WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Quốc gia trong chiến tranh Việt nam

Hồi ký của Nguyễn Công Luận

Nguyên tác tiếng Anh: “Nationalist in the Viet Nam Wars
*Memoirs of A Victim turned Soldier “
by Nguyễn Công Luận

Do Indiana University Press xuất bản tại Mỹ năm 2012
Sách có thể đặt mua qua Email : iuporder@indiana.edu
Qua Bưu điện : Indiana University Press, 601 North Morton Street Bloomington, Indiana 47404 – 3796
Hay Nhà sách website Amazon.com

Cũng có thể xem các bài nhận định của độc giả :
www.amazon.com/Nationalist-Viet-Nam-Wars-
Memoirs/dp/0253356873/ref=rhf se p t 1

* * *
Tôi đã đọc khá nhiều cuốn hồi ký và tiểu sử của những nhân vật Việt nam cũng như ngọai quốc. Phần nhiều đây là những cuốn sách rất có giá trị, nó giúp cho người đọc hiểu biết rõ ràng hơn về các nhân vật lịch sử trong bối cảnh văn hóa xã hội đương thời. Nhưng cuốn Hồi ký của tác giả Nguyễn Công Luận này, thì mới làm cho tôi say sưa theo dõi và đặc biệt chú ý đến – bởi lý do đơn giản là tập sách này viết về Người và Việc tại Việt nam giữa cái thời kỳ mà chính bản thân tôi đã trải qua và cũng chứng kiến gần như y hệt tác giả – đặc biệt là tại tỉnh Nam Định ở miền Bắc hồi trước năm 1954.

Tác giả lại trực tiếp viết bằng tiếng Anh và cuốn sách còn được nhà xuất bản của một Đại học danh tiếng là Indiana University Press đứng ra nhận ấn hành – thì đây rõ rệt là một công trình không phải bất kỳ người viết nào cũng đạt tới được. Mà còn hơn thế nữa, cuốn sách lại được nhiều giới thức giả người Việt cũng như Mỹ nhiệt liệt khen ngợi và giới thiệu – thì đó cũng là một biểu lộ để chúng ta có thể tin tưởng được giá trị của cuốn sách dài đến gần 600 trang với khổ chữ nhỏ cỡ 11.

Ngay trong Lời tựa, tác giả đã khiêm tốn viết rằng mình chỉ là một thứ “vô danh tiểu tốt ở Việt nam” (I was just a nobody in Việt nam), và không có công trạng gì lớn lao để mà khoe khoang – mà cũng chẳng có làm điều chi tệ lậu để mà phải viết sách viết báo tìm cách biện bạch “thanh minh thanh nga”. Nhưng trong suốt cuốn sách, ông Luận đã trình bày hết sức trung thực về những điều tai nghe mắt thấy và những nhận định của riêng cá nhân mình – với lập trường kiên định của một người quốc gia chân chính mà là nạn nhân trực tiếp của chính sách độc tài hiểm ác và gian trá của đảng cộng sản ở Việt nam.

Để bạn đọc dễ dàng theo dõi câu chuyện, tôi xin tóm tắt về Tiểu sử tác giả – như được ghi lại rải rác nơi những trang trong cuốn Hồi ký – rồi sẽ trình bày chi tiết hơn về các mục đáng chú ý nhất trong cuốn sách này.

I – Tiểu sử tác giả Nguyễn Công Luận

Ông Luận sinh năm 1937 tại một làng miền quê gần với thị xã Nam Định. Thân phụ là người đã từng tham gia sinh họat trong hàng ngũ Quốc Dân Đảng, nên đã bị Việt minh cộng sản bắt giữ vào năm 1948 và bị mất ở trong trại tù Lý Bá Sơ vào năm 1950. Ông trải qua cả một thời thơ ấu tại quê nhà và trực tiếp vừa là người chứng kiến – vừa là nạn nhân của cảnh người dân chịu đựng cái ách “một cổ hai tròng” giữa nạn độc tài sắt máu của phe Việt minh cộng sản và sự cướp bóc tàn phá của thực dân Pháp trong suốt cuộc chiến kéo dài đến 8 năm 1946 – 1954.

Vào năm 1954, ông cùng bà mẹ và hai cô em di cư vào miền Nam. Trong khi bà nội vì già yếu và ông bác phải ở lại miền Bắc, thì lại bị đem ra đấu tố trong đợt cải cách ruộng đất – khiến cho ông bác vì bị phẫn uất quá trên đường bị dẫn giải đến trại giam, nên đã liều mình ôm lựu đạn cùng chết với bộ đội canh giữ. Và bà nội thì bị trục xuất ra khỏi nhà và bị đày đọa cho đến lúc chết trong cảnh cô đơn khốn khổ.Thành ra cả gia đình đều là nạn nhân của sự đàn áp man rợ của người cộng sản tại miền Bắc.

Theo gương thân phụ, ngay từ hồi còn là một học sinh ở vào tuổi 13 – 14 tuổi, cậu Luận đã mau sớm họp với một số bạn cùng lứa tuổi để tham gia sinh họat thành từng nhóm học sinh quốc gia – vừa chống Pháp vừa chống Việt minh ngay tại thành phố Nam Định. Vào miền Nam, lúc vừa đủ 18 tuổi, cậu Luận đã tình nguyện gia nhập khóa 12 Sĩ quan Trường Võ Bị Quốc gia ở Đà lạt. Và sau khi tốt nghiệp ra trường vào cuối năm 1956, thì ông còn được cử đi học thêm tại Trường Bô Binh Hoa kỳ Fort Benning trong tiểu bang Georgia.

Năm 1974, ông Luận lại được cử đi học tiếp ở Fort Benning và đã đậu hạng 10/195 trong kỳ thi tốt nghiệp với sự khen ngợi đặc biệt của Trung Tướng Chỉ huy trưởng và Bộ Chỉ Huy trường Bộ Binh. Là người có ý chí cầu tiến, ông Luận còn theo học tại trường Luật ở Saigon và đã tốt nghiệp văn bằng Cử nhân Luật khoa, Ban Tư pháp.

Trong gần 20 năm sinh họat trong quân ngũ, ông Luận đã lần lượt phục vụ tại Sư đòan 22 Bộ Binh ở vùng Cao nguyên (từ 1959 đến 1965), sau đó chuyển về làm Giám đốc Nha Tiếp nhận của Bộ Chiêu hồi ở Saigon (từ 1967 đến 1970) và cuối cùng tại Tổng cục Chiến tranh Chính trị (từ 1970 đến 1975).

Sau khi chế độ miền Nam xụp đổ, cũng như nhiều sĩ quan khác thiếu tá Luận phải đi tù “cải tạo” tất cả đến gần 7 năm, kể cả nơi trại tù ở ngòai miền Bắc. Năm 1982, ông Luận được trả tự do và sinh sống bằng cách dậy Anh văn cho đến khi cùng gia đình qua định cư ở Mỹ vào năm 1990. Hiện ông bà Luận và tất cả bốn người con đều đả trưởng thành đang định cư tại thành phố San Jose ở miền Bắc California.

Trong những năm gần đây, dù bị đau bệnh nhiều do tuổi già sức yếu, ông Luận vẫn kiên trì tham gia góp phần trình bày với công chúng qua nhiều bài báo Việt ngữ cũng như Anh ngữ và đặc biệt ông còn là Phụ tá chủ bút cho bộ sách The Encyclopedia of the Vietnam War nữa. Và cuốn Hồi ký được giới thiệu ở đây chính là một công trình thật lớn lao của một cựu sĩ quan trong hàng ngũ Quân đội Việt nam Cộng hòa vậy.

