WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tranh luận lần 2: Trăm sự nhờ ông phó Biden

“Tôi thích thể thao”, anh bạn Việt Nam tên Tuấn tôi mới làm quen vừa cầm chai bia vừa nói, “nên tôi xem cuộc tranh luận này chẳng khác gì một cuộc thi đấu thể thao”. Nốc cạn chai bia anh bảo thêm “hiện giờ đội tuyển Cộng Hòa đang dẫn trước ít nhất 1 trái, bên Dân Chủ hy vọng cầu thủ sáng giá Joseph Biden sẽ gỡ huề”. Bảo xong anh nói ngay “tôi thấy khó quá” nhưng không cho biết tại sao khó, giơ tay gọi chai bia mới.

Đây là lần đầu tiên tôi vào một quán bia để vừa cụng ly với bạn bè, vừa xem các trận tranh tài vòng đầu mùa playoff của bộ môn baseball, vừa để chờ xem cuộc tranh luận chính trị giữa 2 ứng viên phó tổng thống. Quán này nằm ngay giữa lòng thủ đô Washington D.C., được anh em chúng tôi chọn lựa vì “giới trẻ tụ tập đông lắm” như anh Tuấn nói, “đồng thời lại được xem cả thể thao lẫn chính trị”. Điều này được thể hiện rõ như ban ngày: quán có cả chục chiếc TV treo trên tường, một nửa dành cho thể thao, nửa còn lại dành cho đủ mọi đài trong lúc chờ đợi ông phó Biden của đảng Dân Chủ và ứng viên phó tổng thống Paul Ryan của đảng Cộng Hòa bước ra sân chào khán giả.

Thông thường, những cuộc tranh luận giữa 2 người đứng “phó” ít khi được dân chúng Hoa Kỳ chú ý tới, nhưng lần này chuyện khác hẳn. Sau khi ông Barack Obama thua ở cuộc tranh luận tại Denver tối thứ Tư tuần trước, cả 2 đảng đều trông chờ vào kết quả cuộc tranh luận tối nay, vào những cú dứt mà cả ông Biden lẫn ông Ryan sẽ làm trên sân cỏ chính trị. Nói rõ hơn: phía Dân Chủ trông đợi ông Biden chiến thắng để lấy lại khí thế cho cuộc vận động tranh cử, bên Cộng Hòa mong ông Ryan thành công để tăng cường sức mạnh, tiếp tục tiến bước thật nhanh trên con đường dẫn về Tòa Bạch Ốc. Cả 2 ông đều có những tài năng riêng, “đủ để cuộc tranh luận tối nay trở thành cuộc tranh luận không ai có thể quên được” mà blogger Andrew Sullivan viết từ sáng sớm, lúc cả 2 ông Biden và Ryan vừa đặt chân đến Kentucky.

Ông Biden từng là nghị sĩ trẻ tuổi nhất nhì của nước Mỹ, có cả chục năm làm Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện, thấu hiểu chính sách đối nội lẫn đối ngoại, cũng như từng 2 lần ra tranh cử tổng thống nhưng không thành công. Với bề dày chính trị như vậy, ông Biden được ca ngợi là người “lão luyện” trong chính trường, một chính khách tầm vóc quốc tế trước khi ông nhận lời mời đứng chung liên danh với ông Barack Obama.

Trong vai trò phó tổng thống, ông là một trong những cố vấn thân cận nhất của ông Obama trong nhiều vấn đề, từ cách thực hiện kế hoạch kích cầu kinh tế cho tới kế sách quốc phòng đang được Hoa Kỳ và đồng minh NATO áp dụng ở chiến trường Afghanistan. Kinh nghiệm tranh luận chính trị của ông thì ít ai bằng: gần 40 năm tranh cãi ở diễn đàn Thượng Viện, hơn 20 lần dự các cuộc tranh luận vòng bầu cử sơ bộ của đảng Dân Chủ cấp địa phương (khi ông tranh cử Thượng Nghị Sĩ) và cấp quốc gia (lúc ông còn ước mơ làm chủ Tòa Bạch Ốc).

Nhưng đối thủ chính trị của ông tối nay cũng là người nặng ký chẳng kém! Mới 42 tuổi, với 14 năm làm Dân Biểu, dù không là một khuôn mặt nổi bật trên chính trường quốc gia nhưng ông Ryan là một ngôi sao sáng của đảng Cộng Hòa. Trong vai trò Chủ Tịch Ủy Ban Ngân Sách, ông được các đồng viện cùng đảng kính trọng, ca ngợi về những việc ông đã làm, trong đó đáng chú ý nhất là kế hoạch cách giảm thâm thủng ngân sách và kế hoạch kinh tế ông đưa ra hồi đầu năm nay.

Kế hoạch này đã giúp ông ở nhiều điểm: được dân chúng Hoa Kỳ biết đến nhiều hơn, được ông Romney mời đứng chung liên danh để khẳng định mục tiêu tranh cử là khôi phục kinh tế và cắt giảm chi tiêu, nhưng đồng thời ông cũng bị phía đảng Dân Chủ chỉa mũi dùi tấn công. Bằng chứng là cả Tổng Thống Obama lẫn Phó Tổng Thống Biden đều lên tiếng chỉ trích ông một cách mạnh mẽ từ lúc ông chưa là ứng viên phó tổng thống.

“Phó Tổng Thống phải ở thế công”, một phụ tá của ông Biden nói với báo chí ngay từ hôm đầu tuần. “Không chỉ phải bênh vực cho Tổng Thống (Obama), ông (Biden) còn phải cho cử tri Hoa Kỳ biết rằng chính sách đối nội lẫn đối ngoại của ông Romney không phải là chính sách nước Mỹ cần có trong giai đoạn này, và sự hiện diện của ông Ryan trong liên danh Cộng Hòa là điều đáng ngại cho mọi người”. Để làm điều đó, “ông Biden phải vạch thật rõ những điểm sai trong đề nghị ngân sách mà ông Ryan đã đưa ra, cắt giảm hầu hết các chương trình xã hội, giáo dục, y tế, mà dân chúng đang được hưởng, chỉ có người nghèo và giới trung lưu bị thiệt thòi”.

