WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Viện trợ khẩn cấp tháng 4-1975 chỉ là vở hài kịch

Một cảnh trong chiến tranh VN. Ảnh www.emaze.com

Một cảnh trong chiến tranh VN. Ảnh www.emaze.com

Những năm cuối cùng của cuộc chiến

Chi phí quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam hồi 1965, 1966, 1967, 1968, 1969 khi quân đội đồng minh còn tham chiến như sau (1)

Năm 1965 : 646,1 triệu MK
Năm 1966 : 5,8 tỷ MK
Năm 1967 : 20,1 tỷ MK
Năm 1968 : 26,5 tỷ MK.
Năm 1969 : 28,8 tỷ MK”

Những năm 1970, 1971, 1972 họ rút quân dần dần nhưng vẫn còn yểm trợ mạnh mẽ cho VNCH, không thấy tài liệu nói tới quân viện cho miền nam. Sau Hiệp định Paris 27-1-1973, quân đội Mỹ và các nước đồng minh Đại Hàn, Úc, Tân Tây Lan.. đã rút hết VNCH tự bảo vệ bằng quân viện của Hoa Kỳ. Cả hai miền Nam, Bắc không tự sản xuất được vũ khí đạn dược và đều xin viện trợ quân sự của các siêu cường đồng minh.

Khi ký Hiệp định Paris, Tổng thống Nixon đã đưa ra Quốc hội xin viện trợ cho miền Nam VN 2 tỷ viện trợ quân sự nhưng đồng thời cũng dự trù sẽ yểm trợ bằng không lực để cân bằng lực lượng (2). Rút kinh nghiệm cuộc tổng tấn công 1972 của BV, vì hỏa lực và lực lượng địch áp đảo nên VNCH vẫn cần yểm trợ của B-52. Sở dĩ như vậy vì viện trợ quân sự của CS Quốc tế cho BV rất mạnh mà người Mỹ ít ngờ tới, tác giả George Donelson Moss nói (3).

“Một lý do chính khiến Quân đội VNCH suy yếu năm 1974 là việc Quốc hội cắt giảm quân viện cho miền nam VN. Vì đạo quân to lớn của VNCH đã được huấn luyện để tác chiến theo lối Mỹ, nó dựa trên lưu động tính và hỏa lực ồ ạt, rất tốn kém về bảo trì cũng như chiến đấu. Nó cần một ngân sách từ 3 tỷ cho tới 3 tỷ rưỡi (Mỹ Kim) để duy trì. Nhưng Mỹ chỉ cấp cho 2 tỷ 3 tài khóa 1973 và 1 tỳ 1 cho năm 1974. Cắt giảm viện trợ xương tủy gây trở ngại cho Quân đội VNCH. Trực thăng và không quân phải cắt giảm hoạt dộng vì thiếu nhiên liệu và thiếu phụ tùng thay thế. Đạn pháo binh cũng như súng nhỏ thiếu hụt. Không đủ khả năng chiến đấu theo lối mà chúng ta đã huấn luyện họ vì thiếu đạn dược trang bị, tinh thần quân đội VNCH sụp đổ”

Những sự thật về hậu quả của cắt giảm quân viện cũng đã được ông Cao Văn Viên kể rõ trong cuốn The Final Collapse viết năm 1983 mà Nguyễn Kỳ Phong dịch thành Những Ngày Cuối Của VNCH xuất bản năm 2003, từ trang 82-94.
Như thế nếu VNCH nhận viện trợ quân sự 2 tỷ sẽ cần phải có yểm trợ của B-52, hoặc nếu được cấp đủ 3 tỷ rưỡi viện trợ có thể tự vệ được không cần yểm trợ không quân Mỹ, nhưng trên thực tế không bao giờ được như vậy.

Các nhà sử gia, chính khách Mỹ không để ý tới quân viện của CS quốc tế cho Hà Nội, họ cũng không biết gì mấy. Họ chủ quan khinh địch cho rằng quân viện lớn lao của Mỹ dư sức đè bẹp đối phương, sự giúp đỡ của CS quốc tế cho BV không đáng kể. Nhưng sau này thực tế cho thấy cuộc hành quân Lam Sơn sang Lào năm 1971 và Trận tổng tấn công Mùa hè đỏ lửa năm 1972 hỏa lực địch rất mạnh, quân viện của phía CS không đến nỗi tệ như người Mỹ tưởng (4)

Tháng 11-1972 trước khi ký Hiệp định Paris vài tháng, TT Nixon vội vã cung cấp ồ ạt cho VNCH nhiều vũ khí tổng cộng trị giá cả tỷ đô la qua hai chiến dịch với bí danh Enhance (Gia tăng) và Enhance Plus (Gia tăng cộng). Tổng cộng gồm ba tiểu đoàn pháo binh 175 ly, hai tiểu đoàn thiết giáp M-48, gần 600 máy bay trong đó hơn 200 phản lực chiến đấu và oanh tạc cơ, hơn 300 trực thăng, máy bay vận tải, thám thính (5).

Đợt viện trợ này đã nâng tổng số máy bay VNCH lên 2,075 chiếc, không quân VNCH đứng thứ 4 trên thế giới về số lượng, về chiến xa tổng cộng khoảng 2,200 chiếc (6), nhưng tháng 4-1975 nằm ụ nhiều vì không có cơ phận thay thế, không còn săng.

Đầu năm 1973 cho tới tháng 4-1975

Ký Hiệp định xong ngày 27-1-1973, CSBV vi phạm ngay sau đó, TT Nixon nói Hà Nội định nghĩa ngừng bắn là chúng ta ngừng và họ bắn (7). BV tiếp tục xâm nhập, chở người vũ khí váo Nam tháng 4-1973 bằng 18,000 xe vận tải, Nixon không dám oanh tạc tháng 2, tháng 3 vì còn chờ cho tù binh được trao trả ngày 27-3-1973 (8), đầu tháng 4-1973 ông bị Quốc hội chống đối nên không thực hiện được.

