WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sài Gòn giải phóng tôi

Nhà văn Nguyễn Quang Lập

Nhà văn Nguyễn Quang Lập

Mãi tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ quan tâm tới ngày chết, ngày sinh nhật là cái gì rất phù phiếm. Ngày sinh của tôi ngủ yên trong học bạ, chỉ được nhắc đến mỗi kì chuyển cấp. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai nhắc tôi ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối” tôi đang học Bách Khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đã cho hay đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Thật không ngờ. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài Gòn ngay lập tức, để cùng Sài Gòn tận hưởng “Ngày trọng đại”.

Kẹt nỗi tôi đang học, ba tôi không cho đi. Sau ngày 30 tháng 4 cả nhà tôi đều vào Sài Gòn, trừ tôi. Ông bác của tôi dinh tê vào Sài Gòn năm 1953, làm ba tôi luôn ghi vào lý lịch của ông và các con ông hai chữ “đã chết”, giờ đây là triệu phú số một Sài Gòn. Ba tôi quá mừng vì ông bác tôi còn sống, mừng hơn nữa là “triệu phú số một Sài Gòn”. Ông bác tôi cũng mừng ba tôi hãy còn sống, mừng hơn nữa là “gia đình bảy đảng viên cộng sản”. Cuộc đoàn tụ vàng ròng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng viên cộng sản, ba tôi nhận hơn hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời kì diệu.

Dù chưa được vào Sài Gòn nhưng tôi đã thấy Sài Gòn qua ba vật phẩm lạ lùng, đó là bút bi, mì tôm và cassette của thằng Minh cùng lớp, ba nó là nhà thơ Viễn Phương ở Sài Gòn gửi ra cho nó. Chúng tôi xúm lại quanh thằng Minh xem nó thao tác viết bút bi, hồi đó gọi là bút nguyên tử. Nó bấm đít bút cái tách, đầu bút nhô ra, và nó viết. Nét mực đều tăm tắp, không cần chấm mực không cần bơm mực, cứ thế là viết. Chúng tôi ai nấy há hốc mồm không thể tin nổi Sài Gòn lại có thể sản xuất được cái bút tài tình thế kia.

Tối hôm đó thằng Mình bóc gói mì tôm bỏ vào bát. Tưởng đó là lương khô chúng tôi không chú ý lắm. Khi thằng Minh đổ nước sôi vào bát, một mùi thơm rất lạ bốc lên, hết thảy chúng tôi đều nuốt nước bọt, đứa nào đứa nấy bỗng đói cồn cào. Thằng Minh túc tắc ăn, chúng tôi vừa nuốt nước bọt vừa cãi nhau. Không đứa nào tin Sài Gòn lại có thể sản xuất được đồ ăn cao cấp thế kia. Có đứa còn bảo đồ ăn đổ nước sôi vào là ăn được ngay, thơm ngon thế kia, chỉ giành cho các du hành vũ trụ, người thường không bao giờ có.

Thằng Minh khoe cái cassette ba nó gửi cho nó để nó học ngoại ngữ. Tới đây thì tôi bị sốc, không ngờ nhà nó giàu thế. Với tôi cassette là tài sản lớn, chỉ những người giàu mới có. Năm 1973 quê tôi lần đầu xuất hiện một cái cassette của một người du học Đông Đức trở về. Cả làng chạy đến xem máy ghi âm mà ai cũng đinh ninh đó là công cụ hoạt động tình báo. Suốt mấy ngày liền, dân làng tôi say sưa nói vào máy ghi âm rồi bật máy nghe tiếng của mình. Tôi cũng được nói vào máy ghi âm và thật vọng vô cùng không ngờ tiếng của tôi lại tệ đến thế. Một ngày tôi thấy tài sản lớn ấy trong tay một sinh viên, không còn tin vào mắt mình nữa. Thằng Minh nói, rẻ không à. Thứ này chỉ ghi âm, không có radio, giá hơn chục đồng thôi, bán đầy chợ Bến Thành. Không ai tin thằng Minh cả. Tôi bỉu môi nói với nó, cứt! Rứa Sài Gòn là tây à? Thằng Mình tủm tỉm cười không nói gì, nó mở casette, lần đầu tiên chúng tôi được nghe nhạc Sài Gòn, tất cả chết lặng trước giọng ca của Khánh Ly trong Sơn ca 7. Kết thúc Sơn ca 7 thằng Hoan bỗng thở hắt một tiếng thật to và kêu lên, đúng là tây thật bay ơi!

