WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguy cơ đảo chánh tại Trung Cộng

Sulmaan Khan *

Nguyễn Trọng Dân lược dịch

J 20. Ảnh Telegraf.uk

J 20. Ảnh Telegraf.uk

Vào 11 tháng Giêng năm 2011, quân đội Trung Cộng thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình J-20. Hành động này làm ngạc nhiên Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, ông Robert Gate, lúc bấy giờ đang viếng thăm Trung Quốc vì không ai báo trước cho ông biết sẽ có sự trình diễn thử nghiệm chiếc máy bay này. Điều kỳ thú là ngay cả chủ tịch Trung Cộng Hồ Cẩm Đào cũng ngạc nhiên trước buổi trình diễn thử nghiệm này. Ông đã hoàn toàn mù tịt không hay biết gì cả và đã bị quân đội do chính ông lãnh đạo bấm còi qua mặt.

Giây phút khôi hài bẽ bàng đó đã cho thấy mối quan hệ giữa đảng và quân đội ở Trung Quốc không giống như mọi người nghĩ. Đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc họp tại Nam Xương vào năm 1929 ràng buộc lực lượng vũ trang phải dưới quyền kiểm soát của đảng. Mao Trạch Đông đã từng nói quyền lực xuất phát từ họng súng và đảng là người cầm súng. Quá khứ đã cho thấy quân đội phục tùng mệnh lệnh của đảng và áp đặt mọi chính sách của đảng lên xã hội Trung Quốc.

Thế nhưng quá khứ đó đã không còn là thực tế ở hiện tại nữa. Vào năm 1929, không ai nghĩ Cộng Sản có thể kiểm soát được Trung Quốc. Và khi Cộng Sản kiểm soát được Trung Quốc thì quyền lực trong đảng thật sự lại nằm trong tay một vài cá nhân hay một vài nhóm có toàn quyền thao túng. Đảng chỉ còn là cái bình phong che đậy quyền lợi hay những ý đồ quyền lực hoang tưởng của nhưng kẻ này hơn là cơ chế chính trị lãnh đạo quân đội.

Tuy nhiên, thực tế trên vẫn không làm Tập Cận Bình trùn bước với ý muốn khôi phục lại giá trị thật sự của đại hội đảng vào năm 1929 khi ông triệu tập đại hội Quân-ủy Trung Ương cũng tại Nam Xương vào năm 2014. Tinh thần của đại hội quân ủy năm 1929 cần phải được duy trì, họ Tập nhấn mạnh. Khái niệm “quốc gia trên hết,” nghĩa là quân đội chỉ trung thành với tổ quốc mà thôi, không cần phải trung thành với Cộng đảng là điều không thế chấp nhận được với họ Tập. Quân đội không thể có tư tưởng chính trị đi ngoài sự kiểm soát của đảng.

Họ Tập còn đưa ra một thông điệp khác tại hội nghị này. Đó là “tham nhũng cần phải diệt trừ tận gốc”. Và quân đội cần phải tuân thủ mục tiêu này, thể hiện qua việc giúp đảng thanh trừng tướng Từ Tài Hậu. Tướng Từ, vốn là Phó Chủ Tịch Quân-ủy Trung Ương quyền uy ngang ngữa với họ Tập, bị truy tố về tội tham nhũng vào tháng Sáu. Sẽ còn cần phải nỗ lực thực thi thanh trừng nhiều hơn nữa để giữ vững sự trong sạch của quân đội, và họ Tập khẳng định ông sẽ không bao giờ đuối sức hay thiếu quyết tâm trong việc này.

Nhìn qua ý đồ của họ Tập trong việc củng cố quyền kiểm soát của đảng lên quân đội và làm trong sạch quân đội, người ta thấy được sự bấp bênh về quyền lực đang diễn ra trong nội bộ Trung Cộng. Nếu như quyền lực của đảng kiểm soát quân đội thật sự là tối thượng từ lâu, thì việc gì Cộng đảng phải thường xuyên tìm đủ mọi cách để củng cố quyền kiểm soát này?! Nếu không có sự nổi giận từ phía quân đội đối với đảng, thậm chí đã xảy ra trường hợp bất tuân mệnh lệnh của đảng từ phía quân đội thì chẳng việc gì đảng cần phải nhắc lại ý nghĩa của đại hội quân ủy đầu tiên vào năm 1929?! Nhiều nhà phân tích hiểu quá rõ chính sách chống tham nhũng của họ Tập chỉ là khói màu che đậy sự thanh trừng tranh dành thâu tóm quyền lực để trở thành độc tài. Phản kháng và thanh trừng nội bộ đang diễn ra, không còn nghi ngờ gì nữa, tuy nhiên, họ Tập có lợi thế (tình cờ) là tiêu diệt tham nhũng cũng ngăn cản bớt sự thiệt hại cho Trung Quốc do những lũng đoạn bên trong quân đội gây ra.

Nỗi ám ảnh của họ Tập về sự bất phục của quân đội là không thể tránh khỏi. Nỗi ám ảnh này buộc ông tiếp tục thanh trừng vì thanh danh của ông được gầy dựng cũng nhờ thanh trừng. Quan trọng hơn hết, họ Tập phải tìm cách giảm bớt bất mãn trong xã hội và gom góp của cải của các viên chức hối lộ về lại cho công quỹ khi mà nền kinh tế đang suy thoái khiến đời sống khó khăn hơn và làm bất mãn giàu nghèo bộc phát. Tuy nhiên, họ Tập cần phải nhớ rằng kế sách thanh trừng hối lộ của ông đã khiến giới sĩ quan tướng lãnh quân đội bị hoang man đe dọa. Đối phó với sự thịnh nộ của những kẻ nắm binh quyền súng ống trong tay không phải là dễ dàng đơn giản. Một cuộc đảo chánh quân sự, tưởng chừng như chẳng bao giờ xảy ra đối với Trung Cộng, ngày hôm nay mỗi lúc càng hiện rõ.

Để hiểu rõ hơn nỗi ám ảnh của họ Tập thì cần phải hiểu rõ tập quán của xã hội Trung Quốc, vốn khác với phương Tây- Đó là xã hội mỗi người dân là một người lính. Ngạn ngữ Trung Hoa có câu: “Mặt trời thì ở quá cao còn hoàng đế thì ở quá xa,” ám chỉ chính quyền trung ương không đủ sức bảo vệ người dân ở quốc gia quá rộng lớn này nên mỗi người dân phải tự làm một người lính khi cần thiết. Khi thổ phỉ giặc dã nổi lên cướp bóc tấn công thì người dân không thể chờ quân lính của triều đình phái đến cứu giúp mà phải tự mình tổ chức binh ngũ để tự bảo vệ. Do đó, những mẩu chuyện thảo dân thành anh hùng lan tràn trong lịch sử Trung Quốc: những thảo dân quả cảm với ngọn giáo nhọn, có sức mạnh và lòng can đảm luôn đánh bại bọn thổ phỉ cướp bóc lẫn bọn quan lại tham lam tàn bạo.

