WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Viết cho ngày 01 tháng 11

Đối với phần lớn người từ miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 thì sự kiện ngày 01 tháng 11 năm 1963 mãi mãi là một cơn ác mộng, nhất là bản tin ngắn được phát đi vào khoảng 10 giờ sáng ngày 02 tháng 11, loan báo về cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu đã thực sự làm suy sụp tinh thần của hầu hết đồng bào di cư, nhất là đồng bào công giáo. Đối với hầu hết người Bắc di dân thì cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và sự cáo chung của nền Đệ Nhất Cộng Hòa là một hồi chuông báo tử cho nền cộng hòa ở miền Nam. Những giáo dân di cư, trong đó có cả ông tôi, đã mường tượng một ngày quân đội cộng sản tiến vào Sài gòn, và một cuộc “di cư” nữa để lánh nạn cộng sản sẽ diễn ra sau đó.

Suốt những ngày tiếp theo của tháng 11 kinh hoàng đó, gia đình ông bà chúng tôi cùng tất cả giáo dân, giành hầu hết thời gian đến nhà xứ để cầu nguyện cho Tổng Thống và bào đệ Ngô Đình Nhu, những đại ân nhân đã giúp cho gia đình chúng tôi cùng hơn một triệu đồng bào khác thoát được hiểm họa cộng sản ở miền Bắc, bởi sau hai năm miền Bắc cải cách ruộng đất, với chính sách tố khổ, cộng sản đã mang đến bao nỗi tang thương và kinh hoàng cho những người dân xứ Bắc.

Chắc sẽ có nhiều người đặt vấn đề rằng với thời gian 300 ngày để di cư, thì cứ tùy nghi ra đi chứ cần gì phải có ai giúp đỡ? Sự thật hoàn toàn không đúng như vậy, vì chính quyền của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức chính quyền cộng sản của ông Hồ Chí Minh luôn tìm mọi cách để ngăn chặn người ta di cư sang xứ tự do ở miền Nam, bằng nhiều hình thức đe dọa, bưng bít thông tin, kể cả khủng bố tinh thần và tuyên truyền xuyên tạc chính sách di cư cũng như xuyên tạc về chế độ Cộng Hòa để giảm thiểu số người di cư vào vùng tự do đến mức thấp nhất. Nhân ngày hiệp kỵ lần thứ 49 của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, 01 tháng 11 năm 2012, như một nén hương lòng, để ghi tạc công đức của Cụ Ngô, chúng tôi xin thuật lại hành trình lánh nạn cộng sản lần thứ nhất của gia đình chúng tôi, cũng như của hơn một triệu đồng bào miền Bắc, theo nhật ký hành trình của ông tôi, nguyên là một Chánh Tổng ở Văn Giang, Hải Hưng.

Sau khi quân đội Pháp đầu hàng ở  Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết giữa chính phủ của Hồ Chí Minh và chính phủ Cộng Hòa Pháp, chia đôi Việt Nam thành hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến. Từ vỹ tuyến 17 trở ra thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức là Cộng Sản Việt Nam. Từ Vĩ tuyến 17 đến Cà Mau thuộc Quốc Gia Việt Nam. Việc đất nước phải bị chia cắt làm hai miền với hai thể chế chính trị khác nhau là một thảm họa của dân tộc Việt Nam, mà ít nhất đã một lần xảy ra trong lịch sử của đất nước khi Trịnh – Nguyễn Phân Tranh kéo dài hơn 100 năm từ 1627 cho đến năm 1789 khi Hoàng Đế Quang Trung kéo đại binh ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Thanh vào khuya tối mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 mới hoàn toàn chấm dứt 100 năm chiến tranh giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, mang bao nhiêu đau thương tang tóc cho dân Việt giữa hai bờ sông Gianh. Có một điều khác biệt trong lần chia cắt đất nước lần này là giới tuyến không còn là sông Gianh mà là sông Bến Hải, và “Họa trung hữu phúc”, cũng “nhờ” Hồ Chí Minh ký hiệp ước chia cắt đất nước mà ít nhất là một nửa dân tộc Việt ở bờ nam sông Bến Hải đã không phải chịu sự thống trị sắt máu của cộng sản ngót 21 năm từ 1954 cho đến 1975.

Ít nhất cũng hơn 1 triệu người Bắc chúng tôi cũng tránh được họa cộng sản trong ngần ấy năm, nhờ vào  Điều 14 phần (d) của Hiệp định Geneva cho phép người dân ở mỗi phía di cư đến phía kia và yêu cầu cơ quan quản lý tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau thoả hiệp đình chiến, tức việc di cư sẽ chấm dứt vào ngày 19 tháng 5 năm 1955. Dân Hà Nội có 80 ngày, Hải Dương có 100 ngày, còn Hải Phòng, điểm cuối cùng tập trung để di cư có 300 ngày để di cư.

Ngày 4/6/1954, trước khi Hiệp định Geneve được ký kết 6 tuần, Pháp đã ký một Hiệp định với Quốc gia Việt Nam, công nhận Quốc gia Việt Nam hoàn toàn độc lập. Theo đó chính phủ Quốc gia Việt Nam sẽ tự chịu trách nhiệm với những hiệp định quốc tế được ký bởi Pháp trước đó nhưng có liên quan tới họ, cũng như không còn bị ràng buộc bởi bất cứ hiệp ước nào do Pháp ký sau này.

Ông Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn đại diện của Quốc gia Việt Nam nhất quyết không ký vào Hiệp định Genève vì không chấp nhận việc chia cắt Việt Nam và đại diện phái đoàn Quốc Gia Việt Nam ra một tuyên bố riêng:

“… Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.”

Tuy vậy, lời phản kháng và đề nghị của đại diện Quốc gia Việt nam đã không được Hội nghị bàn tới. Ngoại trưởng Trần văn Đỗ từ Genève tuyên bố với báo chí như sau: “Từ khi đến Genève, phái đoàn không bao giờ được Pháp hỏi về ý kiến về điều kiện đình chiến, đường phân ranh và thời hạn Tổng tuyển cử. Tất cả những vấn đề đó đều được thảo luận ngoài Hội nghị, thành ra phái đoàn Việt Nam không làm thế nào bầy tỏ được quan niệm của mình”.

Tuy lên tiếng phản đối, nhưng sau khi hiệp định được kí kết, Chính phủ và quân đội Quốc Gia Việt Nam vẫn cùng quân Pháp tập kết về phía nam vĩ tuyến 17. Ngày 28 tháng 4 năm 1954, Uỷ Ban Bảo vệ Bắc Việt Nam của Quốc Gia Việt Nam tìm cách kêu gọi dân chúng di cư vào Nam để lánh nạn cộng sản. Một kế hoạch di cư được đặt ra và một Uỷ Ban Di Cư được thành lập. Ngày 30 tháng 7 năm 1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm phát biểu cổ vũ dân chúng miền Bắc di cư vào miền Nam để lánh nạn cộng sản.

Một ngày sau khi Hiệp định được ký kết, tức ngày 22 Tháng Bảy, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ra lệnh treo cờ rũ toàn Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để bày tỏ quan điểm chống đối sự chia đôi đất nước.

Ngày 22 tháng 7 năm 1954, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước: “Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ”, và khẳng định: “Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của nước ta, nước ta nhất định thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng”. Đây là lần đầu tiên, Hồ Chí Minh bày tỏ lập trường của Quốc Tế Cộng Sản về chiến lược nhuộm đỏ cả Đông Dương, và quyết tâm dùng bạo lực cách mạng, dùng máu xương của đồng bào Việt Nam trong một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn để mở rộng quyền thống trị của Hồ Chí Minh và của chế độ cộng sản trên toàn bộ đất nước.

Sở dĩ chúng tôi phải nêu lại những sự việc trên là để quý độc giả cũng như các lãnh đạo của cộng sản Việt Nam hiện nay thấy được rằng việc chia cắt đất nước là tội ác của Hồ Chí Minh và Thực dân Pháp, chứ hoàn toàn không có sự can dự của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam hay của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.