Sài Gòn là tây, điều đó hấp dẫn tôi đến nỗi đêm nào tôi cũng mơ tới Sài Gon. Kì nghỉ hè năm sau, tháng 8 năm 1976, tôi mới được vào Sài Gòn. Ba tôi vẫn bắt tôi không được đi đâu, “ở nhà học hành cho tử tế”, nhưng tôi đủ lớn để bác bỏ sự ngăn cấm của ông. Hơn nữa cô họ tôi rất yêu tôi, đã cho người ra Hà Nội đón tôi vào. Xe chạy ba ngày ba đêm tôi được gặp Sài Gòn.

Tôi sẽ không kể những gì lần đầu tôi thấy trong biệt thự của ông bác tôi, từ máy điều hòa, tủ lạnh, ti vi tới xe máy, ô tô, cầu thang máy và bà giúp việc tuổi năm mươi một mực lễ phép gọi tôi bằng cậu. Ngay mấy cục đá lạnh cần lúc nào có ngay lúc đó cũng đã làm tôi thán phục lắm rồi. Thán phục chứ không ngạc nhiên, vì đó là nhà của ông triệu phú. Xin kể những gì buổi sáng đầu tiên tôi thực sự gặp gỡ Sài Gòn.

Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy dành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời. Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lí.

Tôi mua ba chục cái bút bi về làm quà cho bạn bè. Bà chủ lấy dây chun bó bút bi và cho vào túi nilon, chăm chút cẩn thận cứ như bà đang gói hàng cho bà chứ không phải cho tôi. Không một mậu dịch viên nào, cả những bà hàng xén quê tôi, phục vụ khách hàng được như thế, cái túi nilon gói hàng càng không thể có. Ai đòi hỏi khách hàng dây chun buộc hàng và túi nilon đựng hàng sẽ bắt gặp cái nhìn khinh bỉ, vì đó là đòi hỏi của một kẻ không hâm hấp cũng ngu đần. Giờ đây bà chủ tạp hóa Sài Gòn làm điều đó hồn hậu như một niềm vui của chính bà, khiến tôi sửng sốt.

Cách đó chưa đầy một tuần, ở Hà Nội tôi đi sắp hàng mua thịt cho anh cả. Cô mậu dịch viên hất hàm hỏi tôi, hết thịt, có đổi thịt sang sườn không? Dù thấy cả một rổ thịt tươi dưới chân cô mậu dịch viên tôi vẫn đáp, dạ có! Tranh cãi với các mậu dịch viên là điều dại dột nhất trần đời. Cô mậu dịch viên ném miếng sườn heo cho tôi. Cô ném mạnh quá, miếng sườn văng vào tôi. Tất nhiên tôi không hề tức giận, tôi cảm ơn cô đã bán sườn cho tôi và vui mừng đã chụp được miếng sườn, không để nó rơi xuống đất. Kể vậy để biết vì sao bà chủ tạp hóa Sài Gòn đã làm tôi sửng sốt.

Rời quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn. Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Captain, tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính. Không may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. Biết mình sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. Cô bé phục vụ chạy tới vội vã lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt.

Một giờ sau tôi quay về nhà ông bác, phát hiện sau nhà là một con hẻm đầy sách. Con hẻm ngắn, rộng rãi. Tôi không nhớ nó có tên đường hay không, chỉ nhớ rất nhiều cây cổ thụ tỏa bóng sum sê, hai vỉa hè đầy sách. Suốt buổi sáng hôm đó tôi tha thẩn ở đây. Quá nhiều sách hay, tôi không biết nên bỏ cuốn gì mua cuốn gì. Muốn mua hết phải chất đầy vài xe tải. Giữa hai vỉa hè mênh mông sách đó, có cả những cuốn sách Mác – Lê. Cuốn Tư Bản Luận của Châu Tâm Luân và Hành trình trí thức của Karl Marx của Nguyễn Văn Trung cùng nhiều sách khác. Thoạt đầu tôi tưởng sách từ Hà Nôi chuyển vào, sau mới biết sách của Sài Gòn xuất bản từ những năm sáu mươi. Tôi hỏi ông chủ bán sách, ở đây người ta cũng cho in sách Mác – Lê à? Ông chủ quán vui vẻ nói, dạ chú. Sinh viên trong này học cả Mác – Lê. Tôi ngẩn ngơ cười không biết nói gì hơn.

Chuyện quá nhỏ, với nhiều người là không đáng kể, với tôi lúc đó thật khác thường, nếu không muốn nói thật lớn lao. Tôi không cắt nghĩa được đó là gì trong buổi sáng hôm ấy. Tôi còn ở lại Sài Gòn thêm 30 buổi sáng nữa, vẫn không cắt nghĩa được đó là gì. Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị. Tôi thì rất vui vì biết mình đã được giải phóng.

Theo Uyennguyen

28 Phản hồi cho “Sài Gòn giải phóng tôi”

  1. Quang Phan says:

    Tác giả Trần Đình của cuốn “Đèn Cù ” kể lại ông gặp lại bà con ở Sài Gòn nói chuyện, hỏi han, gặp lại cán bộ, bộ đội từng vượt Trường Sơn, đi B, nay về vườn, cũng mò vào Nam sanh sống. Có ngưòi không muốn gì khác hơn, không muốn biệt thự, không muốn xe hơi, chỉ muốn Mỹ trở lại bỏ bom cho chết hết.