II – Lược qua sự đánh giá về tác phẩm của một số thức giả Việt và Mỹ.

Trước khi trình bày nhận định riêng của mình về tác phẩm, tôi xin trích thuật lại ý kiến của một số thức giả về cuốn sách như sau đây:

1 – Nhà văn Mạc Giao, chủ bút tạp chí Diễn Đàn Giáo Dân xuất bản ở California đã viết trong bài Giới thiệu khá dài được đăng trong số báo tháng 10/2012 ở đọan cuối như sau : … “ Chúng ta nhìn thấy hình ảnh của mình trong hình ảnh của Nguyễn Công Luận, bắt gặp hòan cảnh của mình đã sống trong hòan cảnh Nguyễn Công Luận tả trong sách. (Đây là) một cuốn sách rất đáng đọc, đáng được giới thiệu cho bạn bè ngọai quốc, nhất là cho những người trẻ Việt Nam để họ hiểu được, thấy được những lầm than, nỗ lực và hy sinh của thế hệ cha anh cho đất nước và cho chính họ.”

2 – Thiếu Tướng David T. Zabecky viết trong Lời nói đầu cuốn sách : “…Một trong những bản tổng kết (accounts) của Quân lực Việt nam Cộng hòa có giá trị lớn và đày suy tư mà tôi đã được đọc… Đó là một cuốn sách trung thực mà sự lương thiện của tác giả hiện ra ở mỗi trang…”

3 – Trung Tướng Lawson W. Magruder III là người quen biết tác giả đã 40 năm, thì viết : “…Qua con mắt của một người yêu nước chân thực, lịch sử và những chiến dịch có tính quyết định của cuộc tranh chấp đã được duyệt lại từ một nhãn quan độc đáo của một nạn nhân trở thành chiến binh… Cuốn sách này là một tác phẩm cần phải đọc cho những ai muốn có được một hình ảnh đày đủ và sự thật tòan diện về cuộc chiến tranh bi thảm mà đã làm cho cả thế giới phải ray rứt mủi lòng trong suốt hơn hai thập niên…”

4 – Giáo sư C. C. Lovett Đại học Emporia State University, thì viết trong tạp chí CHOICE chuyên về điểm sách cho các nhà sách và thư viện lớn nhỏ trong số phát hành vào tháng 8/2012 như sau : “… Từ quá lâu, tiếng nói của người Việt nam đã không được nghe đến. Trong cuốn Hồi ký này, ông Luận đã chiếu rọi tia sáng mới vào cái phần chiến tranh còn thiếu vắng trong lối trình bày diễn giải thông dụng điển hình đó…Cuốn Hồi ký này sẽ là một bổ túc có giá trị cho bất kỳ tủ sách hàn lâm nào mà có sự quan tâm đến cái thảm kịch Việt nam. Tóm tắt lại : (Đây là thứ tài liệu) Thiết yếu. Mọi trình độ/Thư viện.”

5 – Đại tá Gregory Fontenot nguyên Giám đốc Trường Nghiên cứu Quân sự Cao cấp cũng viết bài nhan đề “A Vietnamese Perspective” được đăng nơi Tập san Army Magazine của Hội Lục quân Mỹ vào số tháng 8/2012, xin trích một đọan ngắn như sau : “ …Ông Luận thuật lại khá rõ rệt về những cuộc chiến Việtnam như ông đã chứng kiến. Dù mới chỉ mang cấp bậc Thiếu tá, ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong tổ chức quốc phòng. Ông là Giám đốc một Nha rộng lớn nhất trong Bộ Chiêu Hồi. Và sau này còn là Trưởng Phòng Nghiên Cứu Kế Họach của Tổng cục Chiến tranh Chính trị thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân đội Việt nam Cộng hòa… Đây là cuốn sách thiết yếu cho những ai muốn tìm hiểu về cái thảm kịch phức tạp của những cuộc chiến tranh ở Việt nam.”

III – Những điểm đáng chú ý nhất trong cuốn sách.

Tập Hồi ký này dài đến gần 600 trang với khổ chữ nhỏ, nên người lớn tuổi với đôi mắt suy yếu, thì khó mà có thể đọc liền một lúc hết quá 10 trang được. Như vậy cần phải để ra vài ba tháng để mà đọc và nghiền ngẫm cho hết trọn cuốn sách. Tác giả ghi ra rất nhiều chi tiết lý thú về mọi thứ chuyện thực tế đã xảy ra – mà đích thân mình chứng kiến hay được nghe những nhân chứng đáng tin cậy tường thuật lại. Có nhiều chuyện hấp dẫn khiến người đọc có thể tìm coi lại nhiều lần mà vẫn thấy hay như khi mới đọc lần đầu tiên vậy.

Nếu phải ghi ra một điều bất cập trong cuốn sách dày đặc những chữ với chữ này, thì đó chính là nó không có những hình ảnh để minh họa cho các chủ đề của tác phẩm – quả thật đó là một điều thiếu sót đáng tiếc. Thiết nghĩ nếu trong sách mà có được vài ba chục trang hình ảnh kèm theo ghi chú ngắn gọn cho mỗi hình, thì người đọc sẽ chú ý tìm coi trước nhất những trang này. Rồi sau đó họ sẽ thích thú coi tiếp nữa. Hy vọng trong ấn bản tiếng Việt, tác giả và nhà xuất bản sẽ tránh được sự khiếm khuyết tuy nhỏ nhoi mà cũng thật lợi hại này.

Sau đây, tôi xin lần lượt nêu ra mấy điểm đáng chú ý nhất trong cuốn sách.

1 – Về hình thức diễn đạt của tác phẩm.

Tác giả đã dày công sử dụng từ ngữ rất chính xác để có thể mô tả rõ ràng những sự kiện do bản thân mình chứng kiến – cũng như những suy luận và nhận định chủ quan của mình. Cái lối viết đơn sơ mà gãy gọn này đã được ban Biên tập nhà xuất bản của Đại học Indiana cũng như nhiều thức giả đánh giá cao – như đã trình bày lược thuật ở trên. Đây rõ ràng là một thành công đáng kể của một người viết trực tiếp bằng thứ ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ của mình vậy.

2 – Về nội dung thật là phong phú và khả tín của tập Hồi ký.

Quả đúng như nhận xét của Thiếu Tướng Zabecky đã ghi trong bài Tựa cuốn sách : “ Sự lương thiện của tác giả hiện ra ở mỗi trang”, ông Luận đã tường thuật hết sức trung thực và chính xác về những điều chính bản thân mình đã “tai nghe mắt thấy”. Điển hình trong các giai đọan đáng chú ý như sau:

A – Giai đọan từ 1945 đến 1954 tại vùng thị xã Nam Định ở miền Bắc.

Vì trong gia đình có cụ thân sinh đã từng tham gia tranh đấu chống thực dân Pháp ngay từ hồi thập niên 1930, nên cậu Luận sớm có được những hiểu biết rõ rệt về tình hình chính trị xã hội tại địa phương – ngay từ năm 1945 lúc cộng sản Việt minh lên nắm chính quyền, dù lúc đó mới chỉ là một thiếu niên 8 tuổi. Tác giả biết được nhiều điều qua những cuộc trao đổi thảo luận giữa thân phụ của ông với các đồng chí trong hàng ngũ tổ chức Quốc Dân Đảng ở địa phương xung quanh thành phố Nam Định.

