Câu chuyện của 2 vị cựu bộ trưởng
Có một lần tôi may mắn được ngồi dùng cơm với hai vị cựu bộ trưởng một là tiến sỹ luật học, nguyên là bộ trưởng bộ tư pháp Nguyễn Đình Lộc; hai là kĩ sư lâm nghiệp Phan Xuân Đợt, nguyên là bộ trưởng bộ lâm nghiệp. Ông Lộc lúc ấy không còn đương chức bộ trưởng nhưng còn là đại biểu quốc hội, Ủy viên ủy ban pháp luật Quốc hội khóa 11, còn ông Đợt thì đã nghỉ hưu khá lâu. Tuy tuổi tác hai ông cũng đã thất thập nhưng tửu lượng và trí tuệ còn thật đáng nể. Họ kể chuyện cách đây đã vài chục năm mà tôi nghe như họ đang tường thuật câu chuyện vừa xảy ra hôm qua. Đã có nhiều dịp gặp gỡ ngoài đời nên câu chuyện giữa chúng tôi xoay vòng tự nhiên như tua rượu.
Đang vui, cái máu nghề báo nó lại lên cơn. Vốn xuất thân là công tố viên nhiều năm làm công việc pháp luật mà trước đó xuất thân từ sinh viên khoa Lâm sinh trường đại học lâm nghiệp, nay lại được hầu chuyện với vị đứng đầu pháp luật của Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam. Nhớ đến những thắc mắc mà lâu không có câu trả lời thỏa đáng, những điều mà không được ghi chép trong nghị quyết, sách vở, tôi hỏi ông Lộc: sao hồi đó nước ta có giai đoạn không có trường dạy luật, không có trò học luật? Tôi nói với ông Lộc: Ngay đến giai đoạn đầu thập niên 70 khi chúng tôi được vào học trường cán bộ kiểm sát Trung ương thì ngành Tòa án cũng chỉ có trường cán bộ tư pháp hệ trung cấp. Chương trình hết sức nghèo nàn. Thày giáo, giáo trình, chuyên môn pháp luật quá ít bên cạnh đó là chương trình chính trị “hoành tráng”, chúng tôi còn thuộc lòng cả tác phẩm “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng” của Tổng bí thư Lê Duẩn coi đó như sách gối đầu giường là kim chỉ nam để hành động cho cả cuộc đời.Những khái niệm tù mù như quyền làm chủ tập thể đến giờ cũng còn nuốt chưa trôi. Ông nhà thơ Nguyễn Duy đã có lần phán trong thơ ông là “khái niệm bắn ra không biết lối thu về”.
Ông Lộc lặng người đi trong giây lát. Với giọng Nghệ trầm ấm nặng trĩu, ông nói: Anh đã được Tổng bí thưngày đó huấn thị, không chỉ cho anh mà cho Trung ương lúc đó, là: “Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước do dân và vì dân chứ không phải là nhà nước tư bản của giai cấp tư sản. Chúng nó cần pháp luật để cai trị bóc lột nhân dân còn chúng ta là nhà nước XHCN chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê bình và tự phê bình là đủ”.
Đến đây ông tự dưng ngừng lại rồi nhìn sang Ông Đợt rồi nói: chú hỏi xem ông bộ trưởng bộ “phá rừng” xem lý do gì mà phá rừng nhanh thế. Ông Đợt nhìn chúng tôi rồi nói: “Tôi Phá rừng cũng như Ông Lộc phá luật. Năm 1979 nước ta không đủ gạo nuôi dân. Họp Trung ương ông Ba Duẩn chỉ thị bộ Lâm nghiệp phải có kể hoạch khai thác 6 triệu mét khối gỗ để xuất khẩu lấy tiền mua gạo cứu đói cho dân. Tôi nhớ hồi đó Họp chính phủ xong anh Võ nguyên Giáp gọi điện cho tôi. Anh nó: “Cậu mà làm theo chỉ đạo thì lịch sử và nhân dân sẽ không tha thứ cho cậu nhưng cậu mà trái ý tổng bí thư thì có thể mất chức bộ trưởng đấy”.
Đêm đó không ngủ được nghĩ mãi mới tìm được kế hoãn binh, mình báo cáo Tổng bí thư sẽ cho anh em khoa học nghiên cứu triển khai chỉ đạo đánh giá lại trữ lượng gỗ rừng Việt Nam rồi lên kế hoach khai thác. Năm đó chúng ta thực hiện khai thác chưa đầy 700 ngàn mét khối gỗ mà rừng đã cạn kiệt …Ông Đợt thở dài nhắc lại lời đồng chí Tổng bí thư kính mến huấn thị: “Chúng ta cứ việc khai thác rừng nay mai đến thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc trồng rừng dễ như trở bàn tay. Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, họ trồng rừng chỉ trong mấy năm mà cây to như thế này này…”.
