WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thỏa thuận Thành Đô – bước lùi lịch sử thảm họa

hoinghithanhdoTHỎA THUẬN THÀNH ĐÔ

Phát triển quan hệ không thù địch, hơn thế nữa còn phải thân thiện với các nước láng giềng, là một chính sách đúng đắn của mọi nhà nước yêu chuộng hòa bình công lý. Chính sách láng giềng thân thiện lại cần được ưu tiên hơn, khi láng giềng là một cường quốc. Bởi vậy, năm 1990, các nhà lãnh đạo Việt Nam tiến hành chính sách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sau hơn một thập kỷ chiến tranh và xung đột biên giới là việc cần làm.

Thế nhưng cái cách mà Việt Nam tiến hành chính sách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc thì thật không bình thường. Không chỉ như vậy, nội dung bình thường hóa quan hệ mà Việt nam cố gắng để đạt được, cụ thể hóa bằng Thỏa thuận Thành Đô (4/9/1990), là một nội dung bất lợi cho Việt Nam. Không chỉ bất lợi, mà ngày càng thêm thảm họa. Mức độ thảm họa tăng theo cấp số nhân cùng với thời gian mà chính những người tham gia đàm phán Thỏa thuận Thành Đô đã không lường trước được.

I. Lệ Thuộc Về Chính Trị

Hai mươi tư năm trôi qua kể từ ngày ký Thỏa thuận Thành Đô, hậu quả khôn lường của nó đối với Việt Nam nguy hiểm đến nỗi mà ai trong số họ còn sống, bề ngoài không dám thể hiện, hoặc cố viện dẫn hoàn cảnh để thanh minh bào chữa, nhưng trong sâu xa tâm khảm, đều cảm thấy hối tiếc.

Ba Sai Lầm

1. Sự hoảng hốt lịch sử

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã làm cho một số lãnh đạo Việt Nam hoảng hốt. Lo sợ sự sụp đổ thể chế, lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ đã đột ngột biến kẻ thù truyền kiếp – từng xâm lược Việt Nam năm 1979, liên tục đánh chiếm biên giới Việt Nam suốt trong thập kỷ 1980, và đã bị ghi vào Hiến pháp 1980 là kẻ thù – thành người “anh em” cùng phe xã hội chủ nghĩa. Đó là kết quả của Thỏa thuận Thành Đô ký ngày 4/9/1990 giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đại diện Việt Nam là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, có sự chứng kiến của Cố vấn Phạm Văn Đồng. Còn đại diện phía Trung Quốc là Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng.

Việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc là việc cần làm. Nhưng quá hốt hoảng trước sự sụp đổ của phe xã hội chủ nghĩa, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã vội vã ký một thỏa thuận bất lợi cho Việt Nam nhằm bảo vệ chế độ, bất lợi đến nỗi mà chính cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhiều lần biểu lộ sự băn khoăn.

2. Ảo tưởng về chế độ

Sai lầm thứ hai là ảo tưởng về chế độ xã hội chủ nghĩa. Đáng lý ra sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và ở các nước Đông Âu phải là vấn đề lý luận nghiêm túc để các nhà lãnh đạo Việt Nam phân tích suy ngẫm. Rõ ràng chủ nghĩa xã hội đồng loạt sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu không phải do kẻ thù bên ngoài, mà do chính các nguyên nhân phát triển nội tại của mô hình chủ nghĩa xã hội. Qua thực tiễn tồn tại, không khó khăn để nhận ra rằng, mô hình chủ nghĩa xã hội chứa đựng những lỗi hệ thống mang tính nguyên tắc, quyết định sự sống còn của mô hình. Muốn sửa đổi các lỗi hệ thống đó thì phải thay đổi mô hình. Điều đó chứng tỏ các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ, tuy dày dạn kinh nghiệm kháng chiến chống ngoại xâm – mà thắng lợi giành được là do lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân quyết định – lại chưa để tâm cần thiết đến mặt nghiên cứu lý luận.

3. Nhầm lẫn về Trung Quốc

Nhưng sai lầm đáng buồn hơn cả là nhận thức không nhất quán về Trung Quốc. Trung Quốc công khai tham vọng xâm chiếm Việt Nam. Trung Quốc gây ra cho Việt Nam những tổn thất to lớn trong Hiệp định Genève. Trung Quốc phá hoại cản trở Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Bất chấp bao nhiêu năm “cùng phe xã hội chủ nghĩa”, từng “anh em bè bạn”, nhưng năm 1979 Trung Quốc đã ngang ngược mang 60 vạn quân tấn công Việt Nam. Trong suốt 10 năm tiếp theo Trung Quốc liên tục tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam. Vô vàn cay đắng thâm thù từ Trung Quốc, làm sao mà các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ, trong thời khắc sụp đổ phe xã hội chủ nghĩa, lại có thể cả tin rằng ý thức hệ xã hội chủ nghĩa là phép màu hoàn lương được dòng máu bá quyền Tần Thủy Hoàng – Mao Trạch Đông, để Việt Nam và Trung Quốc lại là “anh em”, cùng chống kẻ thù ý thức hệ?

Bốn Hậu Quả Thảm Họa

I. Lệ thuộc về chính trị

Thỏa thuận Thành Đô gây ra những hậu quả thảm họa to lớn mà chính những người ký Thỏa thuận đã không ngờ tới. Từ Thỏa thuận Thành Đô, Việt Nam mỗi ngày càng lệ thuộc chính trị hơn vào Trung Quốc. Trung Quốc tiến hành một chính sách bắt Việt Nam dần phụ thuộc chính trị rất thâm hiểm, tập trung trên mấy phương diện sau.

