 2 miền nam bắc.

      ***** Như nguời ta đã biết, Thái lan, Đại hàn trước 1975 vẫn thua VNCH về mọi mặt kinh tế cũng như chính trị (đơn cử như ở Thái lan, ở Đại hàn, trứoc 1975, cũng như ở VNDCCH cộng sản… đều có những cuộc quân đội đàn áp chính trị, thảm sát người dân, nhưng ở VNCH thì tuyệt đối không có) (cho đến tận ngày nay, đã vào thế kỷ 21, tại VN dưới ách cai trị cộng sản Hồ chí minh vẫn còn những cuộc quân đội đàn áp chính trị thảm sát người dân) mà ngày nay Thái lan & Đại hàn đã tiến lên thế nào!

      Với những gì đã có từ trước 1975, với nền giáo dục khai phóng & nhân bản & dân tộc, với sự hơn hẳn VNDCCH cộng sản, hơn Thái lan, hơn Đại hàn về mọi mặt chính trị & kinh tế, chắc chắn là nếu VNCH chiến thắng, dẩy lui & ngăn chặn đuọc cuộc xâm lăng tội ác của cộng sản VNDCCH & Hồ chí Minh phản quốc thì hẳn là VNCH ngày nay, nếu không hơn nhiều thì ít, hoặc cũng phải bằng Đại hàn & Thái lan, nếu, trong tường hợp xấu, vì chién tranh mà bị chậm tốc độ phát triển, chắc cũng không thua kém là bao!

      ***** Riêng phần người dân VNDCCH, thì như đã nói, nếu VNCH chiến thắng, thì người dân VNDCCH sẽ không phải đi biển người theo mô đen đồ tể Võ NGuyên Giáp, sẽ không phải đi “sinh bắc tử nam” theo lệnh Hồ chí Minh & lê Duẩn gian ác,

      và nếu quý các nhà trí thức hà nội & sĩ phu bắc hà không động đậy gì, hơn thế nữa, vẫn cứ như “trí thức” Lê Hồng Hà vửa rồi, che dấu tội ác cộng sản Hồ chí Minh & tội ác cộng sản VNDCCH, bịp bợm rao giảng “công đức” hồ chí minh bán nước rước Tàu vào VN, bịp bợm rao giảng công đức đảng cộng sản VNDCCH phản quốc,

      thì toàn thể người dân miền bắc, sau cuộc chiến thắng của VNCH, sẽ mãi mãi đuọc ổn định xây dựng chủ nghĩa xã hội theo cách riêng của cộng sản bắc Việt, như người dân Bắc hàn đang xây dựng chủ nghĩa xã hội theo cách riêng của bắc hàn cộng sản.

      ***** Nói tóm lại, luận điệu “NGHĨ CHO CÙNG, TRONG MỌI CUỘC CHIẾN TRANH PHE NÀO THẮNG NHÂN DÂN … ĐỀU BẠI” chỉ là ngớ ngẩn nếu đem áp dụng cho cuộc chiến tranh tự vệ của VNCH chống lại cuộc chiến tranh xâm lăng tội ác của cộng sản VNDCCH & Hồ chí Minh vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu,

      rõ ràng cái luận điệu “… phe nào thắng nhân dân đều bại… chỉ là luận điệu bịp bợm của bọn trí thức đứng giữa háng hòng đánh đồng cuộc chiến tranh tự vệ của VNCH với cuộc chiến tranh xâm lăng tội ác của cộng sản VNDCCH & Hồ chí minh, hòng chạy tội, hòng xóa mờ tội ác cho bọn cộng sản VNDCCH & HCM phản quốc vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu,

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Đọc lý luận của noileo tôi thấy có những điểm VÔ LÝ vì quá ẤU TRĨ:

        1/
        Giả dụ VNCH thắng trận với những giả dụ tiếp theo đẹp …. như trong mơ.