Ông Luận thuật lại rất chi tiết những cuộc sát hại bắt bớ do chính quyền Việt minh gây ra đối với các thành viên của Quốc Dân Đảng – trong đó có cả chính thân phụ của ông bị bắt giữ năm 1948 và chết tại trại giam Lý Bá Sơ vào năm 1950. Tác giả còn cho biết là mối hận thù giữa phe Cộng sản và phe Quốc Dân Đảng Việt nam đã có từ lâu trước cả năm 1945, lúc cả hai phe đều còn ẩn náu ở bên nước Tàu – đó là lúc phe Cộng sản Việt nam đi theo cánh của Mao Trạch Đông đang tranh chấp hận thù không đội trời chung với cánh Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. (Tình trạng này cũng tương tự như tại miền Nam hồi năm 1945 – 47, phe Cộng sản Đệ Tam đã sát hại tàn bạo đối với các nhân vật thuộc phe Cộng sản Đệ Tứ (còn gọi là phe Trostkyst) như Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch… Đó là họ theo sự chỉ đạo của Stalin ở Liên Xô.)

Trong hơn 150 trang mô tả về tình hình chính trị xã hội xung quanh địa phương tỉnh Nam Định thời kỳ trước năm 1954, người đọc mà cũng xuất thân từ tỉnh Nam Định như tôi – thì đều có thể kiểm chứng rõ ràng là tác giả Nguyễn Công Luận đã tường thuật lại một cách rất chính xác và trung thực. Và đó chính là một điểm son của tác phẩm – khiến cho người đọc có thể yên tâm mà đọc cho đến hết các phần kế tiếp cũng vẫn đày rẫy những chi tiết về “Người thật, Việc thật” mà chính bản thân tác giả đã trải qua.

B – Phục vụ tại Sư đòan 22 nơi vùng Cao Nguyên (1958 – 1965).

Là một sĩ quan trẻ tuổi, Trung úy Nguyễn Công Luận đã hăng say phục vụ đất nước trong thời gian 7 năm với Sư đòan 22 Bộ Binh đóng tại các tỉnh vùng Cao nguyên là nơi có nhiều đồng bào thuộc các sắc tộc thiểu số đã định cư lâu đời nơi vùng đất rộng người thưa này. Tác giả coi đây là Sư đòan của gia đình mình với biết bao kỷ niệm gắn bó với số đông các bạn đồng đội và bà con dân chúng ở địa phương – bởi lẽ ông Luận lập gia đình vào năm 1962 và ông bà đã có hai người con được sinh ra trong thời gian ông phục vụ tại đơn vị này.

Dù chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ, ông Luận đã phát huy nhiều sáng kiến trong việc thi hành các công tác được trao phó cho mình – đặc biệt trong lãnh vực tổ chức phòng thủ và vận động quần chúng ở địa phương. Thành tích của ông tại vùng cao nguyên đã được vị Tư lệnh Sư đòan lúc đó là Đại tá Nguyễn Bảo Trị chú ý đặc biệt, nên vào năm 1967, khi làm Bộ trưởng Thông tin Chiêu hồi, ông Trị đã xin biệt phái Đại úy Luận về làm Giám đốc Nha Tiếp Nhận của Bộ này mà có số nhân viên lên đến 200 người.

3 – Giai đọan phục vụ tại Bộ Chiêu Hồi (1967 – 1970).

Sau thời gian trên 10 năm trong hàng ngũ quân đội và tới tuổi “tam thập nhi lập” vào năm 1967, Đại úy Luận đã trở thành một vị sĩ quan trưởng thành chín chắn với nhiều kinh nghiệm về chỉ huy và tổ chức điều hành.

Trong nhiệm vụ nặng nề là đơn vị trưởng của một cơ quan rộng lớn tại Bộ Chiêu Hồi ở thủ đô Saigon, ông Luận đã hăng say làm việc ngày đêm để cho guồng máy cơ quan đạt được hiệu năng tối hảo trong việc phân lọai, xác định lý lịch, thu thập tin tình báo, huấn luyện chính trị và sắp xếp phân phối bố trí công việc cho hàng chục ngàn những “hồi chánh viên” – là những người vừa rời bỏ hàng ngũ phe Cộng sản để gia nhập sinh họat trong Đại gia đình phe Quốc gia.

Ông Luận coi giai đọan phục vụ tại Bộ chiêu Hồi (từ 1967 đến 1970) là thời gian công tác có ý nghĩa nhất trong suốt gần 20 năm mà ông sinh họat trong quân ngũ. Ông thuật lại nhiều trường hợp người hồi chánh tham gia chiến đấu kiên cường trong các đơn vị Quân đội Việt nam cũng như Quân đội Mỹ. Mỗi tóan 3 người họat động sát cánh từng đơn vị của Quân đội Mỹ được gọi là “Kit Carson Scouts”, thì phần đông đều tạo được thành tích đáng khen ngợi.

Lý do chính yếu của sự thành công của Nha Tiếp Nhận do ông Luận lãnh đạo, đó là do lập trường quốc gia vững chắc kiên định và nhất là do sự thông cảm chan hòa tình yêu thương gắn bó của nhân viên phụ trách đối với các bạn hồi chánh viên.
Trong suốt ba năm làm việc miệt mài tại Bộ Chiêu Hồi, ông Luận đã có dịp trực tiếp phỏng vấn trao đổi với trên 500 hồi chánh viên – nhờ vậy mà ông thu thập được khá nhiều thông tin, tài liệu chính xác về tình hình xã hội ở miền Bắc sau năm 1954. Ông đã chuẩn bị để xuất bản một cuốn sách bằng Anh ngữ về đề tài này, nhưng chưa kịp hòan thành thì đã xảy ra biến cố 30 tháng tư 1975 làm xụp đổ chế độ miền Nam.

Ông là tác giả của văn kiện lập quy quan trọng rộng lớn cho tòan bộ chính sách Chiêu Hồi. Đó là Huấn Thị số 22 của Thủ Tướng Chính Phủ năm 1968 quy định các quy chế và thủ tục tiếp nhận Hồi Chánh của chính quyền, QLVNCH và Quân Đội Mỹ tại Việt Nam, quy định phòng chống nội tuyến, bảo vệ người hồi chánh đã hòan lương, biện pháp chế tài, các điều kiện và thủ tục miễn trách, miễn tố cho các bị can phạm tội như phá họai, giết người theo lệnh của VC.
Khó khăn lớn mà ông Luận đã vượt qua được, đó là thái độ ít khoan dung đối với các cựu VC về chiêu hồi của nhiều viên chức, sĩ quan và nhân sĩ VNCH, không chấp nhận những biện pháp “bàn tay nhung” tích cực giúp đỡ người hồi chánh bằng những yểm trợ vật chất và tinh thần để thu phục họ. Ông đã cùng Trung Tướng Trần Thanh Phong, Tham Mưu Trưởng Bộ TTM đệ trình dự án đồng hóa các sĩ quan Bắc Việt giỏi và đáng tin cậy vào QLVNCH như Đại Tá Tám Hà, Trung Tá Phan Mậu, Trung Tá Lê Xuân Chuyên, Thiếu Tá Hùynh Cự, Đại Úy Phan Văn Xướng và hàng trăm sĩ quan BV khác với quân hàm giảm 1 cấp, để phục vụ các ngành Bộ Binh, Pháo Binh, Thiết Giáp, Chiến Tranh Chính Trị… Nhưng dự án này không thành vì sức chống đối của nhiều chức quyền cao cấp trong chính phủ tuy được Quân đội cà Cảnh sát quốc gia tán thành.

Ông cũng vượt qua khó khăn lớn trong việc vận động Bộ Tư lệnh MAC-V chịu áp dụng quy định HT-22 Chiêu Hồi cho các đơn vị Mỹ ở Việt Nam, một điều mà các đơn vị chỉ huy cao cấp Mỹ vốn có tính tự cao tự đại không mấy khi chấp nhận.

IV – Để tóm lược lại.

