WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [9]

Tiếp theo các phần: IIIIII, IVVVIVII và VIII

tu

 

”Đến tuổi” kiểu như là đến cấp bậc, ví dụ trong quân đội tùy cấp cao thấp của hàm sĩ quan mà chia ra ăn chế độ đại táo, trung táo, tiểu táo thì tù cũng chia như vậy. Hàng ngũ ” nhân dân” gặp được bọn ”trách nhiệm” ác ôn thì còn bị chia ra làm mấy loại. ”Nhân dân loại 1 , nhân dân loại 2, nhân dân loại 3”. Loại 3 tức loại không gia đình, không người thân tiếp tế, không có quen biết, số má… thường là những tên tỉnh lẻ đi lang thang lên Hà Nội kiếm việc làm, túng quẫn quá liều trộm cắp gì đó để giải quyết nhu cầu cấp thiết như đồ ăn, thuốc uống hoặc tiền mua quà cho người yêu ngày sinh nhật. Nhân dân loại 2 là bọn mới vào đang trong vòng ”quay” của bọn ” trách nhiệm”. Nhân dân loại 1 là bọn gia đình chưa gửi tiền nhưng đã có gửi đồ tiếp tế hoặc đã có tiền án, tiền sự nhưng không có người thân tiếp tế, thăm nom.

Còn trên ”nhân dân ‘ là nhóm ”ưu tiên” nhóm ưu tiên là những vị trí có khả năng được xem xét cất nhắc vào hàng ngũ ” bộ đội”. Hàng ngũ ” bộ đội ” phân ra làm hai loại, ”bộ đội chiến đấu” và ”bộ đội cảnh ”. Bọn ” bộ đội chiến đấu” là bọn không phải nộp tiền cho trách nhiệm hay quản giáo, nhưng khi cần phải đánh đập ai bọn này sẽ thi hành tàn bạo những đòn tra tấn để tù nhân phải khiếp sợ gửi thư về nhà dặn gửi tiền vào. Nếu lộ ra chuyện đánh đập mà không lo lót được, bộ đội chiến đấu phải vào cùm kỷ luật, sau đó được đi sang buồng khác. Bộ đội chiến đấu đi đến buồng nào cũng được dùng, bởi chúng là những kẻ đánh thuê chuyên nghiệp trong tù. Cái mà chúng được trả công từ việc đánh đập, tra tấn người khác là bữa cơm có thêm bát canh rau, một vài miếng thịt, được ngày hút thuốc lào vài lần.

Tù hay nói, mạng người chỉ đáng hai miếng thịt ba chỉ cỡ đốt tay.

Nói vậy không đúng hẳn, nhưng chứng kiến thì cũng không dám bác bỏ. Chỉ vì một bữa cơm có thêm chút canh, chút thịt mỡ bằng ngón tay cái. Những tên ” bộ đội chiến đấu” đánh tù nhân khác gãy xương sườn, dập gan phổi, có lúc nặng quá gãy cổ cấp cứu không kịp thành chết người.

Ngoài bộ đội chiến đấu là bộ đội cảnh. ”Bộ đội cảnh” là nhóm tù nhân hiền lành, án kinh tế hoặc không may phạm luật, gia đình có tiền của. ” Bộ đội cảnh ” là tù bỏ tiền ra mua lấy sự yên thân trong tù theo tháng. Nếu quá nửa tháng gia đình không kịp gửi tiền, lập tức ‘bộ đội cảnh” xuống làm nhân dân loại 2. Lúc này quyền xâm phạm thân thể bị bãi miễn, có thể bị ăn đòn bất cứ lúc nào vì tội nhỏ nhặt.

Trên bọn bộ đôi là hai hay ba tên ”trật tự” và tên ” trách nhiệm” tức nhóm ” đại bàng” hay gọi là nhóm ”các anh”.

Nhóm ”các anh” đặt ra mọi luật lệ và tiêu chuẩn cho các nhóm bộ đội, ưu tiên, nhân dân…tùy theo từng cấp bậc được phát tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn là miếng ăn, hơi thuốc, ngụm nước đã đành. Tiêu chuẩn còn là được tắm bao nhiêu lâu, đi vệ sinh lúc nào, ngồi được duỗi chân, được nói chuyện vào giờ nào.