Những ý kiến được tán thành bởi các thành viên cao cấp trong Ủy Ban Vận Động Tranh Cử của Tổng Thống Obama. Theo ông Cố Vấn David Plouffe, “ông Romney và ông Ryan có rất nhiều điểm khác nhau (về mặt chính sách, kế hoạch), chúng tôi sẽ triệt để khai thác những điểm đó” với mục đích “đẩy ông Ryan tới chỗ phải bênh vực cho lập trường của ông ta”, một phụ tá của ông Cố Vấn Plouffe tiếp lời.

Hình như chiến lược tấn công đó cũng là điều bên ông Romney đã đoán biết. Trong cuộc họp báo trực tuyến trưa thứ Ba vừa rồi, ông phát ngôn viên Kevin Madden nói rằng đừng quên “chỉ có một liên danh là liên danh Romney-Ryan, đừng quên chỉ có một người đứng đầu là ông Thống Đốc Romney. Tất cả những gì ông Ryan trình bày với cử tri phản ánh quan điểm của ông Romney và của liên danh, không phản ánh quan điểm của cá nhân”.

Ông Ryan đã nói những gì? Trong cuộc vận động mới nhất ở Ohio, ông Ryan nhắc lại đúng những gì ông Romney đã từng nói trước đó, cho biết “Tổng Thống Obama không xây dựng được tinh thần chúng ta cần, cũng không có tài lãnh đạo chúng ta mong đợi, vì thế ông ta không tạo được việc làm cho dân chúng và cũng không giúp nước Mỹ an toàn hơn”. Cũng trong cuộc vận động đó, ông Ryan kêu gọi cử tri Hoa Kỳ “mở TV xem, sẽ thấy ngay chính sách ngoại giao thất bại mà ông Obama đã thực hiện trong 4 năm qua”.

Đó cũng là những điều được dự đoán ông Ryan sẽ nói trong cuộc tranh luận với ông Biden. Phát ngôn viên Brendan Buck của ông Ryan cho báo chí biết “chúng tôi đoán từ đầu là sau khi ông Obama thua ông Romney, thế nào ông Biden cũng tấn công ông Ryan”. “Rất tiếc”, ông Buck bảo thêm, “họ sẵn sàng thì chúng tôi cũng sẵn sàng, họ tìm cách tấn công thì chúng tôi cũng biết cách tấn công lại”. Điều bên ông Romney chưa muốn nói ra: nếu tối nay ông Ryan thành công, cử tri Hoa Kỳ sẽ bảo với nhau rằng liên danh Romney-Ryan trội hơn liên danh Obama-Biden, và tỷ lệ phiếu ủng hộ ông Romney sẽ tiếp tục tăng. Đó là điều đảng Dân Chủ, ông Obama và ông Biden không muốn thấy.

Vì thế áp lực đang đè nặng trên vai của ông Phó Biden. Trước khi bước ra sân khấu để bắt tay đối thủ, ông Biden hiểu trách nhiệm của ông quá lớn: phải làm sao có thể cứu vãn được tình thế trong lúc cuộc bầu cử đã thật gần kề. Trong bài viết mới nhất đăng trên tờ POLITICO, bình luận gia chính trị Roger Simon nói rằng trước đây khi ông Obama dẫn trước 4 điểm, “giới truyền thông cho rằng cuộc tranh cử vẫn chưa phân thắng bại (dead heat). Bây giờ khi ông Obama bị ông Romney dẫn 4 điểm, giới truyền thông cho rằng ông Obama đang ở thế từ chết đến bị thương (dead meat)”.

Bài bình luận này mang tựa đề: “It’s Come to This: Dems Hang Hopes on Joe Biden”. Xin tạm diễn nghĩa: “Chuyện (tối nay) sẽ diễn ra như thế này: Hy vọng của Đảng Dân Chủ nằm trong tay ông Joe Biden”.

Tường thuật từ Washington DC

© Đàn Chim Việt

Tags:

8 Phản hồi cho “Tranh luận lần 2: Trăm sự nhờ ông phó Biden”

  1. king tran says:

    OBAMA=NATO
    no action talk only

  2. Phan Anh says:

    Hello,
    Xin quí vị đọc bài kèm theo đây do một người viết rất đúng.

    “We need this banner:
    “Record deficit, Chronic unemployment. Let Obama do it again”

    Kinh tế ở trong một tình trạng sầu thãm nhất của lịch sử Hoa Kỳ. Ôi Ba Má ơi! Nếu không giải quyết nỗi vì kém tài (cho dù có thiện chí) và có chút tư cách thì sẽ không ra nhận để gánh vác việc trọng đại ấy của đất
    nước. What have we CHANGED (for better) in the last 4 years? Nothing.

    OBAMA VÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG LẠI
    NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NƯỚC MỸ

    Duyên-Lãng, Hà Tiến Nhất

    Người ta thường khen TT Obama là một nhà hùng biện có tài. Cũng không ít người cho rằng Obama là một tay ngụy biện ngoại hạng. Muốn biết Obama hùng biện hay ngụy biện, cứ đọc những bài diễn văn ứng khẩu và xem Obama tranh luận thì biết thôi. Người viết nhìn vào một khía cạnh khác: những khẩu hiệu ông Obama trương lên trong các cuộc vận động tranh cử tổng thống thì thấy rằng, ông ta là một chính khách mà khả năng chơi chữ lão luyện đến mức đáng được gọi là phù thủy.

    “Change, yes we can” là khẩu hiệu chiến lược của Obama khi ông ra tranh cử nhiệm kỳ đầu chức vụ Tổng Thống năm 2008. Trong bài diễn văn nhậm chức, để cam kết cho lời hứa hẹn đanh thép của mình, Obama còn quả quyết rằng: Nếu không vực dậy được nền kinh tế, tôi sẽ chỉ làm Tổng Thống một nhiệm kỳ (If I do not get this economy going, then I will be a one-term president.) Quả thực, do việc dân chúng Mỹ nóng lòng muốn có sự thay đổi đường lối chính trị đang gặp nhiều thất bại của Tổng Thống Bush con nói riêng và của đảng Cộng Hòa nói chung, bất chấp Obama có khả năng thực hiện lời hứa hay không, cử tri đã dồn phiếu cho ông. Có thể nói, Obama thắng cử là nhờ cái khẩu hiệu ăn khách này. Lúc đó ai lại không muốn có thay đổi.