  2. Trần Tưởng says:

    “Tôi bỉu môi nói với nó, cứt! Rứa Sài Gòn là tây à? Thằng Mình tủm tỉm cười không nói gì, nó mở casette, lần đầu tiên chúng tôi được nghe nhạc Sài Gòn, tất cả chết lặng trước giọng ca của Khánh Ly trong Sơn ca 7. Kết thúc Sơn ca 7 thằng Hoan bỗng thở hắt một tiếng thật to và kêu lên, đúng là tây thật bay ơi!”.

    Tiên sư bố thằng thực dân Pháp . Đã bị đuổi đi mấy chục năm mà vẫn còn để lại tàn đư tư
    tưởng đồi trụy . Chỉ có mấy gói mì ăn liền ,cái máy cát-sét rè lỗi thời ,mà nhân dân ta đã cho đó là
    “tây quá “,tiên tiến quá, thiên đường quá . Chắc chúng chẳng bao giờ nghe câu “Trăng Trung Quốc
    tròn hơn trăng ở xứ Mỹ , đồng hồ Liên sô tốt hơn đồng hồ Omega Thụy sĩ ” hở . Đúng là bọn phản
    động .

  3. Trần Tưởng says:

    “Một ngày tôi thấy tài sản lớn ấy trong tay một sinh viên, không còn tin vào mắt mình nữa. Thằng Minh nói, rẻ không à. Thứ này chỉ ghi âm, không có radio, giá hơn chục đồng thôi, bán đầy chợ Bến Thành. Không ai tin thằng Minh cả. Tôi bỉu môi nói với nó, cứt! Rứa Sài Gòn là tây à?”—Trích.

    Nhớ hồi xưa ,có một thứ kiêu là :cái La-dô ấp chiến lược . Cái “đài” này ,thiên hạ trong miền
    Nam coi rẻ lắm ,màu sắc và độ bền của nó cũng vào loại “hàng có chất lượng ” lắm ,không hiểu sao
    thiên hạ “văng vật” nó giống như một thứ “phế vật” . Giá nó được xuất hiện ở miền Bắc nhỉ ,thiên
    hạ sẽ coi như bảo vật.

    Có nhiều thứ dân miền Nam mất đi mới tiếc .Hy sinh những thứ tốt đẹp ,để đổi lấy những
    thứ hão huyền . Hy sinh cả tự do,nhân phẩm để đổi lấy một vũng bùn trộn cứt .

  4. noileo says:

    Bài chủ này và một số bài viết khác tương tự, cho thấy một sự khác biệt, khác biệt “một trời một vực” giữa VNCH với VNDCCH. So với miền nam vỹ tuyến 17, thì miền bắc vỹ tuyến 17 như địa ngục, miền nam vỹ tuyến 17 như thiên đàng.

    Sự thật rành rành ra đó mà vẫn có loài trí thức đứng giữa háng & trí thức ăn cháo đái bát & trí thức tâm thần (loài trí thức núp dưới mông đít Tàu, lấy tên của chủ nhân cái mông đít ấy, một nhân vật kiếm hiệp tàu, một nhân vật “giả sử” (sic) tàu, làm nick, nhưng lại ngoác miệng ăn cháo đái bát mà phê phán & chỉ trích việc sử dụng điển tích & “giả sử” tàu),

    hòng mong đựoc bọn trí thức bắc kỳ cộng sản & trí thức cộng sản lao động Tàu đẻ chân chính tim đỏ thẻ đỏ & bọn lão thành cách mạng Mao-ít độc ác & bọn trí thức kyky bắc kỳ (aka “trí thức đảng lãnh đạo”) & bọn trí thức tinh hoa bắc kỳ 2-9 độc lập bìm bịp ban cho cái danh hiệu “trí thức đứng giữa”,

    ngoác miệng ăn cháo đái bát lên xuyên tạc VNCH với luận điệu bịp bợm “miền nam & miền bắc độc tài như nhau”

    *****

    Vì đâu mà có sự khác biệt như bài chủ đã nêu?

    Người Việt miền nam thì cũng như người Việt miền bắc, cùng một cái “din” di truyền của dòng giống Lạc Hồng, người bắc còn được tiếng cần cù & chăm chỉ, biết lo xa & dành dụm cho tương lai, mà tại sao [từ 1954], miền bắc lại trở nên đói khổ tàn tệ, phải sống theo bản năng súc vật nhục nhằn như vậy?

