WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Gia đình tôi bầu chọn tổng thống Mỹ

Tổng thống Barack Obama và Thống đốc Mitt Romney trong buổi tranh luận cuối cùng tại Florida ngày 22-10. Hình chụp từ kênh truyền hình ABC

Kỳ bầu tổng thống Mỹ năm 2008 vợ chồng tôi đồng lòng chọn Barack Obama. Năm đó đa số cử tri cũng đã chọn Obama với hy vọng kinh tế Mỹ sẽ sáng sủa hơn vì khủng hoảng tài chính từ thời Tổng thống George W. Bush – Ông Bush con – của Đảng Cộng hoà kéo dài đã mấy năm.

Đã bốn năm đã qua, tình hình kinh tế Mỹ nay cũng chưa lên được và còn trì trệ không biết bao lâu nữa. Mức thất nghiệp toàn quốc còn cao, ở mức 7.8%; giá xăng dầu lên, học phí tăng. Bây giờ lại đến lúc chúng tôi chọn người lãnh đạo cho đất nước.

Dù kinh tế suy thoái nhiều năm, may mắn là cả hai vợ chồng tôi không bị mất việc, nhưng nhìn chung quanh nhiều người thân quen thất nghiệp hoặc phải thường xuyên đổi việc vì hãng xưởng tiếp tục cắt giảm nhân lực. Nhiều người gặp khó khăn trong việc trả nợ nhà, nợ tín dụng, có người vất nhà để khỏi mang nặng nợ.

Đại đa số cử tri hiện quan tâm nhiều đến tình hình kinh tế. Câu hỏi đặt ra là đương kim Tổng thống Barack Obama hay cựu Thống đốc Mitt Romney ai có thể đưa nước Mỹ ra khỏi tình trạng suy thoái.

Mấy tuần qua theo dõi thông tin, tranh luận chỉ nghe hai ứng viên nói đến chứ chưa thấy những đề xướng chính sách cụ thể. Hai ứng viên đều chủ trương giảm thuế cho giới trung lưu. Đối với giới giầu, Romney muốn tiếp tục giữ mức thuế thấp như chính sách của George W. Bush, còn Obama muốn thành phần này đóng thuế cao hơn.

Xác định ai thuộc giới trung lưu thì có khoảng cách lớn về thu nhập. Theo phân tích của các nhà kinh tế thì gia đình với thu nhập từ khoảng 40, 50 nghìn đô-la một năm cho đến 250 nghìn được coi là giới trung lưu. Những gia đình này đang được hưởng mức thuế thấp hơn trong hơn 10 năm qua do chính sách của Tổng thống George W. Bush ban hành và được Tổng thống Obama tạm gia hạn vào năm 2010 và có hiệu lực đến cuối năm 2012.

Đảng Cộng hoà muốn chính sách giảm thuế từ thời Bush trở thành vĩnh viễn. Đảng Dân chủ chỉ muốn giữ mức thuế thấp cho những gia đình với thu nhập dưới 250 nghìn đô-la, còn thu nhập hơn 250 nghìn đô-la sẽ phải trả thuế cao hơn.
Tổng thống Barack Obama và Thống đốc Mitt Romney trong buổi tranh luận cuối cùng tại Florida ngày 22-10. Hình chụp từ kênh truyền hình ABC

Ngoài kinh tế, các chính sách về bảo hiểm sức khoẻ, ngân sách giáo dục, học phí đại học là những điều chúng tôi quan tâm.

Vì phiếu bầu phải được gửi đi trong vài ngày tới, giờ đây với những tìm hiểu và thông tin có được, chúng tôi đã bầu chọn ứng viên mà mình tin sẽ đưa đến phát triển kinh tế cho Hoa Kỳ, sẽ có chính sách bảo hiểm y tế tốt hơn và học phí đại học giảm, hoặc sẽ được trừ vào tiền thuế trong những năm tới.

Năm nay chúng tôi không có sự chọn lựa thống nhất vì khác nhau quan niệm phát triển kinh tế, bảo hiểm y tế và chính sách giáo dục. Thế là anh chọn đường anh, em chọn đường em.

Bầu cử 2012 đang gần đến thời điểm quyết định của cử tri và cũng được mẹ tôi và mẹ vợ chú ý vì là lần đầu tiên tham gia bầu cử ở Mỹ.

Mẹ tôi không biết tiếng Anh nhưng hàng ngày có báo tiếng Việt để đọc và sinh hoạt với đồng hương cao niên trong khu vực nên bà cũng tỏ ra hiểu biết về chọn lựa của mình.

Hai mươi năm trước bố mẹ tôi qua Mỹ đoàn tụ cùng các con.