    Sau 4 năm lãnh đạo của TT Obama, mặc dầu kinh tế nước Mỹ càng ngày càng tuột giốc, Obama không những không tự ý rút lui như đã hứa, mà vẫn đang ráo riết tranh cử nhiệm kỳ II với một khẩu hiệu khác cũng thách thức không kém: Forward, tạm hiểu là: cứ thế mà tiến tới. Chưa đủ sao, còn tiến tới đâu nữa? Như vậy thì, từ khẩu hiệu “Change, yes we can” tới khẩu hiệu“Forward” , người dân Hoa Kỳ phải hiểu ý của Obama thế nào? Ông muốn nói gì? Phải chăng ông muốn nói, tình hình nước Mỹ hiện nay do ông lãnh đạo đã đổi thay nhiều rồi, và thay đổi theo chiều hướng tích cực, nghĩa là từ xấu đến tốt, từ yếu kém đến vững mạnh hơn. Từ cái thành tựu huyễn hoặc đó, Obama kêu gọi nhân dân Hoa Kỳ hãy vững tin nơi ông và bầu cho ông, khỏi cần thắc mắc gì hết. Đích điểm của chữ Forward là, ông muốn nhắn với cử tri Hoa Kỳ: Chó sủa mặc chó, keep going on forward, caravan!!! Có đúng vậy không? Với khẩu hiệu này, một số lớn dân chúng Mỹ vẫn ủng hộ ông mặc dầu kinh tế Mỹ vẫn đang ở trên đà tuột giốc.

    Lãnh đạo tài là khả năng đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng. Nói khác đi, nguyện vọng quần chúng chính là mục tiêu đạt tới của người lãnh đạo. Vậy mục tiêu lãnh đạo thực sự của TT Obama là gì? Giải quyết vấn đề kinh tế của nước Mỹ? Làm sống lại uy tín của Hoa Kỳ trên thế giới? Hay còn cái gì khác? Chúng ta thử đi vào từng vấn đề, tìm hiểu xem.

    1. Vực dậy nền kinh tế – Những con số thống kê dưới đây trích từ những bài biên khảo đăng đầy rẫy trên báo chí, và truyền thông Mỹ, Việt, tuyệt đối không phải do người viết phịa ra.

    Trong 4 năm cầm quyền của TT Obama,
    - Nợ công của nước Mỹ từ 10.500 tỷ dollars nhẩy lên 16.000 tỷ. Tăng gần 52%.
    - Thất nghiệp từ 5,8% lên 8,3%, tăng 43%.
    - Giá xăng trung bình từ 2.18 USD/gallon lên 4.07 USD. Tăng 86%.
    - Năm 2009 có 160.000 căn nhà trên nước Mỹ bị foreclosed. Bốn năm sau con số
    tăng lên 4 triệu.
    - Con số hàng ngàn tỷ dollars đổ ra để kích cầu, bail out cho ngân hàng và ngành kỹ nghệ xe hơi, thực tế chẳng gây ảnh hưởng gì trên đời sống người dân Mỹ. Kinh tế vẫn tuột giốc. Thất nghiệp vẫn tăng nhanh. Và nợ công vẫn chồng chất mỗi ngày mỗi cao. Số tiền này phần lớn chui vào túi bọn tư bản xe hơi tại Illinois, căn cứ địa của Chủ Nghĩa tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Obama.
    - Điển hình cung cách xài tiền chùa và tài năng kinh tế của ông Obama nằm trong dự án phát triển công ty năng lượng xanh Solyndra tại California. Dự án của công ty này mặc dầu ngày trước đã bị chính quyền Bush bác, nhưng được chính quyền Obama chấp thuận trở lại và tài trợ 535 triệu dollars. Solyndra thật sự chưa đi vào hoạt động để sinh lời, nhưng chỉ 5 tháng sau sau khi nhận được tài trợ, nó đã khai bankruptcy. Việc lạ lùng là nó chìm vào quên lãng không kèn không trống. Không có ai đứng ra nhận trách nhiệm. Bạc tỷ lấy từ tiền thuế của dân, ông Obama phung phí một cách bừa bãi, không tính toán, coi như là chuyện giải trí qua ngày.

    Còn rất nhiều những con số thống kê khác, nhưng thiết tưởng bấy nhiêu thôi cũng đủ để chúng ta đánh giá được khả năng lãnh đạo kinh tế của ông Tổng Thống. Toàn bộ nền kinh tế Mỹ coi như chỉ có thất bại, tại sao ông Obama không tự ý rút lui như đã hứa: If I do not get this economy going, then I will be a one term president, mà lại thản nhiên ra tranh cử nhiệm kỳ nữa?

    Kinh tế là cái tủ đứng chặn cứng họng Obama đối với dân chúng Mỹ. Kẻ lẻo mép này hết thế để bào chữa, nhưng lại ngụy biện đổ tội lên đầu người tiền nhiệm là TT Bush con. Người viết chẳng cố ý bênh ông Bush mà chỉ nói lên lời công đạo. Lý luận như Obama thì thật là gian manh và láu cá. Bởi nếu thế thì giai đoạn thịnh trị (về mặt kinh tế) dưới thời Clinton phải là do tài cán và công lao của TT Bush cha mới phải. Tại sao người ta lại dành hết cho ông Clinton? Ông TT Bush cha chỉ nói có một câu lỡ lời: Read my lips, no new taxes (Nhìn vào môi tôi mà coi, tôi sẽ không tăng thuế mới.) Nhưng trong thời gian nắm quyền, vì kinh tế suy thoái và vì cuộc chiến đánh Irak quá tốn kém, ông đã buộc phải thất hứa với nhân dân Hoa Kỳ và tăng thuế. Hậu quả là năm 1992 ông đã thất bại khi ra tái tranh cử và trở thành Tổng Thống một nhiệm kỳ.

    Cung cách giải quyết vấn đề kinh tế của TT Obama đưa đến một trong hai kết luận sau đây. Hoặc là Obama là một ông Tổng Thống bất tài và thiếu tự trọng. Hoặc là Obama coi việc giải quyết vấn đề kinh tế của đất nước không phải là mục tiêu hàng đầu của ông. Người viết mong rằng kết luận sau là trật. Nhưng nếu ông Obama tái đắc cử thì rõ ràng nó lại trúng phóc. Đảng Cộng Hòa đã chui vào bẫy của ông Obama khi coi vấn đề kinh tế là đề tài chính trong cuộc vận động tranh cử kỳ này. Để xem người Mỹ có phải là một dân tộc trưởng thành về chính trị không, nghĩa là ý thức về các quyền tự do và dân chủ của mình như thế nào. Họ hành xử thẳng thắn (fair) quyền công dân và khôn ngoan tới mức nào trước quyền lợi của đất nước và tư lợi nhỏ nhen của bản thân và phe nhóm.

