WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nghĩ về hòa giải sau cuộc chiến nhìn từ một nghĩa trang

Loa

Đã từ lâu, tôi muốn viết một điều gì đó về ngày kết thúc chiến Bắc – Nam.

Nhưng biết viết gì? Mọi cuộc chiến tranh đều là nỗi bất hạnh cho đất nước, dân tộc, ngay cả khi đó là cuộc chiến chính nghĩa. Do vậy, khi một cuộc chiến đi qua, người ta muốn quên đi thật nhanh những nỗi kinh hoàng của nó đã đem lại.

Thế nhưng, có những điều đã không qua đi.

Những ngày hào hứng của con trẻ

Những ngày này 39 năm trước là khi tôi ở vào lớp trẻ con 13-14 tuổi, cái tuổi luôn hướng cái tai và cặp mắt ra ngoài, tìm tòi, hóng hớt mọi thông tin để chứng tỏ mình đã là người lớn. Cái tuổi này là tuổi dễ dễ bị tuyên truyền mua chuộc và kích động. Đây cũng là lứa tuổi rất sẵn sàng để gia nhập đội quân Hồng vệ binh sẵn sàng theo lệnh của Đảng đi giết người như ở Trung Quốc. Ở lứa tuổi đó, chúng tôi nô nức, hào hứng, thấp thỏm chờ những bản tin từ chiếc loa công cộng về những “chiến thắng ở “Miền Nam”. Báo chí thì hiếm nhưng những chiếc loa công cộng luôn sang sảng những bản tin “chiến thắng làm nức lòng” người dân miền Bắc.

Những bản tin liên tiếp từ thành phố nọ, đến tỉnh kia được “giải phóng” với tốc độ mà ngay cả tin tức truyền miệng cũng không đuổi kịp. “Nhịp bước thần tốc của quân giải phóng” đã nức lòng người dân miền Bắc vốn chỉ được ăn mỗi một món: Loa đài nhà nước và cán bộ tuyên truyền.

Với cái loa đó, đồng bào Miền Nam bao năm qua đã và đang phải rên xiết dưới ách thống trị của Đế Quốc Mỹ và Ngụy quyền Sài Gòn. Đồng bào Miền Nam đang đau khổ, đang kêu gọi chúng ta, những con người được may mắn có Đảng quang vinh lãnh đạo đang được sống dưới ở Thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa hãy “Tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì Chủ nghĩa Xã hội, mỗi người làm việc bằng hai”, “Tất cả cho sản xuất, tất cả cho tiền tuyến” “Thề cứu lấy nước nhà, thà hy sinh đến cùng”…

Không nức lòng sao được, không phấn khởi sao được, bởi vì khi đó nhân dân Miền Nam được mô tả:

Có những ông già, nó khảo tra
Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà
Có chị gần sinh không chịu nhục
Lấy vồ, nó đập, vọt thai ra”

Hay là:

“Có em nhỏ nghịch, ra xem giặc
Nó bắt vô vườn, trói gốc cau
Nó đốt, nó cười… em nhỏ hét
“Má ơi, nóng quá, cứu con mau”!
(Tố Hữu – Lá thư Bến Tre)

Và nay nhân dân Miền Nam đã được “giải phóng”. Vâng tất cả những chiếc loa, từ những chiếc loa đã tạo nên cho không chỉ lớp trẻ mà hầu hết mọi người dân Miền Bắc lúc bấy giờ một cảm giác rạo rực, phấn chấn, hồi hộp khi Miền Nam được “giải phóng” và nhân dân Miền Nam được thoát khỏi ách kìm kẹp của ngoại xâm. Họ cũng sẽ được hưởng niềm vui và hạnh phúc của Thiên đường XHCN, “Miền bắc thiên đường của các con tôi” – Tố Hữu.

Giải phóng!

Thế rồi, Miền Nam được “giải phóng”, nhân dân Miền Nam thoát “ách thống trị của Mỹ – Ngụy” để rơi vào ách thống trị của Đảng Cộng sản.

Với một số người, thì đây là lần thứ hai họ được người Cộng sản đến “giải phóng” và họ đã phải bỏ chạy. Lần thứ nhất là năm 1954 ở Miền Bắc. Khi Cộng sản tràn vào Miền Bắc, thì đã có hơn 1 triệu người di tản từ Bắc vào Nam.

Thế rồi, một cuộc bỏ phiếu bằng chân vĩ đại lần thứ hai đối với Cộng sản đã bắt đầu và càng ngày càng quyết liệt. Theo con số thống kê được của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) thì đã có gần một triệu người tham gia cuộc bỏ phiếu bằng chân này (Chính xác là 989.100 người). Con số chưa và không thể thống kê được đã phải bỏ quê hương chôn rau cắt rốn của mình đi tìm tự do, thì chắc sẽ rất lớn. Ngoài ra con số nạn nhân đã bỏ mình trên biển, bị chết khi tìm đến xứ sở tự do được ước tính khoảng nửa triệu người.

Những người ở lại thì sao?

Rất nhiều trong số họ đã được đi “tập trung học tập” dài hạn – một hình thức đi tù không cần án – cho đến ngày bỏ xác hoặc trở về trong đau thương, tủi nhục.

Rất nhiều trong số họ được nếm mùi của “chuyên chính vô sản” bằng những cuộc “Đánh tư sản mại bản” rồi “Cải tạo Công thương nghiệp tư bản tư doanh”… phút chốc cơ ngơi hàng bao đời bị cướp đoạt và cầm tù bởi họ chỉ có một tội lớn đối với Đảng là giàu có.

Rất nhiều trong số họ đã được sống cuộc đời của một “công dân hạng ba” kể từ đó. Những quân nhân, công chức của chế độ Việt Nam Cộng Hòa luôn sống trong mặc cảm rằng mình là tội nhân, những thương phế binh của một thời đã kiêu dũng ra cầm súng với lý tưởng sẵn sàng hi sinh cho đất nước, nay lầm lũi, tủi nhục kiếm ăn bằng mọi cách bên lề xã hội.

Kết quả là cả Miền Nam bạc nhược và mang tâm lý bại trận, tâm lý sợ hãi không chỉ trong các hoạt động tập thể mà ngay từ trong từng hơi thở, từng suy nghĩ của mỗi cá nhân. Và khi đó, được sống đã là “Ơn đảng, ơn chính phủ”. Để rồi, đến một lúc nào đó, nạn nhân lại quay về ca ngợi thủ phạm.

Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia ở Gettysburg

Tôi đến Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia Gettysburg, tiểu bang Pennsylvania của Hoa Kỳ vào một buổi chiều hè không có nắng. Con đường dẫn vào đây, vẫn còn dựng lại cảnh tượng chiến sự thời nước Mỹ nội chiến với hàng rào gỗ đan chéo bên đường, Cuối con đường là những quả đồi rộng lớn với bạt ngàn các ngôi mộ thuộc khu đất rộng 17 mẫu Anh (gần 7ha).

NghiatrangQDHK2

Không khí lành lạnh và trong vắt, thỉnh thoảng một cơn gió nhẹ thoảng qua làm những cành cây lay động nhè nhẹ tạo cảm giác âm khí ở đây khá nặng nề. Những người bạn tôi cùng đi cho biết: Đây là nơi cuộc nội chiến diễn ra ác liệt khủng khiếp. Quân Liên minh miền Nam và quân Liên bang miền Bắc đã đánh nhau suốt 3 ngày từ ngày 1 đến ngày 3/7/1863. Chỉ trong 3 ngày, thương vong của cả hai bên là khoảng 46.000 đến 51.000 người. Trận này thường được xem là một bước ngoặt quan trọng hơn cả của cuộc nội chiến Nam – Bắc nước Mỹ.

Tôi đi giữa các hàng mộ, cũng như các ngôi mộ khác của nước Mỹ, những ngôi mộ ở đây không đắp hoặc xây nổi. Ở đây, các ngôi mộ chìm dưới đất và phía trên là tấm biển ghi tên tuổi và các thông tin liên quan người nằm dưới mộ.

Những ngôi mộ ở nghĩa trang này nằm san sát bên nhau thành hàng, thành lối ngay ngắn dưới những tán cây đại thụ hoặc những thảm cỏ xanh. Điều đặc biệt là ở đây, tất cả đều là những người đã hi sinh trong cuộc chiến mà không có bất cứ sự phân biệt nào bên ta, bên địch, bên chiến thắng hay bên bại trận.

Tôi cố tìm một hàng chữ nào đó, một biểu hiện nào đó khả dĩ có thể phân biệt được đâu là những ngôi mộ của bên bại trận hoặc bên thắng trận. Nhưng tuyệt nhiên không hề có. Người bạn cùng đi giải thích cho tôi rằng: Ở đây, tại nghĩa trang này không có khái niệm “Quân Ngụy” hay “Quân ta” mà tất cả là những người đã ngã xuống tại trận chiến này, Nước Mỹ tôn trọng họ như trong bài phát biểu của Tổng thống Lincoln khi cung hiến nghĩa trang này, rằng đây là “nơi yên nghỉ cuối cùng của những người đã hiến dâng mạng sống mình để Tổ quốc được sống”.

Câu chuyện của người bạn bên cạnh đã đưa tôi đi từ ngạc nhiên đến kính phục. Một nước Mỹ hùng mạnh, một nước Mỹ xứng đáng được cả thế giới nể sợ không phải chỉ là bom nguyên tử, là vũ khí hiện đại hay sự giàu có, mà bắt đầu từ những xử sự của con người đối với con người.

Người bạn tôi kể lại câu chuyện rằng: Phần kết của trận chiến ở đây là khi tin đầu hàng của tướng Lee lan ra, tiếng súng của binh sĩ Miền Bắc vang lên để reo mừng chiến thắng. Ngay lập tức tướng Grant ra lệnh: “Quân đội miền Nam đã đầu hàng. Chiến tranh đã chấm dứt. Họ là đồng bào của chúng ta, chúng ta không được phép reo mừng trên chiến bại của họ.” Và tiếng súng đã ngưng bặt.

Sau 4 năm nội chiến làm 620 ngàn người thiệt mạng và hàng triệu người bị thương, các đô thị ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ bị tàn phá nặng nề. Theo điều kiện trong văn kiện đầu hàng, ngày 12/4 là ngày quân đội Miền Nam sẽ nộp súng ống và cờ xí cho quân đội Miền Bắc. Khi các binh sĩ Miền Nam đi theo đội ngũ tới địa điểm để giao súng ống và cờ xí, Đại tá Chamberlain đã ra lệnh binh sĩ của mình đứng nghiêm chào các chiến binh bại trận đang đi ngang qua để bày tỏ lòng kính trọng.

Viên tướng Gordon ghi lại: “Trong giây phút đó, không hề có một tiếng kèn hay tiếng trống, không một tiếng reo mừng, không một lời nói, không cả một tiếng thì thầm, không một cử động, nhưng là một sự tĩnh lặng khủng khiếp, mọi nhịp thở như ngừng lại và như thể họ đang nhìn những hồn tử sĩ đi qua”.

Đó là cách xử sự của người Mỹ thắng cuộc với người Mỹ thua cuộc.

Và Tổng thống Mỹ thời bấy giờ đã có bài diễn văn bất hủ kết thúc như sau: “Chính tại nơi đây, chúng ta quyết tâm để họ không chết vô nghĩa. Đất nước này, dưới tay Thiên Chúa sẽ có một nền tự do mới. Và một chính quyền của dân, do dân, vì dân sẽ không phải chết rục trên đất này”.

Nghĩ về hòa giải sau cuộc chiến

Đã hơn một thế kỷ sau cuộc nội chiến Bắc – Nam nước Mỹ, người Việt Nam chúng ta cũng đã kết thúc một cuộc chiến Nam – Bắc.

Tiếc rằng, ở đó có quá nhiều kẻ thù, quân “ngụy”. Ở đó chỉ có những màn reo mừng, cổ vũ, hò reo, pháo hoa để ăn mừng chiến thắng với cờ xí ngợp trời. Ở đó người ta vỗ ngực tự hào là đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, và “Từ nay vĩnh viễn không còn một tên xâm lược nào trên đất nước chúng ta” trong khi cả một quần đảo đang do nước ngoài “quản lý”.

Điều khác nhau là ở chỗ: Nếu như cách hơn 110 năm trước, những người lính Mỹ bại trận trong cuộc nội chiến được ưu tiên không thu ngựa chiến để đưa về quê nhà làm ăn, thì những người lính bại trận Việt Nam được đưa đi nuôi cơm bao năm sau đó trong nhà tù. Còn sau khi ra tù, họ, con cái họ hàng nhà họ vẫn còn bị hệ lụy đến tận bao đời sau.