Nixon oanh tạc Khmer đỏ để cứu Lon Nol nhưng cuối tháng 6-1973 Quốc hội Dân Chủ (9) ngăn cản, họ từ chối cấp ngân khoản cho Nixon và bắt đầu soạn tu chính án cắt hết mọi ngân khoản dành cho các hoạt động quân sự của Mỹ (Hành pháp) tại Miên, Lào, Bắc Việt, Nam Việt. Nixon miễn cưỡng phải ký thành luật ngày 30-6, có hiệu lực bắt đầu 15-8-1973. Từ đó không còn ngân khoản nào cho chính phủ Mỹ dùng cho các hoạt động quân sự tại Đông Dương, họ lý luận Nixon phải tìm hòa bình bằng đàm phán chứ không thể bằng quân sự.

Khi Quốc hội ra luật này tức là họ đã quyết định bỏ Đông Dương vì VNCH với 2 tỷ quân viện không đủ tự vệ mà phải dựa vào yểm trợ của không lực Mỹ như đã nói trên, nay yểm trợ của Mỹ không còn. Nixon nói ông không còn quyền hành để bảo đảm thi hành Hiệp định Paris (to enforce the peace agreement) khi Hà Nội thoải mái thôn tình miền nam (10) Nixon không còn quyền hạn để gìn giữ hoà bình tại VN.

Sau đó Quốc hội Dân chủ cắt giảm viện trợ quân sự xương tủy VNCH mỗi năm khoảng 50%: Từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975 (11). Họ lý luận nếu còn viện trợ quân sự cho VNCH, ông Thiệu sẽ tiếp tục gây chiến tranh. Quyết định này khiến cho miền Nam suy yếu rõ rệt, TT Nixon nói 35% xe tăng, 50% thiết giáp, máy bay thiếu cơ phận thay thế phải nằm ụ. Vì bị cúp nhiên liệu, khả năng lưu động vận chuyển của quân đội không còn. Hỏa lực giảm từ 60 tới 70% , tháng 3 -1975 đạn chỉ còn đủ xử dụng trong một tháng, tháng 4 chỉ còn đủ cho xài khoảng hai tuần (12) .

Trong khi ấy CSBV được quân viện đều đặn của Nga, Trung Cộng

Giai đoạn 1969-1972: Tổng số 1,000,796 tấn gồm 316,130 tấn hàng hậu cần, 684,666 tấn hàng vũ khí, trang bị kỹ thuật.

Giai đoạn 1973-1975: Tổng số 724,512 tấn gồm 75,267 tấn hàng hậu cần , 649,246 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật
Hai giai đoạn trên viện trợ vũ khí tương đương nhau (13)

Ngày 8-8-1974 TT Nixon từ chức vì vụ Watergate, Gerald Ford lên thay. Cộng Hòa mất uy tín, cuộc bầu cử bán phần Quốc hội tháng 11-1974 khiến Dân Chủ thêm 49 ghê Hạ viện thành 291 tức 66.9%, Thượng viện thêm 4 ghế thành 60%, họ nắm vững Quốc hội, đa số chống chiến tranh VN.

Ngoài ra theo lời Kissinger, tháng `12-1974 Tham mưu trưởng Xô viết Kulikov sang Hà Nội và khuyên khích BV tấn công miền nam VN, Sô viết tăng viện trợ cho BV gấp 4 lần so với những tháng trước (14). Lực lượng hai miền đứng trước tình trạng trái ngược, một bên bị cắt giảm viện trợ, một bên được tăng viện gấp bội lần, thắng thua đã rõ ràng.
Cuối 1974, CSBV tấn công thăm dò Phước Long và chiếm thị xã ngày 7-1-1975. Trận đánh cho thầy VNCH đã suy yếu nhiều vì kiệt quệ tiếp liệu. Tháng 9-1974 TT Thiệu cử ông Vương Văn Bắc, Bộ trưởng ngoại giao đi Mỹ xin viện trợ bổ túc 300 triệu quân viện. Đầu tháng 1-1975 TT Ford đưa ra Quốc hội xin ngân khoản này. Đầu tháng 3-1975 Quốc hội cử một phái đoàn sang VNCH để thẩm định tình hình. Phái đoàn về Mỹ, CSBV tấn công chiếm Ban Mê Thuột ngày 13-3-1975, khi ấy Quốc hội Dân Chủ phản chiến Mỹ bỏ phiếu chống bất cứ viện trợ nào cho VNCH.

Tình hình quân sự miền Nam tồi tệ, mấy ngày sau trận Ban Mê Thuột, TT Thiệu cho triệt thoái Quân đoàn II tại Pleiku ngày 16-3 đưa tới thảm bại. Tình hình tại Quân khu I còn bi thảm hơn, áp lực địch rất mạnh trong khi quân đội VNCH thiếu thốn vể hỏa lực, tiếp liệu, thiếu yểm trợ không lực.. phải rút dần từ Huế về Đà Nẵng.

Quân khu I và II lọt vào tay CSBV nhanh chóng cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 1975 một phần do sự sai lầm của TT Thiệu trong kế hoạch tái phối trí lực lượng, phần lớn do thiếu thốn vì quân viện bị cắt giảm. BV bắt đầu chuyển quân đại qui mô vội vã về phía nam để dứt điểm Sài gòn, tổng cộng khoảng 20 sư đoàn (5 quân đoàn và hơn 10 trung đoàn độc lập).

Đầu tháng 4-1975 Cộng quân đang tiến về Sài gòn, Nam Vang gần sụp đổ. Khi ấy ông TT Ford rời Tòa Bạch ốc đi nghỉ mát đánh golf tại Palm Springs, California. Tại Mỹ đài truyền hình buổi tối chỉ trích Tổng thống Ford đánh golf thoải mái khi Đông Dương đang dẫy chết.

