WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hiểm họa nợ công

nocong4-1433915241288

Nợ công hay nợ quốc gia được hiểu là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ tw đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách. Để hình dung quy mô nợ của chính phủ, người ta đem so khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội(GDP). Nợ chính phủ bao gồm: nợ trong nước và nợ ngoài nước. Thông qua các trái phiếu của chính phủ để vay các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng nội tệ hoặc ngoại tệ. Ngoài việc phát hành trái phiếu chính phủ, chính phủ có thể vay trực tiếp các ngân hàng thương mại hoặc các thể chế quốc tế như: quỹ tiền tệ quốc tế( IMF ).

Theo nhiều tài liệu chính thức được công bố, mười năm trở lại đây Việt nam mỗi năm vay từ 4-5 tỷ usd, nợ công trạm trần cho phép, trong khi sức ép trả nợ ngày càng lớn. Năm 2014, tổng vốn vay nợ công cho đầu tư phát triển đã huy động 627,8 ngàn tỷ đồng bằng 60,3% tổng sản phẩm quốc nội(GDP). Năm 2015 tiếp tục tăng lên 64% GDP và sẽ trạm trần vào năm 2016 là 64,9% mức cho phép.Tính theo usd, nợ công Việt nam hiện vào khoảng 84,9 tỷ usd, quân bình người dân phải gánh chịu 937 usd tiền nợ công, chưa kể đến các khoản nợ tự vay của doanh nghiệp nhà nước hiện lên đến 1,1 triệu tỷ VND, nếu các doanh nghiệp này không trả được thì nhà nước phải trả thay. Tỷ lệ nợ trực tiếp của chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014 là 13,8%; năm 2015 16,1%. Theo tính toán của chính phủ, tỷ lệ lãi suất bình quân của tổng nợ công là 4,7%/ năm, tổng số lãi và phí phải trả mỗi năm lên tới 88 ngàn tỷ đồng.

Chính phủ Việt nam đang ráo riết đưa ra các giải pháp được gắn với cái tên rất ấn tượng” đột phá” nhằm giảm thiểu nợ công, song những giải pháp của chính phủ đưa ra là giải pháp mang tính thông lệ quốc tế, chẳng có gì mới. Bộ tài chính Việt nam đưa ra giải pháp tái cơ cấu nợ công là : “ kéo dài kỳ hạn phát hành trái phiếu” nhằm giảm áp lực trả nợ ngắn hạn. Giải pháp này được hiểu là chính phủ sẽ phát hành trái phiếu với kỳ hạn dài từ 10 đến 15 năm để trả nợ ngắn hạn và đáo nợ. Kỳ vọng này nhằm chuyển lửa cho thế hệ sau, song thực tế cho thấy các kỳ phát hành kết quả thu về rất thấp.

Nạn nhân của chính sách này là những người ăn lương ngân sách nhà nước họ bị khấu trừ vào tiền lương tháng để ủng hộ chính phủ, nhưng chỉ là muối bỏ bể. Tiếp đến là doanh nghiệp nhà nước cũng phải tiên phong ủng hộ, nhưng đây là việc làm “đánh bùn sang ao” vì đều là tiền của nhà nước đầu tư cho vay và cũng chẳng thấm vào đâu so với mục tiêu đặt ra.

Các doanh nghiệp tư nhân, người dân lao động thì từ lâu đã quay lưng lại với chính sách này, một mặt lãi suất so với tốc độ lạm phát luôn bị âm, mặt khác lòng tin của dân chúng đối với chính phủ đã không còn bởi tiền lệ chính phủ đã làm tan nát lòng tin của người dân đối với chế độ thông qua chính sách đổi tiền.

Đi vay để trả nợ là việc làm thường thấy trong mấy năm gần đây của chính phủ Việt nam, đây là việc làm báo hiệu sự vỡ nợ sắp đến, các tổ chức, cá nhân cho vay hơn ai hết biết rõ điều này nên nó chỉ trở thành biện pháp tình thế, không hơn, không kém. Trong một phiên họp quốc hội, có những đại biểu hiến kế: phát động toàn dân giúp chính phủ trả nợ công theo mô hình Hàn Quốc, song có lẽ giới chức trách cộng sản đã nhìn nhận thấu rõ vấn đề này nên đến nay vẫn không dám đưa vào chương trình nghị sự, vì chính phủ biết lòng dân đối với chế độ.

Nợ công kịch trần, dẫn đến việc đi vay của chính phủ sẽ bị các tổ chức, cá nhân từ chối vì khả năng trả nợ không có. Giải pháp tiếp theo đương nhiên là cắt giảm chi tiêu, thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” và hàng triệu người hưởng lương từ ngân sách nhà nước sẽ phải đối mặt với những khó khăn không kém thời bao cấp. Hết tiền thì việc đầu tư công bị cắt giảm, kéo theo hàng triệu lao động trở thành thất nghiệp, trở thành đối đầu với đảng,chính phủ. Và kết cục là sự tăng trưởng của nền kinh tế giảm sút, đời sống nhân dân gặp khó khăn.

Một biện pháp thông lệ tiếp là tăng thuế, tăng các khoản phí để bù đắp phần nào thâm hụt ngân sách. Giải pháp này chính phủ Việt nam đang tăng cường ráo riết từ nhiều năm nay. Tuy nhiên tăng thuế, phí , là việc làm “lợi bất cập hại ”, thui chột sự kích thích phát triển, làm suy yếu việc kích cầu, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến sức sản xuất của nền kinh tế yếu kém.

