WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nghĩ về hòa giải sau cuộc chiến nhìn từ một nghĩa trang

Loa

Đã từ lâu, tôi muốn viết một điều gì đó về ngày kết thúc chiến Bắc – Nam.

Nhưng biết viết gì? Mọi cuộc chiến tranh đều là nỗi bất hạnh cho đất nước, dân tộc, ngay cả khi đó là cuộc chiến chính nghĩa. Do vậy, khi một cuộc chiến đi qua, người ta muốn quên đi thật nhanh những nỗi kinh hoàng của nó đã đem lại.

Thế nhưng, có những điều đã không qua đi.

Những ngày hào hứng của con trẻ

Những ngày này 39 năm trước là khi tôi ở vào lớp trẻ con 13-14 tuổi, cái tuổi luôn hướng cái tai và cặp mắt ra ngoài, tìm tòi, hóng hớt mọi thông tin để chứng tỏ mình đã là người lớn. Cái tuổi này là tuổi dễ dễ bị tuyên truyền mua chuộc và kích động. Đây cũng là lứa tuổi rất sẵn sàng để gia nhập đội quân Hồng vệ binh sẵn sàng theo lệnh của Đảng đi giết người như ở Trung Quốc. Ở lứa tuổi đó, chúng tôi nô nức, hào hứng, thấp thỏm chờ những bản tin từ chiếc loa công cộng về những “chiến thắng ở “Miền Nam”. Báo chí thì hiếm nhưng những chiếc loa công cộng luôn sang sảng những bản tin “chiến thắng làm nức lòng” người dân miền Bắc.

Những bản tin liên tiếp từ thành phố nọ, đến tỉnh kia được “giải phóng” với tốc độ mà ngay cả tin tức truyền miệng cũng không đuổi kịp. “Nhịp bước thần tốc của quân giải phóng” đã nức lòng người dân miền Bắc vốn chỉ được ăn mỗi một món: Loa đài nhà nước và cán bộ tuyên truyền.

Với cái loa đó, đồng bào Miền Nam bao năm qua đã và đang phải rên xiết dưới ách thống trị của Đế Quốc Mỹ và Ngụy quyền Sài Gòn. Đồng bào Miền Nam đang đau khổ, đang kêu gọi chúng ta, những con người được may mắn có Đảng quang vinh lãnh đạo đang được sống dưới ở Thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa hãy “Tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì Chủ nghĩa Xã hội, mỗi người làm việc bằng hai”, “Tất cả cho sản xuất, tất cả cho tiền tuyến” “Thề cứu lấy nước nhà, thà hy sinh đến cùng”…

Không nức lòng sao được, không phấn khởi sao được, bởi vì khi đó nhân dân Miền Nam được mô tả:

Có những ông già, nó khảo tra
Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà
Có chị gần sinh không chịu nhục
Lấy vồ, nó đập, vọt thai ra”

Hay là:

“Có em nhỏ nghịch, ra xem giặc
Nó bắt vô vườn, trói gốc cau
Nó đốt, nó cười… em nhỏ hét
“Má ơi, nóng quá, cứu con mau”!
(Tố Hữu – Lá thư Bến Tre)

Và nay nhân dân Miền Nam đã được “giải phóng”. Vâng tất cả những chiếc loa, từ những chiếc loa đã tạo nên cho không chỉ lớp trẻ mà hầu hết mọi người dân Miền Bắc lúc bấy giờ một cảm giác rạo rực, phấn chấn, hồi hộp khi Miền Nam được “giải phóng” và nhân dân Miền Nam được thoát khỏi ách kìm kẹp của ngoại xâm. Họ cũng sẽ được hưởng niềm vui và hạnh phúc của Thiên đường XHCN, “Miền bắc thiên đường của các con tôi” – Tố Hữu.

Giải phóng!

Thế rồi, Miền Nam được “giải phóng”, nhân dân Miền Nam thoát “ách thống trị của Mỹ – Ngụy” để rơi vào ách thống trị của Đảng Cộng sản.

Với một số người, thì đây là lần thứ hai họ được người Cộng sản đến “giải phóng” và họ đã phải bỏ chạy. Lần thứ nhất là năm 1954 ở Miền Bắc. Khi Cộng sản tràn vào Miền Bắc, thì đã có hơn 1 triệu người di tản từ Bắc vào Nam.

