WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Xin ghi thêm về chuyện: Trí thức Miền Nam nhập cuộc

(bài viết nhân đọc sách “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955  – 1975”

 của tác giả Nguyễn Văn Lục do Tủ sách Tiếng Quê Hương ấn hành tại Mỹ năm 2010)

Tác giả Nguyễn Văn Lục là một cây bút quen thuộc trong mấy năm gần đây trên các diễn đàn báo giấy, cũng như báo điện tử. Vốn là một giáo sư dậy môn Triết học tại các trường trung học ở miền Nam trong nhiều năm, nên ông có thói quen đọc rất nhiều tài liệu sách báo, ghi chép, suy tư nghiền ngẫm, và lại còn đi gặp gỡ phỏng vấn với nhiều nhân chứng ở hải ngoại, cũng như ở trong nước. Nhờ vậy mà tác giả này đã có thể cống hiến cho chúng ta rất nhiều bài viết có giá trị.

Tác giả lại đã cho phổ biến một cuốn sách mới nữa, nhan đề là: “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955 – 1975”, nhân dịp buổi Ra Mắt Sách được tổ chức tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt ở Nam California vào ngày Chủ nhật 1 Tháng 8 Năm 2010.

Cuốn sách này đã được hai nhà văn Uyên Thao và Trần Phong Vũ của Tủ Sách Tiếng Quê Hương là cơ quan xuất bản, giới thiệu với nhiều chi tiết rành rọt rồi, nên tôi chỉ xin góp một phần rất khiêm tốn liên hệ tới một mục nhỏ trong cuốn sách mà thôi. Đó là mục “Trí thức miền Nam nhập cuộc” được trình bày trong 36 trang (từ trang 80 đến trang 116).

Trong mục này, tác giả chỉ đề cập đến khía cạnh chính trị của sự nhập cuộc của giới trí thức trong sinh họat chung của miền Nam Việt nam – mà không nói gì đến khía cạnh văn hóa xã hội, đặc biệt là không đề cập đến phong trào sinh họat thanh niên của giới trẻ, mà điển hình như của Hội Hướng Đạo, Hội Thanh Niên Thiện Chí, các Nhóm Sinh viên Công giáo, Sinh viên Phật tử v.v… Mặc dầu trước đây, tác giả cũng đã có viết một số bài về họat động của giới thanh niên trong lãnh vực công tác xã hội, mà tác giả đặt tên cho là “những Họat động Lên Đường”  – để phân biệt với các “Họat động Xuống Đường” đi biểu tình nhằm gây xáo trộn xã hội, tạo thêm khó khăn bối rối cho chánh quyền, lọai họat động này thường do các phần tử “thiên cộng sản” gây ra. Nhưng trong cuốn sách này, tác giả đã không hề đả động gì đến phong trào sinh họat rất là phong phú đa dạng và tích cực của giới thanh niên tại miền Nam trong giai đọan trước năm 1975.

Là người đã từng tham gia nhiều trong lãnh vực công tác xã hội với giới thanh niên, ngay từ những bước đầu còn là một sinh viên Đại học, cho đến khi say mê dấn thân nhập cuộc vào với Chương trình Phát triển Cộng đồng tại các Quận 6, 7 và 8 Saigon từ năm 1965, tôi xin đóng góp một số nhận định nhằm bổ túc cho mục “Trí thức miền Nam nhập cuộc” mà được xếp đặt trong Phần I: “Sinh Hoạt Chính Trị Miền Nam”, cả phần này được dàn trải khá dài trong 232 trang (từ trang 31 đến trang 263) của cuốn sách.

 

I – Miền Nam đã tạo môi trường rất thuận lợi cho công cuộc Phát triển của Xã hội Dân sự.

Nếu ta so sánh với xã hội ở miền Bắc cũng vào thời kỳ 1955 – 1975, thì ta sẽ thấy có sự khác biệt thật rõ rệt trong lối sống cởi mở, phóng khóang của người dân miền Nam – điều này khác hẳn với chế độ cộng sản kềm kẹp, kiểm soát khắc nghiệt đối với người dân miền Bắc. Thí dụ điển hình nhất là chánh quyền nhà nước ở trong Nam hầu như không can thiệp vào sinh họat có tính cách tự nguyện của các tổ chức tư nhân, như các hội từ thiện, các hiệp hội của thanh thiếu niên, của giới phụ nữ hay của các tôn giáo, của các nhà văn nhà báo v.v…

Dĩ nhiên là trong bối cảnh của cuộc chiến tranh gay gắt và vì lý do phải đối phó với sự xâm nhập và lũng đoạn rất tinh vi của các cán bộ cộng sản nằm vùng, nên chánh quyền đã có nhiều biện pháp kiểm soát an ninh chặt chẽ  – đến độ không phù hợp với tiêu chuẩn sinh hoạt dân chủ quen thuộc như tại các nước Âu Mỹ. Nhưng nói chung, thì người dân bình thường, đặc biệt là giới thanh niên ở các đô thị vẫn còn có một khỏang không gian xã hội tương đối thông thoáng mở rộng – để cho họ có thể thường xuyên tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể, sinh hoạt cộng đồng, mà xét ra cũng không thua kém bao nhiêu so với tại các quốc gia dân chủ khác.

Ta có thể thấy là các hiệp hội cổ truyền như Hội Cúng Đình vẫn còn có thể sinh hoạt bình thường tại vùng nông thôn hay ven biên đô thị. Các hội bác ái từ thiện của các tôn giáo, cũng như Hội Hướng Đạo, các Câu lạc bộ Thể dục Thể thao… vẫn hoạt đông bình thường. Mà có khi lại còn được cơ quan nhà nước như Bộ Giáo Dục, Bộ Thanh Niên Thể Thao, Bộ Xã hội… nâng đỡ yểm trợ và khuyến khích nữa.

Kể từ cuối thập niên 1950, thì do sự giao lưu dễ dàng với thế giới bên ngoài, nên tại miền Nam giới thanh niên đã có thể tiếp thu được kinh nghiệm sinh hoạt của các bạn trẻ trên thế giới, cụ thể như của phong trào Thanh niên Thiện chí – Trại Công tác và Nghị luận (Voluntary Youth – Work Camp & Seminar), của Hội Văn Hóa Bình Dân … Rồi thì các hiệp hội như Rotary Club, Lion Club v.v… cũng lần lượt được thành lập, lôi cuốn được nhiều thành phần chọn lọc trong giới doanh gia cũng như viên chức của nhà nước, để cùng sát cánh sinh hoạt chung với nhau.

Vắn tắt lại là tại miền Nam đã có sự nở rộ của các tổ chức tư nhân hoạt động bất vụ lợi (non-profit), và độc lập (phi chánh phủ = non-governmental organizations) trong lãnh vực văn hóa giáo dục, cũng như xã hội từ thiện nhân đạo. Đó là những đơn vị cơ sở nòng cốt để tạo thành khu vực Xã hội Dân sự vốn là một lãnh vực hòan tòan độc lập với guồng máy chính quyền nhà nước vậy.

II – Nhu cầu phải ghi chép lại sự Phát triển của khu vực Xã hội Dân sự tại miền Nam trong giai đoạn 1955 – 1975.

Có thể nói vào đầu năm 1975, dù cuộc chiến đã leo thang kéo dài từ lâu với bao nhiêu tàn phá tang thương chết chóc kinh hoàng, thì trong xã hội miền Nam vẫn có đến hàng ngàn những đoàn thể hiệp hội tư nhân, hoạt động độc lập trong các lãnh vực văn hóa xã hội, thể thao nghệ thuật, cũng như về tâm linh tôn giáo.

Nhưng khi người cộng sản chiến thắng và thiết lập một chế độ độc tài toàn trị tại miền Nam rồi, thì mọi tổ chức tư nhân đó đã bị vô hiệu hóa, không còn được tự do sinh hoạt như trước nữa. Do đó mà khu vực Xã hội Dân sự ở miền Nam đã hoàn toàn bị tê liệt tan rã, để dành chỗ cho các tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản như Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nhà Văn, Liên Hiệp các Hội Khoa Học Kỹ Thuật v.v… được độc quyền hoạt động. Mà chỉ đến gần đây mới có những cố gắng còn lẻ tẻ, rụt rè để nhằm phục hồi lại khu vực XHDS này. Điển hình như Hội Hướng Đạo, thì vẫn chưa được chính thức cho phép hoạt động trở lại. Chuyện này còn nhiều sự phức tạp nhiêu khê, ta sẽ có dịp tìm hiểu cặn kẽ hơn trong một dịp khác vậy.

Vấn đề chúng ta có thể làm được trong tầm tay của mình hiện nay là: Tìm cách ghi chép lại cái kinh nghiệm tích lũy được trong suốt quá trình hoạt động của hàng ngàn đơn vị đoàn thể hiệp hội, mà đã hiện hữu tại miền Nam trong giai đoạn 1955 – 1975 đó. Việc tổng kết kinh nghiệm này rất là cần thiết, không những vì lợi ích về sử học, mà còn là vì lợi ích của thế hệ trẻ hiện nay – để họ có thể ứng dụng cái kinh nghiệm đó cho việc xây dựng và tái kiến thiết đất nước trong giai đoạn “hậu cộng sản” sắp tới.

Nhưng tiếc thay, cho đến nay vào năm 2012, tức là đã 37 năm sau ngày miền Nam bị sụp đổ, thì ta vẫn chưa thấy có được một “Bản Tổng kết” đó. Kể cả các đoàn thể, hiệp hội vốn có uy tín từ lâu như Hội Hướng Đạo, Hội Thanh Niên Thiện Chí, Các Hội Bác Ái Từ Thiện của các Tôn giáo v.v…, thì cũng chưa thấy có một tài liệu nào tương đối đầy đủ, chính xác ghi lại lịch sử hoạt động và phát triển của riêng đơn vị mình.

Dĩ nhiên đây là một chuyện lớn lao cần phải có sự phối hợp của cả người ở trong nước cũng như với người ở hải ngoại nữa, thì mới có thể thực hiện cho thành công tốt đẹp được. Người viết chỉ xin nêu vấn đề cấp thiết như vậy, và xin kêu gọi sự quan tâm chú ý của các bậc huynh trưởng của các đoàn thể hiệp hội, mà đã từng có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng văn hóa xã hội tại miền Nam thời kỳ trước năm 1975.

Hầu hết quý vị huynh trưởng thời đó, thì nay đã lớn tuổi vào lớp trên 65 – 70 cả rồi. Nhưng với phương pháp khoa học hiện đại, và với khả năng tài chánh tương đối phong phú của các cộng đồng ở hải ngoại, thì quý vị vẫn có thể tìm cách tiến hành công việc ghi chép lịch sử này được, mà không đến nỗi phải khó nhọc vất vả gì cho lắm vậy.

Một trong những việc ta có thể làm ngay được, đó là khuyến khích cho lớp con cháu hiện đang theo học cấp Đại học bắt tay vào việc lấy đề tài “Lịch sử Phát triển Sinh họat của giới Thanh thiếu niên Việt nam trong giai đọan 1950 – 1975” để làm luận văn hòan tất văn bằng Cao học hay Tiến sĩ. Việc chuẩn bị cho mỗi một tập luận văn như vậy có thể kéo dài trong dăm ba năm và đòi hỏi một số chi phí tối thiểu cho việc sưu tầm tài liệu, thực hiện các cuộc phỏng vấn, đi thăm viếng khảo sát tại các địa phương trong nước v.v… Như vậy các tổ chức về văn hóa xã hội có thể tìm cách “Gây quỹ” (fund – raising) để tài trợ cho những công trình nghiên cứu có giá trị khách quan khoa học này.