1. Gây ảnh hưởng về nhân sự lãnh đạo

Gây ảnh hưởng lên nhân sự lãnh đạo là nhân tố nguy hiểm số một trong chiến lược bắt Việt Nam lệ thuộc của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tìm mọi cách loại bỏ, vô hiệu hóa hay giảm ảnh hưởng của tất cả những ai không theo hoặc không ủng hộ Trung Quốc. Sự can thiệp vào công việc nhân sự lãnh đạo Việt Nam của Trung Quốc rất trực diện, thô bạo. Việc yêu cầu loại bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi Bộ Chính trị trong Hội nghị Thành Đô là một ví dụ kinh điển. Đến thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã không dám đưa ông Phạm Bình Minh (con trai của cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch) vào chức vụ Ngoại trưởng vì Trung Quốc không chấp nhận. Gần đây Lễ tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng bị cuộc viếng thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường phủ bóng tối.

2. Gây ảnh hưởng về chính sách song phương và đối ngoại

Có được ảnh hưởng nhân sự, tổng hợp với các thế mạnh về kinh tế quốc phòng địa lý, và các mánh khóe thâm độc gian xảo, Trung Quốc gây áp lực lên các cuộc đàm phán song phương và chi phối lên quan hệ bang giao quốc tế của Việt Nam.
Việt Nam đã phải nhượng bộ cho Trung Quốc trong Hiệp định biên giới đất liền năm 1999, cũng như trong thỏa thuận phân chia đường biên giới trên biển năm 2000. Việt Nam không dám công khai ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế mặc dù Việt Nam được lợi từ vụ kiện này. Việt Nam không thân mật đến mức liên minh với các nước lớn bởi e dè Trung Quốc. Việt Nam tuyên bố không liên minh với ai để chống nước thứ ba thực chất là để thanh minh với Trung Quốc.

3. Gây ảnh hưởng về kinh tế

Dùng ảnh hưởng về chính trị, dùng sức mạnh kinh tế, Trung Quốc quyết tâm giành thắng lợi trong đấu thầu các dự án kinh tế chủ chốt của Việt Nam và biến Việt Nam thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc.

Khi đã có được ảnh hưởng kinh tế, tiến đến lũng đoạn nền kinh tế Việt Nam và gây áp lực lại về chính trị, bắt lệ thuộc về chính trị. Vòng xoay đó luân hồi kiềm tỏa Việt Nam, bắt Việt Nam không thể rời quỹ đạo xoay quanh Trung Quốc.

II. Lệ thuộc về kinh tế

Bị lệ thuộc chính trị, nền kinh tế Việt Nam bị phụ thuộc vào Trung Quốc toàn diện. Sự phụ thuộc toàn diện của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc thể hiện qua mấy điểm chủ chốt sau đây.

1. Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc

Từ các thiết bị máy móc cho đến hàng tiêu dùng, khắp nơi đâu đâu cũng tràn ngập hàng Trung Quốc. Cay đắng hơn đến các mặt hàng nông sản đời sống thường ngày nhỏ nhặt như quả trứng, trái cam, củ tỏi… mà Việt Nam tự sản xuất được thì nay cũng bị hàng Trung Quốc lấn át.

Để biến Việt Nam thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa mạnh hơn nữa, Trung Quốc thúc đẩy mở cửa biên giới để hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam, đồng thời khuyến khích cho phép buôn lậu qua biên giới những mặt hàng có lợi cho Trung Quốc. Đi xa hơn, Trung Quốc thiết lập mạng lưới đại lý phân phối hàng hóa và đưa cả người Trung Quốc sang sinh sống bán hàng tại Việt Nam.

Việt Nam thực sự đã trở thành một thị trường thuộc địa hàng hóa của Trung Quốc. Trong quan hệ buôn bán hai chiều, Việt Nam còn kém vị thế một tỉnh của Trung Quốc. Bởi lẽ một tỉnh của Trung Quốc còn bán được thiết bị máy móc cho tỉnh khác của Trung Quốc, còn Việt Nam thì chỉ thuàn túy mua, mà không bán lại được cho Trung Quốc máy móc thiết bị công nghệ.

2. Trung Quốc thắng thầu hầu hết các dự án xương sống trụ cột của Việt Nam

Trong đấu thầu xây dựng các công trình kinh tế chủ chốt của Việt Nam, Trung Quốc là nước thắng thầu nhiều nhất. Trung Quốc tiến hành một chiến lược giản đơn với chủ trương chào thầu thấp để thắng thầu. Sau đó bằng mọi cách đội giá thầu lên, khiến cho chi phí xây dựng công trình đắt lên rất nhiều, đắt hơn cả giá chào thầu ban đầu của các đối tác khác.
Điều nguy hại hơn là, tuy giá thành rất đắt, nhưng Việt Nam lại bị phải sử dụng các thiết bị công nghệ lạc hậu, năng thuất thấp, chất lượng kém, độc hại cho con người và môi trường. Sản phẩm làm ra kém chất lượng, nhanh hư hỏng.

Tất cả các công trình mà nhà thầu Trung Quốc tham gia xây dựng, không có công trình nào có chất lượng đảm bảo như của các nước hàng đầu G7, và tai họa hơn là hiệu quả kinh tế rất thấp.

3. Trung Quốc khai thác thu mua nhiều tài nguyên khoáng sản của Việt Nam

Với chính sách “Dùng của người, để dành của nhà” Trung Quốc đã tiến hành chính sách thu mua khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản của các nước khi giá còn thấp, để dành tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc cho tương lai. Trung Quốc đã tập trung vào các nước chậm phát triển ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh.

Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc nên càng bị Trung Quốc tận thu hết công suất. Việt Nam không phải là nước có nhiều khoáng sản, nhưng tất cả những khoáng sản tiềm năng chủ chốt của Việt Nam đều bị Trung Quốc thâu tóm. Trung Quốc là khách hàng lớn của Việt Nam về than. Hai dự án lớn về bôxít ở Tây Nguyên cũng nhường thầu xây dựng trọn gói cho Trung Quốc, và sẽ bán nguyên liệu thô cho Trung Quốc. Dự án thép ở Vũng Áng cũng bị Trung Quốc mua lại. Riêng dầu khí ở Biển Đông, không hợp tác khai thác được,Trung Quốc trắng trợn mang giàn khoan dầu vào vùng biển Việt Nam để tự khai thác. Thâm hiểm ngang ngược đến thế là cùng.

4. Trung Quốc đầu tư kinh doanh hầu khắp các huyện tỉnh thành Việt Nam

Công nghệ lạc hậu, ô nhiễm độc hại, chất lượng tồi, giá thành rẻ, Trung Quốc ồ ạt đầu tư khắp các huyện tỉnh thành của Việt Nam. Đi xa hơn Trung Quốc lập các công ty, cửa hàng đại lý thương mại khắp nơi nơi, tạo nên các làng phố người Hoa khắp cả nước Việt Nam. Bằng cách này Trung Quốc đã hình thành một mạng lưới kinh tế riêng của Trung Quốc trên lãnh thổ của Việt Nam, cả hàng hóa lẫn con người.

III. An ninh quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng

Chưa bao giờ an ninh của Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa như bậy giờ. Có thể lược nêu một số hiểm họa an ninh quốc gia sau đây.

1. Đội quân người Hoa trên lãnh thổ Việt Nam

Trung Quốc đã rất thành công trong việc đưa người lao động đến khắp sơn cùng thủy tận của Việt Nam, lấy vợ đẻ con, lập nên nhan nhản các làng phố người Hoa. Đây là mối hiểm họa bậc nhất cho an ninh guốc gia.

2. Mạng lưới gián điệp dày đặc

Với làng phố người Hoa khắp mọi nơi, với sự thâu tóm các công trình yết hầu kinh tế, mạng lưới gián điệp là ưu thế đặc biệt của Trung Quốc không chỉ trong chiến tranh mà trong mọi đối phó ứng xử với Việt Nam.

3. Nguy cơ bị đánh sập nền kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam bị phụ thuộc vào Trung Quốc. Các công trình do Trung Quốc đầu tư cũng như do Trung Quốc thắng thầu xây dựng đều tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường. Nền kinh tế Việt Nam có nguy cơ bị tê liệt toàn bộ khi xung đột với Trung Quốc xẩy ra.

4. Các cơ sở quốc phòng của Trung Quốc trên đất Việt Nam

Dưới danh nghĩa đầu tư, kinh doanh và nhà thầu, Trung Quốc có thể bí mật xây dựng những công trình quân sự, cài đặt những thiết bị phá hủy khắp mọi nơi trên đất Việt Nam. Các vật tư thiết bị Trung Quốc bán cho các công ty Mỹ đã từng bị Mỹ phát hiện về những chip gián điệp, thì tất cả những điều đã nêu là hoàn toàn thực tế.

Chẳng hạn, tử huyệt xung yếu như Đèo Ngang với chiều dài Đông Tây khoảng 50Km đã bị Trung Quốc án ngự bằng dự án cảng Vũng Áng trong 70 năm. Trước đây cố Tổng bí thư Lê Duẩn từng nhận định vùngThanh Nghệ Tĩnh là căn cứ địa khi Trung Quốc huy động 2 triệu quân tấn công Việt Nam từ phía Bắc. Nhưng bây giờ với cảng Vũng Áng và rừng phía Lào đã được Trung Quốc thuê lâu dài, thì việc chia cắt Việt Nam tại Đèo Ngang, nếu không đề phòng trước, đối với Trung Quốc có thể là dễ như “trở bàn tay”. Điều tương tự cũng có thể xẩy ra ở Tây Nguyên khi Trung Quốc tham gia khai thác bôxít và rừng Campuchia giáp biên giới Việt Nam đã được Trung Quốc thuê đến 99 năm.

Phải một lần nữa nhấn mạnh rằng, chưa bao giờ an ninh của Việt Nam lại mong manh đến vậy từ mối đe dọa Trung Quốc.

VI. Độc lập và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm

Bị lệ thuộc về chính trị và kinh tế thì độc lập Dân tộc bị đe dọa là điều đương nhiên. Không chỉ thế, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đã bị xâm phạm. Thực tế cho thấy Việt Nam đã phải nhân nhượng cho Trung Quốc một phần lãnh thổ trên đất liền trong Hiệp ước biên giới Việt –Trung năm 1999. Trong Hiệp ước phân định ranh giới Vịnh Bắc Bộ năm 2000, Việt Nam cũng phải nhường lại cho Trung Quốc một phần lãnh hải so với Công ước Pháp –Thanh năm 1887.

Việc Trung Quốc đưa dàn khoan HD981 và tàu chiến vào sâu lãnh hải Việt Nam và đang xây sân bay ở đảo Gạc Ma cũng là hệ quả của Thỏa thuận Thành Đô. Dã tâm xâm lược Biển Đông của Trung Quốc là công khai ngang ngược trắng trợn. Phải khởi kiện Trung Quốc ngay ra Tòa án quốc tế, dựa vào sự ủng hộ quốc tế để vạch mặt và làm chùn bước chân xâm lược của Trung Quốc. Nếu không hành động cương quyết, lãnh hải sẽ bị Trung Quốc lấn chiếm thêm nữa.

Thỏa thuận Thành Đô, đúng như cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã nhận xét: Một thời kỳ Bắc Thuộc mới rất nguy hiểm.

NĂM BIỆN PHÁP GIẢI THOÁT

I. Từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô

Lịch sử nhắc đến Nỏ thần và sơ đồ Loa thành mà Trọng Thủy có được. Lịch sử nhắc đến Hiệp ước cắt ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp. Lịch sử sẽ nhắc đến Thỏa thuận Thành Đô. Đó là điều chắc chắn.