Thế rồi, một cuộc bỏ phiếu bằng chân vĩ đại lần thứ hai đối với Cộng sản đã bắt đầu và càng ngày càng quyết liệt. Theo con số thống kê được của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) thì đã có gần một triệu người tham gia cuộc bỏ phiếu bằng chân này (Chính xác là 989.100 người). Con số chưa và không thể thống kê được đã phải bỏ quê hương chôn rau cắt rốn của mình đi tìm tự do, thì chắc sẽ rất lớn. Ngoài ra con số nạn nhân đã bỏ mình trên biển, bị chết khi tìm đến xứ sở tự do được ước tính khoảng nửa triệu người.

Những người ở lại thì sao?

Rất nhiều trong số họ đã được đi “tập trung học tập” dài hạn – một hình thức đi tù không cần án – cho đến ngày bỏ xác hoặc trở về trong đau thương, tủi nhục.

Rất nhiều trong số họ được nếm mùi của “chuyên chính vô sản” bằng những cuộc “Đánh tư sản mại bản” rồi “Cải tạo Công thương nghiệp tư bản tư doanh”… phút chốc cơ ngơi hàng bao đời bị cướp đoạt và cầm tù bởi họ chỉ có một tội lớn đối với Đảng là giàu có.

Rất nhiều trong số họ đã được sống cuộc đời của một “công dân hạng ba” kể từ đó. Những quân nhân, công chức của chế độ Việt Nam Cộng Hòa luôn sống trong mặc cảm rằng mình là tội nhân, những thương phế binh của một thời đã kiêu dũng ra cầm súng với lý tưởng sẵn sàng hi sinh cho đất nước, nay lầm lũi, tủi nhục kiếm ăn bằng mọi cách bên lề xã hội.

Kết quả là cả Miền Nam bạc nhược và mang tâm lý bại trận, tâm lý sợ hãi không chỉ trong các hoạt động tập thể mà ngay từ trong từng hơi thở, từng suy nghĩ của mỗi cá nhân. Và khi đó, được sống đã là “Ơn đảng, ơn chính phủ”. Để rồi, đến một lúc nào đó, nạn nhân lại quay về ca ngợi thủ phạm.

Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia ở Gettysburg

Tôi đến Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia Gettysburg, tiểu bang Pennsylvania của Hoa Kỳ vào một buổi chiều hè không có nắng. Con đường dẫn vào đây, vẫn còn dựng lại cảnh tượng chiến sự thời nước Mỹ nội chiến với hàng rào gỗ đan chéo bên đường, Cuối con đường là những quả đồi rộng lớn với bạt ngàn các ngôi mộ thuộc khu đất rộng 17 mẫu Anh (gần 7ha).

NghiatrangQDHK2

Không khí lành lạnh và trong vắt, thỉnh thoảng một cơn gió nhẹ thoảng qua làm những cành cây lay động nhè nhẹ tạo cảm giác âm khí ở đây khá nặng nề. Những người bạn tôi cùng đi cho biết: Đây là nơi cuộc nội chiến diễn ra ác liệt khủng khiếp. Quân Liên minh miền Nam và quân Liên bang miền Bắc đã đánh nhau suốt 3 ngày từ ngày 1 đến ngày 3/7/1863. Chỉ trong 3 ngày, thương vong của cả hai bên là khoảng 46.000 đến 51.000 người. Trận này thường được xem là một bước ngoặt quan trọng hơn cả của cuộc nội chiến Nam – Bắc nước Mỹ.

Tôi đi giữa các hàng mộ, cũng như các ngôi mộ khác của nước Mỹ, những ngôi mộ ở đây không đắp hoặc xây nổi. Ở đây, các ngôi mộ chìm dưới đất và phía trên là tấm biển ghi tên tuổi và các thông tin liên quan người nằm dưới mộ.

Những ngôi mộ ở nghĩa trang này nằm san sát bên nhau thành hàng, thành lối ngay ngắn dưới những tán cây đại thụ hoặc những thảm cỏ xanh. Điều đặc biệt là ở đây, tất cả đều là những người đã hi sinh trong cuộc chiến mà không có bất cứ sự phân biệt nào bên ta, bên địch, bên chiến thắng hay bên bại trận.

Tôi cố tìm một hàng chữ nào đó, một biểu hiện nào đó khả dĩ có thể phân biệt được đâu là những ngôi mộ của bên bại trận hoặc bên thắng trận. Nhưng tuyệt nhiên không hề có. Người bạn cùng đi giải thích cho tôi rằng: Ở đây, tại nghĩa trang này không có khái niệm “Quân Ngụy” hay “Quân ta” mà tất cả là những người đã ngã xuống tại trận chiến này, Nước Mỹ tôn trọng họ như trong bài phát biểu của Tổng thống Lincoln khi cung hiến nghĩa trang này, rằng đây là “nơi yên nghỉ cuối cùng của những người đã hiến dâng mạng sống mình để Tổ quốc được sống”.