Tóm tắt lại : Sau gần 40 năm, thời gian đã đủ dài để sự việc lắng đọng hầu giúp cho chúng ta có thể soi rọi lại quá khứ của thế hệ mình một cách bình tĩnh khách quan và ghi lại những kinh nghiệm hay, dở của mình – hầu gíup cho các thế hệ nối tiếp rút ra được một bài học quý báu để tránh bớt được những sai lầm khiếm khuyết trong công cuộc xây dựng tương lai của chính họ vậy./.

Westminster California, Tháng Chín 2012

© Đoàn Thanh Liêm

© Đàn Chim Vi ệt

 

 

43 Phản hồi cho “Xin ghi thêm về chuyện: Trí thức Miền Nam nhập cuộc”

  1. Hi x Pham says:

    Cac ngai viet dung noi dung cho chung em nhe nhe. VNCH co dan chu, tu do nhung mot so loi dung
    dan chu, tu do lam nhung viec leu lao, viet bay ba ma khong bi trung tri cho nen khi mat roi, ngoi tiec
    ngan tiec ngo. Chinh ta hai ta, loi dung dan chu tu do khong biet hay khong muon biet dan chu tu do
    cua nguoi nay bi gioi han boi quyen loi nguoi ben canh (nguoi khac hay hang xom) rong hon la quyen
    loi cua cong dong (xom lang, ap phuong) cao hon nua la quyen loi cua dan cua nuoc. Noi bay, viet lao, tranh khong xoay vao chien tranh la do giac cong Bac Viet gay ra. Do do moi ra nong noi mat nuoc ve tay Mao chu tich (giac Cong, ngai Ho chu tich) truoc sau van la con de cua ngai Mao. Ho lam dung chinh luoc cua ngai Mao xich hoa toan coi Dong duong. That buon, kho can nuoc mat.

  2. quandannambo says:

    cái món cháo lú
    xả hội chủ nghỉa
    chủ nghỉa cộng sản
    thế giới đại đồng

    sức hấp dẩn
    rất kỳ lạ
    *
    kể từ
    năm 1945
    cho đến 1975
    trong hai cuộc
    tắm máu dân tộc
    của
    vỉ đại lú hồ chí minh
    tiến hành theo lệnh
    của
    nga cộng và hoa cộng
    trong
    hai cuộc tắm máu
    đáng nguyền rủa đời đời ấy
    có rất nhiều
    trí thức miền Nam
    đả
    cúi rạp mình
    say sưa như điên cuồng
    húp món cháo lú đáng sợ ấy
    *
    vừa húp
    vừa tấm tắc
    khen ngon luôn miệng

    còn hăng hái
    khua chuông gióng trống
    rầm rộ quảng bá
    cho
    mọi người cùng húp
    thứ cháo
    hủy diêt dân tộc và đất nước
    của
    hồ chí minh
    *
    thậm chí
    cho đến tận giờ này
    họ
    vẩn còn yên ngủ
    trong
    cái thiên đàng cháo lú
    xả hội chủ nghỉa
    với bầy đàn
    ma quái và quỷ dử
    *
    bọn họ đông lắm
    trong một lúc
    không thể kể hết
    thân danh
    của bọn
    trí thức cháo lú này
    *
    tôi
    chỉ xin nêu lên
    vài
    cái tên nổi bật
    gần đây nhất
    trong cuộc
    tắm máu lần hai
    1954—1975
    đó là
    thị bình
    thị định
    hửu thọ
    tấn phát
    văn nuôi
    tấn mẩm…
    vv…vv…vv…
    họ là
    nhửng trí thức của ma quỷ
    là nô bộc
    của
    quỷ vương hồ chí minh
    *
    không nhửng
    ăn húp
    thứ cháo lú kinh tởm ấy
    mà họ còn
    tắm rửa và chìm đắm
    trong
    thứ chủ nghỉa kinh hoàng
    và đáng sợ nhất
    của
    mọi thời đại Việt Nam

    • Đoàn Thanh Liêm says:

      Là tác giả bài viết này, tôi thật mừng vì được sự phản hồi của nhiều bạn đọc. Xin cảm ơn.
      Nhưng vì có vài phản hồi lại đi quá xa, vượt ra ngòai chủ đề chính yếu của bài, nên tôi xin góp thêm vài ý kiến nhỏ nhằm làm sáng tỏ vấn đề hơn.
      1/ Tôi không chủ ý giới thiệu cuốn sách của tác giả Nguyễn Văn Lục, nên không có chuyện Khen/Chê ở đây. Mà chỉ muốn bổ túc về chuyện “Nhập cuộc của giới trí thức trong lãnh vực nhân đạo/từ thiện/văn hóa/xã hội…” – tức là trong khu vực Xã hội Dân sự vào thời đó (1955 – 1975).
      2/ Vào đầu thập niên 1970, thì tại miền Nam có đến hàng ngàn, hàng vạn các tổ chức/nhóm có đủ 3 tính chất : “phi chính phủ – bất vụ lợi – tự nguyện” vốn là đặc trưng của XHDS (non-governmental/ non-profit/ voluntary).
      3/ Các tổ chức cổ truyền như Hội Cúng Đình vẫn họat động – Điển hình như Lăng Ông ở Bà Chiểu Gia Định, Hội Đình Bình Đông ở Chợ lớn – thì mỗi năm có ngân sách hàng nhiều triệu đồng do bá tánh đóng góp.
      4/ Các tổ chức như các Hội Hồng Thập Tự, Hướng Đạo, Văn Hóa Bình Dân, Thanh niên Thiện Chí, Phong trào Du ca v.v… đều họat động rất tích cực, khởi sắc với nhiều ngàn đòan viên tham gia. Rồi còn rất đông các tổ chức từ thiện nhân đạo/ các tổ chức sinh viên học sinh của các Tôn giáo nữa. Có thể nói số đòan viên tham gia sinh họat trong hàng vạn tổ chức đó có thể lên đến hàng chục vạn người.
      5/ Chúng ta cần phại ghi lại kinh nghiệm họat động của các tổ chức/ đơn vị trong khu vực XHDS này. Đó là một bài học lịch sử rất có giá trị giúp cho các thế hệ tương lai trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước trong thế kỷ XXI vậy./

  3. May Vu says:

    Có người kể thời Pháp thuộc thoải mái hơn đời TT Diệm ,và TT D hơn TT Thiệu ,TTT hơn chế độ CS hay củng có người ước VN là tiểu bang 51 của HOA KỲ ? Vậy người Việt dối với nhạu TỆ và thích đi ngược kim đồng hồ thích làm dân NÔ LỆ ? Củng có lẻ Đúng vì người ta thích thời XƯA ,vì thời xưa còn trai trẻ ăn cơm độn khoai cũng thấy ngon ,bây giờ gần 6 bó cao lương mỷ vị đều thấy ngao ngán ..Văn chương này xưa đọc rất say mê ..nhất là Kiếm hiệp Kim Dung coi suốt ngày đêm nhưng bây giờ chán phèo các tác giả viết tăng hay biếu không ,lở in nhiều chắc bán ve chai hay bỏ cho recycle ,còn các tiệm sách phài bán thêm tạp hóa hay thuốc tây cho đở sống ,sách thấy nằm trơ trụi chờ về với cát bụi
    Đọc sách các tác giả VN và phải mất công vào Wikipedia hay tra khảo thư viện US may ,lúc này thời vi tính củng dể truy tìm Do đó kèm theo ca dao ngày xưa là Xem văn biết người ..dể dàng ít nhiều nhận xét được .
    <Lúc trẻ còn thời SV như bất cứ người dân nào mình nhìn chế độ ông DIỆM là một chế độ đôc tài ,gia đình trị ,ảnh hương CG Cần lao thì có mặt khắp nơi ,chổ nào củng có Cần lao ,Mình còn nhớ có lần đi xe buýt gặp anh tài xế hắc dịch ,gắt om tỏi ,hành khách không ai hé răng và họ thì thầm bảo nhau ..ông này là người của bà NHU
    Lúc trẻ thấy khác và bây giờ già thì phải đeo kiêng cận thấy khác là lẻ tự nhiên nên bác LMC phải thông cảm

    • Dân Đen says:

      Một câu hỏi tu từ !

      Làm thân phận người Việt quả là một sự “trừng phạt”. Tội ác nào đây ?

    • Tien Ngu says:

      Nữa, cũng Vu…hát sãng nữa…

      Khùng vừa vừa thôi Vu? Vu nên xa lánh tụi giáo điếm. Chúng bị Diệm Nhu ngày xưa nhổ phẹt phẹt, tát vào mặt lia lịa. Cho đến bây giờ, hai anh em Diệm Nhu đã đi đứt trên 40 năm rồi, mà lũ điếm vẫn còn…nhớ.

      Mỗi topic nào có Diệm Nhu, là giáo điếm nhào vô, rống nghe muốn điếc con rái…

      Dân miền Nam thời ông Diệm, chắc chết hết rồi quá?

      • hoàng says:

        Làm gì có chuyện người dân Miền-nam thời ông Diệm “rũ” nhau chết hết…Bởi vì họ trong nhà đống kín cửa lại…tránh lang thang ngoài đường phố là vì thú dử từ rừng sâu tràn vào thành phố được 40 năm nay rôì…chúng sinh sản quá nhiều hơn con người cho nên người dân Miền-nam còn sống sót phải nín khe…để bảo toàn tính mạng đó mà.

  4. Chien Nguyen says:

    Đọc vội, đọc nhanh cho kịp giờ qua sông vậy mà ông LMC lại tuôn ra những nhận xét mang đầu đạn nguyên tử dễ gây tranh cãi. Chỉ ngần ấy thôi cũng đủ nói lên tánh khí của ông lang nầy. Hy vọng ông sẽ cẩn trong hơn trong chuyên môn
    CN

    • Tien Ngu says:

      Nhận xét của thầy Cường là nhận xét kiểu…bất lương, rặt theo lối Thông Luận với giáo diếm.com.

      Nguyên từ cái…củ cải gì đó?

      Thiên hạ thương, chỉ biều cho thấy ấy có cái nhìn rộng rộng thêm tí,

      Không phải là tranh cãi…

    • hoàng says:

      Tên CN nầy tôi nhớ không lầm ngày xưa là một tên nằm vùng cho khỉ cs hcm và cũng thường đi vác đất bán cho tàu chợ lớn…Cho đến hôm nay vẩn còn dở thói côn đồ năm xưa chửi bới mọi người trên diển đàn.Bài viết nào,lời phê bình nào cho xã-hội Miền-nam khi xưa là đúng đắn đáng noi theo,chê bai bôn vgcs vô học vô kiến thức,vô tổ chức như bầy đàn thì tên nắm vùng nầy “hy-sinh” đứng lên chống đối đến cùng.
      Hành động nầy thì cũng tốt thôi vì đã là bầy thú hoang đàn thì phải có nghĩa khí với bầy đàn của chúng…hoặc lở làm một tên nô-lệ thì phải tròn chức vụ chớ,đúng không con khỉ rừng ăn rể cây.!

