WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Viện trợ khẩn cấp tháng 4-1975 chỉ là vở hài kịch

Một cảnh trong chiến tranh VN. Ảnh www.emaze.com

Một cảnh trong chiến tranh VN. Ảnh www.emaze.com

Những năm cuối cùng của cuộc chiến

Chi phí quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam hồi 1965, 1966, 1967, 1968, 1969 khi quân đội đồng minh còn tham chiến như sau (1)

Năm 1965 : 646,1 triệu MK
Năm 1966 : 5,8 tỷ MK
Năm 1967 : 20,1 tỷ MK
Năm 1968 : 26,5 tỷ MK.
Năm 1969 : 28,8 tỷ MK”

Những năm 1970, 1971, 1972 họ rút quân dần dần nhưng vẫn còn yểm trợ mạnh mẽ cho VNCH, không thấy tài liệu nói tới quân viện cho miền nam. Sau Hiệp định Paris 27-1-1973, quân đội Mỹ và các nước đồng minh Đại Hàn, Úc, Tân Tây Lan.. đã rút hết VNCH tự bảo vệ bằng quân viện của Hoa Kỳ. Cả hai miền Nam, Bắc không tự sản xuất được vũ khí đạn dược và đều xin viện trợ quân sự của các siêu cường đồng minh.

Khi ký Hiệp định Paris, Tổng thống Nixon đã đưa ra Quốc hội xin viện trợ cho miền Nam VN 2 tỷ viện trợ quân sự nhưng đồng thời cũng dự trù sẽ yểm trợ bằng không lực để cân bằng lực lượng (2). Rút kinh nghiệm cuộc tổng tấn công 1972 của BV, vì hỏa lực và lực lượng địch áp đảo nên VNCH vẫn cần yểm trợ của B-52. Sở dĩ như vậy vì viện trợ quân sự của CS Quốc tế cho BV rất mạnh mà người Mỹ ít ngờ tới, tác giả George Donelson Moss nói (3).

“Một lý do chính khiến Quân đội VNCH suy yếu năm 1974 là việc Quốc hội cắt giảm quân viện cho miền nam VN. Vì đạo quân to lớn của VNCH đã được huấn luyện để tác chiến theo lối Mỹ, nó dựa trên lưu động tính và hỏa lực ồ ạt, rất tốn kém về bảo trì cũng như chiến đấu. Nó cần một ngân sách từ 3 tỷ cho tới 3 tỷ rưỡi (Mỹ Kim) để duy trì. Nhưng Mỹ chỉ cấp cho 2 tỷ 3 tài khóa 1973 và 1 tỳ 1 cho năm 1974. Cắt giảm viện trợ xương tủy gây trở ngại cho Quân đội VNCH. Trực thăng và không quân phải cắt giảm hoạt dộng vì thiếu nhiên liệu và thiếu phụ tùng thay thế. Đạn pháo binh cũng như súng nhỏ thiếu hụt. Không đủ khả năng chiến đấu theo lối mà chúng ta đã huấn luyện họ vì thiếu đạn dược trang bị, tinh thần quân đội VNCH sụp đổ”

Những sự thật về hậu quả của cắt giảm quân viện cũng đã được ông Cao Văn Viên kể rõ trong cuốn The Final Collapse viết năm 1983 mà Nguyễn Kỳ Phong dịch thành Những Ngày Cuối Của VNCH xuất bản năm 2003, từ trang 82-94.
Như thế nếu VNCH nhận viện trợ quân sự 2 tỷ sẽ cần phải có yểm trợ của B-52, hoặc nếu được cấp đủ 3 tỷ rưỡi viện trợ có thể tự vệ được không cần yểm trợ không quân Mỹ, nhưng trên thực tế không bao giờ được như vậy.

Các nhà sử gia, chính khách Mỹ không để ý tới quân viện của CS quốc tế cho Hà Nội, họ cũng không biết gì mấy. Họ chủ quan khinh địch cho rằng quân viện lớn lao của Mỹ dư sức đè bẹp đối phương, sự giúp đỡ của CS quốc tế cho BV không đáng kể. Nhưng sau này thực tế cho thấy cuộc hành quân Lam Sơn sang Lào năm 1971 và Trận tổng tấn công Mùa hè đỏ lửa năm 1972 hỏa lực địch rất mạnh, quân viện của phía CS không đến nỗi tệ như người Mỹ tưởng (4)

Tháng 11-1972 trước khi ký Hiệp định Paris vài tháng, TT Nixon vội vã cung cấp ồ ạt cho VNCH nhiều vũ khí tổng cộng trị giá cả tỷ đô la qua hai chiến dịch với bí danh Enhance (Gia tăng) và Enhance Plus (Gia tăng cộng). Tổng cộng gồm ba tiểu đoàn pháo binh 175 ly, hai tiểu đoàn thiết giáp M-48, gần 600 máy bay trong đó hơn 200 phản lực chiến đấu và oanh tạc cơ, hơn 300 trực thăng, máy bay vận tải, thám thính (5).

Đợt viện trợ này đã nâng tổng số máy bay VNCH lên 2,075 chiếc, không quân VNCH đứng thứ 4 trên thế giới về số lượng, về chiến xa tổng cộng khoảng 2,200 chiếc (6), nhưng tháng 4-1975 nằm ụ nhiều vì không có cơ phận thay thế, không còn săng.

Đầu năm 1973 cho tới tháng 4-1975

Ký Hiệp định xong ngày 27-1-1973, CSBV vi phạm ngay sau đó, TT Nixon nói Hà Nội định nghĩa ngừng bắn là chúng ta ngừng và họ bắn (7). BV tiếp tục xâm nhập, chở người vũ khí váo Nam tháng 4-1973 bằng 18,000 xe vận tải, Nixon không dám oanh tạc tháng 2, tháng 3 vì còn chờ cho tù binh được trao trả ngày 27-3-1973 (8), đầu tháng 4-1973 ông bị Quốc hội chống đối nên không thực hiện được.

