WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trần Nhật Kim: Hệ lụy của chính sách “Trăm năm trồng người” của HCM

Giáo dục VN. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Dân Trí

Giáo dục VN. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Dân Trí

Khi ông Hồ Chí Minh đọc được học thuyết Mác-Lênin đã cho rằng đây là con đường đưa tới giải phóng dân tộc, mặc dù ông chưa thấu đáo về nội dung của chủ thuyết này.  Ông gia nhập đảng cộng sản Pháp, sau đó được giới thiệu với đảng cộng sản Nga.  Ông trở thành một cán bộ có lãnh lương của Quốc tế cộng sản, vì họ cần một cán bộ hoạt động tại vùng Đông Nam Á Châu.  Khi về nước, ông Hồ thành lập nhóm Việt Minh tại hang Pác Bó thuộc tỉnh Cao Bằng, miền Bắc Việt Nam.  Ông Hồ nhắm tới thế hệ trẻ và đề ra chính sách: “Mười năm trồng Cây, Trăm năm trồng Người.”

Chính sách: “Trăm Năm Trồng Người”

Về chính sách “Trăm năm trồng người”, ông Hồ có nhận định: “Đầu óc của những người trẻ tuổi trong sạch như một tấm lụa trắng.  Nhuộm xanh thì nó ra xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ.  Vì vậy, sự học tập của nhà trường ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên là tương lai của nước nhà.”

Trong các buổi sinh hoạt với tập thể cán bộ, ông Hồ luôn nhắc nhở mọi người phải học: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ.  Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhân dân.  Đặc biệt, ông coi việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ thanh niên, thiếu niên nhi đồng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược to lớn và lâu dài.” Ông Hồ coi “thanh niên là lực lượng có ý chí và nghị lực vượt mọi khó khăn.  Luôn xung phong đi đầu trong sự nghiệp chiến đấu và xây dựng Chủ nghĩa xã hội.”

Ông Hồ cũng không quên nhắc nhở các cán bộ phụ trách hướng dẫn: “Dân rất thông minh, quần chúng kinh nghiệm sáng suốt rất nhiều, chỉ cần mình có biết học hay biết lợi dụng mà thôi.”

Vì được giao phó thực hiện chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á Châu, ông Hồ đặt trọng tâm vào việc cải tạo con người cũ trở thành con người mới tiến lên chủ nghĩa xà hội.  Ông Hồ cho rằng “đào tạo con người xã hội chủ nghĩa không có con đường nào khác ngoài giáo dục tri thức khoa học và lý tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa.  Đó là nền giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên”.  “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.”

Chính sách giáo dục phản dân tộc

Trong những năm gần đây, môn Sử đã trở thành mối quan tâm của ngành giáo dục Việt Nam.  Việc học sinh không mấy tha thiết với môn sử ngày càng phổ biến, nhất là khi Bộ giáo dục đào tạo đưa môn này vào danh sách các môn tự chọn (nhiệm ý) trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.  Do đó, số thí sinh chọn môn sử không đạt tới 10% tại các trường trung học.

Theo Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch hội khoa học lịch sử Việt Nam, nhận định: với cách dậy hiện nay, với chương trình sách giáo khoa nặng về hình thức, sự kiện hiện nay, việc các em chán môn sử là điều tất yếu.

Trong khi đó theo Thông Tư số11/2012/TT-BGDĐT ngày7-3-2012 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo cho hệ tuyển học sinh tốt nghiệp trung học Phổ thông và Cơ sở về môn học chính trị.  Mục tiêu của môn học để đào tạo học sinh có khả năng:

- Trình bầy được nội dung Chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Trình bầy được nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
- Trình bầy được nội dung đường lối của đảng CSVN qua các thời kỳ: từ 1986 đến
hiện tại. (Với kiến thức chung cho hai hề tuyển gồm: nhập môn Giáo dục chính trị (2
tiết), Chủ nghĩa Mác-Lênin (20 tiết), Tư tưởng Hồ Chí Minh (10 tiết), đường lối
của đảng CSVN (38 tiết)…

Chương trình học về môn chính trị còn nhấn mạnh tới thái độ: “củng cố niềm tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng CSVN và con đường XHCN mà đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn…”

Nhìn chung, môn “Chính trị” đối với các em đã trở lên nhàm chán, phải “nhai lại” chủ thuyết Mác-Lê lỗi thời mà cả thế giới, kể cả quê hương đã sinh ra nó, đã vất bỏ vào xọt rác lịch sử, vì đó là một chủ thuyết hoang tưởng, không thích ứng với bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia kém mở mang nhất.