    2. Phục hồi uy tín của Hoa Kỳ – Nhiều người cho rằng Obama là một Tổng Thống Mỹ có khuynh hướng thiên về phía Hồi Giáo nhất từ trước tới nay và làm cho đồng minh Israel nhiều phen phải bực mình nhất. Đó là một sai lầm lớn nếu nhìn sâu vào chính quyền Obama và những hoạt động của chính quyền này.

    Năm 2008, Obama, chỉ là một nghị sĩ tập tễnh trong Thượng Viện Hoa Kỳ, vây cánh trên chính trường không có, kinh nghiệm lãnh đạo là con số không, tiền bạc cũng không nốt, tay mơ thế mà đá văng được bà Hillary, ngoi lên làm ứng cử viên của đảng Dân Chủ, và nhẩy phóc được vào Tòa Bạch Ốc làm cả thế giới phải sững sờ và kinh ngạc. Màn xiệc tài tình này ai làm được ở nước Mỹ, ngoài tư bản Do Thái và đám truyền thông dòng chính? Vấn đề tư bản Mỹ Do Thái và báo chí dòng chính đã có quá nhiều người nói đến rồi, kể cả người viết. (Xin tìm đọc lại các bài: Dòng chính, Tại sao không Occupy Tòa Bạch Ốc, Ố là là Obama, Thả con cá bắt con tép v.v. của người viết trên website Hồn Việt uk online.) Tuy nhiên ở đây người viết cũng xin nêu thêm những dẫn chứng Do Thái và truyền thông dòng chính tác động đến con bài Obama như thế nào.

    Người đổ tiền nhiều nhất cho Obama ra tranh cử là tỷ phú Soros. Người mặc xiêm y, trang điểm phấn son cho Obama để ra mắt trước công chúng (Campaign chief manager) là David Plouff. Người dẫn lối chỉ đường cho Obama trong Tòa Bạch Ốc (Chief of staff) là David Axelrod. Người này tác giả của The Amateur, cuốn sách best seller hiện nay, gọi là Bộ Óc Chính Trị (Political Brain) của Obama. Tất cả đều là Do Thái. Và còn rất nhiều nữa. Nhưng trên hết không thể không kể đến sự bao che đặc biệt của báo chí dòng chính Hoa Kỳ dành cho Obama và gia đình ông. Năm 2008 nếu ứng cử viên PTT, bà Sarah Palin đi ăn một bữa tối hơi tốn kém một chút thì chắc chắn truyền thông dòng chính không để cho bà yên. Nhưng bà Michell Obama ăn dinner 500 dollars một bữa thì không sao. Bà Palin hồi còn làm Thống Đốc Alaska đi công tác dẫn theo đứa con nhỏ cho có mẹ có con, báo chí dòng chính moi móc ra để vùi dập bà, cho là bà lợi dụng chức vụ để lãng phí ngân sách. Trong khi bà Michell cùng với con cái và bạn bè du hí Tây Ban Nha xài bạc triệu thì báo chí im lặng. Trong một cuộc du hí khác, 2 công nương Obama rủ bạn bè đi tắm biển Mexico đem 25 vệ sĩ theo hầu, báo chỉ coi là chuyện con nít? Tháng 10 năm ngoái, trong một cuộc đi du hí Phi Châu bằng phản lực cơ Boeing 757, với con cái và bạn bè cùng đi, bà Michelle ghi tên con của mình trong đoàn là nhân viên cao cấp (senior staffers.) Tốn phí bạc triệu. Báo chí dòng chính cũng im re. Tại sao năm 2008 Báo chí Dòng Chính hạch sách tư cách hợp pháp của ứng cử viên John McCain vì ông sanh tại Canal Zone, chứ không phải trên đất Mỹ, mà lờ đi chuyện bà nội của Obama xác nhận Obama sanh tại Kenya? Báo chí Dòng chính nghĩ sao về cái chết đột ngột của ký giả Andrew Brietbat vì ông nắm được nhiều tài liệu bí mật về Obama? Tại sao CBS rút lại contract cho WND thuê để dựng Billboard “Where’s the Birth Certificate?” Tại sao Báo chí Dòng Chính cả vú lấp miệng em, nhận chìm xuồng vụ ông cò Arpaio và TS Jerome Corsi điều tra vấn đề “Birth Certificate” của TT Obama. Tờ giấy Obama trưng ra chỉ là tờ Chứng Nhân Khai Sanh (Certification of Birth) chứ không phải bản sao giấy khai sanh (Long form Birth Certificate Copy.) Sankey, một cựu cảnh sát viên điều tra người Anh cho biết đã khám phá ra TT Obama có 49 địa chỉ và 16 số an sinh xã hội (SSN) khác nhau. Trên các địa chỉ tại Illinois, có 2 con số bắt đầu bằng 042 và 364. Số 042 là con số chỉ thiết lập tại Connecticut, mặc dù Obama không ở hoặc làm việc tại Connecticut bao giờ? Báo chí dòng chính đánh hơi giỏi lắm kia mà, sao không biết chuyện này? Cứ cho là điều tiếng về ông Obama đều là những chuyện đáng nghi ngờ cả, nhưng ít ra báo chí cũng phải tìm hiểu cho rõ trắng đen, điều tra cho biết hư thực để phổ biến, vì đó là thiên chức và là nhiệm vụ hàng đầu của báo chí.

    Kể ra thì con nhiều lắm. Người Mỹ có một lời khuyên khá chí lý thế này: When the Mass Media promotes someone frome zero to hero, be very suspicious. The Mass Media is controlled by the Council on Foreign Relations. (khi báo chí dòng chính đề cao ai từ con số không thành anh hùng thì phải rất cẩn trọng, đáng nghi lắm, vì Báo chí dòng chính do Hội Đồng Liên Lạc Ngoại Giao kiểm soát.) Mass Media là công cụ của bọn tư bản đầu sỏ Do Thái. Không lý cái công cụ này đưa Obama lên để làm cuộc cách mạng vô sản, triệt hạ chủ nhân của nó. Một trò bịp và mị dân vĩ đại mà dân chúng Mỹ vẫn không hay biết. Sự thiên vị đáng khinh bỉ như thế của báo chí dòng chính để làm gì? Có phải câu trả lời là để giữ nước sơn bên ngoài cho “thần tượng” Obama được tốt đẹp lâu bền? Bọn tư bản Do Thái và báo chí dòng chính đổ công, đổ của, đổ đi cả lương tâm và danh dự vào một con bài như thế dĩ nhiên là có mục đích.