Sau đó, hậu thân của Quốc gia Việt Nam là Việt Nam Cộng hòa, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ đã từ chối tổ chức tuyển cử thống nhất Việt Nam. Năm 1956, Việt Nam Cộng Hòa được thành lập trên cơ sở Quốc Gia Việt Nam. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm tuyên bố: “Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ” nhưng “nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc”. Đây là một nhận định vô cùng sáng suốt của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, bởi theo thể thức “đảng cử dân bầu” của cộng sản, thì chắc chắc toàn thể cử tri miền Bắc buộc phải dồn phiếu cho Hồ Chí Minh, bởi họ biết rằng chỉ có làm như thế họ mới mong được yên phận, chứ nếu chọn lựa theo lương tri của họ, để bầu cử cho chính phủ Quốc Gia Tự Do, thì chắc chắn họ sẽ bị quy kết là Việt Gian, rồi cả gia đình, họ tộc sẽ bị đấu tố bị tru diệt. Trong khi đó ở miền Nam tự do, người ta có quyền lựa chọn ngay cả việc chống đối lại chính phủ mà không bao giờ sợ phải bị trả thù, không bao giờ bị đấu tố, thì thiếu gì những thành phần thân cộng hoặc những kẻ phá thối, sẵn sàng bỏ phiếu cho Hồ Chí Minh để thủ tiêu nền Cộng Hòa còn non trẻ.

Trở lại với việc di cư vào Nam, gia đình chúng tôi cũng như hầu hết đồng bào Bắc phần vào thời gian đó, những vụ đấu tố trong cải cách ruộng đất bắt đầu từ năm 1953 là một ác mộng kinh hoàng, và cả những vụ khủng bố, thanh trừng của cộng sản đối với những sỹ phu yêu nước, những chính khách thuộc các đảng phái khác, luôn luôn là một nỗi ám ảnh về những cái chết oan nghiệt hãi hùng, cho nên ai cũng mong muốn được thoát khỏi ách thống trị của cộng sản, ai ai cũng muốn được vào miền Nam tự do, nhưng khốn nạn cho nhiều người Bắc chúng tôi, cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc thì làm sao có đủ chi phí cho hành trình từ quê nhà về đến Hải Phòng để xuống tàu vào Nam, dù chuyến hành trình từ bắc vào Nam là hoàn toàn miễn phí. Cũng như vào những năm cao trào vượt biên đi tìm tự do sau năm 1975, cả dân tộc Việt Nam đều muốn bỏ nước ra đi, cả cái cột điện mà đi được thì nó cũng đã đi rồi, nhưng đâu phải ai cũng có đủ vàng đủ bạc để chi phí cho những chuyến vượt biên đi tìm tự do đó. Cho nên, chỉ có khoảng hơn một triệu người có đủ điều kiện để vào Nam trong suốt 300 ngày di cư đó. Bên cạnh cái nghèo khó cái đói rách đã ngăn chặn người miền Bắc di cư, thì chính sách tuyên truyền, xuyên tạc và khủng bố của chính quyền cộng sản cũng là một cản trở lớn. Những truyền đơn, bích chương của Liên Hiệp Quốc in ấn, phát hành để tuyên truyền, khích lệ và hướng dẫn cho dân chúng về chính sách di cư đều bị chính quyền tịch thu, không đến được tay của dân chúng, ngoài ra các cán bộ thôn xã còn đến từng nhà xuyên tạc chính sách của Liên Hiệp Quốc, cũng như đe dọa rằng những ai có ý định di cư vào Nam tức là những người có tư tưởng theo Việt gian, chống lại đảng, chống lại chính phủ của cụ Hồ, sẽ bị trừng phạt đích đáng! Nhiều gia đình có điều kiện ra đi, nhưng vì những sự đe dọa đó, họ sợ rằng nếu không đi được mà phải trở về thì chắc chắn là không còn đường sống với chính quyền cộng sản, mà đành nhắm mắt đưa chân, quyết định ở lại chung sống với cộng sản.

Do vậy mà phần lớn những người di cư vào Nam năm 1954 là những người từng là nạn nhân của cộng sản, từng bị tịch thu tài sản, nhà cửa ruộng vườn, vì bị quy vào thành phần địa chủ, phú nông hay tư sản, tiểu tư sản phản động ở các thành phố, là những người hiểu rằng họ không thể nào sống dưới chế độ cộng sản được mà phải quyết tâm bỏ lại cửa nhà để ra đi. Tuy nhiên, chính quyền cộng sản lúc bấy giờ vu cáo  rằng những người Công giáo Việt Nam đã bị chính quyền Pháp, Mỹ và thân Mỹ cưỡng bức hay “dụ dỗ di cư”. Cộng sản Bắc Việt từng lu loa rằng “các Linh mục miền Bắc giục giã giáo dân vào Nam với lời giảng rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã vào Nam nên họ phải đi theo” (Sic). Đó là lối tuyên truyền xuyên tạc lố bịch và trơ tráo của công sản mà thôi. Thực tế các Linh mục, các Cha xứ là người hiểu rõ hơn dân chúng về chế độ cộng sản, và các vị linh mục cũng là người nắm được đầy đủ thông tin từ Liên Hiệp Quốc về chính sách di dân, nên đã giảng giải, giúp giáo dân hiểu đích xác về vấn đề, cũng như khích lệ họ vượt qua sự sợ hãi mà mạnh dạn lên đường đi về miền tự do; đó là lý do tại sao trong số hơn một triệu người di cư vào Nam thì đã có đến 800.000 người công giáo. Đây là công lớn của các vị mục tử.

Trong khi đó, có những bằng chứng cho thấy  rằng những tờ bích chương và tờ bướm do Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến in và trao cho hai bên phổ biến cho dân chúng biết về quyền tự do di tản thì không được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phân phát. Hơn nữa chính Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến đã mở cuộc điều tra đơn khiếu nại của chính quyền cộng sản Bắc Việt của Hồ Chí Minh, khiếu nại về hành động cưỡng bách di cư. Trong số 25.000 người Uỷ hội tiếp xúc, không có ai nhận là họ bị “cưỡng bách di cư” hay muốn trở về Bắc cả. Thế mới thấy rõ được sự lường láo tráo trở của Hồ Chí Minh và cộng sản Việt Nam.

Trại Tạm Cư Cho Người Bắc Mới Di Cư Vào Nam

Theo số liệu thống kê Uỷ hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình chiến thì ngoài những người kinh là nạn nhân của chế độ cộng sản hoặc giáo dân Công giáo thì trong số dân di cư vào Nam, còn có những người thuộc dân tộc thiểu số đã từng theo quân đội Pháp chống Việt Minh. Trong đó có khoảng 45.000 người Nùng vùng Móng Cái và 2.000 người Thái và Mèo từ Sơn La và Điện Biên cũng đã gồng gánh con cái, theo đường bộ đến Hải Phòng để xuống tàu vào Nam.

Ngày 9 tháng 8 năm 1954, chính phủ Quốc Gia Việt Nam của tân Thủ tướng Ngô Đình Diệm lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tỵ Nạn ở cấp một bộ trong nội các với ba nha đại diện, một ở miền Bắc, một ở miền Trung và một ở miền Nam để xúc tiến định cư. Thêm vào đó là Uỷ Ban Hỗ Trợ Định Cư, một tổ chức cứu trợ tư nhân giúp sức.

Đối với sinh viên đại học, Bộ Tư Lệnh Pháp dành 12 chuyến bay trong hai ngày 12 và 13 Tháng 8 đưa khoảng 1.200 sinh viên miền Bắc vào Nam. Ước tính chỉ khoảng 1/3 ở lại còn 2/3 chọn di cư.

Ngày 04 tháng 8 năm 1954 cầu hàng không nối phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn trong Nam với các sân bay Gia Lâm, Bạch Mai, Hà Nội và Cát Bi, Hải Phòng ngoài Bắc được thiết lập. Nỗ lực đó được coi là cầu không vận dài nhất thế giới lúc bấy giờ (khoảng 1.200 km đường chim bay). Phi cảng Tân Sơn Nhứt trở nên đông nghẹt; tính trung bình mỗi 6 phút là một máy bay hạ cánh và mỗi ngày có từ 2.000 đến 4.200 người di cư tới. Tổng kết là 4.280 lượt hạ cánh, đưa vào 213.635 người.

Ngoài ra, một hình ảnh quen thuộc với người dân tỵ nạn là “tàu há mồm”, tiếng Anh là Landing Ship Tank viết tắt là LST- đón người ở gần bờ rồi chuyển ra tàu lớn neo ngoài hải phận miền Bắc. Các tàu thủy vừa hạ xuống, hàng trăm người đã giành lên. Các tàu của Việt Nam, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Trung Hoa, Ba Lan… giúp được 555.037 người “vô Nam”.  Ngoài ra cũng có tới 102.861 người tự tìm đường bộ hoặc ghe thuyền và phương tiện riêng để tự túc di cư vào Nam, lánh nạn cộng sản miền Bắc.