  5. D.Nhật Lệ says:

    Nói cho công bình và trung thực,tác giả Nguyễn Văn Lục viết cũng khá,chứ không đến nổi như có nguời
    đã chê bai ông.Tôi chỉ có lần không đồng ý với ông Lục khi ông bực mình qúa mức trước những cáo
    buộc cực đoan của Nguyễn Trọng Văn,vốn là sinh viên cao học Triết của gs.Nguỳễn Văn Trung.
    Thực ra,hơn cả cáo buộc,ông Văn đã mạt sát thậm tệ thầy mình và lẽ tất nhiên ông Lục phải phản ứng lại một cách hợp lý nhưng lại hợp tình qúa mức.Chính tôi cũng bị ông Văn lôi vào trong bài viết của ông như
    một “đồng minh” vì ông Văn tự tiện xem tôi như 1 trong 3 người “bạn” của ông (Talawas).
    Trừ chuyện đó ra mà ông Lục buộc phải bảo vệ danh dự cho ông anh mình thì những bài viết khác khách
    quan hơn nhiều vì ông Lục căn cứ vào tình hình thời sự và người thật,việc thật để nhận định như bài này
    chẳng hạn,trong đó ông đề cập đến toàn cảnh xã hội miền Nam.Có thể nói ông có cái nhìn bao quát,nhất
    là sát với thực tiễn vào thời điểm đó.
    Tôi nghĩ rằng một số người đã thiếu thực tế,thậm chí là qúa”lý thuyết” khi đổ tội hết cho chế độ Ngô Đình
    Diệm trong việc đối đầu với thực dân Pháp và tàn dư tay sai lúc đầu và cộng sản miền Bắc kể từ năm 1959,khi cs.khởi sự chiến lược thôn tính miền Nam sau khi chúng ra Nghị Quyết.Ngoài cộng sản là kẻ thù nguy hiểm nhất,người Mỹ là kẻ thù nặng ký nhất cũng góp phần chịu trách nhiệm hạ bệ TT.NĐD.để 1964 chủ động chống cộng khiến miền Nam mất chính nghĩa từ trong ra ngoài.Xin nói thẳng là thời đó,miền Nam cần phải có một lãnh đạo độc tài như Lý Quang Diệu,Tưởng Giới Thạch,Lý Thừa Vãn hay Phác Chính Hy v.v.mới chống được cộng sản mà thôi.Chính Lý Q Diệu cũng đã thắng cộng sản Tân Gia Ba lúc đó đang chiếm thượng phong hoàn toàn trên chính trường TGBa.Dù các nước trên chống lại cộng sản
    như VNCH.nhưng khác hẳn là không đụng độ trực tiếp như Đài Loan hay Đại Hàn đang có hiệp định đình chiến được thực hiện nghiêm chỉnh giữa Mỹ và Tàu cộng,sau khi 2 nước này đã thoả thuận với nhau.
    Rủi thay,cả hai kẻ thù của ông Diệm,không hẹn mà gặp nhau ở chiến lược lật đổ chính phủ hợp hiến,hợp pháp VNCH.bằng lá bài tôn giáo như thực tế đã phơi bày ! Không chỉ rủi ro mà là đại họa cho dân tộc VN.
    cho đến ngày nay,không thể chối cãi được,hỡi những ai lý tưởng kiểu “trên mây” hay cầu toàn trách bị !

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Cứ như D.Nhật Lệ nhận định bên trên, thời cụ Diệm, VN ở cả hai miền Nam Bắc đều cần có một LÃNH TỤ ĐỘC TÀI, một đảng ĐỘC TÀI bla bla bla.
      (Trong Nam có cụ Diệm với đảng Cần Lao cùng thuyết Nhân Vị, thì ngoài Bắc dĩ nhiên phải có già Hồ với đảng Lao Động và chủ thuyết Cộng Sản !)

      Suy ra thời chống Pháp đáp số đúng vẫn là cần độc tài lãnh đạo. Nói khác đi, đảng CS núp dưới danh nghĩa mặt trận Việt Minh, để “gom bi” mọi lực lượng lại cùng chống kẻ thù chung ! Kết cục ra sao, ai cũng rõ.

      Giờ chống Tàu bành trướng, chắc hẳn Việt Nam lại càng cần độc tài hơn bao giờ hết.

      Còn phong trào vận động dân chủ cho VN ở hải ngoại cũng nên gom bi lại dưới một mặt trận (như “Khiến Chán” từng âm mưu trong nhiều năm dài; những vận động cho một “siêu ban lãnh đạo cộng đồng” trong người Việt hải ngoại. Rất may tất cả động thái trên thất bại vì thiếu thực tế)

      Đúng là lý luận “củ chuối”. Ai thuần lý thuyết, thiếu thực tế ở đây nhỉ !???
      Cứ thế thì muôn đời không thể nào có mầm mống dân chủ tự do cho dân và nước Việt.

      Hô hào cổ võ DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN, nhưng thực chất chả hiểu về nó ra sao, chỉ thấy luôn mồm ca tụng độc tài, kể cả độc tài “sáng suốt” kiểu Singapore, Taiwan, Nam Hàn ngày cũ.
      Chạy vòng vòng rồi lại trở về khởi điểm, chả khác nào CS ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Ôi con đường đến dân chủ sao lại bị kéo dài ra thế nhỉ !

      Giờ bọn Mafia đỏ VN khoái trò mị dân này lắm đó nhe. Cần ổn định chính trị qua độc tài để kinh tế cât cánh, rồi sau đó sẽ tự nhiên có dân chủ tự do.
      Mjạ không có những đối lập cương quyết cỡ Kim Đại Trọng ở Nam Hàn, những đảng phái đối lập cương quyết ở Taiwan, thì hai nước trên còn khuya mới có dân chủ như ngày nay. Còn ở Singapore, cha con họ Lý với đảng Nhân rân Hành động vẫn cố thủ trên quyền lực,mặc dù kinh tế đã phát triển tột bực (tình hình này chả khác gì ở Nhật kéo dài cho tới mãi thập niên 80).

      Lão Ngoan Đồng

      • Tien Ngu says:

        Thầy Cường à,

        So sánh như thế là so sánh theo kiểu…bất lương.

        Cái độc tài của cs Hồ chí Minh là cái độc tài khiến toàn dân miền Bắc…hốt phân trồng rau muốn, lây lất qua ngày. Toàn dân phải học dốt, học láo, luôn phải cúi đầu sống thua thú vật. Tỏ tahí độ bất mãn một tí thôi là…sống không bằng chết với cs.

        Còn Ngô đình Diệm…độc tài, dân xuống đường thoãi mái, học sinh không ai bị dạy…láo, cơm no bò cỡi nhiều hơn là…đi ăn mày.

        Nếu là người đàng hoàng, chỉ việc so sánh hai cái nền giáo dục nam bắc thôi, là đã đủ thấy…thật hư.

        Không nên so sánh kiểu vô tư…bất lương, thế nó xấu lắm.

      • D.Nhật Lệ says:

        Xin bác đọc cho kỹ trước khi góp ý.Nói như bác
        Tiên Ngu là đúng…thiếu lương thiện,vất vào một
        một rọ rồi cào bằng như thế là bất công (nhẹ hơn
        hai chữ…bất lương của bác TN).
        Xin nói thẳng,dân trí VN.hồi đó thấp hơn hiện nay
        nhiều lắm.Còn so với Đại Hàn cũng vất đi bác ạ !
        Vì nó khác hẳn VN.,dù cùng chia chiến tuyến,thế
        nhưng tình hình Đại Hàn đã được 2 đàn anh mỗi
        bên đi tới thoả thuận sau khi 2 bên đã đánh nhau
        kiệt quệ thì họ đình chiến không thôn tính lẫn nhau
        như giữa 2 miền Bắc-Nam VN.chúng ta đang có
        chiến lược thôn tính từ cs.miền Bắc ngay sau HĐ.
        Genève.Bằng chứng là VC.chôn giấu vũ khí,cài lại
        người nằm vùng và chuyển một số ra Bắc để tung
        lại vào Nam như thực tế cho thấy.
        Bác nói viễn vông qúa,hãy đối chiếu với thực tế để
        thấy đảng phải quốc gia sau 1963 tham gia cầm
        quyền cũng thất bại.còn thê thảm hơn nữa.Nếu Mỹ
        tôn trọng VNCH.thì VC.không ngóc đầu lên nổi !

      • Trực Ngôn says:

        Lão Ngoan Đồng says: “Cứ như D.Nhật Lệ nhận định bên trên, thời cụ Diệm, VN ở cả hai miền Nam Bắc đều cần có một LÃNH TỤ ĐỘC TÀI, một đảng ĐỘC TÀI bla bla bla.

        D. Nhật Lệ viết như thế là “binh vực” cụ Diệm rồi, làm sao Lão Ngoan Đồng Lại Mạnh Cương chịu thấu?

        Hãy nghe Lại Mạnh Cường phán; “Trong Nam có cụ Diệm với đảng Cần Lao cùng thuyết Nhân Vị, thì ngoài Bắc dĩ nhiên phải có già Hồ với đảng Lao Động và chủ thuyết Cộng Sản !

        D. Nhật Lệ hiểu ra chưa?

        Theo “trí thức” Lại Mạnh Cường thì tất cả tội lỗi là do cụ Diệm, không ai được bênh đỡ, mà ngược lại phải tìm mọi cách đổ tội lên đầu cụ Diệm; tại vì “trong Nam có cụ Diệm với đảng Cần Lao cùng thuyết Nhân Vị, nên miền Bắc phải có già Hồ với đảng Lao Động và chủ thuyết Cộng Sản” (?).

        Hiểu cách khác ; Nếu trong Nam không có cụ Diệm với đảng Cần Lao cùng thuyết Nhân Vị, thì miền Bắc cũng không có già Hồ với đảng Lao Động và chủ thuyết Cộng Sản” ?

        Bác sĩ Lại Mạnh Cường là tiêu biểu cho “trí thức miền Nam nhập cuộc” đâu khác gì Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Đoàn Văn Toại, hay đám văn nô VC đảo lộn lịch sử, ăn nói láo lường?

    • Lão Ngoan Đồng says:

      XIN BAN BIÊN TẬP ĐÀN CHIM VIỆT VUI LÒNG CHO TÔI REPOST BÀI VIẾT VỀ KIM ĐẠI TRỌNG CỦA ĐINH TỪ THỨC TRÊN TALAWAS năm 2009, ĐỂ RỘNG ĐƯỜNG DƯ LUẬN THẾ NÀO LÀ DÂN CHỦ TỰ DO

      Xin cám ơn rất nhiều.

      Lão Ngoan Đồng

      ====

      Cựu Tổng thống Kim Đại Trọng (Kim Dae-jung) của Nam Hàn qua đời vào ngày 18 tháng 8 ở tuổi 83 với sự nghiệp cả đời đối diện độc tài và cộng sản. Do đấy, cuộc đời của ông là kinh nghiệm quý giá để biết rõ thêm về hai lực cản của tiến trình dân chủ.

      Từng bị tù đầy, bắt cóc, suýt bị thủ tiêu, bị án tử hình rồi được bầu làm Tổng thống và được tặng Giải Nobel, cuộc đời của ông Kim Đại Trọng thăng trầm sôi nổi như truyện giả tưởng.