Câu chuyện của hai ông làm tôi nhớ đến câu thơ tiên tri của Nguyễn Trãi: “Họa phúc hữu môi phi nhất nhật. Anh hùng di hận kỉ thiên niên”.( Họa phúc không đến trong một ngày, anh hùng để hận đến nghìn năm)
Cây vốn có cội, nước vốn có nguồn đấy chính là qui luật nhân quả mà ai cũng thuộc lòng.
Nguồn: Quê Choa
Non Ngàn thằng nhỏ đần đần
Đại Ngàn ông lão bần thần, “dái qua”
Tưởng rằng thơ thẩn văn hoa
Đâu ngờ vẫn chỉ vần vè “dái tê”
Dái qua chuyển bộ dái tê
Ấy là toàn thể “dái lao” Đại Ngàn.
Lời bình : Ba cái chuyện tệ lậu của ViCi thì ai cũng rành qúa rồi, việc gì cứ phài ghép chữ cho dài (dái qua nghĩa là qúa dai) lằng ngoằng, dai dẳng, chẳng ai thèm đọc ( Vì ai ai cũng biết VC qúa rõ làm vè dài qúa giống như tiếng dế, không mong đợi để nghe : Dái tê là dế tai tức tiếng dế bên tai, rức cả đầu, còn dái lao nghĩa là lão dai. Bài vè có năm chữ “dái”, thật ra cũng chẳng có gì là bậy bạ cả, vì chỉ là lối nói lái của dân gian mà thôi, nhưng năm chữ này có dụng ý boong vào đầu Đại ngàn để mong you hiểu là người đọc không thích cái kiểu sàng qua sàng lại điệu vè nhiều qúa hoá ngấy cái mắt! Thơ về môn công sản học này của you có hay và nhất là có thật bằng thi sĩ Nguyễn Chí Thiện không? Và nhất là, Đại Ngàn này nghe ta dậy đây :
Một bài thơ hay là một bài thơ không cần nhiều chữ, và một người có biệt tài về thơ họ không bám vào con chữ bao giờ, chỉ vài câu thôi mà cả sơn tinh thuỷ tú , hỉ, nộ, ái, ố, dục , lạc chứa cả ở trong đó rồi bởi vậy nên người ta mới đặt ra ngũ ngôn, tứ tuyệt hiểu chưa? Một bài thơ dù có hay mà nhìều chữ qúa là một bài thơ bỏ đi hiểu chưa? Vã lại một bài thơ dù hay cũng chỉ vài chữ là làm nên cái hay của bài thơ đó rồi, hiểu chưa???
Và tôi liếc qua lối viết và lối đặt vè của you thì thấy về tư tưởng và về chiều sâu tư duy của you cũng chỉ ở mức dưới trung bình một chút thôi. vậy mà you dám nhận mình là mặt trời chân lý, soi sáng nơi nơi đại ngàn dung chứa muôn loài (chỉ trừ loài người), mậy ngàn lơ lửng tầng trời!!! Thế có chết người không chứ? Thiếu điều you muốn xác nhận thiên hạ có 2 bồ chữ, mấỳ người chia nhau 1 bồ hay làm gì đó thì làm, tuỳ mấy người. Còn một bồ thì để tui, ngon lành!!!
Có thấy chính mình bôi bẩn lên mình không???
VÔ LOẠI
Tên này không biết loại gì
Cứ cho vô loại có chi đâu phiền
“Lên Đời” tự vỗ đít mình
Mệnh danh như thế tưởng mình là hay
Lạc xon đúng đã lâu ngày
“Lên đời” chút đỉnh khỏi thành ve chai
Thở ra cứ thấy dốt hoài
Vậy mà phổng miệng luận bàn văn chương
Khác chi con rệp chân giường
Cắn người tự sướng đáng thương ở đời
Nhục thay mang kiếp con người
Cấu hình là rệp tưởng người không hay
Ối thôi quả thứ dại ngây
Lạy ông tôi ở bụi này ông ơi
Biết gì kiểu cách Non Ngàn
Làm thơ sao giống đi đàng mà chơi
Mây ngàn cao tít tuyệt vời
Quả thương con rệp lên đời kỳ không !