    Đằng sau những cái bút bi, cái máy cassette, mấy bao thuốc lá, cách ăn mặc, mấy quyển sách thoát ngọn lửa đốt sách của bọn cộng sản VNDCCH chiếm đóng VNCH, cung cách sử sự niềm nở tử tế của người bán hang…, là cả một sự khác biệt, khác biệt “một trời một vực” về mọi mặt văn hóa, giáo dục, khác biệt về moị mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao…

    Rõ ràng đó là do sự khác biệt về thể chế, rõ ràng đó là do sự khác biệt về người lãnh đạo giữa VNCH tự do tử tế và bọn cộng sàn VNDCCH độc tài tàn ác
    .

    *****

    Một thể chế, được trở nên tốt đẹp bao nhiêu, ngoài phần đóng góp của người dân, còn có sự đóng góp quan trọng của chính quyền.

    Rõ ràng nếu Miến Điện không có Tổng thống Thein Sein, vị tất một mình Bà San Suu Kyi đã có thể sớm đưa Miến Điện đến vị trí như đang có ngày nay

    Rõ ràng, miền bắc VN từ sau 10-101954, trở nên khốn khổ như vậy là vì có bọn lãnh đạo là bọn cộng sản tàn ác tay sai giặc tàu, bọn Việt cộng Hồ chí Minh, Lê Duẩn, trí thức cộng sản lao động tàu đẻ, lão thành cách mạng mao ít vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu, tu 1950 rước giặc tàu vào miền bắc VN, tu 10-10-1954 ruoc giac Tau vao Hà nội mở ra một thời kỳ bắc thuộc mới, dựa vào giặc tàu chống lưng đỡ đầu khủng bố nhân dân miền bắc dựng nên tổ quốc xã hội chủ nghĩa tội ác VNDCCH con đẻ của Trung cộng & hiệp định giơ ne vơ 1954 ô nhục

  5. Dao Cong Khai says:

    You nói đúng một nửa, nhưng cần nói cho rõ rang` bởi vì như vậy thì chẳng lẽ thể chế tự do ở mie^n` Nam đã để cho người ta yêu nước mù quáng và việc người VN nói chung hay là học sinh VNCH ghét Mỹ có nghĩa là người ta mù quáng hay sao? Cái gì cũng cần phải giải thích cho minh bạch chứ không thể nói trống không như vậy được.

    Hồi còn con nít, ông già tôi thường đưa tiền cho tôi đi mua báo về cho ông ta đọc. Tôi còn nhớ có một trang tít lớn của một tờ nhật báo hồi năm 1963 viết rang: “CHÚNG TÔI PHẢI ĐẢO CHÁNH, NẾU KHÔNG THÌ VN SẼ LÂM NGUY”. Hồi đó tôi không hiểu gì cả, nhưng nhớ được cái khẩu hiệu đó, và bây giờ thì tôi hiểu vì sao mà người ta phát biểu như vậy. Tôi hiểu rõ rang` tư tưởng đó phát xuất từ những tướng lãnh VNCH nhu nhược chỉ biết bám đít người Mỹ, và lịch sử ngày nay đã chứng tỏ rõ rang` cho những người như chúng tôi hiểu được vì sao mà tờ báo đó nó đăng hàng chữ đó.

    Đúng như you nói, có nhiều ông thầy thời VNCH là VC nằm vùng và họ đã lợi dụng trường lớp để tuyên truyền cho VC; nhưng những người dân VNCH ghét Mỹ không có nghĩa là họ là VC hay tuyên truyền cho VC. Cho đến bây giờ tôi đủ khả năng để thẩm định những ông thầy mà tôi đã nghe họ chia sẻ chính trị và thời sự của VN hồi đó; họ chửi Mỹ và những gì họ phê phán về người Mỹ thì hoàn toàn đúng 100% sau khi lịch sử đã được trải qua và mọi bí mật lịch sử đã được sáng tỏ. Tôi may mắn nên được học những ông thầy đó và tới nay phần lớn họ đã chết, và có những người đã chết do nhà tù VC sau 75. Ông tha^y` Việt Văn của tôi, thi sĩ Bàng Bá Lân phụ trách chương trình Văn Học VN trên đài TV Sai Gon tru*o*c’ 75 và đã chết trong nhà tù VC sau 75 chẳng lẽ you cũng kết án ông ta là VC nằm vùng hay sao? GS Nguyễn Văn Kỷ Cương cũng mới chết vài năm nay ở Mỹ (hoac Canada), hồi đó ông ta cũng là thượng nghị sĩ VNCH chẳng lẽ ông ta cũng là VC nằm vùng hay sao? Tôi còn nhớ hồi đó ông ta tổ chức đưa cả lớp đi cắm trại, ông ta cho mấy người sinh viên trong đảng Đại Việt của ông ta đến để cắm cờ đảng Đại Việt và học sinh bọn tôi đã phản đối, rồi họ phải hạ lá cờ đảng Đại Việt xuống và chấm dứt những chuyện bàn luận chính trị.

