WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giá của người trí thức

pobrane (2)
Ai cũng bảo trí thức là vô giá. Người trí thức vì đó cũng là vô giá, tức không thể đánh giá cụ thể bằng con số, như bằng tiền bạc . Nhưng khi căn cứ trên sản phẩm của họ để nhận diện thì cũng từ đây người ta bắt đầu xếp họ theo địa vị chiếu trên, chiếu dưới . Và cũng từ đây, giá trị của người trí thức lại được tính bằng tiền .

Ở Pháp mà chắc cũng ở nhiều nước phát trìển khác, người trí thức là những sao – minh tinh – trong các cửa hàng sách, những nhà nghiên cứu khoa học hoặc những người được xí nghiệp lớn trả lương cho những lời cố vấn của họ . Họ bán sự hiểu biết để sống qua ngày hoặc để kiếm nhiều tiền .

Pháp hiện có 15 người mà tác phẩm bán được từ 237 438 quyển (kinh tế gia Thomas Piketty) cho tới 2 210 285 quyển (nhà văn Frédéric Lenoir) . Thông thường, muốn sống được bằng ngòi viết thi tác phẩm phải bán được ít lắm là 50 000 quyển / năm .

Một nét mặt trí thức Pháp ngày nay

Muốn nói tới triết gia Alain Finkielkraut, gìáo sư khoa học xã hội ở Trường Bách khoa ! Trí thức pháp thường là gương mặt nổi của truyền thông . Ông Alain Finkielkraut từ hơn ba mươi năm nay phụ trách chương trình “Répliques ” (Đáp lại) cho sáng thứ bảy của Đài France-Culture ( Pháp-Văn hóa) . Khi ông đi hưu trí năm 2014, Đài Europe 1 đề nghị ông làm việc và trả lương cho ông mỗi buổi phát thanh là 800 euros . Ông từ chối vì nghĩ đủ sống với lương hưu trí giáo sư .
Cuối năm 2014, ông được bầu vào Hàn Lâm Viện Quốc gia Pháp . Tháng giêng 2016, ông nhậm chức . Được bầu vào Hàn Lâm Viện là một vinh dự lớn cho người trí thức nhưng riêng với ông, cũng là một nổi lo âu không nhỏ .

Dự lễ tấn phong làm người “bất tử” thì cũng phải giử lấy thể thống bất tử ( Theo Viện Thống kê thì thời gian ” bất tử ” trung bình khoảng 15 năm) . Phải có áo cẩm bào xanh đo may, phải có thanh kiếm báu làm theo thủ công truyền thống. Hai món này đòi hỏi một số tiền không nhỏ . Không có thì không có lễ tấn phong .

Theo nhà báo Daniel Garcia, trong quyển ” Coupole et Dépendance “, chiếc áo xanh giá 35 000 euros, thanh gươm giá cả tùy theo vật liệu như bằng bạc, vàng, pha lê, nạm kim cương hay không, do nhà thiết kế nổi tiếng, ..;Và giá từ 100 000 euros .

Vậy người trí thức làm sao trả chi phí này? Thường khi được bầu, người trúng tuyển sẽ nhờ người thân, bạn bè lập ra một cái hội để quyên góp giúp giải quyết chi phí quá lớn của lễ nhậm chức đòi hỏi . Trong trường hợp trìêt gia Alain Finkielkraut, ông nhờ những bạn thân chủ xí nghiệp lớn chung lại số tiền đó cho ông.

Không có mấy trí thức được cái may mắn to lớn và trọn vẹn như ông, vừa danh dự sáng chói, vừa có bạn bè giàu giúp đỡ.