Nixon oanh tạc Khmer đỏ để cứu Lon Nol nhưng cuối tháng 6-1973 Quốc hội Dân Chủ (9) ngăn cản, họ từ chối cấp ngân khoản cho Nixon và bắt đầu soạn tu chính án cắt hết mọi ngân khoản dành cho các hoạt động quân sự của Mỹ (Hành pháp) tại Miên, Lào, Bắc Việt, Nam Việt. Nixon miễn cưỡng phải ký thành luật ngày 30-6, có hiệu lực bắt đầu 15-8-1973. Từ đó không còn ngân khoản nào cho chính phủ Mỹ dùng cho các hoạt động quân sự tại Đông Dương, họ lý luận Nixon phải tìm hòa bình bằng đàm phán chứ không thể bằng quân sự.

Khi Quốc hội ra luật này tức là họ đã quyết định bỏ Đông Dương vì VNCH với 2 tỷ quân viện không đủ tự vệ mà phải dựa vào yểm trợ của không lực Mỹ như đã nói trên, nay yểm trợ của Mỹ không còn. Nixon nói ông không còn quyền hành để bảo đảm thi hành Hiệp định Paris (to enforce the peace agreement) khi Hà Nội thoải mái thôn tình miền nam (10) Nixon không còn quyền hạn để gìn giữ hoà bình tại VN.

Sau đó Quốc hội Dân chủ cắt giảm viện trợ quân sự xương tủy VNCH mỗi năm khoảng 50%: Từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975 (11). Họ lý luận nếu còn viện trợ quân sự cho VNCH, ông Thiệu sẽ tiếp tục gây chiến tranh. Quyết định này khiến cho miền Nam suy yếu rõ rệt, TT Nixon nói 35% xe tăng, 50% thiết giáp, máy bay thiếu cơ phận thay thế phải nằm ụ. Vì bị cúp nhiên liệu, khả năng lưu động vận chuyển của quân đội không còn. Hỏa lực giảm từ 60 tới 70% , tháng 3 -1975 đạn chỉ còn đủ xử dụng trong một tháng, tháng 4 chỉ còn đủ cho xài khoảng hai tuần (12) .

Trong khi ấy CSBV được quân viện đều đặn của Nga, Trung Cộng

Giai đoạn 1969-1972: Tổng số 1,000,796 tấn gồm 316,130 tấn hàng hậu cần, 684,666 tấn hàng vũ khí, trang bị kỹ thuật.

Giai đoạn 1973-1975: Tổng số 724,512 tấn gồm 75,267 tấn hàng hậu cần , 649,246 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật
Hai giai đoạn trên viện trợ vũ khí tương đương nhau (13)

Ngày 8-8-1974 TT Nixon từ chức vì vụ Watergate, Gerald Ford lên thay. Cộng Hòa mất uy tín, cuộc bầu cử bán phần Quốc hội tháng 11-1974 khiến Dân Chủ thêm 49 ghê Hạ viện thành 291 tức 66.9%, Thượng viện thêm 4 ghế thành 60%, họ nắm vững Quốc hội, đa số chống chiến tranh VN.

Ngoài ra theo lời Kissinger, tháng `12-1974 Tham mưu trưởng Xô viết Kulikov sang Hà Nội và khuyên khích BV tấn công miền nam VN, Sô viết tăng viện trợ cho BV gấp 4 lần so với những tháng trước (14). Lực lượng hai miền đứng trước tình trạng trái ngược, một bên bị cắt giảm viện trợ, một bên được tăng viện gấp bội lần, thắng thua đã rõ ràng.
Cuối 1974, CSBV tấn công thăm dò Phước Long và chiếm thị xã ngày 7-1-1975. Trận đánh cho thầy VNCH đã suy yếu nhiều vì kiệt quệ tiếp liệu. Tháng 9-1974 TT Thiệu cử ông Vương Văn Bắc, Bộ trưởng ngoại giao đi Mỹ xin viện trợ bổ túc 300 triệu quân viện. Đầu tháng 1-1975 TT Ford đưa ra Quốc hội xin ngân khoản này. Đầu tháng 3-1975 Quốc hội cử một phái đoàn sang VNCH để thẩm định tình hình. Phái đoàn về Mỹ, CSBV tấn công chiếm Ban Mê Thuột ngày 13-3-1975, khi ấy Quốc hội Dân Chủ phản chiến Mỹ bỏ phiếu chống bất cứ viện trợ nào cho VNCH.

Tình hình quân sự miền Nam tồi tệ, mấy ngày sau trận Ban Mê Thuột, TT Thiệu cho triệt thoái Quân đoàn II tại Pleiku ngày 16-3 đưa tới thảm bại. Tình hình tại Quân khu I còn bi thảm hơn, áp lực địch rất mạnh trong khi quân đội VNCH thiếu thốn vể hỏa lực, tiếp liệu, thiếu yểm trợ không lực.. phải rút dần từ Huế về Đà Nẵng.

Quân khu I và II lọt vào tay CSBV nhanh chóng cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 1975 một phần do sự sai lầm của TT Thiệu trong kế hoạch tái phối trí lực lượng, phần lớn do thiếu thốn vì quân viện bị cắt giảm. BV bắt đầu chuyển quân đại qui mô vội vã về phía nam để dứt điểm Sài gòn, tổng cộng khoảng 20 sư đoàn (5 quân đoàn và hơn 10 trung đoàn độc lập).

Đầu tháng 4-1975 Cộng quân đang tiến về Sài gòn, Nam Vang gần sụp đổ. Khi ấy ông TT Ford rời Tòa Bạch ốc đi nghỉ mát đánh golf tại Palm Springs, California. Tại Mỹ đài truyền hình buổi tối chỉ trích Tổng thống Ford đánh golf thoải mái khi Đông Dương đang dẫy chết.

Kissinger và TT Ford đã cử Tướng Tham mưu trưởng Weyand, tới Sài Gòn để thẩm định tình hình quân sự từ 28-3-1975, ông trở lại Hoa Kỳ ngày 4-4-1975. Về đến Mỹ ông đi máy bay thẳng tới Palm Springs để báo cáo TT Ford đang đánh golf tại đây. Weyand đề nghị cho tái oanh tạc B-52 và xin một khoản viện trợ khẩn cấp722 triệu cho quân đội VNCH. (gồm trên 440 xe tăng, 740 đại bác, 100 ngàn súng cá nhân, 120 ngàn tấn đạn dược).

