WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Viết cho ngày 01 tháng 11

Đối với phần lớn người từ miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 thì sự kiện ngày 01 tháng 11 năm 1963 mãi mãi là một cơn ác mộng, nhất là bản tin ngắn được phát đi vào khoảng 10 giờ sáng ngày 02 tháng 11, loan báo về cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu đã thực sự làm suy sụp tinh thần của hầu hết đồng bào di cư, nhất là đồng bào công giáo. Đối với hầu hết người Bắc di dân thì cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và sự cáo chung của nền Đệ Nhất Cộng Hòa là một hồi chuông báo tử cho nền cộng hòa ở miền Nam. Những giáo dân di cư, trong đó có cả ông tôi, đã mường tượng một ngày quân đội cộng sản tiến vào Sài gòn, và một cuộc “di cư” nữa để lánh nạn cộng sản sẽ diễn ra sau đó.

Suốt những ngày tiếp theo của tháng 11 kinh hoàng đó, gia đình ông bà chúng tôi cùng tất cả giáo dân, giành hầu hết thời gian đến nhà xứ để cầu nguyện cho Tổng Thống và bào đệ Ngô Đình Nhu, những đại ân nhân đã giúp cho gia đình chúng tôi cùng hơn một triệu đồng bào khác thoát được hiểm họa cộng sản ở miền Bắc, bởi sau hai năm miền Bắc cải cách ruộng đất, với chính sách tố khổ, cộng sản đã mang đến bao nỗi tang thương và kinh hoàng cho những người dân xứ Bắc.

Chắc sẽ có nhiều người đặt vấn đề rằng với thời gian 300 ngày để di cư, thì cứ tùy nghi ra đi chứ cần gì phải có ai giúp đỡ? Sự thật hoàn toàn không đúng như vậy, vì chính quyền của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức chính quyền cộng sản của ông Hồ Chí Minh luôn tìm mọi cách để ngăn chặn người ta di cư sang xứ tự do ở miền Nam, bằng nhiều hình thức đe dọa, bưng bít thông tin, kể cả khủng bố tinh thần và tuyên truyền xuyên tạc chính sách di cư cũng như xuyên tạc về chế độ Cộng Hòa để giảm thiểu số người di cư vào vùng tự do đến mức thấp nhất. Nhân ngày hiệp kỵ lần thứ 49 của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, 01 tháng 11 năm 2012, như một nén hương lòng, để ghi tạc công đức của Cụ Ngô, chúng tôi xin thuật lại hành trình lánh nạn cộng sản lần thứ nhất của gia đình chúng tôi, cũng như của hơn một triệu đồng bào miền Bắc, theo nhật ký hành trình của ông tôi, nguyên là một Chánh Tổng ở Văn Giang, Hải Hưng.

Sau khi quân đội Pháp đầu hàng ở  Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết giữa chính phủ của Hồ Chí Minh và chính phủ Cộng Hòa Pháp, chia đôi Việt Nam thành hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến. Từ vỹ tuyến 17 trở ra thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức là Cộng Sản Việt Nam. Từ Vĩ tuyến 17 đến Cà Mau thuộc Quốc Gia Việt Nam. Việc đất nước phải bị chia cắt làm hai miền với hai thể chế chính trị khác nhau là một thảm họa của dân tộc Việt Nam, mà ít nhất đã một lần xảy ra trong lịch sử của đất nước khi Trịnh – Nguyễn Phân Tranh kéo dài hơn 100 năm từ 1627 cho đến năm 1789 khi Hoàng Đế Quang Trung kéo đại binh ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Thanh vào khuya tối mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 mới hoàn toàn chấm dứt 100 năm chiến tranh giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, mang bao nhiêu đau thương tang tóc cho dân Việt giữa hai bờ sông Gianh. Có một điều khác biệt trong lần chia cắt đất nước lần này là giới tuyến không còn là sông Gianh mà là sông Bến Hải, và “Họa trung hữu phúc”, cũng “nhờ” Hồ Chí Minh ký hiệp ước chia cắt đất nước mà ít nhất là một nửa dân tộc Việt ở bờ nam sông Bến Hải đã không phải chịu sự thống trị sắt máu của cộng sản ngót 21 năm từ 1954 cho đến 1975.

Ít nhất cũng hơn 1 triệu người Bắc chúng tôi cũng tránh được họa cộng sản trong ngần ấy năm, nhờ vào  Điều 14 phần (d) của Hiệp định Geneva cho phép người dân ở mỗi phía di cư đến phía kia và yêu cầu cơ quan quản lý tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau thoả hiệp đình chiến, tức việc di cư sẽ chấm dứt vào ngày 19 tháng 5 năm 1955. Dân Hà Nội có 80 ngày, Hải Dương có 100 ngày, còn Hải Phòng, điểm cuối cùng tập trung để di cư có 300 ngày để di cư.

Ngày 4/6/1954, trước khi Hiệp định Geneve được ký kết 6 tuần, Pháp đã ký một Hiệp định với Quốc gia Việt Nam, công nhận Quốc gia Việt Nam hoàn toàn độc lập. Theo đó chính phủ Quốc gia Việt Nam sẽ tự chịu trách nhiệm với những hiệp định quốc tế được ký bởi Pháp trước đó nhưng có liên quan tới họ, cũng như không còn bị ràng buộc bởi bất cứ hiệp ước nào do Pháp ký sau này.

Ông Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn đại diện của Quốc gia Việt Nam nhất quyết không ký vào Hiệp định Genève vì không chấp nhận việc chia cắt Việt Nam và đại diện phái đoàn Quốc Gia Việt Nam ra một tuyên bố riêng:

“… Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.”

Tuy vậy, lời phản kháng và đề nghị của đại diện Quốc gia Việt nam đã không được Hội nghị bàn tới. Ngoại trưởng Trần văn Đỗ từ Genève tuyên bố với báo chí như sau: “Từ khi đến Genève, phái đoàn không bao giờ được Pháp hỏi về ý kiến về điều kiện đình chiến, đường phân ranh và thời hạn Tổng tuyển cử. Tất cả những vấn đề đó đều được thảo luận ngoài Hội nghị, thành ra phái đoàn Việt Nam không làm thế nào bầy tỏ được quan niệm của mình”.

Tuy lên tiếng phản đối, nhưng sau khi hiệp định được kí kết, Chính phủ và quân đội Quốc Gia Việt Nam vẫn cùng quân Pháp tập kết về phía nam vĩ tuyến 17. Ngày 28 tháng 4 năm 1954, Uỷ Ban Bảo vệ Bắc Việt Nam của Quốc Gia Việt Nam tìm cách kêu gọi dân chúng di cư vào Nam để lánh nạn cộng sản. Một kế hoạch di cư được đặt ra và một Uỷ Ban Di Cư được thành lập. Ngày 30 tháng 7 năm 1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm phát biểu cổ vũ dân chúng miền Bắc di cư vào miền Nam để lánh nạn cộng sản.

Một ngày sau khi Hiệp định được ký kết, tức ngày 22 Tháng Bảy, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ra lệnh treo cờ rũ toàn Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để bày tỏ quan điểm chống đối sự chia đôi đất nước.

Ngày 22 tháng 7 năm 1954, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước: “Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ”, và khẳng định: “Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của nước ta, nước ta nhất định thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng”. Đây là lần đầu tiên, Hồ Chí Minh bày tỏ lập trường của Quốc Tế Cộng Sản về chiến lược nhuộm đỏ cả Đông Dương, và quyết tâm dùng bạo lực cách mạng, dùng máu xương của đồng bào Việt Nam trong một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn để mở rộng quyền thống trị của Hồ Chí Minh và của chế độ cộng sản trên toàn bộ đất nước.

Sở dĩ chúng tôi phải nêu lại những sự việc trên là để quý độc giả cũng như các lãnh đạo của cộng sản Việt Nam hiện nay thấy được rằng việc chia cắt đất nước là tội ác của Hồ Chí Minh và Thực dân Pháp, chứ hoàn toàn không có sự can dự của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam hay của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.

Sau đó, hậu thân của Quốc gia Việt Nam là Việt Nam Cộng hòa, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ đã từ chối tổ chức tuyển cử thống nhất Việt Nam. Năm 1956, Việt Nam Cộng Hòa được thành lập trên cơ sở Quốc Gia Việt Nam. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm tuyên bố: “Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ” nhưng “nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc”. Đây là một nhận định vô cùng sáng suốt của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, bởi theo thể thức “đảng cử dân bầu” của cộng sản, thì chắc chắc toàn thể cử tri miền Bắc buộc phải dồn phiếu cho Hồ Chí Minh, bởi họ biết rằng chỉ có làm như thế họ mới mong được yên phận, chứ nếu chọn lựa theo lương tri của họ, để bầu cử cho chính phủ Quốc Gia Tự Do, thì chắc chắn họ sẽ bị quy kết là Việt Gian, rồi cả gia đình, họ tộc sẽ bị đấu tố bị tru diệt. Trong khi đó ở miền Nam tự do, người ta có quyền lựa chọn ngay cả việc chống đối lại chính phủ mà không bao giờ sợ phải bị trả thù, không bao giờ bị đấu tố, thì thiếu gì những thành phần thân cộng hoặc những kẻ phá thối, sẵn sàng bỏ phiếu cho Hồ Chí Minh để thủ tiêu nền Cộng Hòa còn non trẻ.

