WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sân bay chưa có đã giục đặt tên

isVừa qua một công dân tên là Trần Văn Quyết gửi thư cho PCT quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu đặt tên đại tướng Võ Nguyên Giáp cho sân bay Long Thành…

Những năm gần đây ở nhiều địa phương, thành phố liên tục mọc lên các công trình, đường phố (CT, ĐP) mới thì việc đặt tên là chuyện tất yếu. Tuy nhiên, việc đặt tên theo tiêu chí nào, đặt như thế nào lại là chuyện không đơn giản.

Thông thường, khi đặt tên cho một CT, ĐP người ta thường đặt vào tên chính địa phương đó. Đây là lẽ thường hợp lý do địa phương đó gắn liền với lịch sử, ký ức… có tác dụng làm cho mọi người dễ thấy, dễ biết – Mục đích chủ yếu của việc đặt tên.Ví dụ nói đến sân vận động quốc gia Mỹ Đình ở Hà Nội dù mới xây nhưng rất nhiều người biết vị trí, địa điểm… của nó do xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm cũ đã tồn tại từ nhiều thế kỷ. Hơn nữa, đặt tên theo địa phương là ghi lại một lịch sử, một ký ức, một sự “trả ơn” cho địa phương đó khi bị đô thị xóa mất.

Tuy nhiên, từ mấy chục năm qua các CT, ĐP lại thường bị đặt vào tên người nọ, người kia mà hầu hết là các cán bộ đảng CS. Tất nhiên, đặt tên người cho CT, ĐP là vinh danh người được đặt tên và giáo dục thế hệ sau noi gương người ấy. Tuy nhiên nếu đặt tên người không xứng đáng sẽ gây phản cảm, phản tác dụng.

Ở các chế độ độc tài thì cơ quan truyền thông do nhà cầm quyền độc quyền tuyên truyền phục vụ lãnh đạo, chế độ nên các các vua, quan, tướng, soái, cán bộ lãnh đạo dù tốt, xấu thậm chí nhiều trọng tội nhưng vẫn luôn được ca ngợi thêu dệt nên những cái tốt, cấm kỵ nói đến mặt xấu (nếu có). Chính vì thế nên việc đánh giá phẩm hạnh, thành tích… các lãnh đạo nhà cầm quyền độc tài cần thời gian sàng lọc hàng thế kỷ, nhiều thế kỷ thì lịch sử mới biết rõ ai là người xứng đáng được vinh danh và thuyết phục được nhân dân học tập những phẩm hạnh, công lao hiến dâng cho dân tộc, cộng đồng của họ. Đây là lý do tại sao qua cả 2-3 nghìn năm nước ta dưới chế độ độc tài phong kiến nhưng đến nay chỉ có cỡ vài trăm danh nhân được vinh danh và lịch sử, nhân dân ta kính trọng, ngưỡng mộ đặt tên CT, ĐP. Trong khi đó, chỉ vài chục năm nay nhưng số cán bộ của đảng CS được đặt tên đường phố, công trình có vẻ “ngang ngửa” cả số danh nhân ông cha ta mấy nghìn năm cộng lại và số lượng đang gia tăng. Nhiều trường hợp mộ người mất còn xanh cỏ đã nhao nhao ý kiến muốn đặt tên vào CT nọ, ĐP kia… Vừa qua, cũng như nhiều lần trước, lại có một “công dân” rất bình thường Trần Văn Quyết gửi thư cho PCT quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu đặt tên đại tướng Võ Nguyên Giáp cho sân bay Long Thành (Đồng Nai) mãi đến năm 2019 mới dự kiến khởi công. Ngay lập tức, ông Cục trưởng cục HKVN Lại Xuân Thanh lại hối hả hứa sẽ trình báo lên cấp nọ, kia y như hôm ông xin lỗi thay cho Bộ GTVT truy tìm bằng cấp người phản biện dự án sân bay Long Thành. Đề nghị “hấp tấp” này làm nhiều người liên tưởng đến tin đồn về những “công ty” chuyên “chạy dự án kiêm chạy tên CT, ĐP”. Những cuộc “chạy” thường theo kịch bản: Một người bình thường viết một lá thư gửi cho tờ báo hoặc ai đó rồi báo đăng lên yêu cầu đặt tên này, nọ cho CT, ĐP, sau đó báo lại đăng loạt ông, bà A,B, C… nêu ý kiến nhiệt liệt hưởng ứng. Cuối cùng là chính quyền địa phương có CT, ĐP “nghiêm túc xem xét, biểu quyết…”. Không mấy ai phản đối đề nghị vì sự xem xét quá “đúng quy trình” như vậy.