Bản báo cáo của ông Tướng muốn nói

“Uy tín lâu dài của Hoa Kỳ trên thế giới phụ thuộc vào nỗ lực thiện chí của ta cố gắng làm hơn là thành công hay thất bại trong lúc này, nếu ta không nỗ lực uy tín của ta như một đồng minh sẽ bị tiêu tan có lẽ sẽ qua hết đời này sang đời khác”.(15)

Theo tác giả Walter Isaacson, Weyand khuyên kéo dài sự kết thúc cuộc chiến tranh (cũng chính là cái lý luận của Kissinger) để giữ uy tín cho Hoa Kỳ khắp nơi.

Về điểm này Tướng Weyand cũng đã nhấn mạnh:

“Uy tín của Hoa Kỳ với tư cách một đồng minh đang có nguy cơ bị mất tại Việt Nam. Để giữ uy tín ấy chúng ta phải cô gắng tối đa trợ giúp miền nam VN” (16)

Kissinger phản đối đề nghị xin tái oanh tạc B-52 vì sợ sẽ có biểu tình,các cố vấn TT đều chống đối đề nghị này. Bộ trưởng quốc phòng Schlesinger cũng chống đối cho rằng tình thế của Quân đội VNCH nay không còn hy vọng gì.
Kissinger vốn bi quan đồng ý tình hình không thể cứu vãn nổi nhưng dù vậy ông cho rằng đề nghị xin Quốc hội khoản viện trợ 722 triệu là cách duy nhất để cứu vãn danh dự cho Hoa Kỳ. TT Ford đồng ý mặc dù không nhiệt tâm lắm.
Tại phòng họp, Kissinger lý luận quyết định viện trợ sẽ vang tiếng khắp thế giới, cái dấu hiệu gì nó sẽ gửi cho bạn và thù khắp nơi, ảnh hưởng của nó với uy tín của Hoa Kỳ sẽ như thế nào hơn là hiệu quả quân sự của nó ở vùng bao quanh Sài Gòn. Ông Tiến sĩ nói.

“Chúng ta đang đối diện với tấn thảm kịch vĩ đại, trong đó có cái gì liên quan tới uy tín, tới danh dự của Hoa Kỳ, tới cái mà các dân tộc khác trên thế giới sẽ nhìn chúng ta như thế nào” (17)

Kissinger làm việc tới khuya soạn một bài diễn văn đề cập tới uy tín của Mỹ
“ Hoa Kỳ không muốn viện trợ đầy đủ cho đồng minh của chúng ta để họ chiến đấu sẽ ảnh hưởng uy tín của chúng ta như một đồng minh. Và chính uy tín này là cơ bản cho an ninh của ta vậy”

Ngày 10-4-1975 Ford ra Quốc hội đề nghị cấp khoản viện trợ 722 triệu

Mặc dù đã nói nhẹ nhàng nhưng không ai vỗ tay cả. Khi Tổng thống ngỏ lời xin viện trợ thì có hai dân biểu Dân chủ Moffet và Miller bỏ ra khỏi phòng họp.

Ngày 18-4-1975, bản tin VOA cho biết quân viện khẩn cấp 722 triệu bị Quốc hội bác, họ cho rằng nếu viện trợ cho miền Nam số ngân khoản này cũng chỉ kéo dài chiến tranh gây thêm tang tóc. Cùng ngày 18-4-1975 Tướng Toàn cho lệnh Sư đoàn 18 rút bỏ Long Khánh về lập tuyến phòng thủ Sài Gòn. Ngày 21-4-1975 TT Thiệu từ chức, Phó TT Trần Văn Hương lên thay, ngày 28-4-1975 Đại Tướng Dương Văn Minh đươc cử lên làm Tổng thống thay thế ông Trần Văn Hương để rồi ngày 30-4-1975 miền Nam hoàn toàn mất vào tay CS.

Kết Luận

Sau khi Quốc hội Dân chủ ra luật cắt mọi ngân khoản quân sự của Hành pháp tại Đông Dương tháng 8-1973 coi như họ đã bỏ Đông Dương vì VNCH không còn được B-52 yểm trợ. Không những thế họ tiếp tục cắt viện trợ mỗi năm 50% khiến cho Quân đội VNCH lâm vào tình trạng kiệt quệ khi CSBV mở cuộc tấn công đại qui mô vào tháng 3-1975 với hỏa lực và quân số áp đảo.

Miền nam đang hấp hối giữa tháng 4-1975, quân đội VNCH đã mất một nửa lực lượng gồm 5 sư đoàn cơ hữu của Quân đoàn I và II (SĐ 1,2,3, 22, 23 BB), hai sư đoàn Tổng trừ bị và hơn 10 liên đoàn Biệt động quân đã bị thiệt hại nặng. Tầu bay, tầu bò, xe tăng thiết giáp thiếu cơ phận thay thế nằm ụ hơn phân nửa, máy bay hết săng, pháo binh hết đạn …

Trong khi ấy Tổng thống Ford không có thực quyền chẳng còn tha thiết tới Đông Dương bỏ đi Cali đánh golf, Tướng Tham mưu trưởng Weyand và Tiến sĩ Kissinger bàn kế hoạch xin viện trợ 722 triệu cứu nguy VNCH mà sự thực không phải để cứu miền nam nhưng chua chát thay để cứu uy tín cho nước Mỹ.

Quốc hội Dân Chủ thẳng thừng bác bỏ, họ chẳng cần giữ uy tín như Kissinger nói vì cho rằng mình có uy tín đâu mà giữ?

Trong phim Last Days In Vietnam (2014) của Rory Kennedy có cảnh một bà dân biểu nói sở dĩ người Mỹ không tiếp tục giúp VNCH vì họ đã đưa đại binh vào, đã đổ vào hết tỷ này đến tỷ khác mà không đi tới đâu. Như thế là Mỹ chịu thua CS Nga, Trung Cộng, VN, hoặc Mỹ không đủ tiền chi phí chiến tranh VN bằng Nga, Trung Cộng?

