WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vụ tham nhũng RBA: Những đồng tiền dơ bẩn

Tối hôm nay 24/5 lúc 8.30g, đài truyền hình ABC1 đã cho trình chiếu loạt phóng sự “Dirty Money” (Đồng tiền dơ bẩn) trên chương trình phóng sự nổi tiếng “4 Corner”. Đây là thiên phóng sự kéo dài của phóng viên Nick MacKenzie, chú tâm điều tra những vụ tham nhũng có liên quan đến các hợp đồng in tiền nhựa Polymer, giữa công ty Securency với Ngân hàng Trung ương của nhiều quốc gia.

Nói đến tiền nhựa Polymer thì phải nói đó là công đầu của RBA. Sau khi thử nghiệm và cho lưu hành thành công tờ giấy bạc nhựa $5 đô la vào năm 1988, RBA đã tiến hành thay đổi lần lượt tất cả các loại tiền giấy còn lại sang tiền nhựa Polymer, và hoàn tất công việc này vào năm 1996. Thừa thắng xông lên, RBA cho thành lập công ty con Securency International, một liên doanh giữa RBA (50%) và Innovia Films (50%) một công ty Anh Quốc, để tiếp thị kỹ thuật in loại tiền nhựa Polymer này.

Tuy là loại tiền nhựa Polymer chứng tỏ được ưu thế vượt trội hơn hẳn tiền giấy, mà một trong những ưu điểm là khả năng chống giả cao lên đến 98%, nhưng vấn đề đặt ra là làm sao Securency có thể tiếp cận và thuyết phục quan chức ngân hàng các nước khách hàng chịu thay đổi tiền giấy sang tiền nhựa Polymer. “Cái khó đẻ cái khôn”, thế là các quan chức Securency bèn nghĩ ra cách thuê mướn, lập ra một mạng lưới chân rết các “trung gian” để tiếp cận và thiết lập mối quan hệ với các quan chức ngân hàng từ Đông sang Tây, từ Á sang Phi.

Trong khi những loạt bài phóng sự trước đây chỉ nói đến “vòng ngoài”, thì trong chương trình phóng sự TV “Đồng tiền dơ bẩn”, Nick Mackenzie đã phỏng vấn một nhân vật từng là nhân viên của Securency, nay là nhân chứng cho cuộc điều tra của Cảnh sát Liên bang (xin gọi tắt là “nhân chứng của cuộc điều tra”). Ngoài ra, Nick Mackenzie cũng phỏng vấn trực tiếp một số nhà báo, ký giả, cựu đại sứ Úc tại VN, nhân viên ngoại giao, thống đốc ngân hàng của một số quốc gia.

Những tay trung gian “hạng gộc” nhất được nhắc đến trong phóng sự “Đồng tiền dơ bẩn” có liên quan đến hợp đồng in tiền nhựa Polymer cho Nigeria, Mã Lai và Việt Nam. Đây cũng là trọng tâm cuộc điều tra hiện nay của Cảnh sát Liên Bang Úc.

Nhân chứng của cuộc điều tra này còn cho biết, có lần vị quan chức cao cấp của Securency đã yêu cầu anh ta giúp sắp xếp “mấy em chân dài người Á Châu” cho một vị Phó Thống đốc Ngân hàng của một quốc gia Á Châu sắp đến thăm Melbourne. Anh này còn kể rõ nguyên văn một mẫu đối thoại khi anh được vị xếp của Securency yêu cầu giúp: “Lần tới khi vị khách này đến đây thì tôi cần anh giúp tìm cho ông ta một nữ bảo vệ (vừa nói vừa nháy mắt ra hiệu), loại bảo vệ đặc biệt ấy mà,… anh hiểu chứ. Phải là người Á Châu nhé”.

Tuy rằng nhân chứng này không giúp tìm “nữ bảo vệ” dùm xếp lớn của Securency, nhưng anh ta tin chắc rằng các đồng nghiệp của mình cũng đã được yêu cầu giúp tìm gái gọi (escorts) cho các vị khách và cũng đã làm tốt các công việc này.

Chưa hết, vị nhân chứng này còn ghi rõ trong quyển sổ tay nhật ký của mình rằng có một tay trung gian đã nói với anh ta rằng “Ông Thống đốc Ngân hàng sẽ vui hơn nữa nếu quý vị chịu chi (trả) thêm tiền huê hồng”.

Có phải tay trung gian này là Lương Ngọc Anh không? Và vị Thống đốc kia có phải là Lê Đức Thúy không? (Thúy là thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 12/1999 – 7/2007). Phải hay không thì người ta đã biết rõ mươi mười rằng Securency đã chi trả tất cả là $12 triệu đô la Úc vào các tài khoản khác nhau của Lương Ngọc Anh tại Thụy Sỹ. Số tiền này cũng tương ứng với 10% tiền huê hồng từ hợp đồng đáng giá $125 triệu mà Securency có được từ Ngân hàng Nhà nước VN.

Bản kiểm toán do KPMG do thực hiện được công bố hồi tháng 11 năm ngoái cho biết tổng số tiền mà Securency đã chi trả để hối lộ quan chức ngân hàng các nước lên đến $50 triệu đô la Úc, chỉ trong vòng 6 năm từ 2003 đến 2009. Riêng các quan chức Việt Nam đã hưởng $12.5 triệu, tức là 1/4 trên tổng số $50 triệu đã được chi ra để hối lộ quan chức ngân hàng của gần 20 quốc gia. Một vụ “lại quả” đậm vô tiền khoáng hậu!
Bản báo cáo của KPMG đề ngày 30/03/2010 cũng chỉ ra nhiều điều khuất tất trong việc thuê mướn các trung gian, cũng như các mức huê hồng phi lý.