Được sự trợ giúp tận tình của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, những người di cư chúng tôi rất sớm ổn định cuộc sống trên quê hương mới trên nhiều tỉnh thành ở miền Nam, với những tên gọi thân quen của những làng xã, phố thị bản quán của chúng tôi ở miền bắc như Bùi Chu, Phát Diệm hoặc Tân Hoá, Tân Thanh tức Thanh Hoá mới, Tân Phát tức Phát Diệm mới, Tân Hà tức Hà Nội mới… với mong muốn bảo lưu được các nét đẹp văn hoá của quê xưa trên vùng đất mới còn tiềm ẩn nỗi nhớ quê hương bản quán, của người những người vì lý tưởng tự do mà phải xa rời nơi đó.

Biến cố 30 tháng Tư năm 1975, một lần nữa mang hiểm họa cộng sản đến cho toàn dân miền Nam, và cho cả người Bắc di cư chúng tôi, những người đã một lần phải lìa bỏ quê hương bản quán để lánh nạn cộng sản 21 năm về trước. Những tưởng chúng tôi đã vĩnh viễn thoát khỏi họa cộng sản rồi, nào ngờ đâu cái biến cố 01 tháng 11 năm 1963 lại báo hiệu cho chúng tôi về một hiểm họa cộng sản mới, và điều đó đã ứng nghiệm lời tiên liệu của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu phát biểu trong một cuộc họp của Tổng Đoàn Thanh Niên Dân Vệ tháng 10 năm 1962 tại Trung Tâm Huấn Luyện Thi Nghè, rằng “Nếu chính phủ này bị ngoại bang và tay sai lật đổ thì 12 năm sau (tức là năm 1975) Việt Nam Cộng Hòa sẽ bị rơi vào tay cộng sản.”.  Thế là hàng triệu người Việt lại phải ra đi tìm tự do mà không có bất cứ sự sắp đặt nào của quốc tế! Những người Bắc 54 của chúng tôi lại một lần nữa phải “di cư” để lánh nạn cộng sản trong đời. Thật là ai oán! Sao chúng tôi lại phải hai lần tắm trên một dòng sông? Điểm khác biệt là lần này chúng tôi ra đi không được sự bảo trợ nào của quốc tế, mà chúng tôi phải trả chi phí cho chuyến đi bằng vàng, bằng máu và cả bằng sinh mạng nữa. Bởi người Ta đã sát hại Cụ Diệm, vị ân nhân của chúng tôi rồi… còn ai nữa đâu để chở che cho chúng tôi trên bước đường gian nan đi lánh nạn cộng sản lần thứ hai này,  trách sao chúng tôi không phải trả giá.

Nhiều người cho rằng chính những kẻ phản loạn và ăn cháo đái bát như Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có, Lê Văn Nghiêm, Đỗ Mậu, Phạm Xuân Chiểu, Trần Văn Minh, Nguyễn Ngọc Thơ, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính và Lê Văn Kim… là những tội đồ của dân tộc, là những kẻ phản chủ đã gián tiếp dâng miền Nam cho cộng sản để cả dân tộc phải lầm than… Riêng tôi là những người sinh sau đẻ muộn, chúng tôi không dám phán xét ai cả, mà chỉ tâm niệm rằng vì nghiệp chướng của dân tộc Việt Nam quá nặng nên đã trót sinh ra Hồ Chí Minh và những kẻ “ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” đó mà thôi. Vả lại, trên bước đường di tản nhọc nhằn rồi những năm tháng sống lưu vong nơi đất khách quê người vật vờ như cái bóng, những kẻ đó chắc cũng đã nhận ra tội ác và lầm lỗi của mình đối với một vị tổng thống anh minh, cũng như đối với đất nước, đối với dân tộc Việt Nam, khi vì tiền, bàn tay của họ đã vấy máu của người đã ban phát cho họ những ân huệ, bổng lộc và chức tước… Đó là sự trừng phạt không nhỏ, và chắc chắn với những ray rứt trong suốt những năm cuối đời trong kiếp sống lưu vong, khi nhắm mắt xuôi tay, trở về với đất, chắc chắn linh hồn của họ sẽ không bao giờ được siêu thoát. Nhất là lịch sử ngàn đời của dân tộc Việt sẽ phán xét họ.

Tôi viết lên bài này chỉ là để làm tròn ước nguyện của ông tôi trước khi qua đời, đó là xin được tỏ bày lòng tri ân của chúng tôi đối với NGÔ TỔNG THỐNG và Nền Để Nhất Cộng Hòa đã một lần giải thoát chúng tôi khỏi ách cộng sản vào năm 1954.

Như một nén hương lòng xin thành kính dâng lên Cụ.

© Nguyễn Thu Trâm

© Đàn Chim Việt

163 Phản hồi cho “Viết cho ngày 01 tháng 11”

  1. conmeo says:

    Nhờ có đặc tính cuồng tín, tuyệt đối trung thành với Vatican đúng như lời ông tuyên bố với các chính khách Hoa Kỳ trong một bữa cơm chiều tại Khách Sạn Mayfolwer vào tháng 10 năm 1950 ở Washington D.C. rằng, “ông tin tưởng vào quyền lực Vatican và ông chống Cộng cực lực”[28], ông được Vatican hết sức tin dùng. Cũng vì thế, ông mới được Vatican cho người dẫn dắt sang Mỹ giao cho Hồng Y Spellman lo lót và vận độngchính quyền Hoa Kỳ đưa ông về Việt Nam cầm quyền để làm tay sai cho Vatican trong sứ mệnh tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa Việt Nam theo tinh thần Sắc Chỉ Romanus Pontifex. Sắc chỉ này được ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455) và nội dung của nó được Linh-mục nói rõ ràng ở trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm.[29]

    Lúc đó, cuối năm 1950, chính quyền Hoa Kỳ còn đang bận rộn phải đối phó với cuộc chiến Triều tiên vừa bùng nổ vào ngày 25/6/1950.

    Hơn nữa, lại không có tín đồ Da-tô La Mã nào nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền của Tổng Thống Truman để có tiếng nói nặng ký giúp Vatican trong nỗ lực vận động đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền. Vì vậy mà cả Vatican và ông Diệm đều không được toại nguyện.

    Tuy vậy, Toà Thánh Vatican vẫn không nản lòng, vẫn ẩn nhẫn rình chờ cơ hội mới.

    Đầu năm 1953, chính trường Hoa Kỳ đã xoay chiều. Ngày 20/1/1953, chính quyền Cộng Hòa của Tổng Thống Eisenhower bắt đầu nhậm chức. Trong chính quyền mới này, có ông Da-tô La Mã John Foster Dules nắm giữ chức vụ Tổng Trưởng Ngoại Giao, người em của ông là Allen W. Dulles nắm giữ chức vụ Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (Central Intelligence Agency hay CIA), tại Thượng Viện, có hai ông Da-tô La Mã là Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy và Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield, tại Hạ Viện có ông Dân Biểu Da-tô La Mã Walter Judd, và tại Tối Cao Pháp Viện có ông Da-tô La Mã Thẩm Phán William O. Douglas. Thấy rằng có nhiều tín đồ nắm giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền Hoa Kỳ lúc bấy giờ, Tòa Thánh Vatican lại tích cực vận động cả ở Mỹ và ở Pháp để đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền.

    Sử gia Chính Đạo ghi lại sự kiện này như sau:

    “Ngày 7/5/1953: Diệm được mời tham dự bữa ăn trưa tại Tối Cao Pháp Viện để thảo luận về vấn đề Đông Dương. Có mặt: Thẩm phán Tối Cao W. O. Douglas, TNS Mike Mansfield, TNS John Kennedy, Newton (thuộc Ủy Ban Dịch Vụ Những Người Bạn Mỹ) Costello (thuộc công ty truyền thông CBS), Gullion (cựu Tổng Lãnh Sự Sàigòn) Gene Gregory (Bộ Ngoại Giao) và một người chưa rõ tên.”[30]

    “Ngày 30/5/1953: Do lời mời của giáo dân Ki-tô Paris, Diệm rời New York trở lại Paris.”[31]

    Do áp lực của Hoa Kỳ và của Đảng Da-tô là Phong Trào Cộng Hòa Bình Dân Pháp (MRP) của ông Da-tô Georges Bidault, ngày 19/6/1954, Quốc Trưởng Bảo Đại ký Sắc Lệnh 38/QT bổ nhậm ông Ngô Đình Diệm giữ chức vụ thủ tướng “với toàn quyền quyết định về dân sự lẫn quân sự”. Ngày 24/6/1954, ông đáp máy bay từ Ba Lê về Sàigòn và ngày 7/7/1954, ông chính thức nhậm chức.