    Không phải chỉ có những người bên phe VC mới là yêu nước mù quáng, mà cả phe Quốc Gia cũng có vô số người yêu nước mù quáng. Những tướng tá VNCH hồi năm 63 có tư tưởng đăng trong tờ báo tôi mua cho ông già tôi hồi đó là ĐẢO CHÁNH ĐỂ CỨU NGUY ĐẤT NƯỚC, đều là mù quáng. Và lịch sử đã chứng minh hầu hết trong số họ sau đó đã thấy ra*ng` mình mù quáng; mình bị tuyên truyền lường gạt bởi đại sứ Mỹ và CIA của Mỹ. Số còn lại thì tới năm 75 thì hoàn toàn hiểu rằng mình làm cuộc đảo chánh đó là quá mù quáng, là tay sai cho CIA Mỹ. Những ông thầy tôi họ chửi Mỹ là chửi ở chỗ đó và những chỗ tương tự như thế đó.

    Theo Mỹ là cái thế chính trị bắt buộc của VNCH, nhưng điều đó không có nghĩa là những kẻ ghét Mỹ và chửi Mỹ là họ sai. Bài diễn văn ông Thiệu đọc trên TV Sai Gòn trước khi từ chức năm 75 đã nói lên những gì ưu tư của giới lãnh đạo VN đối với chính phủ Mỹ, và nó cũng là sự trả lời minh bạch nhất cho những kẻ chỉ biết bám đít vào Mỹ để đảo chánh lật đổ chính quyền đệ nhất cộng hoà năm 1963. Chính cái chế độ của những người hô khẩu hiệu đảo chánh để được nhận viện trợ Mỹ năm 1963 đó đã làm cho VNCH lệ thuộc vào Mỹ, mất chính nghĩa đối với dân quê VN và đối với dư luận thế giới. Và ngay từ khi đám người chủ trương đảo chánh để được viện trợ Mỹ lên nắm chính quyền thì người VN đã có cảm giác thế nào rồi thì miền Nam cũng rơi vào tay CS và cuối cùng thì cái linh cảm đó đã trở thành sự tha^t.

    • thịnỡ says:

      Chửi Mỹ không có nghĩa là ghét Mỹ và không chửi Mỹ là “yêu Mỹ”.
      Những Ông thầy là những trí thức thiên tả,hướng về CS như Gs NVTRung ,Lý Chánh Trung .Thi sĩ g/s Bàng Bá Lân thì không ai nói là CS,nhưng thằng g/s dạy ở Cường Để QN thì không thể là không phải cs. Chống chính quyền VNCH qua lốt tôn giáo PG (một sô g/s trí thức cũng theo PG chống SG) dè dặt về hùa vói chúng hay chỉ nói mà không dám hành động .Còn tên g/s này thì ‘đọi lốt PG” dấn thân (như TD B Cự). Tôi quên mát tên nhưng trong mấy năm trước đây ,có đọc bài viết là trong lần sinh của hs trường Cường Đẻ ,tên g/s và 6 học sinh giao liên CS đã, trong ban tổ chức ,có ý đinh giết viên tĩnh trưỡng. Nhưng TT không đến vi bận ,nên học sinh và thày giáo ,một vài viên chức chính quyền
      là bị…Thằng g/s đó trốn lên bưng sau đó ,75 trở về là CB lớn (xe jeep ,vai đao sac côt…)Một G/s Triết khác là NMG cũng mang cái tư tưỡng thiên tả ,phê phán ,bất mản chinh quyền SG , Và còn nhiều nhiều lắm ,Ho sợ vào lính .Họ sợ VC Nói chung họ sợ ra mặt trận .Họ sợ chết…Còn phe đói lập trong QH thì sao ?Ngoài ra các đang phái khi lên cầm quyền họ làm được gì ? Và trong hoàn cảnh đó ,mà đòi đọc lập mà ghét Mỹ ? Chĩ là ghét thời thượng ,tỏ ra ta có trí thức mà thôi.Nếu không có Mỹ thì VN SG đã là Hà Nội rồi ,đâu còn bài viết của NQL hay sach Ái Vân hay DT HƯơng ?
      Giữa SG năm 63 tờ báo nào công khái đòi đảo chánh ,nếu có thật ,thì rỏ ràng là VNCH quá tự do ,dân chủ hơn cả Mỹ và các nước tự do dân chủ.Và nói đúng là VNCH mất là phải vì có kẻ ,hay những kẻ ,tới bây giờ ,vẩn còn nhìn VNCH trong con mắt màu đỏ như vậy….
      Một ví dụ khác đó là các trí thức VNCH được tự do quá nên theo CS cho đúng “mót” Theo ,phê phán ,bất mản , người ta gọi là “làm chính trị salon” .Chẳng ra cái quái gì cả,,,Điễn hình như ĐINH TỪ THỨC,không ai nói L/S này là CS ,nhưng vẫn là người của VNCH ,não trạng củ ,vẫn nhìn sự kiện qua cái nhìn thiên kiến của Sức Mấy…
      Một phản hồi chỉ là một cách “biện hộ ” cho mình một thời CHỐNG CHÍNH QUYỀN VN ,cở nhu học sinh Lê văn Nuôi hay SV Huỳnh Tấn Nẫm…rất khéo !
      (tn))