Kissinger và TT Ford đã cử Tướng Tham mưu trưởng Weyand, tới Sài Gòn để thẩm định tình hình quân sự từ 28-3-1975, ông trở lại Hoa Kỳ ngày 4-4-1975. Về đến Mỹ ông đi máy bay thẳng tới Palm Springs để báo cáo TT Ford đang đánh golf tại đây. Weyand đề nghị cho tái oanh tạc B-52 và xin một khoản viện trợ khẩn cấp722 triệu cho quân đội VNCH. (gồm trên 440 xe tăng, 740 đại bác, 100 ngàn súng cá nhân, 120 ngàn tấn đạn dược).

Bản báo cáo của ông Tướng muốn nói

“Uy tín lâu dài của Hoa Kỳ trên thế giới phụ thuộc vào nỗ lực thiện chí của ta cố gắng làm hơn là thành công hay thất bại trong lúc này, nếu ta không nỗ lực uy tín của ta như một đồng minh sẽ bị tiêu tan có lẽ sẽ qua hết đời này sang đời khác”.(15)

Theo tác giả Walter Isaacson, Weyand khuyên kéo dài sự kết thúc cuộc chiến tranh (cũng chính là cái lý luận của Kissinger) để giữ uy tín cho Hoa Kỳ khắp nơi.

Về điểm này Tướng Weyand cũng đã nhấn mạnh:

“Uy tín của Hoa Kỳ với tư cách một đồng minh đang có nguy cơ bị mất tại Việt Nam. Để giữ uy tín ấy chúng ta phải cô gắng tối đa trợ giúp miền nam VN” (16)

Kissinger phản đối đề nghị xin tái oanh tạc B-52 vì sợ sẽ có biểu tình,các cố vấn TT đều chống đối đề nghị này. Bộ trưởng quốc phòng Schlesinger cũng chống đối cho rằng tình thế của Quân đội VNCH nay không còn hy vọng gì.
Kissinger vốn bi quan đồng ý tình hình không thể cứu vãn nổi nhưng dù vậy ông cho rằng đề nghị xin Quốc hội khoản viện trợ 722 triệu là cách duy nhất để cứu vãn danh dự cho Hoa Kỳ. TT Ford đồng ý mặc dù không nhiệt tâm lắm.
Tại phòng họp, Kissinger lý luận quyết định viện trợ sẽ vang tiếng khắp thế giới, cái dấu hiệu gì nó sẽ gửi cho bạn và thù khắp nơi, ảnh hưởng của nó với uy tín của Hoa Kỳ sẽ như thế nào hơn là hiệu quả quân sự của nó ở vùng bao quanh Sài Gòn. Ông Tiến sĩ nói.

“Chúng ta đang đối diện với tấn thảm kịch vĩ đại, trong đó có cái gì liên quan tới uy tín, tới danh dự của Hoa Kỳ, tới cái mà các dân tộc khác trên thế giới sẽ nhìn chúng ta như thế nào” (17)

Kissinger làm việc tới khuya soạn một bài diễn văn đề cập tới uy tín của Mỹ
“ Hoa Kỳ không muốn viện trợ đầy đủ cho đồng minh của chúng ta để họ chiến đấu sẽ ảnh hưởng uy tín của chúng ta như một đồng minh. Và chính uy tín này là cơ bản cho an ninh của ta vậy”

Ngày 10-4-1975 Ford ra Quốc hội đề nghị cấp khoản viện trợ 722 triệu

Mặc dù đã nói nhẹ nhàng nhưng không ai vỗ tay cả. Khi Tổng thống ngỏ lời xin viện trợ thì có hai dân biểu Dân chủ Moffet và Miller bỏ ra khỏi phòng họp.

Ngày 18-4-1975, bản tin VOA cho biết quân viện khẩn cấp 722 triệu bị Quốc hội bác, họ cho rằng nếu viện trợ cho miền Nam số ngân khoản này cũng chỉ kéo dài chiến tranh gây thêm tang tóc. Cùng ngày 18-4-1975 Tướng Toàn cho lệnh Sư đoàn 18 rút bỏ Long Khánh về lập tuyến phòng thủ Sài Gòn. Ngày 21-4-1975 TT Thiệu từ chức, Phó TT Trần Văn Hương lên thay, ngày 28-4-1975 Đại Tướng Dương Văn Minh đươc cử lên làm Tổng thống thay thế ông Trần Văn Hương để rồi ngày 30-4-1975 miền Nam hoàn toàn mất vào tay CS.

Kết Luận

Sau khi Quốc hội Dân chủ ra luật cắt mọi ngân khoản quân sự của Hành pháp tại Đông Dương tháng 8-1973 coi như họ đã bỏ Đông Dương vì VNCH không còn được B-52 yểm trợ. Không những thế họ tiếp tục cắt viện trợ mỗi năm 50% khiến cho Quân đội VNCH lâm vào tình trạng kiệt quệ khi CSBV mở cuộc tấn công đại qui mô vào tháng 3-1975 với hỏa lực và quân số áp đảo.

Miền nam đang hấp hối giữa tháng 4-1975, quân đội VNCH đã mất một nửa lực lượng gồm 5 sư đoàn cơ hữu của Quân đoàn I và II (SĐ 1,2,3, 22, 23 BB), hai sư đoàn Tổng trừ bị và hơn 10 liên đoàn Biệt động quân đã bị thiệt hại nặng. Tầu bay, tầu bò, xe tăng thiết giáp thiếu cơ phận thay thế nằm ụ hơn phân nửa, máy bay hết săng, pháo binh hết đạn …

Trong khi ấy Tổng thống Ford không có thực quyền chẳng còn tha thiết tới Đông Dương bỏ đi Cali đánh golf, Tướng Tham mưu trưởng Weyand và Tiến sĩ Kissinger bàn kế hoạch xin viện trợ 722 triệu cứu nguy VNCH mà sự thực không phải để cứu miền nam nhưng chua chát thay để cứu uy tín cho nước Mỹ.

Quốc hội Dân Chủ thẳng thừng bác bỏ, họ chẳng cần giữ uy tín như Kissinger nói vì cho rằng mình có uy tín đâu mà giữ?