Với “Tư tưởng Hồ Chí Minh” mà đảng CSVN thúc dục người dân trong nước phải học tập trong nhiều thập niên đã trở thành vô ích.  Với sự hiểu biết của các em cũng nhận ra, ông Hồ đấu tranh không vì Dân tộc, mà vì Quốc tế cộng sản để nhuộm đỏ Đông Nam Á Châu.  Hơn thế nữa, ông Hồ là một tội đồ diệt chủng, đã gây ra cái chết oan uổng của 1.667.000  nạn nhân vô tội trong chiến tranh Việt Nam.  Ông Hồ cũng trở thành kẻ phản bội Tổ quốc, khi ra lệnh cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Công hàm ngày 14-9-1958, dâng hải đảo Hoàng sa và Trường sa cho Trung cộng.  Tư tưởng của ông Hồ cũng không có gì phải học tập, vì chỉ là những mảnh vụn sao chép nguyên văn của Mao Trạch Đông.  Ông cũng tự thú:”Ông không có tư tưởng nào, mọi điều đã có Bác Mao suy nghĩ .”

Với thành tích của đảng CSVN qua các thời kỳ, nhất là từ ngày đổi mới tới nay, cũng cần phải nhấn mạnh, người dân Việt đã thoát khỏi nghèo đói nhờ đi theo “Kinh tế thị trường”, nhưng vì cái đuôi “Định hướng XHCN” khiến đất nước không thể phát triển, ngày càng tụt hậu.  Dưới chính sách “Độc quyền lãnh đạo” của đảng đã sản sinh nhiều tệ nạn xã hội như xuất khẩu phụ nữ, trộm cướp, cán bộ đảng “hành dân là chính” và nạn tham nhũng từ thượng tầng tổ chức đã trở thành quốc nạn.

Theo như tinh thần của Thông tư, môn học “Chinh trị” đã trở lên quan trọng đối với kỳ thi tuyển THPT và THCS.  Trong khi môn “Lịch sử của Dân tộc” chỉ là môn tự chọn (nhiệm ý).  Giải thích việc có ít học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp môn Lịch sử, bà Nguyễn Thị Thu Cúc, Hiệu trưởng trường THPT Gia Định cho hay: “Trước khi các em đăng ký, nhà trường đã tư vấn các em nên chọn môn thi nào mà mình cảm thấy khả năng giành lại được điểm cao nhất, chính vì vậy đa số các em học sinh đã chọn Anh ngữ và thêm môn Vật lý hay Hoá học.  Riêng với môn Lịch sử các em ít chọn, không phải vì không thích nhưng phải chọn môn có điểm cao trong kỳ thi tuyển.”

Dư luận trong nước cũng quan tâm đến việc giáo dục lịch sử nước nhà cho thế hệ trẻ.  Và đưa ra câu hỏi: “Tại sao học sinh lại “lạnh nhạt” với môn lịch sử, trong khi đây là một trong những môn khoa học xã hội căn bản cho chương trình giáo dục phổ thông.

Do đặt nặng môn học chính trị và xem nhẹ môn học lịch sử dân tộc tại chương trình trung học phổ thông của đảng CSVN, đã gây ra nhiều chuyện đáng tiếc, như trường hợp của Đỗ Ngọc Bích, trong luận án Tiến sĩ: “Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc”, nói về thành phần tuổi trẻ trong nước biểu tình chống lại sự xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam của Trung cộng, đã đưa ra nhận định :”…Họ không nhận ra rằng Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung quốc, chia sẻ nguồn gốc văn hoá và tư tưởng, và nhận được khá nhiều ân Huệ từ Trung quốc trong suốt 20 năm chiến tranh.”

“Tiến sĩ” Đỗ Ngọc Bích nhận xét đúng khi cho rằng đảng CSVN đã nhận được nhiều sự trợ giúp, cả người lẫn của, của Trung công.  Chắc TS. Ngọc Bích cũng biết tới chuyện ông Lê Duẩn tới bên giường bệnh của Mao Trạch Đông để cám ơn Mao và đảng CSTQ đã giúp phương tiện để đảng CSVN chiếm được miền Nam Việt Nam.  Cũng vì yếu kém trong môn học lịch sử, TS. Bích đã quên công lao dựng nước của Tổ tiên, mặc dù trong 1000 năm độ hộ bởi Trung quốc, đã giữ vững được giang sơn tổ quốc.