Bọn nhân dân loại 3 là khổ nhất, chúng luôn bị bắt ngồi co chân vào người, hai tay ôm lấy chân. Gọi là ngồi bó gối, đầu úp xuống không được nhìn ngang dọc. Không bao giờ được tắm. Ăn cơm không có vài hạt muối. Quần áo rách, chăn chiếu không có. Chốc lại bị lôi ra đánh đập tàn bạo để làm gương cho bọn tù khác. Nhiều tù loại ”nhân dân” ngồi bó gối lâu quá thành bị liệt, có tù nhân dân loại 3 bị liệt, đi gặp gia đình nghe tin từ quê lên thăm, khóc kể chuyện . Gia đình báo cáo Ban giam thị, dạo đó tù ”nhân dân” được yên vài tháng không bị ngồi bó gối. Nhưng vài tháng sau đâu lại vào đấy. Bọn ”trách nhiệm ” cho rằng không khép chặt thì bọn nó nhờn, lấn tới. Dễ dãi thì không ”quay được tiền”. Thời kỳ đổi mới nới lỏng chỉ được vài tháng. Sau thì nếp hành xử của nhà tù lại phải quay lại quy luật của nó đang vận hành hiệu quả từ trước . Trong các phòng giam , tầng lớp nhân dân lại cúi đầu, khoanh tay ôm chân ngồi bất động…

Khi gặp gia đình hay gặp đoàn kiểm tra, tầng lớp ”nhân dân” được hỏi đến đều răm rắp ca ngợi ”các anh” ca ngợi quản giáo. Nào là được đối xử tốt ” các anh” sống tình người lắm, thỉnh thoảng các anh có nặng lời đó là các anh dạy bảo cách sống trong tù sao cho đoàn kết, tình cảm mà thôi. Có ” nhân dân ” da bọc xương, người đi liêu xiêu vì đói và đòn vọt nhưng miệng vẫn một điều các anh tốt thế này, quan tâm thế kia, ở phòng này cảm thấy rất yên tâm chấp hành nội quy, nhận thấy sai trái về hành vi phạm tội của mình. Quyết tâm tu dưỡng tốt để mong hưởng khoan hồng sớm trở về với gia đình, xã hội làm người công dân lương thiện.

”Nhân dân ” nói trơn tru như thế với đoàn kiểm tra, lúc đoàn về. ”Các anh” gọi lên thưởng cho điếu thuốc lào, ban thêm một thìa gia vị Hải Châu. ”Nhân dân” cảm ơn các anh rối rít như đấng cha mẹ sinh thành. Nhưng ban khen ”nhân dân” thế thôi, trong bụng ”các anh” không ưa gì loại bẻm mép đó. Các anh nghĩ trong đầu đó là loại ” văn vở” càng phải đề phòng chặt chẽ hơn.

Còn ”nhân dân” nào mà dại dột, nghĩ rằng đoàn kiểm tra của trại hay của cục đáng tin cậy có thể tố cáo những chuyện man rợ trong nhà tù thì thật không có gì ngu hơn. Đoàn kiểm tra sẽ nghiêm mặt hỏi han, những câu hỏi gay gắt như quan tâm lắm. Thực ra đoàn làm gay thế là nhằm quay tiền của quản giáo thôi. Lúc sau mọi sự giữa quản giáo và đoàn kiểm tra sẽ được giải quyết êm đẹp bằng những cái phong bì mà quản giáo đưa cho đoàn với lời lẽ khiêm nhường. Có chút quà gửi các anh uống nước, vất vả quá xuống chỗ chúng em.

”Nhân dân ” tố cáo sẽ được chuyển sang buồng khác. Khi mở cửa cho vào buồng, quản giáo nói vọng to cho cả buồng nghe thấy.

- Đấy bên kia ở không được, kêu với đoàn thanh tra là bị đối xử xấu thì giờ chuyển cho sang đây nhé. Chấp hành cho tốt vào, không lại kêu ca.

Trưởng buồng mới tất hiểu ý ”thầy” và đối tượng ” nhân dân” mới nhập buồng. ” Nhân dân” mới sẽ được chăm sóc chu đáo tận tình. Này nhé nội quy là thế này, không được nói chuyện, không được đi lại, tác phong ngay ngắn trong giờ hành chính..đúng không? Nội quy thế mà, mày hãy ngồi im, muốn đi vệ sinh hay uống nước phải xin phép trách nhiệm, trật tự buồng.