    • Tran Vinh says:

      Ngay từ thuở còn học trung học, hàng ngày đọc các tờ báo tư nhân Chính Luận, Hoà Bình, Xây Dựng, Ngôn Luận, Quyết Tiến…, các quyển sách Việt Sử Tân Biên, Cách Mạng Và Hành Động, Nguyễn Thái Học… tôi đã có được những nhận định chính xác là bọn Cộng sản Hà nội là lũ Quỷ Đỏ tàn ác. Và rằng chúng là đầu mối gây chiến tranh . Và rằng miền Nam có chính nghĩa . Và rằng sự hiện diên của người Mỹ ở Việt nam là cần thiết . Và rằng Liên xô dùng chủ nghĩa cộng sản để dụ dỗ quy tụ các nước nhược tiểu làm chư hầu trong giấc mộng bá chủ hoàn cầu .

      Tôi đã tỏ thái độ bất đồng ý kiến với những giáo sư thiên tả Nguyễn tử Lộc, Trần tuấn Nhậm . Tôi đã không tham gia vào các cuộc biểu tình chống chính phủ . Tôi đã rủa bọn biểu tình và thành phần Thứ Ba là tiếp tay cho cộng sản đánh phá hậu phương . Tôi đã nghi ngờ chúng nếu không là Cộng sản thì cũng là bị bọn cộng sản giật dây .

      Những nhận định này của tôi ngày nay đã được thực tế chứng minh là hoàn toàn đúng . Quả thực là tôi đã sáng suốt hơn những đầu óc u mê, lầm lạc ngay của cả những khoa bảng Vũ văn Mẫu, Nguyễn hiến Lê, v…v…

      ***Thạc sĩ Trần Đức Thảo: Ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chỉ là một phương cách giam hãm các dân tộc chư hầu với cái tên đẹp “khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em” nhưng thực chất là một đế quốc đỏ; nó kềm kẹp các dân tộc nhược tiểu quanh nó. Đó “chỉ là thứ liên minh ma quái, quỉ quyệt, giả dối”; muốn biến “nước ta thành một chư hầu ngoan ngoãn”. “Ông cụ” vì tham vọng quyền lực từ ý chí muốn học ra làm quan nhưng không được nên đã lấy học thuyết “giai cấp đấu tranh” làm kim chỉ nam để tạo cơ hội thành danh, thành lãnh tụ. Nhà triết học nói, để nắm vững quyền lực “ông cụ” phải thủ vai ông thánh, ông thần”, từ bỏ cả vợ con, mất đi tính người, thẳng tay tiêu diệt những kẻ có tài. Lại thêm, Mao đã cài chung quanh “ông cụ” một đám cực kỳ cuồng tín.

    • Tran Vinh says:

      Miền Nam theo thể chế tự do, dân chủ- khác hẳn miền Bắc , do đó đã tạo cơ hội cho cộng sản Hà nội dùng trí vận để lôi kéo người dân miền Nam theo chúng và đánh phá hậu phương miền Nam . Do đó vô cùng cần thiết là chúng ta phải biết sáng suốt biết nhận định phải trái .

      Cộng sản Hà nội xé Hiệp Định Geneve , ồ ạt xâm nhập miền Nam . Chúng mở các trận đánh lớn tàn phá nông thôn, thị thành của ta, giết hại bao nhiêu thường dân vô tội . Vì vậy sự hiện diện của người lính chiến đấu Mỹ ở Việt nam phải là điều vô cùng cần thiết . Cộng sản Hà nội dối trá chối biến sự hiện diện của các sư đoàn chính quy của chúng ở miền Nam. Chúng lẻo mép tuyên truyền rằng cuộc chiến tranh là do người dân miền Nam nổi dậy chống “Mỹ – nguỵ” . Có không ít những người miền Nam nghe theo lời tuyên truyền bịp bợm của bọn chúng. Họ đòi hỏi Mỹ rút quân khỏi Việt nam, ngưng các cuộc oanh tạc, kêu gọi lập chính phủ liên hiệp, coi những điều này là cần thiết để chấm dứt chiến tranh. Vậy những người này không phải là hạng “yêu nước mù quáng “ đáng nguyền rủa hay sao ? Lẽ ra nếu họ sáng suốt thì họ phải đòi bọn Cộng sản Hà nội phải rút hết về Bắc, ngưng yểm trợ các lực lượng du kích của chúng ở trong Nam, phải cực lực lên án những hành động giết người của bọn chúng thì mới đúng chớ

      Hạng người yêu nước mù quáng trên đã giúp bôi son trét phấn cho Ác quỷ Cộng sản Hà nội và bọn phản chiến, gây bất lợi cho chính nghiã miền Nam.

