WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lý Công Uẩn dời đô sang Tầu?

Ðại lễ Ngàn Năm Thăng Long sắp khai mạc chính thức. Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản cho mở hội đúng ngày quốc khánh của Trung Cộng, với một bộ phim dài về Lý Thái Tổ trong đó ông vua khai sáng nhà Lý mặc y phục kiểu Tầu, bảnh bao như tài tử Hồng Kông. Bộ phim thực hiện ở bên Tầu, các vai phụ tuyển toàn dân Trung Quốc, phim do người Tầu sửa chữa kịch bản và dàn dựng, đạo diễn toàn bộ!

Ảnh: thaukinhvietnam.com

Người không hiểu nổi tại sao quý quan cộng sản lại chọn bắt đầu kỷ niệm 1000 năm Thăng Long vào ngày quốc khánh Trung Cộng. Lý Công Uẩn đã chính thức dời đô trong tháng 7 âm lịch, chứ không phải đầu tháng 10.

Nhà toán học Ngô Bảo Châu tháng 5 năm ngoái (2009) đã viết một bức thư gửi cho các đại biểu Quốc Hội Việt Nam, về chuyện cho Trung Quốc khai thác mỏ bô xít ở nước ta. Trong thư có đoạn: “Trung Quốc thực hiện chính sách ‘thực dân mới’… Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây: quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa. Ðất nước, con người, văn hóa Trung Quốc có nhiều thứ để ta cảm phục và học tập. Nhưng nếu ta rập khuôn theo mô hình của họ, đi theo con đường họ đã đi, làm theo cái họ nói tức là cái họ muốn, thì ta chỉ nhận phần thiệt thòi, còn bản sắc ta thì tồn tại được bao lâu. Vấn đề độc lập văn hóa, giữ gìn bản sắc vô cùng hệ trọng, xin quý vị lưu ý…”

Những nhận định của ông Ngô Bảo Châu về vấn đề “quan hệ hữu cơ vốn có” giữa Việt Nam và Trung Quốc và việc “giữ gìn bản sắc dân tộc” đang là một chuyện thời sự nhân vụ Lý Công Uẩn sang Tầu đóng phim. Thế kỷ 18, ông Lê Quýnh từ chối không chịu kết tóc bím và bỏ đồ Việt Nam để mặc y phục Tầu, dù chịu áp lực của nhà Thanh. Ông nói: “Ðầu tôi có thể chặt nhưng tóc tôi không thể đổi; da tôi lột ra được nhưng tôi không đổi áo.” Ngày nay, cộng sản Việt Nam đưa vua Lý sang Tầu mặc y phục, mũ mão giống y như tài tử đóng vai Tần Thủy Hoàng! Một dân tộc mất quặng mỏ, mất rừng, mất gỗ và mất môi trường sống trong lành cũng không nguy hiểm bằng mất cả linh hồn, khi bản sắc dân mình không còn nữa.

Trước khi coi đầy đủ cuốn phim Lý Công Uẩn này, cả nước đã uất lên vì giận. Ðây là âm mưu cho Lý Công Uẩn dời đô một lần nữa, từ Việt Nam sang Trung Quốc! Một nhà giáo trong nước phê bình: “Từ trang phục cho đến cảnh quan, từ áo mão cho đến búi tóc, hình ảnh toát ra cho ta thấy: Ðây là một phim Trung Quốc; chẳng khác gì những phim lịch sử Trung Quốc khác mà đông đảo người Việt Nam quen xem.” Trên Blog Gốc Xậy, trích dẫn nhận xét của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: “Ðây là một bộ phim Trung Quốc, không có gì để tranh cãi. Ðạo diễn Trung Quốc, biên kịch Trung Quốc.” Một độc giả góp ý trong blog: “Họ đã bôi nhọ lịch sử nước ta và coi thường dân trí” của người Việt Nam! Có người tố cáo ông Trịnh Văn Sơn, một người bỏ tiền làm phim, ngoài đời “rất tôn sùng Trung Quốc, toàn chê ngoài Việt Nam thôi.” Tên ba bố con ông ghép lại thành tên Tôn Trung Sơn, quốc phụ nước Tầu từ năm 1911. Tên công ty của ông Sơn là “Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành.” Hình logo của công ty này là cảnh “Ðông phương hồng, mặt trời lên” trên ngọn núi. Những lời tố giác này cũng hơi quá đáng. Bao nhiêu lãnh tụ cộng sản Việt Nam đã lấy tên Trung Hoa và đề cao thành tích của người Trung Hoa. Ông Ðặng Xuân Khu chẳng hạn. Việc ông đề cao cuộc Vạn Lý Trường Chinh khi chọn bí danh có khác gì việc ông Sơn chọn tên Trường Thành?