Câu chuyện của người bạn bên cạnh đã đưa tôi đi từ ngạc nhiên đến kính phục. Một nước Mỹ hùng mạnh, một nước Mỹ xứng đáng được cả thế giới nể sợ không phải chỉ là bom nguyên tử, là vũ khí hiện đại hay sự giàu có, mà bắt đầu từ những xử sự của con người đối với con người.

Người bạn tôi kể lại câu chuyện rằng: Phần kết của trận chiến ở đây là khi tin đầu hàng của tướng Lee lan ra, tiếng súng của binh sĩ Miền Bắc vang lên để reo mừng chiến thắng. Ngay lập tức tướng Grant ra lệnh: “Quân đội miền Nam đã đầu hàng. Chiến tranh đã chấm dứt. Họ là đồng bào của chúng ta, chúng ta không được phép reo mừng trên chiến bại của họ.” Và tiếng súng đã ngưng bặt.

Sau 4 năm nội chiến làm 620 ngàn người thiệt mạng và hàng triệu người bị thương, các đô thị ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ bị tàn phá nặng nề. Theo điều kiện trong văn kiện đầu hàng, ngày 12/4 là ngày quân đội Miền Nam sẽ nộp súng ống và cờ xí cho quân đội Miền Bắc. Khi các binh sĩ Miền Nam đi theo đội ngũ tới địa điểm để giao súng ống và cờ xí, Đại tá Chamberlain đã ra lệnh binh sĩ của mình đứng nghiêm chào các chiến binh bại trận đang đi ngang qua để bày tỏ lòng kính trọng.

Viên tướng Gordon ghi lại: “Trong giây phút đó, không hề có một tiếng kèn hay tiếng trống, không một tiếng reo mừng, không một lời nói, không cả một tiếng thì thầm, không một cử động, nhưng là một sự tĩnh lặng khủng khiếp, mọi nhịp thở như ngừng lại và như thể họ đang nhìn những hồn tử sĩ đi qua”.

Đó là cách xử sự của người Mỹ thắng cuộc với người Mỹ thua cuộc.

Và Tổng thống Mỹ thời bấy giờ đã có bài diễn văn bất hủ kết thúc như sau: “Chính tại nơi đây, chúng ta quyết tâm để họ không chết vô nghĩa. Đất nước này, dưới tay Thiên Chúa sẽ có một nền tự do mới. Và một chính quyền của dân, do dân, vì dân sẽ không phải chết rục trên đất này”.

Nghĩ về hòa giải sau cuộc chiến

Đã hơn một thế kỷ sau cuộc nội chiến Bắc – Nam nước Mỹ, người Việt Nam chúng ta cũng đã kết thúc một cuộc chiến Nam – Bắc.

Tiếc rằng, ở đó có quá nhiều kẻ thù, quân “ngụy”. Ở đó chỉ có những màn reo mừng, cổ vũ, hò reo, pháo hoa để ăn mừng chiến thắng với cờ xí ngợp trời. Ở đó người ta vỗ ngực tự hào là đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, và “Từ nay vĩnh viễn không còn một tên xâm lược nào trên đất nước chúng ta” trong khi cả một quần đảo đang do nước ngoài “quản lý”.

Điều khác nhau là ở chỗ: Nếu như cách hơn 110 năm trước, những người lính Mỹ bại trận trong cuộc nội chiến được ưu tiên không thu ngựa chiến để đưa về quê nhà làm ăn, thì những người lính bại trận Việt Nam được đưa đi nuôi cơm bao năm sau đó trong nhà tù. Còn sau khi ra tù, họ, con cái họ hàng nhà họ vẫn còn bị hệ lụy đến tận bao đời sau.