    Trở lại từ đầu. Ngay sau khi Obama mới bước chân vào Tòa Bạch Ốc, ông đã vội vã bay sang Cairo để chính thức thay mặt nhân dân Hoa Kỳ xin lỗi nhân dân Ai Cập. Tại sao bỗng dưng lại phải xin lỗi và để làm gì? Người tinh ý hiểu ra liền, trừ có ông TT Mubarrak là không hiểu nên mới bị đá đít. Ngay sau đó, Obama đến Riyadh, thủ đô Arab Saudi, cúi gập người bái chào Quốc Vương Abdulla để xin bệ kiến. Có phần chắc chắn là một ông Tổng Thống Mỹ da trắng không thể làm được các hành vi và cử chỉ này. Nhưng Obama làm được. Ở trong nước, Obama ra mặt chiều chuộng các phe phái Hồi Giáo, đặc biệt là nhóm The Muslim Brotherhood. Mục đích của tư bản Do Thái là sử dụng chính sách chia Islam đẻ trị Islam hòng làm suy yếu khối Hồi Giáo Trung Đông. Ý đồ này đã có kết quả. Một loạt các lãnh đạo các nước Hồi Giáo Bắc Phi bị hạ bệ và thay vào đó là lãnh tụ của phong trào Muslim Brotherhood. PT Muslim Brotherhood bị cho là thân Mỹ, mau chóng trở thành kẻ tử thù của nhóm Al Qaida. Đại sứ Mỹ tại Libya, Christopher Steven bị giết chết ngày 11/9 trong tòa Lãnh Sự Mỹ tại Benghazi là hành động trả thù của Al Qaida. Việc này châm ngòi nổ cho cuộc xung đột mới giữa các phe phái Hồi Giáo. Cuốn film Innocence of Muslim chỉ là cái cớ. Cho đến nay, Obama và Bộ Ngoại Giao Mỹ chỉ phản ứng cầm chừng cho có lệ. Tư bản Do Thái đạt được mục dích. Đối với bọn này, Obama xứng đáng được ở lại Tòa Bạch Ốc thêm 4 năm nữa.

    Tình hình tại Á Châu cũng không khá gì hơn. Obama và bà ngoại trưởng Clinton chỉ đánh võ mồm, điều động tầu chiến, hàng không mẫu hạm đến Thái Bình Dương nói là Mỹ trở lại Á Châu để bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở khu vực này. Nhưng khi hãng dầu Exxon của Mỹ đặt máy thăm dò ngoài khơi Đà Nẵng, trong khu vực 200 hải lý của thềm lục địa VN, bị thằng Chệt đe dọa phải tức tốc rút đi thì Obama trơ mắt đứng nhìn. Quyết tâm của Mỹ trở lại Thái Bình Dương như thế đấy. Thằng Chệt vẽ cái lưỡi bò, chứ nó vẽ cái lưỡi voi trên biển Nam Hải, thứ xem Obama dám làm gì? Tóm lại, nước Mỹ không những đã không phục hồi được uy tín, trái lại, càng ngày càng bị thế giới khinh rẻ hơn đến nỗi cựu ứng viên ra tranh cử TT của đảng Cộng Hòa Donald Trump đã phải thốt lên cay đắng: The world is laughing at us (thế giới đang cười vào mũi chúng ta.)

    3. Đạo luật bảo hiểm y tế toàn dân – Xem ra đây mới là mục tiêu hàng đầu trong nghị trình làm việc (agenda) của TT Obama. Người ta nói Đạo Luật Bảo Hiểm Y Tế Toàn Dân hay gọi nôm na là Obamacare là công trình để đời của ông Obama. Đúng thế, TT Obama đã dốc hết toàn tâm toàn lực để đánh bạc với dư luận về vấn đề này. Núp dưới cái vỏ bọc “Bảo Hiểm Y Tế,” ông Obama phát động cuộc đấu tranh giai cấp, đánh thuế người giầu để lo cho người nghèo, hầu san bằng sự cách biệt giầu nghèo trong xã hội Mỹ. Người viết tin chắc chắn rằng với hơn 3000 trang giấy, đạo luật này ít có ai đọc hết nổi, kể cả những người làm luật và giới luật sư, chưa dám nói đến chuyện hiểu hết. Càng không thể nói đến chuyện hiểu rành rẽ từng chi tiết của đạo luật. Thôi thì hãy cứ lấy một vài điểm cụ thể nhất và liên hệ thiết thân nhất đối với từng cá nhân trong cái đạo luật này để thử đem ra mà bàn xem sao. Ở đây cũng nên minh định một điểm là người viết hoàn toàn không nói rằng chế độ an sinh xã hội của nước Mỹ hiện nay là toàn hảo. Không, nó không toàn hảo và có nhiều thiếu sót cần sửa đổi. Nhưng nên thay đổi và bổ khuyết một cách khôn ngoan và khả thi chứ không thể đạp đổ và thay thế theo cung cách mỵ dân và phiêu lưu được.

    Có 2 vấn đề hệ trọng, gây tranh cãi rất nhiều trong luật Cải Tổ Y Tế của TT Obama. Một là việc cưỡng bách mua bảo hiểm. Hai là vấn đề tài trợ ngừa thai và triệt sản.

    3.1 Vấn đề cưỡng bách mua bảo hiểm – Có điều khoản luật là mọi công dân bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế, nếu không sẽ bị phạt tiền. Những người nghèo quá không mua nổi bảo hiểm sẽ được chính quyền trợ cấp. Nhiều tiểu bang chống lại việc cưỡng bách này vì cho là vi hiến, đã kiện lên Tối Cao Pháp Viện. Ông Tòa Tối Cao giỏi chơi chữ, lắt léo phán rằng, luật bảo hiểm y tế không phải là một thứ giao dịch thương mại, cho nên tiền phạt người không mua bảo hiểm không phải là tiền phạt mà là tiền thuế. Luật này vì thế hợp hiến và đã được thông qua, nhưng nó tồn tại bên cạnh những chống đối không khắc phục nổi. Chuyện tréo cẳng ngỗng là trước kia ông Obama tích cực chống đối việc phạt tiền những người không chịu mua bảo hiểm, nhưng bây giờ thì ông hết còn chống, trái lại, rất bằng lòng. Ở đây người viết không luận bàn về khía cạnh pháp lý, chỉ xin nêu một số khó khăn thiết thực trước mắt của vấn đề.