Những người làm cuốn phim Lý Công Uẩn đã bênh vực các quan chức trong đảng, biện hộ rằng việc thực hiện cuốn phim này hoàn toàn là do sáng kiến tư nhân, đảng và nhà nước không can dự. Nếu cuốn phim có vẻ “Tầu” quá thì những người bỏ tiền làm phim chịu trách nhiệm, còn đảng cộng sản vô can. Các bộ trưởng, phó thủ tướng chỉ ủng hộ đem phim lên chiếu ti vi sau khi nhận được quá cáp mà thôi!

Nhưng nếu điều này là sự thật thì cũng chính là mối nguy hiểm lớn hơn nữa! Người ta tự động ỷ lại vào Trung Quốc không cần Bộ Chính Trị yêu cầu. Vì người ta đã tập nhiễm thói quen ỷ lại, hướng về Bắc Kinh từ thời 60 năm nay rồi!

Khi các nhà kinh doanh văn hóa tính làm một cuốn phim biểu hiện tinh thần tự chủ của dân tộc Việt Nam, mà họ chấp nhận giao phó cuốn phim đó cho người Trung Hoa làm hộ một cách không dè dặt, không do dự, thì trong đầu óc họ nghĩ ngợi thế nào? Họ phải quen sống với một nếp suy nghĩ nào đó, thì mới tự nhiên, không ngần ngại, nhờ ngay các nhà đạo diễn, những nhà viết kịch bản Trung Hoa làm giúp việc biểu hiện tinh thần dân tộc Việt Nam! Phải chăng họ coi người Trung Hoa và người Việt cũng vậy, không có gì khác nhau cả? Phải chăng vì họ đã nghe quen những câu hát “Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông” từ bao nhiêu năm nay rồi? Phải chăng vì họ vẫn thuộc lòng những câu thơ Hồ Chí Minh “Mối tình thắm thiết Việt Nam-Hoa; Vừa là đồng chí vừa là anh em” đọc khi tiễn đưa Lưu Thiếu Kỳ? (Hồ Chí Minh Toàn Tập, cuốn số 11, từ trang 64 đến trang 76). Ðã là đồng chí lại là anh em thì còn lo gì mà không nhờ “ông anh đồng chí” làm phim hộ? Mấy thế hệ người Việt Nam đã được huấn luyện từ khi là học sinh mẫu giáo là phải học tập Mao chủ tịch, noi gương Mao chủ tịch, ghi nhớ công ơn Mao chủ tịch, vân vân. Cái tinh thần đó đã được thấm nhuần trong các đồng chí như Trịnh Văn Sơn.

Trên mạng Tuyên Quang Online, một bạn trẻ tên là Bạch Văn Cơ viết, từ năm 2007,

xem lại lịch sử các phim ảnh thịnh hành, anh thấy: “Ðầu những năm 90: điện ảnh Ðài Loan. Giữa những năm 90: điện ảnh Hồng Kông, Hàn Quốc. Từ đó đến nay: điện ảnh Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Ðài Loan cùng ‘tổng tấn công.’”

Khán giả Việt Nam có coi phim Ðài Loan, Nam Hàn, Hồng Kông cũng chỉ để giải trí, có thể vô hại. Nhưng khi một nước Việt Nam muốn làm cuốn phim kỷ niệm một năm đại lễ của dân tộc, mà lại phải đi cầu viện năng khiếu nghệ thuật của người Trung Quốc, giao khoán cho họ kể chuyện tổ tiên mình, thì đó là quốc sỉ. Nó cho thấy tinh thần nô lệ về văn hóa đã nhiễm vào đầu óc nhiều người quá rồi, đã thành một phản xạ, một tập quán tự nhiên.