Điều khác nhau là ở chỗ: Nếu nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia Gettysburg đã chôn tất cả những người lính như nhau không phân biệt, thì hơn 150 năm sau ở Việt Nam từ Bắc đến Nam đâu đâu cũng trắng những Nghĩa trang liệt sĩ quân đội Miền Bắc. Còn quân đội Việt Nam Cộng Hòa có một nghĩa trang Biên Hòa thì đã bị đưa vào Khu quân sự, nghĩa là không ai được tự do đến để thăm viếng, cho đến gần đây mới được chuyển sang dân sự. Ở đó những nấm mồ bị cây cối ăn rễ xuyên thủng, những tấm bia bị đập nát, không thể phân biệt được danh tính của người dưới mộ…

Nếu như trong khi người dân không đội mũ bảo hiểm thì lập tức công an đánh chết, thì những thương binh miền Bắc đang có thể tự do chế xe ba bánh đàng hoàng chở hàng bất chấp cồng kềnh nguy hiểm khi lưu thông mà không ai dám ngăn cản. Thì những thương phế binh miền Nam đã âm thầm tủi nhục, để bán tờ vé số thậm chí xin ăn để sống qua ngày.

Nếu như, sau chiến tranh, nước Mỹ đã “quyết tâm để họ không chết vô nghĩa” thì ở Việt Nam, gần bốn chục năm qua, những người bên bại trận vẫn ngầm hoặc công khai được nhắc nhở rằng: “Họ là tội đồ và được sống là nhờ ơn đảng, ơn nhà nước”.

Mà không chỉ với những binh sĩ bên bại trận, sự phân biệt còn ở cả những người của bên thắng trận nhưng đã hy sinh ở cuộc chiến nào. Và thật vô phúc cho họ, nếu họ đã ngã xuống trong cuộc chiến chống sự xâm lược của anh bạn 16 chữ vàng và 4 tốt của Đảng Cộng sản.

Vậy, đâu là vướng mắc cần hóa giải để lời kêu gào “Hòa Giải” trên mảnh đất này thành sự thật, để mọi người con đất Việt có thể chung sức chung lòng lo xây dựng non sông?

Hà Nội, ngày 29/4/2014

J.B Nguyễn Hữu Vinh (Blog RFA)

 

88 Phản hồi cho “Nghĩ về hòa giải sau cuộc chiến nhìn từ một nghĩa trang”

  1. Con thiêu thân trong cuộc chiến says:

    Xuân Vũ – cựu cán bộ CS – Trong các quyển hồi ký như “Đường đi không đến”, “Mạng người lá rụng”, đã tả những cảnh rùng rợn xảy ra cho hàng trăm ngàn cán bộ Cộng Sản trên đường mòn Hồ Chí Minh khi họ vâng lệnh đảng lên đường vào Nam làm công tác “giải phóng”:

    “Nguyên tắc của đường giây là ai đi được cứ đi, ai đau ốm cứ nằm lại, ai chết cứ chết mà.” “…Cuộc đời ở Trường Sơn là như thế. Văn minh vô cùng. Cái chết cũng chỉ đáng cười. Người ta có giở một chiếc mùng trùm trên võng, thấy một mạng người năm trong đó, hố mắt đã lọi nhọi những dòi mẹ dòi con, và bịt mũi quay mặt như tránh một bãi phân. Người ta thấy một cái chân lòi ra dưới mô đất lè tè và cứ lạnh lùng đi qua. Cũng như người ta thấy những bộ xương rũ trong hốc đá và chẳng có cảm xúc gì ngoài sự gớm ghiếc. Chính tôi cũng thế. Cái chết, xác chết, xương người, tai nạn chết người, thấy như cơm bữa, nên thần kinh chùn dần không run nữa. Và ai cũng có ý nghĩ nay mai tới phiên mình.”

    “Nhiều anh bộ đội mười sáu, mười bảy tuổi đã không kịp từ giã gia đình, chỉ được phát cho một hộp muối và mươi viên kí nín, dăm thìa ruốc thịt, thế là đi. Họ đâu biết con đường này dài bao nhiêu cây số và hiểm nguy, độc chướng như thế nào. Bác bảo đi là đi “.

  2. Đăng Đức says:

    Khúc tráng ca trên dòng sông huyền thoại

    Thật khó có thể hình dung, một đoạn sông chỉ rộng gần 100m mà dân tộc ta phải đi hơn 20 năm mới tới bờ. “Chuyến đi” với biết bao đau thương mất mát, bao con người đã không tiếc máu xương để đưa đất nước đến ngày thống nhất, Bắc – Nam hòa một.

    21 năm nặng một lời thề sắt son

    Ngược về quá khứ, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954, địch buộc phải ngồi vào bàn đàm phán ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, lập lại hòa bình ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, chúng vẫn cố tình kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam, âm mưu chia cắt đất nước ta thành 2 miền Bắc – Nam. Miền Bắc được giải phóng và tiếp tục tiến lên xây dựng chế độ Xã hội chủ nghĩa, miền Nam đi theo chế độ Cộng hòa.