Điều khác nhau là ở chỗ: Nếu nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia Gettysburg đã chôn tất cả những người lính như nhau không phân biệt, thì hơn 150 năm sau ở Việt Nam từ Bắc đến Nam đâu đâu cũng trắng những Nghĩa trang liệt sĩ quân đội Miền Bắc. Còn quân đội Việt Nam Cộng Hòa có một nghĩa trang Biên Hòa thì đã bị đưa vào Khu quân sự, nghĩa là không ai được tự do đến để thăm viếng, cho đến gần đây mới được chuyển sang dân sự. Ở đó những nấm mồ bị cây cối ăn rễ xuyên thủng, những tấm bia bị đập nát, không thể phân biệt được danh tính của người dưới mộ…

Nếu như trong khi người dân không đội mũ bảo hiểm thì lập tức công an đánh chết, thì những thương binh miền Bắc đang có thể tự do chế xe ba bánh đàng hoàng chở hàng bất chấp cồng kềnh nguy hiểm khi lưu thông mà không ai dám ngăn cản. Thì những thương phế binh miền Nam đã âm thầm tủi nhục, để bán tờ vé số thậm chí xin ăn để sống qua ngày.

Nếu như, sau chiến tranh, nước Mỹ đã “quyết tâm để họ không chết vô nghĩa” thì ở Việt Nam, gần bốn chục năm qua, những người bên bại trận vẫn ngầm hoặc công khai được nhắc nhở rằng: “Họ là tội đồ và được sống là nhờ ơn đảng, ơn nhà nước”.

Mà không chỉ với những binh sĩ bên bại trận, sự phân biệt còn ở cả những người của bên thắng trận nhưng đã hy sinh ở cuộc chiến nào. Và thật vô phúc cho họ, nếu họ đã ngã xuống trong cuộc chiến chống sự xâm lược của anh bạn 16 chữ vàng và 4 tốt của Đảng Cộng sản.

Vậy, đâu là vướng mắc cần hóa giải để lời kêu gào “Hòa Giải” trên mảnh đất này thành sự thật, để mọi người con đất Việt có thể chung sức chung lòng lo xây dựng non sông?

Hà Nội, ngày 29/4/2014

J.B Nguyễn Hữu Vinh (Blog RFA)

 

88 Phản hồi cho “Nghĩ về hòa giải sau cuộc chiến nhìn từ một nghĩa trang”

  1. Trực Ngôn says:

    Kính gởi nhà báo Lý Kiến Trúc (California)

    Qua BBC tôi được biết ông đã được tt ngoại giao (vc) Nguyễn Thanh Sơn mời tham gia chuyến đi thăm Trường Sa cùng với một số “vịt kìu”, ông đã nhận lời mời, đã đi, và đã tường thuật đại cương qua BBC!

    Về chuyến đi của Việt Kiều ra Trường Sa

    Tôi nhận thấy có sự “khác biệt lớn” giữa ông với Nguyễn Phương Hùng và Nguyễn Ngọc Lập, những người này cũng đã được NTS mời về thăm đảo Song Tử Tây và NPHùng đã bật khóc nức nở, năn nỉ nài xin nhà nước CSVN cho một “cái lỗ” để vùi xác khi ông ta nhắm mắt xuôi tay. Còn NNLập thì “nấc nở khóc, nói không lên lời” khi nhận được chiếc cà vạt (necktie) từ tay NTSơn!

    Cả hai người (Hùng+Lập) đều hết lời tâng bốc CSVN không biết ngượng, và đánh mất luôn cà liêm sỉ khiến mọi người phải phẫn nộ và khinh bỉ, nguyền rủa! (mời ông xem video clip ở ý kiến trước của tôi)

    Trong một thông cáo báo chí, ông viết: “Trong vai trò đó, tôi không đồng hành về tư tưởng, quan điểm chính trị, hoặc những phát biểu của một vài người ở nam Cali đi trong phái đoàn.

    Tôi nghĩ, không chỉ riêng tôi, mà rất nhiều người đang mong được biết “quan điểm” của ông!

    Chỉ xin nhắc nhở rằng, trong khi tt Nguyễn Thanh Sơn o bế, lễ phép với các ông (NVHN) qua những mỹ từ “HOÀ GIẢI”, thì ở trong nước rất nhiều nông dân bị cướp đất cướp nhà, vẫn bị CA côn đồ thẳng thay đánh đập, khủng bố! Những người bất đồng chính kiến vẫn bị nhà nước CSVN khủng bố, đánh đập, giam cầm!

    Và do đó, câu nói của Ông: ““Họ muốn tạo ra Hải trình 3 này là để muốn gióng lên một tiếng chuông mới, mở ra một trang sử mới, khép lại một trang sử đau buồn của VN cũ, đánh dấu một giai đoạn hòa hợp hòa giải dân tộc.” chỉ là dối trá và ngụy ngôn (lừa bịp) của CSVN!

    Đơn giản đến thế sao?

    Chỉ cần một vài chuyến ra Trường Sa với “vài ngoe vịt kìu” là có thể xoá bỏ quá khứ tàn ác do CSVN gây ra đối với dân tộc và đất nước? Có thể “đánh dấu một giai đoạn hòa hợp hòa giải dân tộc” được sao?

    Là người phụ trách Câu lạc bộ Văn hóa và Truyền thông tại quận Cam, Nam California chắc ông thừa biết; tại sao họ không đưa các ông về thăm Dương Nội là nơi (nhạy cảm) người dân đang bị CA côn đồ cướp đất và đánh đập thô bạo, mà lại đưa quý ông thăm Trường Sa, nơi đã được họ dàn dựng, sơn phết cho đẹp mắt?

    Mặc dù ông đã thận trọng trong phát biểu, nhưng vẫn còn những chỗ cần phải làm sáng tỏ. Nếu không, vô tình (hay hữu ý) ông sẽ bị phê phán là tuyên truyền không công cho CSVN!

    Ông nói: “Họ rất trẻ nhưng có thái độ rất rõ ràng, dứt khoát để bảo vệ tổ quốc.” (sic)

    Tôi đồng ý với ông “vế đầu”, nhưng vế sau thì không!

    “Họ dứt khoát bảo vệ đảo” (chứ chưa dám nói tới tổ quốc) hay không, thì còn phải chờ xem khi “chiến sự” xảy ra (như Ngụy Văn Thà và 73 đồng đội ở Hoàng Sa ngày 19/1/1974), chứ không chỉ dựa vào những lời nói suông để khẳng định!

    Thưa ông, ngay cả lãnh đạo CSVN là những người có quyền lực và sức mạnh (quân đội) trong tay, họ cũng đã từng có “thái độ rất rõ ràng, dứt khoát để bảo vệ tổ quốc” (bằng những lời tuyên bố hùng hồn). Thế nhưng thực tế thì thế nào?

    Tầu của TQ xâm nhập vào lãnh hải bất hợp pháp và cắt cáp tầu Bình Minh và Viking của VN. Ấy thế mà CSVN không dám nói đích danh, mà chỉ loan tin là “tầu lạ”!

    Ngư dân VN bị bọn hải tặc TQ chận bắt, bắn giết, cướp hết hải sản và bắt giữ người để đòi tiền chuộc, vậy mà đảng và nhà nước CSVN cũng không dám hé miệng phản đối, không dám làm kháng thư và tố cáo trước LHQ.