      Người Mỹ sai lầm vì đã nhúng tay vào cuộc đảo chánh lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên, giữa lúc cường độ chiến tranh lên cao, miền Nam không đủ quân để có thễ bao vùng toàn thể lãnh thổ, vũ khí lại yếu kém so với Cộng quân, đòi hỏi Mỹ rút khỏi Việt nam là điều xuẩn ngốc, rồ dại .

      Nền giáo dục miền Nam đã dạy cho tôi biết quý trọng gia đình , tôn giáo, Tổ quốc – hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa Cộng sản ngoại lai cổ xuý vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc . Và chủ trương bạo lực, chiến tranh của Cộng sản Hà nội khi Việt nam vừa thoát ách thực dân Pháp và cuộc chiến 45-54 đang cần hồi sinh là điều đáng bị cực lực lên án .

      Nền giáo dục miền Nam dạy cho tôi biết tôn kính hai chữ Tổ quốc thiêng liêng, trái ngược với Hồ chí Minh :”Cái danh từ tổ quốc là do các chính trị gia đặt ra để đè đầu nhân dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có tổ quốc, cũng chẳng có biên giới”.

      Nền giáo dục miền Nam dạy cho tôi biết thế nào là độc lập, chủ quyền quốc gia . Chớ không phải như đảng Cộng sản dành quyền lãnh đạo đất nước, mà lại ” Các đảng cộng sản ở các nước, như là chi bộ, đều phải tuân theo kế hoạch và qui tắc chung. Việc gì chưa có lệnh và kế hoạch của Quốc Tế 3 thì các Đảng không được làm.” – Hồ chí Minh . Thế thì còn gì là độc lập, chủ quyền ?!

      Lúc đó, tuy là một học sinh trung học mà tôi còn biết được những điều trên, huống hồ gì những người có bằng cấp . Vậy không phải họ là những người “yêu nước” mù quáng hoặc là Cộng sản len lỏi vào hàng ngũ quốc gia hay sao ?!

      Họ không biết sự nguy hại của chủ nghĩa Cộng sản là như chứng bệnh ung thư cần phải bị diệt trừ cho sự tồn vong của dân tộc hai Miền đất nước?! Họ không biết rằng đầu mối gây chiến tranh là bọn Cộng sản Hà nội, chứ không phải người Mỹ hay chính quyền Sài gòn ?! Họ không biết miền Nam không đủ quân để bảo vệ lãnh thổ ?!

  6. Nguyễn Kim Nên says:

    [Chỉ cần nhìn cách ăn mặc, trang điểm, đi lại, ăn nói nhẹ nhàng; chỉ cần ra chợ mua gì cũng có câu cảm ơn và túi ni lông đựng đồ đủ biết mình không cùng đẳng cấp văn minh với người ta rồi. Biết mình bị ngộ nhận với thông tin lệch lạc.]

    Hôm nay lại được đọc một thêm 1 nhận xét chân thật của 1 người miền Bắc vào Nam tháng 4/1975. Đó chính là của ca sĩ Ái Vân.

    Ái Vân sống ngoài Bắc, là con cưng của nhà nước Việt Nam lúc đó (1975-1990). Năm 1990 thì Ái Vân trốn ở lại bên luôn bên Đức sau đó qua Mỹ. Bây giờ thì Ái Vân thường xuyên về VN, và vẫn có quan hệ thân thiện với chính quyền VN và nghệ sĩ ngoài Bắc . Thế nhưng trong cuốn sách hồi ký mới xuất bản, bà đã viết như sau:

    (Trích)
    “Ở Hà Nội nhỏ bé xinh xinh, vào Sài Gòn thấy ngợp. Ra chợ Bến Thành thấy người dân khác hẳn. Lúc đó người Sài Gòn không dám ăn diện như trước, nhưng vẫn thấy sự khá giả trên những bộ đồ họ mặc. Họ đón nhận mình với thái độ vui mừng một cách gượng gạo, có phần nghi ngại. Dân Sài Gòn thấy ai từ bắc vào đều gọi là bộ đội. “Bộ đội” truyền hình ca nhạc cô nào cũng coi được, mấy bà mấy cô cứ xúm lại mấy chị em xuýt xoa: “Bộ đội mà sao da trắng bóc hà?”. Nhiều người còn cầm tay tôi ngạc nhiên bảo: “Ủa, nghe nói bộ đội rút móng tay người ta. Cô này bộ đội nè, sao móng tay còn nguyên nè, ngộ quá há”.