  2. conmeo says:

    Tại Á Châu, Giáo Hội ra lệnh cho bọn tu sĩ kêu gọi tin đồ Da-tô người Việt triệt để ủng hộ con bài phòng hờ của Giáo Hội là ông Da-tô Cường Để đang sống lưu vong ở Nhật và đang cầu xin Nhật đưa về Việt Nam thay thế Bảo Đại làm vua gỗ tại triều đình bù nhìn Huế.

    Sự kiên bọn tu sĩ Da-tô kêu gọi giáo dân ủng hộ Cường Để được sử gia Vũ Ngự Chiêu ghi lại trong bài viết Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ “Trung Quân” sang “Ái Quốc” với nguyên văn như sau:

    “Nhờ chiêu bài Cường Ðể, một số giáo mục và giáo dân từ Quảng Bình tới Nghệ An cũng ủng hộ. Ða số giáo mục và giáo dân đều thuộc địa phận Bắc Ðàng Trong của Giám mục Louis Pineau. Sau này, còn có những cộng đồng Ki-tô ở Xiêm La.” Vũ Ngự Chiêu. Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ Trung Quân sang Ái Quốc. [21]

    Trong những giáo mục (tu sĩ) và giáo dân ủng hộ ông Da-tô Cường Để, ông vua đón gió trở cờ Ngô Đình Diệm là người đi hàng đầu và được coi như lãnh tụ của Phong Trào Cường Để ở trong nước. Tại Việt Nam, từ đầu thập niên 1930, có một số người Việt Nam xính hơi cố gắng học tiếng Nhật, rồi làm việc hay hoạt động (chính trị) và làm tay sai cho Nhật. Trong những năm 1940-1945, trong gia đình họ Ngô, không phải chỉ có một mình Ngô Đình Diệm làm tay sai cho Nhật mà có cả người anh của ông ta là Ngô Đình Khôi (người anh cả) và đứa con trai của Ngô Đình Khôi là Ngô Đình Huân cũng hoạt động làm tay sai cho Nhật. Ngô Đình Huân làm mật vụ cho Nhật và được Nhật cho “làm bí thư cho đại sứ Nhật Yokohama, tức người thay thế khâm sứ Pháp tại miền Trung sau đêm đảo chánh 9/3/1945.”[22]

    Nhật chống Pháp. Làm việc hay hoạt động làm tay sai cho Nhật tức là chống Pháp. Vì lẽ này, anh em Ngô Đình Diệm mới bị Pháp bắt giam, và vì thế mới có chuyện Giám-mục Ngô Đình Thục viết lá thư đề ngày 21/8/1944 gửi Toàn Quyền Jean Decoux để xin miễn tội chống Pháp (phản chủ) của Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Diệm. Dưới đây là bản chụp và bản dịch nguyên văn lá thư này:

    Tòa Truyền Giáo Vĩnh Long ngày 21 tháng 8 năm 1944

    Vĩnh Long (Nam Kỳ),

    Thưa Đô Đốc,

    Một linh mục từ bổn Tòa được phái đi Sàigòn để lo việc cho chủng viện vừa cho tôi biết rằng hai người em của tôi đang bị truy tố tại Huế. Vì đã lâu không nhận được tin tức gì từ Huế, tôi không biết là điều tôi được báo cáo có đúng sự thực hay không.

    Tuy nhiên, nghĩ đến nỗi đau đớn và sự bất nhẫn rất đúng mà chắc là Đô Đốc đã cảm thấy – nếu sự truy tố các em tôi là có thật, tôi vội viết thư này để bày tỏ với Đô Đốc nỗi đau đớn lớn lao của tôi về việc này.

    Nếu hoạt động của hai em tôi được chứng tỏ là có hại cho quyền lợi nước Pháp thì – với tư cách của một giám mục, của một người An Nam, và với tư cách là con của một gia đình mà phụ thân đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi mới tới An Nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền của Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ An và Hà Tĩnh – tôi, tự đáy lòng, không chấp nhận [hoạt động của các em tôi].

    Thưa Đô Đốc, tôi tuyên bố như vậy không phải với mục đích bảo toàn địa vị cá nhân của tôi: bởi vì nếu xét rằng cá nhân hèn mọn của tôi có thể phương hại đến quyền lợi của đạo [Thiên Chúa], tôi sẽ vui vẻ rời khỏi Tòa Giám Mục này ngay.

    Lời tuyên bố của tôi chỉ có mục đích là tỏ cho Đô Đốc thấy rằng lòng tin tưởng trìu mến của Đô Đốc [đối với tôi] đã không đặt vào một kẻ bất xứng hay vô ơn.

    Thưa Đô Đốc, tôi chưa bao giờ tiếc là đã xa Huế như thế này. Giá có mặt ở đấy, thì tôi đã có thể khuyên răn các em tôi tốt hơn, và khi chuyện xẩy ra, tôi đã có thể chống lại các chủ đích của em tôi, nếu quả thật các em tôi có nghĩ đến những dự định có thể gây hại cho quyền lợi của nước Pháp.

    Có thể tôi lầm, tuy nhiên, thưa Đô Đốc, tôi xin thú thực là không tin – cho đến khi được chứng minh ngược lại – rằng các em tôi đã phản lại truyền thống của gia đình chúng tôi đến như thế, một gia đình đã tự mình gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan lại bây giờ hầu hết đều chống Pháp và chỉ quyết định thiên về Pháp khi thấy có lợi.

    Ngay chính các em tôi đã từng liên tục đưa mạng sống ra vì nước Pháp trong cuộc nổi loạn của Cộng Sản. Diệm, người em kế tôi, suýt đã phải ngã gục dưới những phát súng của một Hoa Kiều Chợ Lớn được phái đến Phan Rang với mục đích hại Diệm, Phan Rang là nơi mà Diệm đã mãnh liệt chống giữ lối xâm nhập vào An Nam của các cán bộ Cộng Sản từ Nam Kỳ phái đến.

    Lẽ tất nhiên, sự tận tụy của các em tôi trong quá khứ không phải là điều nêu ra để làm cớ mà biện hộ cho hoạt động bất cẩn của họ ngày hôm nay, nếu sự bất cẩn này được chứng tỏ là điều đã gây nên tội. Tuy nhiên, tôi không nghĩ là tôi đã làm chuyện vô ích khi kêu gọi đến sự khoan hồng đầy xót thương của Đô Đốc hầu xét với hảo ý trường hợp các em tôi. Đô Đốc không phải là người chỉ xét đến hiện tại mà lại bỏ quên đi quá khứ. Tôi nêu ra điều này khi xét thấy rằng Thân phụ tôi là Ngô Đình Khả đã từng được vinh dự phục vụ nước Pháp dù sinh mạng bị hiểm nguy, và khi xét đến quá trình lâu dài của các em tôi đối với nước Pháp, mà không sợ phải hy sinh mạng sống của mình cho nước Pháp.

    Thưa Đố Đốc, một lần nữa bày tỏ với Đô Đốc tất cả niềm đau đớn của tôi trong vụ này, tôi xin Đô Đốc vui lòng nhận nơi đây lời kính chào trân trọng nhất của tôi,

    Ngô Đình Thục[23]

    Thời gian từ chiều tối ngày 9/3/1945 (khi xẩy ra biến cố Nhật đảo chính Pháp) cho đến ngày17/4/1945, Ngô Đình Diệm cho rằng chắc chắn là Nhật sẽ đưa ông Da-tô Cường Để về Việt Nam thay Bảo Đại và nôn nóng ngóng trông được Nhật đưa lên làm thủ tướng trong cái chính phủ bù nhìn mới do Nhật sắp xếp. Lúc đó, Diệm cư ngụ ở Sàigòn. Có thể vì viên Khâm Sứ đại diện Tòa Thánh Vatican ở Huế là Tổng Giám Mục Antoni Drapier đã rỉ tai với Bảo Đại là phải nên cho mời Ngô Đình Diệm về Huế để thành lập tân nội các thân Nhật, cho nên ông vua gỗ “playboy” này mới sai ông Phạm Khắc Hòe soạn thảo một bức điện tín, rồi nhờ ông Đại Sứ Nhật Yokoyama (ở Huế) đánh điện mời Diệm về Huế để thành lập tân chính phủ thân Nhật.