Trở lại với việc di cư vào Nam, gia đình chúng tôi cũng như hầu hết đồng bào Bắc phần vào thời gian đó, những vụ đấu tố trong cải cách ruộng đất bắt đầu từ năm 1953 là một ác mộng kinh hoàng, và cả những vụ khủng bố, thanh trừng của cộng sản đối với những sỹ phu yêu nước, những chính khách thuộc các đảng phái khác, luôn luôn là một nỗi ám ảnh về những cái chết oan nghiệt hãi hùng, cho nên ai cũng mong muốn được thoát khỏi ách thống trị của cộng sản, ai ai cũng muốn được vào miền Nam tự do, nhưng khốn nạn cho nhiều người Bắc chúng tôi, cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc thì làm sao có đủ chi phí cho hành trình từ quê nhà về đến Hải Phòng để xuống tàu vào Nam, dù chuyến hành trình từ bắc vào Nam là hoàn toàn miễn phí. Cũng như vào những năm cao trào vượt biên đi tìm tự do sau năm 1975, cả dân tộc Việt Nam đều muốn bỏ nước ra đi, cả cái cột điện mà đi được thì nó cũng đã đi rồi, nhưng đâu phải ai cũng có đủ vàng đủ bạc để chi phí cho những chuyến vượt biên đi tìm tự do đó. Cho nên, chỉ có khoảng hơn một triệu người có đủ điều kiện để vào Nam trong suốt 300 ngày di cư đó. Bên cạnh cái nghèo khó cái đói rách đã ngăn chặn người miền Bắc di cư, thì chính sách tuyên truyền, xuyên tạc và khủng bố của chính quyền cộng sản cũng là một cản trở lớn. Những truyền đơn, bích chương của Liên Hiệp Quốc in ấn, phát hành để tuyên truyền, khích lệ và hướng dẫn cho dân chúng về chính sách di cư đều bị chính quyền tịch thu, không đến được tay của dân chúng, ngoài ra các cán bộ thôn xã còn đến từng nhà xuyên tạc chính sách của Liên Hiệp Quốc, cũng như đe dọa rằng những ai có ý định di cư vào Nam tức là những người có tư tưởng theo Việt gian, chống lại đảng, chống lại chính phủ của cụ Hồ, sẽ bị trừng phạt đích đáng! Nhiều gia đình có điều kiện ra đi, nhưng vì những sự đe dọa đó, họ sợ rằng nếu không đi được mà phải trở về thì chắc chắn là không còn đường sống với chính quyền cộng sản, mà đành nhắm mắt đưa chân, quyết định ở lại chung sống với cộng sản.

Do vậy mà phần lớn những người di cư vào Nam năm 1954 là những người từng là nạn nhân của cộng sản, từng bị tịch thu tài sản, nhà cửa ruộng vườn, vì bị quy vào thành phần địa chủ, phú nông hay tư sản, tiểu tư sản phản động ở các thành phố, là những người hiểu rằng họ không thể nào sống dưới chế độ cộng sản được mà phải quyết tâm bỏ lại cửa nhà để ra đi. Tuy nhiên, chính quyền cộng sản lúc bấy giờ vu cáo  rằng những người Công giáo Việt Nam đã bị chính quyền Pháp, Mỹ và thân Mỹ cưỡng bức hay “dụ dỗ di cư”. Cộng sản Bắc Việt từng lu loa rằng “các Linh mục miền Bắc giục giã giáo dân vào Nam với lời giảng rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã vào Nam nên họ phải đi theo” (Sic). Đó là lối tuyên truyền xuyên tạc lố bịch và trơ tráo của công sản mà thôi. Thực tế các Linh mục, các Cha xứ là người hiểu rõ hơn dân chúng về chế độ cộng sản, và các vị linh mục cũng là người nắm được đầy đủ thông tin từ Liên Hiệp Quốc về chính sách di dân, nên đã giảng giải, giúp giáo dân hiểu đích xác về vấn đề, cũng như khích lệ họ vượt qua sự sợ hãi mà mạnh dạn lên đường đi về miền tự do; đó là lý do tại sao trong số hơn một triệu người di cư vào Nam thì đã có đến 800.000 người công giáo. Đây là công lớn của các vị mục tử.

Trong khi đó, có những bằng chứng cho thấy  rằng những tờ bích chương và tờ bướm do Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến in và trao cho hai bên phổ biến cho dân chúng biết về quyền tự do di tản thì không được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phân phát. Hơn nữa chính Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến đã mở cuộc điều tra đơn khiếu nại của chính quyền cộng sản Bắc Việt của Hồ Chí Minh, khiếu nại về hành động cưỡng bách di cư. Trong số 25.000 người Uỷ hội tiếp xúc, không có ai nhận là họ bị “cưỡng bách di cư” hay muốn trở về Bắc cả. Thế mới thấy rõ được sự lường láo tráo trở của Hồ Chí Minh và cộng sản Việt Nam.

Trại Tạm Cư Cho Người Bắc Mới Di Cư Vào Nam

Theo số liệu thống kê Uỷ hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình chiến thì ngoài những người kinh là nạn nhân của chế độ cộng sản hoặc giáo dân Công giáo thì trong số dân di cư vào Nam, còn có những người thuộc dân tộc thiểu số đã từng theo quân đội Pháp chống Việt Minh. Trong đó có khoảng 45.000 người Nùng vùng Móng Cái và 2.000 người Thái và Mèo từ Sơn La và Điện Biên cũng đã gồng gánh con cái, theo đường bộ đến Hải Phòng để xuống tàu vào Nam.

Ngày 9 tháng 8 năm 1954, chính phủ Quốc Gia Việt Nam của tân Thủ tướng Ngô Đình Diệm lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tỵ Nạn ở cấp một bộ trong nội các với ba nha đại diện, một ở miền Bắc, một ở miền Trung và một ở miền Nam để xúc tiến định cư. Thêm vào đó là Uỷ Ban Hỗ Trợ Định Cư, một tổ chức cứu trợ tư nhân giúp sức.

Đối với sinh viên đại học, Bộ Tư Lệnh Pháp dành 12 chuyến bay trong hai ngày 12 và 13 Tháng 8 đưa khoảng 1.200 sinh viên miền Bắc vào Nam. Ước tính chỉ khoảng 1/3 ở lại còn 2/3 chọn di cư.

Ngày 04 tháng 8 năm 1954 cầu hàng không nối phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn trong Nam với các sân bay Gia Lâm, Bạch Mai, Hà Nội và Cát Bi, Hải Phòng ngoài Bắc được thiết lập. Nỗ lực đó được coi là cầu không vận dài nhất thế giới lúc bấy giờ (khoảng 1.200 km đường chim bay). Phi cảng Tân Sơn Nhứt trở nên đông nghẹt; tính trung bình mỗi 6 phút là một máy bay hạ cánh và mỗi ngày có từ 2.000 đến 4.200 người di cư tới. Tổng kết là 4.280 lượt hạ cánh, đưa vào 213.635 người.

Ngoài ra, một hình ảnh quen thuộc với người dân tỵ nạn là “tàu há mồm”, tiếng Anh là Landing Ship Tank viết tắt là LST- đón người ở gần bờ rồi chuyển ra tàu lớn neo ngoài hải phận miền Bắc. Các tàu thủy vừa hạ xuống, hàng trăm người đã giành lên. Các tàu của Việt Nam, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Trung Hoa, Ba Lan… giúp được 555.037 người “vô Nam”.  Ngoài ra cũng có tới 102.861 người tự tìm đường bộ hoặc ghe thuyền và phương tiện riêng để tự túc di cư vào Nam, lánh nạn cộng sản miền Bắc.

Được sự trợ giúp tận tình của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, những người di cư chúng tôi rất sớm ổn định cuộc sống trên quê hương mới trên nhiều tỉnh thành ở miền Nam, với những tên gọi thân quen của những làng xã, phố thị bản quán của chúng tôi ở miền bắc như Bùi Chu, Phát Diệm hoặc Tân Hoá, Tân Thanh tức Thanh Hoá mới, Tân Phát tức Phát Diệm mới, Tân Hà tức Hà Nội mới… với mong muốn bảo lưu được các nét đẹp văn hoá của quê xưa trên vùng đất mới còn tiềm ẩn nỗi nhớ quê hương bản quán, của người những người vì lý tưởng tự do mà phải xa rời nơi đó.