Cuốn Hồi ký này là một trong mấy cuốn sách hiếm hoi do số ít tác giả Việt nam viết trực tiếp bằng Anh ngữ mà đề cập chi tiết về cuộc chiến tranh Việt nam trong cả hai giai đọan 1946 – 54 và 1960 – 75.

1 – Tác giả đã nêu rõ lập trường của mình là một “người quốc gia” đối lập dứt khóat với “người cộng sản”. Vì thế mà ông mới lấy nhan đề là : “Nationalist in the Viet Nam Wars : Memoirs of a Victim Turned Soldier”.

Thật vậy, trước năm 1954, lúc còn là một thiếu niên, cậu Luận đã là nạn nhân của sự tàn ác của Việt minh cộng sản (người cha bị bắt giữ và chết trong nhà tù cộng sản). Vào miền Nam, khi đủ 18 tuổi cậu Luận bắt đầu tham gia Quân đội thành người chiến binh – để chống lại sự xâm lăng do giới lãnh đạo cộng sản từ miền Bắc phát động.

2 – Cuốn sách chứa đựng rất nhiều chi tiết trong sinh họat của người dân Việt nam giữa thời kỳ 30 năm chiến tranh xáo trộn liên tục từ 1945 đến 1975. Có thể nói đây là tiếng nói tiêu biểu đại diện cho hàng triệu người trong tầng lớp “đa số thầm lặng” – vốn chỉ là nạn nhân bất hạnh của mưu đồ độc quyền thống trị của đảng Cộng sản Việt nam theo mô hình của Liên Xô và Trung Cộng. Đây là một chứng từ hết sức trung thực và khả tín của một công dân cần mẫn và lương thiện – nhằm góp phần vào việc xác định Chính Nghĩa cùng Chỗ Đứng của Việt Nam Cộng Hòa trong lịch sử thế giới hiện đại.

3 – Cuốn sách này cần được phổ biến rộng rãi trong các gia đình người Việt với cả ba thế hệ gồm có : ông bà (từ tuổi 60 trở lên với sự hiểu biết cụ thể về cuộc chiến) – cha mẹ (từ tuổi 30 – 50 chưa trải qua kinh nghiệm trực tiếp về cuộc chiến tranh) – và thế hệ các cháu sinh trưởng ở hải ngọai (thường có hiểu biết rất ít hay sai lạc về cuộc chiến do các sách báo người ngọai quốc viết với sự thiên lệch cường điệu).

* * *

Với tác phẩm đặc sắc này, tác giả Nguyễn Công Luận đã trở thành một nhân vật nổi trội, một thứ “somebody” trong cộng đồng người Việt ở hải ngọai – chứ không còn là thứ “nobody” như ông đã khiêm tốn viết nơi trang đầu cuốn sách nữa.

Người viết rất hân hạnh được giới thiệu với quý bạn đọc cuốn Hồi ký rất trung thục và lý thú này của vị cựu sĩ quan Quân lực Việt nam Cộng hòa và cũng là một người có tấm lòng yêu nước nồng nhiệt chân thành.

Sau cùng, người viết xin được bày tỏ lòng biết ơn và quý trọng chân thực đối với tác giả vì sự đóng góp thật quý báu này./

Costa Mesa, California Tháng Mười 2012

© Đoàn Thanh Liêm

© Đàn Chim Việt

 

 

35 Phản hồi cho “Người Quốc gia trong chiến tranh Việt nam”

  1. Siêu Hải says:

    Bản chất của VNCH được Pháp lập ra để chống Việt Minh yêu nước, với danh xưng “quốc gia việt nam” sau này quy thuận khối liên hiệp Pháp, lấy cờ quẻ ly làm quốc kỳ, tập hợp mọi thành phần bất hảo có tư tưởng chống cộng, chống cải cách, muốn duy trì ảnh hưởng của thực dân Pháp và bảo tồn tư lợi cá nhân (chủ yếu là đất đai). Ngay từ bản chất từ khi thai nghén đã là “tư lợi” thì không trách mãi về đệ nhất đệ nhị cộng hòa sau này, VNCH không có chiến tích nào nổi bật trên trận địa, mà nổi tiếng ở mấy vụ lùm xùm, làm loạn chính trường như vụ đảo chánh ông Diệm, vụ Nguyễn Khánh, vụ Nguyễn Chánh Thi, vụ Thiệu-Kỳ kình nhau,..Qua tới bên này cũng còn chửi nhau, nhìn nhau như kẻ thù, mấy cái tổ chức ảo thì tranh nhau chức này chức nọ,.. Người Việt đã chán ngấy thứ “dân chủ giẻ rách” rồi!

    • Con cháu VNCH says:

      Giọng điệu của Việt Cộng chính thức hay bồi bút thì ở đâu cũng giống nhau và có lẽ thời nào cũng giống nhau, thất học hay trí thức chắc cũng không khác nhau. Ông chán “dân chủ giẻ rách” thì còn chấp nhận được nhưng đừng lấy cái riêng nhập vào cái chung “Người Việt”.

      • NọcĐượng says:

        Cháu con thằng ‘ngụy’ đánh thuê,
        Mang danh người ‘Việt’, nhưng bỏ kwê chạy dài!
        Kwêhương để lại cho ‘ngài’
        Mai tê về lại, cũng thành ‘lai giống’ rùi !!!

        Đừng tủi, rán(g) vui,
        Sống luikui mà chờ tàn lụi…

        KátBụi

    • Lính xưa says:

      Tay này ( siêu Hải ) đúng là CS nòi . Vẹt hoàn toàn vẹt .

  2. conmeo says:

    Ông Ngô Đình Khả và đàn con đàn cháu của ông ta cũng được nhồi sọ theo cái phướng trên đây của Giáo Hội La Mã.

    Tới đây xin nói về thêm về ông Ngô Đình Khả, thân phụ của ông Ngô Đình Diệm.

    Ông Ngô Đình Khả sinh năm 1856 và là một tín đồ Da-tô đao gốc (có bố là Ngô Đình Niệm đã theo đạo). Năm 1870, ông được Giáo Hội La Mã gửi đi học làm nghề linh mục tại một chủng viện ở Pénang. Thời gian theo học ở đây là tám năm. Tám năm đèn sách để làm nghề linh mục, nhưng không biết tại sao ông lại không thành công hay không muốn làm cái nghề khoác áo chùng đen để làm cha thiên hạ. Năm 1778, ông được cho về nước và sau đó ông được một linh mục người Pháp đưa vào làm thông ngôn ở Huế. Vì hết lòng tận tụy với quan thày và được quan thày tin tưởng, tháng 6 năm 1995, ông được cho làm phó tướng cùng với ông Nguyễn Thân đem lính Việt Nam mà hầu hết là lính đạo (quân thập tự Việt Nam) đi đánh phá và tiêu diệt lực lượng nghĩa quân Văn Thân dưới quyền lãnh đạo của cụ Phan Đình Phùng ở Vụ Quang và Ngàn Trươi. Nghĩa quân Văn Thân vừa am hiểu địa hình địa thế, vừa quyết tâm chiến đấu, cho nên quân thập tự Việt Nam dưới quyền của Nguyễn Văn Thân và Ngô Đình Khả bị tổn thất nặng, và không tiến được vào căn cứ của nghĩa quân. Mấy tháng sau, cụ Phan Đình Phụng qua đời vì bệnh kiết lỵ. Sau cái chết của cụ Phan, nghĩa quân Văn thân như rắn mất đầu. Do đó, Nguyễn Thân và Ngô Đình Khả mới mạnh bạo xua quân tiến vào đánh tan lực lượng nghĩa quân,cho người đào mả cụ Phan Đình Phùng lấy xác đốt thành tro, lấy tro trộn vào thuốc súng rồi bắn xuống sông Lam Giang để trả thù cho những thất bại trước đó. Nhờ chiến công và hành động dã man này, Liên Minh Pháp – Vatican cho ông lên làm đến chức “Thái Thượng Tự Khanh” tương đương với hàng “chánh tam phẩm”. Năm 1905, ông lại được Liên Minh giặc Pháp – Vatican cho nắm giữ chức Surintendent de Palais (Tổng Quản Cấm Thành) và giao cho ông nhiệm vụ theo dõi Vua Thành Thái. Sự kiện này được ông Lữ Giang ghi lại trong cuốn Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam Quyển I với nguyên văn như sau:

    “Lúc đó, Pháp đã nắm hết quyền hành nên Thành Thái chỉ lo ăn học và giải trí. Cụ Ngô Đình Khả được cử làm Phụ Đạo và Cố Vấn cho vua Thành Thái. Năm 1904, cụ được cử làm Tổng Quản Cấm Thành, trông coi tử Cấm Thành…

    “Khi đưa cụ Ngô Đình Khả vào làm Phụ Đạo cho vua Thành Thái, người Pháp muốn cụ theo dõi các hoạt động của vua và báo cáo cho Pháp biết những ý định phản nghịch của vua để có biện pháp kịp thời.”[12]

    Nhờ địa vị quan tước của thân phụ, ông Diệm được phong “tập ấm” và được cho vào học tại trường đạo Pellerin ở Huế, rồi lại được đặc cách đưa vào học trường Hậu Bổ cũng ở Huế. Năm 1922, ngay khi vừa hoàn tất chương trình học tại trường Hậu Bổ, ông Diệm được bổ nhậm làm tri huyện. Nhiệm sở đầu tiên là huyện Hải Lăng (Quảng Trị).

    Kể từ đó và cũng từ ở đây, ông đem hết tài năng, trí óc, tìm mưu tính kế, làm đủ mọi cách tâng công và chạy chọt với quan thày để leo lên nấc thang quyền lực. Kết quả là mấy năm sau ông được thăng lên chức tri phủ phủ Hoa Đa (Bình Thuận), ít lâu sau lại được thăng lên chức Tuần Vũ tỉnh Bình Thuận.

    Trong thời gian này, để tâng công với quan thày, ông Diệm đã làm những việc vô cùng dã man với những quái chiêu cực kỳ độc ác trong những hành động hành hạ nhân dân trong vùng ông trị nhậm và tra tấn các nhà cách mạng chẳng may lọt vào tay ông. Sự kiện này được cụ An Khê Nguyễn Bính Thinh ghi lại như sau:

    “Có người còn hiểu khi trước, ông Diệm học lực chưa đủ sức thi vào ngạch quan lại, nhờ vai ấm sinh của cha truyền mà khỏi phải thi, từ một chức tiểu lại đến 7 năm sau trở thành một vị đường quan. Vì ông khéo luồn lõi, lập công với thực dân Pháp, mau thăng chức hơn các bạn đồng liêu. Khi ông làm tri phủ Hòa Đa đã nổi tiếng là tay sai đắc lực của Pháp, lùng bắt và tra tấn các nhà cách mạng rất dã man bằng cách xông lửa nến (đèn cày) dưới ghế ngồi. Ông cho trói chặt người bị lấy khẩu cung vào ghế ngồi, mặt ghế có khoét lỗ ở ngay hậu môn chỗ ngồi, bên dưới đốt ngọn đèn cầy cho lửa xông lên, dần ruột gan, tim phổi người nọ (nạn nhân) bị sấy lửa, khô dần đi, không chịu nổi, dù có khai để chấm dứt cực hình nhưng hậu quả về sau không lường được. Lối tra tấn dã man này, ngay với các bót giam của Pháp, như bót Catinat, cũng chưa dám dùng. [13]

    Đoạn văn sử trên đây cho chúng thấy những tên Việt gian làm quan trong thời bảo hộ 1885-1945 ác độc và tàn ngược hơn cả chính những thằng Tây đối xử với dân ta.

    Do những hành động tàn ác và dã man trên đây, quan thày người Pháp rất thương yêu ông. Nhờ vậy mà năm 1933, ông được đưa về triều đình bù nhìn Huế giữ chức Thượng Thư Bộ Lại. Chức vụ này được coi như cao trọng nhất trong triều đình bù nhìn Huế lúc bấy giờ. Nhưng cũng chính cái địa vi cao trọng này đã làm cho ông bắt đầu lao đao kể từ đây. Nguyên nhân như sau:

    Vì cùng có tham vọng đánh chiếm và thống trị Việt Nam để cùng cướp đoạt tài nguyên và cùng cưỡng bách nhân dân ta làm nô lệ cho chúng, hai thế lực vatican và thực dân Pháp mới liên kết với nhau thành Liên Minh Pháp – Vatican. Như vậy là hai thế lực Pháp và Vatican liên kết với nhau vì quyền lợi bất chính.

    Lịch sử cũng đã chứng minh rằng những kẻ vì quyền lợi bất chính mà tụ lại với nhau, thì sớm muộn lại cũng lại vì quyền lợi bất chính đó mà trở thành tương tranh thanh toán lẫn nhau để độc chiếm quyền lực và quyền lợi. Đây là một quy luật lích sử. Cái Liên Minh Pháp – Vatican đánh chiếm và thống trị Đông Dương trong những năm 1858-1954 cũng không thoát khỏi quy luật lịch sử này.

    • Haile says:

      Conmeo nói chỉ đúng như Việt cọng nói.
      Còn Nhân-dân nói :”Đày Vua kgông Khả. Đào mã không Bài. Hại dân Không Diệm”

    • lethan says:

      Nghe như giọng điệu của tên chưng sơn cuồng điên đã bị đá đít một cách nhục nhã ra khỏi mục Ý Kiến của bài chủ ” Dân tộc và Phật giáo Việt Nam được gì qua sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức “. Thời gian qua, tên chưng sơn này xuất hiện dưới các nick khác nhau như việt quốc, quốc khách, v…v… chuyên phun nọc đôc bẩn thỉu mạ lỵ tôn giáo , nên đã bị mọi người tẩy chay và yêu cầu diễn đàn khoá mõm .

      Chưng Sơn says:
      25/08/2013 at 16:22
      Tôi trở về nhà từ một miền không có sóng, lên diễn đàn DCV thì được biết DCV đã “Ban” tôi như một vi phạm vào quy định tiêu chuẩn của riêng BBT,

      ***lethan says:
      26/08/2013
      LeThan says: Hoan hô ban biên tập DCV.info .
      Nhưng tên ChungSon này khiếp lắm, ma lanh cứ như “Bác” Hồ ngày trước ấy, gã lại đổi nick thành Quốc Khách, Việt Quốc,… để tiếp tục phun nọc độc.

      *** Bút Thép VN says: 21/08/2013

      “Quốc Khách” là con cắc kè đổi mầu, cũng chỉ thuộc loài bò sát như; kỳ nhông, rắn mối, thằn lằn, cắc ké đấy thôi!

      ***QuangPhan says: Ha ha. Nói láo nói lếu, bá la bá láp, nói bịp nói bợm những tưởng ” mưa lâu thấm đất”, chẳng dè chẳng thuyết phục được người Việt quốc gia nào, trái lại còn bị mời ra khỏi diễn đàn . Nhục quá! Bây giờ còn giở trò đổi tên khác lò mò trở lại đặng tiếp tục nói phét nói lác .

      ***Lethan says: Xem ra Đoàn Hiếu nếu không là Chung Sơn thì cũng là Quốc Khánh hoặc là Việt Quốc, mà cả 4 tên thì cũng là một Chung Sơn. Đúng quá đi chứ.

