Nhân quyền: Từ độc tài sang dân chủ
Nói đến độc tài, nhân quyền, dân chủ là nói đến quyền lực thuộc về ai. Nhân cuộc tuyệt thực vận động cho nhân quyền bài viết xin được tóm tắt sự liên hệ giữa độc tài, nhân quyền và dân chủ.
Độc tài dựa trên lãnh tụ, áp bức và tuyên truyền
Một thể chế mà quyền lực được tập trung trong tay một cá nhân, một nhóm người hay vài nhóm người được xem là thể chế độc tài.
Dưới thể chế độc tài quyền lực bị tiếm dụng gây ra nạn tham nhũng của dân hay tiếm đoạt của công. Quyền lực được chuyển thành quyền lợi phân chia cho các phe nhóm. Quyền lợi lại là yếu tố căn bản để các phe nhóm gắn bó với nhau bảo vệ thể chế độc tài.
Thể chế toàn trị thì con người bị tước đoạt mọi thứ quyền. Cả người dân lẫn kẻ cai trị gần như bị phụ thuộc hoàn toàn vào guồng máy cai trị. Mọi quyết định đều xuất phát từ lãnh tụ hay một vài cá nhân.
Lãnh tụ và tầng lớp lãnh đạo độc tài được guồng máy tuyên truyền huyền thoại hóa. Mao nước Tàu, Kim Nhật Thành của Bắc Hàn, Hồ chí Minh tại Việt Nam dù đã chết từ lâu vẫn được sử dụng như hình tượng để bảo vệ chế độ.
Quan niệm nhân quyền thì ngược lại lấy con người là gốc. Mọi người đều bình đẳng, bình quyền và qua bầu cử tự do mọi người đều có cơ hội để chọn người lãnh đạo quốc gia hay trở thành người lãnh đạo đất nước.
Trong khi thể chế độc tài phải dựa trên guồng máy quân đội, an ninh, cảnh sát, dân phòng, công chức để bảo vệ. Xã hội có nhân quyền lại lấy quyền tự do cá nhân làm gốc, lấy tự nguyện thi hành bổn phận công dân làm căn bản và lấy luật pháp quốc gia làm nền tảng.
Khi thể chế độc tài cần một dàn tuyên giáo tuyên truyền định hướng dư luận và đánh bóng chế độ. Thì giá trị nhân quyền là bảo đảm quyền tự do ngôn luận, minh bạch sự việc và tôn trọng sự thật.
Nhân Quyền là giá trị chung của nhân loại
Nói chung nhân quyền là những quyền tự nhiên của con người, là giá trị chung của nhân loại đã được Liên Hiệp Quốc bảo đảm, được các nước dân chủ tuân thủ và bảo vệ.
Mặc dầu Liên Hiệp Quốc chưa có các biện pháp chế tài cụ thể, các chính thể độc tài vi phạm nhân quyền thường bị các quốc gia tẩy chay hay lên án.
Khi giá trị nhân quyền được truyền bá sâu rộng thì càng ngày mọi quốc gia càng phải tôn trọng nhân quyền hơn và càng ngày càng nhiều quốc gia thoát khỏi chế độ độc tài trở thành các quốc gia dân chủ.
Dân chủ đa nguyên đa đảng
Không phải có đa nguyên đa đảng là có nhân quyền, có dân chủ. Ở Việt Nam một số tổ chức dân sự đã được hình thành và hoạt động trong một khuôn khổ có giới hạn. Các sinh hoạt ảo như Facebook đã vượt qua sự kiểm soát của nhà cầm quyền cộng sản. Nhưng đó chưa phải là biểu hiện của tự do và dân chủ.
Trước năm 1986 ngoài đảng Cộng sản, Việt Nam còn có đảng xã hội và đảng dân chủ. Hiện nay Trung quốc vẫn duy trì 8 tổ chức “chính trị”. Sự tồn tại của các tổ chức “chính trị” chỉ để che đậy thể chế độc tài đảng trị. Khi chưa có đa đảng đối lập trong nghị viện thì chưa thể có sinh hoạt dân chủ.