Ở Mỹ được đúng năm năm mẹ cũng chuẩn bị thi vào quốc tịch. Không biết tiếng Anh nhưng bà rất cương quyết, đòi đi học lớp luyện thi quốc tịch do nhà thờ tổ chức cho người di dân.

Mẹ của tác giả, năm nay 81 tuổi, tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ lần đầu tiên

Ngày ở quê nhà mẹ học hết lớp ba, đủ để đọc và viết tiếng Việt, cuộc đời buôn bán ở chợ. Qua đây vài năm tiếng Anh cũng chỉ biết “Good morning” với “Thank you”. Đi học về các con cũng hỏi xem mẹ có hiểu gì không thì mẹ trả lời nghe tai nọ lọt qua tai kia. Nhưng mẹ không bỏ cuộc, không vắng mặt buổi học nào.

Hỏi mẹ sao già rồi mà phải cực nhọc học hành gì nữa, mẹ nói: “Người già ở đây được chính phủ lo cho mọi thứ. Sướng như thế. Chỉ việc học thôi mà nhiều người cũng lười. Mẹ chỉ muốn học để thành công dân Mỹ”.

Từ ngày ở quê nhà, với các con và giờ với các cháu mẹ luôn khuyên phải chăm học. Mẹ thường nói: “Có học mới nên người.” Dư đồng nào, nghe cháu nào học giỏi là mẹ thưởng cho để khuyến khích.

Học xong lớp quốc tịch, chúng tôi nộp đơn cho mẹ đi thi. Ngày thi mẹ bảo ông chánh án nói gì nghe ù ù cạc cạc chẳng hiểu. Thi rớt hai lần mẹ mới chịu chờ đủ điều kiện để thi quốc tịch bằng tiếng Việt.

Luật di trú Hoa Kỳ cho phép những thường trú nhân trên 65 tuổi và đã ở Mỹ trên 15 năm được thi vào quốc tịch bằng tiếng mẹ đẻ.

Lần thi tiếng Việt các con giúp mẹ học thi ở nhà. Một trăm câu hỏi được nhiều người Việt chuyền tay nhau học thì mẹ cũng có một bản. Lâu lâu chúng tôi hỏi mẹ một vài câu căn bản như ai là tổng thống Mỹ đầu tiên, ai là nghị sĩ, dân biểu của địa phương.

Bà Boxer, nghị sĩ liên bang của California, thì mẹ nói cứ nhớ “Bóc sơ” mít là được rồi. Tổng thống Obama được mẹ gọi là “Ôi ba má”. Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ là “Hoa xinh tợn”.

Mẹ của tác giả, năm nay 81 tuổi, tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ lần đầu tiên

Năm 2009 mẹ đi thi quốc tịch Mỹ bằng tiếng Việt và đậu ngay. Khi đó mẹ đã 79 tuổi và Barack Obama cũng vừa lên làm lãnh đạo Hoa Kỳ.

Trong gói kích cầu đầu tiên với hơn 800 tỉ đô-la do Tổng thống Obama ban hành, những người già cũng nhận được một lần 250 đô-la trợ cấp thêm. Được đi bỏ phiếu, mẹ nói sẽ chọn Obama vì ông ấy “thương và giúp đỡ người nghèo”. Với lá phiếu bằng tiếng Việt, mẹ sẽ không gặp khó khăn gì trong việc chọn người lãnh đạo cho nước Mỹ.

Hỏi về kinh nghiệm tham gia bầu cử trong quá khứ, mẹ kể: “Ngày xưa ở quê nhà đã nhiều lần bầu cho ông Ngô Đình Diệm, ông Nguyễn Văn Thiệu. Sau đất nước thống nhất thì bầu cho mấy linh mục Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ.”

Trong những dịp gia đình quây quần, các con hỏi mẹ thích gì nhất ở nước Mỹ. Mẹ nói: “Ở đây muốn đi đâu thì đi, muốn đến nhà ai đọc kinh thì đến, chẳng phải xin phép, chẳng ai hạch hỏi như ở Việt Nam.”

Bây giờ sống ở Mỹ, được hưởng các phúc lợi xã hội, y tế, được bầu chọn lãnh đạo, mẹ nói: “Nhập gia tùy tục. Sống ở đâu tham gia sinh hoạt ở đó”.

Kỳ bầu cử năm nay không chỉ có mẹ tôi ủng hộ Obama mà mẹ vợ cũng đồng lòng ủng hộ Tổng thống Obama thêm một nhiệm kỳ nữa.

Trong khi đó cậu em của nhà tôi, một kỹ sư xây dựng sống ở San Jose, thì chọn Mitt Romney. Anh nhận xét: “bốn năm năm qua Obama chỉ nói nhiều, làm chẳng được bao nhiêu.”

