WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hãy đặt người nghệ sĩ đúng vị trí của họ

khanh ly-tcsTin ca sĩ Khánh Ly sẽ về nước hát vào ngày 9/05/2014 đã và đang gây bàn cãi xôn xao ở hải ngoại lẫn trong nước.

Sự tranh cãi diễn ra trên nhiều lãnh vực, từ chính trị, tiền cát xê, đến nơi trình diễn… nhưng trọng điểm vẫn là chính trị.

Tôi thật sự không quan tâm đến chuyện Khánh Ly về nước hát, cho đến khi đọc bài báo với lời nói của Khánh Ly: – Tôi hạnh phúc được gặp lại Trịnh Công Sơn trên sân khấu ở quê nhà.

Tôi là người chưa bao giờ coi trọng giới nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ trình diễn, bất kể là nghệ sĩ cải lương, ca nhạc hay diễn viên điện ảnh… do bởi đa số có lối sống buông thả, không có kỷ cương, đạo đức.

Trở lại với Khánh Ly. Chế độ CSVN dùng Khánh Ly như môt lá bài chính trị.

Trong khi đó thì cộng đồng NVHN lên tiếng chỉ trích sự trở về hát tại VN của Khánh Ly. Nhiều bài báo lên tiếng chửi bới, nhục mạ bà.

Từ trước đến nay đã có rất nhiều ca sĩ tị nạn cộng sản ở hải ngoại về hát trong nước như Hương Lan, Tuấn Ngọc, Phi Nhung, Quang Lê, Lệ Thu, Chế Linh… nhưng chưa có người nào gây tranh cãi và gặp nhiều ‘sự cố‘ như Khánh Ly.

Cho dù bị áp lực từ cả 2 phía, Khánh Ly vẫn xâm mình, hiên ngang đi vào giữa 2 lằn đạn (mã tử) để tìm lại hạnh phúc mà mình đã đánh mất 39 năm qua tại quê nhà là gặp lại Trịnh Công Sơn (qua những bản nhạc của ông thôi, không phải gặp thật, dù trước sau rồi cũng sẽ gặp thôi).

Người nổi tiếng cùng thời và không kém Khánh Ly là Lệ Thu, nhưng Lệ Thu dường như không hát nhạc Trịnh Công Sơn. Có phải nhờ đó mà Lệ Thu không hề gặp khó khăn, trở ngại khi về hát tại Việt Nam cũng như không bị báo chí, truyền thông hải ngoại đem ra làm bia tập bắn?

Thật ra cũng dễ hiểu. Khánh Ly là một giọng hát đặc biệt cho nhạc Trịnh Công Sơn. Có thể nói từ khi có nhạc của Trịnh Công Sơn, tôi chưa thấy người thứ hai nào hát nhạc họ Trịnh hay như Khánh Ly.

Nhạc Trịnh Công Sơn có nhiều bài phản chiến mà cộng sản Hà Nội không thích nếu không muốn nói là sợ hãi. Hơn thế nữa, khi qua Mỹ, Khánh Ly đã hát nhiều bài chống cộng cũng như có những lời nói có nội dung chỉ trích, đụng chạm chế độ cộng sản Việt Nam.

Cộng sản Việt Nam, đồng ý cho Khánh Ly về hát chỉ nhằm mục đích tuyên truyền cho chính sách (bịp bợm) hòa hợp, hòa giải (lèo) theo nghị quyết ba lăm (con dê) cộng một của mình, nhưng bởi là một chế độ đa nghi, gian ác nên đồng thời cũng sợ ảnh hưởng lời ca, tiếng nhạc của bà tác động tiêu cực đến chế độ.

Tất nhiên họ sẽ đặt những điều kiện để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng lời ca tiếng hát của bà, bài nào được phép hát, bài nào không. Qua những lời tuyên bố của Khánh Ly chúng ta thấy rõ được điều đó.