”Nhân dân” ngồi im, muốn đi vệ sinh đại tiểu tiện xin phép. Trách nhiệm bảo chưa tới giờ bơm nước, nước phải dùng cho cả phòng ăn uống bởi đó là ưu tiên hàng đầu. Tuy rằng bể nước còn đầy tù nhân có gấp 10 lần cũng không ăn uống hết. Nhưng trách nhiệm bảo đó là để dự phòng, bao giờ bơm nước hẵng đi. ”Nhân dân” nghiến răng, bấm bụng chờ đến giờ bơm nước. Lúc đó trách nhiệm bảo mày phải từ từ, đợi vệ sinh buồng hứng nước đầu vòi cho buồng uống đã. Tên vệ sinh buồng nhẩn nha hứng từng chai nước rồi chậm ra cất đi, lề mề quay lại hứng tiếp. Nếu hắn khéo có khi hứng được 5 lít nước thì hết giờ bơm, mặc dù trong quãng thời gian chờ hắn hứng chai tiếp nước vẫn chảy thêm vào bể hàng chục lít. Lúc đó ” nhân dân” đợi đến giờ bơm nước buổi chiều hay phọt ra quần be bét. Mùi hôi thối bốc lên, trách nhiệm cho đi tắm rửa, giặt quần áo. Khổ nỗi ” nhân dân” làm gì có nhiều quần áo mà thay. Có khi có đúng một bộ trên người, gặp trời rét tắm thay xong, mặc quần đùi ướt ngồi co ro răng đánh cầm cập.

Đã là ”nhân dân” thì gia đình bên ngoài cũng hoàn cảnh khó khăn. Đồ tiếp tế năm thì mười họa mới có. Sau lần ”tố cáo” với đoàn kiểm tra, đồ ăn của ”nhân dân” không bị lấy. “Các anh” rất đứng đắn, của mày cho mày ăn. Nhưng mà ăn thì phải có giờ, lần lượt ăn để giữa trật tự. Giờ ăn của ”nhân dân tố cáo ” chỉ có ba phút. Trong vòng ba phút ấy nhận tô cơm, mở túi đồ ăn gia đình gửi để lấy thức ăn, nhai nuốt khan vì không có canh, ngấu nghiến trợn mắt nuốt. Hết đúng 3 phút trật tự đứng bên thu lại đồ ăn cất đi hộ vào ngăn riêng. Trật tự nói ”đây, đồ ăn của mày anh cất ở đây nhé, không ai động đến, lúc nào đến giờ lại ra lấy ăn”. Có những đồ ăn phải mở túi ra cho thoáng mới để được thêm vài ngày, thì các anh trật tự lại tử tế gói thêm hai ba lớp nilon, bảo rằng thế để giữ cho đồ của mày cẩn thận không bị sứt mẻ.

Đến hết giờ hành chính, tầm mới 6 giờ chiều, ”nhân dân” được phép nằm ngủ. Nhưng cả ngày ngồi bó gối 8 tiếng. Hết giờ hành chính ăn uống vài phút, bị bắt phải nằm. Không được đứng dậy đi lại vì như thế là mất trật tự. ”Nhân dân” cứ nằm triền miên từ 6 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau. Muốn đứng dậy vươn vai, hay đi lại vài bước không được phép. Nằm triền miên, ngồi triền miên, các khớp xương, dây gân nhức nhối, tê dại, máu huyết không lưu thông trước sau rồi cũng đổ bệnh vì đề kháng cơ thể kém do không được rèn luyện. Lại thiếu chất, thành ra ”nhân dân” đa phần mắc bệnh phù thũng, người như túi nước lùng bùng. Quản giáo đi qua khen.

- Đấy sang buồng này béo hẳn ra nhé, còn kêu ca gì không.?

© Đàn Chim Việt

 

 

8 Phản hồi cho “Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [9]”

  1. Vinh says:

    Cảm ơn anh Buôn gió,

    Cảm ơn anh viết lại cho đời một sự thật. Mong cho con người và thân phận hết đau thương.
    Mong cho các con thú hoang sớm trở lại hiền hòa.
    Ước vọng mai sau xem chuyện này chỉ là chuyện cổ tích.
    Kính anh.