      Trực Ngôn says:
      28/08/2013
      Tôi không hiểu nổi, tại sao BBT vẫn để cho Chưng Sơn vào ĐànChimViệt này với những ngôn từ như trên?
      Những gì Chưng Sơn và Việt Quốc viết, không phải là góp ý tranh luận, mà chỉ là những ngôn ngữ luận điệu kỳ thị và bôi bác, xuyên tạc TCG, sỉ nhục và mạ lị những bạn đọc công giáo mà thôi!
      Đề nghị BBT ĐànChimViệt hãy xem xét lại việc này, để cho họ tiếp tục viết lách như thế là “vô tình” cổ xúy cho hành động của họ!

      Tu do Dan chu says:
      26/08/2013
      Tôi xin đề nghị các ông Chưng Sơn, Việt Quốc thôi viết và các ông Dao Cong Khai, nvtncs, Bui Lan…. thôi phản hồi góp ý

    • Lý Chính Luận says:

      @conmeo: Trích: “…Đoạn văn sử trên đây cho chúng thấy những tên Việt gian làm quan trong thời bảo hộ 1885-1945 ác độc và tàn ngược hơn cả chính những thằng Tây đối xử với dân ta.”… (ngưng trích).

      Xin cho biết đoạn “văn sử” trên trích trong sách “sử” nào, do ai viết? Viết mà không cho biết, hoặc nói mập mờ không rõ ràng về nguồn trích dẫn là hành động của bọn nhà báo bất lượng, bọn bồi bút vô liêm sĩ.

      Trọn một bài viết dài chỉ đáng vứt vào sọt rác vì lập luận hồ đồ, trích dẫn léo lận, đọc làm chi cho tổ mất thì giờ !

  3. conmeo says:

    Chiến tranh leo thang ồ ạt nhưng đã có Bunker và Westmoreland lo hết, nên thay vì phải lao tâm khổ trí nghĩ chuyện đánh địch thì ông Thiệu và ông Kỳ chỉ lo chia phe đánh nhau và chuẩn bị bầu cử độc diễn. Thời cuộc Miền Nam không khác gì chuyện Ngàn Lẻ Một Đêm trong khi chiến tranh vẫn ác liệt, dân chúng vẫn khốn đốn, người lính vẫn âm thầm hy sinh.

    Vào nghĩa trang Biên Hòa hay bất cứ một nghĩa trang quân đội nào tìm xem có bao nhiêu ông Tướng, ông Tá, bao nhiêu con ông cháu cha đã hy sinh trong cuộc chiến chống cộng! Thời gian ở các đơn vị tác chiến đã mở mắt cho tôi thấy rõ ai hy sinh, ai can trường trong cuộc chiến nầy. Đó là những người lính vô danh, lương tháng chỉ đủ mua tạ gạo, để dành từng bao cơm sấy, từng hộp thịt ba lát cho vợ con, trong khi ở ngoài trận tiền thì ăn rau cải trời, thịt chuột đồng, cá lóc cá trê bắt được bằng lựu đạn. Họ là những kẻ thiên lôi chỉ đâu đánh đó, tuân lệnh trước khiếu nại sau và thường cũng chẳng bao giờ khiếu nại. Đụng trận xong, nếu may mắn không ‘nằm’ nghĩa là chết mà cũng không ‘ngồi’ nghĩa là bị thương, thì về hậu cứ nghỉ dưỡng quân mấy ngày, giặt giũ, chùi súng, vui chơi, nhậu nhẹt và chờ kỳ hành quân tới. Họ biết thân biết phận, họ yên lặng làm tròn nhiệm vụ của một người lính, một nhiệm vụ mà không một nhà lãnh đạo nào đủ tư cách để giao phó cho họ. Họ không hiếu sát, không ồn ào hận thù đầu môi chót lưỡi. Họ chiến đấu, bắn giết trước hết không phải vì xung khắc hận thù ý thức hệ mà vì muốn sống còn, để còn chỗ đội nón, còn chỗ xức dầu cù-là, để còn đầy đủ đầu mình tay chân gậy gộc mà về với vợ con cha mẹ. Chán nản mệt mỏi bực tức thì họ ‘thay xác lính’, nghĩa là đào ngũ một thời gian rồi ra trình diện hoặc để bị bắt, bị đưa vào quân trường hay trung tâm huấn luyện để khởi đầu đoạn đường chiến binh lần nữa. Họ mới thực là những anh hùng, những người không nói mà làm, làm hết sức mình, làm sống chết, mà không hề nghĩ chuyện tranh công dành chức. Họ là những kẻ sau khi chiến thắng thường chỉ mong lãnh mấy ngày phép hơn là tấm huy chương.

    Những người lính phe đối chiến chắc cũng thế thôi. Bên giòng sông Trẹm, một đêm tôi ngồi bên cạnh một chiến binh cộng sản đơn vị đưa về để thẩm vấn. Người ấy bị mảnh lựu đạn ghim vào ngực không trổ ra sau lưng được nên máu ngập phổi rên la chờ chết. Anh ấy không hề kêu Bác, kêu Đảng, không căm thù đả đảo Mỹ – Ngụy, mà chỉ kêu ‘Mẹ ơi, mẹ ơi… ‘ cho đến lúc hơi thở lịm tắt. Quyển nhật ký của anh cho biết anh là kẻ sinh Bắc tử Nam, ghi nhiều đoạn như thư gởi cho người bạn gái xa xôi để hẹn một ngày hạnh ngộ đầm ấm huy hoàng.

    Nhất tướng công thành vạn cốt khô. Ngày Quân Lực phải là ngày dành cho những chiến sĩ vô danh còn sống hay đã chết. Ngày mà những tướng công lừng danh như Nguyễn văn Thiệu, Trần thiện Khiêm, Cao văn Viên, Hoàng xuân Lãm, Nguyễn văn Toàn… phải mặc đồ tang, đi chân đất, khấu đầu tạ tội với Miền Nam, với những chiến sĩ anh hùng đã khuất hay còn sống.

    • Lính xưa says:

      Hoàn toàn ủng hộ ý kiến của bạn . Chính xác nhất về tinh thần VNCH , chưa ai dám nói lên sự thật như bạn .

    • Haile says:

      Conmeo nói “Y-CHANG” Việt cọng nói. Sao lại “HỚ”. Conmeo ngồi bên giòng sông”Vẹm” chớ làm gì có sông Trẹm ở Nam Việt-Nam “một đêm tôi ngồi bên cạnh một chiến-binh cọng-sản đưa về để thẩm-vấn. Người ấy bị mãnh lựu-đạn ghim vào ngực không trổ ra sau lung được nên máu ngập phổi rên la chờ chết…” Conmeo là ai đã rỏ. Chỉ có nhân-viên thẩm-vấn (Quân-báo) mới được phép tiếp cận Tù-binh (bị thương nhẹ) Hàng binh, Chiều-hồi.Tù-binh bi thương nặng như Conmeo nói trên. Trực-thăng tản-thương (Mỹ) ưu-tiên bốc và đưa ngay về Quân-y-viện. Ở đây muốn phỏng-vấn phải có phép của Bác-sĩ điều trị.
      Nếu Conmeo đóng vai Chuyên-viên thẩm-vấn (Ban 2) cũng không thuyết-phục được, vì sự “Phịa tin”chưa từng có trường-hợp “Thẩm-Vấn người chết” ! (Vẹm = Việt-Minh bây giờ là Việt cọng)

  4. Minh Đức says:

    Tác giả là người chứng kiến cha bị CS bắt và các cảnh bắt bớ thủ tiêu do chính sách độc quyền giành quyền lực của đảng CSVN. Thái độ chống Cộng sinh ra từ hành vi độc quyền làm chính trị đàn áp các phe khác của đảng CSVN. Những người như tác giả sách này chống Cộng với thái độ chính trị rõ ràng. Họ chống Cộng vì không chấp nhận cách hành động, chính sách, chủ nghĩa của đảng CSVN. Họ không phải vì làm tay sai cho Mỹ mà chống Cộng như người CS nói. Nếu Mỹ không giúp miền Nam thì họ sẽ trở thành nạn nhân của chế độ CS sớm hơn mà thôi. Trong khi đó tại miền Nam có những người chưa trải qua các kinh nghiệm như tác giả sách này nên vẫn xem ông Hồ chí Minh là người yêu nước và xem đảng CSVN là có chính nghĩa. Một số người như ông Nguyễn Hiến Lê, đã vào Nam từ trước 1954, và sống ở thành phố nên trải qua các kinh nghiệm như một số người dân miền Bắc nên vẫn có cảm tình với CS, cho đến khi ông ta thật sự sống với CS sau 1975.