Dù TS. Đỗ Ngọc Bích không thuộc thành phần tuổi trẻ đang dấn thân, bất kể tù đầy đàn áp của đảng CSVN, trước nạn xâm lăng của Trung cộng, nhưng TS. Ngọc Bích đã thành công trong việc giúp đảng CSVN chạy tội bán nước của họ.  Khi làm luận án, chắc tiến sĩ Đỗ Ngọc Bích chưa biết tới tấm bản đồ Trung quốc in năm 1735, mà Thủ tướng Đức, Bà Angela Merkel, đưa biếu ông Tập Cận Bình trong chuyến ông viếng thăm nước Đức. (Tấm bản đồ cổ của Trung quốc, do nhà bản đồ học người Pháp, Jean- Baptiste Bourguignon d’Anville, vẽ vào thế kỷ 18 và được nhà xuất bản Đức in năm 1735).  Tấm bản đồ ghi rõ khu trung tâm Trung quốc chủ yếu là người Hán, không có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ hay Mãn Châu cũng như hải đảo Hoàng Sa và Trường sa. Hy vọng TS. Đỗ Ngọc Bích có thêm dữ kiện để hoàn chỉnh nhận thức của mình về quê Cha đất Tổ.

Nạn nhân của chính sách “trăm năm trồng người”

Vào ngày 26-3-2014, hai tờ Sankei Shimbun và Yomiuri Shimbun của Nhật đồng loạt đăng tin nữ tiếp viên Vietnam Airlines Nguyễn Bích Ngọc bị nghi ngờ liên hệ với các món hàng lấy cắp từ các siêu thị tại Nhật vận chuyển về Việt Nam.  Vì không đủ yếu tố buộc tội, nên cô Ngọc được giới hữu trách Nhật trả tự do ngày 15-4-2014, sau một tháng tạm giam.

Ngoài ra, cô Kiều Trinh, sinh năm 1975, con gái của ông Vũ Văn Hiến, Uỷ viên Trung ương đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam VTV, đã bị bắt giam ngày 16-2-2001, khi lấy cắp mỹ phẩm tại Orebro, Haimar, Thuỵ Điển.  Cô được tha khi có giấy chứng nhận mang bệnh tâm thần.

Năm 2006, khi đi công tác tại Anh, cô Kiều Trinh cũng ăn cắp máy hình trong siêu thị.  Một lần nữa cô được thoát nạn khi có giấy chứng nhận mắc bệnh tâm thần.  Mặc dù mắc bệnh ăn cắp và bệnh tâm thần, cô được đề bạt giữ chức vụ Trưởng phòng Văn hoá Dân tộc của đài Truyền hình VN.  Một hình ảnh không đẹp đối với khán giả và làm “bộ mặt” của đảng càng tệ hại hơn.

Bệnh “cầm nhầm” của một số du khách XHCN tại các siêu thị ngoại quốc được nói tới trong thời gian gần đây, khiến người Việt trong và ngoài nước cảm thấy “mất mặt” mỗi khi xuất ngoại.  Mặc dầu đó chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”.  Có cùng tâm trạng “mất mặt”, Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã phải lên tiếng khi họp với Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội vào ngày 20-9-2008: “Chúng tôi đi ra ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ.”

Một câu hỏi “dễ mất lòng” của nhân viên kiểm soát, khi phái đoàn người Việt tới phi trường Bangkok sau ngày 30-4-1975:

- Ông/Bà là người Việt Nam?
- Vâng.
- Hà Nội hay Saigon?

Mà không lâu trước đây, du khách người Việt đã kiêu hãnh trả lời: “Tôi là người Việt Nam”, khi cầm hộ chiếu không do CHXHCNVN cấp.  Cũng giống trường hợp khi tới Ba Lan vào thập niên 2000, hộ chiếu của Hoa Kỳ và các nước Âu Châu được vui vẻ đón nhận khi qua các trạm kiểm soát tại các nước thuộc Đông Âu.  Một câu hỏi được đặt ra.  Tại sao có sự thay đổi “Cách nhìn”, vì thành kiến xã hội hay lý do nào khác?

Kết luận

Chính sách “trăm năm trồng người” của ông Hồ đã lừa gạt lòng yêu nước của nhiều thế hệ tuổi trẻ Việt Nam, đã sản sinh ra những nhân vật không giống ai, nhưng đám hậu duệ của ông Hồ đã theo kịp ông trên đường bán nước.  Một nhận xét chung của người Việt trong và ngoài nước: Ngày nào đất nước Việt Nam còn đảng cộng sản, dân tộc Việt Nam sẽ còn điêu đứng, lầm than.  Dẹp bỏ đảng CSVN là điều cần thiết trước mắt mà nhân dân Việt Nam phải làm.