Bởi vậy, muốn giảm bớt hậu quả tai hại của Thỏa thuận Thành Đô trước lịch sử, thì điều cần làm là từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô. Thực ra vấn đề cứu vớt sai lầm cho những người đã ký Thỏa thuận Thành Đô chỉ là vấn đề thứ yếu. Điều quan trọng nhất chính là từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô để cởi trói cho Dân tộc khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Thoát Trung là cơ hội lịch sử và là vấn đề hệ trọng nhất hiện nay, bởi nó liên quan đến độc lập của Dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.

II. Xóa bỏ tư duy tương đồng thể chế

Hiện nay một số người Việt Nam, và ngay cả một số tướng lĩnh, vẫn cho rằng Việt Nam và Trung Quốc là cùng thể chế xã hội chủ nghĩa, cùng tương đồng ý thức hệ. Và bởi vậy Trung Quốc sẽ thân tình ưu ái với Việt Nam, Việt Nam với Trung Quốc là cùng một phe. Đây là một điều lầm tưởng vô cùng nguy hiểm.

Bản thân Trung Quốc đã tự xưng là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Cái gọi là chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc hoàn toàn khác biệt với các nước khác. Chủ nghĩa Marx hay bất cứ học thuyết bất kỳ nào khác được lãnh đạo Trung Quốc vận dụng đều bị “Hán hóa” hoàn toàn. Chủ nghĩa Đại Hán là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của lãnh đạo Trung Quốc, dù có được trá hình dưới bất cứ vỏ bọc nào.

Việc Việt Nam và Trung Quốc đều do độc đảng lãnh đạo không có nghĩa là Việt Nam và Trung Quốc là anh em, là cùng chung mục đích lý tưởng. Mục đích của Trung Quốc là bá chủ thế giới, bành trướng quyền lực và lãnh thổ, là chiếm được càng nhiều lãnh thổ của Việt Nam càng tốt, và bắt Việt Nam phải hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc. Mục đích này đã được Mao Trạch Đông trắng trợn công khai tuyên bố với cố Tổng bí thư Lê Duẩn, và được giới lãnh đạo Trung Quốc tiến hành không khoan nhượng ngày càng hung tợn hơn trong suốt mấy chục năm qua.

Không có tương đồng thể chế, không có tương đồng ý thức hệ, không phải cùng một phe. Việt Nam là miếng mồi của giới lãnh đạo Trung Quốc.

Lời phát biểu tại Philippines ngày 21/5/2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “Không chấp nhận đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông lệ thuộc nào đó” phải biến thành hành động. Một trong những hành động thực tế là xóa bỏ tư duy đồng thể chế cùng phe với Trung Quốc để thoát khỏi sự kiềm tỏa của Trung Quốc.

III. Đặt quyền lợi Dân tộc trên quyền lợi của thể chế

Ngay cả cố Tổng bí thư Lê Duẩn, người hiểu âm mưu xâm lược thâm độc của lãnh đạo Trung Quốc, buộc phải cương quyết chống lãnh đạo Trung Quốc, vẫn đã có lúc nghĩ rằng, khi chủ nghĩa xã hội thành công trên toàn thế giới, thì mối đe dọa từ Trung Quốc sẽ mất đi.
Chủ nghĩa xã hội sẽ không bao giờ thành công trên toàn thế giới. Chủ nghĩa xã hội, mặc dù trên lý thuyết chứa đựng những ý tưởng cao đẹp, nhưng trên thực tiễn tồn tại, là một mô hình què quặt không khoa học. Bởi vậy, vừa mới ra đời chưa lâu, chủ nghĩa xã hội đã bị tiến trình phát triển của xã hội loài người đào thải. Chủ nghĩa xã hội bị đào thải ngay ở nước Nga, nơi đã sinh ra mô hình chủ nghĩa xã hội, sau 74 năm. Chủ nghĩa xã hội bị đào thải ở Đông Âu sau 40 năm.

Đối với một nước, mô hình chủ nghĩa xã hội có tồn tại trong một thời gian nào đó, thì đấy chỉ là vấn đề tồn tại của một thể chế, một mô hình nhà nước. Một thể chế chỉ là một khoảng thời gian ngắn so với lịch sử phát triển của một Dân tộc. Thay đổi thể chế chỉ liên quan đến thay đổi chính sách, đường lối và quyền lợi của một bộ phận thuộc Dân tộc. Không nhóm người này lên cầm quyền thì sẽ có nhóm người khác lên nắm quyền. Nhưng tất cả họ đều thuộc một đất nước. Khi đề cập đến thể chế là nói đến vấn đề nội bộ. Còn khi nói đến độc lập Dân tộc, chủ quyền lãnh thổ là đề cập đến mối quan hệ với các nước khác. Bởi vậy không thể đặt quyền lợi của thể chế trên quyền lợi Dân tộc.

Từ đó suy ra: Bất cứ điều gì có lợi cho thể chế mà không có lợi cho Dân tộc thì dứt khoát không làm. Điều gì có lợi cho Dân tộc nhưng không có lợi cho thể chế thì cũng cứ làm.

Dân tộc trường tồn hơn thể chế. Nhắc đến Dân tộc trên bình diện quốc tế là đề cập đến vấn đề quan hệ Quốc gia. Bởi vậy, bất luận có chủ nghĩa xã hội hay không, mối đe dọa từ Trung Quốc không bao giờ triệt tiêu, chí ít là cho đến khi triệt tiêu phạm trù Dân tộc.