Trong phim Last Days In Vietnam (2014) của Rory Kennedy có cảnh một bà dân biểu nói sở dĩ người Mỹ không tiếp tục giúp VNCH vì họ đã đưa đại binh vào, đã đổ vào hết tỷ này đến tỷ khác mà không đi tới đâu. Như thế là Mỹ chịu thua CS Nga, Trung Cộng, VN, hoặc Mỹ không đủ tiền chi phí chiến tranh VN bằng Nga, Trung Cộng?

Vở hài kịch vô nghĩa mà Weyand và Kissinger dựng lên khi Đông Dương đang dẫy chết chẳng giúp cứu vãn được gì hơn là làm cho nạn nhân của họ càng thêm tủi nhục.

© Trọng Đạt

© Đàn ChimViệt

————————————————————-

Cước chú:

(1) Ðoàn Thêm, “1969 Việc Từng Ngày” trang 338
(2) Richard Nixon, No More Vienams trang 189
(3) George Donelson Moss, Vietnam, An American Ordeal trang 388
(4) BBC.Vietnamese.com ngày 10-5-2006: Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh.
Đăng Phong, Năm Đường Mòn Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Trí thức Hà nội 2008, trang 120, 121
Quân viện của Nga sô, Trung cộng và các nước Đông Âu cho Hà Nội từ đầu chí cuối cuộc chiến gồm: Tổng cộng 2 triệu 362 ngàn tấn hàng hậu cần và vũ khí
Về chi tiết: 3 triệu 600 ngàn khẩu súng bộ binh; 65,626 súng chống xe tăng; 27,960 khẩu súng cối; 2, 430 khẩu pháo hỏa tiễn; 2,165 khẩu đại bác; 3,229 khẩu cao xạ; 19,836 hỏa tiễn phòng không; 2,209 xe tăng, thiết giáp; 458 máy bay chiến đấu; 82 tầu hải quân; 148 tầu vận tải….
Đầu thập niên 70, người Mỹ đã nhìn nhận phòng không BV mạnh nhất thế giới hồi đó.
(5) Richard Nixon, No More Vienams trang 170-171
(6) Nguyễn đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 869, 877
(7) “Hanoi’s definition of a cease-fire was that we cease and they fire”, No More Vietnams trang 171
(8) Sách kể trên trang 177-178
(9) Dân chủ năm Hạ viện 56%, Thượng viện 57% (Wikipedia)
(10) No More Vietnams trang 180.
(11) Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471
(12) Nixon, No more Vietnams trang 187, Cao Văn Viên Những Ngày Cuối VNCH trang 82, 83, 91, 92, Phillip B. Davidson Vietnam At War , The History 1946-1975 trang 748
(13)Theo bản tin của BBC.com ngày 10-5-2006 một buổi hội thảo qui mô tổng kết cuộc chiến tranh Việt Nam đã được tổ chức tại Sài Gòn trong hai ngày 14 và 15 tháng 4 năm 2006, tác giả Trần Tiến Hoạt và Lê Quang Lạng thuộc Viện Lịch Sử Quân Sự Cộng Sản Việt Nam có bài tham luận về nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa dành cho miền Bắc trong cuộc chiến.
(14) Years of renewal 481
(15) Walter Isaacson, Kissinger a Biography trang 640,641
(16) Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam trang 266.
(17) Kissinger a Biography trang 641,642.

 

 

130 Phản hồi cho “Viện trợ khẩn cấp tháng 4-1975 chỉ là vở hài kịch”

  1. Hùng says:

    Vấn đề là có chính nghĩa hay ko, phi nghĩa thì có viện trợ bao nhiêu, quân hùng tướng mạnh tiếp viện thế nào trước sau cũng thua, thảm hại cho những kẻ chối tội!

    • Quang Phan says:

      Chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa sáng ngời :

      ***Trong cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên Nguyễn Hùng của đài BBC ngày 15-1-2008, nhà báo Bùi Tín đã trả lời một số câu hỏi:

      Hỏi: – Tết Mậu Thân, ý định chiến lược của cuộc tiến công là gì ?

      Trả lời: – Các cuộc tiến công đồng loạt, bất ngờ vào các thành phố, thị trấn, căn cứ, sở chỉ huy Mỹ và VN Cộng hòa nhằm tiêu diệt sinh lực đối phương, với mục đích cuối cùng là sự nổi dậy rộng khắp của dân chúng, là cuộc Tổng khởi nghĩa toàn miền Nam kết thúc cuộc chiến.

      Hỏi: – Mục đích ấy có đạt không thưa ông ?

      Trả lời:- Rõ ràng là không. Hoàn toàn không có nổi dậy, không có khởi nghĩa. Đó chỉ là ảo tưởng chủ quan .

      *** Gần 200000 cán binh Cộng sản buông súng về với chính nghĩa sáng ngời của Việt Nam Cộng Hòa :

      Chương trình Chiêu hồi phát động dưới thời Đệ nhất Cộng hòa vào đầu năm 1963. Bản tuyên cáo của Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 17 tháng 4 năm 1963 mở đầu chiến dịch Chiêu hồi bằng cách kêu gọi quân đội đối phương trở về với “chính nghĩa quốc gia”.

      Theo tài liệu của Bộ Chiêu Hồi thì trong thời gian từ năm 1963 đến 1975 chương trình này đã thâu nhận khoảng 200000 người hồi chánh. Điều này cũng có nghĩa là loại được bấy nhiêu quân đối phương ra khỏi chiến trường.