    Tôi mua vài thứ lặt vặt, đưa tiền ngoài bắc, cô bán hàng tính ra 1 đồng ăn 1.000 đồng tiền Sài Gòn, cả chợ ồ lên nói: “Trời, tiền ngoài bắc còn giá trị hơn tiền dollar à”. Cô bán hàng nói: “Em chờ chút để qua đổi tiền thối nha”. Tôi cãi: “Không, tiền em không thối đâu ạ”. (Hahah, Ái Vân tưởng họ nói “hôi thối”)

    Trước đây cứ nghe nói đồng bào miền Nam “bị Mỹ ngụy kìm kẹp” khổ lắm, rất cần sự giúp đỡ từ miền Bắc, cứ hình dung dân Sài Gòn đói khổ lắm. Mới vào Sài Gòn tôi rất ngỡ ngàng. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc, trang điểm, đi lại, ăn nói nhẹ nhàng; chỉ cần ra chợ mua gì cũng có câu cảm ơn và túi ni lông đựng đồ đủ biết mình không cùng đẳng cấp văn minh với người ta rồi. Biết mình bị ngộ nhận với thông tin lệch lạc. ” (hết trích)

    Không riêng gì Dương Thu Hương, Nguyễn Quang Lập, Trần Mạnh Hảo, …. có lẽ hàng triệu người Bắc đã từng phải choáng ngợp trước Saigon như vậy. Bây giờ có thêm Ái Vân.

    Ai muốn đọc nguyên bản thì xem trên báo lề đảng
    :
    http://thanhnien.vn/van-hoa/con-be-bien-chat-ai-van-giua-sai-gon-hoa-le-699059.html

    (xem nhanh kẻo bị lấy xuống)

  7. thịnỡ says:

    NQLcos nhớ lộn hay không cũng là đúng ,vì anh không nói về nội dung ,không phê bình khen chê,đúng sai .Anh chỉ nói những tựa sách nói về CS ,”nghiên cứu” về CS mà được NGỤY ,bọn đối đàu chống cộng,lại được IN ẤN và được BÁN TỰ DO làm anh hanh niên NQL trong cái môi trường khép kín dầy “chuyên chính vô sản” độc tài ,kiễm duyệt gắt gao,không có một cuốn sách nào viết về thế giới tây phương ,về tư vản cả. Điều nay đã thấy NQLyeu sách (cả một rừng sách sau nhà) có những tên sách về CNCS tưỡng là miền Bắc đem vào không ngờ lại được in ở miền Nam.
    Tự do ỏ đó Dan chủ ở đó . Nhưng cố nhiên không phải dân chủ tự do trong một nước chiến tranh đối đầu vói CNCS lại cho in sách tuyên truyền CS, NQL ngạc nhiên và bây giờ nguồi miền Nam cũng ngạc nhiên và có nhiều nuối tiếc…
    G/S NVT sau khi cho đi Paris họp (không nhớ) dịp HDDParis NVT đã gạp Đ/S VC và đã thâu đem vói Nguyễn đinh Thi.Nếu nhớ không lầm sau đó về VN có tờ báo tố cáo là “qua Paris “giao du” vói “chức quyền VC ,nhưng cũng thôi. …
    Bởi vì tự do và bởi vì dân chủ và bởi vì người ta trọng “trí thức”
    Ở miền Bắc những người này họ sẻ ra sao nếu họ Viết và ngọi ca có hay không khách quan) có thể ở tù chó đừng nói được IN và được phổ biến.
    (tn)

  8. S.Lam says:

    Đính Chính : cuốn sách viết về KM của Gs.NVT là ”Hành trình trí thức của Karl Marx”  (nhà Nam Sơn xb,1969) chứ không phải là ”Hành trình triết học…” xin thứ lỗi,.đa tạ

  9. S.Lam says:

    Nhà văn NQL chắc nhớ lộn rồi,hồi trước 1975,tôi nhớ chỉ có 1 cuốn sách xuất bản hợp pháp (bán ở các nhà sách ở Saigon) giới thiệu chủ nghĩa Marx một cách tương đối khách quan,mặc dù chỉ ở khía cạnh triết học,đó là cuốn ”Hành trình triết học của Karl Marx” của Gs.Nguyễn văn Trung (Lenin thì không ai nói đến) ,nói chung là không có một cuốn sách nào giới thiệu toàn bộ chủ nghĩa Marx-Lenin cả !.Còn ông Châu Tâm Luân thì hình như không viết sách,ông ta đi du học Ph.D ở Mỹ,trở thành thiên tả khi trở về VN,dạy học môn Kinh tế tại trường Đại Học Nông Lâm Súc SG.

Leave a Reply to Nguyễn Kim Nên