    Ngược lại, họ còn bắt giam tất cả những người Việt trong nước đã dám đứng lên biểu tình phản đối bọn TQ xâm lược, trong đó có anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, chị Phạm Thanh Nghiên và nhiều người khác!

    Cuối tháng Năm này ông sẽ mở cuộc họp báo để “tường trình về chuyến đi”. Nhưng mong ông, không chỉ tường thuật chuyến đi Trường Sa, mà cả những gì ông đã được nghe, được biết về cuộc đàn áp của CSVN đối với đồng vào ở Dương Nội, và cuộc biểu tình của dân oan ở Sài Gòn vào cuối tháng 4/2014 vừa rồi nữa!

    Kính chào và chúc Ông thành công.

    • Trò tuyên truyền rẻ tiền says:

      Trường Sa vẫn còn có những nơi mà Tàu cộng chưa đặt chân tới. Nay bọn Việt cộng đưa những du khách tới những chỗ hoang vắng đó rồi tuyên truyền ầm ĩ lên rằng Trường Sa vẫn là của ta.

  2. Việt kiều đi trường sa says:

    Đoàn các vị người gốc Việt ở Hoa kỳ về VN và đi trường sa, nhiều chuyện hay lắm, không riêng gì ông Phương Hùng và Ngọc Lập đâu, còn mấy vị nữa hay hơn nhiều, mấy người chống cộng ở hải ngoại chuẩn bị nghe mấy vị này nói lại kết quả chuyến đi nhé, có dám đến nhà người ta mà biểu tình không? Không chừng mấy vị chống cộng há mồm ngồi nghe chuyện vì thấy hay và hấp dẫn quá, vứt hết cả cờ vàng đi, hihi

    • Tien Ngu says:

      Xin lỗi,

      Chống Cộng hải ngoại không hề lý tới..cò mồi VC, với cò mồi hạng hai như Phuơng Hùng hay Ngọc Nập cũng thế…

      Cộng với cò xưa nay dàn cảnh, đưa đò, dẫn em vào hạ thì còn ai mà không rành?

      Cò mồi hạng hai, rút kinh nghiệm Trần Trường, Cộng láo sẽ…ưu đãi chúng nhiều hơn. Vạch mặt chuột của chúng trên truyền thông cũng đã đủ, không cần phải đến nhà chúng…biểu tình, chưa đáng…

      Muốn được…chống Cộng đến nhà biểu tình, Cộng với cò phải xúi hai anh này trương cờ…con của Tàu Cộng, hay hình ảnh của cha già Hồ chí Minh trên đất Mỹ.

  3. vybui says:

    Nguyễn Thanh Sơn, Thứ Trưởng Ngoại Giao, “đặc trách” kiều bào vừa mới “HOÀ GIẢI ” với người Việt tỵ nạn CS qua cuộc phỏng vấn với báo Pháp Luật thành Hồ, được đăng ngày 2/5/2014.

    Xin độc giả vào đây để nghe giọng điệu “hoà giải” cuả ĐCSVN, qua NTS:

    http://plo.vn/chinh-tri/thu-truong-ngoai-giao-nguyen-thanh-son-tu-tuong-han-thu-se-lam-dat-nuoc-yeu-kem.465359.html.

    Tôi không bình luận. Để cho những người CS và những ‘cảm tình viên’ cuả CS (họ) nói chuyện với nhau:

    “Thứ Trưởng NTS nói: Chúng ta là chủ đất nước, chúng ta đi lên, không có lý do gì BỎ RƠI HỌ TRONG MẶC CẢM TỰ TI…”. Ông Sơn có biết người ta nghe cái giọng ấy cuả ông như thế nào không? Đó là cái giọng cao ngạo cuả kẻ cho mình là trưởng thượng, xem những người ra đi như một đám tội đồ quỳ mọp dưới chân ông”chủ đất nước” để xin tha thứ. Hoà giải đối với ông là một thứ ân sủng ông ban cho họ chăng? Họ có mặc cảm tự ti hay ông có mặc cảm tự tôn? Đa số họ không tự ti đâu ông Sơn. Trái lại, họ nhìn những người như ông với sự khinh bỉ” ( Trần Hữu Dũng, chủ trang Việt-studies.info).

    Để rõ thêm ‘mặt thật’, không cần che dấu cuả bọn cầm quyền trong nước, độc giả nên đọc thêm phần dưới. Nguyễn Thanh Sơn nhắm vào cái mà y gọi là “khoản đóng góp’ cuả kiều bào. Y nói, trong khi ODA, FDI thì phải trả nợ khi vay, còn tiền cuả người Việt tỵ nạn CS thì không cần phải…”trả nợ”. Free!!!

    • Trực Ngôn says:

      Thứ Trưởng NTS nói: Chúng ta là chủ đất nước, chúng ta đi lên, không có lý do gì BỎ RƠI HỌ TRONG MẶC CẢM TỰ TI…” (vybui)

      Rất tiếc là link mà ông vybui dẫn chứng ở trên không còn nữa. Nhưng cũng may là những lời lẽ “cao ngạo” của vc Nguyễn Thanh Sơn đã được ông vybui lưu giữ lại!

      Cũng không có gì khó hiểu! “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, sở dĩ Nguyễn Thanh Sơn dám huyênh hoang tuyên bố như trên là vì y đã gặp những thành phần như nguyễn phương hùng + nguyễn ngọc lập.

      Nhưng y đã lầm, hai tên Hùng+Lập chỉ là những kẻ đốn mạt và bỉ ổi tột cùng, là con chó ghẻ đã bị cộng đồng NVTN hất bỏ xuống lề đường!

      Ăn nói ngạo mạn láo lếu như trên chứng tỏ Nguyễn Thanh Sơn thuộc thành phần chẳng ra gì, và y không thể lừa bịp được ai về cái gọi là “HOÀ GIẢI” của cộng đảng!

      • vybui says:

        Quý độc giả có thể đọc bài này qua ‘link’ cuả trang việt-studies.info, mục “kinh tế Việt Nam” ngày 2/5/2014(bài thứ 2) , vẫn còn đăng tải trên báo Pháp Luật TP HCM(3/5/2014). Địa chỉ sau:

        http://www.viet-studies.info

  4. DâM TiêN says:

    Mấy ông Hùng ông Lập về đầu hàng Cộng Phỉ, thôi thì ta cũng nghĩ như rứa.

    Còn phìa Cộng Phỉ, thi chính người trong nội bộ cùa chúng, cũng còn đáng
    nghi ngờ nữa là. — Trọng Lú có tin gì Tấn Dũng đâu !