Huyền thoại và lịch sử cứ thế trộn hòa vào nhau rồi ăn sâu trong suy nghĩ của dân Hán. Mẩu chuyện về người dân làng Sanyuanli, đã tự vùng lên đánh đuổi Thực Dân Anh trong cuốc chiến “Á Phiện” trong khi quân đội của triều đình Mãn Thanh buông tay bất lực vẫn còn truyền miệng cho đến ngày nay. Người dân nổi dậy thành công vì trời mưa làm thuốc súng của quân Anh bị ẩm ướt và cũng vì quân Anh tin vào kết quả thương lượng với triều đình, mà sự thương lượng này vẫn không ngăn nổi sự nổi dậy của thảo dân trong nước. Cuộc khởi nghĩa “Thái Bình Thiên Quốc” đã có trên 20 triệu người hưởng ứng, khởi xướng bởi Hồng Tú Toàn, một con người tin rằng mình là người con út của Đức Chúa Trời. Lực lượng dân quân đối phó với cuộc khởi nghĩa của Hồng Tú Toàn cũng hoàn toàn là tình nguyện theo lời kêu gọi của các quan chức chứ không phải từ tướng lãnh của triều đình, mà sự trung thành của các quan chức này đối với triều đình chỉ hoàn toàn là vì tình thế ép buộc chứ không phải vì thật lòng. Các xứ quân chia năm sẻ bảy Trung Quốc sau khi nhà Thanh sụp đổ là những viên chức dân sự tự tụ tập binh mã tăng ảnh hưởng của mình nhờ thông qua tạo ra sợ hãi và mua chuộc. Chiến lược chiến tranh nhân dân của Mao Trạch Đông, cũng dựa trên đói kém và bần cùng của thảo dân để tạo ra lực lượng cho chiến tranh. Cộng đảng Trung Quốc có được quyền lực thực tế vì đã thành công biến mỗi người dân thành một người lính.

Sau khi Cộng đảng cầm quyền, người dân tiếp tục đảm nhận vai trò người lính mà việc này, ở phương Tây sẽ được để lại cho một quân đội chuyên nghiệp. “Quân đội Giải Phóng Nhân Dân” tham chiến ở Đại Hàn (Korea) thì người nông dân trên khắp các miền đất nước cũng bỏ ruộng cày mà nhập ngũ để giúp “nhần dân Đại Hàn chống đế quốc Mỹ.” Cuối thập niên 1960, Trung Cộng tấn công Miến Điện nhằm giúp đỡ Cộng đảng Miến nắm chánh quyền, và chiến dịch này hoàn toàn nhờ sức dân ở các tỉnh phía nam tham gia nhập ngũ đánh trận. Hồng Vệ Binh cũng vậy, dù thực thi thanh trừng lẫn nhau, thanh trừng các lão thành Cách Mạng hay thực thi các chiến dịch bài ngoại đều mang tâm lý tự cho mình là một quân nhân. Họ chỉ biết có chiếm giữ, tuân lệnh, chiến đấu và chinh phục. Ngay cả ngày hôm nay, xung đột tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng cho thấy các ngư phủ Trung Quốc sẵn sàng hy sinh để gìn giữ hải đảo. Đương nhiên là giới ngư phủ Trung quốc được hậu thuẫn bởi Nhà-nước, nhưng sự hậu-thuẫn có hiệu nghiệm cũng chỉ vì bởi phù hợp với truyền thống mỗi người dân là người lính khi cần thiết. Các trò chơi điện tử (video game) người Hán bắn giết người Nhật vì Nhật là tội phạm chiến tranh được ủng hộ rộng rãi ở những nơi mà chính quyền muốn kích động thù hằn dân tộc, đã cho thấy sự hiếu chiến đã ăn sâu vào gốc rễ suy nghĩa của người Hán. Tinh thần mỗi người dân là một người lính đã quá hết sức bình thường đối với xã hội Trung Quốc. Gọi xã hội Trung Quốc, nơi mà ai ai cũng sẵn sàng chiến đấu để trở thành anh hùng, là một xã hội quân phiệt hiếu chiến thì thật là chính xác.

Đương nhiên, ở những quốc gia khác cũng có những quan niệm hiếu chiến tương tự. Afghanistan hay vùng người Kurd ở Trung Đông chẳng hạn, hoặc những vùng đất có người Tuareg hoặc người Chechen định cư, tất cả điều có chung một quan niệm hiếu chiến truyền thống. Và bất cứ nơi nào có một tập quán hiếu chiến truyền thống, dù sự hiếu chiến đó đem đến tự chủ, cũng có thể là ngòi nổ nguy hiểm cho mọi chính quyền. Nếu lực lượng quân dân không bị kiểm soát, không có lý do gì lực lượng này không bắn vào chính phủ. Khi thời thế xoay chuyển, chính quyền trở thành mục tiêu để tấn công. Bất luận là người dân ở ngôi làng Sanyuanli chống lại Thực Dân Anh, Hồng Tú Toàn chống lại nhà Thanh, hay Mao đối cự với chính quyền họ Tưởng và chủ nghĩa đế quốc, những cuộc nổi dậy có hàng triệu người dân tham gia để chống chế độ mà họ không thích cứ tiếp nối nhiều thế hệ. Và trước mắt họ Tập là muôn triệu thảo dân sẵn sàng vùng lên chống ông.

Hơn thế nữa, lực lượng thanh niên bất mãn, nghèo đói và chưa thành thân, vốn là lực lượng nồng cốt cho mọi cuộc nổi loạn thì tràn ngập khắp nơi ở Trung Quốc, hệ quả của chính sách một con mỗi gia đình kết hợp với quan niệm “trọng nam khinh nữ” để rồi giảm thiểu sanh trẻ nữ. Những ai sanh ra trong gia đình giàu có thì ra ngoại quốc sống để né tránh và giải quyết bất mãn của mình đối với chính quyền, hoặc chuyển tài sản của mình sang Boston hay lãnh vực địa ốc ở New York. Còn đại đa số phải ở lại để hứng chịu khốn khó bất công do chế độ gây ra thì sự chống đối vẫn tiếp diễn và chỉ ngày mỗi tăng chứ không có giảm; xã hội Trung Hoa là xã hội đối kháng kình chống nhau liên tục giữa ba bộ phận: công chức quan liêu, giới quân đội và thảo dân, chứ không phải chỉ là xã hội kình chống giữa hai thế lực thường thấy là kẻ bị trị chống kẻ thống trị.