Vở hài kịch vô nghĩa mà Weyand và Kissinger dựng lên khi Đông Dương đang dẫy chết chẳng giúp cứu vãn được gì hơn là làm cho nạn nhân của họ càng thêm tủi nhục.

© Trọng Đạt

© Đàn ChimViệt

————————————————————-

Cước chú:

(1) Ðoàn Thêm, “1969 Việc Từng Ngày” trang 338
(2) Richard Nixon, No More Vienams trang 189
(3) George Donelson Moss, Vietnam, An American Ordeal trang 388
(4) BBC.Vietnamese.com ngày 10-5-2006: Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh.
Đăng Phong, Năm Đường Mòn Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Trí thức Hà nội 2008, trang 120, 121
Quân viện của Nga sô, Trung cộng và các nước Đông Âu cho Hà Nội từ đầu chí cuối cuộc chiến gồm: Tổng cộng 2 triệu 362 ngàn tấn hàng hậu cần và vũ khí
Về chi tiết: 3 triệu 600 ngàn khẩu súng bộ binh; 65,626 súng chống xe tăng; 27,960 khẩu súng cối; 2, 430 khẩu pháo hỏa tiễn; 2,165 khẩu đại bác; 3,229 khẩu cao xạ; 19,836 hỏa tiễn phòng không; 2,209 xe tăng, thiết giáp; 458 máy bay chiến đấu; 82 tầu hải quân; 148 tầu vận tải….
Đầu thập niên 70, người Mỹ đã nhìn nhận phòng không BV mạnh nhất thế giới hồi đó.
(5) Richard Nixon, No More Vienams trang 170-171
(6) Nguyễn đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 869, 877
(7) “Hanoi’s definition of a cease-fire was that we cease and they fire”, No More Vietnams trang 171
(8) Sách kể trên trang 177-178
(9) Dân chủ năm Hạ viện 56%, Thượng viện 57% (Wikipedia)
(10) No More Vietnams trang 180.
(11) Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471
(12) Nixon, No more Vietnams trang 187, Cao Văn Viên Những Ngày Cuối VNCH trang 82, 83, 91, 92, Phillip B. Davidson Vietnam At War , The History 1946-1975 trang 748
(13)Theo bản tin của BBC.com ngày 10-5-2006 một buổi hội thảo qui mô tổng kết cuộc chiến tranh Việt Nam đã được tổ chức tại Sài Gòn trong hai ngày 14 và 15 tháng 4 năm 2006, tác giả Trần Tiến Hoạt và Lê Quang Lạng thuộc Viện Lịch Sử Quân Sự Cộng Sản Việt Nam có bài tham luận về nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa dành cho miền Bắc trong cuộc chiến.
(14) Years of renewal 481
(15) Walter Isaacson, Kissinger a Biography trang 640,641
(16) Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam trang 266.
(17) Kissinger a Biography trang 641,642.

 

 

130 Phản hồi cho “Viện trợ khẩn cấp tháng 4-1975 chỉ là vở hài kịch”

  1. Hồ Hà Nội says:

    Thì cũng nhờ Mỹ nó cắt mẹ nó viện trợ thì lũ CS chết đói mới có cơ hội vào Sài Gòn kiếm chác tí cơm gạo, khuân thóc lúa về ăn chứ
    Nhờ bọn Ngụy nó thua chạy sang Mỹ gửi phân về thì bè lũ CS mới có cái cúng Bác Hồ chứ

  2. Hòa - Đà Nẵng says:

    Mỹ nó thấy rõ Mỹ mà còn thua VC huống hồ thứ bù nhìn VNCH, trước sau gì VNCH cũng chết, viện trợ mần chi cho vốn tiền, vô ích.
    Thậm chí Mỹ còn mong VNCH chết càng sớm càng tốt, như ông Henry Kissinger, nói trên chuyến bay ngày 9/4/1975: “Sao chúng (VNCH) không chết phứt đi cho rồi? Điều tệ hại nhất có thể xảy ra là chúng cứ sống dai dẳng hoài”.

    • Tien Ngu says:

      Nghe thương quá…

      Đi đánh răng đi em.

      Cò mồi như em mà rành Mỹ, chắc anh Ngu thuộc loại…ngu.

      Kiếm chuyện mần ăn khác đi em.

    • Quang Phan says:

      ” Sinh Bắc tử Nam”. Miền Nam : Lò nghiền thịt đạo quân Cộng sản Việt nam đánh thuê cho bọn đế quốc Trung- Xô .

      Theo tài liệu đúc kết từ Đại Hội 4 của CSBV năm 1976, ít nhất là 4.000.000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường – gồm cả số người chết trên đường xâm nhập từ Bắc vào Nam.
      Ngày oan trái – DCV -27/04/14 | Tác giả: Trần Hồng Tâm : Người chịu thất bại đau đớn nhất trong cuộc chiến này, suy cho cùng, là nhân dân miền Bắc. Thử làm một phép tính: Dân số miền Bắc trước 1975 khoảng 30 triệu (làm tròn số, thực tế thì thấp hơn). Có 3 triệu thanh niên ở độ tuổi 18 đến 30 đã chết ở chiến trường miền Nam. Như vậy cứ 10 người dân, thì có một người chết trận.

      Đảng thí 1/10 dân số của một quốc gia để đổi lấy chiến thắng, thử hỏi Đảng nhẫn tâm đến mức nào, và cái giá của chiến thắng mà Đảng giành được bằng xương máu của dân đắt đến mức nào.

      Nhà văn CS Dương Thu Hương : “Xác lính chết ngập suối, nước không chảy được, chim cắt chim kền kền ăn thịt no đến mức không bay lên nổi ” .

      Nhà văn Dương Thu Hương : Tới tận năm nay, gần sáu mươi tuổi tôi mới thấm thía sự khác biệt giữa kiếp người. Nhờ đọc báo phương Tây, tôi mới biết là người Mỹ và người Iraq chết như người, chết theo kiểu người. Chúng tôi, những người Việt Nam, chúng tôi chết như kiến, chúng tôi chết như ruồi, chúng tôi chết như lá khô rụng, cái chết của chúng tôi hoà lẫn bùn đen, và tan trong câm lặng.”