Với thành trì chống cộng hải ngoại, việc Khánh Ly về hát trong nước  là một tổn thất lớn vì từ trước đến nay họ đã ‘đùm bọc, thương yêu‘ coi bà như một chiến sĩ chống cộng kiên cường không màng lợi lộc, danh vọng…

Do đó có nhiều bài báo đã lên tiếng chỉ trích, chửi bới…, coi bà như là một kẻ phản bội chỉ biết chạy theo đồng tiền, quên mất những ngày gian khổ mà nhờ cộng đồng hải ngoại cưu mang Khánh Ly mới có được ngày hôm nay.

Thái độ của nhà cầm quyền cộng sản không cần phải bàn đến vì họ chủ trương văn nghệ phải phục vụ cho chính trị.

Nhưng còn những người chống cộng hải ngoại? Tại sao lại bắt một người ca sĩ phải hành động theo ý mình? Tại sao không để cho Khánh Ly tự do chọn lựa khán giả, sân khấu, nơi trình diễn?

Đã một dạo người ta người ta ồn ào chửi bới, nhục mạ Phạm Duy khi ông trở về Việt Nam, nay đến Khánh Ly.

Tôi không bênh vực cho Khánh Ly vì đã quá hiểu con người của bà dù chỉ qua vài lần tiếp xúc. Tôi chưa bao giờ coi trọng Khánh Ly dù mấy chục năm trước rất mê tiếng hát của bà.

Tuy nhiên tôi tôn trọng quyết định của Khánh Ly, bởi vì bà là một ca sĩ. Người ca sĩ cần gì ngoài ánh đèn sân khấu, tiếng vỗ tay hoan hô, những vòng hoa, lời khen tặng và điều quan trọng nhất là… tiền?

Đặt lên vai những người như Khánh Ly, Phạm Duy trọng trách chống cộng là một điều sai lầm nếu không nói là hoang tưởng, bởi họ là nghệ sĩ, họ sống theo bản năng nhiều hơn là lý trí.

Cũng đừng nhục mạ, chửi bới họ là những kẻ phản bội, trở cờ… Họ không phản bội ai hết, nếu có chỉ là chính bản thân, lương tâm của họ.

Cũng đừng ngụy ngôn như cộng sản, dùng những từ ngữ thương yêu, đùm bọc trong vòng tay cộng đồng người Việt tị nạn…

Bỏ tiền ra mua một vé coi trình diễn văn nghệ, ca hát, mua một đĩa CD nhạc… là thương yêu, đùm bọc người ca sĩ, nhạc sĩ ư? Và nếu đùm bọc, thương yêu Khánh Ly thì cộng đồng người Việt có đùm bọc, thương yêu Hương Lan, Lệ Thu, Tuấn Ngọc, Khánh Hà… không? Ngụy ngôn!

Tất cả chỉ là sự trao đổi, mua và bán. Khi có nhu cầu thưởng thức văn nghệ, nghe nhạc, coi phim… mua một vé đi xem, chúng ta chỉ tự thỏa mãn nhu cầu của mình, chẳng phải vì thương yêu hay muốn đùm bọc ai. Người ca sĩ, diễn viên điện ảnh qua lời ca, tiếng hát, tài diễn xuất của mình thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu người nghe nhạc, xem phim, kịch…

Khi cung và cầu hợp nhau thì trao đổi diễn ra. Không hợp nhau nữa thì chấm dứt. Từ năm 1975 đến cuối thập niên 80, tiếng hát Khánh Ly vẫn còn ăn khách, người Việt hải ngoại đi VN chưa nhiều, Khánh Ly còn sống được trên sân khấu hải ngoại.

Nhưng từ thập niên 90 về sau, khi số lượng người Việt đi VN ngày càng tăng, ca sĩ trong nước ra hát tại hải ngoại ngày càng nhiều cũng như ca sĩ hải ngoại về VN hát cũng lục tục diễn ra, không riêng gì Khánh Ly không còn chỗ đứng ở hải ngoại mà những ca sĩ khác cũng thế. Họ trở về VN để hát là chuyện đương nhiên. Số lượng khán, thính giả ở VN cao gấp hàng trăm, hàng ngàn lần hải ngoại, tại sao không về?