    HÒa cái con k ẹ c ! ( Theo cách nói của ông côn an Hùng : Tự do cái
    con kẹc!)

    Hê hê…biết đâu Hùng, Lập… chẳng là ” điệp viên” gây cơ sỡ nằm vùng?
    Nghi lắm chứ ai ơi…

    Bên mình lên án Hùng, Lập. Nhưng bên Cộng Phỉ cũng nghi nghi Hùng Lập!

    ( Dâm hơi ác miệng đấy. Thôi thì nói toạc móng heo ra cho đỡ nặng mình),

  5. Nguyễn Văn says:

    Để tiếp tục truyền thống xâm lăng nhuộm đỏ dân tộc VN do ông Hồ chủ trương và nhân dịp tưởng nhớ 39 năm ngày cộng sản Bắc Việt xâm lăng chiếm toàn Miền Nam, đảng cộng sản VN, lại một lần nữa, cho thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn “tấn công” xâm lăng người Việt hải ngoại bằng cách kêu gọi hòa giải hòa hợp. Cộng sản VN lại tiếp tục tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lăng mới không lãnh thổ, không tiếng súng, nhưng lại là cuộc chiến một mất một còn của chế độ, đó là: Cuộc chiến tranh hòa giải hòa hợp xâm lăng chất xám và tư tưởng người Việt hải ngoại.

    Năm 1954, cộng sản chiếm 1/2 lãnh thổ VN nhuộm đỏ tư tưởng toàn dân Miền bắc, kết quả cả Miền Bắc ĐÓI; 30 tháng 4 năm 1975, xâm lăng 1/2 lãnh thổ còn lại và nhuộm đỏ tư tưởng toàn dân Miền Nam, kết quả toàn dân Miền Nam ĐÓI; xây dựng xã hội chủ nghĩa hòa bình 39 năm, kết quả CẢ NƯỚC ĐÓI; bây giờ kêu gọi hòa giải hòa hợp với người Việt hải ngoại để làm một cuộc xâm lăng mới – xâm lăng chất xám, tư tưởng, và tài chánh.
    Chúng ta nhất quyết giữ vững tinh thần, tư tưởng và quyết đấu tranh chính trị. Trận chiến mới này cộng sản khó thằng, nếu không nói là sẽ thua.

  6. Sóng Thần says:

    Ai muốn hòa hợp hòa giải với cộng sản?

    Là một người phụ nử, chị Hồ Giang Mỹ Lệ còn đứng lên tranh đấu, còn nói những lời thấm thía, khí phách như thế, điều này cho thấy người Việt Nam không còn ai xa lạ gì bọn cộng sản ăn cướp nữa. Chúng đã đánh chị tàn bạo trong ngày Quốc Hận chị em Dân Oan tổ chức tại Sai Gòn năm 2014

    Về cái lưu manh của cộng sản, từ trên xuống dưới, từ xưa đến nay, chúng đã biểu lộ một cách dư thừa…

    Đã là con người phải có tư cách. Người có học càng phải biết giữ gìn tư cách của mình. Chỉ một lời nói hớ hênh cũng đủ làm tổn thương nhân cách của một người. Là quân nhân của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, tiêu chuẩn số một là quân phong quân kỷ. Nhìn râu, tóc, biết tác phong. Nhìn quân phục biết tư cách.
    Là sĩ quan, cấp chỉ huy trong quân đội, lại càng phải giữ gìn tư cách của mình hơn nữa. Đã là quân nhân trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, không ai không biết điều đó. Không ai dám mặc bộ quân phục mà làm điều vô tư cách.

    Những ngày Nguyễn Phương Hùng còn ở Mỹ, nhìn cách đương sự mặc chiếc áo lính một cách cẩu thả một cách cố ý, người tinh ý biết ngay là Hùng muốn cho mọi người nhìn chiếc áo của người lính trận dưới cái nhìn của một gã tàn binh bệ rạc. Điều mà không một quân nhân Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa nào cam tâm làm. Thà đau thân mình, không ai dám nghĩ đến việc làm đau bộ quân phục của người quân nhân Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.

    Nói ra những điều thô bỉ như Nguyễn Ngọc Lập, càng không ai dám nói! Cả hai lại còn khóc lóc, làm trò trước mặt Nguyễn Thanh Sơn tuổi đáng hàng em, cháu, nổi tiếng nói láo nói xược, vu cáo người không bằng chứng trong chuyến đi Mỹ vừa rồi với Trương Tấn Sang, năm 2003. Sơn đã nói một cách trơn tru: “người đi biểu tình nhận tiền để đi Washington chống Trương Tấn Sang!” lại là điều người có tư cách không ai có thể làm được.

    Tư cách, hành động của hai tên này là tư cách, hành động đặc biệt chỉ những tên cộng sản rặc mới có. Cài người vào trong đoàn người ra đi để nằm vùng hoạt động cho cộng sản. Giả danh người quốc gia để làm nhục người quốc gia là tiểu xảo nghề nghiệp của cộng sản. Với cộng sản, không có điều gì chúng không dám làm.

    Lảnh tụ như Trường Chinh mà còn đấu tố cha đẻ của hắn! Hồ Chí Minh rước cố vấn Tàu về tổ chức giết đồng bào Việt Nam miền bắc hàng trăm nghìn người một cách dả man, tàn bạo; giết xong hắn lại bày trò xin lỗi, khóc lóc. Đi đâu hắn cũng chuẩn bị sẵn chiếc khăn tay để chậm nước mắt (!) đểu giả, lưu manh rẻ tiền đến như thế mà bọn đầu xỏ cộng sản còn dám làm thì điều gì cộng sản cũng có thể làm được.

    Buổi họp trình diễn màn hòa hợp hòa giải của cộng sản diễn ra giữa bầy khỉ lớn, khỉ nhỏ cộng sản với nhau người quốc gia không ai lạ gì. Đồng bào Việt Nam trong nước chắc cũng không ai lạ gì. Hãy nhìn những anh em thương binh Việt Nam Cộng Hòa tập họp ở Dòng Chúa Cứu Thế, ở Chùa Liên Hoa không có ai dám mặc bộ quân phục của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa một cách cẩu thả, dù cả trong cuộc sống đời thường. Xem thế thì đủ biết hai tên Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Ngọc Lập là ai.

    Với người lính Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, ai cũng biết muốn nói chuyện với cộng sản, muốn chúng nói sự thật, muốn thi hành những lời đã hứa, những gì chúng đã ký kết một cách nghiêm chỉnh, đàng hoàng, phải kê súng vào đầu của chúng, không có cách nào khác vì man trá là bản chất của cộng sản.
    Màn trình diễn hòa giải, hòa hợp của cộng sản hôm nay cũng thế. Ba mươi chín năm cộng sản lộ mặt, đồng bào Việt Nam cả ba miền nam trung bắc đều đã rõ về cộng sản. Toàn dân Việt Nam đang vùng dậy để quét sạch chế độ cộng sản. Ngày tàn của chế độ cộng sản đang đến.