    Kể từ đó, vĩ tuyến 17 – sông Bến Hải, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị trở thành ranh giới quân sự tạm thời, chia cắt đất nước. Chỉ cách nhau một dòng sông rộng chừng 100m, nhưng biết bao gia đình phải sống trong cảnh li biệt suốt bao năm trời.

    Những ngày tháng Tư, cầu Hiền Lương lại đỏ rực cờ, hoa chào mừng kỷ niệm ngày đất nước thống nhất. Nỗi đau chia cắt càng thôi thúc khát vọng hòa bình, thống nhất, đưa non sông Việt Nam thu về một mối. Trong quá trình đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền, nhân dân Việt Nam đã dũng cảm đứng lên, bằng tất cả sức lực, phương tiện sẵn có để biến khát vọng thống nhất trở thành hiện thực. Cuộc chiến tranh diễn ra ngày càng gay go, quyết liệt, trung bình mỗi người dân phải hứng chịu hàng tấn bom, đạn do quân thù rải xuống khu vực này.

    Hiền Lương đã chứng kiến những “đòn cân não” giữa ta và địch trên tất cả các lĩnh vực chính trị và quân sự, kinh tế, văn hóa… Những cuộc “đấu cờ”, “đấu loa”, “đấu màu sơn cầu” đã diễn ra trong tình thế hết sức căng thẳng. Trong đó, lá cờ tổ quốc là một biểu tượng cho sự quyết tâm đánh thắng kẻ thù, và cũng là linh hồn của dân tộc Việt Nam. Cột cờ của địch cao bao nhiêu thì cờ của ta cũng cao bấy nhiêu, để đạt độ tương xứng. Khi cột cờ bờ Nam đạt mốc cuối cùng là 35m thì cột cờ bờ Bắc được nâng lên thành 38,6m.

    Cuộc chiến bảo vệ ngọn cờ đầu giới tuyến kéo dài suốt 1.440 ngày đêm. Cũng có những lúc, không đấu được với cờ của ta, Mỹ – Ngụy đã cho rải bom nhằm đánh sập, làm rách cờ phía bờ Bắc. Tuy nhiên, những hành động đó của phía bờ Nam càng chứng tỏ sự vượt trội về sức mạnh và ý chí của quân và dân ta. Cứ mỗi lần cột cờ bị đánh gãy, lá cờ bị mảnh bom, đạn pháo xé rách thì sáng hôm sau, một cột cờ khác được dựng lên, không một ngày nào lá cờ Tổ quốc ngừng tung bay trên bầu trời giới tuyến.

    Câu chuyện về những người mẹ, người chị không quản ngại mưa bom, bão đạn thức trắng đêm để vá lại những lá cờ Tổ quốc đã trở thành huyền thoại trên vùng đất lửa. Chỉ tính riêng từ 5/1956 đến 10/1967, lần lượt 267 lá cờ Tổ quốc đã được treo trên kỳ đài Hiền Lương. Ngọn cờ ấy đã thôi thúc cả dân tộc anh hùng tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Trải qua 21 năm, ngày 30/4/1975, đất nước hoàn toàn thống nhất thì vĩ tuyến 17 mới được xóa bỏ vĩnh viễn.

    Giờ đây, khi thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trên đỉnh cột cờ giới tuyến, chứng tích của một thời đất nước bị chia cắt, rất nhiều người vẫn rưng rưng nước mắt. Di tích lịch sử đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải hiện vẫn còn lưu giữ rất nhiều hiện vật quý giá của một thời kỳ oanh liệt của dân tộc. Trong đó, biểu tượng người mẹ vá cờ dưới hầm sâu được thể hiện trang trọng tại nhà trưng bày.

    Sau bao cuộc trường chinh, dòng sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 chia cắt một thời nay đã được nối liền, trở nên hiền hòa, uốn lượn, bao quanh xóm làng và bồi đắp cho những cánh đồng trù phú. Trong những ngày tháng Tư, có dịp trở về Hiền Lương, được đi trên những con đường thẳng tắp, đỏ rực cờ hoa, lòng chúng ta lại trào dâng bao nỗi tự hào.

    Điều đặc biệt, Lễ hội “Thống nhất non sông” được tổ chức hàng năm tại Khu di tích lịch sử đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, là hoạt động nhằm tôn vinh những giá trị hào hùng của quá khứ, mang thông điệp khát vọng hòa bình của dân tộc ta.