      Trước hết là kinh nghiệm với độc tài

      Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo vào cuối năm 1925, Kim Đại Trọng bắt đầu tham gia chính trị khi là nhà báo ở lớp tuổi ba mươi, dưới thời chính quyền của Tổng thống Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee). Trong lần ứng cử thứ năm, ông Kim đã đắc cử dân biểu Quốc hội năm 1961, nhưng ngay sau đó, tướng Phác Chính Hy (Park Chung-hee) làm đảo chính, giải tán Quốc hội, khiến ông mất chức. Lại đắc cử dân biểu dưới chế độ mới vào năm 1963, và tái đắc cử năm 1967, Kim Đại Trọng đã nổi tiếng nhờ thành tích chống chế độ độc tài của tướng Phác Chính Hy.

      Nhưng chống độc tài mới chỉ giúp Kim Đại Trọng nổi tiếng tại địa phương. Chính những biện pháp đàn áp của độc tài đã giúp ông nổi tiếng trên bình diện quốc gia, và quốc tế.

      Năm 1971, ông Kim đã nổi tiếng đủ để tranh cử Tổng thống, chống lại tướng Phác, và đạt được tới 46% tổng số phiếu. Ít ngày sau bầu cử, ông Kim đã bị mưu sát. Một chiếc xe vận tải lớn đã chèn cho xe ông bị lật, may ông chỉ bị thương, và thoát chết.

      Ông Shim Jae-hoon, vốn là một nhà báo nổi tiếng của Nam Hàn nói: “Vốn liếng chính trị lớn nhất của ông Kim Dae-jong là sự kiện ông bị bách hại chính trị. Một số người cho rằng nếu không bị đàn áp dưới thời Tổng thống Park thì ông Kim chỉ là một nhân vật lãnh đạo của một vùng tương đối nhỏ mà thôi.”

      Đây không những là kinh nghiệm cho người chống độc tài, mà còn là kinh nghiệm tốt cho độc tài. Đàn áp đối lập chính là dọn đường cho đối thủ sớm thay thế mình.

      Chính ông Kim Đại Trọng đã nói qua bài diễn văn trong dịp nhận Giải Nobel Hòa bình ngày 10 tháng 12 năm 2000, tại Oslo:

      Năm lần tôi đã gần chết vì bàn tay của độc tài, bị tù sáu năm, và bốn mươi năm bị quản thúc tại gia hay lưu vong và bị canh chừng thường trực…

      Vào tháng Tám năm 1973, trong khi đang lưu vong tại Nhật Bản, tôi đã bị nhân viên tình báo của chế độ quân phiệt Nam Hàn thời đó bắt cóc từ căn phòng khách sạn ở Tokyo. Tin tức gây chấn động thế giới. Các thám tử mang tôi lên thuyền đậu ở bờ biển. Họ trói tôi, bịt mắt tôi, và nhét giẻ vào miệng tôi.

      Đúng lúc ông Kim sắp sửa bị ném xuống biển, thì có một chiếc máy bay nhỏ xẹt ngang qua. Đám mật vụ của Phác Chính Hy có lẽ sợ Hoa Kỳ đã biết rõ mọi việc, nên ngừng tiến hành tội ác. Năm ngày sau, Kim Đại Trọng bị ném về trước cửa nhà mình ở Hán Thành (Seoul), mình đầy thương tích, rồi bị quản thúc tại gia trong nhiều năm.

      Khác với nhiều lãnh tụ chính trị Á châu, Kim Đại Trọng đã có cái nhìn rất tích cực về dân chủ và nhân quyền, không phải trong thời gian vận động dân chủ, mà ngay khi đang cầm quyền. Ông nói trong diễn văn nhận Giải Nobel năm 2000:

      Trong những thập niên tranh đấu dân chủ, tôi thường xuyên phải đối diện với phản bác rằng dân chủ kiểu Tây phương không hợp với châu Á, rằng Á châu thiếu gốc rễ. Đây là điều xa sự thật. Rất lâu trước Tây phương, việc tôn trọng nhân phẩm tại Á châu đã bao gồm trong hệ thống tư tưởng, và truyền thống trí thức nêu cao quan niệm “người dân” đã có gốc rễ. “Dân là trời, ý dân là ý trời. Coi dân như trời”. Đó là tôn chỉ chính yếu trong tư tưởng chính trị của Trung Hoa và Triều Tiên từ ba ngàn năm trước. Năm thế kỷ sau tại Ấn Độ, Phật giáo đã truyền bá điều cực kỳ quan trọng cho phẩm giá và quyền mỗi người như một nhân sinh.

      Lại còn có tư tưởng và chủ trương đặt nhân dân trên hết. Mạnh Tử là môn đệ của Khổng Tử nói: “Vua là con trời. Trời sai vua phục vụ dân theo luật công chính. Nếu vua thất bại và áp bức dân, dân có quyền thay mặt trời mà loại vua”. Điều này đã có hai ngàn năm trước khi John Locke trình bày thuyết khế ước xã hội và chủ quyền dân sự.

      Tại Trung Hoa và Triều Tiên, phong kiến đã bị lật đổ, thay bằng quận huyện trước Thiên chúa giáng sinh, và những kỳ thi tuyển lựa người làm quan đã có hàng ngàn năm. Việc cai trị của vua và các quan được theo dõi bởi hệ thống kiểm tra vững mạnh. Tóm lại, châu Á phong phú về trí thức và cơ sở truyền thống có thể cung ứng mảnh đất mầu mỡ cho dân chủ. Cái mà châu Á không có là những tổ chức đại diện cho dân chủ. Kỳ tài của Tây phương là đã tạo ra những tổ chức, một thành tựu đáng kể giúp cho lịch sử nhân loại tiến lên.

      Được mang vào những nước Á châu có gốc rễ sâu đậm tôn trọng người dân, hình thức dân chủ Tây phương đã được phỏng theo và vận hành tốt đẹp, như có thể thấy tại Đại Hàn, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Nam Dương, Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và Sri Lanka. Tại Đông Timor, người dân đi bỏ phiếu cho nền độc lập của mình, bất chấp sự đe dọa tính mạng từ đám binh sĩ dã man. Tại Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi vẫn lãnh đạo cuộc tranh đấu dân chủ. Bà vẫn được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, tại đó, dân chủ cũng sẽ thắng và một chính quyền đại diện dân sẽ được phục hồi.

      Kinh nghiệm với cộng sản

      Ngoài việc nỗ lục phục hồi kinh tế Đại Hàn trong lần khủng hoảng trước, Kim Đại Trọng hầu như đã để cả nhiệm kỳ chú tâm vào việc hòa giải với cộng sản Bắc Triều Tiên. Ông đã đoạt Giải Nobel Hòa bình nhờ nỗ lực này, nhưng ngoài kết quả nhất thời, cố gắng của ông đã không đem lại hậu quả lâu dài.

      Trong bài báo nói về sự nghiệp của Kim Đại Trọng ngày 18 tháng 8, 2009, tờ New York Times viết rằng:

      Ông đã dùng phần lớn năng lực của mình để tạo hòa giải với Bắc Triều Tiên, thực hiện niềm tin của đời mình là Nam Hàn có thể thúc đẩy miền Bắc tiến tới chỗ cởi mở, giảm bớt căng thẳng và cuối cùng tới thống nhất bằng cách trước hết hội nhập kinh tế từng giai đoạn với cung cấp viện trợ và đầu tư.

      Thời gian tốt đẹp nhất đã tới vào tháng Sáu năm 2000, khi Kim Chính Nhất (Kim Jong-il) ôm ông tại phi trường Bình Nhưỡng (Pyongyang) và hướng dẫn ông qua Thủ đô Cộng sản, nơi hàng trăm ngàn người mặc đẹp như ngày lễ hội được huy động cầm hoa vẫy chào vị khách từ miền Nam.

      Tuy nhiên, ông Kim [Đại Trọng] đã trải qua những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ trong vẻ giận dữ. Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã không giữ lời hứa viếng đáp lễ Hán Thành (Seoul). Ông ta cũng không từ bỏ chương trình hạt nhân. Hai trong các người con của ông Kim [Đại Trọng] bị vào tù vì tham nhũng. Và một điều tra viên đặc biệt được quốc hội ủy thác đã khám phá chính quyền của ông Kim [Đại Trọng] rót vào Bắc Triều Tiên tới 500 triệu [đô la] qua những thỏa hiệp kinh doanh mờ ám không lâu trước cuộc họp thượng đỉnh năm 2000, khiến phía đối lập cáo buộc rằng ông đã “hối lộ” lãnh tụ cộng sản để tạo cơ may trúng giải hòa bình.
      *
      Từ những kinh nghiệm của ông Kim Đại Trọng đối với độc tài và cộng sản, người ta thấy rằng:

      Khi một chế độ độc tài bỏ tù một người bất đồng chính kiến vì lý do an ninh quốc gia, hay đem một người đối lập ra tòa xử tử hình về tội phản quốc, thì đó chỉ là cách lạm dụng quyền hành để trừng phạt. Còn người bị trừng phạt, chẳng hề làm gì phương hại tới an ninh quốc gia, cũng không hề phản quốc. Ngược lại, có thể đủ khả năng và tư cách đề làm Tổng thống.

      Đối với cộng sản, hòa giải hay thương thuyết chỉ là cách lừa lọc để giành phần lợi về mình. Họ chỉ có thể bị thay thế, không thể sửa đổi hay cởi mở. Vì cởi mở hay cởi trói, dân sẽ chạy đi hết.

      Ông Kim Đại Trọng đã thắng được độc tài, nhưng không cảm hóa được cộng sản. Vì cộng sản không thể cảm hóa.

      © 2009 Đinh Từ Thức

      © 2009 talawas blog

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Lão Ngoan Đồng says:

        XIN BAN BIÊN TẬP ĐÀN CHIM VIỆT VUI LÒNG CHO TÔI REPOST MỘT PHẦN BÀI VIẾT VỀ ĐẢNG ĐỐI LẬP (với Quốc Dân đảng Trung Hoa) Ở TAIWAN, ĐỂ RỘNG ĐƯỜNG DƯ LUẬN THẾ NÀO LÀ DÂN CHỦ TỰ DO

        Xin cám ơn rất nhiều.

        Lão Ngoan Đồng

        Ghi chú: Quốc dân đảng Trung Hoa, cầm đầu bởi Tưởng Giới Thạch và kế vị là con trai Tưởng Kinh Quốc, thua trận 1949, phải chạy trốn CS từ lục địa qua Taiwan, chơi trò độc tài đảng trị, áp đặt lên đầu cổ dân địa phương Taiwan những giá trị riêng của đám tàn binh Quốc dân đảng nói trên. Sau nhiều năm chịu đựng nạn độc tài độc đảng này, cuối cùng những nhà trí thức và chính giới chính gốc Taiwan mới thành lập nổi một đảng chính trị đối lập, để hoạt động công khai tranh đấu cho nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của dân sở tại.

        =====

        wikipedia:

        Dân Chủ Tiến Bộ Đảng (Trung văn giản thể: 民主进步党; phồn thể: 民主進步黨, tiếng Anh: Democratic Progressive Party) thường được gọi tắt là Dân Tiến Đảng (DPP; 民進黨) là một chính đảng tại Đài Loan, và là đảng chiếm ưu thế trong Phiếm Lục.