    Chế độ phản quốc, hại dân, gian hùng xão trá cộng sản phải kết liễu trên đất nước Việt Nam. Chỉ Việt gian cộng sản mới mơ chuyện hòa hợp hòa giải với cộng sản để kéo dài cuộc sống của loài ký sinh trùng đáng tởm có tên cộng sản!

    • Kẻ Giác Ngộ says:

      Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Ngọc Lập chỉ bị VC lạm dụng. Với những con người giở giáo, trở cờ phản bội thì CSVN ghét cay ghét đắng.

      Nếu là “đồng chí phản động” thì sẽ bị thủ tiêu, còn là kẻ địch thì họ sẽ tận dụng để tuyên truyền, xong việc thì coi như giẻ rách dùng để lau chân!

      • Huế oan nghiệt says:

        Hùng, Lập là hai tên VC từ đầu đến đuôi, gốc văn công cộng sản được bố trí ra đi theo đoàn người tỵ nạn cộng sản để hoạt động nằm vùng. Nay khi trở về với Việt cộng trông chúng chẳng khác cá gặp lại nước, tha hồ vẫy vùng. Xem cách của hai tên hành động, nói năng rõ là gốc MC văn công VC thứ thiệt!

      • Kẻ Giác Ngộ says:

        Không pai muốn “chụp mũ VC” cho Hùng+Lập, nhưng những hành động của chúng làm là những chiếc mũ cối mà chúng đã tự tay đội lên đầu!

  7. van nguyen says:

    Đối với người Cộng Sản,thì người chết xuống âm phủ rồi vẫn còn bị …. căm thù ” .Xin mời nghe lại nhà ngoại cảm Phan Thị Bich Hằng ‘đạo diễn ” câu chuyện hoang đường :,
    “Cuộc tìm kiếm mộ ở Vĩnh Thạnh Bình Định cũng là kỷ niệm đáng nhớ của Bích Hằng.Khi đào mộ anh bộ đội thì thì thấy cái biển tên ở trước ngực ghi là Trung Tá Nguyễn hữu Túy , tức là lính Saigon ..Mọi người đều giật mình .Nhưng nghĩ lại hay là anh bộ đội ấy lấy cái áo lính Saigon mặc cải trang .,rồi bị bắn chết .
    Thế nhưng lúc đó chị nghe thấy tiếng gọi phát ra từ bụi cây :’’Không phải, tôi nằm bên này cơ “.Lúc đó có một anh trong đoàn đi đào mộ, là xã đội trưởng ào đến, căm phẫn hét lên:”Cái thằng này ác ôn lắm, chính nó đã giết bố tôi đây
    Anh kể rằng hồi gần mười tuổi ,anh tận mắt chứng kiến bọn lính Saigon đóng đinh bố anh vào cây dừa, và chính tên Túy dã dùng lưỡi lê , rạch từ ngực bố anh xuống, rồi moi gan bố anh ra ngoài Khi đó bố anh là cán bộ tuyên huấn xã, tích cực tuyên truyền cách mạng.
    Anh căm phẫn định lấy hòn đá ghè vào đống xương cốt.Chị Hằng hết mực can ngăn :’Ng ười ta bây giờ cũng chỉ còn là năm xương tàn.Anh có làm vậy bố anh cũng không sống lại được.Tốt nhất là cứ bốc hài cốt anh ta lên, chon cất cẩn thận, rồi người ta phù hộ,sau đó đi tìm tiếp mộ anh bộ đội giải phóng .
    Thế nhưng anh ta lại cương quyết :”Ai làm việc đó thì làm , tôi nhất định không làm “.Người dân ở đó cũng đều chứng kiến cảnhlính Saigon giết hại , moi gan bố anh xã đội trưởng cùng 6 người khác , nên rất căm phẫn, nhất định không chon hài cốt này ,mặc cho Hằng khuyên nhủ thế nào .
    Cuối cùng chị phải bỏ tiền ra Qui nhơn, mua chiếc tiểu, bỏ hài cốt vào rồi mai táng ..Tuy nhiên khi
    Hằng đặt bát hương thì mọi người trong làng lại xô ra không cho chị thắp.Gia đình người lính kia đều ở bên Mỹ cả, nên không biết nhắn nhủ ra sao .
    Khi đó anh bộ đội hiện lên dặn Hằng nói với mọi người thế này:”Nếu mọi người không thắp hương cho anh ta, thì anh bộ đội sẽ không cho tìm hài cốt của anh đâu.Thắp cho anh ấy nén nhang thì anh ấy sẽ chỉ chính xác chỗ anh bộ đội nằm “
    Nghe Bích Hằng nói vây, người dân trong vùng mới cho cô thắp nén nhang.nguòi lính Saigon đã dắt Bích Hằng đến bên bụi cây rất lớn và chỉ chính xác chỗ anh bộ đội nằm ,và khi đào lên thì thắy ngay hài cốt.Hằng bảo với dân làng :’V ậy là anh ta đã lấy công chuộc tội rồi, mọi người không nên căm thù nữa nhé”.
    Anh bộ đội kể với Bích Hằng rằng hồi đó anh là lính đặc công, bị Túy bắt được, nhưng khi đang áp giải thì anh dã sử dụng võ thuật, đá văng khẩu súng , rồi cuớp luỡi lê của nó giết nó luôn.Tuy nhiên vừa giết được nó thì anh lại bị trúng đạn bởi một tên đi phía sau
    http://www.viet-future.com/diendan2/viettopic.php?t=25798

  8. Hoài An says:

    Nhận thức của một con người cần phải có thời gian, ngày nay giới trẻ VN đã nhìn ra được một phần sự thật trong quá khứ của lịch sử VN?

    Người bạn trẻ Vân Hà viết: “Có một nỗi buồn không thể gọi tên, có những nỗi đau không thể nói thành lời. Trước tiên, xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của những người lính và những người dân vô tội đã chết trong cuộc chiến phi nghĩa giai đoạn 1954-1975.