Từ khi Hồ Chí Minh tái lập đảng Cộng Sản năm 1950, 51, ông nhập cảng tư tưởng Mao Trạch Ðông, cho vào cương lĩnh của Ðảng Lao Ðộng. Quá trình nô lệ văn hóa bắt đầu. Ðây là một giai đoạn nô lệ mới, khác với thời kỳ 1000 năm từ thế kỷ thứ nhất khi Mã Viện sang chiếm nước ta, vì do một đảng lãnh đạo nước Việt Nam tự nguyện theo người Hán. Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long, còn Hồ Chí Minh dời bộ óc người Việt Nam sang bên Tầu, để được nhuộm đỏ theo tư tưởng Mao! Câu thơ Chế Lan Viên viết: “Bác Mao không ở đâu xa – Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao” được lưu truyền, cho thấy Hồ Chí Minh rất hãnh diện được ví như một ông “Mao nội hóa,” một ông “Mao con.” Nếu không đồng ý với Chế Lan Viên thì chắc Hồ đã cấm không cho phổ biến hai câu thơ này!

Mối họa đồng hóa từ giữa thế kỷ 20 bắt đầu với ông Hồ, người đã không ngần ngại tuyên bố không cần viết sách nào về chủ nghĩa Mác nữa, vì tất cả những gì cần nói đã có bác Mao viết hết rồi!

Nhưng “Tư tưởng Mao Trạch Ðông” là gì? Ðó không phải chỉ là việc khai thác và áp dụng lý thuyết Mác xít mà thôi. Ðó chính là một sản phẩm của nền văn hóa độc đáo Hán tộc. Như Ngô Bảo Châu nhận định: “Ðất nước, con người, văn hóa Trung Quốc có nhiều thứ để ta cảm phục và học tập. Nhưng nếu ta rập khuôn theo mô hình của họ, đi theo con đường họ đã đi, làm theo cái họ nói tức là cái họ muốn,” thì ta sẽ mất hết bản sắc của mình. Nói vậy chưa đủ. Phải nói: Nếu rập khuôn theo mô hình Mao chủ tịch thì người Việt Nam sẽ tự tiêu diệt bản sắc của nước mình. Vì Mao là một sản phẩm của văn hóa người Hán. Hai dân tộc Việt và Hán sống trong những điều kiện địa lý, lịch sử khác nhau, các kinh nghiệm, truyền thống văn hóa khác nhau nhiều lắm. Họ không thể bắt chước mình mà mình cũng không thể theo họ được.

Tư tưởng chính trị Trung Hoa, mà Mao Trạch Ðông là một đại biểu sáng chói, thích hợp với một chế độ cường quyền tập trung, áp dụng trên một quốc gia quá rộng lớn và quá đông dân, so với nước Việt Nam ta. Việt Nam sống trên một “bán đảo” giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Ðộ. Từ 3000 năm trước dân mình lại sớm hòa nhập với nền văn minh của các sắc dân Nam Á và Nam Ðảo. Người Việt Nam có thể chấp nhận quyền bình đẳng Nam Nữ vì ảnh hưởng văn minh Nam Ðảo; có thể bao dung chế độ xã thôn tự trị; sống với nhau vừa tình vừa lý, vua quan và dân chúng gần gũi nhau. Người Trung Hoa không thể “linh động,” “xuề xòa” hoặc “chín bỏ làm mười” như vậy.

Thời Nguyễn Ánh đã lầm lớn, khi Nguyễn Văn Thành sao chép bộ luật nhà Thanh soạn thành luật Gia Long, áp dụng ở nước ta. Những luật lệ đó khắc nghiệt, coi khinh phụ nữ, dọa nạt, đàn áp dân, để củng cố chế độ tập trung quyền hành của người Mãn trên nước Trung Hoa. Áp dụng lối cư xử đó vào Việt Nam, khiến dân chúng oán thoán, nhất là dân Bắc Thành, nơi trước đó chỉ áp dụng đạo luật Hồng Ðức nhà Lê. Cho nên, hơn nửa thế kỷ sau khi người Pháp sang xâm chiếm, dân ngoài Bắc đã hờ hững không ai muốn chết để bảo vệ vua quan nhà Nguyễn. Một tên “gác dan tu viện” như Nguyễn Văn Phụng được các cố đạo Pháp đưa từ Ma Cao về, đổi tên là Lê Văn Phụng, cũng thu hút được nhiều người theo, vì dân đang chán chế độ và còn tưởng nhớ nhà Lê. Việc Hồ Chí Minh nhập cảng tư tưởng Mao Trạch Ðông vào dùng ở nước ta, ghi trong cương lĩnh đảng Lao Ðộng từ năm 1950, cũng sai lầm y như luật Gia Long vậy. Nó bắt người Việt Nam sống như lối người Tầu, gây căm thù, chia rẽ dân tộc, đối xử với nhau theo đường lối của các cố vấn Trung Quốc.