VI. Cách mạng thể chế

Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói đến phải Đổi mới thể chế trong thông điệp 2014. Đổi mới hoàn toàn thể chế tức là đã Cách mạng thể chế. Một thể chế mới văn minh dân chủ tiến bộ sẽ có nội dung hoàn toàn khác biệt với thể chế Trung Quốc hiện hành, và tự nó là một phép thoát Trung màu nhiệm hiệu quả nhất.

Việt Nam cần Đổi mới thể chế nhanh, vì bản thân nhân dân Trung Quốc cũng muốn Thay đổi thể chế, và dứt khoát nhân dân Trung Quốc sẽ làm được điều đó. Vấn đề chỉ ở thời gian. Việt Nam cần thoát Trung trước khi Trung “thoát Việt”.

V. Hòa nhập thế giới dân chủ văn minh

Xây dựng một nhà nước dân chủ văn minh, hòa nhập với thế giới dân chủ văn minh hiện đại là biện pháp tốt nhất để bảo đảm nền độc lập của Dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.

Một mình một đường không giống ai, không phải là sáng tạo độc đáo, mà là tự tụt hậu yếu nghèo, tự cô lập chính mình. Mà đã nghèo khó thì sẽ bị ức hiếp phụ thuộc, sẽ mất đi độc lập Dân tộc và không có khả năng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.

Khăng khăng duy trì một thể chế lạc lõng để bảo toàn quyền lực, làm đất nước bị tụt hậu yếu nghèo, sẽ có tội trước Dân tộc, có lỗi với cháu con, và sẽ không tránh được sự phán xét khắc nghiệt của hậu thế.

Một nhà nước Việt Nam dân chủ văn minh sẽ cho phép xây dựng được một nước Việt Nam thực sự giàu có hùng cường – nhân tố quyết định sự thắng lợi trong nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc. Một nhà nước Việt Nam dân chủ văn minh sẽ huy động tổng hợp được sự đồng lòng nhất trí của toàn dân, tạo nên sức mạnh vô địch trước mọi kẻ thù.

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, nhưng hào kiệt đời nào cũng có, lời của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo còn sang sảng núi sông. Chắc chắn những Hào kiệt mới sẽ xuất hiện để từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô, Cách mạnh thể chế, và đưa Đất nước hòa nhập với thế giới văn minh dân chủ hiện đại.

© Vương Trí Dũng

Tác giả gửi BVN

13 Phản hồi cho “Thỏa thuận Thành Đô – bước lùi lịch sử thảm họa”

  1. Austin Pham says:

    Đấy, đấylại bị tàu cộng nó đập vào mặt bác và đảng nữa đấy! Đã bảo là quân bán nước mà lị. Thôi nhá, đời nhà sản láo lừa mây mươi năm, ai ngờ ông trời khiến xui thằng Mỹ nhào nặn ra cái…Cơm piu tơ và I tờ Lét khiến các cháu cũa Ku hồ nuốt phân vào miệng. Cộng sản là quân bán nước có giấy tờ đấy nhé, đấy…đấy.. đại diện nhân dân đấy!
    Huỳnh đâu rồi, ra viết cho anh dăm chữ xem nào.

  2. Hồ Bác Cụ says:

    Tôi nghĩ rằng tác giả đã nhầm lẫn y’ định của đồng chí 3 Ếch về “cách mạng thể chế” với sự “thay đổi thể chế”. Đồng chí 3 Ếch chỉ muốn làm cho đảng CSVN mạnh hơn, vẫn muốn duy trì độc đảng, vẫn muốn xài lá cờ đảng làm quốc ky`, thì thể chế ấy sẽ là thể chế gì hay chỉ là “CS lại hoàn CS”???? Nên nhớ chính gia đình giòng họ của 3 Ếch giàu sụ là nhờ đảng CSVN, nhờ lá cờ máu, nhờ độc tài đảng trị, thì làm sao hắn muốn thay đổi??? Biện pháp thứ 4 đúng ra phải là “thay đổi chế độ CSVN bằng VNCH và dùng lá cờ quốc gia đã có từ lâu tức là lá cờ vàng ba sọc đỏ”, thì mới an được lòng dân và đưa tới biện pháp thứ 5, tức là hòa nhập với thế giới dân chủ văn minh. Còn lá cờ máu là VN còn chìm đắm trong ngu dốt lạc hậu bị thế giới khinh bỉ và không ai thực tâm muốn chìa tay ra để giúp một băng cướp như băng CSVN cả!!! Và còn lá cờ máu, tức là còn nguy cơ mất nước vào ta giặc Tàu. Công hàm bán nước 1958 và mật ước Thành Đô tất cả đều được kí dưới lá cờ máu, cho nên bọn cướp CSVN cho kẹo cũng không dám kiện Tàu ra tòa án quốc tế. Chỉ có lá cờ vàng ba sọc đỏ, chúng ta mới có đủ bằng chứng, đủ chính nghĩa đem bọn giặc Tàu ra tòa án quốc tế như Phi Luật Tân đã làm mà không sợ bị bọn Tàu “tố ngược”

    • BÉ YÊU says:

      LÁ CỜ VÀNG 3 SỌC ĐỎ LÀ CỜ THUA TRẬN …..CỜ HÀNG CỦA CÁC BÁC BẠI TƯỚNG….LƯU VONG…THA PHƯƠNG CẦU THỰC………KHÔNG HY VỌNG VIỄN VONG NHƯ THẾ ĐƯỢC.

      • Tien Ngu says:

        Trật!

        Lá cờ vàng là tượng trưng của…vua chúa, dân sang, tự do hạnh phúc…

        Nó không chỉ VNCH lấy làm cờ quốc gia, mà nó có từ đời vua Thành Thái.

        Cộng đường nhiên là phải dạy láo chỉ có cờ đỏ của chúng là thứ thiệt, còn cờ vàng là cờ ba que thua trận.