Có lập luận cho rằng hãy tập trung đấu tranh giải thể chế độ cộng sản vì chính thể hậu cộng sản chắc chắn sẽ tốt hơn. Lập luận này không có cơ sở. Nếu chúng ta không có sửa soạn tốt thì thể chế độc tài cộng sản có thể sẽ thay bằng thể chế độc tài dưới hình thức khác.
Quyền lực và quyền lợi là những động cơ khuyến khích cá nhân đóng góp cho sự thay đổi của xã hội. Nhưng con người lại dễ sa ngã lạm dụng quyền lực để trở thành những kẻ độc tài. Vì thế cần có tự do chính trị để xây dựng và phát triển cấu trúc dân chủ tạo điều kiện xây dựng một thể chế dân chủ.
Cấu trúc dân chủ
Chuyển tiếp từ một thể chế độc tài sang một thể chế dân chủ là một quá trình cần được sửa soạn kỹ lưỡng.
Thể chế dân chủ lấy con người làm gốc và xây dựng trên căn bản quyền con người. Dưới thể chế dân chủ chính phủ và quốc hội chỉ là những người làm công. Giới cầm quyền có bổn phận phải tìm hiểu và phục vụ nhu cầu của dân chúng trong hoàn cảnh và khả năng đất nước cho phép.
Muốn vậy quyền chính trị phải được tuyệt đối tôn trọng. Người dân có quyền bầu chọn những người đại diện cho họ xây dựng cấu trúc dân chủ bằng cách soạn ra hiến pháp và luật pháp. Quyền lập hiến và quyền lập pháp phải là quyền của người dân.
Một cấu trúc dân chủ với tam quyền phân lập, các quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp, được độc lập nhưng kết nối với nhau một cách uyển chuyển điều hành guồng máy quốc gia.
Thông tin và báo chí phải được tự do thực thi đệ tứ quyền. Các tổ chức dân sự và truyền thông mạng cũng phải được tự do nhằm điều hòa sinh hoạt xã hội.
Tổ chức dân sự và tổ chức chính trị
Dưới thể chế dân chủ vai trò của các tổ chức dân sự và các tổ chức chính trị hoàn toàn khác nhau. Các đảng chính trị hay các tổ chức chính trị lập ra nhằm tham gia cạnh tranh quyền lực. Còn các tổ chức dân sự là các tổ chức không làm chính trị, chỉ giữ vai trò từ thiện, tương trợ, vận động hành lang, … Luật Úc không cho phép các tổ chức dân sự tham chính.
Tại Việt Nam đã xuất hiện một số tổ chức dân sự hoạt động trong một khuôn khổ có giới hạn, họ đều chưa được “phép” hoạt động một cách độc lập với đảng cộng sản, vì thế các tổ chức này vẫn mang đặc tính của tổ chức đấu tranh cho nhân quyền.
Họ đấu tranh để giành lại những quyền tự do chính trị, tín ngưỡng, báo chí, nghiệp đoàn, … những quyền cơ bản được quốc tế công nhận.
Ở Việt Nam cũng chưa có tổ chức đối lập. Muốn là đối lập đầu tiên phải có sự bất đồng về chính trị, có chiến lược và chính sách đối lập. Thứ đến, sự bất đồng mang tính cách tập thể, biểu hiện qua hành động có tổ chức với sự ủng hộ của quần chúng. Đối lập phải hoạt động trong vòng pháp luật và trên nghị trường.
Hiện nay đảng Cộng sản đang tìm mọi cách để ngăn cản sự hình thành đối lập, nhất là đối lập từ bên trong nội bộ đảng này.