Biến cố 30 tháng Tư năm 1975, một lần nữa mang hiểm họa cộng sản đến cho toàn dân miền Nam, và cho cả người Bắc di cư chúng tôi, những người đã một lần phải lìa bỏ quê hương bản quán để lánh nạn cộng sản 21 năm về trước. Những tưởng chúng tôi đã vĩnh viễn thoát khỏi họa cộng sản rồi, nào ngờ đâu cái biến cố 01 tháng 11 năm 1963 lại báo hiệu cho chúng tôi về một hiểm họa cộng sản mới, và điều đó đã ứng nghiệm lời tiên liệu của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu phát biểu trong một cuộc họp của Tổng Đoàn Thanh Niên Dân Vệ tháng 10 năm 1962 tại Trung Tâm Huấn Luyện Thi Nghè, rằng “Nếu chính phủ này bị ngoại bang và tay sai lật đổ thì 12 năm sau (tức là năm 1975) Việt Nam Cộng Hòa sẽ bị rơi vào tay cộng sản.”.  Thế là hàng triệu người Việt lại phải ra đi tìm tự do mà không có bất cứ sự sắp đặt nào của quốc tế! Những người Bắc 54 của chúng tôi lại một lần nữa phải “di cư” để lánh nạn cộng sản trong đời. Thật là ai oán! Sao chúng tôi lại phải hai lần tắm trên một dòng sông? Điểm khác biệt là lần này chúng tôi ra đi không được sự bảo trợ nào của quốc tế, mà chúng tôi phải trả chi phí cho chuyến đi bằng vàng, bằng máu và cả bằng sinh mạng nữa. Bởi người Ta đã sát hại Cụ Diệm, vị ân nhân của chúng tôi rồi… còn ai nữa đâu để chở che cho chúng tôi trên bước đường gian nan đi lánh nạn cộng sản lần thứ hai này,  trách sao chúng tôi không phải trả giá.

Nhiều người cho rằng chính những kẻ phản loạn và ăn cháo đái bát như Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có, Lê Văn Nghiêm, Đỗ Mậu, Phạm Xuân Chiểu, Trần Văn Minh, Nguyễn Ngọc Thơ, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính và Lê Văn Kim… là những tội đồ của dân tộc, là những kẻ phản chủ đã gián tiếp dâng miền Nam cho cộng sản để cả dân tộc phải lầm than… Riêng tôi là những người sinh sau đẻ muộn, chúng tôi không dám phán xét ai cả, mà chỉ tâm niệm rằng vì nghiệp chướng của dân tộc Việt Nam quá nặng nên đã trót sinh ra Hồ Chí Minh và những kẻ “ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” đó mà thôi. Vả lại, trên bước đường di tản nhọc nhằn rồi những năm tháng sống lưu vong nơi đất khách quê người vật vờ như cái bóng, những kẻ đó chắc cũng đã nhận ra tội ác và lầm lỗi của mình đối với một vị tổng thống anh minh, cũng như đối với đất nước, đối với dân tộc Việt Nam, khi vì tiền, bàn tay của họ đã vấy máu của người đã ban phát cho họ những ân huệ, bổng lộc và chức tước… Đó là sự trừng phạt không nhỏ, và chắc chắn với những ray rứt trong suốt những năm cuối đời trong kiếp sống lưu vong, khi nhắm mắt xuôi tay, trở về với đất, chắc chắn linh hồn của họ sẽ không bao giờ được siêu thoát. Nhất là lịch sử ngàn đời của dân tộc Việt sẽ phán xét họ.

Tôi viết lên bài này chỉ là để làm tròn ước nguyện của ông tôi trước khi qua đời, đó là xin được tỏ bày lòng tri ân của chúng tôi đối với NGÔ TỔNG THỐNG và Nền Để Nhất Cộng Hòa đã một lần giải thoát chúng tôi khỏi ách cộng sản vào năm 1954.

Như một nén hương lòng xin thành kính dâng lên Cụ.

© Nguyễn Thu Trâm

© Đàn Chim Việt

163 Phản hồi cho “Viết cho ngày 01 tháng 11”

  1. CoiThu says:

    conmeo says:
    05/11/2012 at 19:07

    NIỀM VUI CỦA QUẦN CHÚNG SAU NGÀY ĐẢO CHÍNH

    Thực ra, lý do chính yếu là bọn phản tướng vừa ngu dốt vừa tham lam nên mới nghe theo VC xúi dại làm bậy. CIA/USA chỉ đóng vai trò thứ yếu, họ chỉ can thiệp, khi thấy xã hội miền nam bị xáo trộn bất ổn, do VC phá rối gây ra, nhưng họ lại lầm tưởng do ông Diệm độc tài kỳ thị tôn giáo đảng phái. USA họ muốn đem quân vào VN, đặc biệt là cảng Cam Ranh, mà ông Diệm không cho cũng chỉ là lý do thứ yếu.

    Bọn phản tướng, chúng thấy ông Diệm chỉ trong một thời gian có thể dễ dàng ổn định, xây dựng được một miền nam trù phú giàu mạnh và cơ bản cũng có thể nói là văn minh TDDC (hoặc trên đà tiến tới. It nhất là các quyền cơ bản của con người được tôn trọng.), chúng đâm ra ghen tức và nghỉ rằng chúng cũng có tài ba và cũng có khả năng làm được như ông Diệm. Cho nên chúng mới dám cả gan gây nên tội ác tày trời như vậy không những đối với gia đình ông Diệm mà cả đối với dân tộc VN. Kết quả ra sao mọi người đều đã biết đã thấy. Ở đời tham thì thâm là như vậy đó.

  2. Tưởng niệm 3.11 says:

    From: trung do

         Thứ bẩy, ngày 3/11/12 chỉ một việc Lễ Tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mà người ta – dù thành tâm đến mấy – cũng không tránh được phải lắc đầu ngao ngán chứng kiến.
         * Buổi sáng : không chỉ no nê mà còn móc được cũng kha khá cái khoản những tờ giấy mầu xanh in hình mấy vị tổng thống, vĩ nhân nước Mỹ trong hầu bao những người chỉ một lòng tiếc thương và tôn kính Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nay nghe nói có lễ thì đến dự và là những người biết giữ luân thường đạo lý nên của ít lòng nhiều góp vào việc chi phí. Làm sao hết, bọn con buôn lời là cái chắc.
          * Buổi chiều : Một buổi lễ hoàn toàn mang yếu tính tôn giáo cao độ, ấy thế mà vẫn bị cái loại sài thanh phong mục làm hoen ố, kém đi không ít. Nhờ mọi người ý thức sự thiêng liêng, buổi lễ diễn ra rất trang nghiêm, viên mãn tốt đẹp.
            Tuy vậy, chỉ sau khi người ta đến nghiêng mình trước di ảnh cố Tổng Thóng là nổi ngay lên những sỉ vả dành cho loại mặt mo không ai đoái hoài mà cứ mày trơ trán bóng vác xác đến lại còn lòng thòng mấy con ếch nhái choán chỗ.
            Trên đây là những điều trông thấy thu hẹp không gian tại vài nơi ở San Jose trong thời gian ban ngày của một ngày.
             Người Nói Thật không đến nỗi đặc cán mai, nhưng vẫn dốt, song cũng cố học người xưa và các bậc lão trương thâm uyên thi phú – không dám bắt chước – Xin mạo muội mấy câu :
                                                   Tưởng tấu
                                  Tởm ghê cái loại tướng bình vôi,
                                  Rất đúng, người ta chửi tướng tồi.
                                  Khi không vác xác tanh hôi tới,
                                  Ghế, chỗ người ta vục mặt ngồi,(1)
                                  Trơ cái mặt ra phường cướp cạn, (2)
                                  Già đầu ngoan ngoãn trẻ sai chơi.
                                  Chúng bảo làm gì là tận tụy,
                                  Ngàn năm di xú (bia miệng) tướng bình vôi ./-
     
              (1) Hai ghế liền chỗ ông NĐC ngồi
              định để anh chị dâng lễ vật ngồi cho gần.
              (2) Cướp việc của ngày 4 hôm sau.                            
                                                                                        Người Nói Thật

              Kính Quý Chư Vị Hải, Nội,
     Nếu cảm thấy HỨNG vui lòng  HỌA bài THƠ trên…..   
    Trân trọng,                

    • Trực Ngôn says:

      @ trung do

      HỨNG thì cũng hứng lắm, cũng muốn HỌA với bài THƠ lắm.

      Nhưng hoạ sao đây khi trung do tường thuật buổi lễ không rõ ràng, chuyện mần răng mà ‘phải lắc đầu ngao ngán chứng kiến’ ? Kẻ nào không mời mà đến thì nói toạc móng lợn ra đi, úp úp mở mở làm chi cho thêm nghi kị, rắc rối!

      Hai ghế liền định để anh chị dâng lễ vật ngồi cho gần mà ông NĐC ngồi lên, bảo cho ông ấy biết, nếu ông ta cố tình thì nắm cổ lôi ra chỗ khác là xong, có cần phải vì một người hay vì chuyện nhỏ nhoi ấy mà trung do phải ngáo ngán, viết tiêu cực, chẳng hiểu nó ra làm sao cả, mà đã không hiểu thì làm sao góp ý được đây?