        Đảng được thành lập vào năm 1986, và là đảng đối lập theo đúng nghĩa đầu tiên tại Đài Loan. Đảng có truyền thống tích cực hỗ trợ cho nhân quyền và tính bản địa của Đài Loan, bao gồm cả việc vận động Đài Loan độc lập. Chủ tịch hiện nay của đảng là bà Thái Anh Văn. Dân Tiến Đảng là thành viên của Quốc tế Tự do và là một thành viên đồng sáng lập Hội đồng vì Tự do và Dân chủ Châu Á. Đảng cũng là đại diện của Đài Loan trong Tổ chức các Quốc gia và Dân tộc không có đại diện (UNPO), một tổ chức phi chính phủ.

        Dân Tiến Đảng DPP và các đảng liên minh được nhìn nhận một cách rộng rãi là “tự do” bởi quan điểm nhấn mạnh nhân quyền và một hệ thống chính trị đa nguyên trong khi Quốc Dân đảng trong quá khứ có quan điểm bảo thủ về các vấn đề này. Tuy nhiên việc nhìn nhận này không hẳn tiêu biểu trong mọi trường hợp và các thảo luận về cánh tả hay cánh hữu ít khi xuất hiện tại Đài Loan.

        Dân Tiến Đảng có nguồn gốc hình thành từ những người đối lập với hệ thống quyền lực độc đảng của Quốc Dân đảng. Tổ chức này ban đầu có tên là phong trào “đảng ngoại”. Phong trào này lên đến đỉnh với sự hình thành của Dân Tiến Đảng vào ngày 28 tháng 9 năm 1986. Đảng mới này sau đó đã tham gia cuộc bầu cử năm 1986 mặc dù vào lúc đó điều này là trái phép. Các thành viên đầu tiên của đảng đã thu hút được sự ủng hộ của gia khuyến và luật sự biện hộ cho các tù nhân chính trị cũng như các thành phần tri thức và nghệ sĩ đã từng có dịp tiếp xúc với bên ngoài. Các đảng viên cam kết một cách mạnh mẽ về việc thay đổi chính trị sẽ bảo đảm sự hỗ trợ về pháp lý để Đài Loan tiến tới tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội. Đảng này ban đầu không tiến hành hỗ trợ cho Đài Loan độc lập vì điều này có thể sẽ tạo điều kiện cho Quốc Dân đảng đàn áp. Cương lĩnh của đảng lúc đó là ủng hộ môi trường và ủng hộ dân chủ. Các đòi hỏi của đảng tăng lên trong suốt thập kỷ 1990 với các cuộc bầu cử trực tiếp Tổng thống và các Dân biểu cho Hành chính viện, đảng cũng mở đầu các cuộc tranh luận về các vụ đàn áp tại Đài Loan trong quá khứ và biểu tượng cho việc này là Vụ việc 228 và một thời gian dài áp dụng thiết quân luật gây ra hậu quả vô cùng lớn và kêu gọi xây dựng một không khí chính trị cởi mở. Các đảng viên bắt đầu tiến hành việc xúc tiến một đặc tính quốc gia-dân tộc Đài Loan riêng biệt với Trung Quốc. Dân Tiến Đảng ủng hộ việc cải cách Hiến pháp theo hướng chính thức công nhận rằng chính phủ Đài Loan chỉ đại diện cho người dân Đài Loan và chấm dứt việc tuyên bố chủ quyền với Trung Quốc đại lục và Ngoại Mông (tức nước Mông Cổ ngày nay).
        (…)

  6. nguoivn says:

    Thư gữi ông Đoàn Thanh Liêm liên quan đến đề tài “Trí Thức Miền Nam Nhập Cuộc”

    (bài viết nhân đọc sách “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955 – 1975”

    “…vv…Tóm tắt lại : Sau gần 40 năm, thời gian đã đủ dài để sự việc lắng đọng hầu giúp cho chúng ta có thể soi rọi lại quá khứ của thế hệ mình một cách bình tĩnh khách quan và ghi lại những kinh nghiệm hay, dở của mình – hầu gíup cho các thế hệ nối tiếp rút ra được một bài học quý báu để tránh bớt được những sai lầm khiếm khuyết trong công cuộc xây dựng tương lai của chính họ vậy./.”

    -Kính thưa toàn dân nước Việt:

    -Kính thưa các cô chú bác cùng toàn thể anh chị em VN thương yêu:

    Đây là những ý kiến xây dựng của tôi về bài viết của ông Đoàn Thanh Liêm .

    Trãi qua bao nhiêu đắng cay, khổ sở, đau thương khóc hận, tù đày, tù ngục, gông cùm xiềng xích, mất mát, và đổ vở cho đồng bào dân tộc VN của mình .

    Tôi nhận thấy rằng đất nước Việt Nam (VN) của chúng ta như ngày hôm nay muốn được hùng cường, giàu mạnh, phát triển về khoa học kỹ thuật, văn hóa, xả hội, chính trị và điều quan trọng nhất muốn cho quê hương xứ sở VN được độc lập và trường tồn và cũng để cho gần 100 triệu người VN thông minh, khôn ngoan và rất tài giỏi khắp nơi, khắp nước và trên toàn thế giới được sống trong an lành, an bình thịnh trị, an cư lạc nghiệp, tự do, dân chủ, công bình bác ái, luật pháp công minh, nghiêm minh hoàn chỉnh thì toàn dân VN phải làm cách mạng hay là phải làm chính trị để mau chóng chấm dứt hay là tận diệt Chủ Nghĩa Cộng Sản (CNCS), Xả Hội Chủ Nghĩa (XHCN) cùng giải tán, giải thể đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) trong ôn hòa và trật tự để tránh đổ máu và xóa bỏ mọi hận thù cho toàn dân VN thương yêu của mình.

    Trong thời điểm nghiêm trọng lịch sử này thì 100 triệu người VN thông minh, khôn ngoan và rất tài giỏi khắp nơi, khắp nước và trên toàn thế giới đều cần phải có “Thái độ chính trị” hay là “Đạo đức cách mạng” .

    Chính nghĩa cách mạng hay đạo đức cách mạng cần phải có những điều sau đây:

    1. Không tham danh .
    2. Không tham lợi .
    3. Không tham lam ích kỷ, tham nhũng, hối lộ .
    4. Không tham tiền, tham bạc .
    5. Không tham quyền cố vị .
    6. Không được buôn dân, bán nước cho CSTC .
    7. Cần kiệm liêm chính .
    8. Chí công vô tư .
    9. Quả quyết sửa lỗi mình .
    10. Nói thì phải làm .
    11. Có lòng biết yêu nước thương dân .
    12. Yêu thương toàn dân VN như yêu thương lấy chính bản thân mình .
    13. Lúc nào cũng biết tự trọng lấy mình .
    14. Ít nói không phải là nói ít mà là không nói những điều vô ích .
    15. Biết lấy “Đại nghĩa quốc gia dân tộc VN” làm trọng .
    16. Biết đặt “Quyền lợi của toàn dân VN” lên trên tất cả những tham vọng thấp hèn của cá nhân và của đảng phái .

    Đây là những điều căn bản mà mọi người VN cần trang bị cho mình để có thể đứng vững và cũng để hiên ngang đứng ra hy sinh gánh vác lấy những trách nhiệm cao cả mà giúp dân, giúp nước hay là gia nhập vào bất cứ một đảng phái chính trị đàng hoàng tử tế, rõ ràng minh bạch và quang minh chánh đại trước toàn dân VN ngỏ hầu có thể đóng góp tài năng của mình cho quê hương xứ sở thân yêu VN của mình trong giai đoạn “Dầu sôi lửa bỏng” hay là “Nguy cơ nước mất nhà tan” bỡi lũ ác nhân, hung hăng, tham tàn, khát máu quỷ đỏ CSTC như là dân tộc Tân Cương, Tây Tạng đang ngày đêm bị hành hình, hành xác, tù đày, tù ngục trong gông cùm xiềng xích và dưới gót giày xâm lăng của lũ quỷ đỏ CSTC.

    Kính chào đoàn kết và quyết thắng trong tình YÊU NƯỚC THƯƠNG DÂN .

    “V”, “VK”

    HS. TS. VN

    • Dân Đen says:

      Thật ra 16 điều “cao quí” này đã được người Việt dạy, học từ ngàn xưa tới giờ, từ tứ thư ngũ kinh, sang đến sách triết học, chính trị học, xã hội học Tây phương. Cớ sao người Việt cứ sống theo kiểu “bậy bạ” từ đời này sang đời khác, tự làm khổ nhau triền miên ?

      Phải chăng chỉ cần tuân thủ điều số 10 “Nói thì phải làm” !

  7. Doctin says:

    Tôi chưa có dịp đọc Hai Mươi Năm Miền Nam 1955 – 1975, tuy nhiên nó là một trong những cuốn sách tôi sẽ tìm đọc khi có được thì giờ rảnh. Mãi đến vài năm gần đây mới lần mò lên trang mạng DCV và có dịp đọc những bài viết của tác giả Nguyễn văn Lục, tôi nhận thấy đa số các bài viết đều hay- Lời văn dễ hiểu, nhân định đứng đắn và dẫn chứng đầy đủ.
    Nếu quyển sách trên (trích)”… mà không nói gì đến khía cạnh văn hóa xã hội, đặc biệt là không đề cập đến phong trào sinh họat thanh niên của giới trẻ, mà điển hình như của Hội Hướng Đạo, Hội Thanh Niên Thiện Chí, các Nhóm Sinh viên Công giáo, Sinh viên Phật tử v.v…” thì ý kiến của tác giả Đoàn Thanh Liêm rất đáng và phải được thực hiện, đó là ( trích) ” Vấn đề chúng ta có thể làm được trong tầm tay của mình hiện nay là: Tìm cách ghi chép lại cái kinh nghiệm tích lũy được trong suốt quá trình hoạt động của hàng ngàn đơn vị đoàn thể hiệp hội, mà đã hiện hữu tại miền Nam trong giai đoạn 1955 – 1975 đó’.

  8. AN says:

    Tôi ủng hộ tác giả Nguyễn Văn Lục. Hiện nay có 2 cây bút viết về lịch sử chiến tranh 75 mà tôi tâm đắc, một người thuộc lớp lớn chính là tác giả Nguyễn Văn Lục, lớp nhỏ tuổi có anh Đặng Chí Hùng (Thôn Danlambao). Tuy nhiên bác Nguyễn Văn Lục có thể còn thiếu khi chưa viết về sự kiện cố tướng Nguyễn Cao Kỳ.

  9. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa tác giả,

    Đọc bài viết trên thật nhanh (vì ko có thì giờ nhiều), tôi xin có một vài cảm nghĩ nhất thời như sau:

    1/
    Với ông Nguyễn Văn Lục, thú thực càng về sau này tôi càng nghi ngờ giá trị những gì ông Lục viết. Tại sao ư ? Ông Lục viết với một thiên kiến rõ ràng, khiến người đọc thấy bất an vô cùng. Chẳng hạn như biến động Phật giáo ở miền Trung, về sự tự thiêu của thượng toạ Quảng Đức, về cái chết của văn hào và nhà chính trị Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, về các cuộc đảo chánh ông Diệm bởi quân đội (01 tháng 11 năm 1960 và 11 tháng 11 năm 1963) …
    Cá nhân tôi đã góp ý tích cực cho ông Lục về mặt chuyên môn y khoa nhiều lần ở sự tự thiêu nơi thượng toạ Quảng Đức và cái chết của văn hào Nhất Linh (sau khi tôi đã tham khảo và bàn luận riêng với các đồng nghiệp của mình). Ông Lục đã không một lời phản bác các góp ý nặng tính chuyên môn đó (bởi thực ra ngoài tầm với của ông, nhưng ông cứ rị mọ trích dẫn những tài liệu vô hay kém giá trị chuyên môn, bởi lầm tưởng đó là của thật !) .