    Nhắc đến Lễ hội Thống nhất non sông, không thể không nhắc đến nghi lễ thượng cờ linh thiêng và trang trọng. Trên nền nhạc Quốc ca hùng tráng, cờ Tổ quốc rộng 96m² từ từ được kéo lên đỉnh kỳ đài, gợi nhớ những năm tháng chiến tranh khốc liệt bảo vệ Tổ quốc, dù khó khăn gian khổ, quân và dân ta vẫn giữ vững tấm lòng sắt son hướng về màu cờ cách mạng. Mặc bom rơi, đạn xéo, cờ Tổ quốc nơi giới tuyến Hiền Lương vẫn hiên ngang tung bay trong gió.

    Năm 2011, tỉnh Quảng Trị tiếp nhận những viên đá chủ quyền quốc gia từ Trường Sa và cây bàng vuông do Bộ Tư lệnh Hải quân cùng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện đảo Trường Sa trao tặng. Trên đá có khắc tên các hòn đảo được dựng bao quanh kỳ đài Hiền Lương, như những lời hứa sắt son quyết gìn giữ non sông của những người con đêm ngày bám trụ nơi biển đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Qua đó, còn chuyển tới bạn bè quốc tế một thông điệp “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, nhân dân Việt Nam kiên quyết đấu tranh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

    Chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, non sông đất nước đã thu về một mối cùng với biết bao sự đổi thay, hồi sinh mạnh mẽ từ những vùng đất từng hứng chịu nhiều bom đạn tàn khốc nhất. Và hôm nay, trong thời kỳ hòa bình, việc hàn gắn vết thương chiến tranh vẫn đang tiếp diễn, càng tô đậm thêm cho ý chí, sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

    Đăng Đức

    • DâM TiêN says:

      Nhân dân đói khổ lao mình vô lửa đạn như những con thiêu thân,

      để cho một bày quỷ dữ Rợ Hồ híp mắt ,vinh thân.

      Nhưng gần ây đòn thù sẽ tương xứng muôn phần. Câm mõm đi !

      Oán đền ân trả : Oán Cộng Thù.— Ân Cộng Hòa.

  3. Trực Ngôn says:

    Trong khi tác giả Nguyễn Hữu Vinh và rất nhiều người dân Miền Bắc đã sáng mắt sáng lòng, nhận ra được bộ mặt thật gian manh xáo trá của CSVN!

    Thì ngược lại, có những kẻ đã từng ăn cơm của VNCH, đã từng được hưởng những ngày tháng tự do dân chủ ở miền Nam, nay lại sinh đoá, đần độn u mê, lú trí!

    mà điển hình là: nguyễn phương hùng + nguyễn ngọc lập = tột cùng của vô liêm sỉ .

    Nhận định của tác giả Nguyễn Hữu Vinh; “Kết quả là cả Miền Nam bạc nhược và mang tâm lý bại trận, tâm lý sợ hãi không chỉ trong các hoạt động tập thể mà ngay từ trong từng hơi thở, từng suy nghĩ của mỗi cá nhân. Và khi đó, được sống đã là “Ơn đảng, ơn chính phủ”. Để rồi, đến một lúc nào đó, nạn nhân lại quay về ca ngợi thủ phạm“.

    Không phải “cả Miền Nam” nhưng biểu tượng cho tâm lý bạc nhược và sự tột cùng vô liêm sỉ thì chỉ có Nguyễn Phương Hùng và Nguyễn Ngọc Lập “ca ngợi thủ phạm” như trong Youtube ở trên!

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Dear Trực Ngôn,

      Những trò hề thật rẻ tiền, nhìn các ông diễu dở đóng trò khóc lóc, mếu máo thấy tội nghiệp cho những con rối, nằm vùng để đợi thời cơ đóng trò cho vừa lòng chủ.

      Hình như chỉ có ở Bolsa mới nảy sinh ra một đài truyền hình Việt độc quyền làm trò khỉ này. Kể ra cũng mua vui được vài phút.

      Để chắc ăn hơn, những con rối này đã cố nín hơi để lặn sâu và cố trèo cao trong cộng đồng qua các sinh hoạt viết báo mạng, viết bài chống Cộng trong nhiều năm, rồi còn tự xưng là sĩ quan VNCH và thuộc binh chủng thứ dữ :-) !

      Những trò mị dân của CS ai cũng rõ, nhất là thái độ trịch thượng của thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn thật trơ trẽn, bỉ ối đáng ghét, khi y thách thức người này người kia về nước đối chất cùng y và quan sát sự thật !