Tóm lại, hãy trả người nghệ sĩ nói chung, Khánh Ly nói riêng lại đúng vị trí của họ. Chỉ trích, phê bình cộng sản là ép buộc nghệ thuật phục vụ chính trị thì đừng nên làm như cộng sản.

© Thạch Đạt Lang

© Đàn Chim Việt

 

 

55 Phản hồi cho “Hãy đặt người nghệ sĩ đúng vị trí của họ”

  1. DâM TiêN says:

    Chào Thạch Đạt Lang và cô Liên.

    Nay trở về với Khánh Ly.

    Cô hát cho…đảng, chỉ 1 phần chăm; cô hát cho Nhân Dân thì 99
    phần chăm.. Nên, tôi bỏ phiếu cho Khánh Ly.

    • Đoàn Cận Huy says:

      Đồng ý, mà phải hát hay mới được, chống Công thiên Cộng cái gì, chỉ có hát hay và hát dở. Hơi đâu lo chuyện ca sĩ…

    • Kiệt says:

      Ha Ha !
      Có phải bạn muồn nói : 99 Phần trăm Nhân Dân dư tiền để mua vé nghe KL hát; Còn đảng viên thì ngheò bỏ mẹ, chỉ có 1 phần trăm ráng lắm mới có thễ mua vé nghe HL hát

  2. Tu do says:

    Hát mà phải xin phép rồi kiểm duyệt là sao nhỉ ?

  3. vb says:

    Cô Khánh Ly về nước hát vì…tiền hay vì…tình?

    Nếu hôm nay là ngày thứ ba, mồng 10 tháng 1 năm 2006 thì phải nói rằng, cô ấy không vì tiền và cũng chẳng vì …tình! Còn vì cái gì thì …tuỳ!

    Tối thứ ba, 10/1/2006 trong mục “chuyện trò trên mạng” cuả Người Việt Online, KL đã trả lời mầy chục câu hỏi cuả độc giả. Có hai câu dính líu tới tình và …tiền.
    Trước hết là tình.
    Câu hỏi (cuả Lê Cảnh Toàn, Huế, VN):
    “Trong bài “yêu dấu tan theo” có đoạn viết rằng, “Em theo đời cơm áo, mai ra phố xôn xao, bao nhiêu ngày yêu dấu…tan theo”—Xin cô cho biết có phải từ “mai’ là tên cô không? Và phải chăng TCS đã (thầm) trách điều gì?
    Trả lời: Tôi cũng nghĩ như anh, mặc dù chưa bao giờ tôi hỏi ông TCS nhưng có lẽ chữ “mai” trong bài hát là tôi. Tôi không buồn vì những điều ông ấy trách cũng có phần đúng. Có lẽ cũng có lúc ông ấy QUÊN TÔI LÀ ĐÀN BÀ và CÓ NHỮNG BỔN PHẬN PHẢI LO CHO CÁC CON TÔI”.

    Về tiền.
    Câu hỏi (thứ 33 cuả Nguyên Lê, USA, Cali):
    ” Hôm trước chúng tôi có đọc báo Viet-Weekly, báo này có nói rằng Ca sĩ KL đã từ chối hát ở VN khi có người trả tới 2 triệu (đôla). Có đúng như thế không hả ca sĩ KL. Cám ơn.
    Trả lời: thưa em, đúng là chuyện có thật, tôi rất it khi nói những điều viển vông. Tuy nhiên tin hay không là tùy ở mỗi người. Tôi rất nghèo nhưng tôi nghĩ rằng 2 triệu Đô KHÔNG PHẢI LÀ MỘT SỐ TIỀN QUÁ LỚN. Trân trọng.
    Bình…loạn.
    Chuyện tình nay giận, mai thương,
    hơi đâu đem chuyện giữa đường, quàng vô.

    Thế thì còn …tiền?
    Ai kia nói một câu để đời là, “cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều …tiền”. Trật lất!
    Hai triệu còn nhỏ, chả lẽ xoè tay nhận 2 trăm ngàn( kể luôn cả lạm phát)? Hay là phải sửa câu nói là, cái gì không mua được bằng NHIỀU tiền thì sẽ mua được bằng…ÍT tiền? Vô lý!
    Ơ hay, chả lẽ lại chóng xuống giá thế cơ à, mà nào có lâu la gì, mới có…8 năm? Dìm hàng, xúc xiểm!