  3. conmeo says:

    NIỀM VUI CỦA QUẦN CHÚNG SAU NGÀY ĐẢO CHÍNH

    Tin Cách Mạng thành công vào sáng 2.11.1963 được loan trên đài Phát Thanh Sài Gòn làm cho quốc dân mừng rỡ kéo nhau ra đường bày tỏ niềm vui. Tại Sài Gòn, các con đường như Lê Lợi, Lê Thánh Tông, Gia Long, Công Lý và Pasteur người đổ ra tràn ngập. Họ đổ xô về phía dinh Gia Long. Họ leo tường vào dinh. Họ leo lên xe thiết giáp, ôm chầm lấy các quân nhân. Họ nô nức reo hò. Dân chúng thủ đô biểu lộ sự vui mừng trong suốt ngày hôm ấy và trong hai ngày kế tiếp.
    Tại chùa Xá Lợi, trú sở Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo, ngày nào cũng có cả chục ngàn phật tử tới tụ tập. Các vị lãnh đạo Ủy Ban Liên Phái và chư tăng ni cùng phật tử bị bắt đã được thả tự do từ chiều ngày 1.11.1963. Các chính trị phạm từ Côn Đảo trong đó có thiếu tá Phan Trọng Chính cũng được thả tự do về tới. Nhóm sĩ quan xướng xuất cuộc đảo chánh không thành công ngày 11.11.1960 trong đó có đại úy Huỳnh Minh Đường lưu đày tại Nam Vang cũng về tới hôm 16.11.1963. Đại úy Đường đã không thi hành lệnh của tổng thống Diệm đánh đắm chiếc tàu chở chính trị phạm ra Côn Đảo ngày 5.10.1963.
    Thiền sư Trí Quang tỵ nạn tại tòa đại sứ Hoa Kỳ từ ngày thoát được cuộc càn quét chùa Xá Lợi cũng đã về tại chùa Ấn Quang sáng ngày 2.11.1963.
    Hội Đồng Quân Cách Mạng do tướng Dương Văn Minh cầm đầu tuyên bố Cách Mạng Thành Công. Ngày 4.11.1963 một bản Hiến Ước tạm thời được ban hành, tướng Dương Văn Minh lên làm quyền quốc trưởng Việt Nam Công Hòa và ông Nguyễn Ngọc Thơ được mời làm thủ tướng để tổ chức một nội các mới.

    • CƯỜNG says:

      Tên ” conmeo” này cứ sao y bản chánh ba cái bài viết trên Giao điếm của mấy gã Chum Ngọc v.v… . Hay ho thì tự động não mà viết, không lẽ vì chỉ được trả thù lao = hộp cơm đói nên không thích động não ????

    • VINH says:

      Niềm vui ngày đảo chính 1963 , tiếp đến mới có niềm vui ngày Phỏng G…. 30/4/1975. Lần này thì ai đã từng gọi rằng vui trong ngày 1/11 thì mới thấy vỡ mật khi ngày đêm nhai khoai mì, bắp, lang …, bobo thành …cao lương, có để nhai là mừng thấy mẹ ! Lúc đó họ vừa nhai vừa mang mấy tên trọc Ấn Quang ra mà chửi đổng, giết bọn này được họ cũng giết ! Lúc đó họ mới nhớ đến những năm tháng cơm trắng gạo trong và tự nhiên họ bậc khóc khi nhớ đến TT. NGÔ DÌNH DIỆM ! Đời nó oái oăm là vậy !

  4. latdochedo.blogspot.com

    Ngày 05 tháng 11 năm 2012

    Gửi các công dân Việt Nam,

    Tôi, một công dân Việt Nam bình thường như bao người khác, làm lụng vất vả kiếm cơm, yêu mến đồng quê Việt Nam yên lành, tài cán chẳng có gì, lại càng không thích chính trị chính em, nhưng đứng trước một quốc gia ngày càng tụt hậu so với mặt bằng chung của thế giới, một nơi chôn nhau cắt rốn nghèo nàn, lạc hậu, tăm tối, tương lai mù mịt, và chứng kiến sự hèn nhát với giặc tàu và tàn ác với dân của chính quyền hiện tại, nên vội mạo muội viết vài dòng với các bạn.

    1) Nhật Bản đầu hàng đồng minh năm 1945, đất nước bị bom nguyên tử tàn phá đến kiệt quệ nhưng đến năm 1964 Sony bắt đầu làm được radio và TV rồi xuất khẩu sang Mỹ. Năm 1973, tức là 28 năm sau, Honda và Nissan đã chế tạo được xe hơi bán được trong nước và cũng xuất khẩu sang Mỹ bán chạy như tôm tươi. Còn Việt Nam thì sao, mặc dù có nhiều tài nguyên, thiên nhiên phong phú hơn Nhật, nhưng giải phóng năm 1975, đến năm 2005, tức là 30 năm sau, vẫn đéo làm được cái chó gì cho dân sung sướng tự do hạnh phúc như câu thứ hai trong mỗi lá đơn, trái lại con gái Việt Nam dễ thương, lành lặn, vì miếng cơm manh áo lại phải đi lấy mấy thằng tuổi đáng cha chú, đui què sức mẻ Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Còn đám con trai u tú của Việt Nam thì phải tìm đường qua Nhật, Hàn Quốc, Ả Rập, Đài Loan, …vv làm cu ly, cu lóc cho một lũ đầu trâu mặt ngựa này để rồi bị chúng xỉ vả và kinh miệt. Nước Việt Nam ơi. Mẹ Việt Nam ơi
    2) Trần Quốc Toản một tay bóp nát trái cam, ra trận tiêu diệt quân thù. Quang Trung dẫn 5 vạn binh giải phóng Thăng Long, giữ vững bờ cõi, Trần Quốc Tuấn, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt…lịch sử đánh giặc tàu còn đó, đã ghi, anh hùng nước Nam không thiếu. Hiện nay giặc tàu đã xâm lấm bờ cõi, những người yêu nước chống giặc tàu như nhạc sĩ Việt Khang, cô bé sinh viên Phương Uyên và rất nhiều người yêu nước khác đều bị tập đoàn hèn nhát Nguyễn Tấn Dũng bắt và bị tù khổ sai.

    3) Đảng cộng sản Việt Nam, từ khi lãnh đạo đất nước cho đến ngày hôm nay đã đi từ sai lầm này đến sai lầm khác, càng ngày nhà tù càng mọc lên ở Việt Nam, càng lúc người dân vô tội lại càng bị bắt bớ, tra tấn và tù đày. Tự do hạnh phúc thì được biểu hiện trên bờ môi chứ đéo có gì khác. Tự do mà dân chúng vừa mở miệng chửi bọn ba tàu âm mưu lấn chiếm đất nước là bị bắt bớ giam cầm không có ngày về. Huống gì chửi con sâu chúa Nguyễn Tấn Dũng, tàn ác với dân và hèn nhát với giặc tàu, thì có nước vào tù mọt gông. Đã vậy, nhưng lúc nào cũng lên đài phát thanh và truyền hình nổ tung trời là đã đánh thắng được thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Địt mẹ, chính quyền và nhân dân Mỹ nó còn nhân đạo chứ trong chiến tranh Việt Nam chúng nó thả cỡ chừng vài chục trái bom nguyên tử xuống cảng Hải Phòng, và thủ đô Hà Nội thì thằng giặc thân ba tàu chệt Hồ Chó Minh, ủa quên Hồ Chí Minh có còn toàn thây nằm ở giữa quảng trường Ba Đình như hôm nay chăng?

    4) Các bạn đã và từng làm cu ly, cu lốc cho bọn Hàn Quốc, Nhật. Ả Rập và bọn ba tàu chệt mới thấy được nổi nhục Việt Nam. Lương bổng thì ba cọc ba đồng, làm lụng đầu tắt mặt tối đéo kiếm đủ miếng cơm nuôi sống bản thân lại còn bị chúng hành hạ đánh đập tàn nhẫn. Con gái và người yêu các bạn bị chúng hiếp dâm và thủ tiêu bị đầu mối. Đường xá ở Việt Nam thì bụi bậm, lổm chổm ổ gà ổ voi, chuột chít, ruồi bọ, muỗi mòng nhằng nhịt, kẹt xe triền miên đéo giống ai họa chăng giống mấy thằng bên Phi Châu. Còn rủi thay nếu đi lạng quạng gặp thằng giao thông áo vàng tút còi là coi như mất một tháng cơm cho bọn côn đồ này.

    5) Đất nước bị bọn tham nhũng, đứng đầu là con sâu chúa Nguyễn Tấn Dũng, tiếp là sâu con Nguyễn Văn Hưởng và thằng mập & lùn Phùng Quang Thanh phá cho kiệt quệ với những Vinashit, ủa lộn Vinashin, Vinalines, Vina tá lã âm binh. Cả tập đoàn tham nhũng, học hành thì mới tới lớp sáu, lớp bảy trường làng, phần lớn thời gian ở trong rừng rậm tăm tối chơi với khỉ vượn, đừi ươi, nhưng sau giải phóng năm 1975, kéo một lô một lốc khỉ chúa, vượn mẹ, đừi ươi con về Sài Gòn, thủ đô hoa lệ và hòn ngọc Viễn Đông của Châu Á thời bấy giờ. Bọn khỉ tụ tập lại bầu các chú khỉ làm lãnh đạo đất nước. Chú nào ở lâu trong rừng nhất thì làm chức vụ cao nhất. Cả đất nước VN yêu quí biến thành một khu rừng, mà ở đó luật pháp bị mất đi và luật rừng được tôn trọng. Người dân hiền lành thì đi đâu, có việc gì lên ủy ban nhân dân, hay một cơ quan chính quyền nào khác cũng bị bắt nạt, vòi vĩnh tiền bạc, đòi tiên hối lộ. Bởi vậy đất nước Việt Nam thân yêu của các bạn và của tôi mới bị tụt hậu như hôm nay.