Giải thích cho vụ “lại quả” đậm cho phía Việt Nam, nhà báo Bill Hayton (BBC) cho rằng sở dĩ món tiền phải trả cho các quan chức Việt Nam cao hơn các nơi khác là “vì mối quan hệ (của Lương Ngọc Anh) thuộc loại… cao cấp mà có lẽ các mối làm ăn khác không thể bì được”. Nhận định này cũng phù hợp với các dư luận trước đây từng cho rằng Lương Ngọc Anh là người của Bộ Công An, và có mối quan hệ rộng rãi với nhiều cơ quan nhà nước, từ trung ương đến các tỉnh thành.

Cũng qua những mối quan hệ “đặc biệt” này mà Lương Ngọc Anh đã cử Lê Đức Minh, con trai của Thống đốc Lê Đức Thúy làm giám đốc công ty BankTech, một công ty con của CFTD (của Lương Ngọc Anh) để dễ bề … quản lý sổ sách. Vậy mà khi bị chất vấn trước quốc hội vào tháng 6/2006, Lê Đức Thuý vẫn chối bai bải rằng “Đã có một số cơ quan tìm hiểu nhưng không tìm ra căn cứ nào cho thấy con trai tôi tham gia môi giới cho hoạt động in ấn tiền”.

Theo ước đoán của nhân chứng, thì anh này cho rằng có những tay trung gian ăn chận đến 20-25% tiền huê hồng. Như vậy thì trong trường hợp của VN, Lương Ngọc Anh đã ẳm gọn ngon ơ khoảng 4 triệu đô la tiền “dịch vụ phí” cho các công việc nhẹ nhàng như đưa đón, sắp xếp khách sạn và họp hành, và dịch thuật.

Được hỏi ý kiến về vụ RBA, ông Anwar Ibrahim, vị cựu thủ tướng Mã Lai nói rằng “Securency không thể nào nhân danh chuyện huê hồng để chi trả những khoản tiền khổng lồ như vậy,… Thật không thể hình dung được tại sao một hệ thống tốt như Úc lại có thể để xảy ra chuyện như vậy”. Cả ông Anwar Ibrahim và Lamido Sanusi, vị thống đốc ngân hàng trung ương Nigeria đều thúc giục chính phủ Úc phải điều tra tới nơi tới chốn
Trong khi một số chính trị gia Úc như ông Bob Brown của Đảng Xanh lên tiếng xấu hổ dùm cho hình ảnh nước Úc qua vụ “đồng tiền dơ bẩn” của RBA và mạnh mẽ lên án các quan chức Securency đã phí phạm đồng tiền thuế của người dân Úc, thì một nhà đấu tranh chống tham nhũng nối tiếng ở Nigeria đã đau xót nói rằng “nói cho cùng, đó là đồng tiền đóng thuế của người dân nghèo chúng tôi, và người ta lấy tiền của chúng tôi để hối lộ cho chúng tôi”.

Dưới nhãn quan của bên nào thì đều là “tiền thuế của dân” cả, không một cá nhân nào có thể tự tiện chi tiêu trái luật. Tiền “lại quả” $12.5 triệu đô la trích từ hợp đồng $125 triệu đô la in tiền nhựa Polymer cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là tiền đóng thuế của người dân Việt Nam được Lương Ngọc Anh và bè lũ mượn tay các quan chức Securency bòn rút dùm.

Với những bằng chứng rõ rệt mà cơ quan Cảnh sát Liên bang Úc đang có được thì có lẽ vụ RBA sẽ là vụ án tham nhũng lớn nhất của Úc ở hải ngoại. Theo đà điều tra thuận lợi này thì không lâu nữa các quan chức chủ chốt của Securency sẽ bị truy tố trước pháp luật.

Không biết rồi mai đây ông Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền có còn khăng khăng “Thông tin từ Úc về tiền polymer có tính chất tham khảo” nữa hay không nhỉ? Không biết các vị có biết xấu hổ tí nào không khi “chợt” nghĩ ra rằng mình đã mượn tay mấy ông tư bản nước ngoài để bòn rút tiền thuế của dân mình.

Sydney, ngày 24/05/2010

© Lê Minh

© Đàn Chim Việt

Nguồn tham khảo:
1/. ABC’s Four Corners: Dirty Money by Nick MacKenzie
2/. Reserve Bank in link to graft and hookers
3/. Sex, bribes in RBA banknote deals
4/. KPMG’s Summary Report 29/03/2010
5/. Các thông cáo báo chí của Securency
6/. “Con trai tôi không dính dáng gì đến việc in ấn tiền”
7/. Sex and bribes: RBA exposed
8/. “Thông tin từ Úc về tiền polymer có tính chất tham khảo”

2 Phản hồi cho “Vụ tham nhũng RBA: Những đồng tiền dơ bẩn”

  1. Vũ thiện Tâm says:

    Đất nước ta không tiến được vì những quan chức chuyên ‘nói dối’ quanh, đóng kịch ‘đại tài’ và ‘lau mép’ giỏi. Khi nào họ nói ‘yêu nước’ và có những hành động ‘cụ thể’ cũng như chứng minh được họ yêu nước thì đất nước ta mới ‘khá’ được.
    Ngày đó không biết đến bao giờ?

  2. Trung Hoàng says:

    Tiền bôi trơn hoa hồng lợi quả,
    Em chân dài sao lạ lùng chi.
    Trồng người như Bác khắc ghi,
    Cháu ngoan khăn đỏ vậy thì đáng yêu.

    Tiền sao bẩn đỏ lấm nhiều !!!

Leave a Reply to Vũ thiện Tâm