        Cò mồi cho Cộng láo, đa số là loại…mắt hí mới ra thân cò mồi, không thấy được sự thật này, chỉ là cán Cộng dạy sao, chúng…nập nại…

        Giả như năm 1975, Nga xô và cs Đông Âu cũng ngưng tiếp viện vũ khí cho giặc Cộng, thì bại trận phải là chúng, không phải là…cờ vàng.

        Số dân VN thiệt…xui, phải máng nạn Cộng láo.

  3. Trúc Bạch says:

    “Thỏa thuận Thành Đô không phải là một bước lùi lịch sử thảm họa”

    Nó là bước đi tiếp tục theo Con Đường Bác Đi

    Những lãnh đạo CSVN sang Thành Đô năm 1990 chính là đã đi theo con đường mà Hồ Chí Minh đã chọn, và đã dọn sẵn .

    Rõ ràng là thế !

  4. Nguyễn Thế Viên says:

    Không it những kẻ trong tà quyền CSVN đã bị tẩy não về tinh thần đồng chí vô sản QT. Đối với họ, độc llập cuả dân tộc và tổ quốc nhẹ hơn tình nghiã vô sản anh em! Họ đã từng nhồi nhét tinh thần này lên bao thế hệ người Việt (thí dụ các bài họ lên án “”tinh thần dân tộc sô vanh hẹp hòi”). Hội nghị Thành Đô là một thể hiện cho thà mất nước hơn mất đảng, mất chủ nghiã và liên minh CSQT mà Tàu công là lãnh đạo.
    Nguyễn Thế Viên

  5. Bóng tròn says:

    Trong đám lảnh đạo vc người có tính cách mạnh mẻ và quyết liệt nhất sau Lê Duẩn có lẻ là Đổ Mười
    Quá khứ xuất thân của lảnh tụ vc đều thấp kém mà có quyền trong tay thì rất nguy hiểm . Đám người này nói riêng họ làm lảnh đạo cho cái Đảng của họ thì kệ họ chứ mà nhân danh dân tộc để Cai trị điều hành đất nước là cái nhục nguy hiểm dài lâu cho người dân sống dưới quyền cai quản của nó !

    Hiện tại bây giờ những tên Đổ Mười , Lê khả Phiêu . Lê Đức Anh , Trần Đức Lương vẩn còn sống sờ sờ ra đó sao dân chúng yêu cầu họ lên tiếng về những hành động của họ làm
    Họ phục vụ cho ai vì mục đích gì ?

    Làm việc thì phải có trách nhiệm với việc mình làm nếu dân chúng không tra cứu việc làm của họ khi họ còn sống đến lúc chết đi thì than trách ai đây !

  6. Trung Kiên says:

    Với tựa đề;… “Thỏa thuận Thành Đô – bước lùi lịch sử thảm họa“, nhưng Tác giả đã không nêu lên “nội dung” (chi tiết) cuả cuộc “Thoả thuận Thành Đô” như thế nào!

    Mặc dù vậy, những gì mà tác giả liệt kê ở trên cho thấy;… nội dung và hậu quả của “Thoả thuận Thành Đô” chắc chắn phải rất ghê gớm,… đến độ những người lãnh đạo CSVN đã không dám hé môi, tìm mọi cách dấu nhẹm như mèo dấu …!

    Nó càng biểu lộ khi TQ ngông cuồng, ngang nhiên kéo giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam. Những người có trách nhiệm cao như chủ tịch nước Trương Tấn Sang, TTB Nguyễn Phú Trọng, TT Nguyễn Tấn Dũng và cả Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng không dám lên tiếng phản đối.

    Ngược lại TQ đã mở chiến dịch “phản công ‘chiến dịch bôi nhọ” và… “Tố cáo ngược VN ra LHQ “. (theo BBC.Việt ngữ)

    Tác giả Vương Trí Dũng đưa ra “NĂM BIỆN PHÁP GIẢI THOÁT”, nhưng theo tôi, không chỉ rất rườm rà mà còn “bất khả thi” nữa.

    Chỉ cần một biện pháp duy nhất; “DÂN CHỦ hoá VIỆT NAM là đơn giản nhất, như TK đã từng góp ý trước đây trong bài của ông Bằng Phong Đặng Văn Âu viết cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng :

    Tới luôn đi bác tài

    TS Cù Huy Hà Vũ cũng đã khẳng định: “Xóa bỏ độc tài mới không mất nước

    Như TK đã từng góp ý trước đây, chỉ có con đường duy nhất “Diễn biến hoà bình” để “DÂN CHỦ HOÁ” đất nước thì csvn mới có cơ may cứu thoát khỏi vũng bùn lầy lịch sử trong danh dự, và tìm cho mình được chỗ đứng trong lòng dân tộc, bằng không thì máu sẽ đổ như ở Iraq, Libyan.

    Vài tuần trước đây, TK đề nghị TS Cù Huy Hà Vũ hãy lập nhịp cầu HOÀ GIẢI, bằng cách liên lạc với tất cả những người có tâm huyết ở QUỐC NỘI cũng như HẢI NGOẠI, kể cả những người hiện đang làm việc trong guồng máy csvn, nhưng giàu lòng yêu nước và luôn ý thức, biết đặt quyền lợi TỔ QUỐC lên trên hết….

    Nếu TT Dũng làm đưọc như ông Michail Gorbatschow hay Boris Jelzin; tuyên bố giải thể chế độ CSVN để cùng ông TS Cù Huy Hà Vũ kết nối lại với nhau thành một lực lượng chính trị, làm cơ quan và là trung gian “HOÀ GIẢI VÀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC“, thì chắc chắn sẽ được toàn dân ủng hộ!

    (xin bấm vào các link trên đọc tiếp). Cám ơn.