Những cuốn sách gối đầu giường của Mao không phải là sách của Karl Marx. Mao thường mang bên mình bộ Tư Trị Thông Giám của Tư Mã Quang, bộ lịch sử các triều đại Trung Hoa diễn tả theo quan điểm Tống Nho tôn quân quyền tuyệt đối. Tư tưởng Mao Trạch Ðông thích hợp với nước Trung Hoa lúc đó đang chờ một bạo chúa ra tay “bình thiên hạ” bằng cách “sát nhất nhân vạn nhân cụ.” Nhưng chính sách, đường lối đó hoàn toàn trái ngược với phong tục, tập quán, nền nếp văn hóa của người Việt Nam. Hậu quả là sau khi học tập, bắt chước theo Mao Trạch Ðông người Việt sẽ bỏ mất bản sắc dân Việt. Cảnh nô lệ văn hóa bắt nguồn từ đó. Trong bài tới sẽ trình bày một hiện tượng nô lệ văn hóa rùng rợn: Cộng Sản Việt Nam đã học cách giết người theo Mao Trạch Ðông như thế nào. Từ đó, người Việt Nam không còn đối xử với nhau như trước nữa.

Ngô Nhân Dụng, Người Việt

6 Phản hồi cho “Lý Công Uẩn dời đô sang Tầu?”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Ôi thôi ngài Người New England,Ngô Nhân Dụng mà ngài cứ ngoan cố cho là bút hiệu của Cao
    Thế Dung thì qủa là có vấn đề về đọc rồi.Xin ngài mở Người Việt ra để nhìn cho rõ mặt mũi ông
    NND.là Đổ Qúy Toàn nhé,chứ đừng “trông gà hóa cuốc” buồn cười qúa như thế !
    Đám N.M.Quang,L.T.Văn thuộc lò T.C.Ngọc ai theo dõi cũng đều biết hành tung của họ.Vũ Ngự
    Chiêu từng ở trong đám này nhưng nay tách hẳn và gọi đích danh TCNgọc là đám “giết sử”,chứ
    không phải viết sử.NMQuang là thầy giáo trung học dạy Sử mà dám ba hoa là sử gia thì có chết
    không chứ ! TCNgọc ở thời điểm này mà còn dám cho ông Pazzi nào đó là người Ý nữa mới lạ
    vì ông ta không biết đó là tên mà nhà văn bồi bút Vũ Hạnh đã bịa đặt ra trước 1975.
    Đặc biệt Lê Trọng Văn là ai ? Thưa là cái ông được báo Nhân Dân của đảng CSVN.ca ngợi đã
    gửi thư ngỏ viết ngày 16/02/2001 gửi cho Uỷ ban Quốc tế về tự do tôn giáo để phản đối Ủy ban
    này mời đại diện các tôn giáo đến Quốc hội Mỹ trình bày sự vi phạm quyền tự do tôn giáo tại VN.
    cộng sản.(báo ND.số 693 21–01-2001)

  2. NGUOI NEW ENGLAND says:

    Bạn Nhật Lệ
    Tôi không có kiểu râu ông nọ cắm cắm bà kia đâu.
    Tôi xin paste một đoạn trong bài “Mối ác cảm nhân dân thế giới đối giáo hội La Mã” chương 3 đăng ngày 2 tháng 4 trên sachhiem.net của giáo sư Nguyễn Mạnh Quang dưới đây dể bạn đọc
    Thực ra, cái tôi của họ chỉ là “một con số không vĩ đại”, tất cả đều do họ chế tác ra những thành tích, những bằng cấp, những chức vụ để khoe khoang với đời. Rõ ràng nhất là trường hợp ông con chiên “Tiến-sĩ” Cao Thế Dung có bút hiệu là Ngô Nhân Dụng và nhiều bút hiệu khác. Nhà văn Nguyên Vũ dành hẳn Chương 7 với tựa đề là “Cao Chí Sĩ” gồm 6 trang (133-138) trong cuốn Một Ngày Có 26 Gìờ (Houston, TX: Văn Hóa, 1995) để nói đến cái bằng “tiến sĩ” quái đản này. Sách Lột Mặt Nạ Những Con Thò Lò Chính Trị (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam,1991) của tác giả Cửu Long Lê Trọng Văn dành hẳn khoảng gần 140 trang (5-146) để nói về xuất xứ và bản chất của cái bằng “tiến sĩ” này.
    Còn bằng tiến sĩ của Cao Thế Dung từ trường Dạy nghề và đốt trước mộ mẹ bạn hãy kiếm cướng sách “Ngày có 26 giờ” đọc mới thấy ông tiến sĩ quái đản Cao Thế Dung hay Ngô nhân Dụng đốt bằng tiến sĩ ở trường dạy nghề trước mộ mẹ mình khi bị quan tòa hỏi nguồn gốc bằng tiến sĩ mà ông khoe với tòa