Tập Cận Bình thừa biết nguy cơ này. Họ Tập không thể chối cãi giải quyết bất mãn cũng là cách để chính quyền thể hiện sự lo lắng đến người dân. Đây chính là động lực thôi thúc phải tiến hành thành trừng hối lộ, tiểu trừ tham nhũng. Họ Tập muốn cho các công chức biết, tham nhũng sẽ không còn đất sống. Họ Tập phải áp dụng chương trình này đối với mọi công chức từ cá lớn đến cá bé đủ cho thấy họ Tập hiểu quá rõ chiều sâu của sự bất mãn do tham nhũng gây ra bấy lâu nay. Giam cầm luôn cả những con người như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai và gần đây nhất là giám đốc tình báo Ma Jian, là một điều không dễ thực thi ngay cả khi họ đã về hưu. Hình ảnh trong sạch và đoàn kết của Cộng đảng sẽ bị đổ vỡ, thế nhưng nếu họ Tập không làm gì cả thì hậu quả còn nguy hại hơn nhiều. Để cho người dân tin rằng vị chủ tịch của họ thật sự bài trừ tham nhũng thì bọn viên chức quyền thế ở trung ương phải bị rớt đài chứ không chỉ có bọn công chức quèn ở địa phương. Và cuộc bài trừ tham nhũng cũng cần phải lan rộng ra đến quân đội để chứng minh sự công bằng của họ Tập.

Khó biết rõ tin tức quốc phòng bên trong nhưng giới chức tướng lãnh của quân đội “Giải Phóng Nhân Dân” Trung Quốc đương nhiên là có rất nhiều đặc lợi từ chế độ mà người dân bình thương không thể nào có hay ngờ tới. Quân đội nay đầu tư dính líu đến rất nhiều đại công ty từ quốc phòng đến dầu hỏa, từ hàng-không đến cơ sở hạ tầng- cho nên rất thuận lợi cho ý đồ biển thủ công quỹ ngân khố. Các bằng chứng, như công tố viên loan báo, có thể tìm thấy trên xe, hay nỗ lực bao che hoặc tiền hối lộ nhét bao thơ. Tướng Cốc Tuấn Sơn, cùng vây cánh với thượng tướng Từ Tài Hậu, bị cáo buộc biển thủ ba mươi tỷ Nhân Dân tệ, hối lộ các viên chức bằng xe Mercedes chứa đầy vàng. Tiền tịch thu trong nhà tướng Từ Tài Hậu phải cần mười xe tải mới chở hết. Ngay cả nữ thiếu tướng Cao Tiểu Yên cùng phe đảng với Từ Tài Hậu cũng đang bị điều tra vì hối lộ khi còn làm việc tại một bệnh viện quân Y. Đặc quyền đặc lợi làm lũng đoạn quân đội. Hối lộ tham nhũng luôn xảy ra trong nội bộ sĩ quan tướng lãnh. Nếu muốn bài trừ tiêu diệt tham nhũng đến tận gốc tận rễ thì quân đội “Giải Phóng Nhân Dân” sẽ bị điều tra không bao giờ chấm dứt.

Mặc dù thủ tục tố tụng đã không được trình bày đúng cách như tòa án ở Anh – Mỹ, nhưng hối lộ tham nhũng dù gì cũng là quốc nạn cho Trung Quốc. Công bằng mà nói, tham nhũng hối lộ quá dễ dàng xảy ra trong một nền kinh tế đang rối loạn khi hệ thống Tư pháp thì chồng chéo, thiên lệch và tồn động quá nhiều lỗ hổng. Tham nhũng hiện vẫn đang tràn ngập bất chấp thanh trừng, đó là lý do tại sao mọi người vẫn nghi ngờ lòng thành và quyết tâm chống tham nhũng hối lộ của họ Tập.

Tuổi thơ của họ Tập phải lao động khổ sai vào thời kỳ Cách mạng Văn Hóa. Không rõ ông học hỏi hay có được kinh nghiệm gì trong hoàn cảnh khốn khó đó nhưng chắc chắn nhờ Mao, ông thấy rõ sức mạnh quyền lực được hồi sinh bằng cách đập nát mọi quyền lực của các công chức các cấp trong bộ máy chính quyền. Giới công chức luôn là mối đe dọa của an ninh chính trị cho lãnh tụ, trước đó cũng như bây giờ và nay, đã đến lúc họ Tập phải tiêu diệt mối đe dọa này. Tập Cận Bình, một lãnh tụ nằm ngoài mọi dự đoán và phân tích của mọi người, lại là một người tự tin rằng mình có sứ mệnh phải thực hiện những gì mà lịch sử giao phó.

Có hai vấn đề nảy sinh trong đối sách chống tham nhũng của họ Tập đối với quân đội.

Một là đối sách này thiếu đi sự công bằng và hai là gây khủng hoảng tinh thần quân ngủ. Việc thiếu vắng một thanh tra viên độc lập khi điều tra hối lộ khiến đối sách chống tham nhũng trở thành một phương tiện thanh trừng tàn nhẫn đối với những ai có thể đe dọa đến quyền lực họ Tập hơn là một chương trình tư pháp bài trừ tham nhũng; Vì vậy, chương trình chống tham nhũng của họ Tập chẳng bao giờ công bằng và mang đúng ý nghĩa mong đợi của nó. Sự thật đã phơi bày quá rõ đây là một phương thức cũ rích để loại bỏ đối thủ trong tranh dành quyền lực và đơn thuần dẫn đến tập trung quyền lực vào một mối. Dù sao, những người tiền nhiệm của họ Tập cũng đã áp dụng chiêu thức tương tự nghe có vẻ đem đến lợi ích cho quốc dân để tiêu diệt đối thủ chính trị. Một lần nữa, sự yếu kém của hệ thống Tư Pháp (luật rừng) ở Trung Cộng là điều kiện tốt để mọi âm mưu thanh trừng được thực hiện. Trong lúc nhiều người lạc quan tin tưởng họ Tập sẽ chấn chỉnh luật lệ và hoàn thiện ngành Tư pháp cho nghiêm minh thì sự thật chỉ ra điểu khoảng 51 của Hiến Pháp đã quy định rõ công dân không có quyền xâm phạm lợi ích của nhà nước, một điều khoản hết sức mơ hồ đủ để cho họ Tập, người đứng đầu nhà nước tha hồ làm mưa gió khi phán quyết chụp mũ mọi thành phần mà họ Tập muốn loại trừ. Sự công bằng của cao trào chống tham nhũng không hề có bởi vì mọi thành phần tham nhũng được họ Tập tin cẩn không ai bị truy tố cả!