    6) Theo kinh nghiệm của Liên Xô cũ, của các nước Đông Âu, của các quốc gia Trung Đông vừa qua, muốn dẹp bỏ được một chế độ cộng sản hay một chế độ độc tài thì chỉ có dùng vũ lực. Tậu súng ống tấn công các đồn công an, đài phát thanh và truyền hình, doanh trại quân đội trong đêm tối. Tấn công đồn công an và doanh trại quân đội để lấy thêm vũ khí chiến đấu lâu dài và không cho tụi nó có dịp mang quân đi đàn áp nơi khác. Tấn công đài phát thanh và truyền hình để kêu gọi dân nổi dậy. Rồi tấn công tiếp vào tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, tòa án, viện kiểm soát.

    7) Lấy súng ống ở đâu ra để tấn công. Thưa với các bạn, 2 triệu người Việt Nam tị nạn cộng sản và các đại gia Việt Nam bị tù đày oan sai sẽ tậu súng ở nước ngoài, chở qua Thái Lan, Mã Lai rồi chất lên thuyền, và chở về Việt Nam cho các bạn, đất nước VN với chiều dài đường biển là 3200km nên sẽ có những chổ thưa thớt dân cư để neo tàu mang súng lên bờ. Ak 47 và M16 rất dễ sử dụng. Một băng đạn có 30 viên, cứ gặp thằng nào mặc bộ đồ công an, quân đội hay có vẻ là cán bộ nhà nước thì chỉ việc đưa ngón tay trỏ vào cò súng và bóp cò. Bắn trúng tim và trúng đầu bọn nó là tốt nhất. Vừa bắn vừa chửi “Địt mẹ (hay đụ mẹ) bọn khốn nạn….cướp đất tao (tham nhũng, ngu si, bợ đít tàu cộng) hả… cho mày chết này”, cứ thế mà lia, mà quạt đạn vào chúng nó.

    8) Các bạn nên gia nhập chùa và nhà thờ để làm bình phong khởi nghĩa, mỗi tối nếu rãnh nên mặc quần áo màu đen ra trung tâm thành phố ngồi chờ. Chỉ nên mặc 1 bộ đồ và cầm theo 1 ít tiền ngoài ra đừng mang cờ phướn, truyền đơn hay bất cứ thứ gì mà bọn công an có thể kết tội bạn là phản động. Các bạn cứ siêng năng chờ và kết bạn giao lưu với những người mặc bộ đồ đen khác, nhưng đừng nói những gì gọi là phản động để đề phòng bọn công an giả dạng trà trộn. Nếu thời cơ chính muồi thì trong 1 đêm nào đó sẽ có 1 vài xe tải chở các bạn đi lấy súng chiến đấu.

    9) Nếu gặp thiên thời, địa lợi, nhân hòa thì chính nghĩa sẽ thắng. Có nghĩa là chúng ta sẽ thắng, đảng cộng sản sẽ bị quét sạch và bị xóa sổ hoàn toàn trên đất nước VN thân yêu. Hiến pháp mới sẽ thay thế hiến pháp cũ, hiến pháp mới sẽ cho dân được tự do tụ tập, tự do lập đảng phái, nhiều đảng phái sẽ ngăn được ác bá, cường hào, và tự do mua, bán, dự trữ súng ống để đề phòng ăn cướp, hiếp dâm, hay một chính quyền cường bạo. Các chữ “cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Độc lập, tự do, hạnh phúc” trên mỗi lá đơn sẽ được thay bằng sáu chữ “Tổ Quốc, Trách Nhiệm, Danh Dự” để nhắc chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm đối với đất nước, phục vụ đất nước là một danh dự thực sự và thiêng liêng chứ có phải tự do hạnh phúc chỉ ở nơi cửa miệng.

  5. PhanSon says:

    Chiến tranh liên miên cùng với một thời gian dài đói khổ đã để lại dấu ấn mạnh trong tâm thế người Việt, thực dụng hơn, ích kỷ hơn, thiếu tinh thần xã hội mà thừa tinh thần cá nhân. Phải có thời gian thì những vết thương tâm lý của người Việt mới lành, đạo đức và tinh thần xã hội mới hồi sinh, người Việt mới ý thức được nhu cầu phát triển đất nước chứ không chỉ là khát vọng làm giàu cho bản thân và gia đình. Có lẽ phải mất thêm một thế hệ nữa.

  6. Trung Kiên says:

    Một SỰ THẬT đã được giải mã?

    Ai đã ném lựu đạn trước đài phát thanh Huế hôm 8.5.1963???

    Từ bấy lâu nay người ta đổ lỗi cho VNCH, thiếu tá Đặng Sỹ, Phó Tỉnh trưởng Nội An kiêm Tiểu khu Trưởng Thừa Thiên -Huế! Khiến xuýt nữa thiếu tá Sỹ bị vong mạng, ông bị cáo buộc là đã cho ném lựu đạn vào đám đông và cho xe tăng cán người giải tán (sic)…Nay sự việc đã được giãi bày ra ánh sáng?

    Theo link “ĐảngLàmBáo”mà bạn NgườiViệtYêuNước đã post dưới đây:

    Sự Thật về Sự Kiện Nguyễn Phương Uyên và Kha

    …thì em Nguyễn Phương Uyên và Kha đã bị CA gài bẫy bằng những thủ đoạn đê tiện, giả làm tổ chức, giả làm tài liệu hầu dụ dỗ những người nhiệt tình yêu nước vào tròng để bắt giam tù…!

    Mà còn nói lên sự kiện:…”ĐẢNG CSVN RA LỆNH ném lựu đạn vào đám đông ở Huế/1962
    làm cho 7 người chết & 47 người bị thương (7 were killed here, 47 were wounded)

    Xin hỏi lại cho rõ…Ở Huế chỉ xảy ra việc ném lựu đạn trước đài phát thanh đêm Phật đản 8-5-1963.
    Nếu những điều “Đảng Làm Báo” nói trên là 1963, thì đây lại là một “SỰ THẬT” đã được phơi bày.

    Ông Diệm và VNCH đã phải chịu mang tiếng trong suốt mấy chục năm qua do cộng sản, đám loạn tướng và sự tặc vu cáo oan?

    • Peter H says:

      MK3 Là chất nổ chống người NHÁI chỉ dànhđăc biệt cho binh chủng Hải quân QLVNCH mà thôi ,còn VC nếu dùng thì TNT (bánh tét )
      Nên nhớ đảng Cần lao ,hoạt động giống y chang VC ĐIỆP VIÊN ,MẬT VỤ ,THEO DỎI THỦ TIÊU ,KHỦNG BỐ v,v, muôn hình thức ,muôn mặt ..khi làm LM nhà thờ ..khi cần làm ông Sư nhà Chùa ..?
      Mà là nơi TRÙM KHÉT TIẾNG MIỀN TRUNG con kiến bò qua không lọt ? Nón cối VC thì rất dể chụp lên ,bên Hải ngoại này cũng vậy .

      • Trung Kiên says:

        Chào ông Peter H

        Tôi nghĩ, chỉ có những kẻ chủ mưu hoặc thủ lợi mới có tâm địa ác ôn, giết người, còn chính quyền quốc gia không ai làm chuyện này bao giờ. Muốn giải tán đám đông không khó chút nào, chỉ cần xe vòi rồng và lựu đạn cay cũng đủ…

        Thiếu tá Đặng Sỹ bị hàm hoan trong vụ này, tôi tin chắc như vậy!

        Thiển nghĩ, nếu đảng Cần lao có hoạt động giống y chang VC ĐIỆP VIÊN, MẬT VỤ, thì họ cũng chỉ THEO DỎI hay THỦ TIÊU những tên VC ác ôn và những kẻ nối giáo cho giặc…chứ chẳng bao giờ KHỦNG BỐ nhân dân!

        Đầu óc của Ông có vấn đề, đầy ác ý mới vu vạ, gắp lửa bỏ tay người!

  7. Trúc Bạch says:

    Để chứng tỏ minh là người Quốc Gia (Dân Tộc) – Ngô Đình Diệm luôn mặc “Quốc Phục” (áo dài khăn đống) trong các ngày lẽ cổ truyền)

    Để chứng tỏ mình là người CS chân chính của Quốc Tế CS, – Hồ Chí Minh luôn luôn mặc đồ “Đại Cán” để được giống hệt Mao Trạch Đông (cho khớp với câu : Bác Hồ ta đó chính là bác Mao !)

    Hãy xem thái độ chững chạc của Ngô Đình Diệm khi gặp tổng thống Mỹ

    (Chú ý là tổng thống Mỹ đến tận thang máy bay để đón Diệm, trong khi Diệm “thẳng lưng” đưa tay bắt một cách lịch sự để giữ Quốc Thể ).