    • Vọng Kiến Quốc says:

      Quân tử nhất ngôn là quân tử dại
      Nói sai sửa lại là quân tử khôn!

      Lãnh đạo CSVN nhổ ra liếm lại dài dài mà họ cứ nhe răng cười hề hề thì nói gì đến những câu trả lời của Khánh Ly trên Viet-Weekly! 2 triệu đôla (chỉ bằng lời nói) thì chẳng là gì vì không thực tế, đâu có bằng 100 $ tiền mặt xoè ngay trước mắt được?

      Nói chơi cho khuây khỏa, thực ra thì suy nghĩ cũng có lúc “phải” thay đổi!

      Trước đây gần 20 năm tôi hứa sẽ không bao giờ về VN khi còn chế độ CSVN. Một người phụ nữ quen cười cười nói với tôi; “các anh ngồi “xa lông” chống cộng “bằng mồm” thì một trăm năm nữa VC cũng không rụng cái lông chân… híc híc híc“.

      Cô ta nói tiếp (đại khái) “ tôi về VN dài dài, chỉ cần mất 5 hay 10 $ đưa cho cán bộ với câu; xài thử tiền của tư bản xem sao, dĩ nhiên là họ “đớp” như chó đói, thế là mình tha hồ nói xa nói gần, mắng xiên chửi xỏ trên đầu trên cổ mà họ cũng chỉ cưới vì “đã ngậm”, từ từ tiêm vào đầu óc họ tư tưởng tự do dân chủ“.

      Lúc đầu tôi giận lắm, tự ái lên đến mũi, nhưng vắt tay lên trán ngẫm suy lại; “không chịu đến gần thì không thể làm quen với chó, vậy thì không bao giờ có thể sờ vào đầu nó được, nói gì đến tóm cổ nó để làm tiết canh, rựa mận?

      Thế là tôi đã “phải thay đổi” suy nghĩ, về VN nhiều lần và “tiêm tư tưởng” dần dần cho họ, đến nay đã chứng kiến nhiều cán bộ CSVN bị thoái hoá “tư tưởng”, thay đổi “tư duy”, họ chán ngấy chế độ CSVN nhưng vẫn phải “bám trụ” vì chén cơm manh áo cho qua ngày! Chỉ còn một số nhỏ hung hăng như lũ chó săn “còn đảng còn mình”.
      https://www.youtube.com/watch?v=LRZWkJ2wL2M

      Về đây (VN) xem chó thay lông
      Xem mèo đổi móng, cua còng rụng chân
      Về đây hợp lực cùng dân
      Xây nền dân chủ phân thây quân thù

  4. Nguyễn Hồng Hà says:

    “Mai đi hay là Ly về.
    Dù ca hay hát chẳng hề quan tâm!”

    Đúng vậy, chẳng nên quan tâm đến chuyện này vì KL không là cái đinh gì cả. Là một nghệ sĩ, họ sống theo bản năng. Bản chất của KL đã lộ rõ từ rất lâu, ai cũng thấy ( nhìn lại quá khứ của KL thì ta xác định được con người KL như thế nào).
    Theo tôi, nên quên cái chuyện này thì hay hơn.

  5. Thiến Heo says:

    A- “Tôi là người chưa bao giờ coi trọng giới nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ trình diễn, bất kể là nghệ sĩ cải lương, ca nhạc hay diễn viên điện ảnh… do bởi đa số có lối sống buông thả, không có kỷ cương, đạo đức.”

    B- “Tóm lại, hãy trả người nghệ sĩ nói chung, Khánh Ly nói riêng lại đúng vị trí của họ. Chỉ trích, phê bình cộng sản là ép buộc nghệ thuật phục vụ chính trị thì đừng nên làm như cộng sản.”