Các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền hiện đang tích cực xây dựng ý thức dân chủ, vận động người dân quan tâm đến chính trị, sửa soạn để người dân tham gia các sinh họat chính trị, khi thể chế đa nguyên đa đảng chính trị đã được hình thành.
Quan điểm cho rằng các cá nhân, các tổ chức chống cộng đều đấu tranh cho dân chủ cũng cần được cẩn thận xét lại. Quá trình hành xử của họ nói lên được phần nào ý thức về dân chủ mà cá nhân hay tổ chức này có được.
Khi ý thức dân chủ của cá nhân, của tổ chức và của xã hội chưa đầy đủ, cộng thêm tình trạng khủng hoảng toàn diện hiện nay, thể chế cộng sản có thể sẽ được thay bằng một thể chế độc tài theo một cấu trúc khác. Vì thế việc phổ biến các giá trị của nhân quyền cần được quan tâm đúng mức.
Nhân Quyền và Dân Chủ
Mặc dù nhân quyền lấy con người làm gốc. Dân chủ lại dựa trên quyết định của đa số vì thế quan niệm về đạo đức và luân lý của đa số dễ dàng ảnh hưởng đến quyền tự do các nhóm thiểu số.
Mãi đến cuối tháng 6 năm 2015 Tòa án Tối cao Hoa Kỳ mới chính thức phán quyết rằng hôn nhân đồng giới là quyền hợp pháp trên toàn nước Mỹ. Điều đó cho thấy thay đổi quan niệm về đạo đức và luân lý của một xã hội cần thời gian và nhiều nỗ lực.
Điều tốt là luật pháp dân chủ luôn bảo vệ các nhóm thiểu số và luôn tạo cơ hội để các nhóm thiểu số liên tục đấu tranh đòi nhân quyền cho chính họ.
Nhờ sự đấu tranh không ngừng của mọi thành viên trong xã hội tình trạng nhân quyền sẽ tốt hơn, từng bước hoàn chỉnh thể chế dân chủ.
Kết
Càng ngày càng nhiều người Việt nhận thức được quyền con người, nhờ thế càng có thêm người dấn thân tranh đấu cho các quyền tự do họ bị nhà cầm quyền cộng sản tước mất.
Càng thêm người dấn thân thì quyền lực của tầng lớp cầm quyền càng bị lung lay buộc họ phải từng bước trao trả chủ quyền cho toàn dân.
Cuộc đấu tranh cho nhân quyền không ngừng ở việc thay đổi thể chế, càng nhiều người hiểu rõ nhân quyền thì nền tảng dân chủ sẽ bền vững hơn.
Việc truyền bá nhân quyền vì thế vô cùng quan trọng sẽ chuyển đổi độc tài sang dân chủ, cũng như từng bước hoàn chỉnh thể chế dân chủ cho Việt Nam.
Melbourne Úc Đại Lợi, 22/07/2015
© Nguyễn Quang Duy
© Đàn Chim Việt
Nhà văn Phạm Viết Đào – nguyên Trưởng phòng Thanh tra, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội-: Chúng ta đang sống trong một đất nước, một thể chế mà ngay cả những con người bình thường nhất, ít phải chịu chức phận xã hội cũng có rất hiếm cơ hội, điều kiện để bộc bạch, được chia sẻ với những người xung quanh những suy nghĩ thật lòng trên các phương tiện truyền tin đại chúng; từ con người bình thường đến những người có những chức phận cao, lớn đều quen rèn và tự khép mình trong khuôn khổ tổ chức: tổ chức đảng, các đoàn thể, thanh niên, phụ nữ, phường xã…và cứ cuối năm cuối quý, từ bé cho đến lớn, từ trẻ cho tới già khi bình bầu xếp loại thành viên của tổ chức bao giờ cũng có một mục, mục tự đánh giá về ý thức tổ chức, ý thức chấp hành kỷ luật của cái tổ chức mà anh tự nguyện hoặc buộc phải tham gia…; trong khi đó thì ý thức chấp hành luật pháp lại không phải là thứ lúc nào cũng được đề cao, phổ cập…