    Và hãy xem thái độ vồ vập một cách rẻ tiền, trơ trẽn của Hồ Chí Minh khi sang Tầu gặp Mao – Chu

    (Chú ý là Hồ Chí Minh vừa xuống máy bay thì vội vội, vàng vàng chạy bổ nhào vào ôm ghì Mao , rồi tới tấp “hôn môi, hôn má” của Mao (và Chu) khiến hai người này phải vất vả né tránh….)

    Người ta bảo : “A picture is worth a thousand words !” là như vậy !

    Cho nên, đám “tiểu cẩu nô tài” dù có “cắt và dán” một ngàn bài chửi Ngô Đình Diệm cũng không bằng một tấm ảnh và một đoạn video clip …..

    Lịch sử làm chứng và lịch sử không thể tẩy xóa !

    • PHONG DIEN says:

      Hãy xem bức hình NGô Đình Diệm quỳ xuống hôn tay Đức Hồng y Spellman khi ông ta qua VN. Ngược lại thủ tướng CSVN ngay Đức giáo hoàng chỉ có bắt tay để thể diện tư cách. NDD quỳ hôn tay đức hồng y chẳng còn tư cách thể thống gì cả giống như một con chó hôn tay chủ.Ngay cả ông Vương Hồng Sển còn tư cách hơn Ngô Đình DIệm. Vương Hồn Sển Nhất quyết không hôn tay Ngô Đình Thục như lũ gia nô họ Ngô các ông bộ trưởng hồi đó với câu viết trên sách của mình ” Thà mất việc còn hơn mất tư cách”

      • Hoài An says:

        Ông PHONG DIEN hãy post tấm hình “NGô Đình Diệm quỳ xuống hôn tay Đức Hồng y Spellman khi ông ta qua VN” để bạn đọc phân định!

        Cũng cần nên biết rằng, ông Diệm là người CG, việc hôn nhẫn GM hay Giáo Hoàng không liên quan đến chức vụ thủ tướng hay Tổng Thống, mà chỉ nói lên sự kính trọng của một giáo dân đối với chức sắc cao của GH.

        Không thể đem so sánh với thủ tướng CSVN là kẻ vô thần, bắt tay Đức giáo hoàng theo phong cách xã giao. Cứ xem như Tổng Thống Diệm bắt tay tổng thống Mỹ cũng là như thế.

        Nếu ông PHONG DIEN hiểu rõ được như vậy thì chắc là đã không có những lời lẽ bất xứng như trên?

      • HOÀNG says:

        Mấy thằng Cộng thì ngoài Giao điếm ra, có nói gì thêm ?
        Ông quên rằng vào chùa sư trẻ 20 tuổi mà các cụ già 80 tuổi vẫn chắp tay một điều thày , 2 điều cũng thày và tự xưng mình là con hay sao ? Phật giáo Tây Tạng, các vị Lạt Ma được dân Tây Tạng phủ phục dưới chân. Các vị giáo hoàng được dân Công giáo tôn trọng y như các vị Lạt Ma Tây Tạng. Trong tôn giáo, người ta có tôn ti trật tự, lại mang cái tôn ti trật tự ra mà đánh giá 1 con người ? Thời đó công giáo chưa quá 10% dân số, chính Ô. DIệm đã mang sự hạnh phúc, no ấm cho phật tử VN !

      • Trung Kiên says:

        Chào bạn PHONG DIEN

        Tưởng Bạn post tấm hình của cụ Diệm mà Bạn có trong tay, hoặc giới thiệu từ link nào đó có uy tín, nào ngờ Bạn chỉ người ta chúi đầu vào thùng rác!

        Lục lọi thùng rác đó mãi thì sẽ không bao giờ đầu óc sạch sẽ, trong sáng được đâu Bạn ạ! Chúc Bạn sức khoẻ tốt và sáng suốt…

      • Hoài An says:

        Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, tôi đã nói ở trên rồi:

        “nên biết rằng, ông Diệm là người CG, việc hôn nhẫn GM hay Giáo Hoàng không liên quan đến chức vụ thủ tướng hay Tổng Thống, mà chỉ nói lên sự kính trọng của một giáo dân đối với chức sắc cao của GH”.

      • maison says:

        Hôn tay hay hôn nhẫn , một nghi thức đón chào tỏ ra tôn trọng:

        Spain’s King Juan Carlos kisses the ring of Pope Benedict XVI at Madrid’s .
        &&
        Tổng Thống Chavez của Venezula hôn nhẫn Giáo Hoàng

        Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Bà Nancy Pelosi hôn nhẫn Giáo Hoàng

        Kissing the pope’s ring

        Kissing the Ring of the Fisherman (in Italian, the pescatorio) is a centuries-old Catholic tradition.[23] Each newly ordained Pope is given a gold ring with his name in raised lettering and the image of St. Peter in a fishing boat.[23] The Pope is believed to be the spiritual successor of the apostle Peter, who was known as one of the “fishers of men” (Mark 1:17). Originally the ring was used to seal documents, historically called papal briefs. However, this custom ended in 1842 when the wax seal was replaced by a stamp. Today, Catholics pay respect to the reigning Pope by kneeling before him and kissing his ring.

        Kissing a bishop’s ring
        Kissing the hand or ring of a bishop is an ancient custom.

        Kissing traditions

  8. conmeo says:

    Cũng vì lối bổ dụng đặc biệt này mới có tên Nguyễn Văn Tất nguyên là hương bộ thôn thời Pháp thuộc, nghiễm nhiên thành Tỉnh trưởng Quảng Ngãi; Lê Gia Quyến, cán bộ phù động hạng chót, bỗng nhiên là Quận trưởng Trà Bồng. (Hai tên này khi Diệm đổ thì bị bắt) và còn hàng chục hàng trăm trường hợp bổ dụng tương tự kể sao cho xiết. Cũng vì lối bổ dụng này mới có tên Thái, Quận trưởng Điện Bàn, mỗi khi đi hành hạt có điều phật ý là cầm “ba tông” đánh xả lên đầu viên chức xã. Cũng vì lối bổ dụng này mà các Tỉnh, Quận trưởng mỗi khi về chầu hầu ông Cố vấn chỉ đạo, ông đều xem như tôi tớ, xưng hô “mày tao” nhưng bọn vô liêm sỉ này vẫn gật đầu vâng dạ và xem sự điếu đóm chầu hầu “cậu” là một diễm phúc có hy vọng thăng quan tiến chức hoặc giữ vững địa vị.

    Trước 1954 các Xã trưởng đều được dân bầu, nhưng thời Diệm đã bãi bỏ bầu cử các viên chức Xã. Lại cho quyền Quận trưởng đề nghị lên Tỉnh trưởng bổ dụng hoặc cách chức viên chức xã, ấp. Vì thế các Xã trưởng, ấp trưởng là những tôi tớ của Quận, Tỉnh hoàn toàn không phải của dân. (Điểm này phải khen ông Diệm thành thật. Tuy phản bội nguyên tắc dân chủ trắng trợn, nhưng lại có minh văn. Nghị định bãi bỏ bầu cử xã 1956). Vì bộ máy chính quyền gồm toàn tay sai, tổ chức theo lối gia nô hóa cho nhà Ngô như vậy, cho nên đã gây ra bao nhiêu tham nhũng bất công, tang tóc, tù đày cho lương dân vô tội nơi nông thôn. Mỗi một chính sách của nhà Ngô đưa ra là dân chúng kinh hoàng.

    Quốc sách Dinh Điền nghe thuyết trình thì thật hay nhưng thi hành thì lệch lạc sai quấy. Cán bộ Xã, Ấp cứ nhằm những người mình thù ghét hoặc cần làm tiền thì ép buộc phải đi dinh điền. Thế cho nên ở một vài tỉnh đã có người tự tử vì bị ép buộc. Còn những người chịu đi Dinh Điền, khi đến nơi lại bị cán bộ dinh điền hành hạ, đối xử bất công, ăn chận của cấp phát v.v… nhiều sự không tốt xảy ra khiến họ chán nản trốn về, vì vậy tỉnh nào cũng có người ở tù vì chống phá quốc sách dinh điền.

    Quốc sách Dinh Điền của nhà Ngô trừ một vài vùng tương đối thành công, còn phần lớn, hàng chục vùng Dinh Điền khác đều thất bại hoàn toàn. Dân chúng lũ lượt trốn về quê, rồi bị bắt bớ đánh đập đã tổn phí tiêu hao không biết bao nhiêu công quỹ! Nhà “lãnh đạo anh minh” có lần đi kinh lý một vùng dinh điền nhìn thấy những cây ăn trái được trồng trọt tốt tươi, ngay thẳng, ông ta ban khen, nhưng chính đó là những nhánh cây vừa được chặt cắm xuống đất trong ban đêm, do sáng kiến của khu trưởng Dinh Điền chào mừng Tổng thống.