        Chẳng ai nghĩ là VNCH cũng như Mỹ sẽ thắng trận ở VN cả. Tại sao ư ?

        Sau khi Tàu công chiếm toàn Hoa lục 1949, Mao đã phát động ngay sự bành trướng chủ nghĩa CS ra các lân bang. Cụ thể ngay tức thì từ năm 1950 đã đưa quân xâm lăng Tibet, xúi Bắc Hàn tấn công Nam Hàn ,cũng như viện trợ quân sự dồi dào cho Việt Minh mở chiến dịch biên giới dọc theo quốc lộ Bốn đánh bại Pháp một trận lớn.
        Chính vì thế mà các chiến lược gia Mỹ nghiên cứu và sau đó đưa ra THUYẾT DOMINO để thuyết phục chính giới và dân Mỹ đi làm một cuộc phiêu lưu chính trị và quân sự ở Đông Á. Thế là Mỹ can thiệp mạnh ở bán đảo Trìêu Tiên nhằm đẩy lui quân Bắc Hàn và dự định chiếm luôn toàn bộ nhằm bao vây chặt Tàu cộng lại. Thế mà Mao cho chí nguyện quân trực tiếp nhảy vào vòng chiến. Chiến tranh kéo dài trong vài năm và cuối cùng đất nước chia đôi thành Bắc và Nam Hàn.

        Từ đó Mỹ học được bài học xương máu, Tàu cần một VÙNG TRÁI ĐỘN bao quanh, để cho Mỹ và đồng minh (ở gần đó là Nhật) có thể dễ dàng tiếp cận sát sườn mà nhập nội đánh mình bằng vũ khí tối tân cùng và quân đội tinh nhuệ.

        Vì thế Mỹ thấy cần phải thay chân cho thực dân Pháp, để trực tiếp can thiệp ở bán đảo Đông Dương bằng sự BE BỜ TỪ XA, không cho chủ nghĩa CS lan rộng ra thêm nữa ở Đông Nam Á. Hệ quả là Mỹ không viện trợ cấp tập cho Pháp ở Điện Biên Phủ, cũng như bỏ hẳn dự trù ném bom nguyên tử loại nhỏ để tiêu diệt quân chủ lực của Vẹm ở ngoài Bắc đang tham gia trong trận DBP (khoảng ba sự đoàn: hai sư đoàn tham chiến và một sư đoàn dự bị đứng ngoài, cùng một loạt những đơn vị trọng pháo độc lập khác).
        Chiến lược gia Mỹ thấy rõ là không thể bảo vệ được toàn VN, mà đánh nhường cho Vẹm ngoài Bắc và trong Nam sẽ thay chân Pháp để giữ vững phòng tuyến chống Cộng như ở bán đảo Triều Tiên. Mỹ mà giúp Pháp đánh mạnh thì Mao lại cho đổ quân vào miền Bắc thì vỡ nợ. Bởi quân Tàu đông như kiến, chết vài triệu không sao, trong khi Mỹ cũng đã mệt mỏi sau thế chiến Hai, do thời hậu chiến phải gồng mình tái thiết Tây Âu chống lại Liên Xô, cũng như giúp cho Nhật phục hồi để thành đồng minh mạnh ở Viễn Đông nhằm chế ngự Tàu cộng, nếu như Bắc Hàn lại hung hăng xâm lăng Nam Hàn lần nữa. Lúc đó Nhật sẽ đủ mạnh mà giúp Mỹ đánh Tàu. Vả chăng Nhật là nút chặn Tàu cho Mỹ ở mặt phía Tây nước Mỹ. Nhật mà theo Tàu thì Mỹ sẽ bi đe doạ ở mặt này.