© Đàn Chim Việt

 

22 Phản hồi cho “Trần Nhật Kim: Hệ lụy của chính sách “Trăm năm trồng người” của HCM”

  1. thuy_duong says:

    Hồ nói bao giờ cũng hay – có lẽ y sinh cái miệng ra trước?! Giá trị của Hồ nằm ở lời nói, không phải ở hành động; do đó, giá trị của y nằm ở chỗ “mị dân”.

  2. TT says:

    Sau 30 tháng 4 năm 1975 gs Cao Xuân Chuân đang dự hội nghị tại Tây Đức, gs bị chính quyền Tây Đức cắt hết mọi ngân khỏan, kể cả tìền ăn, khách sạn, gs phải dọn ra khỏi khách sạn và tự tìm việc làm để sinh sống. Trong thời gian này gs tìm đọc nhiều sách báo tài liệu về ông HCM. Trong dịp qua Hoa Kỳ cuối thập niên 1980 gs có kể lại chuyện sau đây: Trong kỳ đại hội Cộng Sản trên toàn thế giới tại Mạc Tư Khoa, các nước CS cũng như các nước có đảng Cộng Sản đều được mời tham dự, phái đòan CSVN do ông Hồ cầm đầu. Sau đại hội, đại diện các phái đòan lên gặp Lenin, người thì xin được viện trợ máy cày, người thì xin viện trợ lương thực, …tới lượt đoàn CSVN, ông Hồ cầm trong tay tờ báo Prada và xin chủ tịch Lenin ký tên vào tờ báo này, sau khi Lenin ký xong, Lenin ra lệnh cho cơ quan mật vụ KGB là phải lấy lại tờ báo này cho bằng được vì thằng này ( tức là Hồ Chí Minh) nó lưu manh lắm, không biết nó sẽ dở trò gì.

    • Việt Tiến says:

      Bạn nhầm Lenin với Stalin.

      • TT says:

        Cám ơn ông Việt Tiến, có lẽ tôi nhớ sai và gs Chuân thì đã qua đời tại Antony,Pháp khỏang giưa tháng 5 năm 2009.

        Trân trọng,

  3. Người góp ý says:

    Cấp lãnh đạo 1 nước không biết liêm sĩ thì dân tộc ấy ngàn năm tăm tối,nhân dân đâu phải không biết cấp lãnh đạo VN từ lớn chí nhỏ là sâu dân mọt nước.Những gì ông Hồ dạy cán bộ và đệ tử thật ra tổ tiên ta đã dạy con cháu từ khi ông Hồ chưa ra đời,ông Hồ nói lời nhân nghĩa nhưng bên trong không vậy nên mới có cảnh núi xương sông trên dãy đất VN do vậy có vài học giả thắc mắc không biết xác ông Hồ nằm trong lăng thật hay giả? VN bây giờ bỏ ngõ lãnh đạo trên lẫn dưới tha hồ dùng quyền lực hay suy diễn luật pháp theo ý mình để vơ vét mặc dân sống ra sao thì ra.Ngoại giao bên ngoài thì quỳ lụy các nước để xin xỏ , trong nước đàn áp, giam cầm những người góp ý vì sự tồn vong của đất nước .

  4. nguenha says:

    HCM đả từng nói về chính sách “trồng người” : Uốn nắn con người cũng going như uốn (bending) một
    thanh tre,uốn quá một chút,thì khi trở lại ,nó mới vừa !” Giáo dục CS là thế đó,nó không phải là “ngón tay-chỉ” mà là Búa-liềm bắt buộc con người phải theo. Không theo là Chết !! Vì thế Giáo dục CS đồng nghĩa với Phản -Tự -Do !! Đất nước hôm nay : Nửa người- nửa ngợm là do tên tội đồ dân tộc HCM !!
    Tôi đả gặp một số bạn trẻ trong nước ,khi nói ra điều này,họ rất ngở ngàng,nhưng sau khi phân tích ,
    trên nét mặt của những bạn trẻ không dấu được Nổi buồn !! Còn có “BUỒN” là còn HY-VỌNG ! Hy vọng các bạn trẻ hảy mạnh dạn vứt bỏ “than tượng HCM” vì đó là lực cản của mọi Tiến hóa dân tộc !!