    Về Quốc sách Ấp Chiến Lược là một quốc sách vô hiệu, nhưng đã làm phiền nhiễu hành hạ dân chúng không thể kể xiết. Ấp Chiến Lược trước hết là phải rào làng-Xã, Ấp bằng nhằm vào những nhà có của khá giả trong làng đe dọa sẽ bỏ ra ngoài vòng rào vì những lý do “tiện” hoặc “bất tiện” theo ý của họ. Thế là màn trà nước van xin được diễn ra (vì bỏ ra ngoài rào là chết). Rồi đến khi rào làng, thì dân chúng phải tự nai lưng ra tìm kiếm vật liệu như tre, gai, cọc gỗ v.v… và bỏ công đi rào ngày này qua ngày nọ. Còn quỹ Ấp Chiến Lược do Mỹ viện trợ phần nhiều do Tỉnh trưởng, Quận trưởng chia nhau bỏ túi hoặc làm kinh tài cho “Cậu”. Sự rào các Xã cho đúng tiêu chuẩn là một điều kiện khó khăn mà dân làng không đủ sức vì quá tốn kém. Vì vậy Ấp Chiến Lược chỉ được rào kỹ một vài đoạn bề mặt để trình diện và để báo cáo. Còn lại, thì chỉ rào sơ sài, ai ra vào cũng được. Nhưng mỗi tháng một lần, Xã, Ấp lại đốc xuất dân kiếm vật liệu như tre, gai đi tu bổ. Người dân biết rõ ràng rào Xã, Ấp như kiểu họ đang làm là một điều vô ích, chẳng ngăn ngừa gì được Cộng Sản, nhưng phải bỏ công đi rào vì không thể không tuân lệnh.

    Trên đây là một vài nét điển hình về những quốc sách kỳ công của ông Diệm.

    Thời Ngô, những sự xây dựng cơ cấu dân chủ như bầu cử Quốc hội, Tổng thống là những Trò Hề. Khi chưa bỏ phiếu người dân đã biết rõ ai trúng ai trật một cách chắc chắn.

    Một Dân biểu thời Ngô, người Thừa Thiên, được chỉ định ra ứng cử tại Quận Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam có cái tên mà dân chúng địa phương không biết y là đàn ông hay đàn bà vẫn đắc cử với số 99% với số phiếu. Đó là ông Lâm My Bạch Tuyết. (Dân biểu này có liên quan trong một vụ buôn gạo của Ngô Đình Cẩn cho Cộng Sản Bắc Việt, bị bắt quả tang, nhưng Tòa án không giám xử).

    Dân chúng Ninh Thuận vẫn còn nhớ trong năm 1956, ứng cử viên Dân biểu đơn vị Ninh Thuận là ông Trần Trung Dung, cháu rể ông Diệm, từ chức Thứ trưởng Quốc phòng để ra ứng cử. Khi ra Ninh Thuận “tranh cử”, ứng cử viên Trần Trung Dung đã được Tỉnh trưởng Ninh Thuận Hồ Trần Chánh tổ chức một cuộc tiếp rước linh đình trọng thể. Dân chúng và học sinh đứng hai bên đường từng đoàn từng đoàn từ ga Tháp Chàm về đến tỉnh lỵ Phan Rang để hoan hô ứng cử viên. Khi ông Dung bước lên diễn đàn để tuyên bố: “Ngày trước Ngô Tổng thống cai trị ở đây, ngài biết rõ dân tình ở đây nên nhờ tôi ra ứng cử ở địa phương này để có thể đạo đạt nguyện vọng nhân dân lên Tổng thống v.v…” Rồi sau đó ứng cử viên Dung được tiếp rước về nhà Công quán của Tòa Hành Chánh Ninh Thuận có lính hầu hạ canh gác trước sau. Chưa bỏ phiếu, dân Ninh Thuận đã biết chắc ông Dung sẽ đắc cử 99% số phiếu.

  9. conmeo says:

    Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm bị hạ sát cách đây đã gần hai thập niên, sự việc đã chìm vào quên lãng, đáng lẽ những ân oán xa xưa chẳng nên đề cập, nhưng hơn vài năm nay nơi hải ngoại, một vài tổ chức đã phát động phong trào suy tôn ông Diệm. Một vài tờ báo đã đề cao ông Diệm như: “Lịch sử đã ghi tên Ngô Đình Diệm là một vĩ nhân cận đại, lịch sử đã ghi nhận Ngô Đình Diệm là một nhà đại ái quốc, một người Việt Nam kiêu hùng, một cứu tinh của dân tộc v.v…” và đã có nhiều kẻ từng thừa hưởng đỉnh chung của nhà Ngô đã lập luận: “Nếu ông Diệm không chết thì chúng ta đã không mất nước!”.

    Kẻ viết bài này thật sự luôn luôn thiết tha với tình tự đoàn kết quốc gia dân tộc, không muốn khơi lại đống tro tàn ô uế dĩ vãng… Đã bỏ nước đau khổ lưu vong thôi thì tất cả ai cũng chống Cộng là đồng chí, là anh em… nhưng thiết nghĩ Sự Thật chẳng thể bẻ cong, nhất là sự thật lịch sử phải trả cho lịch sử.

    Lịch sử Việt Nam không thể gọi vua Long Đỉnh Ngọa Triều là anh quân, Mạc Đăng Dung là ông vua anh hùng, Lê Chiêu Thống là ông vua cứu nước. Vậy thì sự thật như thế nào về thời Ngô Đình Diệm phải được minh định để trả sự thật về cho lịch sử.

    Từ ngày được Hồng Y Spellman đỡ đầu, được Chính phủ Eisenhower ủng hộ, được Quốc trưởng Bảo Đại chấp nhận, ông Ngô Đình Diệm từ Hoa Kỳ về chấp chánh ở Việt Nam năm 1954, trong khi Hiệp định Genève sắp kết thúc, (tháng 7-1954).

    Lúc đó, lòng dân thật tình hướng về ông Ngô Đình Diệm. Người ta đã nghĩ ông Diệm sau khi từ quan, chu du ngoại quốc, chắc hẳn là một nhà lãnh đạo quốc gia xứng đáng. Hầu hết các phe phái và các nhân vật quốc gia đã nồng nhiệt tin tưởng và kỳ vọng ở ông Diệm.

    Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn cầm quyền, chủ trương độc tôn, độc tài, phản bội, lật lọng, phong kiến, thối nát, bất lực, kỳ thị của nhà Ngô đã lần lượt thể hiện… Khiến những người vốn tích cực ủng hộ ông Diệm, đến những người vô tư khách quan với ông Diệm lần lượt đứng lên chống đối và nhà Ngô đã dùng thủ đoạn sắt máu đàn áp để củng cố địa vị suốt 9 năm cầm quyền.

    Có thể nói trừ chế độ Cộng Sản ra, chưa có một chế độ nào ở Việt Nam đã đàn áp, thủ tiêu, ám sát, bắt cóc, tra tấn, cầm tù hàng vạn người quốc gia cũng như các tu sĩ các tôn giáo như thời Diệm. Trừ Cộng Sản ra, chưa có một chế độ nào đã thẳng tay đàn áp đối lập để củng cố địa vị như chế độ ông Diệm. Chưa có một chế độ nào phản dân chủ và khinh thị lợi dụng nhân dân làm cái bung xung để hợp thức hóa các chức vụ theo ý muốn của mình bằng cách tổ chức những cuộc bầu cử gian lận như chế độ ông Diệm.

    Tất cả những ai chỉ ở thủ đô hoặc các thành phố lớn khó lòng thấy rõ chánh sách gian ác, hành động bất nhân, phản dân hại nước của chế độ Diệm, mà phải quan sát ở các tỉnh, quận, nông thôn (90% lãnh thổ toàn quốc) mới thấy rõ tội ác của tay chân nhà Ngô một thời… mà có người đã nói: Trúc Nam Sơn không thể chép hết tội, nước muôn sông không thể nào rửa hết nhơ!

    Rõ ràng ông Diệm đã có một cái may mắn mà chưa có một nhân vật lãnh đạo quốc gia nào sau 1945 được cái may mắn như ông kể từ Chính phủ Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Phan Long, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm đến Bửu Lộc là: Đất nước đã tạm chấm dứt chiến tranh, dân tình phấn khởi bồng bột ủng hộ người lãnh đạo và được ngoại viện dồi dào như ông Diệm.

    Ông Diệm cầm quyền sau Hiệp định Genève, khoảng 6 năm trời từ 1954 đến 1959 miền Nam không có chiến tranh và chưa có Cộng Sản hoạt động đáng kể. Từ thành thị đến thôn quê quốc gia có thể kiểm soát chặt chẽ khắp hang cùng ngõ hẻm. Đại đa số dân chúng nông thôn ở các vùng Cộng Sản chiếm từ trước như Nam, Ngãi, Bình, Phú chẳng hạn, đã chán ngấy thù ghét Cộng Sản và đều ngã về Quốc gia. Ông Diệm còn có một kho cán bộ kinh nghiệm chống Cộng, vốn mắc kẹt trong vùng Cộng Sản hoặc một số lớn thị thành, vì mặc cảm làm việc cho Pháp, đã “trùm chăn”, nay vươn mình đứng lên tích cực ủng hộ cho Ngô Thủ tướng.