Trí thức và tiền bạc

Không thiếu những trí thức phải ” nối ” hai đầu tháng cho khéo . Vì trí thức và tiền bạc vẫn là hai thế giới khó gặp nhau. Có cái này đủ thì thiếu cái kia. Người đời nghĩ rằng giói trí thức thường không cần sự giúp đở vật chất để sống . Hình ảnh mẫu mực là triết gia Socrate . Ở thế kỷ thứ III, sử gia Diogène Laërce cấm dùi ở Hi-lạp, từ chối tiền của môn sinh trợ cấp . Trí thức không phải trả tiền nhà, tiền ăn hàng tháng như dân chúng bình thường . Nhu cầu duy nhứt của người trí thức là sự khao khát ” Chân lý ” . Họ sống với Chân lý và cho Chân lý !

Nhưng thật sự người trí thức ngày nay, cụ thể, trí thức pháp, sống như thế nào ? Nên nhớ khi họ xuất hiện trên trang bìa nhựt báo hay tuần báo, hoặc họ xuất hiện trên TV, thì chính là lúc họ thâu tìền vô vì nhờ đó sách của họ sẽ bán nhiều . Chủ xí nghiệp lớn cũng mời họ cho ý kiến và trả thù lao hậu hỉn . Ông bà Clinton nói chuyện 1 giờ giá hàng trăm ngàu đô-la . Ở Pháp, Cựu Tổng thống Sarkozy mỗi lần nói chuyện cũng đòi cả trăm ngàn euros thù lao . Mắc rẻ là giá trị chênh lệch của trí thức . Và đó là cái giá của trí thức . Rất cụ thể ví đo đếm được .

Nhưng Bà Sandrine Treiner, Giám đốc Đài France-Culture, xác định lại giá trị thật của người trí thức và phủ nhận những giá trị trí thức theo số tiền người trí thức kiếm được . Theo bà, ” khi người ta chọn làm người trí thức thì phải biết từ khước nếp sống xa hoa . Trí thức, không ai lại chỉ bìết làm tiền mà thôi ” .

Nhà bình luận Caroline Fourest đưa trường hợp bản thân của bà ra làm điẻn hình ” Bản thân tôi, tôi không thừa hưởng được gì cả, cũng không phải giới chức Đại học . Tôi chấp nhận thực tế là chưa bao giờ biết một hợp đồng làm việc vô thời hạn . Đời sống của tôi là bắp bênh” .

Ngày xưa, trí thức được những người hảo tâm giúp đỡ để sống mà không bận tâm lo nghĩ kiếm tiền, dành thì giờ sáng tác . Ngày nay, Nhà nước thay thế vai trò này . Đối với mọi người, có Cơ quan An Sinh xã hội . Đối với giới trí thức, có những Cơ quan chủ quản như Đại học, Trung tâm Quốc gia nghiên cứu khoa học, …Họ làm việc theo sự hiểu biết và sở thích của họ, một cách thoải mái, vì không bị ràng buộc theo qui chế công nhân.

Muốn vào Cơ quan Nghiên cứu hoặc Đại học, phải có bằng cấp Tiến sĩ – chứng nhận trình độ hiểu biết cụ thể – tham dự kỳ thi tuyển . Trúng tuyển, vào làm việc ngạch tập sự, lương lối 1800 euros ( trừ các khoản) / tháng.

Hai mươi năm sau, lãnh được từ 3000 – 4000 euros / tháng . Cuối đời, lảnh được 6000 euros / tháng, với năm ba trăm euros phụ cấp .

Với mức lương như vậy, người trí thức khó sống thoải mái trong Paris . Ai cũng hiểu nhưng không ai nói ra là người trí thức Pháp làm việc, lảnh lương kém hơn ở Huê kỳ và Canada rất nhiều . Có người ở Pháp thỉnh thoảng được Đại học Mỹ hay Thụy sĩ mới dạy vài tuần, được trả 10 000 hoặc 20 000 euros . Họ có quyền làm việc này . Cũng như họ có quyền hưởng tiền tác giả của những công trình nghiên cứu của họ khi được xuất bản, từ 8 % tới 12 % trên giá bán . Một tác phẩm bán được 5000 quyển là thành công buổi đầu . Để sống được với tác phẩm thì số sách bán phải từ 50 000 quyển .