    Thế nhưng, người Nhật vốn đã có kinh nghiệm máu với Giáo Hội La Mã trong thế kỷ 17 ở ngay chính quốc Nhật (sẽ được trình bày đầy đủ trong một chương sách nằm trong Mục XVI, Phần VII của bộ sách này), cho nên họ không đưa ông Da-tô Cường Để về Việt Nam thay thế Bảo Đại và cũng không sử dụng ông Da-tô Ngô Đình Diệm làm thủ tướng dù là vẫn giữ ông Bảo Đại làm vua bù nhìn để cho họ sai khiến, bất kể là chính ông Bảo Đại đã nhờ họ triệu ông Diệm về Huế để trao cho nắm giữ chức thủ tướng. Vì vậy mà ông đại sứ Nhật Yokoyama tuy bề ngoài tỏ ra sốt sắng nhận lời chuyển bức điện tín của Bảo Đại cho Ngô Đình Diêm, nhưng lại cố tình ỉm đi, và mời cụ Trần Trọng Kim đứng ra thành lập tân chính phủ. Sự kiện này được ông Phạm Khắc Hòe, Đổng Lý Văn Phòng của Bảo Đại vào lúc đó, kể lại, và chính cựu hoàng Bảo Đại cũng ghi lại trong sách hồi ký của ông. Sách Việt Sử Khảo Luận Cuốn 4 ghi lạ lời ông Phạm Khắc Hòe kể lại trong cuốn hồi Ký Từ Triều Đình Huế Đến Chiến Khu Việt Bắcnhư sau:

    “Trong danh sách 14 người của bọn Hòe – Phiệt (Phạm Khắc Hòe và Tôn Quang Phiệt) tiên liệu, cũng như trong số 8 người trên 14 người ấy được vua Bảo Đại lựa chọn, không có tên ông Trần Trọng Kim. Chiều tối ngày 21/3, Trần Đình Nam từ Đà Nẵng vào,… tôi đưa vào yết kiến Bảo Đại, thì Bảo Đại cũng đồng ý với Nam chỉ nên ra những lá bài thân Nhật, cụ thể là nên giao cho Ngô Đình Diệm thành lập một nội các hẹp, ba, bốn người thôi. Tôi lập tức đánh điện triệu tập Ngô Đình Diệm, lúc ấy đang ở Sàigòn.”

    Xin nhắc rằng điện tín đều phải nhờ quân đội Nhật đánh giùm, qua trung gian Đại Sứ Yokoyama (lời ông Hoàng Xuân Hãn cho biết)…

    “Năm ông ở ngoài Bắc (Vũ Văn Hiền đã được Hoàng Xuân Hãn lựa chọn) vào tới Huế ngày 27/3 và được vua tiếp kiến suốt ngày 28, sáng 2 người, chiều 3 người.”

    Rồi tất cả chờ tin tức Ngô Đình Diệm.”[24]

  3. conmeo says:

    Cũng nên biết là hai thế lực Pháp và Vatican đều có những bọn Việt gian làm tay sai thân tín đắc lực riêng và cả hai thế lực này đều muốn sử dụng bọn Việt gian này trong chính sáchChia Để Trị. (Dùng người Việt đánh người Việt và dùng người Việt cai trị người Việt.)

    Phần lớn bọn Việt gian làm tay sai cho thực dân Pháp không phải là tín đồ Da-tô và có thể là mang quốc tịch Pháp như Nguyễn Văn Tâm, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Xuân, v.v… hay không mang quốc tịch Pháp như bọn Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân, Hoàng Trọng Phu, Hoàng Gia Mô, Nguyễn Duy Hàn, Phạm Quỳnh, v.v…

    Hầu hết những bọn Việt gian làm tay sai cho Vatican là những tín đồ Da-tô cuồng tín mang quốc tịch Vatican (đều có tên thánh ở trước cái tên bình thường của chúng) như bọn Trần Bá Lộc, Đỗ Hữu Phương (Đỗ Hữu Vị), Lê Phát Đạt (Huyện Sĩ), Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Hữu Độ, Trần Lục, Pétrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Tường Tộ, Ngô Đình Khả, Lê Hoan, Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Bá Tòng, Hồ Ngọc Cẩn, v.v…

    Khi hai thế lực Pháp và Vatican không có chuyện gì xích mích với nhau thì hai nhóm Việt gian này được yên ổn lo việc đàn áp nhân dân ta để tâng công, lấy lòng quan thày giặc với hy vọng sẽ được thăng quan tiến chức vù vù như trường hợp Trần Lục, Ngô Đình Khả, Trần Bá Lộc, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Bá Tòng, v.v… Nhưng khi hai thế lực Pháp và Vatican mưu tính chèn ép lẫn nhau để lấn quyền rồi hục hặc với nhau, thì hai nhóm Việt gian này rơi vào tình trạng khốn đốn và chìm nổi với chủ riêng của chúng. Sự kiện này được Cụ Phan Bá Kỳ nói sơ qua như sau:

    “Ai biết chút ít về lịch sử cũng phải hiểu rằng chính sách, nhân sự ở Đông Dương hồi Pháp thuộc là do nơi ba thế lực chính: Thực Dân, Giáo Hội (Vatican), Tam Điểm (Free Mason), tùy theo tình hình chính quốc. Khi ở Pháp phe Tam Điểm thắng thế thì thực dân ở Đông Dương về phe Tam Điểm. Khi phe Công Giáo lên chân thì thực dân về phe Giáo Hội. Việc ông Diệm bị cách tuột hết mọi thứ có thể là đang có một sự tranh chấp giữa Tam Điểm và Giáo Hội, mà ông ta ngu ngơ, dại dột đi vâng phục quá đáng cái thế lực thất thế vào thời điểm đó. Cứ tìm xem Khâm Sư Léon Thibaudeau và Toàn Quyền Pierre Pasquier thuộc nhóm nào là ra ngay. Chứ Bảo Đại, Phạm Quỳnh, ngoài chuyện thừa hành, làm gì có quyền để trừng phạt oan ức một người… đáng quí như ông Diệm…”[16]

    Chuyện tranh chấp giữa ông Ngô Đình Diệm và ông Phạm Quỳnh về chức vụ Tổng Lý Đại Thần tại triều đình Huế được cụ Nguyễn Bính Thinh ghi lại như sau:

    “Có một số người từng làm cách mạng, hoặc có xem báo chí ở Huế, ở Hà Nội trước năm 1940, đều biết ít nhiều về ông Diệm khi làm Thượng Thư Bộ Lại của triều đình Huế, có óc quan lại phong kiến và nịnh quan thầy Tây. Ông tranh quyền với ông Phạm Quỳnh, song quan thầy của ông là Khâm Sứ Thibaudeau kém thế hơn quan thầy của ông Phạm Quỳnh là Toàn Quyền Pasquier. Ông Diệm thua Phạm Quỳnh bất mãn từ quan.”[17]

    Theo sử gia Vũ Ngự Chiêu, Không phải ông Diệm từ quan, mà là bị bãi chức và bị truất hết cả những chức tước phẩm hàm. Hơn nữa, ông ta còn bị trục xuất khỏi Huế, bị cho ra cư trú ở Quảng Bình. Dưới đây là bản văn củaTiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu viết về sự kiện này:

    “Sau cuộc “đảo chính” 2/5/1933, Bài bị loại khỏi vòng quyền lực. Toàn Quyền Pierre Pasquier (12/1928-1/1934) gọi Diệm về làm Thượng Thư Bộ Lại kiêm Tổng Thư Ký Ủy Ban Cải Cách. Quyền Khâm Sứ Léon Thibaudeau (2/1933-7/1934) yêu cầu Diệm làm tờ trình về kế hoạch canh tân. Diệm có lẽ với sự tiếp tay của Bài, đưa ra hai điều kiện:

    Phải thống nhất Bắc và Trung Kỳ, và bổ nhiệm một tổng trú sứ (resident général) cho Trung và Bắc Kỳ như đã qui định trong Hòa Ước 6/6/1884.

    Phải cho Viện Dân Biểu quyền thảo luận (báo cáo ngày 10/5/1933, Pasquier gửi Colonies).