    Lúc ấy ở miền Trung có hàng nghìn cán bộ không cần làm việc có lương nhiều, chỉ sao đủ sống đạm bạc để hoạt động chống Cộng là họ thỏa chí. Bao năm khổ đau sống trong tăm tối của Cộng Sản, nay ánh sáng quốc gia rọi về, họ hứng khởi đứng dậy, lửa chống Cộng bừng bừng, khí thế Cộng Sản lụi tàn. Nhưng ngay lúc đó, ông Diệm và tay chân của ông lo diệt người Quốc gia hơn là Cộng Sản, một thời cơ thuận lợi để nắm dân ông Diệm đã đánh mất!

    Những cuộc bầu cử như Trưng Cầu Dân ý truất phế Bảo Đại, bầu cử Quốc Hội Lập Hiến, Lập Pháp, Tổng thống đều hoàn toàn gian lận vi luật trắng trợn. Ông Diệm đã hạ lệnh cho quân đội tấn công Hòa Hảo, Cao Đài vốn là những lực lượng chống Cộng, hữu hiệu từ 1945 đến bây giờ và nếu ông Diệm không độc tôn đã có thể đoàn kết thu hút họ. Ông đã lường gạt tướng Lê Quang Vinh, người hùng Nam Bộ, từng lập chiến khu chống cả Pháp lẫn Cộng về hợp tác, rồi bắt chặt đầu. Cái chết bí mật của tướng Cao Đài Trình Minh Thế cũng trong nghi vấn là ông Diệm đã giết.

    Và, ác nghiệt hơn cả, nhà Ngô đã tuyển chọn quân đội người Nùng – một binh chủng thiện chiến say máu – thời bấy giờ, và các chỉ huy trưởng có đảng tịch Cần Lao cầm quân vào các chiến khu Quốc Dân Đảng ở miền Trung với ác lệnh: giết sạch. Sự tấn công vào các chiến khu Quốc Dân Đảng còn tàn độc hơn hồi giặc Pháp đi “càn quét” nhiều. Đốt thực phẩm đốt nhà, tra tấn giết người một cách tàn ác đã xảy ra ở Quế Sơn, Tiên Phước, Duy Xuyên v.v… vào những năm 1955-1956.

    Với lối tấn công ấy, nhà Ngô đã phá vỡ được chiến khu Ba Lòng của Đại Việt, nhưng không thể tiêu diệt các chiến khu Quốc Dân Đảng. Thuở đó quân du kích Quốc Dân Đảng Nam Ngãi đã giáng cho chính quyền địa phương Diệm nhiều đòn chí tử. Biết rõ không thể tấn công để thủ thắng, cuối cùng Ngô Đình Cẩn, bào đệ ông Diệm, lập kế mời về hợp tác. Làm kế phỉnh gạt, hơn 2000 nghĩa binh Quốc Dân Đảng kéo về với đầy đủ vũ khí và làm lễ hợp tác tại Hội An cuối năm 1956. Nhưng sau đó bọn họ đều bị thủ tiêu và lần lượt bị bắt đi mất tích. (Khi ông Diệm đổ, một số trong bọn họ đã được thả ra, nhưng đều thân tàn ma dại).

    Thiết tưởng kẻ viết cần trình bày rõ là Quốc Dân Đảng miền Trung lúc đầu ủng hộ ông Diệm tích cực. Họ đã lên án Nguyễn Văn Hinh và ủng hộ ông Diệm để chống Cộng. Họ đã có cán bộ giữ chức vị Tỉnh trưởng và Quận trưởng ở hai tỉnh lớn Nam Ngãi (Quảng Nam Tỉnh trưởng Lê Trung Chi, Quảng Ngãi Phạm Đình Nghị). Phong trào tố Cộng ly khai Cộng Sản, xé đảng kỳ Cộng Sản, bắt đầu tháng 10-1954 do họ tiên khởi phát động ở Quảng Nam rồi sau mới lan ra toàn quốc, nhưng tay chân nhà Ngô nhận định: Nếu để uy thế Quốc Dân Đảng miền Trung lan tràn thì Phong trào Cách mạng Quốc gia và đảng Cần Lao Nhân Vị do nhà Ngô đẻ ra sẽ tuyệt địa. Nên ông Diệm bất thần giải chức các Tỉnh trưởng và bắt giam hàng loạt các Quận trưởng Quốc Dân Đảng ở hai tỉnh Nam Ngãi và mật lệnh triệt hạ toàn bộ Quốc Dân Đảng (lại vu cáo Quốc Dân Đảng theo Pháp). Và, vì cớ ấy, khoảng tháng 3-1955 Quốc Dân Đảng miền Trung lập chiến khu để tự vệ và để quật khởi chống Diệm.

    Trong suốt 9 năm ông Diệm cầm quyền, thời gian đó ở nông thôn cơ quan nào cũng có thể bắt người. Công an bắt người, Xã trưởng bắt người, Cách Mạng Quốc Gia (phong trào đẻ ra từ nhà Ngô) cũng bắt người rồi giao cho Công an trừng trị. Nhưng ghê tởm nhất là đoàn “Mật Vụ Miền Trung” do Ngô Đình Cẩn đỡ đầu. Đó là đoàn hung thần toàn quyền sinh sát. Đoàn có quyền đi khắp nơi, đến đâu địa phương phải tiếp rước chu đáo. Đoàn cần bắt ai thì giao cho Công an đi bắt bất kỳ đêm ngày. Nếu tra tấn chết thì Quận trưởng và Công an phải lập biên bản hợp thức hóa sự chết và bị bắt không cần phải có chứng cớ chỉ bị nghi chống Chính phủ là bị bắt. (Tại Long Beach, California có một đồng hương từ ngày vào đất Mỹ đến nay, vẫn nằm bẹp ở nhà, vì bệnh cũ tái phát, hậu quả của sự tra tấn tàn độc của mật vụ Diệm).

    Hầu hết viên chức chính quyền từ Quận trưởng, Ty trưởng, Tỉnh trưởng ở miền Trung được bổ dụng thời đó, không phải vì khả năng chuyên môn hay tài đức, mà vì lòng trung thành hay mức quỳ lụy cao thấp đối với gia đình nhà Ngô thôi. Phần lớn viên chức chỉ huy cấp Tỉnh, Quận được bổ dụng do một người ở hậu trường định đoạt. Đó là ông Ngô Đình Cẩn, bào đệ ông Diệm, với chức vụ “Cố vấn Chỉ đạo” Phong trào Cách mạng Quốc gia (chức vụ này trên danh nghĩa là một tổ chức nhân dân, nhưng trên thực tế là quyền quyết định tối hậu) cũng như ở miền Nam thì do vợ chồng ông Nhu định đoạt.

  10. conmeo says:

    Về phiá nội-bộ Miền Nam, chế-độ Ngô Đình Diệm đã đánh mất lòng dân, nhiều nhất là kể từ đầu thập-niên ’60, cụ-thể với vụ 18 nhà chính-trị trong đó có đến 11 Tổng-Trưởng, Bộ-Trưởng cuả chính Đệ-Nhất Cộng-Hoà họp tại nhà hàng Caravelle ra Tuyên-Ngôn đòi ông NĐD thay-đổi chính-sách vào tháng 4-1960, cuộc đảo-chính hụt ngày 11-11-1960, vụ ném bom Dinh Độc-Lập đầu năm 1962, rồi đến việc cấm treo cờ Phật-Giáo vào ngày lễ Phật-Đản, nổ chết người tại Đài Phát-Thanh Huế tối 8-5-1963, tổng-tấn-công chuà-chiền đêm 20-8-1963, rồi Hoà-Thượng Thích Quảng-Đức (và các vị khác) tự-thiêu, Phật-Tử khắp nơi xuống đường, v.v… Chính ông + bà Trần Văn Chương, Đại-Sứ tại Mỹ và Quan-Sát-Viên tại Liên-Hiệp-Quốc, là cha + mẹ đẻ của bà Ngô Đình Nhu, thạc-sĩ Vũ Văn Mẫu, Ngoại-Trưởng và là cộng-sự-viên lâu năm nhất của Tổng-Thống Diệm, mà cũng quyết-liệt chống lại chế-độ họ Ngô. Đó là những tín-hiệu, những cảnh-báo trước, từ phía người dân Miền Nam.

    Hoa-Kỳ đã thấy rõ tính-chất độc-tài hại dân của tập-đoàn họ Ngô và tinh-thần đối-kháng của sĩ-phu và quần-chúng Việt-Nam từ lâu, cũng như biết trước về dự-mưu đảo-chính của số tướng VNCH liên-hệ từ nhiều năm qua.Thế nhưng mãi đến tháng 9-1963 Tổng Thống Kennedy mới trả lời báo-chí rằng muốn chiến-thắng Việt-Cộng thì phải thay-đổi chính-sách và nhân-sự cuả chính-phủ Ngô Đình Diệm, và đại-sứ Henry Cabot Lodge mới trực-tiếp đề-nghị Tổng-Thống NĐD cải-tổ (nhưng ông Diệm vẫn không nghe theo!).

    Như thế, thái độ và quyết định cuả Hoa Kỳ tùy-thuộc rất nhiều vào lòng dân Miền Nam Việt-Nam.

Leave a Reply to CƯỜNG