    Tg đã mâu thuẫn với chính mình ngay trong một bài viết. Tôi vạch ra sự mâu thuẫn và nhầm lẫn quá nhiều của TĐL như sau:

    1- Đạo đức tác phong của một cá nhân không dành riêng cho thành phần nào trong xã hội. Người nghệ sĩ cũng vậy, họ không phải là biệt lệ.
    2- Cá nhân (nói chung) không chịu trách nhiệm hành vi đạo đức tác phong của mình với toàn xã hội. Thí dụ, tôi ngoại tình thì tôi chỉ chịu trách nhiệm đạo đức vợ con tôi thôi. Tôi không chịu trách nhiệm với gia đình hàng xóm.
    3- Tôi chỉ cần thay chữ “chính trị” bằng chữ “”đạo đức” trong đoạn văn B thì lòi ra sự mâu thuẫn của TĐL.

    Trở lại cái dzụ dziệc KL dzìa VN hát. Theo tôi, xã hội VN nên có tinh thần “nghề nghiệp” hóa. Nghĩa là, ông bác sĩ thì phải giỏi nghề thuốc, anh tài xế xe hàng thì phải đầy kinh nghiệm lái xe, còn người ca sĩ?

    Ca sĩ thì phải ca hay. Hết. Ca sĩ mà ca lào khào hết hơi, nhịp rớt lên rớt xuống thì nên giải… nghệ. Bà KL năm nay cũng 70… rùi, cái gì cái gì thì gì chắc là hơi hám cũng không còn như xưa. Bà KL theo tôi thì ca cũng được thui. Âm vang chất giọng hơi hụt. Bà chỉ hợp với nhạc xì lô của nhạc… Chịnh.

    • Lão Ngoan Đồng says:

      1/
      TDL lấy thống kê, cho thấy kết quả chung là “xướng ca vô loài”, làm cớ chính đáng mà chê và không thần tượng bất kỳ nghệ sĩ nào hết. Điều này theo tôi cũng không có gì quá đáng và đó là ý kiến của TDL, để biện luận TDL không coi trọng việc làm của KL đi hay ở!

      2/
      Cá nhân khi trở thành khuôn mặt của cộng đồng (public figure) và có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng xã hội lại là chuyện khác. Chẳng hạn là một ca sĩ nổi tiếng được nhiều người, cả nước ưa thích, được gán cho title này nọ, như chống Cộng hay phản chiến … thì lại khác.
      KL nổi tíêng trước 75 chuyên trị nhạc TCS, vừa phản chiến vừa tình ca, nhưng sau này chủ yếu là tình ca. Sau 75 ở Mỹ vẫn được ưa chuộng dù không chuyên trị nhạc TCS. Ngoài ra KL còn lắm khi cao hứng, kiểu như PD, tuyên bố vung vít chống Cộng. Chuyện này không ai cấm cản vì là tự do cá nhân. Ác nỗi khán thính giả tin tưởng những điều KL và PD vung tí mẹt đó. Nay làm khác đi thì họ có phản ứng dữ dội là chuyện tất yếu. Ai phản đối là quyền cá nhân họ, cũng như KL cứ thản nhiên về nước hát thôi.

      Tóm tắt, CƠN BẢO TRONG LY NƯỚC !

      Kết, vắng mợ (KL) thì chợ (chống Cộng) vưỡn đông.
      Chính sách của tôi “mặckệnó”, bởi hàng quá date dzồi.
      Thông cổ cho nó kiếm chút cháo và chút danh hão cuối đời.

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư Y trị :-) !

      • Thiến Heo says:

        Quý vị phải phân biệt, không nên cầm nhầm, 2 trường hợp hoàn toàn khác nhau sau đây:

        1- Người phục vụ công chúng – public servants
        2- Người nổi danh trong dân chúng – celebrities

        Thí dụ: TT Obama là public servant
        Ca sĩ Micheal Jackson là celebrity

        Người phục vụ công chúng thì có thể nổi danh, người nổi danh không cần có trách nhiệm bảo vệ công chúng. Tại sao?
        Bởỉ vì public servants là viên chức chính quyền, họ do dân bầu hay được chỉ định, họ ăn lương do dân trả thuế để soạn thảo, thi hành chính sách và bảo vệ công chúng. do dó mọi hành vi đạo đức tác phong của họ được người dân giám sát, phê bình, chỉ trích gắt gao. Trái lại, những celebrities không bắt buộc phải như vậy.