    Phải nói thẳng ông Lục cóp nhặt tài liệu nhiều hơn là động não (brainstorm) để tìm ra được sự thật ấn náu hay bị che đậy (vérité cachée) ở trong. Nhất là ông Lục lắm khi cắt xén tùy tiện những gì có lợi cho luận điểm riêng mình; hay nêu ra những giả thuyết không thật, nhằm bôi xấu có chủ ý ai đó (chẳng hạn đặt dấu hỏi về sự giao thiệp giữa hai nhà văn Nhất Linh và Nguyễn Thị Vinh).

    Lắm khi tôi tự hỏi, có phải ông Lục (có chân trong phong trào) đang làm sống lại cái gọi là “tinh thần Ngô Đình Diệm” chăng ?
    Vâng, ông Lục đề cao ông Diệm và ông Nhu lên hết mức, làm như hai vị đó là cứu tinh duy nhất của dân Việt, còn các chính trị gia yêu nước khác, các đảng phái, các giáo phái ở trong Nam chỉ là một thứ “kỳ đà cản mũi”. Ngược lại ông thẳng tay bôi nhọ phía Phật giáo từ trên xuống dưới, xoáy mạnh vào nhân vật trung tâm là Thích Trí Quang. Trong khi ấy ông lại cố tình quên đi những vị giáo sĩ Kitô giáo “trời ơi đất hỡi”, lợi dụng trào Ngô lộng hành như chốn không người !

    [Xin mở ngoặc đơn nói thẳng nơi đây, tôi KHÔNG ƯA TÔN GIÁO XEN VÀO CHÍNH TRỊ như thời VNCH. Nhà Chùa và Nhà Chúa bị các ông bà tu sĩ lạm dụng, chia bè kết cánh, lôi kéo đệ tử thân tín làm càn làm bậy, khiến tanh hôi mùi tục lụy và chính trường thêm nát bét như tương, có lợi cho CS và ngoại bang, còn dân chúng là nạn nhân không hơn ko kém. Chính các ông bà tu sĩ vừa vụng đường tu vừa vụng chính trị, nếu ko muốn nói là mù chính trị, làm mất quyền mất nước vào tay độc tài đủ loại, lệ thuộc ngoại bang dài dài]

    “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955 – 1975” quả thực là một đề tài quá lớn, tôi e ông Lục đảm đương không nổi và có thể làm hư đường hư bột mất. Ông Võ Phiến, một cây cổ thụ trong văn nghệ sĩ miền Nam, cũng chỉ mới dám “tổng quan hai mười năm văn học miền Nam”, mà thiên hạ đã cho là gan cóc tía, dám mó giái ngựa. Ông Lục là ai mà dám chơi bạo, đụng đến tùm lum mọi thứ trong một quyển sách, chắc hẳn khố A 5 và dày vài trăm trang.

    2/
    Tác giả hay ông Lục, tôi ko rõ ở đây, đã phân loại những hoạt động của thanh niên học sinh sinh viên thành “lên đường” và “xuống đường”, trong ý nghĩa “lên đường” có nghĩa hướng thượng và “xuống đường” là làm loạn, gây rối, phá rối trị an … làm lợi cho CS, bởi đa phần do CS giựt dây.

    Theo tôi, qúi vị đã dở trò “chơi chữ” (jeu de mots), rồi nhân đó đánh lận con đen ! Tại sao ư ?

    Ai cũng rõ, người Mỹ là “đầu nậu” chủ trương rồi bỏ tiền cho những công tác gọi là “lên đường” ! Mục đích gì ư ? Tôi nghĩ tác giả hiểu rõ hơn ai hết. Sự việc này cũng như thời thực dân Pháp đã rầm rộ gây phong trào sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao trong quần chúng … Nói chung, bổn cũ soạn lại, hay nói khác đi “lịch sử chỉ là sự lập lại” !
    Dĩ nhiên nếu người trẻ yêu nước thương dân sâu sắc, sẽ nhân cơ hội này làm một cuộc lên đường thật sự (Nào anh em ta cùng nhau sông pha lên đàng kiếm nguồn tươi sáng) thì quả thực là đại phúc cho dân cho nước. Chẳn hạn “Chương trình Phát triển Cộng đồng tại các Quận 6, 7 và 8 Saigon từ năm 1965″ (sic) mà tác giả tham dự và ông Võ Long Triều đã đề cập chi tiết trong hồi ký.
    Tuy nhiên điều này ko thể khẳng định, chỉ những người thanh niên như tác giả, tham gia trong công tác xã hội là chân chính, đi đúng đường …, còn những người tham gia trong lãnh vực chính trị là sai, là để bị chính quyền hay CS lợi dụng ! Tôi muốn nói rõ ở đây, “xuống đường” cũng có mục đích tích cực, nhưng thành quả ra sao lại là chuyện khác. Thanh niên dễ trở thành cuồng tín, hiếu động, bất mãn khi đòi hỏi không được thoả mãn, hay bị đánh lừa. Nhưng rõ ràng, cần học lý thuyết ở nhà trường và thực hành ngoài đời. Thanh niên sinh viên học sinh thập niên 40 đã lên đường cứu nước, xuống đường biểu tình chống thực dân … và trở thành những lãnh tụ, lãnh đạo tài ba ở nhiều lãnh vực, từ chính trị sang quân sự đến văn học nghệ thuật, xã hội.

    Tóm tắt, có học thời có hành. Làm sai thì chân thành rút kinh nghiệm và sẽ “tắt đèn làm lại”, bởi cần học nơi cái sai của mình. Đừng phạm phải những sai trái quá đáng, để (chết mà) hối không kịp.

    3/
    Không khí dân chủ tự do trong lành ở miền Nam nói thật chính là nhờ ở nhiều yếu tố, trong đó phải nói thẳng với nhau là nhờ thực dân Pháp rất nhiều, chứ chẳng phải là ở thời đệ nhất và đệ nhị cộng hòa. Hai thời này đã bóp nghẹt dân chủ rất nhiều. Thực dân đã xây dựng cho miền Nam rất nhiều, chẳng những về cơ sở vật chất mà cả tinh thần khai phóng kiểu Pháp, mang đậm nét của thời Napoléon, với những người trẻt thích sông pha, làm chuyện lớn (cỡ như đại úy hải quân Henri Rivière hay nhà bác học trẻ Alexandre Yersin, đã dùng Đông Dương làm đất dụng võ, nhằm thoả mãn chí bình sanh bằng sự ra sức dụng sở học của mình vào đời).

    Lại thêm đất rộng người thưa, mưa thuận gió hòa, làm ăn dễ dàng, nên dân miền Nam không vất vả về kiếm sống, có người trở nên cự phú. Chính họ đã là những mạnh thường quân chính yếu giúp cho phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (như khảo sát của nhà sử học Nguyễn Đình Chinh từng tâm tình với tôi), cho con cái đi theo phong trào khá đông; cũng như rất nhiều dân Nam Kỳ du học ở Pháp và mang lại sinh khí rất nhiều cho hoạt động báo chí chẳng hạn (dân ngoài Bắc chạy vào Nam lập nghiệp rất đông ở thập niên 40). Cuộc sống của dân trong Nam mang đậm nét phương Tây, nếu so với ngoài Bắc hay ngoài Trung ngay từ những thập niên 30, 40 trở đi. Nào là sòng bạc cỡ lớn Kim Chung, Đại Thế Giới …, những tửu lầu to và nổi danh với trò độc của Tàu “nhất dạ đế vương”; những dancing với trận cười thâu đếm suốt sáng; những bọc đền dành cho lính tráng, những xóm bình khang ở ven đô dành cho đại bộ phân dân từ ông già đến cậu học trò mặt búng ra sữa; từ ông công hay tư chức đến giới bình dân … Chưa kể những rạp hát bóng, rạp hát cải lương với lu bù những gánh cải lương lớn nhỏ kể ra không siết.

    Dân Nam sống cực kỳ dễ dãi, nếu ko muốn nói là phóng túng, so với dân Bắc hay Trung. Hà Nội hay Huế chỉ có tiếng, chứ thực chất ko có miếng, rất cổ hủ, lạc hậu. Thật ra đó chỉ là một làng lớn, mọi người nhẵn mặt nhau; có thể phóng đại rằng, nhà bên họ nhẹ nhà kế biết ngay và hôm sau cả làng nước đều biết ! Trong khi Sài Gòn hay Cần Thơ, hoặc Mỹ Tho hoàn toàn không có cái trò vớ vẫn đó. Mạnh ai nấy sống, miền đừng làm trở ngại người khác. Trong truyện “Sông Hương Lững Lờ” (And Slowly Flows the Parfum) của Cao Xuân Tứ, một bạn văn ở Amsterdam, tôi có dịch dịch và đăng ở Thế Kỷ 21 đã lâu lắm rồi (1995 ?), cho biết, phụ nữ mặc áo tắm một mảnh (bikini) là tân tiến ghê gớm lắm; chả có phụ nữ nào đi ăn nhà hàng một mình ….

    Nói tóm tắt, văn minh văn hóa nhân bản phương Tây (qua thực dân Pháp) thấm đẫm ở trong Nam. Trong khi đó có bài viết về giáo dục trong miền Nam thời kỳ 54-75 bị ông Lục kết án (nếu tôi nhớ kô lầm) chịu ảnh hưởng xấu của thực dân Pháp và ông Lục lại làm một việc so sánh giữa Pháp và Mỹ trong giáo dục nữa thì phải !

    Xin tạm có đôi lời góp ý chân thành trong lúc vội vàng, e rằng có điều gì còn thiếu sót hay thất thố.
    Rất mong được nghe thêm cao kiến từ tác giả và cao nhân từ bốn phương tám hướng.

    Lại Mạnh Cường

    • van says:

      “phụ nữ mặc áo tắm một mảnh (bikini) ”

      Bác Cường, bikini là áo tắm 2 mảnh nhỏ xíu chứ không phải một mảnh.

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Dear van,

        Xin cám ơn đã cho hay sai sót trên rất nhiều.
        Trước tôi cứ nghĩ áo tắm hai mảnh người Pháp gọi là “deux pièces”.

        Vâng theo như Cao Xuân Tứ thì người Huế ngày xưa không dám mặc áo tắm theo kiểu phương Tây khi tắm trên sông Hương (ở ngay trước nhà), cho dù là áo tắm một mảnh như phương Tây ở thập niên 50 trở về trước.

      • nguenha says:

        “người huế ngày xưa không dám mặt áo tắm theo kiểu phương Tây khi tắm
        trên sông Hương’,không hẳn là như vậy,chính mắt tôi đã thấy những tấm hình con gái Huế theo tây-học trước 1950 mặc áo tắm kiểu Bain -soleil (hở hang)
        chèo thuyền(périsoirre) trên Sông Hương,cụ thể là Bà Nguyễn đình Chi,lúc
        đó là Hiệu trưởng trường Đồng -khánh chèo thuyền với Ông Phan-văn Giáo
        Thủ-hiến.Con gái huế không phải “kín cổng cao tường”như mọi người nghĩ
        đâu,trong “tình-yêu”họ rất “chắt-chiu’,nhưng lại cũng rất “hào-sảng”.