Ngoài những hoạt động như dạy học, nghiên cứu khoa học, viết sách, tham vấn, người trí thức còn làm thuyết trình viên trên du thuyền, về lịch sử, địa lý, văn hoà của lộ trình du lịch . Thù lao từ 10 000 tới 50 000 euros cho một chương trình du lịch .

Nhìn thấy mức lợi tức của người trí thức Pháp quá khiêm tốn nhưng điều đó không có nghĩa là ở Pháp không có ngành nghề lương cao hơn . Có và mức chênh lệch rất lớn . Nhưng những nghề này không đòi hỏi hoàn toàn như sản phẩm trí thức .

Ký giả TV, đọc tin và lương hằng mươi ngàn / tháng . Phi công láy máy bay hành khách, học 3 năm sau Tú Tài, lương phi công phụ mới vào nghề là 3000 euros / tháng . Sau 6 tháng làm việc, lương tăng lên 6000 euros / tháng . Phi công chánh lảnh 17 000 euros / tháng .

Như vậy ngành nghề làm việc cho khu vực sanh lợi thì lương lớn . Trái lại, ngành hoạt động phục vụ giá trị nhân văn (như chân, thiện, mỹ) thì lương kém .

Lưong chánh khách

Nhân viên Chánh phủ như Tổng thống, Thủ tướng, Tổng Bộ trưởng, lương phải lớn vì vận mạng đất nước nằm trọn trong tay của họ .

Lương của Tổng thống Obama là 376 800 euros / năm, của Tổng thống Hollande là 179 000 euros / năm, sau khi hạ xuống 30 % vì ngân sách quốc giá quá thâm thụt ( 255 600 euros / năm), lương của Tập Cận Bình là 1581 euros / tháng vì làm cách mạng, Thủ tướng Úc 360 400 euros / năm, Thủ tướng Anh, 106 800 euros / năm, …

Cùng tính lương thì Thủ tướng Việt nam lãnh 17 triệu đồng / tháng, bằng lối 1000 euros / tháng (?) . Thế mà những người chức quyền ở Việt nam đều giàu có . Và mức giàu của họ vượt cả những nhà giàu ở Pháp .

Trí thức Pháp có cái giá của nó rõ ràng. Giá trị làm ra tiền phục vụ bản thân hay giá trị đóng góp thăng hoa đất nước . Riêng ở Việt nam, trí thức không có giá trị bằng cục phân. Theo sự đánh giá của Hồ Chí Minh học được từ Mao Trạch-đông . Sự đánh giá này có giá trị thực tế . Các Cụ Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Mạnh Tường, … đều bị Hồ Chí Minh hành hạ dã man để cho họ thắm thía về giá trị trí thức. Ngày nay, nếu còn sống, chác chắn những người này cũng vẫn chưa cất đầu lên được vì tội trí thức .

© Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

 

6 Phản hồi cho “Giá của người trí thức”

  1. Tudo.com says:

    Trích: “Ai cũng bảo trí thức là vô giá. Người trí thức vì đó cũng là vô giá, tức không thể đánh giá cụ thể bằng con số, như bằng tiền bạc….”

    Nói tới trí thức là nói tới chữ nghĩa, hiểu biết, vì phải học chữ nghĩa nhiều mới có hiểu biết nhiều nên thấy qua cái đề là tui. . .dội ngược. Nhưng nghe có hơi tiền bạc nên ghé vào kiếm. . .chút cháo!

    Nghe Cỏ May kể mấy tay học hành phờ người, nghiên cứu mờ con mắt, kiến thức chữ nghĩa đặt bụng như vậy mà chỉ có vài ông. . .hên lắm mới có đồng tiền rủng rỉnh, còn đa số sáng cạp bánh mì chiều cạp. . .khoai chiên, thấy mà chán phèo cho mấy ông Tây.
    Hay là mấy ổng chọn. . .lộn nghề?

    Chứ tui thấy xứ. . .tui bây giờ, nhiều ông bà đâu có học hành gì đâu, thậm chí, nhờ người khác thi hay mua bằng cấp mà chọn đúng nghề. . .Cầm quyền, nên vàng bạc kim cương, dollar nó chạy theo vô tủ ào ào thấy mà. . .lộn gan.