  5. conmeo says:

    Chế độ đạo phiệt miền Nam chỉ lợi dụng xương máu dân miền Nam để kiếm tín đồ cho Vatican biến miền Nam thành tay sai bị điều khiển bởi Vatican.
    Hãy đọc lịch sử và hồ sơ tội ác của giáo hội la mã từ thời trịnh Nguyễn- chế độ Diệm- Thiệu -đến nay.
    Giáo dân bắc kỳ vẫn còn tôn vinh phản quốc Trần lục- dẫn quân đàn áp cụ Phan- tại hải ngoại.
    Họ vẫn còn nhận sự chỉ đạo của Vatican vì lời thề vào đạo gần năm thế kỷ.

    • Haile says:

      “Chế-độ phiệc miền Nam chỉ lợi-dụng xương máu dân miền Nam để kiếm tín-đồ cho Vatican biến miền Nam thành tay sai bị điều-khiển bởi Vatican” Xin lỗi. Văn viết của Conmeo chịu khó hít sâu vào trước khi đọc. Conmeo nầy viết không sai. Y-chang lời tuyên-truyền rĩ tai của Việt cọng (Mặt-trận giãi-phóng), và lời hiệu-triệu kêu gọi Phật-tữ xuống đường biểu-tình chống Chính-phủ Việt-Nam Cọng-Hòa của Phật-giáo Ấn-quan trong thời-kỳ “Biến-động miền Trung. Dùng Bàn thờ Phật làm chướng-ngại-vật cản đường của Ông Thích-Trí-Quan” 1963. Hiện-tượng nầy cũng là sự biến-chứng rõ nét. Câu nói : “TÍN-NGƯỠNG KHÔNG LÀM CHÍNH-TRỊ” của PHẬT và CHÚA không còn thuyết-phục nữa tại Việt-Nam kể từ đó ! Có ưu-tư mới bức-xúc. Câu hỏi được đặt ra : Nếu hai Ông Cố Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm và Nguyễn-Văn-Thiệu thay vì Giáo-dân là Phật-Tữ. Hiện-tượng gì sẽ xảy ra ? Rõ ràng không phải vì con người cuả hai Ông Diệm và Thiệu làm Tổng-Thống mà vì tín-ngưỡng của hai Ông theo. Do đó. Hai Ông là Phật-Tữ cũng không hơn gì Giáo-dân đâu ! Tôi chỉ biết buồn và tự hỏi : Nếu Nam Việt-Nam không có hai Đạo Chúa và Phật, Nam Việt-Nam bây giờ thế nào?

  6. May Vu says:

    Trận chiến qua rồi ,CÀNG KHOE THÀNH TÍCH càng lòi ĐUÔI CHỒN ? Cũng như KẺ mớ số ĐỀ ,số SỔ ra rồi mới NHẮC ,mới TRẮCH sao không đánh ,mua số đó vì nằm MƠ tối qua ?
    Đa số Tàn QUÂN ,tàn QUAN trong đó có tôi ,sống ÍCH KỶ ,trốn tránh trách nhiệm ,gian khổ Chiến trường ,cố chạy ĐIỂM ,tìm nhiều khóa học như Sinh ngử ,Truyền tin ,Viễn thông ,bổ túc càng nhiều càng KÉO DÀI mạng sống ? Không thì áp phe về HẬU CỨ hay loại 2,KHÔNG TÁC CHIẾN v.v Và ngay làm quản gia hay Gia nô củng hài lòng miễn giử được cái MẠNG là OK rồi ? Bây giờ lại muốn ngoáy cái đuôi ? Cái đuôi nào thủa Vàng son tốt đẹp ?
    Chỉ TỘI NGHIỆP các anh THƯƠNG PHẾ BINH ,CHIẾN SỈ và ĐỒNG BÀO vô can NẠN NHÂN CHIẾN TRANH (Quê nhà ) đang sống với các VẾT THƯƠNG ,VẾT SẸO ,THƯƠNG TẬT của CUỘC CHIẾN BỎ LẠI , là áo giáp ,là viên gạch LÓT ĐƯỜNG cho mang sống chúng ta ngày nay ?
    Và chúng ta có BAO GIỜ nghỉ về họ ,làm LÀNH LẠI ĐAU THƯƠNG hay là TIẾP TỤC nhập cảng THUỐC RẦY (Đao gạo) Antihumanism ,DÂN CHỦ ,DÂN QUYỀN ,TỰ DO NGÔN LUẬN (ảo ) mà chính các anh không có ,và không NUỐT được gửi làm QUÀ TẬNG cho họ ?

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Dưới cái cặp mắt…hí của bất kỳ anh cò mồi VC nào, thì hình ảnh của người chiên binh VNCH đều là y như lời của Vu diễn tã cả.

      Bỡi chúng nếu có đọc những hồi ký của các cựu chiến binh Nhãy dù, lính thuỷ đánh bộ, giặc lái, thì chúng đều…phát điên lên cả.

      Bỡi đó là những lời thật, việc thật…

      Nhiệm vụ của chúng là phải lấy thật làm…láo, dành được “chính nghĩa”, chúng mới…sướng bền trên nỗi đau khổ của dân ngu…

      • says:

        Tien ngu ơi, CS đâu mà nhiều rứa, cũng như tiên ngu thôi, mọi người váo đây để giết thời gian vui vẻ, thái độ chụp mũ của ông không phù hợp, thỉnh thoảng cũng có ý kiến của ông nghe được nhưng đa số rất cực đoan và hằn học, không nên như vậy!

    • Áo vải cờ đào says:

      @May vu! Tôi tôn trọng tiếng nói và cảm nghĩ của MV. Nhưng hình như MV…Đã quên đi rất nhiều nguyên nhân chủ chốt của mọi vấn đề…Khốn nạn bên trong, dẫn đến…Thảm kịch mà MV đang đề cập và khơi lại dù chỉ là một sự vô tình! MV hãy tự hỏi: Ai, kẻ nào và vì sao? Mang đau thương chết chóc trùm phủ quê hương MN nói riêng?? Ai vượt vĩ tuyến 17, ai thảm sát đồng bào ruột thit Huế năm Mậu Thân, ai nhẫn tâm pháo kích vào trường Cai lậy và ai sính động với mọi thủ đoạn, chiêu bài hoang tưởng khiến cho hằng trăm ngàn thanh niên nam nữ MB phải vùi thây nơi rừng núi trường sơn bạt ngàn hoang dã, gia đình tan nát phân ly và…Thời hậu chiến, vì sao mà hằng trăm ngàn người VN phải bỏ xác giữa lòng đại dương??? Tôi còn quá nhiều điều cần phải nói, nhưng thôi bấy nhiêu cũng đủ cho những người có lương tâm suy nghĩ! Thời giờ không cho phép tôi miêng man nhiều, mà nỗi đau Dân tộc thì ngút ngàn, phải không May Vu???…Tôi xin gởi MV một lời Chào!….. Avcđ.