    Ứng cử viên của đảng CH là ông Romney đưa ra con số cụ thể thành phần dân chúng Hoa Kỳ hiện phải sống nhờ vào sự trợ giúp của chính phủ là 47%. Đây là một tỷ lệ hết sức lớn. Theo thống kê mới nhất, dân số HK là 314, 591,917 người. 47% dân số tức 147,824,961 người sống nhờ trợ cấp qua nhiều hình thức. Với chính sách o bế di dân và hầu như bỏ ngỏ biên giới của Obama, chắc chắn con số nhận trợ cấp sẽ càng ngày càng tăng. Lý do là vì biên giới canh phòng lơ là, dân nhập cư lậu sẽ dễ dàng tràn vào Mỹ. Đàng khác, chủ trương tự do phá thai và triệt sản của Obama sẽ làm cho tỷ lệ người già và hưu sẽ một ngày một tăng, trong khi lực lượng lao động và đóng thuế sẽ càng ngày càng giảm. Tỷ số 47% nhận trợ cấp sẽ càng ngày càng tăng, trong khi 53% lao động và đóng thuế sẽ càng ngày càng thu hẹp lại. Điều đó có nghĩa là gánh nặng trợ cấp của chính phủ sẽ bắt buộc phải tăng theo. Việc tăng chi này lấy từ đâu ra, nếu không phải từ thuế, hay từ việc vay mượn ngoại quốc. Như vừa nói, vì lực lượng lao động càng ngày càng giảm dần, ngân sách lấy từ thuế cũng sẽ giảm dần theo tỷ lệ thuận. Muốn cân bằng thu chi, chính phủ bắt buộc phải tăng thuế, hoặc cắt bớt các chương trình khác. Cụ thể như dưới thời lãnh đạo của TT Obama, những người được hưởng medicare đã bị cắt đi dịch vụ khám mắt, khám răng, và hạn chế bớt một số loại thuốc chữa bệnh. Phải tăng thuế thì tăng bao nhiêu mới đủ? Đó là vấn đề. Càng tăng thuế, dân càng nghèo đi, giới đầu tư càng chán nản. Họ sẽ đem tiền đi đến những nơi khác làm ăn có lợi hơn.

    Lối đánh thuế “lấy của người giầu chia cho người nghèo” nằm trong khái niệm đấu tranh giai cấp của cộng sản. Nó được mạ vàng bằng mỹ từ rất hấp dẫn “redistribution” (tái phân phối lợi tức) trong kinh điển của Marx. Chính sách tái phân phối lợi tức được áp dụng tại các nước CS. Nhìm vào VN thì sẽ biết kết quả của chính sách này. Cải Cách Ruộng Đất, đánh tư sản, đổi tiền v.v. đều là cách tái phân phối lợi tức. Các phương thức này đã không những không đem lại công bình cho xã hội, mà trái lại, càng tạo thêm đầy dẫy bất công: cán bộ càng ngày càng giầu sụ trong khi đại đa số dân chúng càng ngày càng nghèo đi. Luật bảo hiểm y tế của Obama đèo bòng thêm gánh nặng trợ cấp mua bảo hiểm y tế cho người dân nữa thì không biết lấy tiền ở đâu ra để chi phí? Cũng không thể không xét đến vấn đề tăng phí bảo hiểm. Bạn xài xe. Nếu chiếc xe gây tai nạn, hãng bảo hiểm sẽ tăng tiền bảo hiểm. Bảo hiểm y tế cũng thế. Tiền bảo hiểm sẽ tăng cùng với tuổi già và những căn bệnh bạn có thể mắc phải. Như thế thì, nhắm mắt lại bạn cũng có thể thấy được nước Mỹ sẽ đi về đâu do cái đạo luật bảo hiểm y tế này.

    Nếu không tăng thuế mà đi vay mượn ngoại quốc thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Cứ coi như người viết nói chuyện tếu cho vui. Chuyện đùa nhưng biết đâu sẽ là thật. Hiện nay, tổng sản lượng quốc gia (GDP) của Mỹ là 15,586 trillion dollars. Nợ ngoại quốc: 16,016 trillion, tức 100.48% GDP. Mỗi người Mỹ tính theo đầu người hiện gánh một số nợ không do mình vay là 52.714 dollars. Có hơn 10 quốc gia cho nước Mỹ vay nợ. Đứng đầu là Chệt: 1149, 6 billion. Obama quen thói bóc ngắn cắn dài, làm ít nhưng chơi sang, thiếu thì đi vay mượn. Một ngày đẹp trời nào đó, món nợ vay của thằng Chệt xấp xỉ bằng GDP của nước Mỹ. Hồ Cẩm Đào lúc này mới ghé miệng vào tai Obama nới nhỏ: Cái nị có muốn vay nữa không, ngộ còn nhiều lắm. Chỉ cần nị đưa cho ngộ cầm cái gì đó để làm tin thôi là lược zồi, để cho mấy cái thằng Chệt của ngộ nó khỏi théc méc thôi ấy mà. Sang cái nước Mỹ của nị cho ngộ đi, hay đưa cái “sổ đỏ” của nị cho ngộ giữ dùm cho là xong thôi. Ngộ cẩn thận lắm. Ngộ giữ cho không sợ mất đâu. Nị cần bao nhiêu nữa cũng có liền à… Có lẽ người viết quá bi quan chăng, nhưng cứ thử bầu cho Obama và bọn liberal xem rồi chuyện gì sẽ xẩy ra. Chuyện đùa thôi nhưng phải coi chừng, quan trọng lắm đó. Cách nay vài bữa, tỷ phú Ross Perot, nguyên ứng cử viên TT cảnh cáo: The United States could be taken over by another worldly power (Nước Mỹ có thể sẽ bị sang tay cho một thế lực ngoại quốc khác.)