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Điều nguenha kể trên, là một trong những ngoại lệ (exceptions), trong khi tôi đề cập đến số đông trong dân.

        Cũng như nguenha viết, đó là những người phụ nữ theo Tây học rất sớm, dĩ nhiên họ có tinh thần cởi mở (khai phóng) phương Tây, nên học đòi theo mốt của phụ nữ da trắng là điều dễ hiểu.
        Tuy thế cũng có rất ít phụ nữ Việt theo Tây học, lại bắt chước sống y như Tây. Bằng chứng trong gia đình tôi và các nữ giáo sư trường Y thời tôi theo học, vẫn theo sống lối cổ truyền Á đông (giáo sư Vũ Thị Thoa; Trịnh Thị Minh Hà; Bùi Tuyết Nga; Nguyễn Thị Bích Tuyết; Nguyễn thị Xuân …)
        Còn các bạn (vốn học trường Pháp ở trung học), khi học Y với tôi, đại đa số các cô này lại khoái, nói đúng hơn là, thèm mặc áo dài trong suốt cả niên học và sinh hoạt giống như một nữ sinh trường Việt chính gốc (trong khi các bạn học trường nữ Việt, khi lên đại học lại khoái diện đầm, thích đi bal de famille …).
        Sau này hỏi thăm được biết, họ bị bắt buộc mặc đầm trong khi đi học trường Tây, nên khi lên đại học tha hồ mặc áo dài cho đã thèm và chính họ thấy áo dài cho nhiều nữ tính.

        Tôi đã viết ở trên, dân trong Nam chịu ảnh hưởng của thực dân Pháp nặng, nên cuộc sống có phần cởi mở nhất ba miền nước ta.

        Theo chỗ tôi được biết, bà Nguyễn Đình Chi, một nữ hiệu trưởng nổi tiếng của trường Đồng Khánh, là một con người “cách mạng”, đã bỏ trường theo CS (hình như hồi thập niên 50 hay 60 ?).

        LMC

      • TT las vegas says:

        “Hà Nội hay Huế chỉ có tiếng chứ thực chất không có miếng ,rất cổ hủ và lạc hậu”.nghe ông LMC phán một câu nghe mà oải lòng.Tôi thực sự không biết sự hiểu biết của ông về Hà nội và Huế được bao nhiêu mà lại có nhận xét nông cạn như vậy.Lẽ tất nhiên vì môi trường thiên nhiên ,xã hội nó ảnh hưởng tới đời sống con người cho nên sự khác biệt sinh hoạt trong đời sống giửa miền Nam Trung Bắc là chuyện bình thường,con người gặp môi trường hạn hẹp thì như cái lò xo đành phải nén lại,đến khi có được môi trường thông thoáng hơn thì nó sẽ bung ra thôi.Thưa ông LMC,cảm nhận của tôi thì ông là một người trí thức và kiến thức trên mọi lảnh vực hay nói chung là có TÀI nhưng hình như ông thiếu chử KHIÊM.

    • Tien Ngu says:

      “Lắm khi tôi tự hỏi, có phải ông Lục (có chân trong phong trào) đang làm sống lại cái gọi là “tinh thần Ngô Đình Diệm” chăng ?”

      Làm sống lại cái gọi nà….tinh thần Ngô đình Diệm, chi vậy thầy Cường?

      Ông Lục làm thế để…dụ nai bà con cho tiền ổng chăng? Hay được Ngô đình Diệm sống lại mà phong ống ấy mần cố vấn…báo chí?

      Các ông thầy tu mà còn…ham vui, chơi trò chơi chính trị để kiếm danh đời, kiếm sướng, bị ông Lục vạch mặt chuột ra là phải rồi, oan ức gì nữa mà thầy…thanh minh thanh nga?

      Thầy Trí Quang, bây giờ còn mà ai không rành? Thầy ấy nếu đúng là dân bảnh thật sự, bây giờ cs cai trị ác láo thế, nhưng thầy…nín thinh như nín địt, không dám xuống đường, không dám cự cãi, ho cũng không dám luôn, vậy sao là dân bảnh được?

      Oan ức gì đâu, thầy Cường?

      Riêng thầy Quãng Đức, bây giờ chết có thiêng, ắt cũng đã nhận ra rằng thì mình đã…ngây thơ, trao duyên lằm tướng cướp, báo hại cả một dân tộc…vô tròng cs. Tu cả ngàn năm sau, chưa chắc đã chuộc hết tội.

      Còn các anh tự nhận nà…nhân sỉ miền Nam như lời thầy Cường hay…khoe, sau khi Ngô đình Diệm đi dứt rồi, sao không thấy anh nhân sỉ nào…hát ra trò vậy? Tranh đấu hạ bệ được Ngô đình Diệm, các anh coi bộ hồ hỡi phấn khởi, tưỡng đâu miền Nam phen này, các anh nhân sỉ sẽ ra tay tế độ cho dân sống bình yên, giàu mạnh hùng cường…
      Té ra là các anh tạo dịp cho Việt Cộng càng ngày càng áp sát, bành trướng, rồi tất cả cùng nhau…đi xuống hố…

      Ấy thế mà cũng không bỏ tật, luôn hát ta là…nhân sỉ, thứ bảnh…
      Mắc cười quá.

      Số thầy Cường là số…làm bác sỉ, không có nền giáo dục miền nam thời ông Diệm cho thầy theo học, chắc chắn thầy cũng sẽ được…qua Tây mà học, ra bác sỉ, ngon lành. Thành ra thầy Cường…nhổ phẹt phẹt ông Diệm cũng…có lý. Nhưng đối với người miền Nam bình thường như…Tiên Ngu, rất là cám ơn cái xã hội, cái nền giáo dục do ông Diệm góp sức dựng nên…

      LỊch sử cận đại của miền Nam VN, thời Ngô đình Diệm, có đến trên 17 triệu người biết đến, còn sống lai rai đến nay cũng nhiều, hát theo kiểu hiểu biết…bất lương, đâu dể gì qua mặt thiên hạ được?

    • Thu Bồn says:

      Bài ông Cường viết chỉ chê bài ông Lục…. mà chẳng nêu được điều gì cụ thể ông Lục sai.
      Ông Lục viết sai viết dở thì ông Cường viết cho bà con đọc đi.

      Toàn bài của ông Cường biểu lộ nét ganh tị.

    • Timsuthat says:

      Trích từ LMC:

      2/
      … Ai cũng rõ, người Mỹ là “đầu nậu” chủ trương rồi bỏ tiền cho những công tác gọi là “lên đường” ! Mục đích gì ư ? Tôi nghĩ tác giả hiểu rõ hơn ai hết. Sự việc này cũng như thời thực dân Pháp đã rầm rộ gây phong trào sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao trong quần chúng … Nói chung, bổn cũ soạn lại, hay nói khác đi “lịch sử chỉ là sự lập lại” !

      3/
      … Không khí dân chủ tự do trong lành ở miền Nam nói thật chính là nhờ ở nhiều yếu tố, trong đó phải nói thẳng với nhau là nhờ thực dân Pháp rất nhiều, chứ chẳng phải là ở thời đệ nhất và đệ nhị cộng hòa. Hai thời này đã bóp nghẹt dân chủ rất nhiều. Thực dân đã xây dựng cho miền Nam rất nhiều, chẳng những về cơ sở vật chất mà cả tinh thần khai phóng kiểu Pháp …

      Ông Cường muốn chửi cả Pháp và Mỹ, và cũng chối bỏ giá trị của 2 nền VNCH, nhưng lại ca tụng “không khí dân chủ tự do” cũng như các cơ sở trong Nam là nhờ Pháp! Thế thì mục đích họ giúp cho các tổ chức xã hội “lên đường” như ông ám chỉ là hắc ám, nguy hiểm?

      Hai ý tưởng này thật là mâu thuẫn! Các xã hội dân sự này đã có góp phần tích cực cho VNCH hay không?

      Nếu ai bác bỏ vai trò rất quan trọng của các xã hội dân sự trong chính thể dân chủ tự do – dù được tài trợ bởi chính phủ trong hay ngoài nước (miễn là có độc lập tự quản trị) – thì thật là điều không ổn!

      Và định kiến của ông về sự “bóp nghẹt dân chủ” là ý kiến riêng của ông, hoàn toàn khác với đa số dân miền Nam, kể cả những người trẻ sau này lớn lên có cơ hội tìm hiểu về lý do đưa đến ngày 30/4.

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Dear Tìmsưthat:

        Chúng ta cần TỈNH TÁO chọn lọc những gì có lợi cho dân cho nước, những gì bất lợi ta chối bỏ thẳng thừng.

        Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng chính quyền tay sai thời đó đã bỏ rất nhiều tiền và công sức cho các chương trình hay dự án phi chính trị trên, trong âm mưu RU NGỦ thanh niên, học sinh sinh viên, KHÔNG MUỐN HỌ THAM GIA VÀO CHÍNH TRỊ. Họ phát động rầm rộ những phong trào “lên đường” để rù quến giới trẻ vào các hoạt động xã hội (như ông Đoàn Thanh Liêm kể), văn nghệ (điển hình như đoàn Nguồn Sống với các thủ lãnh như Nghiêm Phú Phát, Hà Quốc Bảo (cùng học Công Chánh) …., nối tiếp là Hoàng Cơ Trường (bạn cùng thời ở Chu Văn An với Phát và Bảo, nhưng học Y nên ra trường sau vài năm bởi Y học bảy năm còn công chánh có bốn năm thôi). Có lẽ Trường là người có máu chính trị của dòng họ mình, nên đã hướng dẫn các đoàn viên Nguồn Sống về lòng ái quốc, hơn là chỉ hoạt động thuần túy văn nghệ như xưa … Rất tíêc Trường tốt nghiệp phải ra đơn vị, nhường lại cho đàn em như Lê Khuê Hiệp. Hiệp học cùng thời với tôi ở Chu Văn An. Đoàn này hình như sau đổi tên là Tiên Long.) Còn nhiều trò khác nước, kể ra không hết ở đây.

        Nói tóm tắt, một điều quá dễ hiểu người ngoại quốc vào xứ ta hay bất cứ xứ nào đi nữa, cũng vì có lợi cho họ trước tiên. Chính vì thế ta nên TÌM HIỂU, chứ đừng thấy “tình cho không biếu không” là vội vàng chộp lấy.

        Hãy đọc VÒNG ĐAI XANH của Ngô Thế Vinh để thấy rõ dã tâm của người Mỹ khi nhúng tay vào vụ sắc tộc thiểu số là người Thượng ở Tây Nguyên. Cả Mỹ lẫn CS, (tôi không rõ có bàn tay của Pháp nhúng vào qua các chủ đồn điền cao su người Pháp ở đó chăng) đã làm rối loạn miền Nam qua những xúi dục người Thượng nổi loạn và lập ra Mặt trận Fulro ngày xưa.
        Ngô Thế Vinh được giải thưởng tổng thống cho tác phẩm trên, nhưng rồi lại ra toà án quân sự về tội “bật mí”sự thật che dấu ấy, nhưng dưới tội danh khác. (Nghĩa là vừa đánh vừa xoa thật gian ác. Một hình thức “rung cây nhát khỉ”, chứ ko tử tế gì hết cả).