  5. Trần Văn Thanh says:

    Bài viết chỉ nhìn cực đoan, một chiều và cay cú bôi nhọ, ngôn ngữ chợ búa. Sao các ngài không nhìn thấy ở VN bây giờ từ khắp nơi kể cả những vùng sâu, vùng cao đâu đâu cũng có trường học, học sinh VN rất giỏi trên trường quốc tế… Đừng chỉ nhìn một vài cá nhân xấu mà phủ định, bôi nhọ cả dân tộc. Các ngài nói yêu nước sao cứ trốn mãi ở nước ngoài, sao cứ ôm chân đế quốc tư bản phá hoại dân tộc thế

    • Chảnh says:

      Người ta thường nói ” Dân thế nào thì chánh quyền như vậy” câu nầy phải sửa lại là ” Chánh quyền thế nào thì dân như vây.” có lẽ đúng hơn với thực trạng hiện nay của VN.Dân ra đường ai cũng nom nớp lo sợ cho bản thân kể cả những vật dụng của mình ,đồ để hở không cánh mà bay , cấp chánh quyền tham nhũng do đó dân cũng có cách của mình để kiếm sống,các quan ăn bẩn trong việc xây cất thì dân cũng có cách ăn cắp vật tư . Chừng nào VN dẹp được tham nhũng thì đất nước mới có ngày sánh vay cùng thế giới chớ ăn mày quá khứ chỉ làm đất nước tụt hậu thôi .

    • UncleFox says:

      Hoàn toàn nhất trí với đồng chí Trần Văn Thanh . Bọn họ chỉ ghen ăn tức ở khi thấy cán bộ đảng viên ta ai cũng giàu sang phú quý, ai ai cũng có bằng thạc sĩ, tiến sĩ . Ngay cả gái đĩ đứng đường, em nào cũng đang sắp xong đại học . Nhiều cô đang là “nghiên cứu sinh”, sắp làm “bảo vệ luận án” nữa cơ .
      Rồi đến các anh Rư Nợn Viên quèn trên các diễn đàn thì cũng ne nói bằng cấp (mồm), lưu trú toàn ở Đức, Pháp, Mỹ không thôi . Như thế, bọn Việt kiều lưu vong tức mình “nguyền rủa quê hương” thì cũng đúng … thôi

    • vu trung says:

      Hình như ở đây chả có ai bôi nhọ “cả dân tộc” (assume là dân tộc VN) cả? Có chăng chỉ là đcsvn thôi. Còn như bà gì con đv tw ra nước ngoài ăn cắp rồi đổ lỗi cho bịnh tâm thần, đấy mới là “bôi nhọ cả dân tộc” đấy vẹm ạ.

  6. ĐỈNH NGÀN says:

    SỰ NGHIỆP CỦA MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC

    Người lãnh đạo đất nước hoàn toàn không còn quyền riêng tư của mình nữa. Bởi vì mình còn quyền riêng tư thì mình đã là vua của thời phong kiến quân chủ lạc hậu, không phải nhà lãnh đạo trong thời kỳ tự do dân chủ nữa.
    Bởi thế, tính cách trước nhất của người lãnh đạo là phải có ý thức trước lịch sử hay phải thấy mình có trách nhiệm không thể trốn tránh được với lịch sử. Đó là ý nghĩa tại sao không thể có kiểu lãnh đạo gọi là tập thể đối với một đất nước. Lãnh đạo tập thể chỉ có nghĩa là đùn đẩy trách nhiệm, né tránh trách nhiệm, không có ai chịu trách nhiệm thật sự với lịch sử nữa, như thế cũng bằng không có lãnh đạo.
    Tính cách trách nhiệm cá nhân của người lãnh đạo trước lịch sử là yêu cầu khách quan, yêu cầu khoa học. Bởi vậy trong mọi thể chế dân chủ thật sự, chỉ có người duy nhất, chịu trách nhiệm cá nhân trước những ý nghĩa hay vấn đề trọng đại của lịch sử là Tổng thống, Chủ tịch, Quốc trưởng, hay dù kêu tên là gì gì đi nữa. Do đó Tổng thống và Chủ tích Quốc hội là đều trách nhiệm ngang ngữa nhau. Tổng thống hay Chủ tịch nước là bên hành pháp. Chủ tịch Quốc hội là bên lập pháp. Hành pháp chịu trách nhiệm thi hành những đạo luật của Quốc hội, nhưng Tổng thống có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm riêng tư trong chức trách hành pháp của mình. Đó là hai ý nghĩa cao nhất của việc điều hành một đất nước, một quốc gia.
    Nếu trường hợp có một đảng hay nhiều đảng cầm quyền, đảng đó chỉ đưa người của mình ra trong nhiệm kỳ, mà cao nhất vẫn là Chủ tịch nước do dân bầu và Chủ tịch Quốc hội do Quốc hội bầu sau khi dân đã bầu Quốc hội một cách tự do.
    Khái niệm đảng nào đó lãnh đạo hay giai cấp nào đó lãnh đạo đất nước, thực chất nó chỉ là kiểu ý thức hệ chủ quan, không phải quy trình và nguyên tắc khách quan của lãnh đạo đất nước một cách đúng nghĩa, chính đáng, thực tế và xác thực.
    Bởi vì khái niệm đảng chỉ là khái niệm cụ bộ. Khái niếm giai cấp cũng là khái niệm cục bộ và mở hồ. Không thể lấy bất kỳ cái cục bộ, mơ hồ nào để thay thế được cho cái tổng thể toàn diện, cụ thể nhất. Bởi làm như vậy là sai khoa học, sai khách quan, chỉ có tính cách cường điệu, xuyên tạc và sai lệch.
    Cũng như vậy, nguyên tắc tự do dân chủ trong xã hội cũng như trong tổ chức và thực hành nhiệm vụ của nhà nước hay chính phủ là nguyên tắc bất biến, không thể phiên diễn một cách chủ quan theo bất kỳ luận điểm nào. Bởi vì như thế là hoàn toàn chủ quan, hoàn toàn độc đoán, đó chỉ là cách của các thể chế, các đảng phái độc tài đôc đoán lên cầm quyền.
    Cho nên ý nghĩa hay sự nghiệp của một người lãnh đạo đất nước là không được chủ quan bởi bất kỳ lý do gì. Vì chủ quan đã là phản bội là nguyên tắc lãnh đạo đất nước, đã trở thành sự chiếm quyền, tiếm quyền một cách sai pháp lý và sai ý nghĩa. Có nghĩa quyền dân chủ hay quyền toàn dân là quyền trên hết. Quốc hội hay Chủ tịch nước hoặc Tổng thống chỉ là người đại diện cho toàn dân, làm theo sự ủy quyền của toàn dân, làm theo nguyện vọng chung của toàn dân qua lá phiếu hoàn toàn dân chủ, tự do, phổ thông của họ. Không thể nhân danh bất kỳ đảng phái nào, học thuyết nào để tìm mọi cách kéo nguyên cả đất nước phải theo mình, đó là chủ quan, là đi ngược lại chính các chức năng nhiệm vụ của mình, lạm dụng chức trách của mình hay làm đảo lộn mọi ý nghĩa khách quan, tự nhiên của xã hội.
    Như thế người lãnh đạo đất nước không được gò bó đất nước theo một định hướng tiền chế nào, như một chương trình được cóp nhặt ở ngoài vào, sao chép từ một đất nước khác, tuân thủ một lý thuyết nào đó mà không phải do toàn thể quốc dân thật sự hiểu biết và nhất thiết buộc mình phải làm như vậy.
    Nguyên tắc lãnh đạo đất nước như vậy là chỉ được quyền làm cho đất nước tốt hơn trong quá khứ, phát triển hơn trong hiện tại, hướng tới tương lai theo yêu cầu tự nhiên nhất mà không thể gò đất nước theo chủ quan nào đó của mình, của đảng mình, hay bất kỳ lý thuyết hay học thuyết nào mà mình cho là tâm đắc.
    Bởi vậy việc đào tạo thế hệ tương lai cũng phải như thế. Tức chính sách giáo dục phải để cho mọi thế hệ tương lai phải được tự do. Mỗi thế hệ đều làm chủ đất nước một cách khách quan theo mọi yêu cầu thực tế thiết yếu bó buộc của thế hệ mình. Không bất kỳ ai có thể tự đặt mình thành thần thánh hay thành phương tiện nhằm phục vụ cho một mục đích nào đó của chính mình, vì như vậy sẽ không còn là vai trò của người lãnh đạo đúng nghĩa nữa, mà đã trở thành như một giáo chủ, một thần linh vĩnh viễn cho toàn đất nước, một yếu tố nô lệ toàn đất nước theo các tham vọng riêng tư nào đó của mình.
    Nên nói tóm lại, một nền chính trị tự do, dân chủ, một nền giáo dục khai mở, một xã hội dân chủ đúng nghĩa, một nền kinh tế phát triển hiệu quả đúng nghĩa, một nền quốc phòng bảo đảm và vững mạnh, một nền ngoại giao hòa bình tốt đẹp, một nền văn hóa phát triển tích cực khách quan nhất, đó chính là yêu cầu hay nguyên tắc bất biến của người lãnh đạo. Trái lại, nếu lãnh đạo chỉ nhằm để gò ép xã hội vào những cái khung định sẳn nào đó, vì quyền lợi của phe nhóm của mình, để mình được tôn vinh và thần thánh hóa chẳng hạn, tức làm mọi điều gì ngược lại các nguyên tắc khách quan đòi hỏi phải có của người lãnh đạo, tựu trung cũng chỉ là phi lãnh đạo, phản lãnh đạo mà thực chất chỉ là sự khống chế hay sự cưỡng bức xã hội sai nguyên tắc và ngược lại hay đi ra ngoài mọi ý muốn của toàn dân. Lãnh đạo luôn luôn chỉ có nghĩa là lãnh đạo theo dân chủ tự do, mà vẫn đạt được mọi thành công hay yêu cầu tốt đẹp của xã hội, đó mới đúng thực chất và ý nghĩa của sự nghiệp lãnh đạo. Trái lại nếu lãnh đạo chỉ dùng độc đoán, dùng các phương thức không trong sáng nào, chính đáng nào đó để ép xã hội theo ý riêng mình, đó không phải lãnh đạo mà chỉ là sự gò ép chủ quan hoàn toàn phản nguyên tắc và phi nguyên tắc.