      Trong những người hồi chánh được biết đến nhiều là nhà văn Xuân Vũ, Thượng tá Tám Hà, Trung tá Phan văn Xưởng, Trung tá Huỳnh Cự; ca sĩ Bùi Thiện và Đoàn Chính, con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn :

      1. Thượng tá Tám Hà Trần Văn Đắc;, chính ủy Sư Đoàn 5 Cộng Sản ra hồi chánh tại Bình Dương năm 1970.
      2. Trung tá Huỳnh Cự
      3. Trung tá Phan văn Xưởng và Trung Đoàn Cửu Long hôì chánh tập thể
      4. Trung tá Lê Xuân Chuyên
      5. Bác sĩ Đặng Tân, trưởng ty y tế Pleiku
      6. Nhà văn Xuân Vũ Bùi Quang Triết
      7. Nhạc sĩ Phan Thế
      8. Diễn viên Cao Huynh
      9. Mai Văn Sổ (em song sinh của Mai Văn Bộ)
      10. Bùi công Tương; uỷ viên tuyên huấn tỉnh Bến Tre

      • Huy says:

        Chỉ có 1 cán bộ cao cấp, còn lại là 9 cán bộ trung cấp của VC trở cờ theo VNCH thì nhằm nhò gì. Có hàng ngàn tướng tá và cán bộ cao cao cấp của VNCH chạy theo VC. Đại tướng Dương Văn Minh, trung tướng Nguyễn Hữu Có, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, hàng loạt tướng tá khác, hàng loạt quan chức cấp cao, nghị sỹ thượng viện, hạ viện VNCH, hàng loạt trí thức nổi tiếng và hàng loạt văn nghệ sỹ của VNCH lại là người của VC hoặc thân VC. Theo thống kê của VC thì trong 21 năm chiến tranh, có hơn 12 ngàn cán bộ cao cấp và trung cấp các loại như: tướng tá (không kể cấp úy), cán bộ dân sự cao cấp và trung cấp, nhân sỹ trí thức, văn nghệ sỹ nổi tiếng, các vị lãnh đạo cao cấp của các tôn giáo của VNCH lên rừng theo VC, hoặc vẫn ở lại thành phố, thị xã để hoạt động nhưng là người của VC.
        Ngay như ban lãnh đạo cao cấp của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đều là các trí thức nổi tiếng của VNCH như Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Bình và hàng loạt các nhân sỹ trí thức, lãnh đạo cao cấp các tôn giáo của VNCH bỏ Sài Gòn và các đô thị miền Nam để lên rừng theo VC.

      • Quang Phan says:

        Bè lũ Cộng sản Hà nội đánh nhỏ thua nhỏ, đánh lớn thua lớn, đánh lén Mậu Thân thua nốt . Phải đợi đến năm 75, miền Nam mất nguồn viện trợ súng đạn, bọn chúng mới chiếm được miền Nam. Và dĩ nhiên quân và dân miền Nam phải đầu hàng, chẳng có chuyện gì lạ.

        Bây giờ còn bày đặt chuyện láo lường rằng trước năm 75, một số tướng lãnh miền Nam và 12000 cán bộ cao cấp và trung cấp bỏ chạy theo bọn lính đánh thuê cho bọn đế quốc Trung- Xô, thực là thô bỉ, nói láo không biết sượng mặt .

    • says:

      Đến giờ này còn nói chính nghĩa? Chẳng biết chính trị chính em hay củ cà rốt là gì?
      Tổng thống Ngô đình Diệm không đồng ý cho Mỹ vào miền Nam Việt nam, đây là chính nghĩa hay bất nghĩa với đồng mình Mỹ? Hàng tướng lãnh theo thực dân Pháp, từ lính khố xanh lên đến tướng. Bị Mỹ mua chuộc, và lợi dụng Phật giáo để giết Ngô đình Diệm. Sau cuộc đảo chánh 1/11/1963, guồng máy lãnh đạo của miền Nam rơi vào xáo động không người lãnh đạo. Chịu áp lực của Phật giáo vì biểu tình đòi yêu sách cho đạo pháp. Tại sao đảng CSVN không thừa cơ tấn chiếm miền Nam lúc ấy? Đợi cho đến lúc nhận viện trợ của Liên sô và Tàu xâm lăng miền Nam để phải đổ máu cả hai miền bằng bom đạn của Mỹ,Nga và Tàu cộng. Phải chăng, Hồ chí Minh và các đồng chí tiên khởi của HCM đã rước về nước một chủ thuyết thảm họa và tồi tệ nhất nhân loại ngày nay là chính nghĩa hay bất chính, bất nghĩa với tổ tiên, dân tộc? Cái chính nghĩa dối trá của đảng CSVN nay đã hiện nguyên hình sau 1975. Đội lốt dưới cái gọi là đảng CS, tước đoạt tất cả quyền làm chủ, tư hữu cá nhân bằng những cuộc đấu tố Cải cách ruộng đất, Cải tạo, đánh tư sản đi kinh tế mới, hộ khẩu để kiểm soát toàn dân cái gọi là chế độ bao cấp. Tồi tệ đến nỗi dân ăn không đủ ăn. mặc không đủ mặc. Ngay cả cán bộ đảng viên mỗi người chẳng mua nỗi chiếc xe đạp để đi làm. Đảng CSVN là chính nghĩa hay bất nhân bất nghĩa đối với dân tộc?
      Để trả lời đảng CSVN là chính nghĩa không? Chính nghĩa ấy đến nỗi khi giải phóng miền Nam sau 1975, “cột điện biết đi, nó cũng bỏ nước ra đi”. Dẫu có kiểm soát ngăn cản làn sóng tị nạn dưới một chế độ khát máu, người Việt tị nạn vẫn ra đi bất chấp sự chết vượt qua biển cả, rừng núi để đến bờ tự do hơn 2 triệu người. (Đó là chưa kể bao nhiêu nhân mạng đã bỏ mình trên đường kiếm tự do). Ngược lại, có con ma nào dám vượt biên đến bến bờ Cộng sản Trung quốc, Việt nam, Bắc hàn hay Cu ba không nhỉ?

    • noileo says:

      Hai Bà Trưng có chính nghiã không? Có, nhưng Hai Bà Trưng cũng phải thua Mã Viện vì Hai Bà Trưng không có đầy đủ vũ khí & trang bị như Mã Viện.