        Nói cho dễ hiểu, nếu TT Obama uống rượu lái xe lạng quạng, ngoài việc bị cảnh sát phạt, sự nghiệp chính trị cá nhân ông coi như lung lay, kết thúc. Nhưng nếu M. Jackson cũng uống rượu lái xe thì sự việc cũng không có gì trầm trọng. Sự nghiệp ca hát của anh ta vẫn như thường.

        Trở lại dzụ dziệc ca sĩ KL. Bà KL chưa bao giờ là một viên chức chính quyền được dân VN giao phó trách nhiệm gì cả. Bà là ca sĩ. Hết. Bà không có nhiệm vụ trừ gian diệt bạo bảo quốc an dân như có người cầm nhầm. Cũng như tôi là thiến… heo. Vậy thôi. Người nào… nghề… chiên môn nấy. He he he !

      • vb says:

        @Thiến Heo

        “Cũng như tôi là thiến …heo. Vậy thôi. Người nào…nghề…chiên môn nấy”

        Chứ “thiến heo” không từng là Chủ Tịch HĐBT, không từng là Tổng Bí… Luôn ư? Bác định “tránh búa rìu dư luận ” à? hehehe!!!

        Đùa thế chứ, hành vi, tác phong đạo đức, chuyện trong …buồng ngủ v.v..của mấy anh, mấy chị Hồ Ly Vọng…bị ‘soi’ tới bến luôn!

        “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”! Hay là cô KL không phải là “phu” nên miễn… “trách”? huhuhu!!!

  6. hoàng says:

    Ngụy ngôn = “sự cố’.Tiếng Việt Miền-nam từ truớc 1975 có rất nhiều…nhiều từ ngữ hay-đẹp hơn là từ ngữ xâm lăng của csvn từ bắc kỳ.!!!Ngày nào người Việt trong cũng như ngoài nước vẩn tiếp tục dùng từ ngữ việt cộng thì ngày đó nước VN vẩn còn bị csvn tiếp tục trị dân bằng bạo lực.Từ ngữ từ trong miệng mình phóng ra,từ trong trí nảo tạo ra,mìng không kiểm soát được,không gìn giử được thì làm gì dẹp được thằng csvn.Hảy tự suy nghĩ cho bản thân mình xem có hành động đúng chưa.!!!!!!

  7. Không hát vì không tự do says:

    (Trích bài phỏng vấn ca sĩ Thanh Thuý )

    BBC: Nhạc sỹ huyền thoại Trịnh Công Sơn cũng đã viết tác phẩm cho riêng bà?

    Ca sỹ Thanh Thúy : ‘Ướt mi’ là bài Trịnh Công Sơn viết tặng cho tôi và sau đó là bài ‘Thương một người’. Thực ra chính Trịnh Công Sơn nói trên báo chí như vậy chứ tôi lúc đó cũng chỉ nghĩ là một người viết nhạc và đưa cho tôi hát. Thực ra lúc đó Trịnh Công Sơn cũng chưa có nổi tiếng lắm và còn trẻ. Tôi và Trịnh Công Sơn cũng chỉ là tình nghệ sỹ thôi, như bạn thôi.

    BBC: Khi qua Hoa Kỳ rồi thì việc quay lại sân khấu của bà có khó khăn gì hay không?

    Ca sỹ Thanh Thúy :Tôi được may mắn ở chỗ là qua Hoa Kỳ được vài tháng hoặc một năm gì đó thì được mời đi hát trở lại và được khán giả đón nhận rất thân tình, thậm chí họ còn thương mình hơn hồi mình còn ở Việt Nam nữa. Người nghe phần nhiều vẫn thích những nhạc phẩm cũ, đưa họ trở lại những kỷ niệm, một thời rất huy hoàng ở Việt Nam.

    Sau này thì tham gia làm việc thiện nhiều hơn chứ không đi hát sinh kế nữa. Giai đoạn hát sinh kế đã qua và nay tôi hát và tham gia các hoạt động từ thiện.

