WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Xin đừng ai ‘ngốc’ nữa

Một số báo mạng tiếng Anh gần đây có đăng bài báo của Giáo sư – Nhà Nghiên cứu Chính trị gốc Trung Quốc Bùi Mẫn Hân (Min Xin Pei) có đầu đề khá ngộ nghĩnh: «Cội rễ của những rối loạn về kinh tế của Trung Quốc là gì? Là chính trị! Ngốc ạ!».

Cờ Trung Quốc bên ngoài Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Cờ Trung Quốc bên ngoài Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Tôi thiển nghĩ bài báo này rất có ích cho các nhà chính trị, nhà báo, bình luận thời sự, các chuyên gia kinh tế – tài chính Việt Nam suy nghĩ và tìm hiểu đâu là lẽ phải. Bởi vì trước những khó khăn kinh tế và nhiều mặt của nước ta, nhiều người chỉ tập trung nghiên cứu và kiến nghị những giải pháp đơn thuần kinh tế, những giải pháp chính trị hời hợt, cho đó là những đơn thuốc hiệu nghiệm. Nào là cần coi cổ phần hóa các cơ sở kinh tế – tài chính Quốc doanh là biện pháp cơ bản, mũi nhọn. Nào là cần minh bạch hóa các khoản thu nhập của Nhà nước, thu thuế và chi tiêu ra sao, có cơ quan quan sát, đánh giá thật nghiêm túc, chính xác, không thể để cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nhận ra rằng các con số thống kê chính thức lớn nhỏ do nhà nước công bố đều đáng nghi ngờ, khi hạ thấp, khi thổi phồng quá đáng, từ nợ quốc gia, thu nhập trung bình của cá nhân, tăng tổng sản lượng hàng năm đến lương bổng các ngành và số người thất nghiệp. Có người gọi đây là cuộc khủng hoảng về thống kê, sự nhảy múa của các con số làm lệch lạc các quyết định. Có người nói đến cải cách đợt 2, rồi thay đổi mô hình, cải cách thể chế, nhưng vẫn không nói được rõ nội dung là cái gì, không dám nói lên bản chất chính trị của vấn đề, nhất là khi góp ý về các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 hiện nay.

Có người cho rằng giải pháp cơ bản là trả lại quyền tư hữu ruộng đất hồ ao cho nông dân và quan tâm đến quyền tự do kinh doanh và quyền tư hữu của giai cấp trung lưu – tầng lớp tiểu tư sản đông đảo gồm các nhà kinh doanh vừa và nhỏ, tiểu thương, tiểu chủ, các nghề tự do, là bệ đỡ vững chãi cho phồn vinh kinh tế và ổn định xã hội lâu dài. Cũng có người kiến nghị biện pháp cơ bản là các cơ quan Nhà nước ở các bộ của Chính phủ chỉ quản lý chính sách cho thật chặt chẽ, không được dính dáng gì đến chuyện tiền nong, đầu tư kinh doanh, chia chác lợi nhuận, hoa hồng, tiền thưởng các dự án và đề án đã được duyệt. Mặt khác những ai được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý kinh doanh, sản xuất, dịch vụ thì không được kiêm luôn việc nắm và quản lý chính sách. Không để có người vừa đá bóng vừa thổi còi, phá vỡ luật pháp, nuôi dưỡng tham nhũng. Những biện pháp trên đây chỉ là ảo vọng nếu không có thay đổi tận gốc về chính trị.

Lời nhắn nhủ của Giáo sư Bùi Mẫn Hân là: cái gốc của các rối loạn kinh tế là chính trị. Phải thay đổi tận gốc mới có hiệu quả, mới giải quyết vấn đề được triệt để. Cho nên muốn giải quyết các khó khăn, rối loạn, khủng hoảng kinh tế phải giải quyết từ gốc, nghĩa là từ chính trị. Phải xem xét là chế độ chính trị như thế nào, bản chất của nó ra sao, thuộc loại hình gì, sửa đổi hay cải tiến nó như thế nào, ắt sẽ tác dộng đến kinh tế và đến các mặt khác. Cho nên đổi mới trước hết là đổi mới về chính trị. Thay đổi thể chế là thay đổi thể chế chính trị. Thay đổi mô hình trước hết là thay đổi mô hình chính trị.

Giáo sư Bùi Mẫn Hân cho rằng có 2 loại thuộc về 2 hệ thống chính trị đối lập nhau. Một bên là các chế độ chính trị dân chủ nhuần nhuyễn, già dặn, tiên tiến, thực hiện đúng theo phương châm «của dân, do dân, vì dân », trong sáng, minh bạch, công khai, có kiểm soát, cân bằng, ổn định, phát triển với tốc độ cao, bền vững, đem đến công bằng,an ninh, phồn vinh cho toàn xã hội, hạnh phúc cho tòan dân.

Đối lập với loại Nhà nước nói trên là loại Nhà Nước mà Giáo sư đặt tên là «Predatory State», theo nghĩa đen là «Nhà Nước ăn thịt», «predator» là lọai thú hay đi kiếm mồi để ăn. Đây là chỉ lọai Nhà nước coi dân là mồi để ăn thịt, bóc lột, để sống. Kẻ nắm chính quyền chỉ lo bòn rút của dân, của toàn xã hội để làm giàu. Họ ăn mọi thứ có thể ăn được, như một nhà lãnh đạo CS trong nước than thở.

Vậy thì Nhà nước CS Việt Nam và Nhà nước CS Trung Quốc có nên được xếp vào loại này không? Xin để bà con nhận xét và đánh giá.