      Nhà văn CS Xuân Vũ : Lính chết như gà toi trên Trường Sơn . Mạng Người Như Lá Rụng .
      Nhạc sĩ CS Tô Hải: Tôi đã thấy…Cả một xã không còn bóng đàn ông, trắng xóa khăn tang của các chị, các mẹ…

      Nhà thơ Nguyễn Duy: “Nạng gỗ khua rổ mặt đường làng”

      Tổng bí thư Lê Duẩn : “Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc “.

      Nhà văn Dương Thu Hương: “Cuộc chiến giải phóng miền Nam là cuộc chiến ngu xuẩn nhất trong lịch sử dân tộc”.

  3. Duy says:

    Cho đến những năm đầu thập niên 1970, Mỹ nhận ra rằng, Mỹ mà còn thua CSVN, huống hồ cái đám ngợm xuất thân từ lính tẩy của giặc Pháp, sau 1954 nhảy lên bàn độc cai trị dân Nam VN, giống như trời lụt chó nhảy lên ngồi trên bàn thờ. Loại ngợm đó dù có tiếp tục viện trợ hàng trăm tỷ đô la thì chỉ tổ cho chúng đục khoét, tham nhũng, cuối cùng cũng bại trận mà lại tốn tiền thuế của dân Mỹ mà thôi. Vì thế Mỹ nó giảm rồi cúp hẵn viện trợ cho cái đám ngợm VNCH là rất sáng suốt.

    • Tien Ngu says:

      Nghe hát, biết ngay là…vẹt, loại…hạng bét.

      Tàu Cộng còn chưa dám ghẹo Mỹ, Cộng láo uýnh ăn Mỹ, vậy uýnh Tàu Cộng lấy lại biển đảo cho anh Ngu coi chơi?

      Cộng láo uýnh thắng Mỹ vậy nó là vô địch thế giới rồi, sợ mẹ gì tụi Tàu?

    • Quang Phan says:

      Cộng sản Hà nội thú nhận đã từng chạy tụt quần sang Kampuchea, cút về Bắc :

      ***”Kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về Việt Nam” – PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hà – Viện Lịch sử Đảng : Điều đáng tiếc là sau thắng lợi của đợt I, các lực lượng vũ trang giải phóng ở miền Nam lại liên tiếp cố mở đợt tiến công thứ hai (5/1968) và thứ ba (tháng 8/1968), khi tính bí mật bất ngờ không còn và lực lượng đã bị tổn thất nặng nề. Ta đã phạm sai lầm lớn về chỉ đạo chiến lược là tiếp theo đó đã không kịp thời chuyển hướng tiến công, vẫn tiếp tục đẩy cuộc chiến tranh cách mạng vào thành thị, chủ quan trong việc đánh giá tình hình nên đã đề ra yêu cầu chưa thật sát với tình hình thực tế lúc đó, không đánh giá hết âm mưu địch trong kế hoạch bình định nông thôn.

      Chính do sai lầm đó mà chỗ đứng chân của bộ đội chủ lực trên nhiều vùng rộng lớn ở miền Nam bị thu hẹp, nhiều đơn vị sau khi rút ra khỏi các thành thị, đã không còn chỗ đứng chân ở nông thôn đồng bằng, phải rút lên vùng rừng núi, rút sang bên kia biên giới Việt Nam-Campuchia, rút ra miền Bắc. Có thể nói, tình hình khó khăn về thế và lực của cách mạng, đặc biệt là về quân sự, kéo dài sang cả năm 1969, đầu năm 1970.

      ***“40 năm Ngày Giải phóng miền nam”:…Lợi dụng sự chậm chuyển hướng tiến công của ta sau Xuân Mậu Thân, Mỹ – ngụy tiến hành liên tiếp các kế hoạch “bình định” quyết liệt trong suốt hai năm “từ giữa năm 1968 đến đầu năm 1970) như “bình định cấp tốc”, “bình định đặc biệt”, “bình định bổ sung”… kết hợp với hàng vạn cuộc hành quân càn quét, đóng hàng nghìn đồn bốt, chiếm lại hầu hết vùng nông thôn ta đã mở ra trong Tết Mậu Thân, kìm kẹp thêm nhiều dân, kiểm soát thêm nhiều vùng, gây cho ta những khó khăn, tổn thất nặng nề. Hầu hết các đơn vị chủ lực của ta hoặc phải kéo ra miền Bắc củng cố, hoặc chuyển sang bên kia biên giới, một vài đơn vị giải thể. Cách mạng và chiến tranh cách mạng miền Nam từ giữa năm 1968 đến đầu năm 1970 lâm vào khó khăn, phức tạp mới, thế và lực tiến công suy giảm “.

  4. Dân đen says:

    @ Lính trơn. Đúng là rất đáng tiếc, giá như Mỹ viện trợ ồ ạt cho VNCH hồi 1973, 1974 thì VC có thêm nhiều vũ khí hiện đại để bây giờ đánh Tàu phù đỡ phải đi mua.

  5. Vinh says:

    Mỹ thấy rõ VNCH đánh đấm không ra cái đếch gì, địch chưa tới đã quăng súng, tụt quần tháo chạy, có viện trợ nữa VNCH cũng thua, viện trợ trở nên vô ích, chỉ tổ viện trợ trở thành chiến lợi phẩm của VC, nên Mỹ nó không viện trợ nữa, Mỹ không muốn VC có nhiều vũ khí của Mỹ sau khi cho VNCH xuống địa ngục.

    • Tien Ngu says:

      Vẹt này ra thân cò mồi là quá…phải đạo.

      Óc…lùn, con cừu ngây ngô…

    • Quang Phan says:

      Cộng sản Hà nội đánh nhỏ thua nhỏ, đánh lớn thua lớn, đánh lén Mậu Thân thua nốt . Phải đợi đến năm 75, miền Nam mất nguồn viện trợ súng đạn, bọn chúng mới chiếm được miền Nam.