    • Lính xưa says:

      Thà rằng nói lên sự thật sẽ bớt đau hơn cứ tự lấy vải thưa che mắt thánh , dùng màu cờ vàng để ngụy biện .

  7. NON NGÀN says:

    NGƯỜI QUỐC GIA

    Quốc gia, người có khắp nơi
    Những người yêu nước trên đời, vậy thôi
    Những người yêu hết đồng bào
    Quê hương, Tổ quốc, nước nào lại không ?

    Việc này vẫn có ngàn năm
    Chẳng gì đâu mới, cũng trong cõi đời
    Vậy mà khi có Bác Hồ
    Ai không theo Bác, lẽ nào quốc gia ?

    Cờ hồng phất ở phương xa
    Cắm trên thế giới, đúng là thần tiên
    Vậy nên, dầu cả ba miền
    Kẻ kia là ngụy, tất nên căm thù !

    Mà thôi, chuyện cũ qua rồi
    Chiến tranh chấm dứt đã lâu còn gì
    Ngụy nhào, Mỹ cút, kể chi
    Liên Xô sụp đổ, còn chi cờ hồng !

    Cờ vàng, cũng chạy lông nhông
    Chạy ra hải ngoại, có còn chi đâu
    Nhưng nay thảm đỏ một màu
    Mở lòng hòa giải kẻ giàu đô la !

    Trăm năm trong cõi người ta
    Nguyễn Du đã bảo, xót xa chuyện đời
    Cơ hồ, cũng thế mà thôi
    Đọc vui, cũng được một vài trống canh !

    Vậy thì rốt có chữ tâm
    Có tâm quả mới chính danh con người
    Chớ còn bao kẻ lạc loài
    Cái tâm không chính, ở đời tốt chi !

    Tức là phải biết nghĩ suy
    Cái tâm chính đáng, mới người thanh cao
    Còn bao nhiêu kẻ tà ma
    Cái tâm không chính, vẫn là như không !

    Thế nên chính trị “đại đồng”
    Phải luôn chính trị cốt vì cái tâm
    Tấm lòng thật với non sông
    Nếu toàn giả dối, “đại đồng” dễ chi !

    Tuyên truyền quả rất lắm khi
    Đổi đen thành trắng, thiếu chi ở đời
    Khác gì một kiểu con dơi
    Chim thời cũng được, chuột thời chả sao !

    Nên chi chỉ trí mới cao
    Chỉ tâm mới tốt, lẽ nào khác hơn
    Trí thô, giống cá thờn bơn
    Tâm đen, cũng chỉ loại đồ bá vơ !

    Nên thương bao kẻ khù khờ
    Nghe sao tin vậy, ngây thơ ở đời
    Dễ gì sáng suốt, thật lòng
    Dễ gì quân tử, sáng trong ở đời !

    Khác nào toàn thứ ô dề
    Lấy đen thành trắng, mọi bề đều thô
    Nên chi giá trị ở đời
    Nói chung, tốt nhất phải người chính danh !

    NGÀN KHƠI
    (03/11/12)

  8. Nguyễn Tha Hương says:

    Tôi sẽ mua cuốn sách này để các con tôi đọc vì khi qua đây chúng còn quá nhỏ.
    Thấy ông Đoàn Thanh Liêm nói là cuốn sách dài gần 600 trang với khổ chữ nhỏ 11 làm tôi hơi nản, nhất là thiếu hình ảnh kèm theo. Đúng là một thiếu sót.
    Tuy nhiên, theo thiển ý của tôi, nếu ông NCL có in sách tiếng Việt thì mong ông nên tìm kiếm thêm hình ảnh kèm theo có lẽ dễ lôi cuốn người đọc hơn vì dù sao hình ảnh cũng là điều minh chứng cho lời kể. Khi nào ông NCL tái bản cuốn “Nationalist in the Viet Nam Wars – Memoirs of A Victim turned Soldier “ , ông cũng nên cho thêm hình kèm vào.
    Kính chúc ông NCL được nhiều sức khoẻ để còn tiếp tục viết những điều mắt thấy tai nghe về sự tàn ác, dã man của công sản VN đối với đồng bào ruột thịt và bán nước cho tàu cộng để cầu vinh.
    Mong sớm được đọc cuốn sách này viết bằng việt ngữ của ông,
    NTH

  9. Dũng says:

    Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Bắc được nuôi dạy trong chế độ công sản nên khi nói đến những người lính miền Nam Cộng Hoà mà khi đó gọi là “ngụy”. Nếu ai đó nói đến “ngụy ” thì hình ảnh đầu tiên đó là đám người thua trận, làm tay sai cho đế Quốc Mỹ giết hại dân lành. Sau này lớn lên có điều kiện tìm hiểu . Tôi đã rất ngạc nhiên và cảm phục vì Đa số những sĩ quan miền Nam có học thức cao trong chiến trường cũng xuất hiện không ít những Anh Hùng và sự hy sinh cũng không kém gì những người dân miền Bắc. Cá nhân tôi cho rằng Cần phải cho thế hệ mai sau biết rõ sự thật đó là trách nhiệm của những người cầm quyền,các nhà sử học. Sự thật cần phải trả cho đúng chỗ của nó còn những người lính dù là ai trên mặt trận nào cũng xứng đáng nhận được sự ái mộ và lòng quả cảm, sự hy sinh cho sứ mệnh của mình.

    • Sài Gòn says:

      Bạn có thể vào mạng này tìm hiểu thêm, họ tranh luận nhau lên đến 2700 còm rồi đấy. Chúc ban may mắn.

      http://danlambaovn.blogspot.com/2012/10/nhung-su-that-can-phai-biet-2-viet-nam.html#disqus_thread

    • Saigòn 2 says:

      bạn Dũng thân mến,
      không có những người lính ấy thì người dân Miền Nam vĩ tuyến 17 đả không có lấy một ngày hạnh phúc, dù là cái đó rất,rất tương đối, do chiến tranh tàn khốc quá sức. rồi sau chiến tranh, nhg người lính ấy củng lại âm thầm ngồi tù, chết thay cho nhg người như tôi thấy được Tự Do nên tôi quý cái hy sinh của họ lắm, lắm.
      có dịp, lúc nào tôi củng nhắc các con tôi nhờ họ mà cha mẹ chúng mới có cuộc sống an bình xa Địa Ngục của Dối Trá mà người Cộng Sản đả biến xả hội Việt Nam thành ra sau hơn nửa thế kỷ.

  10. Tan Le says:

    Sách hay vậy tại sao không dịch ra tiếng Việt cho nhiều người cùng đọc?

    • tuonganh says:

      Kính quí vị, theo tác giả Nguyễn Công Luận, ông đang bắt tay dịch cuốn sách sang tiếng Việt dù biết sẽ còn… lâu lâu mới xong, vì ông đã cao tuổi và không khỏe lắm. Ngoài ra, ông cũng giải thích vì sao sách chỉ toàn là chữ: nhà xuất bản gợi ý với ông rằng hình ảnh sẽ mang tính hướng dẫn, tuyên truyền, và họ không muốn ghép vào cuốn sách mà ông Luận viết như lời kể chuyện, tâm sự.

      Cuốn sách này sẽ ra mắt tại San Jose vào ngày 06/10, tại 1750 South White Road, lúc 2 giờ chiều.

Phản hồi