Giáo sư Bùi Mẫn Hân còn chia loại Nhà Nước ăn thịt dân nói trên làm 2 nhóm: Một nhóm ông gọi là «Nhà nước ăn cướp nhanh vội» (Fast Plunder) và một nhóm «Nhà nước ăn cắp từ từ» (Slow Thief).

Ông lấy thí dụ như Tổng thống Marcos ở Philippines và vợ là ăn cướp nhanh vội, tham nhũng cực lớn trong một thời gian ngắn cầm quyền rồi hạ cánh hưởng thụ lâu dài nếu thoát tội. Còn «Nhà nước ăn cắp từ từ», không vội vã, tự tin còn nắm chính quyền lâu dài, ăn nhỏ khó bị lộ, gom góp 5 hay 10 năm cũng thành tài sản cực lớn, để vài đời cho con cháu ăn không hết. Có lẽ đây là mô hình sống động của chế độ chính trị ở Việt Nam và Trung Quốc. Nhóm cầm quyền CS các cấp và bộ máy công an, cảnh sát tay chân của đảng CS ăn đủ thứ, tiền đôla, tiền đồng, tiền Nhân dân tệ , ăn đất đai, nhà cửa, biệt thự, vàng bạc, cấu véo vào ngân sách chia chác với nhau, cho con cháu và nhóm tay chân thầu những dự án ODA, FDI béo bở, chùi mép khéo, mua bán chức quyền, tặng biếu cấp trên hậu hĩ để có ô dù che chở.

Vậy giải quyết tận gốc các vấn đề chính trị, kinh tế – tài chính, văn hóa xã hội phải là thay đổi bản chất của chế độ. Đó là thay «chế độ ăn thịt dân» (có người đặt tên là «chế độ đạo dân», nghĩa là ăn cắp, ăn cướp của dân, từ từ, lâu dài) thành một chế độ hoàn toàn mới, chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng, với bầu cử thật sự tự do, có ba quyền phân lập. Từ đó mới có Nhà nước phúc lợi, chỉ chăm lo cuộc sống an bình, no ấm, phồn vinh cho toàn dân cùng hưởng.

Ở Việt Nam, hiện nay phải giải quyết mọi vấn đề từ gốc gác chính trị, đó là từ bỏ gông cùm học thuyết Mác – Lê Nin, từ bỏ gông cùm chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản, từ bỏ gông cùm một đảng độc quyền cai trị, từ bỏ gông cùm coi sở hữu quốc doanh là chủ đạo.

Phải làm như thế, phải kiên quyết đồng tâm nhất trí đòi hỏi một cuộc cách mạng, thay đổi toàn hệ thống, thay đổi tận gốc, thay bản chất chế độ như thế mới có chế độ trong sạnh, tiên tiến, ổn định vững bền, thực thi đúng phương châm chế độ chính trị «của dân, do dân và vì dân», mang lại phồn vinh cho toàn dân cùng hưởng, củng cố nền độc lập tự chủ của đất nước, chống được mọi âm mưu xâm lược và làm bạn bền chặt với thế giới dân chủ văn minh.

Chế độ CS «ăn thịt dân» nghe ghê ghê nhưng là có thật trăm phần trăm đã ngự trị tàn phá đất nước VN quá lâu rồi, phải nhận rõ bản chất man rợ đó để chung lòng chung sức xóa bỏ nó một cách kiên quyết triệt để nhất. Mong rằng các nhà chính trị, kinh tế và toàn dân ta hãy tỉnh ngộ, sáng suốt, không còn ai «ngốc nghếch» để tin rằng có thể thoát khỏi khụng hoảng toàn diện chỉ bằng những biện pháp chắp vá hời hợt, chỉ như xoa dầu khi đã bị bệnh ung thư thập tử nhất sinh.

Cám ơn Giáo sư Bùi Mẫn Hân đã chỉ ra con quái vật đang ăn thịt dân hằng ngày để người dân Việt Nam cảnh giác săn đuổi và tận diệt.

Blog Bùi Tín (VOA)

1 Phản hồi cho “Xin đừng ai ‘ngốc’ nữa”

  1. Quang Phan says:

    Muốn khỏi bị Xuống Hố Cả Nút thì phải dẹp bỏ Xã Hội Chủ Nghĩa :

    Vũ Ðình Huỳnh – bí thư cho Hồ Chí Minh : “Muốn cho dân tộc ta không thua kém các dân tộc khác, muốn cho đất nước được thịnh vượng, dân ta không nghèo khổ mãi thì không thể thiếu một điều kiện tiên quyết: ấy là phải gạt bỏ sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản.”

    Đặng Quốc Bảo – Trung tướng quân đội nhân dân .Hiệu trưởng trường kỹ thuật quân sự . Bí thứ thứ nhất Đoàn Thanh niên CS . Trưởng ban Khoa giáo trung ương đảng – phát biểu : Đảng CS cần từ bỏ chế độ toàn trị, thi đua cạnh tranh với các tổ chức chính trị khác của nhân dân, trả cho nhân dân các quyền tự do dân chủ ».

    Trần Phương -giáo sư chính trị & kinh tế học, hiệu trưởng trường đai học dân lập Quản lý Kinh doanh Hà Nội, từng là phó thủ tướng, là ủy viên Trung ương đảng : « Chủ nghĩa Mác – Lênin là sai lầm cả về lý luận và thực tiễn, là nguy hại, phải dứt khoát từ bỏ khỏi các văn kiện của đảng và nhà nước».

Leave a Reply to Quang Phan