    BBC: Được biết là bà nhiều lần được mời về Việt Nam diễn nhưng không nhận lời. Vì sao vậy?

    Ca sỹ Thanh Thúy :Bên đó mời mình về và trả tiền để hát các show, nhưng mình thì chỉ muốn làm các việc thiện. Khán thính giả ở Việt Nam vẫn thương mến mình, vẫn muốn mình về nhưng thực sự mà nói thì chưa đúng lúc để về. Về hát bây giờ mà bị kiểm duyệt hoặc này kia thì mình đâu có muốn như vậy. Nhiều người về diễn tại Việt Nam qua đây lại đều nói vậy.

    Mỗi lần hát phải đưa tên bài hát, được kiểm duyệt rồi mới hát. Khi về mà không bị kiểm duyệt hay không bị ràng buộc gì với chính quyền thì mình mới về chứ. Còn nếu bị kiểm duyệt thì mình đâu có thích về làm gì.

    • kyluc vo says:

      Theo tui thì Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Trầm Tử Thiêng, Việt Dũng, Nguyệt Ánh, Phan Văn Hưng, Trúc Hồ, … là những nghệ sĩ mà sự nghiệp chưa bao giờ có một “tì vết”; họ rất có tâm với đất nước/đồng bào và rất đáng để được trân trọng và ngưỡng mộ.

      TDL có phần hơi hồ đồ khi viết: “…Tôi là người chưa bao giờ coi trọng giới nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ trình diễn, bất kể là nghệ sĩ cải lương, ca nhạc hay diễn viên điện ảnh… “

      • Không hát vì không tự do says:

        “Đất nước đã đổi màu cờ, nhưng lòng họ không thay đổi “. Thật đáng quý !

  8. Mai says:

    Hehe… chào bác TĐL,

    KL về VN hát cũng giống như bác về DCV info thế thôi, phải không? :)

    Chuyện rùm beng chỉ vì mỗi người cứ muốn bắt người khác nàm theo ý mìn, đơn rản chỉ có thế! Cho nên tui không bùn ghé mắt các bài viết nộn xộn vụ lầy! Nhưng còm bài ni vì cái tên ‘wen’ (mà bác từng ỡm ỡm ờ ờ ở bển dạo trước) coi thử bi chừ ra nàm thao.

    Theo tui, rùm beng vì cả 2 phía đều bị mất bìn thườn! Hải wại thì quên cho ca sĩ ăn để mần mà ca sĩ thì “hát cho đời mua vui…” và cũng cần tiền để sắm xe xịn! Trong lước thì nại lô lức đón tiếng hát của cụ bà 70, để coi thử 2 ná phổi, một thời từng ‘thổi’, của cụ còn chịu đựng nỗi không mà người bạn nòng thì đã mồ yên mả đẹp từ đời 8 hoánh!

    Hóa ra cụ KL còn may mắn nắm chứ cỡ tuổi cụ thì có rất nhiều nghĩa trang đón chờ (xin hiểu về khía cạnh khách quan, kảm ơn)!

  9. Nguyễn Văn says:

    Trích: “Do đó có nhiều bài báo đã lên tiếng chỉ trích, chửi bới…, coi bà như là một kẻ phản bội chỉ biết chạy theo đồng tiền,…”

    Vì tiền? Tôi không nghĩ tiền là động cơ để ca sĩ Khánh Ly trở về hát. Nhưng trở về hát lần đầu sau 39 năm xa cách có lẽ Khánh Ly vì ước vọng nhiều hơn. Ước vọng được quay về hát cho “Bên Thắng Cuộc” thỏa giấc mơ; ước vọng người dân bên thua cuộc đừng quên tiếng hát một thời vang danh; và chính là, ước vọng cho chính bản thân Khánh Ly được trở về một lần, được hát một lần cho cả nước nghe mà Khánh Ly đã mong muốn từ lâu. Đây là ước vọng sau cùng và cũng là hạnh phúc sau cùng và ý nghĩa nhất trong cuộc đời nghệ sĩ của Khánh Ly.