Gia đình người em, hai vợ chồng đều có việc làm nhưng căn nhà họ đang sống, mua cách đây mười năm, hiện trong tình trạng xuống giá thấp hơn số tiền nợ ngân hàng. Vì có việc làm nên gia đình không được chính phủ giúp đỡ tài chính qua việc tái cấu trúc các khoản nợ.

Anh muốn thay đổi lãnh đạo, với chính sách mới hy vọng nhiều người có việc làm, có khả năng mua nhà để đẩy thị trường địa ốc lên lại, giá nhà mới phục hồi.

Người trẻ nhất trong gia đình sẽ tham gia sinh hoạt bầu cử năm nay là con gái của tôi.

Đang học lớp 12, tuy chưa đủ 18 tuổi để có thể bầu chọn, nhưng cháu sẽ làm việc tại địa điểm bỏ phiếu trong ngày bầu cử 6/11. Đây là bài học thực hành của lớp cháu đang học về tổ chức công quyền Mỹ trong giáo trình bậc trung học.

(ảnh trong bài của tác giả)

© 2012 Buivanphu

Tags:

40 Phản hồi cho “Gia đình tôi bầu chọn tổng thống Mỹ”

  1. Phan BA says:

    Người Việt mình như vầy thì làm sao nó không coi thường! Cộng Hoà, Dân Chủ cái củ thìu biu!

    Cả hai đảng, hiện bây giờ tôi không thích đảng nào; họ kêu tôi vô đảng nhưng tôi không vô đảng nào, và khi bầu, tôi chỉ bầu theo ISSUES và TƯ CÁCH cá nhân người ứng cử.

    Hiện bây giờ chính trị Mỹ rất tệ, một bên là do đám giàu chi phối; một bên là đám ăn bám chi phối.

    Còn tôi và những người đóng thuế đến cạn kiệt thì không có người để ủng hộ!

    Còn cá nhân thì tôi thấy Obama khá hơn, tôi bầu cho Obama vì sợ Romney thắng cử vậy thôi..

    Còn những kẻ có ý tưởng ăn bám, đừng nói ra cho người ta cười. Người Á châu nên cố gắng, năng động hơn trong chính trị.. Làm chính trị chân chính rất là khổ và mệt.

    Một điều nữa, vì là nạn nhân của lũ ngu đần, độc tài, hung ác việt cộng; nên ông nào cứng rắn với lũ độc tài là tôi bầu. Obama giết, lũ khủng bố rất nhiều. Cả tụi khủng bố có quốc tịch Mỹ.

  2. nghaingaoi says:

    Người Việt ở Cali dù có bầu cho Romney hay Obama thì Obama vẫn thắng o Cali, vì Cali là của Dân chủ, còn ở Texas, dù bầu cho ông nào thì Romney cũng thắng ở đây vì TX là của Cộng hòa, bầu cho vui thôi chứ chẳng ăn thua gì vì người Mỹ bầu theo cử tri đoàn chứ không phải bầu phổ thông, đừng tranh cãi nhau làm gì cho mệt
    NHN

  3. Austin Pham says:

    Nói ít thôi. Há miệng lớn quá lòi răng đen mã tấu hết trơn đó nghen, thượng úy Vinh.
    Chào đoàn kết.

  4. Nguyễn Tha Hương says:

    Chắc hẳn quý vi hữu ai cũng đã nhìn thấy tắm hình photoshop vẽ Obama đang quỳ dưới chân bà Sarah Palin và đánh giầy cho bà ta, trong lúc bà S.P ngồi trên ghế ? Đây là tấm hình bôi nhọ Obama một cách hạ cấp và kỳ thị màu da !!!
    – Obama đã thắng cử nhiệm kỳ đầu.
    Tôi không là dân da đen, nhưng nhìn tấm hình này, tôi đau lòng. Khi so với dân da trắng thì Obama vẫn còn có sự tự hào là chưa hề đứng đường ngửa tay xin xỏ và vợ chồng ông đều là luật sư.
    Người dân Mỹ không phải ai cũng thuộc loại bầu vì cảm tính, đặt quyền lợi cá nhân, gia đình lên trên hết . Đa số họ cũng phải đặt quyền lợi đất nước lên trên . Nhờ vậy mà nước Mỹ mới là siêu cường trên thế giới.
    NTH

  5. Vị Nhân says:

    Trước khi phát biểu ý kiến, tôi có sẵn mấy giỏ đá từ đường “rầy”(ray) xe lửa, bác nào muốn ném bao nhiêu tùy thích, không giới hạn.