      Các tài liệu của chính bọn Cộng sản Hà nội cũng như của Hoa kỳ đều vạch rõ tiềm lực quân sự của Việt Nam Cộng Hoà suy giảm trầm trọng do sự cắt giảm viện trợ, và đó chính là một trong những nguyên do khiến Cộng sản Hà nội dám mở cuộc Tổng tấn công năm 75, và chiếm được miền Nam:

      ***Ttrong tập hồi ký Mùa Xuân Đại Thắng, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã viết về động cơ thúc đẩy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mở cuộc tổng tấn công ở miền Nam là do Mỹ đã giảm viện trợ làm cho kế hoạch tác chiến và xây dựng lực lượng của quân đội Sài Gòn không thể thực hiện theo như ý muốn. Đó là vì “hỏa lực đã sút giảm gần 60% vì thiếu bom, đạn; khả năng di động cũng giảm đi 50% vì thiếu máy bay, xe cộ, và nhiên liệu.”…”
      “…Nhận thấy tình hình Mỹ không còn muốn chi viện cho địch, bộ chính trị và bộ tổng tham mưu họp khẩn trương thống nhất để tổng tấn công trên khắp miền Nam…”

      ***Trong Báo Cáo Tổng Kết của quân đội Liên Xô năm 1977 có đoạn tại trang 20: “Sau khi chúng ta có đầy đủ báo cáo về sự thiếu hụt lực lượng, khí tài của quân đội VNCH do người Mỹ không muốn lún sâu vào chiến tranh Việt Nam thì thông tin đã kịp thời đến với phía VNDCCH. Chúng ta cũng có quyết sách đúng đắn khi gửi tới Hà Nội phái đoàn quân sự cao cấp để giúp chính phủ VNDCCH thêm sức mạnh quân sự kết thúc cuộc chiến Việt Nam…”

      ***Trọng Đat: Trong cuốn sách Years of Renewal, tác giả Kissinger viết tháng 1-1975 báo Học tập cùa CS viết về tình trạng khó khăn của VNCH : “Hỏa lực và sự di động của quân Ngụy giảm mạnh trong quí ba 1974, hỏa lực pháo binh hàng tháng của quân Ngụy giảm ba phần tư (3/4) so với 1973. Số phi vụ chiến thuật hàng ngày của Ngụy giảm chỉ còn một phần năm (1/5) so với năm 1972. Số máy bay Ngụy so với thời ký chiến tranh trước đây giảm 70%, trực thăng giảm 80%…Kho bom đạn Ngụy giảm mạnh và gặp nhiều khó khăn về tiếp liệu, bảo trì, sửa chữa các loại máy bay, xe tăng, tầu thuyền, vũ khí nặng…

      • Nguyen van theo says:

        kakkakakakka – Cộng sản Hà nội đánh nhỏ thua nhỏ, đánh lớn thua lớn, đánh lén Mậu Thân thua nốt . Phải đợi đến năm 75, miền Nam mất nguồn viện trợ súng đạn, bọn chúng mới chiếm được miền Nam. trich’ tu`Quang Phan –

        chay. chi’ chet’ ma`cu’ bao? nguoi`ta THUA., CSVN thua ma`gio`nay`CSVN chem? che^. tren ngai ZANG`, con`QUANG PHAN va`cac’ bac’ CHONG CONG tha(ng’ ma` cu’ ngoi^`………………CHUI? DONG?! ro? chan’!

  6. Quang Phan says:

    Viện trợ của Nixon cho Việt Nam Cộng Hoà ! ( Quang Phan viết lại theo ý từ bài Lật Tẩy Viện Trợ Mỹ Thời Việt Nam Cộng Hoà – tác giả Niên Dư – cựu thượng nghị sĩ. Cựu chủ bút tuần báo Quân Đội va nguyệt san Phụng Sự ).

    Không lực Việt Nam Cộng Hoà được trao lại loại vận tải cơ mà Hoa kỳ liệt vào loại phế thải : Loại C123 Provider được sản xuất từ thập niên 50 mà vì tai nạn quá nhiều nên được không lực Hoa kỳ cho nằm ( ground) nhiều lần và vận tải C119 Flying Boxcar sản xuất từ hồi Thế Chiến Thứ Hai mà vì quá cũ đã gây nhiều tai nạn nên gọi là “quan tài bay” .

    Không lực Việt Nam Cộng Hoà còn được chuyển giao hơn chục chiếc DHC3 Caribou sau khi Hoa kỳ đã xữ dụng xong.

    Không lực VNCH được cung cấp khoảng 26 chiếc C130A Hercules.Tuy nhiên, đây là loại mà trên thế giới chẳng có quốc gia nào xử dụng vì quá cũ .

    Hoa kỳ viện trợ cho VNCH vài trăm chiếc trực thăng HU 1, đa số đã được Hoa kỳ xử dụng chán chê rồi .

    VNCH chưa từng được trang bị oanh tạc cơ. Oanh tạc cơ là loại phi cơ có thể chống lại pháo binh tầm xa của Bắc Việt hoặc có thể triệt hạ các địa điểm tập trung của xe tăng Bắc Việt .

    Phi cơ cánh quạt AD6 thì cũ kỹ, chậm chạp. Phi cơ phản lực A37 nguyên thuỷ là loại huấn luyện cơ T37 do hãng Cessna sản xuất vào thập niên 50. Khi Hoa kỳ thay thế loại T37 bằng loại T38 Talon của hãng Northrop thì loại T37 được sửa chữa chút ít để có thể trang bị vũ khí và chuyển giao cho không lực VNCH

    Loại phi cơ phản lực F5 tí hon bay biểu diễn cho đẹp mắt thì được chứ xử dụng để oanh kích và tác xạ thì chỉ mang được vài trăm kilô bom và hơn chục hoả tiễn HVR loại 75 ly. Hơn nữa, đến 90 phần trăm loại phi cơ này đều đã được Ba Tư, Đài Loan, Đại Hàn… xử dung qua rồi .

    Về hải quân, mãi đến năm 73, VNCH mới nhận được chiếc khu trục hạm loại nhỏ đầu tiên, chiếc Trần Hưng Đạo. Tiếp theo là 5 chiếc khác do đội Phòng Duyên Hoa kỳ đã dùng xong giao lại .Vũ khí mạnh nhất là đại bác 127 ly bắn xa chừng 15 cây số, trong khi tầm tác xạ của đại pháo Bắc Việt là 32 cây số .