    Nhưng … nếu nói “… hãy trả người nghệ sĩ nói chung, Khánh Ly nói riêng lại đúng vị trí của họ…” thì có công bằng cho những người nghệ sĩ khác khi tinh thần chống cộng của họ không thua gì người khác hay có thể còn cao hơn; Việt Khang là một ví dụ điển hình?!

    • Lão Ngoan Đồng says:

      1/
      Chuyện KL vì cái gì, tiền hay tình v.v.., nói thiệt chỉ có ma ăn cỗ mới rõ con ma KL thích sơi đồ cúng nào !
      Chẳng nên đặt nhiều giả thuyết cho rách việc và bàn cãi hoài chẳng đi đến đâu cả.

      2/
      TDL giáo đầu bằng sự chê tư cách đám nghệ sĩ “xướng ca vô loài”, nên chả thần tượng kẻ nào hết, và miệng thúi như trôn con trẻ !
      Cho nên TDL không quan tâm đến việc làm của họ. Đi ở mặc họ.

      TDL lý luận, khán giả bỏ tiền để mua vui, chứ íu cưu mang ai hết.
      Tức là “tiền trao cháo múc”, rất sòng phẳng ! Vậy KL cứ làm tùy thích

      3/
      Việt Khang là trường hợp khác hẳn. VK bày tỏ thái độ chính trị bằng phương tiện văn nghệ, và bày tỏ rất tích cực.
      Đáng tiếc là VK sống trong thời CS, nên VK bị ngược đãi trù dập thật oan trái, nhất là CSVN đang manh tâm bán nước.

      Trước kia KL và TCS cũng bày tỏ như VK, nhưng may mắn là sống thời VNCH, chẳng những không sao lại trở thành cái đinh phản chiến !
      Rồi từ bệ phóng đó TCS và Khánh Ly thành “public figures” và hốt bạc. TCS sau này chuyên trị tình ca và được phe kaki che chở trốn lính !

      Nếu một mai VK mà “trở cờ” như KL thì ta sẽ tính tới, hahahahahahaa :-) !

      4/
      Theo tôi, CƠN BÃO TRONG LY NƯỚC ! VẮNG MỢ CHỢ VẪN ĐÔNG.
      (mợ quá date, cho vixi xài ké hàng cũ xì VNCH, để lấy lại cái uy cũ phe “Ngụy”)

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư Y trị :-) !

  10. Vàng Thau Lẫn Lộn says:

    Lý do vì sao Khánh Ly bị chỉ trích trong khi các ca sĩ khác cũng về nước hát lại không bị gì thì cũng dễ hiểu thôi; bởi vì Khánh Ly từng tiếp phái đoàn cs tại San Francisco và hát trong buổi tiếp đón họ – khác hẳn với những gì Khánh Ly từng lên tiếng rất ấn tượng trong nhiều bộ video vể quan điểm chống cộng, nào là chạy giặc, nào là chỉ khi nào mọi người cùng về thì tôi mới về…Đó là lý do mà Khánh Ly lãnh đòn của dư luận bởi vì bà đạp lên lời nói của mình quá dễ dàng trong khi mọi người từ trước vẫn ca ngợi bà là người quốc gia chân chính.

    • TTT says:

      Rất chính xác.

      Việt Cộng muốn những người chửi bọn chúng phải quì phục chúng bởi vì chúng có tiền. Tên Năm Cam đã dạy Việt Cộng một bài học là cái gì không mua đưc bằng tiền thì sẽ mua được bằng thật nhiều tiền! 100 ngàn K… không về hát, 200 ngàn K. không về hát,…400 ngàn K. sẽ về và quì gối hát…

      • Biên xanh says:

        Rat chinh xac.
        Cung như PD, NCK. Sơ di “ho” vê Viêt Nam va bi moi ngươi ‘nem đa” ! Chinh vi “ho” đa “nho” roi lai tư “liêm lai” !!! Khong ai co thê “băt” minh “lam” nhưng gi ma minh “khong thich” ! Nhưng xin đưng “qua cương” roi lai “xiu” ! Khong ai thich !!!

Phản hồi