Vấn đề thứ nhì là chương trình bài trừ tham nhũng của họ Tập đối với quân đội làm xáo trộn nội bộ quân đội cũng như những dự án quốc phòng. Ngay cả các sĩ quan trong sạch cũng không biết mình có nằm trong danh sách bị thanh trừng hay không vì chỉ thị thanh trừng hoàn toàn nằm trong quyền quyết định của họ Tập chứ không hẳn dựa vào tiêu chuẩn quy định cụ thể nào cả. Bày đặt học đòi Tôn Tẩn ẩn mưu giấu kế, hành xử khó đoán chỉ khiến náo loạn hàng ngũ quân nhân chứ không hề giúp ích gì cho sự trong sạch của quân đội “Giải Phóng Nhân Dân” cả. Tại sao như vậy thì rất là đơn giản: an ninh quốc phòng hiện nay đòi hỏi Trung Cộng phải hiện đại hóa quân đội – nghĩa là phải tăng chi phí quốc phòng. Trong lúc thanh trừng hối lộ đang diễn ra loạn xạ, không sĩ quan nào dám đề nghị xin tăng thêm ngân sách trước họ Tập nếu không muốn mình bị đặt vào sự nghi ngờ của họ Tập là làm thất thoát công quỹ. Ngân sách quốc phòng của Trung Cộng đã lên đến 132 tỷ Mỹ kim và có lẻ sẽ còn cao hơn. Trong hoàn cảnh giới Tham Mưu quân đội đang cố để ra kế hoạch quân sự đối phó với Hoa Kỳ tại biển Đông và khả năng tấn công vào Trung Quốc của các nước lân bang, ngân sách cần thiết lại còn phải cao hơn nữa. Nhưng giới tướng lãnh đang còn bận tâm đối phó với chính sách thanh trừng của họ Tập, với cái cớ là bài trừ hối lộ tham nhũng, thì đâu ai còn đủ can đảm mà xin thêm ngân sách, điều này làm nhiều quân nhân chân chính trong lòng bực bội uất ức vì nghĩ rằng mình đang dối trá trước sự tín nhiệm của quốc dân.

Băn khoăn không biết mình có bị điều tra nếu đòi hỏi tăng thêm ngân sách quốc phòng hay không, giới tướng lãnh quân đội có ba lựa chọn ngặt nghèo như sau:

Một là khiêm tốn ẩn nhẫn và phục tùng mọi mệnh lệnh của họ Tập. Ích lợi dễ nhận ra cho lựa chọn này là sẽ làm họ Tập hài lòng khiến chức vụ địa vị lon lá của mình được an toàn. Hầu hết các sĩ quan đi theo lựa chọn này.

Nhưng đối với các sĩ quan đang bị trong vòng điều tra theo lệnh của họ Tập hay có liên hệ cộng tác dù là thận cận hay không thận cận với các tướng lãnh đang bị họ Tập thanh trừng thì lựa chọn trên, tức khiêm tốn ẩn nhận và phục tùng họ Tập sẽ không thể nào hữu hiệu được. Cho nên lựa chọn thứ nhì đối với các sĩ quan này là tự sát. Hai vị đô đốc, Mã Phát Tường và Khương Trung Hoa đã nhảy lầu tự vận khi biết mình chính thức bị điều tra hối lộ. Tướng Tống Ngọc Vân (chính ủy quân khu tỉnh Cát Lâm) được cho là thắt cổ tự tử.

Lựa chọn thứ ba là tạo phản. Kẻ có binh quyền bao giờ cũng có khả năng tạo phản. Một hay nhiều nhóm sĩ quan cảm thấy họ xứng đáng được hưởng đặc lợi kinh tế từ chức vụ của mình sẽ cảm thấy bị đe dọa địa vị và có thể đảo chánh họ Tập. Cho đến giờ phút này, Trung Cộng chưa xảy ra đảo chánh bằng quân sự nhưng lịch sử chính trị của Trung Quốc luôn được tiếp nối bằng sự tạo phản của tướng lãnh. Chính tướng nhà Minh là Ngô Tam Quế đã mở cổng thành cho nhà Thanh tràn vào thôn tính. Chính Viên Thế Khải, một tướng nhà Thanh đã lật đổ triều đình để thành lập Cộng Hòa Trung Hoa. Tưởng Giới Thạch đã bị tướng dưới quyền của mình là Trương Học Lương bắt cóc để ép ông phải hợp tác với Cộng đảng cùng nhau chống Nhật. Không có một điều gì đảm bảo là lịch sử Trung Quốc sẽ không còn đảo chánh trong tương lai. Sự kết hợp giữa sợ hãi (sẽ bị triệt hạ) nếu không tạo phản và tham vọng muốn duy trì quyền lợi địa vị, cùng với quan niệm là mọi người phải dũng cảm đứng lên hạ bệ tên độc tài đang gây xáo trộn và phá nát quốc gia sẽ khiến giới quân nhân vùng dậy mà chiếm lấy chính quyền. Đây là những tình huống, hoàn cảnh tâm lý đã tạo ra biết bao cuộc đảo chánh ở nhiều nơi, không có lý do gì Trung Quốc sẽ nằm ngoài sự chi phối của quy luật chính trị tự nhiên này. Và cũng giống như những cuộc đảo chánh khắp mọi nơi, sẽ không cách gì biết trước được khi nào sẽ xảy ra khi mà giới tướng lãnh quân đội đang bị dồn ngày càng bị vào chân tường.

Một cuộc đảo chánh thành công ở Trung Cộng có thể sẽ xảy ra dưới nhiều cách thức.

Cách thức đơn giản nhất là một nhóm sĩ quan cao cấp sẽ giam lỏng họ Tập. Thiết quân lực sẽ được ban bố, đương nhiên là dưới danh nghĩa hay lý do là vì lợi ích ổn định quốc gia, và đời sống người dân ẩn bình thường. Đổ máu sẽ thấp nhất. Đương nhiên là hành động giới tướng lãnh đã được hậu thuẫn bởi công chức chính phủ nên phản kháng rất thấp. Thậm chí giới tướng lãnh có thể trao quyền hành lại cho Cộng đảng để thành lập Bộ Chính Trị mới, chính phủ mới khiến mọi chính sách chính trị kinh tế trước đó không thay đổi gì nhiều (nhưng họ Tập và bè đảng thì bị mất quyền lực). Nếu đảo chánh quân sự xảy ra thì cách thức nêu trên là lựa chọn gọn gẽ sạch sẽ nhất.

Cách thức trên tuy gọn nhẹ ít đổ máu nhưng cũng rất khó xảy ra vì giới tướng lãnh quân đội Trung Cộng đang bị chia rẽ. Hầu hết muốn an phận làm tôi đòi cho họ Tập, Cho nên một hình đảo chánh khác có thể dễ dàng xảy ra hơn, đó là các tướng đóng ở các quân khu làm loạn. Thí dụ như ở Tứ Xuyên hay Cát Lâm chẳng hạn, giới tướng lãnh quân khu cảm thấy không chịu đựng nổi hạch sách điều tra của Trung Ương nữa và tuyên bố vùng dậy tạo phản. Đương nhiên là các tướng lãnh này đã được sự hậu thuẫn của thảo dân trong vùng từ lâu khi đi đến quyết định tạo phản; Đặc tính địa phương trị vẫn còn nặng nề trong xã hội Trung Hoa. Bạc Hy Lai bị đốn ngã một phần cũng bởi vì sự hậu thuẫn của người dân đại phương Trung Khánh đối với ông. Tiến hành trợ giá nhà và luôn cải thiện đời sống cho người dân Trùng Khánh khiến ông trở thành anh hùng ở địa phương. Bắc Kinh bắt ông là một thí dụ cụ thể về việc Trung Ương can dự vào đời sống ấm no của người dân Trùng Khánh một cách tàn nhẫn. Kích động sự bất mãn của người dân địa phương đối với Bắc Kinh lồng trong một xã hội Trung Hoa vốn có truyền thống hiếu chiến, giới tướng lãnh quân nhân địa phương có thừa sức để tạo phản đối kháng Bắc Kinh.