    Nỗi buồn không thể gọi tên là khi tôi tận mắt nhìn thấy những Thương Phế Binh (TPB), cho tôi được phép viết hoa danh xưng đó vì tôi dành cho họ một tình thương cảm khác.
    Tôi đứng đó, nhìn thấy họ từng con người, từng hoàn cảnh cứ xuất hiện dần trong tôi như một màu sắc khác của cuộc sống mà đến giờ tôi mới biết nó tồn tại.
    Họ chưa bao giờ xuất hiện hay tồn tại trong ký ức tôi. Vì sao thế? Không phải tôi không học hỏi mà những điều đó tôi không được học. Nếu có thì những điều người ta cho tôi biết về họ là những người nhu nhược, sống bám bằng đồng đô la Mỹ, là đội quân hèn nhát…
    Với tôi họ mờ nhạt, rất rất mờ nhạt, để rồi hôm nay đây tôi phải nghẹn đắng và sống mũi cay cay. Tôi khóc. Khi nhìn thấy họ- những người TPB ở chính mảnh đất họ chiến đấu.
    Tôi chỉ biết đến sự hi sinh nhiều vô kể của hàng triệu lính Bắc Việt mà không hề biết đến sự hi sinh của những người lính Việt Nam Cộng Hoà.
    Tôi chỉ biết đến những người thương binh của miền Bắc cũng có những hoàn cảnh khó khăn được trao ít quà mỗi dịp nào đó. Nhưng những đồng tiền hay món quà đó đã bị chặn đầu chặn đuôi rất nhiều. Và họ cũng khổ, nhưng chí ít họ được nhắc nhớ”.

    Thật cảm động, xin vào đọc tiếp: Nỗi buồn không thể gọi tên.

  9. Minh Đức says:

    Sự khác nhau giữa nội chiến Mỹ và chiến tranh Việt Nam là phe thắng cuộc Mỹ đã không chơi trò vu cáo phe thua cuộc. Phe miền Nam chống lại việc giải phóng nô lệ và đó là lý do hai bên đánh nhau. Phe miền Bắc của Mỹ không chơi trò gọi phe miền Nam của Mỹ là tay sai ngoại bang, bán nước, Mỹ gian … Lý do miền Nam Việt Nam chống lại miền Bắc là chống lại chủ nghĩa CS. Chỉ có thế thôi. Nhưng phe miền Bắc Việt Nam thì lại tung ra đủ mọi luận điệu nào là Ngụy tay sai bán nước, phản động… Cũng giống như lúc CSVN thủ tiêu các đảng phái khác thì họ cũng gán cho tội tay sai, bán nước, Việt gian… Ngay cả đến những người CS Đệ Tứ cũng bị gán cho tội Việt Gian, tay sai bán nước… để thủ tiêu họ. Mỹ họ cũng đánh nhau nhưng vẫn theo lối thẳng thắn mà không chơi trò bá đạo vu cáo nhau. Vì không chơi trò vu cáo nhau nên khi thắng trận họ vẫn có thể tôn trọng phe thua trận và để cho phe thua trận tự do sinh hoạt. Còn khi đã chơi trò vu cáo thì khi thắng trận phải đè đâu kẻ thua, không cho ngóc đầu lên, không cho có quyền ăn nói, vì để cho kẻ thua được tự do thì họ sẽ vạch ra sự vu cáo của phe thắng cuộc.