        Tóm lại,chẳng bao giờ Mỹ đi tìm một chiến thắng ở bán đảo Đông Dương để khích động Tàu có cớ làm to chuyện và đưa quân đóng chốt ở các nơi này. Chả khác gì Mỹ đẻ ra khối NATO rồi sau này Khối Liên Phòng Đông Nam Á, để cho quân đồn trú ở Philippines, Việt Nam, Thái Lan … sẵn sáng đối phó với Tàu khi cần thiết.

        Kết, như đã nói VNCH chỉ lo phòng thủ dùm cho Mỹ để chủ nghĩa CS không lan rộng khắp vùng Đông Nam Á.

        Nếu thế chẳng cần bàn thêm nữa chuyện đối xử nhân đạo có tình có lý của VNCHđối với dân miền Bắc dưới chế độ CS ra sao.
        Hãy nói chuyện thực tế hơn là nói chuyện vớ vẩn không thể có (impossible), nếu không là kẻ mộng du chính trị.

        2/
        VNCH trước 1975 hơn Nam Hàn và Thái Lan ???!

        Lại nằm mơ khi dám ăn nói quàng xiên như thế. Bọn lính Đại Hàn (sư đoàn Bạch Mã) qua giúp ở miền Trung, đánh đấm ra sao ai cũng rõ. Bọn nó truyền bá môn võ Taiwando ra sao ai cũng biết bọn nó mạnh chừng nào. Tôi có người anh rể họ làm ở đài truyền hình số 9 trên góc đường Hồng Thập Tự và Đinh Tiên Hoàng, được sang Hán Thành (Seoul) dự Hội chợ quốc tế ở đó và khi về khen hết lời bọn Đại Hàn (CS giò gọi là Hàn quốc).

        Riêng tôi được nghe các ông thày của mình trong trường đại học khen bọn Thái Lan cũng nhiều. Đại hội Y học Nhiệt đới tổ chức ở khuôn viên đại học Yk Sg hè 1974 cho thấy bọn Thái Lan rất khá về mặt y khoa, bởi thời nội chiến VN hai xứ được hưởng lợi nhiều nhất là Thái Lan và Nhật (bọn lính Mỹ đi phép nghỉ xả hơi và làm căn cứ hậu cần cho quân đội Mỹ để tiến hành chiến tranh VN dễ dàng. Chẳng hạn phi trường Utapao là nơi xuất kích các chuyến bay tấn công quân CS ở cả hai miền Nam Bắc. Cho nên hai nuớc này nhận vô khối ngoại tệ là Mỹ kim, giúp cho trữ kim gia tăng va giúp cho kinh tế phát triển)
        Cứ nhìn lịch sử Thái Lan luôn luôn thanh bình, không chịu cảnh chiến tranh, như bị dân da trắng xâm lăng, hay dinh vào hai cuộc thê chiến … đủ thấy họ có nhiều cơ hội phát triển hơn các lân bang rất nhiều.

        Tóm lại, nên chịu khó nghiên cứu kỹ và dùng cái đầu tỉnh táo mà suy luận, hơn là ăn theo nói theo những kẻ đầu óc đầy thành kiến, lại thêm tự mãn cho mình là cái rốn vũ trụ.

        Thôi nghĩ rằng như thế đủ để cho noileo, ngày đêm vắt chân lên trán mà suy ngẫm cho thấm ý hơn nữa. Đừng tưởng dùng ngôn từ đao to búa lớn, lý luận quàng xiên để chụp mũ cho người không cùng chính kiến những cái mũ vớ vẩn nữa nhé.

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear noileo,

        Qua báo cáo này của tổng thống Nixon cho thấy rõ từ thập niên 60 trở đi Thái Lan đã chuyển mình và thành công xây dựng kinh tế phát triển hàng năm trên 6%, chủ yêu là về mặt hàng xuất khẩu.