    ĐẠI NGÀN
    (01/5/14)

  7. Sẵn sàng hôi của says:

    Vào ngày 4/12/13, chiếc xe tải do ông Hồ Kim Hậu điều khiển trong đó chở hàng nghìn két bia từ nhà máy về huyện Bắc Bình, Bình Thuận, đã gặp tại nạn gần vòng xoay Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

    Do cua gấp với tốc độ 40km/h trong lúc phanh lại bị lỏng, chiếc xe tải đã bị nghiêng khiến một lượng lớn bia trên xe rơi xuống đường.

    Chứng kiến cảnh tượng này, hàng nghìn người dân đã ùa đến để tranh cướp bia, bất chấp sự van xin của tài xế.

    Thiệt hại tài sản sau vụ việc được ước tính lên đến khoảng 310 triệu đồng.

    Cảnh hôi bia đã bị dư luận trong nước lên án gay gắt và cũng làm dấy lên quan ngại về thực trạng xuống cấp của đạo đức xã hội.

    ***Ngày 29.11-13, một người dân làm rơi xấp tiền 100.000 đồng trên QL1, đoạn gần chợ đầu mối Thủ Đức. Nhanh như chớp, hàng chục người đi đường lao ra tranh cướp, cả những lái xe cũng đạp thắng nhảy xuống để tranh phần.

    *** Hôi của vụ lật xe 28/07/2011

    Sáng 28.7.11, xe ô tô tải BS 47P-2149 chạy hướng Nam – Bắc trên QL 1A, khi đến Km 648 (đoạn thuộc xã Đại Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình) thì bị lật nghiêng giữa đường khiến nhiều thùng hàng đựng hoa quả đổ tung tóe (ảnh).

    Tuy không gây thiệt hại về người nhưng do nhiều người dân lợi dụng cơ hội đến lấy hoa quả đã cản trở giao thông, gây ách tắc tại đoạn đường trên.

    ***Ngày 2.2.2010, một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường Đồng Khởi (phường Tân Hiệp,TP Biên Hòa) làm 2 người bị thương. Sau tai nạn, tiền bạc, tư trang của nạn nhân văng ra đường, đám đông nhào ra để “hôi” của bỏ mặc nạn nhân đang nằm bất động trên đường.

    ***Ngày 16.10.2009, tại Tp HCM, một người đi đường bị 4 thanh niên móc xấp tiền 50 triệu đồng lúc dừng xe chờ đèn đỏ. Bọc tiền rơi xuống đường, nạn nhân lao theo bọn cướp còn đám đông thì lao theo… xấp tiền đang vung vãi.

  8. Xã hội xô bồ says:

    31/10/2013 – Tuoi Tre online : Chen chúc ăn sushi miễn phí, giẫm đạp nhau giành áo mưa, nón bảo hiểm… là những hình ảnh xấu xí về một bộ phận người Việt khiến nhiều bạn trẻ lắc đầu chán nản.

    Bức ảnh chụp lại cảnh tượng hàng nghìn người dân chen chúc nhau trên con phố Đoàn Trần Nghiệp, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội hôm 24/10, chờ được ăn sushi miễn phí. Theo nhiều người có mặt, không ít người dân đã xô đẩy nhau mong có được một phần ăn cho mình.

    Càng sát lượt ăn buffet, quán trở nên chật ních người, tràn xuống lòng đường, khiến xe cộ khó đi lại. Lượng khách gấp nhiều lần so với số lượng 3.400 suất ăn khiến cửa hàng rơi vào tình trạng quá tải.