    Bộ binh VNCH được trang bị súng cá nhân M16. Buồng đạn của M16 chỉ có 15 viên so với AK của Bắc Việt co 32 viên .

    Pháo binh của VNCH có tầm tác xạ chưa được bằng phân nửa của pháo binh Bắc Việt.

    Về chiến xa thì những M26 (Chafee), M48 (Patton) và sau này M60 (Pershing) thì không thể nào so sánh với chiến xa T54 và T62 mà Bắc Việt được trang bị hàng ngàn chiếc . Chiến xa M60 trang bị đại bác 90 ly. Trong khi chiến xa Bắc Việt T54 và T62 trang bị đại bác 132 và 152 ly.

    Quân đội VNCH lại không được trang bị các loại hoả tiễn, mà chỉ có các loại bích kích pháo ( mortier) được sản xuất từ Thế Chiến Thứ Hai, trong khi Bắc Việt được viện trợ hoả tiễn 122ly và loại hoả tiễn liên châu ( được mệnh danh là “dương cầm Staline) bắn một lúc hàng chục loạt hoả tiễn .

  7. Lính trơn says:

    Giả sử Mỹ viện trợ ồ ạt cho VNCH hàng chục tỷ đô la nhưng không có lính Mỹ trực tiếp tham chiến và không có máy bay B52 rãi thảm hủy diệt Bắc Việt và VC thì trước sau gì VNCH cũng đầu hàng không điều kiện CSVN.
    Vậy nên, thật đáng tiếc! Đáng lẽ Mỹ cứ viện trợ ồ ạt cho VNCH thì CSVN sẽ tịch thu được chiến lợi phẩm gấp hàng chục lần so với 30/4/1975, sau khi đánh tan khơ me đỏ và đánh tan giặc Tàu phù hồi tháng 2/1979 thì vẫn còn đủ để tiếp tục đánh Tàu phù hàng trăm năm.

    • Tien Ngu says:

      Mẹ họ, lính trơn thì biết cái mẹ gì?

      Tướng tá còn…ngọng, nói chi lính trơn?

      Bớt láo đi em…

    • Samson says:

      Những giả thử ngớ ngẩn của đứa bé vẫn còn thò lò mũi xanh ! Hèn chi làm lính trơn

    • VNCH says:

      Chuyện mấy thằng lính Ngụy VNCH hèn nhát chạy tụt cả quần ra nói làm chó gì, xưa rồi
      Bây giờ tớ có cái đề tài này xin các cụ nhất là cụ Austin Phạm có biết thì cho ý kkiến
      Mình sang đề tài Bác Hồ đi chơi đĩ , tớ nghe mấy ông bên tây nói hồi Bác đi cứu nước thỉnh thoảng cũng tới xóm đĩ ở Monmartre kiếm gái

    • UncleFox says:

      Anh Tien Ngu và anh Samson bé cái nhầm rồi . “lính trơn” là những anh lính đã được bôi trơn ở “cửa hậu”, dành riêng cho các vị thủ trưởng giải quyết “bức xúc” . Thế nên lính trơn là một chức vụ tối quan trọng trong biên chế quân đội nhân dân Việt Cộng .

      Bởi thế mới có câu vè như dưới đây để tôn vinh các anh “lính trơn” :

      Hậu cần là cha bộ đội,
      “lính trơn” là ông nội hậu cần .

      • Samson says:

        Bác UncleFox giải thích đúng quá . Đọc thấy nickname Lính trơn, tui lại liên tưởng đến binh nhì dốt đặc cán mai Hồ chí Minh phục vụ trong đoàn quân Mao xếnh xáng hồi trước .

    • Thực hiện Hiệp định says:

      Tháng 11-1972 trước khi ký Hiệp định Paris vài tháng, TT Nixon vội vã cung cấp ồ ạt cho VNCH nhiều vũ khí tổng cộng trị giá cả tỷ đô la qua hai chiến dịch với bí danh Enhance (Gia tăng) và Enhance Plus (Gia tăng cộng). Tổng cộng gồm ba tiểu đoàn pháo binh 175 ly, hai tiểu đoàn thiết giáp M-48, gần 600 máy bay trong đó hơn 200 phản lực chiến đấu và oanh tạc cơ, hơn 300 trực thăng, máy bay vận tải, thám thính (5).

      • Quang Phan says:

        “…TT Nixon vội vã cung cấp ồ ạt cho VNCH nhiều vũ khí tổng cộng trị giá cả tỷ đô la qua hai chiến dịch với bí danh Enhance (Gia tăng) và Enhance Plus (Gia tăng cộng). … 200 phản lực chiến đấu và oanh tạc cơ” .Tác giảTrọng Đạt .

        ” Thật quý hoá quá ” ! Thế nhưng sự thật thì ra sao ?

        Việt Nam Cộng Hoà chỉ được viện trợ cho những phi cơ chiến đấu và oanh tạc cơ hạng nhẹ sản xuất từ thời Đệ Nhị Thế Chiến, mà đến nỗi trong những năm sau này của cuộc chiến thì chẳng có phi công Mỹ nào còn dám ngồi trong những chiếc “quan tài bay” đó nữa.

        Chiếc phi cơ cánh quạt Skyraider cuối cùng do phi công Mỹ lái bị hạ là vào năm 1968, còn chiến đấu cơ “tý hon” F5 cuối cùng do phi công Mỹ lái bị hạ là vào năm 1967. Loại phản lực oanh tạc cơ hạng nhẹ A 37 thì người Mỹ chỉ xử dụng trong năm 1967.

        Còn các loại chiến đấu và oanh tạc cơ thông dụng mà Hoa kỳ xử dụng thời đó như A4 Skyhawk, A6 Intruder, A7 Corsair, F105 Thunder Chief, F4 Phantom, etc…thì phi công Việt Nam Cộng Hoà chẳng hề được đụng đến, nói chi đến loại oanh tạc cơ hạng nặng B 52, khắc tinh đối với chiến thuật đánh biển người của giặc Cộng.