    Nhưng cái gì cũng phải đúng thời đúng chổ mới có giá cho nên cái giá của trí thức Trung Hoa thời 1950-60 chỉ bằng cái cục phân của Mao để cải thiện rau xanh.
    Thiệt tội nghiệp cho trí thức xứ Tàu gặp bạo chúa.

    Trong khi ngược lại trí thức xứ tui ngon lành, từ 1954-1975, mấy ông có chữ viết văn, viết báo, mần thơ, vẽ nhạc. . .rùm trời, tui thấy mấy ổng sáng sáng cà phê, cơm sường, chiều nhậu bò bảy món tưng bừng hoa lá cành.
    Đã vậy mà nhiều ông bà như Ngô Bá Thành, Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Lý Quí chung, Nguyễn Hữu Chung, Lý Chánh Trung v.v. . . còn chơi màn anh chị. . .chử nghĩa, lợi dụng quyền tự do ngôn luận của luật pháp, chửi chính quyền VNCH tắt bếp, mắng xã hội miền Nam mà họ đang hưởng một cách thậm tệ, nhưng lại ca tụng hết lời bọn thảo khấu ở đâu xa tận trong rừng núi Trường Sơn.
    Rồi họ hí hửng hoan hô cuộc đổi đời sau tháng tư đen trông thấy mà phát ngượng, nhưng. . .trời đất bất dung gian nên những kẻ trí thức vừa kể tên ở trên chỉ một sớm một chiều đã trở thành. . .chó thức giữ cửa, bị dân miền Nam khinh rẻ như con chó ghẽ cho đến khi tàn đời không ai thèm đem đi dùng cải thiện rau muống!
    Ôi! 30/4 về, nghĩ tới “Trí thức chồn lùi” mà buồn cho xứ ta.

  2. Người Sông Lam says:

    Sau 41 năm miền Bắc chiếm miền Nam, giang sơn qui về một mối và nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã cầm quyền một đất nước trong hòa bình suốt một thời gian tương đối dài, nhìn vào thực trạng của đất nước ta hôm nay, tôi vẫn đau đáu một câu hỏi: -Người Cộng Sản có yêu nước không ?. Theo tôi thì không, sau đây là những nghĩ suy của tôi:

    1. Người đã thề hứa trung với đảng và chỉ biết có đảng thì không thể có lòng yêu nước.
    2. Người đã tâm nguyện “Còn đảng, còn mình” thì không thể nói là mình yêu nước.
    3. Người đã cam tâm “Thà mất nước chứ không để mất đảng” là kẻ phản quốc, phản bội quê hương thì đừng nói đến hai chữ yêu nước.
    4. Người chỉ biết “Hèn với giặc, ác với dân” thì lòng yêu nước không có trong trái tim của họ.
    5. Người cam tâm bóp nghẹt sức sống của dân tộc, làm nghẽn mạch sống tương lai của đất nước thì họ không thể biết thế nào là yêu nước.
    6. Người chỉ biết đến lợi ích của bầy, nhóm mình và không quan tâm đến nhu cầu thiết thân của nhân dân mình thì tổ quốc, quê hương, đồng bào còn không có, nói chi đến lòng yêu nước.
    7. Người không biết nhục, không biết xấu hổ khi nhìn thấy đất nước mình, đồng bào mình mỗi ngày mỗi lụn bại, nghèo đói, chậm tiến và băng hoại thì lòng yêu nước của nó chì là trò đùa.
    8. Người không dám chịu trách nhiệm về những sai lầm của mình, băng đảng mình về những gì đã xảy ra trong quá khứ gây nên tang thương, đau khổ cho đất nước, cho dân tộc thì không xứng đáng với lòng yêu nước.
    9. Người không dám đối diện sự thật, luôn lừa dối nhân dân trong trách nhiệm phục vụ quê hương, dân tộc thì họ không biết yêu nước là gì.
    10. Người không biết và không dám tin tưởng vào trí tuệ, tinh thần và khả năng của đồng bào mình mà chỉ biết khom lưng suy phục ngoại bang và mù quáng theo đuổi chủ nghĩa hoang tưởng dù thực tế đã chứng minh sự sai lầm và bế tắc của nó thì không thể tin rằng họ là kẻ yêu nước.