Nếu hình thức tạo phản trên xảy ra, lịch sử Trung Quốc có thể trôi dạt theo nhiều hướng khác nhau. Nếu các tướng lãnh tạo phản ở địa phương tài ba và đầy bản lãnh, nội chiến đẫm máu sẽ xảy ra cho đến khi có thắng lợi cuối cùng cho phe tạo phản. Suy cho cùng, Mao Trạch Đông cũng nhờ hướng đi này mà có quyền lực. Tuy nhiên, trước sức mạnh quân sự mà họ Tập nắm trong tay, chiến thắng hoàn toàn dành cho kẻ tạo phản rất khó xảy ra. Thay vào đó, Trung Hoa sẽ bị chia cắt làm hai Bắc – Nam như quá khứ. “Hai Trung Hoa” là một khả năng rất dễ xảy ra nếu có tạo phản từ địa phương.

Biên cương lãnh thổ cát cứ giữa phe tạo phản và Bắc Kinh sẽ không dừng lại ở đây. Điều kiện thuận lợi đã đến, nhiều tướng lãnh ở các khu vực khác xa xôi thấy có điều kiện thoát ra khỏi sự lãnh đạo của Bắc Kinh sẽ lập tức hành động tạo phản lập ra quốc gia hay vùng tự tri mới. Họ Tập hoặc là vì bị chi phối nhiều nơi nên không thể dập tắt được, hoặc quá tốn kém tài lực binh bị cho những vùng không trọng yếu xa xôi nên đành để yên. Trung Hoa sẽ lại rơi vào thời Chiến quốc với nhiều liên minh sứ quân kình chống nhau.

Tất cả hình thức tạo phản nêu trên dĩ nhiên vẫn là phỏng đoán. Lo sợ về xáo trộn binh biến cũng như hệ thống giáo dục kích động lòng yêu nước tạo ra một lực cản mạnh cho những hành động tạo phản giả dụ ở trên.

Nhưng những chuyện không ai nghĩ sẽ xảy ra lúc nào cũng xảy ra.

Sự sống còn của Cộng đảng sau hội nghị ở Nam Xương năm 1929 là một thí dụ. Không ai nghĩ một nhóm nông dân nhỏ nhoi ít ỏi, cùng một vài người lý tưởng có thể thoát được sự truy đuổi của họ Tưởng, vẫn tồn tại sao cuộc rút lui đi bộ cả vạn dặm cũng như sau sự truy quét của các sứ quân Hồi giáo. Ngoài ra cũng phải lưu ý rằng thời gian mà một Trung Hoa thống nhất tồn tại rất ngắn trong chiều dài năm ngàn năm phát triển lịch sử của mình. Đất nước này đã từng chia cắt cát cứ một cách bất ngờ và đẫm máu biết bao nhiêu lần trong lịch sử, hoàn toàn là từ những xung đột nội tại như đã trình bày.

Mâu thuẫn giữa giới công chức và quân nhân thường được các học giả đưa ra cách thức giải quyết bằng cách dân chủ hóa xã hôi. Chuyển sang xã hội dân chủ ở Đài Loan và Đông Nam Á được trích dẫn như là những thí dụ điển hình. Tuy nhiên, điều có thể đúng với Đài Loan nhưng sẽ không có một hy vọng nào cho tiến trình dân chủ hóa bất bạo động xảy ra tại Trung Cộng, để giải quyết sự xung đột giữa công chức và giới quân nhân. Họ Tập bị sụp đổ thì sẽ có một người khác, có lẽ tàn bạo hơn cả họ Tập thay thế. Lịch sử Trung Hoa đã cho thấy cách mạng xảy ra từ thảo dân, đẫm máu để rồi thay thế một thể chế chuyên chế này bằng một thể chế chuyên chế khác mà thôi.

Ngay cả trong trường hợp xảy ra như vậy thì vẫn tốt hơn là một Trung Hoa cát cứ phân chia. Trong quá khứ, một Trung Hoa cát cứ tràn ngập bạo loạn mà hậu quả có thể lan ra cả những quốc gia lân cận. Và nếu như nay Trung Quốc đang hội nhập vào kinh tế thế giới thì một Trung Hoa cát cứ có thể làm chao đảo an ninh kinh tế toàn cầu.

Họ Tập hiểu rất rõ nguy cơ đảo chánh mà ông lúc nào cũng phải đương đầu. Ông quá rành rẽ về lịch sử của đất nước ông. Ông cũng là một chính khách điều hành dày dạn nên không cách gì không biết đảo chánh lúc nào cũng có thể xảy ra và không hề báo trước. Dập tắt phản kháng từ quân đội là lý do ông thành lập hội đồng an ninh quốc gia ở Đại Hội Quân Nhân tướng lãnh các cấp vào năm 2013. Dựa một phần vào mô hình hội đồng an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, hội đồng mới thành lập này có trách nhiệm an ninh cả về đối nội lẫn đối ngoại. Trách nhiệm của hội đồng này bao trùm luôn cả từ điều khiển chống khủng bố bởi các sắc tộc thiểu số đến hoạch định đối sách đối phó vô hiệu hóa sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Hội đồng này gôm hết trách nhiệm quyền lực về an ninh chính trị và an ninh quốc gia vào tay họ Tập, người đứng đầu lãnh đạo quốc gia.

Điều này có nghĩa là sách lược của quân đội về an ninh quốc gia phải được trình bày và thông qua hội đồng này do họ Tập làm chủ tịch. Vì vậy, hội đồng này cũng là một phương thức để Cộng đảng gia tăng quyền kiểm soát lên quân đôi. Đây là một cách tóm thâu quyền lực và đảm bảo thói anh hùng của thảo dân không còn chổ đứng. (Họ Tập đã nghiên cứu kỹ cách thức mà Mao đối phó với các tướng bất trị. Mao đã chụp mũ và thanh trừng tướng Bành Đức Hoài với tội danh âm mưu chống Cộng đảng. Hội đồng An Ninh quốc gia mới này sẽ giúp họ Tập theo dõi các tướng lãnh và đề phòng những trường hợp tạo phản như tướng Bành. Một mặt, hội đồng mới này hữu dụng. Sẽ không có tình trạng quân đội bấm còi qua mặt Chủ Tịch nước như vụ Hồ Cẩm Đào bị ngớ mặt trước quan khách quốc phòng Hoa Kỳ. Nhưng từ cách nhìn của giới tướng lãnh, thì đây là một công cụ để nhìn ngó điều tra hay thanh trừng các tướng lãnh cũng như buộc họ phải phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh của họ Tập.