NGÀN KHƠI
Thằng Duẩn
học hành thì dốt
chạy theo…kách mạng
mặc cảm đầy mình
lại ỷ ta đây
đánh nhau là giỏi
ghét dân có học
tài ba hơn mình
đã dốt lại dâm
chỗ nào cũng…phập
mặc kệ dân đói
đuổi kinh tế mới
tổ chức bến, bãi
thu tiền vượt biên
lại còn huênh hoang
dạy dỗ thanh niên
con đường đạo đức
với 3 dòng thác*
tiến lên vẻ vang
làm cả dân tộc
sống thua con chó !
cái thằng 3 Duẩn
…bố láo !
———————————-
* Duẩn “nặn” ra lí thuyết “3 dòng thác cách mạng…”bắt mọi người học lí luận “thiên tài” của mình.
Ngày xưa ( dưới thời Lê Duẩn ) cai trị không cần luật , chỉ cần ” phê và tự phê ” nên máu chảy thành sông , xương chất như núi . Ngày nay cũng vẫn ” phê và tự phê ” cộng thêm ” thương yêu giúp đỡ nhau ” nên chả có ” đồng chí ” nào bị mất cái lông chân nào , chỉ có đất nước lụn bại , dân chúng điêu linh thôi .
XUYÊN SUỐT
Ngày xưa anh Mác tàng tàng
Đưa ra lý thuyết thiên đàng trần ai
Bên Nga có kẻ đại tài
Đứng lên tuyên bố nào ai hơn mình
Vậy là thế giới rung rinh
Cờ hồng phất phới giật mình thế gian
Đến Mao Chủ tịch càng sang
Phương Đông hồng ấy rõ ràng thần tiên
Nhân dân ngậm miệng khắp miền
Còng lưng lao động góp tiền ngợi ca
Nhân Dân Cách Mệnh đảng ta
Tiến lên vô sản thật là vinh quang
Cuối cùng đò lại sang ngang
Chìm xuồng vọng tiếng oang oang Tiểu Bình
Kể gì mèo trắng mèo đen
Chỉ cần thực tế mà lên địa đàng
Vậy là Tư bản đàng hoàng
Hoang sơ từng bước vội vàng đi lên
Tiếc thay chú Đỏ Khmer
Đập đầu thiên hạ dựng nền Ăng ca
Chưa chi liền thấy tiêu ma
Chỉ hai năm ấy giết ba triệu người
Than ôi ngang trái việc đời
Lê Nin Các Mác đi đời hỏi ai
Việt Nam Lê Duẩn mới tài
Tiến vào hợp tác không sai giáo điều
Nhiều năm cải tạo bấy nhiêu
Một trời bao cấp tiêu điều nhân gian
Phá rừng phá núi hân hoan
Tiến lên chủ nghĩa buộc càng nuôi dân
Nhân dân thật chủ vạn phần
Câu ca Lê Duẩn tất cần ca theo
Mà sao đất nước vẫn nghèo
Luật rừng thúc đẩy lên đèo tìm hương
Rốt thì cũng phải tỏ tường
Mới hay luật chẳng tầm thường như xưa
Bởi vì nghe Mác đong đưa
Tưởng làm cách mạng phứa phừa vậy thôi
Nên cần qua học Liên Xô
Nhằm về áp dụng bao người làm theo
Hay chi đời chỉ cheo leo
Đỉnh cao trí tuệ một lèo đổ tuông
Việt Nam mới thật hoảng hồn
Dựa theo Trung Quốc học khôn ở đời
Vậy là đổi mới cùng chơi
Mèo gì cũng được miễn đời lên hương
Nên ta cũng phải đường đường
Tiến lên kinh tế thị trường từ đây
Chuyện đời quả thật là hay
Cả trăm năm ấy loay hoay thế nào
Việt Nam chỉ biết Bác Hồ
Giống như Trung Quốc bề nào cũng Mao
Liên Xô đều nhất Lênin
Còn người Cộng sản Mác in trong đầu
Ôi thôi đời quả dãi dầu
Chừng nào mới được cái đầu tự do !
ĐẠI NGÀN
(29/10/12)
Khi vào ký quáy Non Ngàn
Ra về lại hóa Đại Ngàn là sao?
Người mà đổi trước thay sau
Chỉ dùng vào việc lau nhà, cầu tiêu
THẰNG NÀY
Thằng này ngu nhất trên đời
Tưởng rằng con nít, ông già là hai
Về nhà hỏi lại cha mày
Sao xưa còn bé bây giờ lại cha !
MÂY NGÀN