  3. Tác giả viết bài cho rằng tại sao không dịch ngày mà lấy ngày quốc khánh Trung quốc là ngày mở đại lễ nghìn năm Thăng long là thể hiện trình độ nhận thức yếu kém, nhã quan bị lệch hay là sự phá rối, cố tình xuyên tạc lịch sử hay không biết lịch sử nên viết ra như vậy để kích động người khác. Chúng ta ai cũng biết, ngày đại lễ Thăng long 1000 kỷ niệm Lý Thái tổ dời đô từ Ha-Lư về Hà nội đã có từ nghìn năm, còn quốc khánh Trung quốc mối có tuổi hơn 60 nam. Vạy tại sao chúng ta phải chỉnh ngày. Tác giả viết bài này rõ ràng đã có ý đồ không hay, xuyên tạc lịch sử và phản tác dụng. Chuyện như vậy càng tỏ roc ý sân hận cao quá mất trí minh mẫn làm cho thế hệ trẻ càng mất niềm tin, cưòi chê là người lẩm cẩm. Và sau cùng chính ông lại là người sợ Trung quốc nhất. Chúng ta không sợ Trung quốc, ngày dời đô Thăng long là lịch sử hào hùng dân tộc đã có hàng nghìn năm lại đi xui ta phải chỉnh ngày, thật là hết chỗ nói. Ông xem lại mình có lẩn thẩn không vậy?
    Ngươi Quán Sát.

  4. D.Nhật Lệ says:

    Độc giả góp ý trên thật là viết kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.Thưa ông,NND.là bút hiệu viết
    báo của giáo sư,nhà thơ Đổ Qúy Toàn.Ông nên tra cứu cẩn thận về mọi thông tin vì sachhiem.
    net không đáng tin cậy.Tôi chưa hề nghe CTD.có bằng sử học (nhưng có bằng nông nghiệp).

  5. bacho says:

    Cám on tác giã Ngô nhân Dung dã viêt môt bài ch1nh xác cho thây dãng CSVN và bon tay sai cÛa chúng o hãi ngoai dang là bon bán nuóc câu vinh,di theo bon Tàu ô dê huõng loi cá nhân.Chúng dã tìm cách tiêu diêt van hóa VN và thay vào dó bàng van hóa Tàu phù.Nêú có nguòi chï trích bài viêt này thì tôi nghï ràng ho là bon tay sai cho dãng CSVN,nàm vùng o hãi ngoai dê dánh phá nhÛng nguòi VN yêu núoc.Chï có bon nô lê Tàu ô và nhÛng tên tay sai viêt gian mói không thây duoc hiêm hoa cuã bon Tàu ô dang xâm lang VN trên mat van hoá thôi.Hy vong có môt ngày không xa bon nô lê Tàu ô phãi bi lich su trung tri nhu Causescu cua nuoc Romania.Nê có ai nói tác giã “bia su” thì xin ho chúng minh “bia xu” o chô nào????
    (Tòa soạn: Mời bạn vào vpskeys.org tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí)

  6. NGUOI NEW ENGLAND says:

    Theo sachhiem.net thì NGÔ NHÂN DỤNG còn có bút hiệu CAO THẾ DUNG. Và theo cuốn “NGÀY CÓ 26 TIẾNG” của VŨ NGƯ CHIÊU thì trong cuộc kiện táo toà án vụ “MẶT TRẬN KIỆN BÁO CHÍ” thì CAO THẾ DUNG trả lòi trước toà án là ông ta tốt nghiệp tiến sĩ sử học tại một trường dạy nghề tại PARIS và dốt tấm bằng tiến sĩ trước ngôi mộ mẹ của ông ta để khỏi phiền phức khi bị hỏi.
    Khi đọc tiêu đề của ông là Lý công Uẩn đòi đô về Tầu ? thì đâu dúng là một tiến sĩ từ trường dạy nghề ăn nói lung tung bịa sử. Quí vị chớ suy nghĩ làm gi vị tiến sĩ đốt bằng cấp của mình trước mộ mẹ

Phản hồi