Tuy nhiên, đừng tưởng đặt được tên vào CT, ĐP nọ, kia là có lợi, vinh quang mãi mãi.

Với một thành phố người ta rất hạn chế đặt tên người mà ưu tiên đặt theo số do dễ tìm, dễ nhớ, dễ quản lý, điều hành giao thông, đặc biệt là tiết kiệm chi phí hành chính. Một cái tên dài sẽ rất lãng phí do hàng vạn, triệu văn bản gắn với tên CT, ĐP phải viết trong ngày, tháng… tốn kém thời gian, giấy mực, năng lượng, đặc biệt là khó nhớ. Hiện nay hầu hết mọi người đề cập đến TP Hồ Chí Minh thường nói, viết là Sài Gòn, các giao dịch thương mại càng dùng tên SG chứ không dùng tên HCM vì tên này dài, mới, rất khó nhớ nhất là với nước ngoài. Tên TP HCM trên tấm vé và mọi giao dịch của hãng HK quốc gia VN(VNA) cũng là SGN. Ai đã đến các nước phát triển và ngay như thủ đô Pnompenh của Campuchia sẽ thấy hầu hết các con phố đều đặt tên theo số. Trong khi đó ở VN người ta luôn rêu rao “xây dựng thành phố hiện đại, văn minh…” nhưng phố chưa có, đường chưa xây đã “tranh nhau đặt tên” người này, nọ dài dặc, dấu má lằng nhằng vô cùng bất lợi. Đặc biệt, có nhiều tên phố đã in đậm lịch sử, ký ức người dân hàng trăm năm lại bị thay bằng cái tên của một người nào đó là hành vi hết sức ngu xuẩn, tai hại. Chắc chắn sau đây con cháu chúng ta sẽ phải xóa rất nhiều tên CT, ĐP để đặt lại, chịu tốn kém rất lớn.

rung

– Đặt tên ai đó vào CT, ĐP không phải chuyện đùa. Mỗi khi ta đi qua các CT, ĐP mang tên ai sẽ gây ấn tượng, hồi ức về người đó. Qua phố Quang Trung nhớ đến kỳ công diệt Trịnh, dẹp Nguyễn thống nhất sơn hà, chiến thắng oanh liệt quân Xiêm, quân Thanh của vua Quang Trung, qua đường Chu Văn An nhớ đến vị quan, thầy giáo thanh liêm chính trực dâng vua “thất trảm sớ”, qua phố Trần Phú nhớ khẩu hiệu: “Trí, phú, địa, hào đào tận gốc tróc tận dễ”; qua đại lộ Nguyễn Văn Linh nhớ hội nghị Thành Đô, qua đường Phạm Văn Đồng nhớ công hàm 1958… Người được mang tên CT, ĐP nếu thực chất nhân cách, công lao… không xứng đáng thậm chí có tội với dân tộc, cộng đồng sẽ là thảm họa vì mỗi khi nhìn thấy tên trên CT, ĐP người dân lại nhớ đến những ký ức tồi rồi căm thù, khinh và đến lúc nào đó sẽ bị xóa tên, đập bỏ (nếu là tượng). Lê Nin rõ ràng là “lãnh tụ vĩ đại” của những người CS cả gần trăm năm qua, được truyền thông CS ca ngợi vô cùng cung kính nhưng thời gian qua nhìn cảnh người dân kéo đổ tượng, đập nát mặt mũi, ném vào nơi xú uế… hì thà không có tượng còn hơn!

Về trường hợp đề nghị đặt tên đại tướng Võ Nguyên Giáp cho sân bay Long Thành trong tương lai (nếu dự án thành công) nên giành ý nguyện cho dân địa phương có sân bay này. Bởi vì một công trình lớn cũng là sự vinh danh, quảng bá rất hữu hiệu cho địa phương đó. Theo ý nghĩa ấy chắc gia đình đại tướng cũng sẽ không đồng ý tranh chấp đặt tên với địa phương này như anh công dân Trần Văn Quyết nào đó sốt sắng đề nghị. Còn nếu có “ý đồ” đặt tên đại tướng để dễ khai thác vốn ODA như dân gian đồn đoán là sai lầm, nước ngoài không sùng bái cá nhân như ta tưởng.