      Đất nước giờ ra sao ai cũng rõ, chả cần thiết lắm để về quan sát tận mắt. Bởi hiện nay người về VN người từ VN ra đi tấp nập, kèm theo hình ảnh trong các blog lề trái cho thấy rõ tình hình VN từng giờ từng phút, nhất là khi có bíên động lớn nhỏ nào.
      Đất nước mà bình yên thì chả có vụ dân oan giáo oan khắp nước và dissidents ngày một đông đảo, thuộc mọi lứa tuổi, thành phần dân tộc, ở mọi địa phương, cũng như phải chạy sang Âu Mỹ kêu cứu về nhân quyền như hịên nay.

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư Y trị :-) !

      • Trực Ngôn says:

        Dear Lão Ngoan Đồng và quý bạn đọc

        Cháy nhà mới lòi ra mặt chuột! Nguyễn Phương Hùng và Nguyễn Ngọc Lập đã một thời gian dài phùng mang trợn má chống cộng dữ dội qua KBC-Hải ngoại. Thế mà nay đã trở cờ theo gió, cúi rạp người dưới đất để chó mèo đạp dẫm lên mặt, thật đáng tiếc!

        Thứ trưởng VC Nguyễn Thanh Sơn “hãnh diện” (đỏm) cười khểnh khoe rằng đã chiêu dụ được mấy tên chống cộng “sừng sỏ” mà chỉ cần vài cái “xoa đầu, nựng má” nhẹ nhàng và cái càvạt (làm quà tặng) đã làm cho Hùng và Lập phải “cảm động” quỳ gối khóc lóc thảm thiết, nức nở (như trong Youtube ở trên)

        Trong khi ấy thì cả một hệ thống nhà nước CSVN với CA và đầu gấu cũng không thể khuất phục được một người phụ nữ dân oan như chị Mỹ Lệ:

        Dân oan Hồ Giang Mỹ Lệ kể lại buổi làm việc với CA Q.4.

        Tôi cám ơn truyền hình Bolsa đã vạch bộ mặt thật của Hùng + Lập ra cho mọi người thấy để khinh bỉ, phỉ nhổ và nguyền rủa.

        Tập thể NVHN cần phải tỉnh táo, đào thải ngay những thành phần hèn nhược và phản trắc như Hùng + Lập (cho vào thùng rác) thì mới mong có cơ hội thành công!

        Hoan hô dân oan Hồ Giang Mỹ Lệ và tác giả Nguyễn Hữu Vinh.

  4. Thích Nói Thật says:

    Tôi rất thích bài viết của anh Nguyễn Hữu Vinh, những bài viết của anh có hồn, chứa đựng tấm lòng của một công dân yêu nước nồng nàn.

    Mặc dù anh được sinh trưởng ở miền Bắc, nhưng trình độ nhận thức của anh về dân chủ rất phong phú! Cám ơn anh Vinh nhiều nhé!

    Làm sao có thể “hoà giải” khi chính quyền CSVN vẫn tiếp tục cướp đoạt ruộng đất, tài sản của nhân dân?

    South Vietnamese peasants protest in Saigon marking the National Day of Anger 30 April .

    Muốn “hoà giải” ? Nhà nước phải trả ruộng đất lại cho nhân dân và trả tự do cho những người bất đồng chính kiến đang bị giam giữ!

  5. Ngô Đình says:

    NHân dân miền Nam đã chán ngấy chế độ CS . Làm gì mà gọi là giải phóng. Một chế độ mà dân quay lưng và oán ghét tận xương tủy thì sao có thể hòa giải. Chỉ lừa bịp và tuyên truyền thôi.

  6. Trung Kiên says:

    Chào anh Nguyẽn Hữu Vinh

    Rất cảm động khi đọc bài viết này của Anh. Biết Anh là người sinh trưởng và lớn lên dưới mái trường XHCNVN. Nhưng những bài viết đấu tranh cho SỰ THẬT và CÔNG LÝ của Anh đã khiến tôi vô cùng cảm kích và yêu mến một con người có tấm lòng như Anh.

    Thiển nghĩ; chuyến đi Mỹ (nhìn tấm hình Anh đứng trong Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia Gettysburg, tiểu bang Pennsylvania) đã giúp Anh có cái nhìn nhân bản hơn về nước Mỹ, một đất nước mà dưới con mắt của nhân dân miền Bắc, do sự tuyên truyền xuyên tạc và bôi nhọ ác ý của nhà cầm quyền csvn, thì rất tồi tệ, đáng ghét và là “kẻ thù” của dân tộc VN?