    Với tôi, họ là những kẻ phản bội tổ quốc, vì cái niềm tin vào chủ nghĩa Mác-Lê và sự vong bản của người Cộng Sản là nguyên nhân đưa đến thảm trạng đớn đau, khốn nạn cho quê hương ta hôm nay. Là nguyên nhân của thất bại nầy đến thất bại khác trong trách nhiệm và bổn phận của nhà cầm quyền và chưa bao giờ thống nhất được niềm tin, ý chí, tinh thần, nhân lực và vật lực của toàn dân trong việc xây dựng, phục hưng và nuôi dưỡng sự trường tồn của đất nước Việt Nam.

  3. Quang Phan says:

    Trí thức Nguyễn hiến Lê ăn phải bả Cộng sản !

    Nguyễn Hiến Lê là tác giả của hơn một trăm cuốn sách, một nhà biên khảo có nhiều công trình to lớn, một dịch giả chuyển ngữ được những tinh túy văn chương ra Việt ngữ.

    Tác giả Nguyễn Ngu Ý trong ‘Sống và Viết“ đã có nhận định như sau về Nguyễn Hiến Lê:

    (Trích ) “Trong làng văn nước nhà, chưa có tác giả nào viết, dịch đều và có sách xuất bản nhiều như anh”. Sống ở miền Nam nhưng lòng Nguyễn Hiến Lê lại hướng về miền Bắc. Trong hồi ký, ông viết :

    “Cho tới năm 1974 tôi đã được biết ba xã hội : xã hội nông nghiệp của ông cha chúng ta, xã hội tư bản của Tây phương do ảnh hưởng của Pháp và vài nét xã hội tiêu thụ (societé de consommation) ở thời hậu kỹ nghệ (post-industriel) của Mỹ. Từ năm 1975 tôi lại được biết thêm một xã hội nữa mà người ta gọi là xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa.

    Tôi vốn có cảm tình với Việt Minh, với Cộng Sản, ghét thực dân Pháp, Mỹ, nhất là từ 1965 khi Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam, tôi khinh những chính phủ bù nhìn của Pháp, Mỹ. Tôi phục tinh thần hy sinh có kỷ luật của anh em kháng chiến và mỗi lần có thể giúp họ được gì thì tôi sẵn lòng giúp..”

    Nguyễn Hiến Lê đã viết thẳng thắn ra như vậy. Ông vẫn còn bị chiêu bài kháng chiến chống thực dân lôi cuốn mà không nhìn ra cái nguyên do của cuộc chiến ủy nhiệm của các thế lực cường quốc trên thế giới gây ra cuộc nội chiến tương tàn nối da xáo thịt.

    Một hành động chống đối bất hợp tác với chính quyền Việt Nam Cộng Hoà là ông đã từ chối Giải Tuyên Dương Sự Nghiệp Văn học Nghệ Thuật năm 1973 của Phủ Quốc Vụ Khanh Văn Hóa. Cũng như trước đó ông đã từ chối Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc năm 1967 khi ông được giải cùng với ông Giản Chi Nguyễn Hữu Văn.

    Trước 1975, Nguyễn Hiến Lê hy vọng rằng sau hiệp ước Paris sẽ có hòa bình và sẽ có chính phủ ba thành phần. Nhưng, từ sau năm 1975, sau khi đã sống với chế độ Cộng sản, Nguyễn Hiến Lê nhận ra được sự thực, và trong cuốn hồi ký đã dành ra một phần khá quan trọng nhận xét về thực trạng xã hội Việt Nam.
    Năm 1981, Nguyễn Hiến Lê viết xong bộ hồi ký. Ở hải ngoại, nhà xuất bản Văn Nghệ của ông từ mẫn Võ Thắng Tiết in ra làm ba tập. Tập 1 xuất bản năm 1990, tập 2 xuất bản năm 1990, và tập 3 xuất bản năm 1988.