    MẸ VIỆT NAM ƠI
    CHÚNG CON VẪN CÒN ĐÂY!
    Những đứa con bầu nhiệt huyết dâng đầy.
    Mang giòng họ của Lê, Lý, Nguyễn, Trần
    Mẹ mặc cho con vải thô áo mầu lam
    Mẹ dưỡng nuôi con dòng sữa Bắc,Trung, Nam
    Con của Mẹ đều một giống da vàng
    Quyết một lòng đập tan lũ hung tàn!

  7. Việt cộng thần phục Đại Hán says:

    Tiến sĩ Hà sĩ Phu gọi hội nghị Thành Đô là cái thòng lọng buộc vào cổ đảng Cộng sản Việt nam.

    Tiến sĩ Nguyễn thanh Giang :”Thực chất Thành Đô là cái bẫy cực kỳ thâm hiểm mang bản chất Đại Hán mà một loạt kẻ lãnh đạo mù quáng, mất gốc dân tộc Việt đã dại dột chui vào. Từ đó đẻ ra bao chuyện nhẹ dạ, hớ hênh, tội lỗi với dân với nước. Hai hiệp định bất bình đẳng, mất đất, mất đảo, mất biển, mất tài nguyên, tạo điều kiện cho lao động Trung Quốc tràn vào khắp mọi vùng, độc chiếm các món thầu béo bở nhất, từ mỏ bauxite đến hàng loạt nhà máy điện, giành vị trí lao động phổ thông của người Việt mặc cho luật pháp ngăn cấm. Lực lượng lao động này lập làng Trung Quốc ở Tây Nguyên, làm đường chiến lược, khai thác hàng chục vạn hécta rừng dọc biên giới và đầu nguồn. Đồng thời hàng giá rẻ kém chất lượng, chứa chất độc tràn ngập đất nước ta, đồng Nhân dân tệ bắt đầu khuynh đảo thị trường tài chính ngầm. Tai họa cực kỳ nguy cấp hiển hiện, rình rập khắp nơi”.

    ***Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – Đại sứ CSVN tại Bắc Kinh – : “Tại Hội nghị Thành Đô, do phía ta nhu nhược bị phía TQ áp đặt. Từ đó, họ tùy tiện can thiệp vào nội bộ ta, ép ta về nhiều mặt, lấn ta, phá kinh tế của ta… Họ ngăn ta không được nhắc đến cuộc xâm lược của họ tháng 2/1979…” nên 60,000 quân-dân Việt Nam vẫn chưa được thanh thản an giấc ngàn thu ?