Để giảm bớt phản kháng từ các sĩ quan tướng lãnh, họ Tập đã ráng thay đổi tập quán quan niệm của giới quân nhân. Họ Tập lý giải chủ đích của hội đồng là cần phải kiểm soát chi tiêu quốc phòng. Thiếu vắng sự giám sát từ đảng bấy lâu nay đã được cho rằng là lý do của thậm thụt công quỹ quốc phòng. Siết chặt quản lý sẽ khiến tài lực không nhưng không bị thất thoát mà còn được sử dụng đúng mục đích quốc phòng. Hiện đại hóa quân đội sẽ bị chậm lại nếu ngân quỹ thay vì đi mua hỏa tiển tầm xa lại đi mua thỏi vàng.

Nhưng quan trọng hơn hết là hội đồng này trói buộc giới quân nhân phải trung thành với họ Tập mà thôi. Nguy cơ phản kháng trong quân đội tăng lên nhanh chóng vì giới quân nhân cảm thấy họ quen nghe lời và trung thành với thượng cấp của họ hơn là tuân theo cũng như trung thành với họ Tập. Đang có nỗ lực tuyên huấn kêu gọi giới quân nhân từ bỏ lối suy nghĩ truyền thống này trong quân đội. Thay vì tuân theo mệnh lệnh của thượng cấp, thì nay các sĩ quan phải tuân theo mệnh lệnh của đảng. Tay chân thân cận của họ Tập, chỉ huy trưởng quân Khu Bắc Kinh, Tống Phổ Truyền gần đây tuyên bố: “quân nhân phải trung thành với Đảng” (mà họ Tập là Đảng). Hơn bao giờ hết trừ thời họ Mao, Tập Cận Bình dường như lậm vào thói tôn sùng cá nhân. Cách thức xuất hiện trước công chúng, lối đọc diễn văn, bích chương quản cáo đã đưa hình ảnh họ Tập như là một thuyền trưởng vĩ đại đang dẫn dắt con tàu Trung Hoa, chẳng khác nào là hoàng đế với thiên mệnh đang nắm cán cân luật pháp, mà giới quân nhân binh sĩ phải tận tụy phục tùng mệnh lệnh như là kỷ luật cần thiết để quân đội luôn sẵn sàng chiến đấu. Lòng trung thành này vô cùng quan trọng để đảm bảo quân đội phải chịu dưới sự lãnh đạo của Cộng đảng

Thật khó mà ngăn cản họ Tập từ bỏ ý định trói buộc kiểm soát chặt quân đội. Chính phủ muốn giới quân nhân phải tuân theo mệnh lệnh của mình chứ không phải tuân theo mệnh lệnh của thượng cấp chỉ huy trong đơn vị. Tất cả những ai hiểu rõ nguồn cơn của các cuộc chính biến trong lịch sử Trung Quốc thì sẽ thấy ngay lý do mà Họ Tập đang ráng thanh trừng và kiểm soát quân đội

Họ Tập thành công được đến đâu trong nỗ lực kiểm soát quân đội thì vẫn còn là dấu hỏi. Bài trừ tham nhũng là điều cần phải làm, nên không có gì làm lạ, thế nhưng liệu họ Tập bài trừ tham nhũng mà không tạo ra phản kháng hổn loạn nội bộ gây bất ổn đến an ninh chính trị của Cộng đảng hay không? Sự trong sạch công bằng thật sự trong chính quyền khi điều tra tham nhũng là một sự mạo hiểm. Điều này có nghĩa là quyền lực không tập trung vào tay họ Tập hay vào sự lãnh đạo của Đảng nữa. Nếu xảy ra như vậy thì họ Tập và bè phái của mình sẽ bị lâm vào thế yếu dễ bị hất đổ thanh trừng. Nhưng nếu không có sự điều tra độc lập khi bài trừ tham nhũng thì tham nhũng không bao giờ được bài trừ tận gốc rễ, chương trình bài trừ tham nhũng không bao giờ có thể thoát khỏi những hoài nghi – trở thành nguyên nhân của sợ hãi xáo trộn và hoài nghi trong nội bộ. Và những kẻ có binh quyền khi hoài nghi, sợ hãi thường tạo phản bất ngờ làm choáng váng nhân thế.

Sulmaan Khan

Nguyễn Trọng Dân lược dịch

 

————————————————-

 Ghi chú:

1. Sulmaan Khan là giáo sư đang thực tập tại đại học tư Tufts ở Medford thuộc tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Ông nghiên cứu rất sâu về nhiều vấn đề nan giải của Trung Quốc. Bài viết của ông thường rất chi tiết, sát thực và gây bất ngờ cho người đọc về nội dung trình bày.

2. Xin vào link http://www.the-american-interest.com/2015/02/26/the-coming-coup-in-china/ để đọc toàn bộ bài viết bằng Anh ngữ cũng như biết thêm tựa đề nhiều bài viết khác của ông.

20 Phản hồi cho “Nguy cơ đảo chánh tại Trung Cộng”

  1. Thắc-Mắc says:

    Cảm ơn bài lược dịch của NTrD. Chịu khó đọc từng chữ, câu, rồi suy-xét mới thấy bài nhận-định của tác-giả thật sâu-sắc, hợp-lý, ý này đan-quyện và bổ-sung cho ý khác cách mạnh-mẽ và súc-tích. Đó chỉ là do NTrD lược dịch, mà đã như vậy, huống gì chính bản. Cảm ơn NTrD đã cho link, và tôi sẽ tìm đọc để mong học-hỏi thêm.
    Về bài thơ của NTrD, thì tôi đã có ý-kiến trong bài viết của Quỳnh Thi rồi, không nhắc lại nữa. Tuy nhiên vì có reply của bạn ( NTrD ) và của tonydo đối với ý-kiến đó của tôi, thì nhân đây tôi cũng cảm ơn 2 bạn. Đã rất lâu tôi không vào forum nào, phần vì già, yếu ( tôi chỉ kém Ý Yên vài ba tuổi – gần bát thập rồi ), phần bận nhiều việc khác. Chào 2 bạn !

  2. Láo Khóet says:

    Một tên với dòng họ Pakistan (Sulamaan Khan), một thằng một ngày chổng mông 5 lần cầu thần A-La biết đéo biết gì về Trung Công mà phán láo. Mà Tay NTD lược dịch có nghĩa là “chỉ dịch những gì mà y thích”.
    Đúng là lũ thừa cơm, tỷ phú thời gian chuyện gia đình không lo lại lo chuyện giời ơi!
    mẹ kiếp, Trung + đổ hay không chả ảnh hưởng đến người Việt cũng như thắng chổng mông Pakistan!

    Nếu Trung + không bị đảo chánh trong 5 năm tới, chúng mày có dám “bốc cứt ” bỏ vào mồm kkhông hở lũ NTD, Ngàn Ngàn Thối ????

    • Hùng says:

      Còn nếu trong năm năm tới, Trung Cộng bị lật thật sự thì chú mày trốn đâu?

    • Nói Thật says:

      lk Việt gian cho Đại Hán hả ? Sao biết ục ục tiếng Việt ?

    • Không ảnh hưởng? says:

      (Trung + đổ hay không chả ảnh hưởng đến người Việt cũng như thắng chổng mông Pakistan!)

      You đúng là tên láo khoét và. . .láo cá.