      VNCH có đầy đủ chính nghiã, chính nghiã tự vệ, chính nghiã bảo vệ dân chủ tự do, chính nghiã chống độc tài cộng sản, chính nghiã chống VC Hồ chí Minh phàn quốc bán nước rước giặc Tàu vào miền băc VN, dâng miền bắc VN cho giặc Tàu mở ra một thời kỳ bắc thuộc mới,

      chính nghĩa chống TRung cộng xâm lăng VN, thông qua tay sai VNDCCH phản quốc bán nước, lính đánh thuê cuả Nga & Tàu, Trung cộng xâm lăng VN, bành trướng chủ nghiã & chế độ cộng sản tọi ác vafo VN, tiêu diệt nêfn dân chủ tự do của VN

  2. Quang Phan says:

    Nixon hay đảng Dân chủ hay cả hai đã làm mất miền Nam ?

    “The Vietnam War Files: Uncovering the Secret History of Nixon-Era Strategy” -Tác giả Jeffrey Kimball : Trong cuộc thảo luận với Thủ Tướng Chu Ân Lai vào hai ngày 9 và 10 tháng 7 năm 1971, Kissinger nói : “…. Tôi đã nói với Thủ Tướng ngày hôm qua, và tôi xin nói lại điều đó thêm một lần nữa là nếu sau khi Hoa Kỳ hoàn toàn rút quân đội ra khỏi Việt Nam mà nhân dân các nước tại Đông Dương có thay đổi chính phủ của họ thì Hoa Kỳ sẽ không bao giờ can thiệp”.

    “Hoa Kỳ sẽ tôn trọng sự quyết tâm và nguyện vọng của nhân dân Đông Dương. Thủ Tướng có nói đến việc hằng triệu người mà Bắc Việt sẵn sàng hy sinh. Tôi xin thưa với Thủ Tướng không cần thiết phải hy sinh thêm một triệu người”. Trích .

    Trong cuốn “Các Cuộc Thương Lượng Lê Đức Thọ-Kissinger Tại Paris”, tác giả Lưu văn Lợi – phụ tá cho Lê Đức Thọ tại Hội Nghị Paris – tiết lộ rằng chỉ hai ngày sau khi Kissinger rời Bắc Kinh thì Chu Ân Lai đã bí mật sang Hà Nội:“Ngày 13 tháng 7 năm 1971, Thủ Tướng Trung Quốc Chu Ân Lai bí mật qua Hà Nội thông báo việc Kissinger đi Bắc Kinh “.

    Bắc Việt đã được cho biết “Hoa kỳ sẽ không bao giờ can thiệp” , và cứ việc tiến hành kế hoạch tổng tấn công thôn tính Miền Nam mà không hề lo sợ sẽ bị Hoa Kỳ trở lại trả đũa !

    • says:

      Nếu không có thỏa thuận hiệp định Paris, làm sao cứu toàn bộ tù binh minh bị giam giữ tại Hỏa lò Hà nội?

      • qdnb says:

        Trong trường hợp không ký được Hiệp định Paris (vì trở ngại cả 3 phía) , Quốc hội đã có kế hoạch ra Luật chấm dứt chiến tranh (tháng 11, 12-72 và tháng 1-1973) rút quân và lấy tù binh.
        Đạo Luật này chủ trương cắt mọi ngân khoản cho chiến tranh Đông dương kể cả viện trợ VNCH (theo yêu cầu CSBV) để đổi hòa bình và rút quân về nước, sau đó chính phủ (Nixon) cứ việc thi hành
        Nếu không có Hiệp định Paris, Mỹ vẫn rút quân lấy tù binh được (trong bài Trận Oanh Tạc Để cứu Miên nam cuối 1972)

  3. Quang Phan says:

    “Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập” – Nguyễn Đức Phương : Bắc Việt được Liên Xô và Trung Cộng và các nước CS Đông Âu cung cấp những chiến cụ, thiết bị, và vũ khí cá nhân và cộng đồng tối tân nhất trong từng giai đoạn của chiến cuộc. Các đơn vị bộ chiến được trang bị súng AK-47 bắn từng loạt, các loại B-40, B-41 vừa phá công sự vừa diệt tăng, các bích kích pháo 61mm, 82mm, và 120mm. Từ đầu thập niên 1970’ bộ binh còn có thêm hỏa tiễn SA-7 bắn trực thăng và phi cơ , không kể các loại đại cao xạ nhiều cỡ, hiệu năng cao. Đơn vị bộ binh mà tầm tác chiến đa năng nhờ vũ khí nhẹ và gọn của khối Cộng sản Quốc Tế tất nhiên dễ di động và chế ngự chiến trrường. Pháo binh với các loại trọng pháo cơ giới 85mm D-44; 122mm D-74 và D-30 canh tân; đại pháo 130mm và 152mm D-20. Đơn vị chiến xa với các loại thuỷ xa PT-76, chiến xa BTR-50, BTR85 và T-54. Ngoài ra còn thêm các loại chiến xa T-70 trang bị đại bác tự hành SU-76mm và chiến xa Joseph Staline 2 gắn đại bác tự hành ISU-122mm. Phòng không dùng các loại pháo cao xạ cơ giới 23mm, 37mm, 80mm và 100mm, hoả tiễn địa không SA-2, SAM-7 của Liên Xô.

    Không quân được Trung Cộng cung cấp MIG-15 và MIG F-17, Liên Xô cung cấp MIG-19 và MIG-21. Ở thời điếm chiến tranh cao độ, Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) có hơn 2,000 hoả tiển SA-2, SAM-7 và 200 phi cơ MIG các loại.

    Hải quân được Trung Cộng cung cấp hàng trăm pháo hạm Swatow và Shanghai; Đông Đức yểm trợ khinh tốc đĩnh; Liên Xô viện trợ loại pháo hạm Komar và phóng lôi PT-4 và PT-6.