    3.2 Vấn đề ngừa thai và triệt sản – Từ trước đến nay không có một ứng cử viên Tổng Thống nào, trừ Obama ra, lại ngu xuẩn húc đầu vào thành trì tín ngưỡng của người Thiên Chúa Giáo. Họ thừa hiểu rằng như thế chắc chắn sẽ mất đi một số phiếu đáng kể của các giáo dân. Không phải TT Obama ngu xuẩn. Ông ta khôn ngoan và mưu lược lắm. Nhiệm kỳ đầu, với chiêu bài CHANGE, Obama muốn phô trương một cuộc cách mạng quét sạch rác rưởi của xã hội, làm sạch Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội Hoa Kỳ. Còn gì lý tưởng và hấp dẫn bằng. Cuộc vận động mang phong thái sáng tạo này thu hút được 91% nữ cử tri và 53% nam cử tri công giáo. Obama đắc cử. Trong 4 năm ngồi trong Tòa Bạch Ốc, ông thay đổi chiến thuật và chiến lược để o bế các nghiệp đoàn và dân nghèo, kết thân với các tổ chức anh chị ACORN và Black Panthers, vuốt ve Muslim Brotherhood, hứa hẹn đám phụ nữ Pro Choice và đông tính luyến ái, dễ dãi với dân nhập cư lậu, thả lỏng canh phòng biên giới, tìm cách bịt miệng những tiếng nói chống đối. Khối cử tri này hiện ước lượng là trên 50% dân số. Qui tụ được liên minh này, Obama bỏ rơi thành phần cử tri còn trung thành với Giáo Hội Công Giáo, vận động tái ứng cử với chiêu bài FORWARD (cứ thế mà đi, không còn do dự gì cả.) Các thành phần trên tập hợp lại dưới cái tên “Liberal,” dưới sự lãnh đạo của Obama,mưu làm một cuộc cách mạng mới là triệt hạ Thiên Chúa Giáo và các giá trị truyền thống của nước Mỹ.

    Người Mỹ ròng (con cháu di dân từ Âu Châu) phần lớn đạo đức và bảo thủ. Chủ trương tự do phá thai, triệt sản, và đồng tính luyến ái là phản lại giáo lý của Thiên Chúa Giáo. Khoan nói tới việc chủ trương cưỡng bách cung cấp các phương tiện phá thai và triệt sản cho phụ nữ có vi phạm quyền tự do tôn giáo mà Hiến Pháp minh thị bảo đảm hay không, nhưng chắc chắn chủ trương này xúc phạm trầm trọng đến danh dự và chủ đích của các bậc Tổ Phụ (Founding Fathers) đã sáng lập nên nước Mỹ. Các Tổ phụ của nước Mỹ tin tưởng và đặt niềm tin đó vào Thượng Đế một cách công khai và rõ ràng với câu “IN GOD WE TRUST” khi tuyên bố nền Cộng Hòa. Sự kỳ diệu không phủ nhận được là niềm tin này đã biến nước Mỹ thành một Quốc Gia cường thịnh, một Xã Hội Văn Minh, Tự Do, và Dân Chủ, một thể chế mô hình được cả thế giới ca tụng và mong muốn rập khuôn. Nếu có ai bảo rằng người viết là một tín đồ Công Giáo nên quen thói “mẹ hát con khen hay” thì xin nhìn vào các nước láng giềng của Mỹ mà suy gẫm. Cùng lập quốc trên một giải đất với tất cả mọi điều kiện hầu như giống nhau mà tại sao nước Mỹ rất cường thịnh trong khi các nước Canada và Mexico lại thua kém? Há chẳng phải nước Mỹ nhờ câu “Thần Chú” kia sao? Tìm ra được câu trả lời thuyết phục xin quí vị vui lòng chỉ giáo cho.

    Cái nền móng xã hội được bao nhiêu thế hệ Mỹ xây đắp và vun trồng, thế mà nay Obama muốn đạp đổ chỉ vì để thỏa mãn đòi hỏi của một thành phần muốn tự do sống thác loạn. Nếu các đòi hỏi này được đáp ứng, xin cứ tin đi, đó là dấu chỉ của nước Mỹ đi đến sụp đổ. Nếu không muốn nói TT Obama cố tình giật sập nước Mỹ, thì cũng nên biết rằng ông ta và đảng Dân Chủ cùng với sự hỗ trợ cuồng nhiệt của thành phần liberal, đang ra sức cải biên Hoa Kỳ thành một chế độ tư bản vô thần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chế độ này đại để là quyền tự do không bị giới hạn phải được triệt để áp dụng, kể cả tự do ngừa thai, phá thai, đồng tính luyến ái v.v., nhưng nhà nước lại có quyền kiểm soát (control) và điều hành (regulate) mọi sinh hoạt trong đời sống xã hội. Đó là mô thức “Trật tự thế giới mới.” Hoa Kỳ đi bước trước. Thế giới lần lượt theo sau.

    Mặc dầu với một kiến thức luật có thể nói là uyên bác, (giáo sư Luật Hiến Pháp ở đại học), Obama cố tình không hiểu rằng trong các quyền của con người, tự do tôn giáo là quyền căn bản nhất được Hiến Pháp đặc biệt bảo đảm. Quyền Tự Do Tôn Giáo bao gồm hai khía cạnh rất rõ rệt là tự do tín ngưỡng và tự do hành đạo. Hành đạo được tự do thực hiện tại những nơi không cản trở đến tự do của người khác. Nhưng niềm tin hay tín ngưỡng, vì nó thuộc lãnh vực siêu hình nên gắn liền với tâm linh con người bất cứ họ ở đâu, làm việc gì. Tín ngưỡng là quyền tin có Thiên Chúa và tuân giữ giới luật của Thiên Chúa. Hai điều kiện “tin theo và tuân giữ” này gắn liền với nhau không thể tách rời mới gọi là tín ngưỡng. Như vậy tự do tôn giáo chủ yếu là quyền con người được tự do tín ngưỡng, tức là tin có Thiên Chúa và tuân thủ những điều răn Thiên Chúa dậy. TT Obama không thể bắt buộc người công giáo phải ngừa thai, phá thai hoặc cung cấp phương tiện để làm các hành động đó cho người khác với bất cứ lý do gì, vì điều đó trái với tín ngưỡng, hay tín lý tôn giáo. Luật Cải Tổ Y Tế bắt buộc các cơ sở tôn giáo mướn 50 nhân viên trở lên phải mua bảo hiểm (tức cung cấp phương tiện) ngừa thai và phá thai cho nhân viên rõ ràng là vi phạm quyền tư do tôn giáo của người dân.