    Lập trường này cũng giống Bài: Muốn cải cách, việc đầu tiên là phải hủy bỏ hai chức thống sứ (ở Hà Nội) và khâm sứ Huế; sau đó cho An Nam ngân sách riêng.

    Ngày 9/7/1933: Diệm ra Quảng Trị gặp Bài ít ngày. Trở lại Huế, ngày 12/7, Diệm nạp cho Thibaudeau một bản sao đơn từ chức đã gửi lên Bảo Đại. Lý do Diệm nêu ra là cơ cấu tổ chức hiện tại không phù hợp với Hiệp Ước 6/6/1884. Hiệp ước này qui định rằng Pháp chỉ giữ một chế độ bảo hộ kiểm soát (protectorat de contrôle) mà không phải là bảo hộ trực tiếp (protectorat direct). Báo cáo số 303-A.P., 22/7/1933, Gougal gửi Colonies; INF, c.366/d.2905).

    Theo một mật báo viên (Luật-sư Lê Văn Kim), tháng 12/1933, Diệm vào Sàigòn gặp Nguyễn Phan Long, Lê Văn Kim, Jacques Lê Văn Đức, v.v… Tiếp đó, báo chí Sàigòn và cả tờ La Lanterne ỏ Paris mở chiến dịch đòi thay Pasquier bằng cựu Toàn Quyền Alexandre Varenne (7/1925-11/1927) và đưa cựu Khâm Sứ Yves Châtel (6/1931-2/1933) trở lại Huế (INF, c.366/d.2905). Biết được tin này qua Luật-sư Lê Văn Kim, Pasquier nổi giận truất hết chức tước của Bài, Diệm và Đệ. Diệm còn bị trục xuất khỏi Huế, chỉ định cư trú tại Quảng Bình. May mắn, ngày 15/1/1934, Pasquier chết vì tai nạn máy bay trên không phận Paris. Năm sau, Bài cũng chết. Tân Toàn Quyền René Robin (7/1934-1/1937) và Khâm Sứ Maurice Graffeuil (7/1934-5/1936, 4/1937-8/1941) đồng ý phục hồi tước vị cho Bài và Diệm. Diệm được trở về Huế dạy học ở trường Providence của Thục,…”[18]

    Chiến dịch “Đòi thay Pasquier bằng cựu Toàn Quyền Alexandre Varennevà đưa cựu Khâm Sứ Yves Châtel trở lại Huế” là do Vatican chủ mưu, mượn bọn tay sai Việt gian cuồng tín để làm áp lựccho việc đòi thay thế những nhân vật có tinh thần chống Giáo Hội La Mã bằng những nhân vật bảo thủ thân Giáo Hội La Mã.

    Trước đây Ngô Đình Khả cũng vì cuồng tín nghe theo Vatican mà mất chức. Bây giờ đến lượt Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Diệm, và sau đó là Ngô Đình Khôi cũng ở vào tình trạng này. Chúng ta đừng quên rằng Cường Để cũng là người mang quốc tịch Vatican (đã theo đạo Da-tô). Đến đây, thiết tưởng độc giả đã có thể hiểu tại sao mà bọn Việt gian làm tay sai tai mắt đắc lực cho Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Vatican như bọn Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, v.v… không những bị cho về vườn, mà còn bị đám quan thày người Pháp khinh rẻ như những phường phản phúc hèn hạ và những quân lưu manh vô lại. Bản văn sử dưới đây nói lên thực trạng này:

    “Chúng tôi chỉ có với mình”, Đô Đốc Rieunier sau này nói, “những giáo dân và bọn du thủ du thực”. “Bọn lang bạt bị trục xuất khỏi làng vì đói rét hoặc vì tội phạm,” Đại Tá Bernard viết, xô về đây với cái lưng mềm dễ uốn, họ tham sống sợ chết; họ hoàn toàn hững hờ với cuộc đấu tranh của dân tộc mình, sẵn sàng phụng sự bất cứ những ông chủ nào… Người ta sẽ tuyển dụng trong số họ tất cả nhân viên hành chính cần thiết cho nhà nước, hoặc những người giúp việc gia đình: làm đầy tớ, làm khuân vác, làm người chạy giấy và cả những tên phiên dịch, hoặc những người ghi chép được đào tạo thô sơ qua các nhà trường của Hội Truyền Giáo. Chính là qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà bọn thực dân và công chức, vừa mới đổ bộ lên, làm quen với dân tộc Việt Nam …”

  4. conmeo says:

    Những sử liệu nêu trên cho thấy Tổng thống Ngô Đình Diệm xuất thân từ một gia đình Công giáo Ba Đời Việt Gian, không để lại được một tác phẩm họăc một bài diễn văn, tự viết, để cho thấy tư tưởng chính trị và chương trình hành động của mình, không tranh đấu và khó nhọc trên chính trường, được thực dân Pháp cho chức Thượng Thư dưới thời Nguyễn mạt. Ông ra hải ngọai, sống từ tu viện nầy sang tu viện khác. Lúc thời cơ đến, ông được ngọai bang bồng về LÀM CÔNG dưới danh vị Thủ Tướng rồi Tổng Thống để thực hiện chính sách và bảo vệ quyền lợi của CHỦ.

    Cọng sự viên thân tín và cũng là những người trực tiếp đẩy ông xuống huyệt là mấy anh em người nhà: tham nhũng, hối lộ, ham quyền, lạm chức.

    Lực lượng hậu thuẩn trực tiếp là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và trên một triệu con chiên. Còn 80 % dân chúng khác tín ngưỡng thì bị đối xử bất công họăc như kẻ thù, người thì bị tra tấn, tù đày, cưởng bách cải đạo, kẻ thì bị giết.

    Dối gạt dân chúng, nhất là thành phần quân nhân, để đấu thầu chống cọng thu lượm đô la Mỹ. Không thực hiện được những điều mà CHỦ muốn, lại còn ngầm liên lạc với miền Bắc để kiếm ghế Thủ Trưởng Miền Nam nên bị CHỦ giết. Con người và sự nghiệp của Ngô Đình Diệm giản dị và rõ ràng như thế.

    Tuy nhiên, một cách khách quan hơn, chúng ta có thể thông cảm phần nào cố Tổng thống Ngô Đình Diệm vì trong các sử liệu không thấy có ai nói ông tham nhũng hối lộ và cáo buộc ông trực tiếp thi hành các chính sách độc ác bất công. Hầu hết các sử gia đều chỉ nói nhiều về, và nói một cách khinh miệt, anh em ông và chính phủ ông cũng như chính sách của cái tôn giáo mà ông là một tín đồ. Nhưng dẫu có thông cảm đến mức nào đi nữa, thì cố Tổng thống Ngô Đình Diệm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tất cả những sự thịnh suy của miền Nam trong giai đọan ông cầm quyền. Ông là một người ngây thơ, đức mỏng nhưng ngôi cao, tài hèn mà làm việc lớn thì chắc chắn thất bại. Do đó, những danh từ như anh minh, chí sĩ, họăc gán cho ông có tinh thần quốc gia, độc lập, chủ quyền, họăc “Cụ còn thì miền Nam không mất” v.v. , tất cả những cái đó đều hư dối, sai với thực tế, cần được bải bỏ.

    Nếu để khen ngợi một người không tham nhũng, thì tôi xin gởi đến cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm một nén hương lòng. Còn việc tổ chức lễ hàng năm để đánh bóng ông thì hòan toàn nhảm nhí, cũng như có người muốn vận động làm đài kỷ niệm để tôn vinh một người bất xứng trong tất cả mọi lãnh vực, mà sử liệu đã cho thấy, thì không nên. Hai việc làm thiếu cân nhắc nầy cần được chấm dứt để khỏi nhục cho cộng đồng người Việt chúng ta.

    Những khủng hỏang rối ren sau 1963 là lỗi của các vị tướng lãnh không lịch lãm trên trường chính trị. Những rối ren đó là điều bất hạnh cho các nước nhựơc tiểu, gồm có Việt Nam, bị làm con cờ thí cho ý thức hệ và quyền lợi của các cường quốc. Và sự rối ren ấy cũng khó ngăn cản được nhất là dưới thờ ông Diệm, vì giới tư bản, qua những danh từ hoa mỹ, nhưng không ngòai mục đích cần phải tiêu thụ hết các sản phẫm còn tồn đọng sau Đệ Nhị Thế Chiến.

    Do đó, tư tưởng và hành động của tất cả mọi người dân phải đặt trên nền tảng “Ta về ta tắm ao ta”. Ta thương ta là tình thương trung thành hơn cả. Nên “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi” như ông Bụt đã khuyên.