  2. Em says:

    Anh viết quá hay,quá thực tế,em rất ngưỡng mộ anh

  3. nguyen says:

    Sao mang phận con người mà có số phận tệ hơn con chó vậy nè. Cả cai tù lẫn tù nhân.
    Nếu Vũ Trọng Phụng vẽ nên bức trang sống động của Việt Nam thời Pháp thuộc ngày trước thì ngày nay có Bùi Thanh Hiếu vẽ được bức tranh sống động của con người sống trong xã hội thời bình, bằng một giọng văn bình thản như kể chuyện mà người đọc như tôi cảm thấy đau , đau đớn vô cùng.
    Tôi nhớ sau 75, chúng tôi được cho vào học đại học dưới mái trường XHCN là một ơn mưa móc của Đảng , không phải những người sinh viên từ miền Bắc, những bộ đội phục viên mà ngay cả những sinh viên lớn lên từ miền Nam đã phấn đấu “vừa hồng vừa chuyên”. Có những người dùng bạn mình để làm bức thang giẫm lên . Lúc đó, tôi rất e ngại những người “đồng chí ” này. Bỗng có 1 ngày, chúng tôi có 1 bệnh nhân bị phù thủng, sưng mình mẩy tay chân được đưa về từ trại giam cải tạo. Lúc cho ông ấy xuất viện, trên người chỉ có độc nhất bộ đồ của nhà thương, lúc đó mình cũng nghèo chứ đừng nói gì người tù cải tạo. Chị bạn cùng tổ, người tôi e dè vì đang phấn đấu, lặng lẹ nhìn tôi rồi dấu vội vài tờ giấy bạc “để chú có tiền đi xe về nhà”. Lúc đó chỉ có tôi và chị. Chị hiểu được tôi sẽ không mang việc này ra trong buổi phê bình. Và tôi cũng hiểu được có người phải phấn đấu để bảo vệ mình trong xã hội mới , một xã hội khó tìm được tình bạn chân chính.

  4. Gởi mấy ngài muốn ‘diệt sâu’: Nhìn cái chết của ông Đào Duy Tùng và Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt mà lo phòng thân đi!

  5. MÂY NGÀN says:

    BẢN NĂNG VÀ CÁI ÁC

    Loài vật ăn thịt nhau
    Để thỏa mãn cơn đói
    Khi đã thỏa mãn rồi
    Có khi nó vô hại

    Con người ngoài bản năng
    Lại còn có tính ác
    Nếu lại thiếu giáo dục
    Cái ác càng gia tăng

    Cảnh địa ngục trong tù
    Là mô hình thu nhỏ
    Của xã hội ngoài đời
    Con người thua con chó

    Mác nêu cao giai cấp
    Làm mục đích đấu tranh
    Lại quên đi tính ác
    Quên đi tính bản năng

    Khiến thiên đàng địa ngục
    Chỉ trở thành lung tung
    Địa đàng khó có được
    Địa ngục lại khả thi

    Nên chuyện đời là vậy
    Vốn bản chất con người
    Con người không giáo dục
    Chỉ tính ác vậy thôi

    NON NGÀN
    (13/7/13)

    • kỳ Lưu says:

      Cái ông Non Ngàn này lúc nào củng nhân văn, củng dáo dục nhưng biết cái cho chi mà giá
      o dục.
      Lúc nào củng làm như ta đây là hiểu biết (Lưu manh dã danh trí thức)

      • Builan says:

        KL viết lách , ăn noí như thế gọi là tranh biện được sao ??
        Tranh luận vô cáo chỗ mô ! ??

        Phê bình caí kiểu ấy thì nên rờ lên cái trót ! Ở ngoài đời e khó còn răng mà gặm củ

        Mong “người cõi trên” thận trọng nghĩ suy !
        Lễ phép thưa thêm ; Nếu như anh là người cuả MAO lông, HÁN lông, MÁN lông… thì cứ lo tròn nhiệm vụ PHÁ THỐI ! Tôi cũng chã phý lời
        Kính

      • Austin Pham says:

        Chú Niêu ơi, cháu nè! Tới giờ uống thuốc rồi. Ngoan nhé, Thiên Nga đang tới hỏi thăm chú. Nghe rõ trả lời: Bình tĩnh, hết hợp đồng lao động ở xứ Rệp thì ta về ta tắm ao ta, đâu có cần sốc dữ vậy. Ai biểu chú phối hợp “Đường Kách Mệnh” của Minh Râu với Cữu âm chân kinh của Kim Dung chi cho não bộ không kịp…xử lý, gây chạm mạch trên diễn đàn. Xứ gì mà toàn là anh hùng với thần tiên không dzậy chời! Khao khát sự công nhận, bất chấp khả năng hay sao?

Leave a Reply to MÂY NGÀN