        Trong khi đó VNCH càng về sau càng lụn bại bởi chiến tranh gia tăng. Thời ông Dịêm còn xuất cảng gạo. Sau khi ông Diệm bị đảo chánh, dần dần dân phải ăn gạo nhập cảng từ Thái Lan, mà dân gọi là gạo Mỹ bởi do tiền viện trợ Mỹ.
        Xi măng không phải nhập hay có nhập cũng ít, đó là nhờ Mỹ đã cho xây dựng nhá máy xi măng Hà Tiên ở Thủ Đức.

        Các công trình Mỹ làm được rất đáng giá. Đó là xa lộ Biên Hoà và nhà máy xi măng Hà Tiên, cũng như trường y khoa SG. Sau này được nổi tíêp xa lộ Đại Hàn để thành vòng đai bao quanh Sài Gòn.
        Có thể kể thêm quân cảng Cam Ranh, nhưng chỉ để phục vụ cho quân Mỹ.

        LNĐ

        http://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v01/d3

        Foreign Relations of the United States, 1969–1976
        Volume I, Foundations of Foreign Policy, 1969–1972, Document 3
        3. Article by Richard M. Nixon1

        (…)
        India still is a staggering giant, Burma flirts with economic chaos, and the Philippines, caught in a conflict of cultures and in search of an identity, lives in a precarious economic and social balance. But the most exciting trends in economic development today are being recorded by those Asian nations that have accepted the keys of progress and used them. Japan, Hong Kong, Taiwan, Thailand, Korea, Singapore and Malaysia all have been recording sustained economic growth rates of 7 percent a year or more; Japan has sustained a remarkable average of 9 percent a year since 1950, and an average 16.7 percent per year increase in exports over the same period. Thailand shifted into a period of rapid growth in 1958 and has averaged 7 percent a year since. South Korea, despite the unflattering estimates of its people’s abilities by the average G.I. during the Korean War, is shooting ahead at a growth rate that has averaged 8 percent a year since 1963, with an average 42 percent a year increase in its exports.
        (…)
        wikipedia

        Economy of South Korea
        Rapid growth from 1960s to 1980s

        South Korea’s real gross domestic product expanded by an average of more than 8 percent per year, from US$2.7 billion in 1962[41] to US$230 billion in 1989,[42] breaking the trillion dollar mark in 2007. Nominal GDP per capita grew from $103.88 in 1962[43] to $5,438.24 in 1989,[44] reaching the $20,000 milestone in 2007. The manufacturing sector grew from 14.3 percent of the GNP in 1962 to 30.3 percent in 1987. Commodity trade volume rose from US$480 million in 1962 to a projected US$127.9 billion in 1990. The ratio of domestic savings to GNP grew from 3.3 percent in 1962 to 35.8 percent in 1989.

        The most significant factor in rapid industrialization was the adoption of an outward-looking strategy in the early 1960s. This strategy was particularly well suited to that time because of South Korea’s poor natural resource endowment, low savings rate, and tiny domestic market. The strategy promoted economic growth through labor-intensive manufactured exports, in which South Korea could develop a competitive advantage. Government initiatives played an important role in this process. The inflow of foreign capital was greatly encouraged to supplement the shortage of domestic savings. These efforts enabled South Korea to achieve rapid growth in exports and subsequent increases in income.

        By emphasizing the industrial sector, Seoul’s export-oriented development strategy left the rural sector relatively underdeveloped. Except for mining, most industries were located in the urban areas of the northwest and southeast. Heavy industries generally were located in the south of the country. Factories in Seoul contributed over 25 percent of all manufacturing value-added in 1978; taken together with factories in surrounding Gyeonggi Province, factories in the Seoul area produced 46 percent of all manufacturing that year. Factories in Seoul and Gyeonggi Province employed 48 percent of the nation’s 2.1 million factory workers. Increasing income disparity between the industrial and agricultural sectors became a serious problem by the 1970s and remained a problem, despite government efforts to raise farm income and improve rural living standards.

  9. TBA says:

    Bài viết rất hay, thật cảm động…

Leave a Reply to Đinh Nguyên Kha