  8. NON NGÀN says:

    SỰ HỤT HẪNG CHÍNH TRỊ

    Ở Việt Nam có sự hụt hẫng chính trị gần thế kỷ nay mà tới giờ này vẫn còn rất rõ nét. Sự hụt hẫng chính trị này nếu cứ ngày nào đó chưa được làm sáng tỏ hay giải tỏa, giấc mơ đưa VN thành một quốc gia mạnh trên thế giới chỉ vẫn là điều huyễn hoặc.
    Hai sự hụt hẫng lớn nhất ngày nay vẫn còn tồn tại nơi số đông người trong nước : Coi chủ nghĩa Mác như chứa đựng những lý tưởng cao đẹp, và coi ông Hồ Chí Minh như một vị thánh ngàn năm mới có một trong lịch sử VN.
    1/ Về sự hụt hẫng thứ nhất : Có sự hiểu lầm hay không hiểu gì cả về chủ nghĩa Mác. Học thuyết Mác hầu như giống một kiểu lý luận toán học trừu tượng. Tức cái lô-gích trong đó chỉ là cái lô-gích trừu tượng. Giống như 2 + 2 = 4, lúc nào thấy cũng hoàn toàn chính xác, hoàn toàn hợp lý, hoàn toàn lý tưởng, còn khi áp dụng vào thực tế có đúng hay không là chuyện khác. Người ta không hiểu rằng lý luận toán học, lập luận lô-gích kiểu tư biện hoàn toàn trừu tượng, lý thuyết, chỉ đúng trong sự tưởng tượng, không bao giờ hoàn toàn khách quan về mặt thực tế. Bởi thế nếu cứ theo cách lý luận trừu tượng của Mác, hệ thống XHCN chắc chắn phải luôn tốt đẹp, luôn luôn phát triển đi lên, kinh tế tư bản chắc chắn phải sụp đổ, chủ nghĩa CS lý tưởng chắc chắn sẽ thành công trong nay mai. Nhưng thực tế cho thấy cho tới nay là hoàn toàn khác hẳn. Đó chẳng qua là kiểu lý luận : hai trái cây ngon + hai trái cây thối = 4 trái cây. Có 7 con chim trên trời, bắn rớt hai con thì còn lại năm con ! Đấy sự khác nhau giữa lý luận trừu tượng và thực tế cụ thể nó khác xa nhau trời vực là như vậy. Mác giải bài toán xã hội mà không đá động gì đến các tham số đi kèm, không đã động gì đến các ẩn số còn bị che khuất. Nên bài toán giải ra đó chỉ thuần túy là bài toán áp đặt đáp số, bài toán giải theo cách ảo, tức bài toán có lời giải không chính xác, lời giải không thật, lời giải giả tạo, bịa đặt theo kiểu tưởng tượng. Sự thất bại của chủ nghĩa Mác thuần túy chỉ là như thế. Tức là sự hỏa mù phi thực tế, và Mác hoặc là ảo giác, hoặc là phỉnh gạt người khác hay tự phỉnh gạt mình, cái thất bại căn cơ của lý thuyết Mác là như thế.
    2/ Cái hụt hẫng thứ hai là hụt hẫng về ông Hồ. Ông Hồ đã dày công tự xây dựng mình thành hình ảnh một vị thánh về chính trị, và từ đó về sau mọi người theo ông đều không thoát ra được hào quang sáng chói của hình ảnh đó. Như thế có nghĩa họ đã hoàn toàn lóa mắt, không nhìn thấy hướng đi cụ thể, độc lập, tự chủ cho mỗi người về mặt chính trị nữa, mà chỉ biết bám theo hào quang đó một cách hoàn toàn tối tăm và mù quáng. Như vậy cái hại là hại riêng cho mỗi người và hại chung cho xã hội, đất nước, vì khiến cho đất nước, xã hội không còn tự chủ, không có con đường riêng mới mẽ gì do mình tự tạo ra một cách cập nhật và hợp lý cả, mà chỉ theo mọi vết mòn nhẳn thín đều đã có từ trước.
    Bởi ông Hồ chỉ tuyệt đối tin vào chủ nghĩa xã hội đã do Mác và Lênin vạch ra mà ông không tạo ra được con đường đi gì khác cho chính mình và cho đất nước. Thực chất ông không có lý thuyết chính trị nào riêng, mà ông chỉ tuân theo bài bản đã có sẳn, nghĩ rằng cứ thực hiện hoàn chỉnh bài bản đó là thành công mỹ mãn. Nên tư tưởng chính trị của ông Hồ thật ra chỉ nhằm cổ vũ mọi người làm sao thực hiện cho thật tốt các bài bản đã có mà ông đã biết. Có nghĩa khi đọc “Luận Cương của Lênin”, ông coi đó là con đường cứu nước duy nhất, con đường giải phóng dân tộc duy nhất, thế thôi. Và ông chỉ có con đường duy nhất đó mà không dự phòng hay sáng nghĩ ra thêm gì các con đường khác. Sự tin tưởng tuyệt đối vào CNXH của ông Hồ chỉ là như thế.
    Cho nên điều dễ thấy nhất là trong bao năm cầm quyền, ông không hề có ý đào tạo ra nhân tài cho đất nước. Ông chỉ gom các nhân tài nào sẳn có mà ông gom được, rồi trang bị họ niềm tin vào ông, vào CNXH, tức biến họ hoàn toàn là những cán bộ thuần thành theo các chủ trương của ông đã có mà thôi. Nguyên khí quốc gia theo kiểu đào tạo nhân tài của ông cha ta đã có từ xưa hoàn toàn bị chận đứng, hoàn toàn bị bế tắt. Tức toàn bộ nền đào tạo giáo dục chỉ còn làm sao tạo ra các nhân sự “hồng và chuyên” là duy nhất. Tức chỉ còn nhằm tạo ra cán bộ thừa hành, mà không còn tạo ra các nhân tài có tư duy và tài năng độc lập. Đó là lý do tại sao khẩu hiệu “Bác Hồ còn mãi trong sự nghiệp của chúng ta”. Bởi vì sau Bác không còn ai hơn Bác, hay đi ra ngoài kiểu yêu nước, và kiểu thực hành yêu nước, theo cách thức hay công thức duy nhất, mà Bác vẫn đã làm trước kia nữa. Đó có thể là nguyên nhân của kiểu khủng hoảng ý thức sau khi Liên Xô sụp đổ và đưa đến Hội Nghị Thành Đô với TQ mà ngày nay mọi người đều rõ.
    Bởi vậy ngày nay làm thế nào thay đổi, cải thiện được sự hụt hẫng chính trị tại VN là một điều rất khó. Bởi vì nó là kết quả của một thời kỳ rất lâu dài, nên khó một sớm một chiều mà cải thiện hay thay đổi được. Đấy có thể nói là cái chủ quan và cái cạn hẹp của ông Hồ khi nhìn về viễn tượng tương lai của dân tộc và của thế giới khi ông còn sinh thời hẳn là như thế. Và ngày nay kết quả đó đối với xã hội và đất nước ta mọi người sáng suốt, có quan tâm, có ưu tư về vận mệnh của đất nước đều có thể thấy được. Tức sự thần thánh hóa ông Hồ một cách quá mức, không bình thường, và sự đánh đồng lòng yêu nước với lòng yêu Bác và lòng yêu chủ nghĩa thì thật không có cơ man nào mà nói hết được. Suốt cả bao thế hệ thanh thiếu niên cho tới giờ này cũng chỉ được giảng dạy hay tuyên truyền kiểu như thế. Cho nên nếu gặp hoàn cảnh nào đó nước tới trôn thì khó mà trở bộ lại được. Sự hụt hẫng chính trị, sự hụt hẫng nhân tài, sự hút hẫng ý thức yêu nước chính đáng, giá trị, khách quan và thiết yếu nhất kiểu như thế, thật sự làm cho mọi người có ý hướng ưu thời mẫn thế chỉ càng thêm bối rối, ngao ngán và thất vọng mà thôi.

    ĐẠI NGÀN
    (11/6/14)

  9. nguenha says:

    Trong phái đoàn đi ký hiệp định bán nước có Đổ Mười(ĐM). Đúng là bọn bán nước ĐM NVL-PVĐ !
    Đổ Mười là thành viên BCT lâu đời nhất,do đó nếu lấy ĐM làm “thừa số chung “thì toàn bộ DCS VN có thể viết thành : ĐM ( HCM _NVL- PVĐ- ….). Không biết trời xui đất khiến ra sao, mà có tên Đổ Mười
    đứng vào hàng ngủ bán nước,để “tụi nó tự chửi tụi nó “!

    • BÉ YÊU NÈ says:

      HÃI NGOẠI THÌ TOÀN LÀ CÁC VỊ BẠI TƯỚNG …..THA PHƯƠNG CẦU THỰC…………. NHỤC

      • Sigma says:

        Bọn bòn mót của tụi Tha Phương Cầu Thực mới thực là muôn vàn nhục nhã.

Leave a Reply to Austin Pham