  4. Quang Phan says:

    Trên báo Tiếng Nói Nước Nga ngày 25/12/2012, tác giả Nikolai Kolesnik viết rằng Liên Sô đã đưa trên 10 ngàn chuyên gia quân sự trực tiếp chỉ huy và tham chiến tại Việt Nam . Và đã viện trợ cho Bắc Việt 2.000 xe tăng, 7.000 khẩu pháo và súng cối, hơn 5.000 nòng súng, pháo phòng không các loại và các tổ hợp kỹ thuật, 158 tổ hợp tên lửa phòng không, hơn 700 máy bay chiến đấu, 120 máy bay trực thăng và 100 tàu chiến các loại…

  5. says:

    VNCH thất thủ là điều tất yếu khi hiệp định Paris phải được ký kết để cứu tù nhân Mỹ bị giam giữ tại hỏa lò Hà nội. Đó là lý do tại sao B52 thả bom hà nội 11 ngày đêm bắt Bắc Việt phải vào bàn ký hiệp định Paris năm 1973. Đúng như bài viết, hạ viện Mỹ không thể viện trợ cho Việt nam như cô vấn Kissinger đề nghị. Đó chỉ là vở kịch trò hề mà Cố vấn Kissinger muốn cắt viện trợ cho Việt nam. Lý do dành ngân sách giúp Do thái. Cũng như, Bắc Việt thừa cơ hội để chiếm miền Nam, chẳng khác gì Mỹ phủi tay bồi thường chiến tranh 7 tỉ dollars do sự háo thắng, tối dạ của Cộng sản Bắc Việt. Điều cho thấy, sau cuộc chiến cả 2 miền Nam Bắc đều chịu thảm họa bom đạn mà không có sự bồi thường chiến tranh nào. Vậy ai thắng ai thua? Kẻ thắng chỉ biết bắt quân cán miền Nam VN đi tù, gọi là cải tạo. Còn miền Nam, một số gọi tư sản bị đảng và nhà nước chiếm đoạt tài sản. Toàn dân bị đổi tiền chỉ được $200.00 mỗi đầu người. Có người để dành được một số tiền lớn bổng 1 giây trở thành đống giấy lộn. Cách mạng để làm gì mang vào tang tóc, đói nghèo, lụn bại đạo đức cả toàn dân tộc đến ngày hôm nay?
    Mỹ không thua gì cả! Mỹ đã bỏ con chốt và bàn cờ tiếp tục chơi giữa Mỹ Nga Tàu. Nhưng sau gần 10 năm, Mỹ đã thắng chiến lược hoàn toàn. Chấm dứt Cộng sản quốc tế . Trong đó cho thấy Liên bang sô viết tan rã và Việt nam phải chịu khốn cùng áp lực với Trung quốc hiện nay. Mất đất, mất biển đảo, lệ thuộc kinh tế. Chỉ duy nhất phải bỏ tất cả hận thù với cựu thù để chấp nhận sân chơi mới nhưng không biết đi về đâu? Vì đảng CSVN đã quá lạc hậu và tư duy hẹp hòi của một chủ thuyết chỉ biết gom vét vào mình mà không cần nghĩ đến người khác.

  6. Quang Phan says:

    Chẳng cần đợi đến Quốc Hội Mỹ- mà đa số là đảng Dân chủ- biểu quyết cắt bỏ hoàn toàn viện trợ cho Việt nam Cộng Hòa, người ta cũng có thể tiên đoán được rằng miền Nam sẽ chẳng còn cầm cự được bao lâu nữa . Đơn giản là vì không những 300000 ngàn quân Bắc Việt đã được Nixon cho tiếp tục ở lại trong Nam, mà bọn chúng nay còn được tăng cường thêm quân số và súng đạn do đường mòn Hồ chí Minh không còn bị phi cơ Mỹ đánh phá . Trong khi đó, người lính miền Nam không những nay viện trợ bị cắt giảm mà còn không được trang bị vũ khí hiện đại đúng mức so với đối phương, ngoài ra còn phải trải rộng ra khắp lãnh thổ sau khi các lực lượng đồng minh đã rút khỏi.

    Tác giả John Ehrlichman , trong cuốn sách Witness to Power, the Nixon Years đã thuật lại rằng sau khi Hiệp Định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973, ngày hôm sau Kissinger trở về Hoa Thịnh Đốn. Ông Ehrlichman gặp Kissinger tại Phòng Lincoln trong Tòa Bạch Ốc và đã hỏi Kissinger:- Theo anh thì Miền Nam Việt Nam có thể còn tồn tại được bao lâu nữa ? Kissinger trả lời: Tôi suy nghĩ rằng nếu may mắn thì họ có thể giữ được chừng một năm rưỡi.

    • QDMN says:

      Không phải 300 ngàn CSBV mà là khoảng hơn 100 ngàn thôi, (tàn qân của trận mùa hè đỏ lửa) khi CSBV đưa quân vào nam năm 1975 Tổng cộng quân số chưa được 300 ngàn, xin đừng phóng đại người ta cười
      Không phải CSBV đóng ở trong nam mà ở vùng I gần giới tuyến

      • Quang Phan says:

        Chỉ có Cộng sản là hay phóng đại thôi :

        Bùi Tín – đại tá CS, nhà báo, phó tổng biên tập báo Nhân dân – trong kỳ Hội Thảo tại Paris, 2004 phát biểu : “Tôi từng một thời gian là người phát ngôn chính thức của Quân Đội Nhân Dân. Tôi cũng làm báo quân sự trong chiến tranh. Hồi ấy, chúng tôi được lệnh giữ kín tổn thất của ta và nhân lên tổn thất của đối phương.

        Số lính Mỹ chết và bị thương đăng trên báo cộng lại thì lên đến 500 ngàn, mà thật ra số chết là 51 ngàn. {Thật ra con số chính thức là 58.000 người ) .

    • Vinh says:

      Từ đầu cuộc chiến cho đến năm 1974, tại miền Nam CS Bắc Việt chỉ có 150 ngàn quân, VNCH có tới 1 triệu 200 ngàn quân, gấp 8 lần quân CS Bắc Việt.
      Cứ cho là đầu năm 1975 CS Bắc Việt xua hết quân ở miền Bắc vô miền Nam nên họ có 300 ngàn lính tấn chiếm VNCH. Nhưng VNCH đầu năm 1975 có đến 1 triệu 200 ngàn quân, gấp 4 lần quân của CS Bắc Việt tại miền Nam VN.
      Vì vậy, nếu nói Bắc Việt dùng chiến thuật “biển người” là không có cơ sở. Cả lãnh thổ VNCH rộng lớn mà Bắc Việt chỉ có 150 ngàn quân thì lấy đâu ra quân để dùng chiến thuật “biển người”. Nếu có quân đông để dùng chiến thuật “biển người” thì phải thuộc về VNCH, vì VNCH có hơn 1,2 triệu lính, đông gấp 8 lần số lính Bắc Việt tại miền Nam.