      Trước hết nhé, TC sụp là VC chết.
      Người Việt trong nước sẽ làm chủ đất nước thật sự.
      Người Việt hải ngoại sẽ về thăm quê hương và giúp đỡ thân xây tương lai tươi đẹp.

      Và đặc biệt người Việt Cộng trong nước cũng như ngoài nước chỉ ở trong nhà, không dám ra đường lo lắng tự hỏi không biết phải tị cái nạn theo VC ở đâu?

      Thấy cái chết của TC ảnh hưởng thế nào chưa?

  3. Nguyễn Trọng Dân says:

    Gởi Ý Yên

    Niềm nhớ trăm năm có ảo mờ?
    Có vơi khô cạn những ngây thơ?
    Hãy đem nuối tiếc gôm thành bão,
    Rồi đổ mưa dầm ngập suối mơ.
    Việt Nam Cộng Hòa luôn còn đó
    Cộng nô thoi thóp đếm từng giờ
    Thắng bại đường dài nay quá rõ
    Quốc dân chờ đợi phút phất cờ.
    NTrD

    • tonydo says:

      Thơ hay quá!
      Trên diễn đàn này không một Còm Sĩ nào có cách viết dí dỏm, hiểu biết, lịch sự, và luôn tôn trọng người phản biện mình như Ngài Dâm Tiên.
      Nhớ đàn anh nhiều!
      Xin Chúa dẫn đưa Linh Hồn nhà thơ Ý Yên về Nước Ngài.
      Cám ơn nhà thơ Trong Dân!

      (Hãy đem nuối tiếc gom thành bão
      Rồi đổ mưa dầm ngập suối mơ) (Trích Trọng Dân)
      Họa:
      Thù rơi trên những vần thơ
      Nhà tan, nước mất bơ vơ nhớ Người.

      • x2 says:

        Con người ở đời có nhiều chuyên ,rất rất nhiều chuyện đẻ “nuối tiếc”,nhưng thi sởi lại bào gom thành bão,là một trong mấy thảm họa của người đời thì sự nuối tiếc ‘ này chĩ có 2×50 thôi mới hết nuối tiếc,,mà đôi khi chết rồi vản nuối tiếc…Mà Bão thì có mưa sâm sập chớ làm gì có mưa dầm ,cái thứ mưa nhẹ hạt ,liên hồi ,có khi cả tuàn cả tháng không dứt,mưa như nước mắt người yêu (hay yêu NGƯỜI) mưa buồn thảm lâm ly của xứ Huế một thời mà N.Tuan nói là mưa dầm ở Huế buồn cháy ruột,,nên phải đi ,Nhưng khi tàu chuyển bến lại nhớ Huế da diết. Không phải nhớcô gái sông Hương núi Ngự mà nhớ cái mưa …dầm buồn chết đi được !
        Mua nhiều ngày thì có thể mưa dầm cung khó ngập suối ,Mà có ngập thì cũng mang theo rác rến …? Ôi có gì đâu mà gọi suối mơ …Suối mơ “bên rừng hoang vắng,giòng nước trôi lững lờ ngoài nắng….”(nếu mưa dú là mưa dầm cũng chẳng ai ra suối đẻ ngồi dưới mưa.mà mơ…cảm lạnh! (dầm mưa dể bị cảm năng ,qua thương hàn mà không có xuyên tâm liên thì có mà …chết. hỏi đòng chí tonydo là biết ngay).
        Còn tonydo thì dựa theo đó làm thơ nhớ Người (viết Hoa)
        Xướng họa này có thể đăng báo Nhân Dân kỹ niệm 19/5 được đó …
        “Nhầ tan ,nước mất ,BƠ VƠ nhớ NGƯỜI’
        ( x2)

      • Hùng says:

        Anh mày nhảy vào đất của ông Trọng Dân thân mời chú mày nghe một bài nhạc nhé. ” Hat Cho Viet Nam – Tu Yen” – Link: https://www.youtube.com/watch?v=eW7ogBl7TYs

        “Hai mươi năm xưa hờn câu nam-bắc phân ly
        Ba mươi năm sau lệ nộ không thấy mặc trời
        Tự do chi đây sao tù đày cho người Yêu Nước
        Độc lập chi đây hay lộc lừa bán đất Việt Nam! ”

        Thân Kính

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Cám ơn Đổ Huynh có lòng khen tặng và viết hai câu thơ rất đúng nghĩa.
        (Giá như người còn để bài thơ trên không có thì vẫn hay hơn….)

    • tonydo says:

      Gửi ngài x2″:
      Đàn anh x2 đưa ra một nhận xét hết sức sâu xa về hai câu thơ mà nhiều người cho là hay nhất trong bài của ngài Trọng Dân: (trích)

      (Hãy đem nuối tiếc gôm thành bão,
      Rồi đổ mưa dầm ngập suối mơ.)

      Ngài x2 phán như sau: (trích)
      (nếu mưa dù là mưa dầm cũng chẳng ai ra suối đẻ ngồi dưới mưa.mà mơ…cảm lạnh!) (hết trích)

      Em cũng đã nghĩ tại sao ông Trọng Dân không thay (Rồi đổ mưa dầm ngập suối mơ) thành (Rồi đổ mưa dầm ngập suối thơ)?

      Cuối cùng thưa đàn anh x2, phải nhớ tới cá tính của nhà thơ Ý Yên mới hiểu được tại sao ông Trọng Dân viết (suối mơ) thay vì (suối thơ).

      Bỏ quê hương, ngài Dâm Tiên lực bất tòng tâm, sức già có hạn, lại bị chụp mũ, đánh phá lung tung, liên tục…..Cũng như nhiều người Việt có lòng khác, Ý Yên chỉ còn có thể “Mơ” mà thôi.
      Cái yêng hùng của người Ý Yên, Nam Định không còn nữa trước cửa Grand Century Mall, San Jose với ly Cafe trên tay, run rẩy.

      Trần Mạnh Hùng viết về xứ Ý Yên: (trích đoạn)

      (Ngày xưa trên bến Ý Yến.
      Bẻ đôi thanh kiếm lời nguyền trên sông.
      Ra đi tráng sỹ kiêu hùng.
      Thuyền ai neo đợi bên dòng Ý Yên. )

      Vì nơi chôn rau cắt rốn của ngài Dâm Tiên, em nghĩ để “suối mơ” vẫn hay hơn, đàn anh x2 ạ.
      Cám ơn hai bác!

      • Linh says:

        Thưa đàn anh TonyDo, thơ của t/g có vẻ bình dân nhưng nhiều lần làm tôi rất tâm đắc. Lần trước, không nhớ rõ nguyên bài nhưng cũng có hai câu mà nick ntncs có khen mà đến giờ tôi vẫn chưa quên là:

        “Cố vớt sông khuya tìm giọt nắng
        Gượng tát đầm sâu kiếm nghĩa Vàng,”

        Bây giờ già quá rồi, chỉ còn lại mấy câu thơ ôm trong lòng vỗ về dĩ vãng mà thôi… Cám ơn quí đàn anh.