    Bui Kha

  5. conmeo says:

    Những thành phần cố xuyên tạc lịch sử, chống Cọng hung hản trả lời thế nào về chiến dịch chụp mũ và vu khống các giáo phái, đảng phái, các thương gia, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, công tư chức…và Phật Tử là Cọng sản để tra tấn, bỏ tù hay thủ tiêu họ dưới thời Ngô Đình Diệm? Hành động ông Diệm đi đêm với cọng sản để kiếm cái chức Thủ Trưởng, một lần nữa đã được xác nhận bởi ông Tôn Thất Thiện, một người có học vị cao và liên tục suốt đời không ngớt viết bài ca tụng Ngô Đình Diệm và được các báo chống Cọng và các báo có khuynh hướng Công Giáo hớn hỡ đăng tải. Chúng ta cũng nên nhớ thêm rằng, hành động đi đêm với miền Bắc của ông Diệm là vì cái chức thủ trưởng Miền Nam chứ không phải vì muốn thống nhất đất nước và tiết kiệm xương máu của nhân dân.

    Về hành động đi đêm của Diệm, tuần báo Newsweek ngày 24.12. 2001 cũng viết: “ Năm 1963, Chính phủ Kennedy nhận thấy Ngô Đình Diệm Tổng thống miền Nam Việt Nam như là một công cụ của cọng sản và quyết định ‘Diệm phải ra đi’. Nhân viên tình báo Hoa Kỳ phối trí nỗ lực đão chánh và đưa đến cái chết của ông ta vào tháng 11.” ( 1963 The Kennedy Administration begins to see South Vienamese President Ngô Đình Diệm as acommunist tool and decides that “Diem must go”. The CIA engineers coup attempt that eventually lead to his assassination in November.”)

  6. conmeo says:

    Thêm vào đó, ông Diệm lại ngầm liên lạc với Chủ tịch Hồ Chí Minh để được “bảo đảm” cái ghế “Thủ Trưởng Miền Nam trong Liên Bang Việt Nam sau nầy”, chứ cũng chẳng phải ông Diệm muốn hai miền thống nhất để tiết kiệm xương máu của nhân dân như một vài tay chân bộ hạ bênh vực thiếu cơ sở. Có người lại không biết sự hứa hẹn cái ghế “Thủ Trưởng Miền Nam” nên lớn tiếng nói rằng “Cụ Còn Thì Miền Nam Không Rơi Vào Tay Cọng Sản”. Để làm sáng rõ vấn đề nầy và tránh bị chụp mũ “Cọng Sản”, tôi trích một đọan của Giáo sư Tôn Thất Thiện, tiến sĩ chính trị học, từng là Bộ Trưởng Thông Tin chính phủ Việt Nam Cọng Hòa trước 1975, và cũng là một trong những người bênh vực ông Diệm hết mình và chống Cọng “chết bỏ” ở hải ngọai, đăng trên Nhật Báo Người Việt, một tờ báo cũng thuộc lọai chống Cọng hung hản. Báo Người Việt, mục Diễn Đàn, California ngày 19. 8. 2003, bài viết có tựa đề “Một Quan Điểm Mới Về Vụ Đảo Chánh Tháng 11, 1963”, giáo sư Tôn Thất Thiện viết:

    “Nhìn từ một khía cạnh Á-đông, “thảm kịch Việt Nam” được thấy như sau. Ông Ngô Đình Diệm đã thực hiện được một kỳ công lớn: ông đã dành được một danh vị mà tất cả nhũng người Việt có nguyện vọng làm lãnh tụ quốc gia đều mơ mộng: được công nhận ngang hàng với Hồ Chí Minh. Điều nầy rõ ràng khi Hồ Chí Minh nói với ký giả cọng sản trứ danh Ú飬 Wilfred Burchett, rằng: “Ông Diệm là một nhà ái quốc theo kiểu của Ông ấy”, và “ khi nào anh gặp Ông ấy, anh bắt tay Ông ấy hộ tôi”.

    “Nhân dịp Tết, ông Hồ nhờ Ủy Hội Quốc Tế chuyển cho Ông Diệm một cành đào nở hoa. Ông Diệm cho chưng cành đào nầy trong phòng khách dinh Gia Long cho ngọai giao đòan thấy. Các nhà ngọai giao lấy việc nầy làm lạ, vì họ không hiểu rằng dữ kiện nầy có một ý nghĩa biểu tượng: đó là một biểu lộ sự tôn kính của Hồ Chí Minh đối với ông Ngô Đình Diệm !(Tôi cho xuống dòng, BK).

    “Thêm nữa, qua trung gian Ông M. Maneli, đại diện Poland ở UHQT, Ông Hồ nhắn Ông Diệm rằng, trong liên bang Việt Nam sau nầy, địa vị thủ trưởng Miền Nam của ông sẽ được tôn trọng.”(Các chữ ông trong đọan trích ở trên có chỗ viết hoa, chỗ không, tôi ghi lại nguyên văn. Và những chữ in đậm là tôi muốn nhấn mạnh, BK).

  7. conmeo says:

    Cũng thế, Giáo Hòang Pius XII vận động và đề nghị chính phủ Hoa Kỳ thả từ 1 đến 6 qủa bom nguyên tử bậc trung xuống Bắc Việt để giải cứu cho quân đội Pháp bị bao vây tại trận Điện Biên Phủ, cũng nhắm đến hai mục đích chính: Một là Vatican có rất nhiều cổ phần trong tất cả các công ty sản xuất khí giới chiến tranh, mà khí giới chiến tranh chỉ có thể tiêu thụ bằng chiến tranh khí giới. Do đó, nếu cuộc chiến Việt Nam chấm dứt thì Vatican và các nhà tư bản có nhiều cổ phần trong các công ty dĩ nhiên là không muốn. Lý do thứ hai là cần cuộc chiến và mựơn tay thực dân đế quốc để biến dân Việt Nam thành một quốc gia tòan tòng Công Giáo (và sau nầy có thêm Tin Lành) để dễ thống trị : Hình ảnh con cua gãy càng là một thí dụ rất chính xác của Giám Mục Puginier mà chúng ta nên nhớ làm lòng để giữ gìn quốc gia xứ sở.

    Ngô Đình Diệm không thể sống vì ông là một người làm công không đáp ứng được quyền lợi của chủ. Nói như thế không có nghĩa là tôi chê bai ông Diệm, mà nếu giả sử chúng ta là ông Diệm thì cũng bị giết chết nếu chúng ta không chuẩn bị cho mình cái thế dân tộc và nhân dân hậu thuẫn từ ban đầu. Nhưng rất tiếc, vì cái thế dân tộc, nếu có, của Ngô Đình Diệm là tập đòan giáo sĩ và hơn một triệu con chiên ít học và cuồng tín thì làm sao đứng vững được? Lý do khác mà người ta bỏ ông Diệm vào hòm cũng chẳng phải vì ông Diệm có tinh thần quốc gia dân tộc và độc lập tự cường như một số người bênh vực nhầm, nhưng vì ông Diệm quên rằng khi người ta dẫn ông về thì蠦#244;ng phải biết cái mà người ta thích, và phải làm cái mà người ta muốn. Điều đó tổ tiên đã dạy rất kỷ nhưng chúng ta có lẽ vì học quá thuộc nên quên chăng: “Ta về ta tắm ao ta”.

  8. conmeo says:

    Ông Ngô Đình Diệm sau bao năm hết đến Vatican thì trở lại Mỹ, thôi ở tu viện nầy lại đến trú tại tu viện khác. Lúc tình hình chín muồi vì Pháp đã bại trận sau gần 100 năm đô hộ Việt Nam, ông Diệm được Hoa Kỳ đưa về và cho làm Thủ Tướng rồi Tổng Thống trên một phần đất có hơn 80 % dân chúng khác tín ngưỡng với ông. Nhưng lúc ông Diệm vụng về và lộ liễu trong vấn đề kỳ thị tôn giáo làm cho chính phủ Hoa Kỳ khó ăn nói với thế giới, và nhất là lúc họ biết được ông liên lạc với miền Bắc để kiếm một thế đứng khác, thì chính phủ Hoa Kỳ bỏ rơi ông. Do đó, biến cố Phật Giáo năm 1963 chỉ là một phụ lực đẩy thêm cái cánh cửa mục nát đã sút hết bản lề. Đây cũng là một bài học mà những người làm chính trị cần lưu ý.