    Trước đó, vào giữa tháng 9, cảnh giành giật áo mưa phát miễn phí do Đại sứ quán Hà Lan tài trợ tại UBND quận Ba Đình, Hà Nội cũng khiến không ít người phát hoảng.

    3.000 chiếc áo mưa được phát ra, song không đáp ứng nổi nhu cầu của đám đông. Nhiều người còn trèo lên sân khấu giật phăng áo mưa từ tay các tình nguyện viên và nhân viên Đại sứ quán.
    Cảnh tượng giành giật mua hàng khuyến mãi trong ngày khai trương một siêu thị tại Đà Lạt cuối tháng 8 khiến không ít người đỏ mặt.

    Chen chúc, ùn đẩy giành nhau từng chiếc bánh mì mới ra lò.

    Giữa tháng 4/2012, những bức ảnh ghi lại cảnh nhiều người dân chồng chất, gần như giẫm đạp lên nhau để được đổi mũ bảo hiểm trong một hội chợ triển lãm tại Đà Nẵng.

    Theo những người chứng kiến, chỉ trong vòng 10 phút, 600 chiếc nón bảo hiểm mới đã được đám đông thi nhau giành giật. Khu vực hẹp, lượng người lại quá đông khiến quang cảnh không khác gì thời loạn lạc.

    Hết được đổi mũ bên trong trạm, nhiều người vây lấy xe tải và tràn lên xe để giật lấy hàng từ lực lượng đổi mũ.

  9. Hồ Bác Cụ says:

    Cũng bởi tại vì nhân dân VN miền Bắc được bác Hồ và đảng CSVN dạy rất ky~ phải chăm chỉ “nao động để cái thiện đời sống”, ngôn ngữ trong đảng còn gọi là “cải hoạt”. Họ rất chăm chỉ vun quén làm ăn, năng nhặt chặt bị, cái gì rơi rớt ngoài đường, cái gì hở ra không có ai chung quanh mắt trước mắt sau là….lượm liền. Phạm Tuân ngày xưa khi được làm lơ phụ trên phi thuyền vũ trụ, lúc đang chuẩn bị nhưng máy không chịu nổ. Lê Duẩn hiểu ngay, gọi Phạm Tuân lại bảo nhỏ “Chú lấy cái gì thì đem trả lại y nguyên chỗ cho người ta ngay”. Quả nhiên sau đó, máy nổ được và phi thuyền được phóng vào vũ trụ như dự định. Sau 1975, toàn dân được thấm nhuần “tư tưởng Hồ chí minh” nên mọi người thuộc lòng câu “Hở thì Rinh, chúng canh ky~ thì Rình, rình mãi thì cũng sẽ có khi rinh được”. Tôi khoái nhất bức tranh do họa sĩ Ba Bùi vẽ “tư tưởng bác Hồ” là cái bồn cầu với nắp đậy là mặt của bác râu Hồ chí minh, thật tuyệt vời và mang đầy đủ y’ nghĩa. Nếu DLV nào muốn xem, xin cứ liên lạc với bác Hồ (Bắc Cụ) này, sẽ có ngay để tham khảo, nhá!!!!

  10. Thanh Pham says:

    Ai phá nát giang sơn?

    Bắt đầu tên lộn giống
    Con ông đồ nát rượu
    Phá tan nát giống dòng
    Cả dân tộc bại hoại

    Kế đến thằng thợ mộc
    Đưa cả một dân tộc
    Cảnh huynh đệ tương tàn
    Với cuộc chiến tàn khốc

    Đến lượt tên ma đầu
    Trường Chinh Đặng Xuân Khu
    Đấu tố cả cha mẹ
    Gieo bao nhiêu căm thù

    Lần lượt Nuyễn Văn Linh
    Tới hoạ̣n lợn Đỗ Mười
    Qua tay Lê Khả Phiêu
    Toàm một lũ đười ươi

    Đất nước hồi mạt vận
    Vô tay đứa con hoang
    Nông Đức Mạnh đần độn
    Dân tộc ta lầm than

    Giờ thì tên Trọng lú
    Như khật khùng ba trợn
    Nên Ba X mặc tình
    Phá tan nát giang sơn

    Còn bao nhiêu thằng nữa?
    Bình ruồi hay Bầu Kiên?
    Toàn một lũ mọi rợ
    Phản gìống nòi tổ tiên!

    T.Phạm

    http://phaxiengnole.wordpress.com/
    http://sangcongpha1.wordpress.com/

Leave a Reply to Người góp ý