Nguyễn Đình Ấm
Nguồn: Bauxite Việt Nam

12 Phản hồi cho “Sân bay chưa có đã giục đặt tên”

  1. Lê Văn Tám says:

    Nên đặt tên là Sân Bay Quốc Tế Lê Văn Tám.

  2. van nguyen says:

    Tôi nghĩ chuyện này rất khó , vì chắc chắn là bà Bảy Vân Nguyễn Thụy Nga vợ của ông Lê Duẩn đó không chịu đâu!

  3. TT says:

    Nếu phi trường xây cất tại Long Thành công trình to lớn nhất của Đinh La Thăng ( chắc Thăng ãm được nhiều triệu đô la và bon thành uỷ Saigòn bán đất phi trường Tân Sơn Nhất chia nhau bán đất lời cả trăm triệu đô la như chơi). Giả như phi trường này đựợc đặt tên là Võ Nguyên Giáp, thì dân cả nước mỗi khi đến đây lại nhớ hai câu thơ sau đây:
    Ngày Xưa đại tướng cầm quân,
    Ngày nay đại tướng cầm quần chị em!

  4. Hồ Bác Cụ says:

    Anh Quyết này còn có 2 người em tên theo thứ tự là Tâm, và Ngu. Dân trong xã nơi anh ở còn gọi chung đó là gia đình QUYẾT TÂM NGU, là thế!!!

  5. Huong Nguyen says:

    Trong vận động đấu tranh của người cộng sản, họ sẵn sàng thủ tiêu 1 người rồi đem di ảnh của người ấy lên dàn thờ, than khóc như “mình” là kẻ vô can và vô cùng thương tiếc…

    Nhưng trường hợp của ông Võ Nguyên Giáp thì “thật lạ”: Họ, những đồng chí đàn em có khi chỉ đáng hàng con cháu, đã làm nhục ông ngay cả khi ông còn sống. Cho đến nay tôi chưa thấy ai phân tích về nguyên nhân bị thất sủng của ông Giáp, một đại tướng khai quốc công thần, là 1 chuyện lạ thứ hai. Một đại tướng khai quốc công thần như ông Giáp mà cuối đời cho đi “cầm quần chị em” là chuyện lạ thứ ba và cho đến bây giờ, 1 số người dân miền Bắc và thậm chí 1 số “trí thức” miền Nam vẫn đánh bóng huyền thoại Võ Nguyên Giáp là 1 chuyện lạ thứ tư…

    Những ai còn chút tình với ông Giáp thì nên để cho ông được lãng quên vào lịch sữ. Khơi lại 1 vết nhơ chỉ là tạo cơ hội cho người ta nhảy vào ném đá và trét phân mà thôi? Phi trường “Chị Em Ta” trong nghệ thuật quãng cáo xem ra còn “sexy” và “attractive” hơn tên gọi Võ Nguyên Giáp nhiều!

  6. Trần Tưởng says:

    Hoan hô cái cuốc hội đảng ta và bà phó chủ cuốc hội . Lấy tên đại tướng mà đặt tên cho sân
    bay là quyết định rất ư là sáng tạo và hoành tráng :” Sân …. bay Giáp ” . Bố thằng đế quốc cũng chả
    dám manh động , chiếm sân bay này để đáp phi cơ của chúng . Bất chiến ,tự nhiên thành !
    Hoan hô trí tuệ đảng ta . Đỉnh cao của thời đại làm người .

    Xin ban biên tập thay cái ảnh của đại tướng . Nhìn cái trán của đại tướng trong ảnh này,tôi
    nhớ mấy khu rừng già Phi châu quá ! Khọt,khọt … khẹt …

  7. Buá Tạ says:

    Gớm. Sao quý ông Việt Cộng này đượcvinh danh “tứ tung vậy ca` ???
    Chắc ý la` muốn moị người biết caí tên âý ma`…. Để tớ mách nước cho nha.
    Tôi cũng muốn nổi danh vả được mọi người nhắc đến tên mình mổi ngày …
    Tôi tên la` Buá Tạ. Kính mong quý vị khi làm cầu tiêu , hay khi dự định la`m cầu tiêu, xin nhớ vinh danh cho em nha..
    (Nếu nhà nhà đều có cầu tiêu tên Buá Tạ thi` Buá Tạ này sẽ nổi danh hơn quý ông Việt Công gấp … vaì chục triệu lần)