  7. Quang Phan says:

    Tháng 8 năm 1973, hai Nghị Sĩ Frank Church (Dân Chủ) và Clifford Case (Cộng Hòa ) đã đệ trình một dự thảo luật ra trước Thượng Nghị Viện cấm tất cả mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ tại Đông Dương nếu không được sự thỏa thuận của Quốc Hội. Dự thảo luật này đã được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua và Tổng Thống Richard Nixon ban hành thành luật vào tháng 12 năm 1973.

  8. Quang Phan says:

    Bốn Mươi Năm- Mường Giang: Theo tinh thần của Hiệp định Ba Lê và những lời hứa của Nixon, những vận tải cơ khổng lồ C5 đã tới Việt nam . Người Mỹ giả bộ chở tới ít súng đại bác 105 ly thời Thế Chiến Thứ Nhất, ít trăm bộ nón sắt cháo lòng không giống ai. Tàn nhẫn nhất là trong số những thứ phế thải này, có nhiều thùng băng cứu thương cá nhân đã xử dụng.

    Biết Hoa Kỳ đã tận tuyệt rồi nhưng chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vẫn giả đò họp báo đăng tin rằng Mỹ vẫn viện trợ, để phần nào giữ lại chút niềm tin cho người lính đang xả thân nơi chiến trường, trong giờ thứ 25 đối mặt với thù trong giặc ngoài. Riêng Mỹ thì mục đích gửi các phi cơ này đến là để chuyển tải tất cả hồ sơ mật và những vật dụng máy móc điện tử quý giá về nước .

  9. Quang Phan says:

    “…TT Nixon vội vã cung cấp ồ ạt cho VNCH nhiều vũ khí tổng cộng trị giá cả tỷ đô la qua hai chiến dịch với bí danh Enhance (Gia tăng) và Enhance Plus (Gia tăng cộng). … 200 phản lực chiến đấu và oanh tạc cơ” .Tác giảTrọng Đạt .

    ” Thật quý hoá quá ” ! Thế nhưng sự thật thì ra sao ?

    Việt Nam Cộng Hoà chỉ được viện trợ cho những phi cơ chiến đấu và oanh tạc cơ hạng nhẹ sản xuất từ thời Đệ Nhị Thế Chiến, mà đến nỗi trong những năm sau này của cuộc chiến thì chẳng có phi công Mỹ nào còn dám ngồi trong những chiếc “quan tài bay” đó nữa.

    Chiếc phi cơ cánh quạt Skyraider cuối cùng do phi công Mỹ lái bị hạ là vào năm 1968, còn chiến đấu cơ “tý hon” F5 cuối cùng do phi công Mỹ lái bị hạ là vào năm 1967. Loại phản lực oanh tạc cơ hạng nhẹ A 37 thì người Mỹ chỉ xử dụng trong năm 1967.

    Còn các loại chiến đấu và oanh tạc cơ thông dụng mà Hoa kỳ xử dụng thời đó như A4 Skyhawk, A6 Intruder, A7 Corsair, F105 Thunder Chief, F4 Phantom, etc…thì phi công Việt Nam Cộng Hoà chẳng hề được đụng đến, nói chi đến loại oanh tạc cơ hạng nặng B 52, khắc tinh đối với chiến thuật đánh biển người của giặc Cộng.

  10. Quang Phan says:

    Cắt quân viện bởi Dân Chủ và Cộng Hòa ở Quốc Hội đã manh nha từ đầu thập niên 1970.

    Tiến Sĩ Nguyễn Ðức Phương: “Tháng Sáu, 1970, Thượng Viện đã biểu quyết với đa số chấm dứt nghị quyết Vịnh Bắc Việt trao toàn quyền hành động cho tổng thống Mỹ từ năm 1964. Hai Thượng Nghị Sĩ John S. Cooper (đảng Cộng Hòa, tiểu bang Kentucky) và Frank F. Church (đảng Dân Chủ, tiểu bang Idaho) một thành viên của Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện đã đề nghị một tu chính án cắt tất cả phí tổn về quân sự của Mỹ tại Miên kể từ ngày 1 Tháng Bảy, 1970. Sau 7 tuần lễ tranh cãi, Thượng Viện Mỹ biểu quyết vào cuối Tháng Sáu, 1970 với 58 phiếu thuận và 37 phiếu chống. Tuy nhiên Hạ Viện đã bác bỏ tu chính án này.

    Tu chính án sau đó được sửa đổi lại và được biểu quyết chấp thuận vào Tháng Mười Hai. Theo đó Mỹ không được đưa quân tác chiến vào Lào và Thái Lan. Lần đầu tiên tổng thống Mỹ với tư cách tổng tư lệnh Quân Ðội bị giới hạn quyền hành trong tình trạng chiến tranh.

    Một tu chính án khác do hai Thượng Nghị Sĩ George Mc Gocern (đảng Dân chủ, tiểu bang South Dakota) và Mark O. Hatfield (đảng Cộng hòa, tiểu bang Oregon) đã đề nghị rút tất cả quân đội Mỹ và cắt tất cả quân viện cho VNCH vào cuối năm 1971. Tuy nhiên Thượng Viện Mỹ đã bác bỏ hai lần (1970 và 1971) tu chính án này. Năm 1973, Quốc Hội Mỹ biểu quyết chấp thuận tu chính án do Frank Church và Thượng Nghị Sĩ Clifford (đảng Cộng Hòa) chấm dứt tất cả quân viện cho các nước Ðông Dương.”

Leave a Reply to Vinh