  10. Như Tâm says:

    Hành trình tìm người con Việt của một cựu binh Mỹ

    Người đàn ông Mỹ với dáng cao gầy, đội mũ rơm, vừa lần theo con ngõ nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh vừa cầm chặt trên tay cuốn album ảnh. Ông trở lại Việt Nam với hy vọng có thể tìm lại con trai thất lạc suốt 40 năm qua.
    Hàng nghìn đứa trẻ có bố là lính Mỹ được sinh ra tại Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Giờ đây, khi ở tuổi 60 – 70, những cựu binh Mỹ đang tìm kiếm với mong muốn có thể gặp lại các con trai, con gái mà họ chưa bao giờ biết mặt. Jerry Quinn là một trong số những người đó.
    Ông trở lại Việt Nam, lần theo từng con phố, ngõ nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh ông là Hung Phan, phiên dịch viên và là người từng giúp hàng chục cựu binh Mỹ tìm lại những đứa con thất lạc của họ trong suốt 20 năm qua.
    “Tôi nhớ chúng tôi sống ở nhà số 40″, Quinn nói, vừa nhìn xung quanh đoạn phố tìm kiếm ngôi nhà ông từng chung sống với một cô gái người Việt Nam. Tuy nhiên, không có nhà nào mang số 40 cả.
    Jerry Quinn là một trong hai triệu binh lính do chính phủ Mỹ gửi đến cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Trong thời kỳ đó, ước tính có khoảng 100.000 đứa trẻ được sinh ra bởi mối quan hệ giữa phụ nữ địa phương với các binh sĩ Mỹ. Giờ đây, khi về già, một số cựu binh lại cảm thấy tội lỗi hoặc tò mò muốn biết chuyện gì đã xảy ra với đứa con của họ.
    Những người bố vô trách nhiệm
    “Tuy nhiên, một số người bố lại không muốn biết chuyện này”, Brian Hjort nói. Ông Hjort cùng với Hung Phan là người điều hành Fathers Founded, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động với mục đích giúp các ông bố Mỹ tìm lại đứa con “Mỹ Á” của họ.
    Hjort, người Đan Mạch, từng tới Việt Nam du lịch vào những năm 1980 và gặp nhiều đứa trẻ “Mỹ Á” trong tình cảnh đáng thương. “Chúng lang thang trên đường phố, xin thức ăn và tìm sự giúp đỡ”, ông kể lại.
    Một số đứa trẻ còn lưu giữ ảnh và nhớ được cả tên bố chúng. Nhờ việc chính phủ Mỹ lưu trữ hồ sơ chi tiết về các binh lính và cựu chiến binh, Hjort nhanh chóng xác định được bố cho khoảng vài chục đứa trẻ. Tuy nhiên, đôi khi Hjort khiếp sợ bởi câu trả lời mà ông nhận được.
    “Họ quát lớn ‘Tại sao ông lại gọi cho tôi? Ông muốn gì? Tại sao ông nhắc đến Việt Nam? Tôi không muốn dính dáng gì đến họ. Chúng không phải con tôi. Đừng gọi cho tôi nữa!’”, ông kể lại.
    Tuy nhiên, Jerry Quinn, một nhà truyền giáo đang sinh sống và làm việc tại Đài Loan, lại khao khát tìm được con trai. Quinn kể lại rằng khi được giáo đoàn điều động đến Viễn Đông, ông nghĩ ngay rằng đó là cách Chúa muốn ông sửa chữa lỗi lầm trong quá khứ. “Tôi tin rằng mình tới đây để sửa chữa lỗi lầm”, cựu binh nói, “cố gắng và hoàn thành trách nhiệm của một người bố”.
    Hành trình tìm người con thất lạc
    Năm 1973, Brandy, người bạn gái Việt Nam của Quinn, mang thai và họ tìm cách làm các thủ tục cần thiết để kết hôn. Tuy nhiên, khi đó các binh lính Mỹ bắt đầu nhận được lệnh rút khỏi Việt Nam và Jerry Quinn phải lên máy bay về nước.
    “Tôi cố gắng để giữ liên lạc”, Quinn nói. “Tôi gửi cho cô ấy 100 USD mỗi tháng trong suốt một năm. Tôi cũng không biết liệu chúng có đến tay cô ấy không”. Brandy gửi cho ông ba bức hình mà 40 năm sau, ông chìa ra cho bất kỳ người nào ông gặp. Đó là bức chân dung Brandy, một cô gái Việt Nam khoảng hơn 20 tuổi với dáng người cao và xinh đẹp, một bức hình Brandy với cậu con trai và một bức hình Brandy đứng cạnh một phụ nữ mặc áo khoác trắng.
    Bước sang ngày thứ ba ở TPHCM, Quinn bắt đầu cảm thấy tuyệt vọng. Quinn cùng Hung Phan tìm gặp chủ quán mỳ, gần căn nhà ông và Brandy từng chung sống, để hỏi thăm. Bà chủ quán ngồi xuống chiếc ghế đẩu, lật từng trang trong cuốn album ảnh và dừng lại khi nhìn thấy bức hình Brandy chụp cùng người đàn bà mặc áo khoác trắng.
    “Bà ấy là một bà đỡ từng sống ở khu vực này”, người chủ quán mỳ nói. “Bà ấy hiện sống ở Mỹ nhưng thỉnh thoảng vẫn về Việt Nam. Thực ra, con gái bà ấy hôm qua vừa tới đây ăn mỳ”. Bà chủ quán sau đó đồng ý giúp cựu binh Mỹ liên lạc với người phụ nữ mặc áo trắng.
    Con gái bà đỡn, bà Kim, tới quán mỳ vào ngày hôm sau. Đó là một phụ nữ trung niên, với dáng người thanh lịch, đang ở cùng người chồng Mỹ trong một khách sạn tại thành phố Hồ Chí Minh. Bà cầm lấy cuốn album, sau đó chỉ tay vào bức hình của Brandy và phấn khích nói: “Tôi nhớ cô gái này! Chúng tôi là bạn tốt của nhau và tôi từng giúp cô ấy sinh con”.
    Kim nhận ra được họ Việt của Brandy phía sau một bức ảnh là Bui. Tuy nhiên, bà không thể giúp Quinn tìm ra tên con trai ông bởi những tài liệu liên quan đều đã bị tiêu hủy.
    Rơm rớm nước mắt, Quinn đề nghị được cầm đôi tay bà Kim “bởi chính đôi tay này đã từng bế con tôi và có thể tôi không bao giờ gặp lại con trai nữa”. Câu chuyện tưởng chừng như sắp kết thúc trong một quán mỳ nhỏ ở Việt Nam, với những thực khách đang ngạc nhiên trước hình ảnh một người Mỹ lớn tuổi vừa khóc vừa cầm tay người đàn bà.
    Cuộc đoàn tụ nhờ mạng xã hội
    Jerry Quinn sau đó đăng tải các bức hình về Brandy và đứa bé lên Facebook cá nhân với mô tả là ông đang tìm người con trai khoảng 40 tuổi, họ Bui. Cách đó hơn 13.000 km, ở thành phố Albuquerque, bang New Mexico, Mỹ, Gary Bui, một người đàn ông 40 tuổi, đã nhận ra những bức hình trên.
    Ông Quinn sau đó lên chuyến bay tới Albuquerque. Ngồi trên taxi tới nhà Gary, ông khá lo lắng và có chút nghi ngờ vào phút chót. “Liệu thằng bé có chấp nhận mình không?”, ông tự hỏi. “Thằng bé đã đợi một người bố suốt 40 năm. Liệu nó có để cho tôi ôm không? Gary nói với tôi qua điện thoại rằng nó đã học cách kìm nén cảm xúc”.
    Chiếc taxi dừng lại ở ngôi nhà, nơi toàn bộ gia đình đứng sẵn đợi Quinn bên ngoài. “Chỉ cần thêm vài nét giống nữa thôi thì con chính là bố rồi!”, Quinn nói khi ông suýt ngã trong lúc ra khỏi taxi ôm con trai. Họ ôm chặt lấy nhau, vỗ vai và khóc. Phía sau họ là hai đứa cháu nội mới của Quinn đang đứng nhìn.
    Gary kể lại câu chuyện của mình một cách chậm rãi. Giống như những người mẹ có con với lính Mỹ, Brandy bỏ chạy vì sợ hãi và trao Gary cho bạn bè để họ đưa cậ bé ra khỏi Sài Gòn.
    “Con cùng mọi người sống trong rừng, ở trong những túp lều bằng đất sét”, Gary kể lại. “Thức ăn luôn thiếu thốn”. Gary bị những đứa trẻ khác kỳ thị, bọn chúng gọi người sinh ra anh là “gái điếm”. Gary được đưa đến trại trẻ mồ côi năm 4 tuổi. 4 năm sau đó, ông bay tới New York theo chương trình đưa con lai tới Mỹ của chính phủ nước này. Được một gia đình nhận làm con nuôi, Gary vẫn lưu giữ những bức ảnh giống như của Brandy gửi cho Quinn.
    Người cựu binh như đổ sụp bởi cảm giác tội lỗi. “Bố không biết con từng là trẻ mồ côi”, ông nói. “Bố luôn nghĩ rằng chắc con đang ở với mẹ. Có quá nhều điều bố muốn biết về con”.
    Vợ cùng các con của Gary chứng kiến cảnh đoàn tụ này một cách thận trọng. Họ không biết nói gì với người bố chồng, người ông nội xuất hiện bất ngờ này.
    “Bố biết là điều này có phần muộn màng nhưng bố muốn ở đây vì con”, ông Quinn nói. “Bố muốn được có mặt trong cuộc sống của con”.

    Như Tâm (theo BBC)

    • Khoai Lang Đỏ says:

      Trong thời chiến tranh VC thường tuyên truyền rằng lính Mỹ rất tàn ác, ăn thịt trẻ em và hãm hiếp phụ nữ.

      Nhưng qua sự việc ông cựu lính Mỹ Jerry Quinn về Việt Nam tìm người xưa và đứa con rơi, cho thấy người Mỹ có đạo đức và đầy tình người, khác hẳn với lời tuyên truyền của VC.

      Nó cũng làm cho tôi suy nghĩ, tại sao chỉ 1 đứa con rơi sau hơn 40 năm mà họ cố gắng tìm gặp lại, trong khi bác Hồ có cả tá con rơi mà ông làm ngơ không nhận?

Phản hồi