      • Quang Phan says:

        Bốn Mươi Năm- Mường Giang: Theo tinh thần của Hiệp định Ba Lê và những lời hứa của Nixon, những vận tải cơ khổng lồ C5 đã tới Việt nam . Người Mỹ giả bộ chở tới ít súng đại bác 105 ly thời Thế Chiến Thứ Nhất, ít trăm bộ nón sắt cháo lòng không giống ai. Tàn nhẫn nhất là trong số những thứ phế thải này, có nhiều thùng băng cứu thương cá nhân đã xử dụng.

        Biết Hoa Kỳ đã tận tuyệt rồi nhưng chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vẫn giả đò họp báo đăng tin rằng Mỹ vẫn viện trợ, để phần nào giữ lại chút niềm tin cho người lính đang xả thân nơi chiến trường, trong giờ thứ 25 đối mặt với thù trong giặc ngoài. Riêng Mỹ thì mục đích gửi các phi cơ này đến là để chuyển tải tất cả hồ sơ mật và những vật dụng máy móc điện tử quý giá về nước .

  8. Austin Pham says:

    Anh đọc thư em mà đíu hiểu em muốn nói gì, ngoại trừ sự lòng vòng và cuối cùng em cũng phải xác nhận là bên bố mua đồ chơi với giá quốc doanh. Không, phe của anh không có mua vũ khí gì ráo. Đánh nhau với các bác năm cối thì tụi anh có rủ người khác nhào vô nên không tốn một cắc bạc. Bọn anh đánh xong thì qua Mỹ hoặc Canada, Đức, Úc, Hòa Lan…chờ xem các đồng chí trả nợ giang hồ. Anh còn nhớ vào thập niên 80 thì con cái của các đồng chí lũ lượt….xuất khẩu lao động, kế tiếp là tôm cá, lúa gạo, chưa kể…cam Bố hạ cũng tự động ra đi tìm đường cứu nước. Dân của 2 miền nát bấy trước và sau chiến tranh, vậy mà rồi đảng cũng phải vâng dạ với kẻ đã đưa hơn 2 triệu chiến binh bắc cộng đi dùng cơm thân mật với “bác” là sao hả Huy? Rồi còn phải tự chuyển biến từ “tem phiếu” qua “thị trường” nữa chứ! Chỉ tụi ngu trong ngoặc kép mới làm vậy. Đúng không?
    Anh chưa nói việc bọn em cắt đất, cắt biển để trả nợ đó nghen! Đâu phải cái gì cũng quy ra tiền. Cộng sản mà em. Dốt!

  9. tudohaylachet says:

    TD là tác giả chuyên trị chủ đề “nguyên nhân VNCH sụp đổ”. Nhìn chung tg có bỏ công sưu tầm tài liệu phong phú. Nhưng rõ ràng, tài liệu là tài liệu, ko ai có thể đảm bảo nó là sự thật 100%. TG trích dẫn sai nhiều chổ khi cho rằng “sau HD Paris, nếu ko có B52 hổ trợ, QLVNCH sẽ sụp đổ trước hỏa lực của cộng sản” nhận định này hoang đường, quá thần thánh hóa B52; rồi “vùng 1 sụp đổ vì áp lực nặng của quân cộng sản”, điều này sai, vì hầu như ko có đánh lớn, QD1 hầu như chỉ rút bỏ rút bỏ rồi cuối cùng tan hàng tại DN…còn nhiều lắm

  10. Quang Phan says:

    Giá như năm 75, Việt Nam Cộng Hoà có vài chục trái bom Daisy Cut thì hơn 20 sư đoàn quân Cộng sản xâm lược đã bị bốc hơi rồi. Và người dân Việt nam ngày nay đâu phải sống dưới chế độ công an trị. Và bọn đế quốc Tàu cộng đâu có cơ hội ngang ngược tung hoành biển Đông :

    Nhà văn CS Tô Hải : Mỗi năm cứ gần đến cái ngày 30 tháng 4, mình đều có bài bộc lộ nỗi buồn, nỗi đau, kể cả sự tức cười của mình về những “chiến thắng như chẻ tre”, “những cuộc tiến đánh, “chiếm lĩnh nơi này, căn cứ nọ của… “Mỹ-Ngụy”, những cuộc “tiến công thần tốc, thần tốc nữa” vô tận hang ổ cuối cùng của “ngụy quân, ngụy quyền” cứ y….như là có thật vậy!

    Có ai dám nói lên sự trả đũa khốc liệt của quân đội miền Nam bằng 2 quả bom Daisy Cut (còn gọi là bom “tiểu nguyên tử” hoặc “bom con heo”) đã biến bao nhiêu chú lính trẻ miền Bắc vừa rời ghế trường phổ thông, đã được lùa hết lên tầu, lên các đoàn Molotova “đuổi theo quân địch” và rồi đã bị biến thành tro bụi hết cả, khi đang tập kết ở cuối quốc lộ 20, ngã ba Dầu Giây, khi trên môi vừa thoát ra câu ca tưởng chừng sẽ “át tiếng bom”: “Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù”..?

    Theo những con số có được từ các nhân chứng, tướng tá còn sống “phía bên kia”, khi nói về cái sự “trả thù không mong muốn” này, mình đã phát rợn người về những thông số: Bom Daisy Cut (bị gọi nhầm là CBU) có trọng lượng 7 tấn, mang mỗi trái 15.000 cân Anh thuốc nổ TNT, khả năng tàn phá tới 3 dặm vuông, chuyên dùng để tạo một nơi đậu tạm thời cho máy bay….

    Và mình bỗng thấy thương cho những đoàn xe chở đầy những chú nhóc lính mới tò te, miệng hát đến hết hơi “Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước” đã bị “bốc hơi” hết trên đường tiến quân “như vũ bão” về cái nơi mà chỉ còn cách đó có 80 cây số nữa là có thể đánh dấu chấm hết chiến tranh, lập nên chiến công ở một thời khắc, mà ai cũng muốn được ghi tên mình là người đầu tiên bước vào Dinh Độc Lập “hang ổ cuối cùng”, bộ chỉ huy của “kẻ thù”!

Phản hồi