Đó chính là lý do khi mà inernet phát triển, tạo cửa mở cho mỗi cá nhân có điều kiện giao lưu, giao tiếp với thế giới bên ngoài, bày tỏ chính kiến của mình; chính vì thế nên Internet nó có sức hấp dẫn mãnh liệt. Internet đã thật sự tạo nên một cuộc cách mạng về quan hệ xã hội không chỉ đối với một xã hội khép kín như ở Việt Nam mà cả thế giới đã có truyền thống dân chủ cởi mở hơn… Bởi nhu cầu giao tiếp, nhu cầu trao đổi, chia sẻ thông tin, chính kiến, cảm xúc là một nhu cầu không có điểm dừng đối với thế giới văn minh; xã hội càng phát triển, nhu cầu này càng phát triển theo cấp lũy thừa…”
Vì vậy, ông đề nghị:Chúng ta phải tìm cơ chế, giải pháp để các nhà báo khi viết tin bài được bộc lộ chính kiến của mình, cảm xúc của mình như các blogger, có như thế báo chí mới gần với độc giả, mới truyền tải, cập nhật được hơi thở gấp gáp của đời sống xã hội.
Nhà văn Phạm Viết Đào: Việt Nam không có báo tư nhân, mỗi tờ báo kể cả báo điện tử đều là tiếng nói của một cơ quan cấp Bộ và Hội đoàn thể có vai vế; tiếng nói, tôn chỉ mục đích đã được mặc định kể cả báo Nhân Dân có đề thêm vào Tiếng nói của nhân dân cũng chỉ là đề mang tính xã giao, hình thức, đãi bôi…Do nét đặc thù này của đời sống báo chí Việt Nam như vậy nên dẫn tới tình cảnh người dân Việt phải cam chịu cái sự đói khát, khô hạn dài dài về về nhu cầu chia sẻ thông tin, chính kiến, xúc cảm cá nhân…Chưa kể có lúc những ý kiến trái chiều với một cơ quan chức năng nhà nước, chức năng nào đó của Đảng bị xem như là một thứ hành vi vi phạm Luật hình sự và bị kỵ húy thậm chí còn bị truy cứu…
KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ CẢM QUAN CHÍNH TRỊ
Khoa học là giá trị hay chân lý khách quan được xây dựng trên lý trí hay lý tính. Cảm quan là ý muốn, cảm nghĩ chủ quan, được xây dựng trên sở thích, quyền lợi hữu hạn, trên những sự tính toán nhất thời theo thị hiếu của những cá nhân. Như vậy có nghĩa khoa học chính trị và cảm quan chính trị hoàn toàn khác nhau hay thậm chí ngược lại nhau, đối nghịch với nhau.
Khoa học chính trị được vận dung bởi những con người học thức, con người đạo đức. Ngược lại cảm quan chính trị lại là xu thế của mọi con người bình dân, thường tình, it học, thậm chí có khi không tốt đẹp gì. Khoa học chính trị bởi vậy là nền tảng cho những chính khách đúng đắn, có tâm có tầm, có trí. Trái lại cảm quan chính trị thông thường hay được lợi dụng hoặc thu hút bởi những kẻ cơ hội, những kẻ tầm ruồng, kiểu chính khách ma đầu ba trợn.
Nhân quyền theo đúng nghĩa là khoa học. Tự do dân chủ theo đúng nghĩa cũng là khoa học. Ngược lại phi khoa học hay phản khoa học cũng chính là phản tự do dân chủ hay phản nhân quyền. Đó không còn là khoa học chính trị nữa mà chỉ còn là cảm quan chính trị hay ý thức vị kỷ chính trị. Chân lý khách quan và ý nghĩa chủ quan khác nhau cơ bản ở đây là vậy.