      • tonydo says:

        Kính Cụ Linh!
        Cụ làm em chảy nước mắt.

        (Cố vớt sông khuya tìm giọt nắng).
        Không có vẻ thực tế. Thế nhưng đó là thơ ông Trọng Dân. Trọng Dân nhớ, thương, tiếc nuối cái thể chế nhiều chất người hơn hẳn chính quyền hiện hữu. Ông ta không căm thù, ông ta chỉ không quên một cái gì trân qúi hằng ấp ủ trong lòng. Và ông tìm, ông cố.

        (Gượng tát đầm sâu kiếm nghĩa vàng)
        Trọng Dân là vậy!
        Ông ta đuối, phải gượng để tát, mặc dù đầm sâu cố tìm…. lấy cái nghĩa, cái tình. Ông Trọng Dân không hò hét, không hô hào, không “lập lờ đánh lận con đen”. Thơ ông từ trong tim, nó không bay bướm, không lai láng tình yêu, nhưng nó thấm trong tâm hồn sâu thẳm của những con người có tâm hồn trong sạch.

        Cám ơn quan bác và cũng xin chúc sức khỏe ngài!

  4. Minh says:

    Trích câu cuối cùng “Và những kẻ có binh quyền khi hoài nghi, sợ hãi thường tạo phản bất ngờ làm choáng váng nhân thế.” —-Hoàn toàn đúng!

    Cảm ơn cả tác giả lẫn người dịch cho một bài viết quá lý thú & sâu sắc. Lựa bài này dịch ra là hay lắm anh Trọng Dân à. Trọng Lú ôm Tập thì cũng chẳng khác nào đang ôm cái phao rách xì hơi. Trước hay sau gì, Công nô ở Ba Đình cũng tiêu mà thôi

  5. XÃ HỘI BÌNH THƯỜNG VÀ XÃ HỘI BẤT THƯỜNG

    Xã hội bình thường là xã hội dựa trên tính khách quan chung của nó và dựa trên tính khách quan của từng cá nhân con người cấu tạo ra nó. Tính khách quan luôn là tính thường xuyên và xã hội bình thường luôn là xã hội cân bằng và bền vững là ý nghĩa như thế. Xã hội tự do dân chủ đúng nghĩa là xã hội khách quan và bình thường vì đi đúng nguyên lý sự vận hành thực tế của nó.

    Xã hội không bình thường hay xã hội bất thường là xã hội trong thời kỳ chuyển tiếp nào đó, từ cái bình thường qua cái khác thường để cuối cùng cũng trở lại chính cái bình thường nền tảng như đã nói. Đó là các loại xã hội trong thời kỳ chiến tranh, thời kỳ tao loạn, thời kỳ cách mạng nào đó. Thường những thời kỳ đó đều là những thời kỳ đặc biệt, khác thường, và khuynh hướng quay trở lại bình thường là khuynh hướng tự nhiên vốn dĩ.

    Những xã hội bất thường hay không bình thường, thường là xã hội tập trung vào một hay vài cá nhân độc đoán nào đó, hay tập trung trong tay một đảng chính trị độc tài nào đó. Đó là trường hợp đã xảy ra dưới các xã hội quân chủ chuyên chế, xảy ra dưới thời Napoléon đệ nhất ở Pháp, đưới thời quốc xã Hitler, thời phát xít Moussolini, thời đảng cộng sản độc tài Stalin, thời Mao Trạch Đông v.v…

    Lý do xã hội con người nếu để phát triển khách quan tự nhiên, nó sẽ phát triển theo cách bình thường, giống như mọi dòng chảy khách quan, hay như rừng cây trong tự nhiên, là điều theo quy luật lịch sử phát triển mà ai cũng rõ. Nên trong những xã hội phát triển không bình thường hay bất thường, cũng chẳng khác gì dòng chảy bị chặn lại, bị ép dòng theo kiểu chủ quan, tất nhiên nó vẫn phải tuân theo trong ngắn hạn cho đến khi nào cái khách quan tự nhiên chiến thắng và cái bất thường nhất thời nào đó bị phá vở hay bị đánh bại. Nên nguyên tắc tự do dân chủ trong thế giới xã hội loài người luôn là ý nghĩa khách quan, còn mọi nguyên tắc độc tài độc đoán nào đó nhất thời luôn chỉ là dạng chủ quan như đã thấy.

    Học thuyết Mác đã nhầm lẫn giữa xã hội bình thường và xã hội bất thường là như thế. Mác cho rằng phải chuyên chính vô sản để tiến tới xã hội vô sản, thật ra đây chỉ là quan điểm bất thường để tạo nên một xã hội bất thường. Mao Trạch Đông cho chính trị là nền nóng súng, cũng không ngoài tính hệ lụy của việc áp dụng nguyên tắc xã hội bất bình thường như thế. Đó là lý do tại sao mọi chế độ độc tài trong lịch sử loài người chỉ thành công nhất thời và thất bại trong kết cục, đó là vì nguyên lý bình thường luôn loại bỏ mọi đột biến bất thường trong vận động khách quan là điều không bao giờ tránh được.

    Mọi cá nhân con người luôn luôn có bản năng hướng kỷ hay băn năng ích kỷ. Nhưng xã hội là tập thể mọi cá nhân. Bởi vậy xã hội luôn cần luật pháp khách quan để tồn tại và phát triển cho chính nó, vượt lên trên mọi cá nhân đặc thù, nhất thời nào đó. Nguyên tắc luật pháp tự do dân chủ do vậy luôn luôn luôn cần thiết và ph%X߄A

    • Minh says:

      Lời bình rất hay.

    • Nguyên tắc luật pháp tự do dân chủ do vậy luôn luôn luôn cần thiết và phải có cho mọi xã hội bình thường. Trái lại luật pháp độc tài nào đó, dù của cá nhân, nhóm cá nhân hay của một chính đảng chẳng hạn, vẫn luôn chỉ là luật pháp bất thường của những giai đoạn xã hội bất thường.

      Học thuyết Mác lấy cái bất thường để thay vào cái bình thường, lại tưởng rằng cái bất thường đó là cái vĩnh cửu, cái bình thường mà xã hội loại người phải nhất thiết hướng đến. Nhưng đó chỉ là quan điểm chủ quan riêng biệt của Mác, tức của cái bất thường. Bởi vậy mọi cái bình thường cuối cùng luôn luôn vẫn thắng trên toàn thế giới tức trong lịch sử xã hội loài người. Và mọi sự thất bại của học thuyết Mác trong thực tế cuối cùng vẫn không ra ngoài mọi điều như thế.

      ĐẠI NGÀN
      (04/4/16)

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Đem cái triết Mác mà đi so với triết Ngàn, thì Mác quả là một học trò hư đốn của Ngàn. Ki’nh.

      • TRIỆT NGÀN says:

        Vậy HCM, Lê Duẩn, Ng Phú Trọng,… chỉ là cháu chéc của triết NGÀN.

Leave a Reply to tonydo