In thêm tiền để trả nợ và bù đắp các khoản thâm hụt là giải pháp “ cực chẳng đã”, giải pháp này làm cho đồng tiền mất giá, lạm phát tăng chóng mặt, gây bất ổn xã hội. Và cuối cùng khi lạm phát tăng cao, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng không còn lối thoát thì giải pháp đổi tiền, một giải pháp mà dân ta đã đặt tên cho nó là “khốn nạn” sẽ được thực hiện theo tiền lệ của chính phủ Việt nam. Chính phủ có thể đưa ra các quy định để tước đoạt tiền của dân một cách dễ ràng như những năm thập niên 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên đây là giải pháp cuối cùng, một giải pháp “tự đào huyệt chôn thân”.

© Vi Đức Hồi

© Đàn Chim Việt

7 Phản hồi cho “Hiểm họa nợ công”

  1. nguyenha says:

    Nợ công,nợ tư ,tất cả đều nợ cả ! Trong một Quốc gia từ trong nhà ra ngoài ngỏ,đi đâu củng “Nợ ” ,thì rõ ràng đó là một Quốc gia nghèo khó !! Có lần tôi về quê thăm, đường sá đều được trán xi-măng,hỏi ra mới biết đây là Công trình “nhân dân và nhà nước cùng làm”! Dan tình có vẻ hớn hở . cán bộ thì tha hồ tuyên truyền …tất cả là” công ơn”của Đảng .Nhờ Đảng mà nông thôn mới có “bộ mặt ” như ngày nay !! Không nói thì không được ! Tôi bèn “chậm rải” giải thích với Ông Cậu-Bà Dì của tôi : Tất cả đều do tiền đi vay ở Ngân hàng Thế giới hoặc viện trợ,chứ Đảng có làm ra đồng nào mà giúp Dân. Cụ thể như ở quê ta các cán bộ Đảng viên chỉ A*N và PHÁ,dân nuôi là chủ yếu ,có ông Đảng nào nuôi Dân đâu ?? Nghe xong,bà con tôi mới té -ngữa ! Bà con còn thắc mắc : thế thì tại sao họ vay tiền
    không đi làm chổ khác mà xây dựng làng quê ?? Tôi nói ,chỉ có mục đích “xóa đó giảm nghèo” ngân hàng Thế giới, họ mới cho vay. Đến đây mọi người mới biết Thế giới thương Dân mình còn Đảng đâu có thương. Đảng chỉ “ăn có”,làm ít ăn nhiều,có làm có ăn… Đảng cứ đi vay ,Đảng làm-Đảng ăn-Dân trả !! Đó là nguyên nhân Nợ Công !!

  2. SÓNG NGÀN says:

    NỢ CÔNG

    Nước nào chẳng có nợ công
    Nhưng khi quá lạm lại thành ra chi
    Nếu nền kinh tế suy vi
    Nợ công lút cán lấy gì mà ham

    Nhân dân muốn sống phải làm
    Nhưng làm không hưởng oái oăm cuộc đời
    Làm đồng trả nợ nửa rồi
    Đó là chưa nói nợ đùn tương lai

    Cứ chơi theo kiểu đường dài
    Trăm năm quá độ xạc xài núi sông
    Người tài đứng đó mà trông
    Người vô tài cán nhông nhông cầm quyền

    Quả là kinh tế thần tiên
    Cốt đi vay nợ triền miên lạ lùng
    Hỏi sao mà nợ lung tung
    Vá vai giật áo lùng nhùng vậy thôi

    Cho nên chuyện lạ trên đời
    Kiểu làm tập thể trời ơi ra gì
    Ai mà trách nhiệm kiểu ni
    Bỏ dùi đánh trống nhiều khi tức cười

    Mà thôi bao chuyện trên đời
    Nói ra lại bảo đứng ngoài chỏ vô
    Phải đưa giai cấp lên cao
    Cho dù núi nợ lẽ nào lung lay

    BIỂN NGÀN
    (15/7/15)

    • TRĂNG NGÀN says:

      Xin đọc “Vá vai giật gấu lùng nhùng vậy thôi” MÂY NGÀN

    • ĐechNgan says:

      Ngàn khùng lại xả đầy thơ rác !
      làm ơn stop dùm !

      • THỐN RỒI

        Những tên này lại thốn rồi
        Các loài chó ghẻ trên đời thiếu chi
        Đọc vào liền thấy ngu si
        Bàn dân thiên hạ nghĩ gì chúng bay
        Tưởng khôn mà lại hóa ngây
        Thà im miệng lại chờ thầy ị ra

        HOA NGÀN
        (16/7/15)

      • SẮC NGÀN says:

        THẰNG NÀY

        Thằng này thực chất muốn gì
        Hay là mày ở phe nào tỏ ra
        Đừng nên theo kiểu tà ma
        Giống như chó sủa quả là lưu manh
        Người khôn ăn nói đành rành
        Còn mày tên dại chua chanh với đời
        Ta coi đời chỉ cuộc chơi
        Còn mầy sống kiểu coi đời bãi phân

        PHƯƠNG NGÀN
        (16/7/15)

  3. Nguyễn Thanh says:

    6/13/15- Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương :

    “Nước ta sau mấy chục năm công nghiệp hóa, đến nay năng suất lao động xã hội vẫn thấp (vào loại thấp nhất khu vực Đông Á), hiệu quả đầu tư kém, nợ nần nhiều mà chưa rõ trả bằng cách nào, khi mà hiệu quả đầu tư (sử dụng nguồn vay ấy) còn kém; thu nhập thấp, sản phẩm công nghiệp xuất khẩu hầu như không có, các chương trình nội địa hóa không thành công, chủ yếu là làm thuê và cho thuê mặt bằng, nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào “bẫy thu nhập trung bình thấp”. Nhìn lại nguyên nhân các nước bị “bẫy thu nhập trung bình” và nhìn lại tình hình nền kinh tế của ta thì thật đáng lo ngại.”

Leave a Reply to TRĂNG NGÀN