    Người Mỹ đã đến VN để giúp nhân dân miền Nam (VNCH) chống lại cuộc chiến tranh xâm lăng của CSVN do ông Hồ và đảng csvn chủ động (1955-1975), và nhân dân miền Bắc đã bị đảng và nhà nước nhồi sọ về “Mỹ – Ngụy” với những bài thơ tuyên truyền láo khoét và sắt máu (như trong bài chủ) và rồi, như Anh viết;

    Thế rồi, Miền Nam được “giải phóng”, nhân dân Miền Nam thoát “ách thống trị của Mỹ – Ngụy” để rơi vào ách thống trị của Đảng Cộng sản“.

    Vâng, nhân dân miền Nam đã bị “giải phóng” không chỉ con người mà cả tài sản, nhà cửa, ruộng đất nữa, khiến họ tan gia bại sản, phải liều chết tìm đường vượt biên!

    Và như Anh viết tiếp:… “Kết quả là cả Miền Nam bạc nhược và mang tâm lý bại trận, tâm lý sợ hãi không chỉ trong các hoạt động tập thể mà ngay từ trong từng hơi thở, từng suy nghĩ của mỗi cá nhân. Và khi đó, được sống đã là “Ơn đảng, ơn chính phủ”. Để rồi, đến một lúc nào đó, nạn nhân lại quay về ca ngợi thủ phạm“.

    Mãi cho đến gần 40 năm sau họ mới “hoàn hồn”, mạnh dạn đứng lên đòi CÔNG LÝ như trong You Tube dưới đây;

    DÂN OAN VIỆT NAM TẬP TRUNG VỀ SÀI GÒN LÊN ÁN CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ, CƯỚP NHÀ CỬA RUỘNG VƯỜN VÀ MỌI QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA TOÀN DÂN.

    Làm sao có thể “hoà giải” đây Anh, khi kẻ cướp vẫn vênh váo trên ghế thông trị với tài sản của nhân dân trong tay mà chúng đã cướp! Không những thế, csvn vẫn ra rả những luận điệu dối trá, vẫn hành động dã man với nhân dân, vẫn coi mình là kẻ chiến thắng, dùng vũ lực bắt nhân dân phải cúi đầu qui phục?

    Chúc Anh sức khoẻ, luôn kiên cường và nhiều nghị lực…

  7. Thế Vinh says:

    Cảm ơn tác giả đã gián tiếp lên án những kẻ làm tay sai cho giặc không biết xấu hổ về tội ác của mình với đất nước lại còn sân hận chia rẽ dân tộc.

  8. CÂY NGÀN says:

    TUYÊN TRUYỀN

    Người đời vốn có biết chi
    Muốn làm cách mạng phải đi tuyên truyền
    Tuyên truyền phải nói ngữa nghiêng
    Trắng đen lẫn lộn đặng ghiền mới thôi
    Khi gom sức mạnh đủ rồi
    Lên làm lãnh đạo mới hồi phóng tay
    Đẩy nhanh chuyên chính đêm ngày
    Tiến lên vô sản nhằm hay mọi điều
    Đấu tranh giai cấp rõ nhiều
    Gom vào tập thể phải liều một phen
    Bởi hai ông Mác Lênin
    Đã từng dạy vậy không tin được nào
    Tăng cường khẩu hiệu rào rào
    Tiến lên giải phóng toàn cầu mới thôi
    Không may thời cuộc đổi rồi
    Mọi điều trở lại như hồi xa xưa
    Thế nên nói mấy cũng thừa
    Phải cần vâng dạ cho qua mọi điều
    Một liều năm bảy cũng liều
    Cầm bằng như thể con diều đứt dây
    Bao giờ có khác hẳn hay
    Còn theo quán tính để ngày dần trôi
    Dẫu sao mọi chuyện vẫn rồi
    Dễ nào quay lại được hồi khi xưa !

    LÁ NGÀN
    (30/4/14)

  9. Phan BA says:

    Những giòng thơ đầy láo khoét và thâm độc! bản chất của chúng là vậy.

    • BẠT NGÀN says:

      PHAN BA

      Phan Ba ơi hỡi Phan Ba
      Vẫn nhìn bằng mắt hay là bằng trôn ?
      Tại sao lời lẽ cô hồn
      Óc toàn bã đậu liệu còn quý không ?
      Phải nên xứng giống Lạc Long
      Còn như mèo mả gà đồng tệ sao !

      SÓNG NGÀN
      (02/5/14)

  10. Kan says:

    Bài viết thật hay!

Phản hồi