    Đọc Hồi ký Tập 3 của Nguyễn Hiến Lê, người ta có cảm giác như đang đọc một bản cáo trạng buộc tội chế độ Cộng sản một cách rất nặng nề. Trong hơn 200 trang giấy, ông viết thật chân thành, nêu lên những sự thực và gửi theo những nỗi niềm đau lòng của một người đã thức tỉnh dù hơi muộn màng. Dù được kể vào hạng “ nhà văn tiến bộ”, và được chế độ Cộng sản dành cho nhiều ưu đãi cũng như mời mọc để tham dự các buổi lễ cũng như các sinh hoạt văn hóa nhưng ông tránh né và luôn luôn làm người đứng ngoài.
    Hãy đọc thử vài đoạn ông viết :

    ”Người ta nhận định sai về tình trạng miền Nam.Trước ngày 30 – 4 -1975, miền Nam rất chia rẽ, nhiều giáo phái đảng phái nhưng tiến bộ hơn miền Bắc nhiều về mức sống, kỹ thuật, nghệ thuật, văn hóa nhờ ngôn luận được tương đối tự do, nhờ được đọc sách báo ngoại quốc, biết tin tức thế giới, du lịch ngoại quốc, tiếp xúc với người ngoại quốc.., cả về đạo đức nữa, vì đủ ăn, người ta ít thèm khát mọi thứ, ít gian tham ( tôi nói số đông), ít chịu làm cái công việc bỉ ổi là tố cáo người hàng xóm chứ đừng nói tới người thân, nói chung là không có hành động nhơ nhớp như nhiều cán bộ ở Bắc tôi đã kể ở trên. Tôi còn nhận thấy vì người Nam bị coi là ngụy hết nên càng đoàn kết với nhau, thương nhau …….”

    hoặc buộc tội chế độ Cộng sản “Tuyên bố với quốc dân và thế giới rằng miền Nam theo chế độ dân chủ, trung lập, rồi một năm sau đã thống nhất quốc gia, hủy bỏ chế độ đó, bắt miền Nam theo chế độ xã hội chủ nghĩa như miền Bắc; báo chí, các đài phát thanh chỉ thông tin một chiều, không cho dân biết sự thực, đến nỗi chính các cán bộ ở bưng về cũng phàn nàn rằng báo chí nói láo hết, như vậy làm sao dân tin chính quyền được..”

    Và rất nhiều những đoạn tương tự như thế trong tập hồi ký.

    • MÂY NGÀN says:

      TRÍ THỨC PHÒNG THE

      Bao anh trí thức phòng the
      À quên phòng giấy tí toe một thời
      Thiên kinh vạn quyển đọc chơi
      Cuối cùng cũng chẳng thấy gì rút ra

      Quanh đi quẩn lại gọi là
      Như con mọt giấy sa đà thế thôi
      Đi sau quần chúng than ôi
      Tưởng mình trí thức đi đầu nhân gian

      Nguyễn Hiến Lê quả không oan
      Trước khen sau chưởi lại càng nhiêu khê
      Sơn Nam cũng vậy một bề
      Toe toe toét toét nghĩ mình hơn ai

      Hóa ra cũng chẳng chân tài
      Văn chương xôi đậu có ai mà ngờ
      Ồn ào rồi cũng tơ mơ
      Phỉnh đàn con trẻ bao giờ mới thiêng

      GIÓ NGÀN
      (26/4/16)

      • Quang Phan says:

        Khoa bảng Vũ văn Mẫu- thạc sĩ luật, trước 75, gia nhập nhóm Lực lượng Hoà Giải Dân Tộc. Tháng Tư năm 75 làm thủ tướng một ngày. Sau ngày mất nước, tên hoạt đầu chính trị này chẳng kiếm được chức vị quan trọng nào . Sau sang Pháp định cư .