    90% ý kiến ủng hộ đương kim TT rơi vào 1 trong 3 trường hợp:
    1) Cảm tính, đặt quyền lợi cá nhân, gia đình, nhóm thiểu số…trên hết.
    2) Không có đủ thông tin chân thực, nghĩa là tuy có đấy nhưng không đến nơi đến chốn.
    3) Để “người khác” nghĩ thay mình, người khác ở đây là bạn bè, người thân, là một số cơ quan truyền thông, cả dòng chính, lẫn báo chí tiếng Việt chưa thực sự khách quan, có thể họ vì lợi ích, vì khác quan điểm chính trị, hoặc cũng là “cảm tính” cuả tác giả những bài báo nhưng khéo che dấu bằng những sự thật “một nửa” hay giỏi lý luận…

    Tuy nhiên, xin tôn trọng ý kiến cuả qúy vị hết mực và mong sao những ao ước của quý vị được thành tựu. TT Obama tái đắc cử!

    • Vị Cái Gì says:

      ” 90% ý kiến ủng hộ đương kim TT rơi vào 1 trong 3 trường hợp” ?

      Quơ đủa cả nắm, đại ngôn mà không dẩn chứng. Thiệt là tào lao hết sức nói. Đáng bị ném nửa viên đá!

      • Áo vải cờ đào says:

        Cái Gì…Nữa đây? Ủa mới đây mà đổi Nicks như…Tắc-Kè, chui lên đây “phun” như Con-cec là thế nào? Bộ lúc rày Internet thuê bao ở bển đang mùa…Khuyến mãi?? Đúng là…Giang sơn dễ đổi, bản tính nan di. Bó tay.com với loại ném đá dấu tay nầy, thầy chạy. Hãy đọc kỹ những dẫn chứng… 1), 2) và 3) của Vị nhân, rồi đưa ra phản biện cho mọi người cùng thảo luận, nên nhớ: Đây là diễn đàn mở! Hà cớ gì, ăn cơm hộp rồi lên đây xã rác bừa bãi, quét hoài cũng chẳng sạch…Ứ hự, mệt!… Mong bác Vị nhân thông cảm…Vì ngứa mắt với bọn “ném đá dấu tay” này! Tôi vốn không có thói quen ăn cơm hớt…Chịu!!….. Avcđ.

  6. Mạc phi Đăng says:

    Người Việt tị nạn cs – cư dân của tiểu bang California nên bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống M. Romney.

    Vì sao?

    Tổng số lá phiếu của cư dân A-nam-mít ở bang California khi bầu cử tổng thống Mỹ chỉ là một tỉ lệ rất bé bỏng mà thôi – muối bỏ biển! Chắc chắn 55 electoral votes của bang California đã biếu không cho không Obama. Dầu người Việt có bầu cho ông Romney hoặc Obama!!

    Khái quát:

    Dân số thuộc sắc dân Mễ, Tàu và…thập cẩm, chiếm tỉ lệ trên phân nửa tổng số cư dân tiểu bang CA. Dân Mễ có khuynh hướng thiên về “nhập cư lậu” được hưởng mọi quyền lợi: welfare (trợ cấp) dài hạn, chánh phủ phải đài thọ về sức khỏe, bảo hiểm…Dân Tàu đại đa số cũng chẳng khác giống dân Mễ là bao – đặc biệt dân Tàu lại có khuynh hướng bầy đàn, nhắm mắt hả họng…”our motherland-china”.

    Cứ hỏi Trúc Hồ, Việt Dũng…sao hổm rày đã được TT Huê Kỳ đem lọng ra rước chưa thì rõ thôi, quý vị ạ!

  7. nguoihaingoai says:

    Bạn Pham thế Hưng nói
    “Tôi nhận thấy hơn 78 % dân châu Âu ủng hộ ông OBama thắng cử. Họ tỏ thái độ thẳng thừng không thích quan hệ với Mỹ khi ông Rỏmney thắng cử.”

    Mỹ cũng đâu cần quan hệ với châu Âu? Châu Âu cần Mỹ hay Mỹ cần châu Âu?
    NHN

  8. Timsuthat says:

    Theo nguyên tắc tự do ngôn luận, ai cũng có quyền nói, mang ý kiến riêng của mình lên trang mạng này.

    Nhưng có điều hơi lạ ở đây là có người mạo danh dưới nhiều tên, không ở Mỹ, nhưng lại cổ động bầu cho Obama, hoặc đóng vai dân tị nạn ở Mỹ hăng hái ủng hộ bầu cho Obama!

    Tôi đâu ngờ Obama có nhiều người “ái mộ” như thế, kể cả ở VN! Cảm động quá. Hẳn những người này sẽ rất được lợi ích nếu Obama lại trúng cử – dù họ không phải là công dân Mỹ.

    !!!

Phản hồi