    Lúc chính phủ Pháp bại trận tại Điện Biên Phủ cũng có nghĩa là lúc Chủ nghĩa Thực-dân và phong trào đi chiếm thuộc địa toàn thế giới bị cáo chung. Và sự chiến thắng của quân đội Việt Minh tại Điện Biên Phủ ở miền Bắc Việt Nam cũng có nghĩa là sự thắng lợi của chủ nghĩa Cọng Sản quốc tế. Vì thế, Hoa kỳ thay chân Pháp mà một trong những mục đích chính là chận đứng sự bành trướng của Cọng Sản quốc tế ở vùng Đông Nam Á, nếu không thì thế ngọai giao của Hoa kỳ trên chính trường quốc tế bị thu hẹp, các đồng minh khinh thường hoặc dần dần xa lánh, và thị trường của Mỹ sẽ bị giới hạn. Điều đó cũng có nghĩa là quyền lợi của giới tư bản trong chính quyền Hoa Kỳ bị thương tổn, kéo theo sự lung lay thị trường chứng khóan thế giới mà các cổ phần của giới tư bản và cổ phần của các tổ chức tôn giáo Tây Phương cũng bị ảnh hưởng theo.

  9. MinhPhuong says:

    Ngô Đình Diệm – “nguyên thủ quốc gia” của VNCH và bào đệ của ông ta bị mần thịt còn tệ hơn người ta thịt con thú dữ mà gọi là không đổ máu? Đảo chính, giết nguyên thủ quốc gia thì lịch sử thê giới ghi nhận đã xẩy ra ở nhiều nước. Nhưng chỉ có cái nước gọi là VNCH có chuyện tướng lãnh dưới quyền đảo chính và thịt luôn nguyên thủ quốc gia? Người có hiểu biết và tự trọng thì phải coi đó là một nỗi nhục quốc thể và phải cố quên, cố dấu nó đi. Vậy mà hàng chục năm rồi vẫn cứ cố tình bươi ra để cho thế giới diễu cợt, lại chính những người đã tham gia đảo chính giết chết ông Diệm bây giờ bày đặt cúng giỗ ông ta. Tại sao một số người hoài Ngô lại hay bày trò hài hước đến thế?

    • NGUOI NEW ENGLAND says:

      Đây là quả báo dành cho dòng họ tay sai đắc lực cho ngoại bang. Cha ông ta đào mồ mả Phan Đình Phùng đốt xương xác bắn vung vãi trên dòng sông Lam. Còn ông NDD đối Ba Cụt, Trình Minh Thế thì ác ông cỡ nào băm xác Ba Cụt.Ấy chưa kể nhiều nạn nhân của NDD.

    • MINH says:

      Trên chính trường cái chết của họ Ngô cũng là 1 sự bình thường được lặp lại trên trang sử VN cũng như thế giới. Mới có câu ” được làm vua, thua làm giặc ” là vậy.
      ” Nỗi nhục quốc thể” đó là cái CH 1958 mà tên Hồ đã ký để bán đứng dân tộc. Cái nhục nhã đó thể hiện bản chất NGU, HÈN của 1 tên côn dồ, ít học, dốt sử sách, thiếu nhân cách mà ham làm chính trị.
      Cái đó mới là NHỤC !

  10. conmeo says:

    Rõ ràng là thế! Biết bao công lao khuyển mã trong hơn 4 thế kỷ từ khi các tên cố đạo Tây đầu tiên lò dò đến nước ta cho đến cao điểm là hai chế độ ca-tô trong Nam, tập đòan Vatican và thực dân Tây phương (VTC-TDTP), cùng với đám giáo gian đã xây biết bao lâu đài trên cát, bổng dưng bị các ngọn sóng thần 1954 và 1975 đập nát và cuốn phăng ra biển; làm cho họ phải theo gương các tổ phụ Abraham và Moses đi lêu bêu khắp chốn.

    Nhưng khi hỏi “Vì Sao Đám Dân Chúa Ca-tô La-mã Việt Chống Cộng Điên Cuồng?” thì ta nhầm to, là trúng kế phe ta, là đưa phe ta vào chỗ thời thượng rồi. Thực ra là đám giáo gian này chống bất cứ nhà cầm quyền Việt Nam nào không phải do tập đoàn VTC-TDTP dựng lên. Vatican đã thành công trong việc cấy được mầm phản quốc trong một thiểu số dân bản địa vọng ngoại.

    Nào phải đợi gì đến khi có Việt Cộng xuất hiện đám này mới chống. Tổ tiên họ đã sẳn lòng làm tay sai cho giặc từ lâu rồi. Ở giữa thế kỷ 19, Trương Vĩnh Ký, một tên tu xuất và nô bộc đắc lực cho thực dân Pháp, đã không ngần ngại xúi giục quân xâm lược đánh chiếm nước ta. Hãy đọc một đoạn trong lá thư trình Đô đốc Page vào tháng 12 năm 1859, chỉ mười tháng sau khi Pháp chiếm Gia Định, y đã hãnh diện viết: “…Ngoài ra, không một người Việt Nam nào theo Ki-tô giáo lại ngần ngại xin gia nhập làm lính dưới cờ Pháp, ông vua Việt Nam không theo đạo, chẳng phải là vua của họ. (…Du reste, pas un Vietnamien catholique n’hésita à demander à s’enrôler comme soldat sous le drapeau francais, le roi payen du Vietnam n’était point leur roi.) (Depêche de l’Amiral Page, du 14-12 et 25-12-1859. Archives Nationales, Fonds Marine BB4-777).

    Với tâm cảnh lưu truyền như thế thì không lạ gì giữa cuộc chiến quốc-cộng 1945-75, một chăn chiên Ca-tô Việt gian khác là Hòang Quỳnh, từng là phụ tá của một tên giám mục tay sai của Pháp khét tiếng là Lê Hữu Từ cai quản các họ đạo cuồng tín Bùi Chu-Phát Diệm ngòai Bắc khi còn làm mưa làm gió trên lãnh thổ Việt nghèo khó, đã tuyên bố một câu thực ngu xuẩn mà không nước sông nào có thể rữa cho sạch là “Thà mất nước chứ không thà mất Chúa!” Đối với dân Việt thì câu này ‘ngu xuẩn’, nhưng đối với bọn giáo gian thì chúng đua nhau ‘Amen’.

    Và nếu bà con bảo rằng Vatican luôn xót thương cho dân Việt, thì … gượm đã nào. Hãy đọc toàn bộ sự thật về những âm mưu nham hiểm của tập đoàn VTC-TDTP trong mưu đồ xâm nhập và cai trị Việt Nam do cố học giả người Anh gốc Ý Avro Manhattan đã viết trong cuốn “Vietnam … Why Did We Go?”, do Chick Pub, Los Angeles xuất bản năm 1984. Bà con có thể truy cập dễ dàng ở website này http://www.reformation.org/vietnam.html. Trong đó ông tiết lộ một chi tiết … rợn người là chính tên giáo hoàng khát máu Pius XII, với đại diện của y tại Mỹ là hồng y Spellman, đã ráo riết vận động quân đội Mỹ thả từ 1 đến 6 quả bom hạt nhân 31-kiloton xuống bộ đội Việt Minh để giải vây cho Điện Biên Phủ vào năm 1954. Bom hạt nhân này có sức tàn phá gấp 3 lần quả bom thả xuống Hiroshima ở Nhật. Âm mưu này đã được sử liệu quân đội Hoa Kỳ bạch hóa vào năm 1984. May nhờ hồng phước của các vua Hùng nên chuyện nay đã không xảy ra như chúng muốn, chứ không thì không biết con cháu của các vị bây giờ khốn nạn đến thế nào nữa.

    Đấy, tình yêu nhân loại của Thiên Chúa thánh thiện, mà bộ máy tuyên truyền của giáo gian ra rả ‘ngay cả cho con một của mình xuống trần gian chịu chết trên thánh giá để chuộc tội của con người’, vậy mà qua đại diện của mình trên trần gian là Pius XII, nó thể hiện … độc ác hèn hạ như thế!

    Cho nên ai bảo đạo Ca-tô La-mã là một tôn giáo thuần túy thì … quả là ngây thơ cụ. Nó là một công cụ chính trị khuynh đảo với vỏ bọc tôn giáo, một tổ chức gián điệp tình báo quốc tế siêu hạng chuyên để phục vụ quyền lợi của Tây phương.

    .

Leave a Reply to MINH