        Tôi nói ít bạn hiểu nhiều, vì không có thì giờ và không thể viết dài dòng ở đây. Tôi viết với ý thức của một người công dân yêu nước, sau khi đã đọc nhiều tài liệu, rồi chiêm nghiệm qua thực tế.

        LMC

        Lại Mạnh Cường: Tâm tình NGÔ THẾ VINH qua VÒNG ĐAI XANH (web Cái Đình, Amsterdam, 2004)

        Ngô Thế Vinh ngày càng nổi tiếng qua “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng”. Đây là tiểu thuyết dữ kiện (faction; fact+fiction), đã đoạt giải thưởng văn học hội Y Nha Dược Sĩ Hải Ngoại, tổ chức vào năm 2002.

        Cách đây hơn 30 năm, NTV còn là tác giả một tác phẩm lớn khác. Đó là “Vòng đai xanh” (VĐX), cũng thuộc loại tiểu thuyết dữ kiện, mỏng hơn tác phẩm trên rất nhiều. VĐX đoạt giải thưởng văn học 1971. VĐX được tái bản lần thứ nhất tại hải ngoại vào năm 1986. Tác phẩm mới đuợc dịch qua tiếng Anh dưới tựa đề “The Green Belt” [Ivy House Publishing Group 2004].

        Nếu “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng” nêu lên nan đề môi sinh tại Việt Nam và con sông Mekong, thì VĐX tường thuật lại những bí mật bị che dấu trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. Trong đó nan đề sắc tộc vùng cao nguyên mạn tây nam Trung phần giáp giới với Lào và Miên, gọi tắt là Tây Nguyên, đuợc tác giả mổ xẻ tường tận. Xung đột Kinh – Thượng vẫn còn là vấn đề nhức nhối cho đất nước hơn bao giờ hết. Hợp nhất lòng dân còn khó hơn thống nhất đất nước về địa dư gấp bội.
        (…)
        Vòng Đai Xanh (VĐX) là đỉnh cao sự nghiệp văn chương của NTV. Trước tết nguyên đán 1971 NTV đoạt giải Văn học Nghệ thuật toàn quốc. “Phúc bất trùng lai”, ngay sau Tết anh lại phải đi hầu toà, vì truyện ngắn Mặt trận Sài Gòn đăng trên tạp chí Trình Bầy số 34. Toà Sơ Thẩm kết tội truyện: “có luận điệu phương hại trật tự công cộng và làm suy giảm kỷ luật, tinh thần chiến đấu quân đội”. (ghi chú 1)

        NTV trở nên nổi tiếng, nhưng chỉ trong giới báo chí và giới trí thức, vì trào lưu văn nghệ thời thượng lúc đó là truyện dịch kiếm hiệp, “love story” kiểu Quỳnh Dao, Dung Saigon… Thời chiến người ta cần thứ văn nghệ giải trí thực sự hơn là văn nghệ chính sự; những thứ khó nuốt lại dễ gây nhức đầu. Vả lại, những sắc tộc thiểu số xưa nay vẫn bị coi là những công dân hạng hai, một thứ gánh nặng cho quốc gia dân tộc, hơn là những đồng bào ruột thịt kém may mắn trong chiến cuộc.

        Ghi chú 1:
        “Mặt trận Sài Gòn” chỉ là bút ký ngắn ghi lại cuộc hành trình ý thức của một người lính chấp nhận cuộc chiến tranh Việt Nam, nhưng đồng thời cũng có những ước mơ về một xã hội tốt đẹp hơn trong tương lai. Qua nhân vật trong truyện, NTV nói lên tâm tư của mình và những người lính trẻ: “Không lẽ những mộng tưởng binh nghiệp chỉ có thể biến chúng tôi thành những tên gác dan cho bọn nhà giầu, một thứ cảnh sát công lộ chỉ đuờng trên dòng luân lưu của lịch sử…” Những người lính ấy không muốn hy sinh chỉ nhằm bảo vệ “cho một thứ xã hội trên cao, thừa mứa”, “của một đám người kêu gào chiến tranh nhưng lúc nào cũng ở trên và đứng ngoài cuộc chiến ấy …”
        Tác giả ra trước vành móng ngựa toà quân sự, vì là quân nhân và đã dám bộc lộ hết những sự thật cần che dấu (les véritées cachées).

      • Vân Nam says:

        Mấy chục năm sau khi cuộc chiến tàn, vẫn có một ông bác sĩ bênh vực một ông bác sĩ khác bằng cách trích vài ý ” tiến bộ” trong một chuyện ngắn.
        ” Những người lính ấy không muốn hy sinh chỉ nhằm bảo vệ “cho một thứ xã hội trên cao, thừa mứa”, ” cuả một đám người kêu gào chiến tranh nhưng lúc nào cũng ở trên và đứng ngoài cuộc chiến…” (hết trích).
        Sau khi “mất nước”, mất tất cả… tương lai, gia đình…thì có lẽ những người lính ấy cũng ngộ ra một điều: Muốn hy sinh “thêm” cũng không còn cơ hội”!
        Cả một quân lực với 99% thanh niên cuả 99% các gia đình sống ở miền Nam “tham dự” chỉ để là những tên gác dan cho bọn “nhà giàu”! Xin chỉ ra những bọn nhà giàu ấy!
        Xã hội cuả những ai mà họ ở trên cao, đứng ngoài…cuộc chiến? Chắc cuả mấy anh, chị đang ở các trường Đại Học?
        Đám người nào “kêu gào” chiến tranh ở miền Nam? Chứ không phải là toàn xã hội, mọi tầng lớp đều là nạn nhân cuả chiến tranh?

        Tôi không nghĩ một người như ông NTV “tự hào” về những ý tưởng “cấp tiến” này sau 40 năm, như ông đồng nghiệp của ông: Lại Mạnh Cường ! Nhìn lại “trào lưu” tư tưởng “khuynh tả” trong thời chiến tranh bộc phát mạnh nhất ở miền Nam, mà nhóm Trình Bầy cuả Thế Nguyên, Diễm Châu là một( Đất Nước, Đối Diện sau “hoá thân” thành Đồng Dao, Đứng Dậy hay một số báo sinh viên…) hẳn những người cùng thời và ngay cả những người chủ trương có tinh thần Quốc Gia, trừ ông Cường, cũng chả lấy gì làm hãnh diện !

        Những nhận định về nhiều v/đ cuả b/s Lại Mạnh Cường chỉ giúp tôi củng cố một “định kiến”: Ngoài những kiến thức về y học, giới y, dược…được đào tạo dưới chính thể VNCH có rất ít hiểu biết về các lãnh vực khác, chỉ vì chương trình học các ngành đó không cho phép họ có thì giờ”đi lạc” qua thế giới khác. Đến khi có điều kiện thu thập kiến thức thì…tiêu hoá không kịp! Oái oăm thay, ở miền Nam, rất đông các vị bác sĩ lại hoạt động chính trị khá rầm rộ, từ những vị “trưởng lão” như Nguyễn Xuân Chữ, Nguyễn Tiến Hỷ, Nguyễn Tôn Hoàn, Phan Huy Quát, rồi Trần Kim Tuyến…cho đến ông Phó Thủ Tuớng, Bác Sĩ Phan Quang Đán. Thành hay bại còn tùy nhận định!

      • mythanh says:

        Như … thường lệ, comment của ông LMC bao giờ cũng dài dằng dặc, dài đến độ đầu chẳng thấy cuối ngoài “thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu” nên ông ấy quên (tuýt xuỵt), và vốn chỉ thích xả chữ (không có nghĩa) nên mới ra nông nỗi câu sau đá câu trước lộp cộp, ý đầu chửi béau ý cuối lục cục hehe.
        Phán là nhờ ảnh hưởng Pháp mà miền Nam tự do chứ hai chế độ CH chả nên trò trống gì nếu không muốn nói là bóp nghẹt… Hì hì biết vậy, hùi đó TT Diệm nhường miền Nam cho HCM để coi nó tự do nhờ ảnh hưởng Pháp đến độ nào nhỉ?

        Kể một lô một lê những chốn ăn chơi hổ lốn có từ thời Pháp và cho đó là đại diện cho tự do dân chủ.

        Ô hô! Ai tai! Hy vọng không ai nghĩ là ông LMC này tiêu biểu cho trí thức của miền Nam chứ hả?

    • quandannambo says:

      khi
      con rắn
      gắng sức để bò tới
      thì
      chẳng bao giờ
      nhìn thấy
      cái đuôi của mình

    • laivănmạnh says:

      Đọc nhanh vì không có thì giờ mà trã treo phản bác ,lập đi lập lại ,dài thoòng cũng chừng ấy suy nghĩ là CHỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM ,CHỐNG CÔNG GIÁO VINH DANH CUỘC PHẢN LOẠN CỦA TRI QUANG CÁI CHẾT CỦA NTTAM VÀ HT TQ ĐỨC MÀ NGÀY NAY LỊCH SỮ ĐÃ ĐANG XÉT LAI, thi Ong LMC này rỏ ràng là thiên tài .(Đọc nhanh thì có biết người viết viết gì không ? Và bân việc thì lấy gì suy nghĩ đẻ lời viết của mình có chút giá trị ?Thiên tài như vậy thì có lẽ không cần đọc ,chi cần lướt cái tựa thôi cũng đũ phang một bài dài phản bác mà không cần suy nghĩ !
      Tôi biết có Ong đãng viên đãng Đ V cũng có cái giọng đó khi ai nói tới cụ Diêm và đạo công giáo !
      Kiêu căng và hợm hĩnh ,ngươi trí thức được vnch đào tạo đó sao ? (lvm)

  10. nguenha says:

    Đúng như vậy,Miền Nam tự-do là môi trường thuận lợi cho sự phát triển một Xã-hội dân sự.”Ở ống thì dài,
    ở bầu thì tròn”,chúng tôi là những người sinh ra và lớn lên ở Miền nam,trong môi trường của một Xã-hội dân sự,nên cũng từ đó chúng tôi thấy được cái Chân,cái Thiện,cái Mỹ một cách dễ dàng.!Không cần phải so sánh Miền Bắc và miền Nam(vào thời đó),người ta cũng dễ dàng nhận thấy sự khác biệt qua trang sách học trò,qua tà-áo Nữ-sinh! Giữa Bóng-tối và Ánh-sáng làm gì có sự so sánh!! Tôi có ông chú đổ Tiến-sĩ nga văn,dạy đại học Hanoi.Khi Liên -sô sụp đổ,tôi gặp Ông,Ông bảo gia dình chú bây giờ mất hết,các cháu chỉ biết Nga-văn thôi!!Tôi “sững sờ”khi nghe ông nói.Thì té-ra người Miền Bắc học ngọai ngữ để làm “nô-lệ”!!
    Tình thần đó mải cho đến hôm nay chưa chấm dứt,mà chỉ chuyển sang mục đích khác ! Cái quan niệm “Biết một ngoại ngử là mở thêm một chân trời”hình như vắng bóng trên quê-hương Việt!!Chỉ có
    chừng đó thôi ,chúng ta thấy cái tác-hại vô cùng cho Con người, khi phải sống trong một Xã-hội còn mang
    tính “nguyên-sơ’!!

Phản hồi