    Tung ra đạo luật này vào mùa bầu cử, TT Obama không sợ mất phiếu của người Thiên Chúa Giáo. Ông nên được coi là một chính khách cam đảm, đáng khâm phục. Vượt quá lòng can đảm là sự thách đố liều lĩnh của ông đối với các giáo hội Thiên Chúa Giáo và nhất là với Hiến Pháp. Về mặt chính trị, TT Obama muốn phá bỏ cái nền móng cơ bản lập quốc của các Tổ Phụ: In God, We Trust, biến Hoa Kỳ thành một đất nước vô thần. Con đường để đạt được mục tiêu này, TT Obama hiển nhiên đã tạo ra một cuộc chiến tranh ý thực hệ giữa tín ngưỡng và vô thần, giữa tôn giáo và quốc gia, giữa ông và các tín đồ Thiên Chúa Giáo? Có thắng được hay không thì chưa biết, nhưng trước mắt ông sẽ gặp phải vô vàn vô số những khó khăn chồng chất. Giáo Hội Công Giáo đang cung cấp 20% cơ sở và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho dân chúng trên khắp nước Mỹ. Nếu các cơ sở và dịch vụ này buộc phải đóng cửa vì không muốn lỗi luật của Chúa như Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đe dọa thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Để duy trì một cuộc sống ổn định cho xã hội, TT Obama không có con đường khác ngoài việc quốc hữu hóa các phương tiện này và cưỡng bách các nhân viên phải đi làm? Ông dựa vào luật pháp nào để làm việc đó? Nếu không quốc hữu hóa thì lấy cái gì thay thế lấp vào chỗ trống khi các cơ sở và dịch vụ này phải đóng cửa? Tiền bạc đâu để thiết lập những cơ sở thay thế, mua trang bị, và thuê mướn nhân viên. Trong bao lâu mới hoàn thành việc thay thế? 5 năm? 10 năm? Hay hơn nữa?

    - Mel Sanger, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế gọi TT Obama là AntiChrist (kẻ chống Chúa hay Quỉ Vương.) Nếu TT Obama là một AntiChrist thật thì hành động của ông phải kể là một cuộc chiến giữa Thiên Chúa và Satan.

    - Mychal Massie, nhà văn da đen và nhà bình luận truyền hình tại Los Angeles nói: They (Obama và Michell) are the worst kind of racialists, they are elitist Leninists with contempt for traditional America (Họ là loại người kỳ thị xấu xa nhất, là những đồ đệ xuất sắc nhất của Lenin, họ coi những giá trị truyền thống Mỹ chẳng ra gì.)

    - Còn nguyên ứng cử viên của đảng CH ra tranh cử TT phát biểu cụ thể nhưng rất cương quyết: I could vote for anybody over President Obama. President Obama has been a total and complete disaster (Tôi bỏ phiếu cho bất cứ ai ngoài Obama. TT Obama là một tai họa hoàn toàn và tuyệt đối.)

    Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất “

    • đơdèmcùibắp says:

      “a bird in the hand is worth two in the bush”

      Bô không có ý kiến gì sao sao y chang bài viết của duyên lảng (xẹt) vào đây.?duyên lảng đôi khi là.gần như là ,có thể xem là,có thể coi là ,không biết tiến về mô , từng viết bài đả kích nử luật sư trẻ lêthịcôngnhân vơi các tài liệu và hình ảnh mà không ai nghi ngờ là do VC (tđsSF) cung cấp .Củng từng viết bài đả kích người này người kia .cs./qg./dấu mặt/ chao đảo/ (SGN?đn)
      Khi có người hỏiduyên lảng là ai mà viết như nằm trong tủ hồ sơ VC vậy ,thì ra là quan tư QLVNCH…
      Cho nên bài viết trên dài quá ,lê thê lết thếch,có thể ĐCV đưa lên thành bài chủ(nói giả dụ vậy thôi) vì không đọc củng biết là “phủđịnh Obama ” rồi….
      Thì xứ tự do mà .cứ thích Ông nào ,dân chủ hay cộng hoà (chỉ có 2) bỏ ai thì tùy nhân tâm.(như mạng mở)..
      Nhắc lại:”một con chim trong tay hơn hai con chim trong bụi’
      Ai thích mơ hưá “số nhiều” thì cứ việc…
      (đdcb)

  3. thai le says:

    -Tôi không lầm ông Biden,tuổi đời như cha con,thâm niên chính trường cũng vậy,với những nụ cười và hay chen vào lời nói của ông Ryan,ông Biden chỉ xứng đáng nói chuyện với Mafia,hơn nữa nếu là người thật sự tài giỏi trong mấy nhiệm kỳ ở Thượng viện,ông không đủ bản lĩnh là TT Mỹ mà cuối cùng được vé vớt của 1 người thế giới chưa biết gì nhiều là ông Obama,tư cách hồ đồ của ông Biden khi tranh luận trực tiếp trên TV với sự theo dõi của mấy chục triệu dân,nếu liên danh Obama vẫn còn ở Tòa Bạch Ốc chứng tỏ dân Mỹ loạn thần kinh à!

  4. Motkhucruot says:

    Các cuộc tranh luận thường ít ảnh hưởng đến lá phiếu cũa cữ tri . Chắc chắn một điều ông Romney không có một chút cơ hội dọn vào Nhà Trắng .

    • Tan says:

      Không có môt chút cơ hội? 0%?
      Thì motkhucruot cứ nói ra đi…
      Trao đổi biện luận thì cũng nên dẫn chứng!

  5. Danville, Kentucky (CNN)
    Forty-eight percent of voters who watched the vice presidential debate think that Rep. Paul Ryan won the showdown, according to a CNN/ORC International nationwide poll conducted right after Thursday night’s faceoff. Forty-four percent say that Vice President Joe Biden was victorious.

    Complete coverage video of the debate
    Toàn thể video đầy đủ của cuộc tranh luận
    http://www.cnn.com/election/2012/debates/vice-presidential-debate

    Tranh luận – Debate đối với Mỹ và Tây Âu chỉ xảy ra trong nghị trường và giữa 2 đối thủ trong một cuộc tranh đua. Nghĩa là giữa những người thật việc thật có chương trình kế hoạch đối lập nhau hẳn hoi. Có ban điều hợp và có trọng tài là khán giả. Dĩ nhiên phải công khai giữa thanh thiên bạch nhật. Trò chơi nào cũng có luật và đòi hỏi mỗi bên phải tôn trọng luật.

  6. Nguyen Phan says:

    Qua 90 phút tranh cãi mà không phải là tranh luận, PTT Joe đã biến cuộc debate thành một trò cười giống “Saturday Night Live”. Thày chạy!

Leave a Reply to king tran