  8. Nguyễn Thanh says:

    ” qua phố Trần Phú nhớ khẩu hiệu: “Trí, phú, địa, hào đào tận gốc tróc tận dễ”; qua đại lộ Nguyễn Văn Linh nhớ hội nghị Thành Đô, qua đường Phạm Văn Đồng nhớ công hàm 1958…” – Tác giả Nguyễn Đình Ấm .

    Tới phi trường Võ nguyên Giáp người ta sẽ nhớ tới tên Quỷ Đỏ đã nướng hàng triệu người Việt trong lò lửa chiến tranh:

    Trong buổi Võ Nguyên Giáp tiếp kiến TNS John McCain, Giáp: “Các bạn giết 10 người của chúng tôi thì chúng tôi cũng giết một người của phía bạn”.

    Lê Duẩn: “Ta đánh là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc” .

    Theo tài liệu đúc kết từ Đại Hội 4 của CSVN năm 1976, ít nhất là 4.000.000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường Việt Nam Cộng Hòa, gồm cả số người chết trên đường xâm nhập từ Bắc vào Nam .

  9. nguyenha says:

    Xin kể với bà con câu chuyện như sau: Cách đây mấy ngày 9 tháng 7/2015,thuyền đánh cá của dân Nha Trang bị sóng lớn chìm ngoài biển,11 thuền nhân lênh đênh trên biển hơn 2 ngày đêm,không ai cứu giúp.
    Rất may ,có thuyền đánh cá mang số BD-95541-TS ,thuyền trưởng là Ông Trương Định ,quê ở Hoài Nhơn-Bình Định cứu. Tất cả 11 thuyền viên bị nạn được phục hồi sức khẻo. Sau đó trên đường đưa các thuyền nhân bị nạn trở vào bờ,tàu cá ông Định gặp tàu hải quân VN,nên đả bàn giao. Nhưng vào được bến bờ ,HQ vùng 4 của VC, đả tổ chức lễ lược bàn giao 11 thuyền viên bị nạn cho gia đình với cờ quạt ,biểu ngữ “DCSVN quang vinh muôn năm”,còn công lao của Thuyền trưởng Trương Định,người trực tiếp cưu vớt giữa đêm khuya ngoài biển cả,tuyệt nhiên không nghe nói tới !! Tất cả đều do người Dân làm nên. Đảng chỉ ăn có .cướp công . Đây là một bằng chứng. Đặt tên cho con đường,bến cảng…cho Ông nầy-bà nọ…thực chất củng chỉ TIỀN của Dân vay-Dân mượn-Dân trả..
    Có thằng (chó) nào CBVC làm ra tiền đâu,mà bày đặt lấy tên nầy,tuổi nọ… Thiệt là Vô duyên hết sức !!

  10. MÂY NGÀN says:

    ĐẶT TÊN

    Một anh tếu táo lơ mơ
    Tên Trần Văn Quyết ngây thơ quá trời
    Gửi thơ Nguyễn Thị Kim Ngân
    Để đòi Quốc hội đặt tên phi trường

    Vô danh tiểu tốt đường đường
    Tưởng mình tiêu biểu cho toàn dân đây
    Lấy điều cảm nghĩ riêng tây
    Tưởng đâu ai cũng kiểu này mà thôi

    Kiểu này lốc chốc lâu rồi
    Mê tơi quần chúng mấy phoi tuyên truyền
    Nên chi tên đặt huyên thuyên
    Chỗ nào cũng thấy như ghiền đặt chơi

    Bây giờ tới vụ Long Thành
    Sân bay chưa lập đã nhanh nhẩu rồi
    Sợ ai phổng trước thì sao
    Muốn tên Tướng Giáp trước sau xí phần

    Để khi hành khách đằng vân
    Trong lòng nhớ vị anh hùng kính yêu
    Bác Hồ nhắc mãi bấy nhiêu
    Gia đình kế hoạch cũng nhiều quan tâm

    GIÓ NGÀN
    (15/7/15)

Leave a Reply to nguyenha