  4. NHẬN DẠNG NGƯỜI TRÍ THỨC

    Con người là sinh vật, ai cũng có thân xác và cái đầu. Nhưng đó cũng mới chỉ là thân xác sinh học và cái đầu sinh học. Tức cũng chỉ mới là chức năng sinh ý mà chưa gì cả. Cái đầu sinh lý có hoạt động trí não nhưng chưa thể bảo đó là trí tuệ.

    Trí thức khác với người bình thường ở chỗ cái đầu trí tuệ. Muốn có cái đầu trí tuệ phải có học vấn và phải có tài năng. Thiếu một trong hai cái này, chỉ như một hạt lúa lép, nếu thiếu cả hai, cũng chỉ là cái đầu sinh tâm lý thường tình. Điều đó cho thấy giáo dục và tài năng riêng là điều quan trọng. Giáo dục hỏng cũng không bao giờ tạo nên người trí thức đúng nghĩa, tức là đúng chất.

    Thế nên giá trị cao nhất của người trí thức là tình yêu chân lý tức sự thật, tình yêu con người tức tình nhân văn, tình yêu xã hội tức lòng bác ái, tình yêu đất nước tức người biết yêu quê hương, dân tộc của mình. Người trí thức mà không có những đức tính này chỉ là giả trí thức, ngụy trí thức, giá trị và ý nghĩa không còn đáng tin.

    Nên sự hữu ích của người trí thức nói cho cùng chính là giá trị trí thức của họ. Giá trị trí thức đó cũng là ý nghĩa tinh thần hay ý nghĩa đạo đức của người trí thức. Nên đối với mọi người trí thức chân chính, ý nghĩa hay giá trị tinh thần và ý nghĩa hay phẩm chất đạo đức chỉ là một. Cả đạo đức bản thân và đạo đức xã hội đều tiêu biểu căn cơ nơi người trí thức.

    Như thế, người trí thức chân chính nằm ở nấc thang cao nhất của xã hội con người, nên họ thường là những nhà khoa học, những nhà tư duy, những nhà hoạt động thực tiển, kể cả những nhà văn học nghệ thuật tên tuổi mang nhiều giá trị và đem lại nhiều đóng góp nhất cho lịch sử đất nước họ thậm chí cả toàn nhân loại.

    Những kẻ quan niệm trí thức không bằng cục phân bởi vì thực chất họ không phải là trí thức. Không là trí thức thì làm sao đánh giá đúng đắn được về trí thức, hay chỉ đánh giá sai, vì đầu óc của họ chỉ là não bộ tâm sinh lý thường tình, không phải có trí tuệ phong phú, sâu sắc và đúng đắn của người trí thức.

    Nên kết luận lại, giá trị của trí thức hay người trí thức vừa là giá trị nội tại vừa là giá trị hữu dụng. Giá trị nội tại có nghĩa nó là khách quan, không tùy thuộc sự đánh giá của người khác. Giá trị hữu dụng là công năng đóng góp cho người khác, cho xã hội. Chính giá trị sau phụ thuộc giá trị trước mà không phải ngược lại.

    Từ đó cũng thấy rằng Karl Marx hoàn toàn khác hay cơ bản khác rất nhiều các nhà trí thức tên tuổi trên thế giới. Bởi học thuyết Mác gây ra quá nhiều tranh cãi, chia rẽ trong xã hội và lịch sử loài người, gây ra quá nhiều đổ vỡ, nhiều mặt tiêu cực và hoang phí trong xã hội loài người, như vậy vấn đề giá trị tự thân của tư duy của Mác cùng là tính hữu dụng của nó như thế nào phải khiến cho nhiều người đúng đắn đều buộc phải suy nghĩ. Bởi trí tuệ phải làm phong phú cho trí tuệ, còn trí tuệ chỉ đưa lại sự mù quáng hay tính phản trí tuệ thì chưa chắc đó đã hoàn toàn là trí tuệ.

    ĐỈNH NGÀN
    (25/4/16)

Phản hồi