Tất nhiên không phải người có đạo đức, có chính nghĩa bao giờ cũng thành công hay chiến thắng. Bởi trong sinh hoạt xã hội, có khi hoàn toàn ngược lại. Lịch sử do đó được hiện thực theo xu thế khách quan, tự nhiên, và cái khách quan, tự nhiên ấy là do thời buổi, thời điểm, chưa hẳn là cái gì đó hoàn toàn ý nghĩa, giá trị, hoặc tốt đẹp.
Học thuyết Mác là học thuyết giả khoa học (tức tự mệnh danh ), nhưng buổi ban đầu do ý niệm khoa học được tự phong trong đó nên thu hút được khá nhiều người thuộc ý thức tiến bộ của thời kỳ đó. Kết quả nó thiết lập được một chế độ độc tài độc đoán độc đảng mà Mác quan niệm (tự mệnh danh là chuyên chính vô sản của giai cấp công nhân).
Thực tế nó đi từ một lý thuyết phản khoa học đến một xã hội phản khoa học chính trị trong thực tế của xã hội loài người. Bởi nó chỉ dựa trên cảm tính của những người tin theo nó hay chỉ lợi dụng học thuyết đó. Nó nhân danh giai cấp trong lý thuyết hay giả tạo để phản lại tính nhân văn hay tự do dân chủ khách quan và tự nhiên trong thế giới con người. Đó là một lỗi lầm tai hại ngay từ đầu của chính bản thân Mác.
Bởi khi một xã hội rơi vào trong đó thì hoàn toàn không có lối ra. Nó chỉ vận động theo quán tính và khó khi nào có thể thay đổi được. Nó như một thứ vòng trong khép kín, khó thể nào có được khâu đột phá để đi đến tự do dân chủ thực chất và khách quan, trừ phi xã hội được nâng cấp về mặt ý thức và tri thức về khoa học chính trị để làm thành một cuộc cách mạng trong ý thức từ khởi điểm. Đó chính là hệ lụy trong bản thân phản động (đi ngược lại sự tiến hóa khách quan) của bản chất học thuyết Mác.
ĐẠI NGÀN
(25/7/15)
Tình hình Việt Nam không thể một sớm một chiều chuyễn sang thể chế tự do và dễ dàng như ông Nguyễn quang Duy đã đưa ra.
1. Việt Nam có quá nhiều thành phần cố chấp, trục lợi. Ngay cả người Việt hải ngoại vẫn chưa mở tư duy để làm sao đem lại lợi ích cho dân tộc, không phải cá nhân hay tổ chức của mình. Tuy miệng nói tâm đức mà lòng thì xáo động.
2. Đa số người dân Việt nam trong nước, họ đã an phận với từ nghèo đói gần như cùng cực thời bao cấp nay đã tạm đủ ăn, dễ kiếm sống hơn sau khi mở cửa kinh tế thị trường. Vì vậy đảng CSVN thừa cơ điều này đã không dễ dàng mở cửa chính trị đối lập để xây dựng đất nước tốt đẹp hơn.
3. Miền Nam VN vẫn còn những tay chính trị hôi, thời cơ để nhảy vào. Mặc dù họ đã chạy ra ngoài, nhưng vẫn quy tụ để làm thỏa mản bản chất quậy phá chính quyền VNCH trước 1975.
4. Căn cơ người Việt hay tự ái, kiêu căng và không biết mình nên thường gây chia rẽ mà không biết đặt đại cuộc tổ quốc lên trên.
Vì vậy, ai xứng đáng và chính danh làm cách mạng đổi hướng từ độc tài sang tự do? Tất cả điều VNhiểu rằng thể chế tự do sẽ đưa đất nước tốt đẹp hơn. Nhưng liệu người CSVN hiện nay có chịu tìm ra một con đường dân chủ có lợi cho toàn dân hay không? Mặc dù họ biết đang đi tới một thiên đàng Mù chết là hết. Tội vạ gì làm lợi cho toàn dân ấm no, tự do dân chủ.