WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thư ngỏ gửi nhà văn Phạm Đình Trọng: Không đồng ca, nhưng lĩnh xướng

Đám tang tướng Giáp. Ảnh Google

Đám tang tướng Giáp. Ảnh Google

 Thưa nhà văn,

Tôi mạo muội gởi thư này tới ông, để đưa ra một nhận thức khác về những sự kiện ông đã viết trong bài “Về với dân

Ông mặc định cuộc chiến Đông Dương lần thứ I (1946 -1954) là: “Không còn con đường nào khác, buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước.”

Cuộc chiến này do người Pháp thực hiên, và người Mỹ chịu 80% chi phí chiến tranh, nhằm đắp đập be bờ, ngăn lại cơn đại hồng thuỷ cộng sản đang tràn xuống Đông Nam Á. Người Pháp và cả người Mỹ nữa không có ý biến Việt Nam thành “thuộc địa kiểu mới” như đã tuyên truyền.

Hồ Chí Minh là một chính trị gia lão luyện đã đánh tráo lịch sử. Ông biến cuộc chiến chống cộng của người Pháp và Mỹ thành một cuộc chiến tranh xâm lược. Ngược lại, ông cũng đã biến cuộc chiến bảo vệ ý thứ hệ của đảng Cộng sản thành một cuộc chiến vệ quốc, để lôi kéo những người dân Việt nhẹ dạ vào cuộc chém giết đẫm máu này.

Nhưng thôi, hãy gác lại sự khác biệt, cứ cho rằng Pháp có ý định tái chiếm Việt Nam như ông mặc định. Vậy, có cần thiết phải tiêu hao quá nhiều xương máu, để hàng triệu gia đình tan vỡ, quốc gia tan hoang, hận thù giữa các dân tộc đến như vậy không. Những quốc gia láng giềng cũng giành độc lập nhưng không phải trả giá đắt như chúng ta.

Hơn nữa, chúng ta chấp nhận hy sinh để đổi lấy một chính quyền độc lập. Nhưng chính quyền mới này lại tồi tệ hơn chính quyền của Pháp trước đây. Vậy hàng triệu người ngã xuống để đánh đổi lấy gì?

Thưa nhà văn,

Nếu Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp, thì bây giờ chúng ta không mất Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, chúng ta không mất Hoàng Sa, Trường Sa. Nhìn lại pháo đài Đồng Đăng, hẳn ông hiểu người Pháp đã gìn giữ giang sơn của chúng ta cẩn thận đến mức nào. Chúng ta cũng không phải nhọc lòng xin đảng ban cho chút quyền con người, bởi những quyền này chúng ta đã có từ thời Pháp thuộc.

Lịch sử đôi khi chỉ là những trò trớ trêu và cay nghiệt. Chúng ta đánh Pháp, đuổi Mỹ ở cổng trước, nhưng lại rước Tầu, mời Nga vào cổng sau. Quả là một nghịch lý, một bất hạnh khổng lồ cho dân tộc chúng ta. Có dịp lần mò vào những kho sử liệu, biết đâu ông tìm ra những điều thú vi. Bởi lịch sử cũng là những cuộc truy đuổi khôn cùng để tìm ra sự thực.

Trong bài ông có mô phỏng lại tiếng hô của người dân nhiều nước trên thế giới “Hồ Chí Minh! Giáp! Giáp! Hồ Chí Minh! Giáp Giáp!”. Ông coi đó như là một miền tự hào dân tộc. Nhưng có khi nào chúng ta tự hỏi. Những người reo ca kia bây giờ đang sống ra sao? Quốc gia của họ đang ở đâu trên bậc thang của nền văn minh nhân lọai?

Những công dân thuộc những quốc gia tiên tiến như tôi biết, họ tự tin và bản lĩnh, không qùy lậy, không sùng bái, đất nước họ không có lãnh tụ ca, không đề cao những người dùng súng đạn và mạng người để giải quyết sự khác biệt.

Hẳn ông đã biết điển tích này, nhưng tôi vẫn kể ra đây: Năm 1991, khi thăm Thái Lan thủ tướng Võ Văn Kiệt nói: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng hai đế quốc to”. Thủ tướng Thái Lan nói: “Còn chúng tôi cũng rất tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả.” Không biết ông Kiệt còn dám tự hào khi nghe xong lời đáp lễ trên không.

Trong bài viết, ông có đề cập đến bữa ăn tối ngày 5 tháng 7 năm 1967 do Hồ Chí Minh khoản đãi tướng Thanh trước khi trở lại chiến trường. Ông mô tả đó là bữa ăn “đạm bạc”. Ông có đọc được nhật ký ở phủ chủ tịch, hay có gặp đầu bếp nấu bữa ăn đó không? Tôi nghi ngờ tính “đạm bạc” của bữa ăn tối lịch sử này.

Rồi ông kể tiếp Nguyễn Chí Thanh “rạo rực nghĩ đến chiến thắng trong tầm tay”, “âm thầm vui sướng đến mất ngủ. Quá phấn kích, rạng sáng ngày 6.7.1967, ông bị cơn nhồi máu cơ tim cướp đi mạng sống.”

Tướng Thanh thao thức trong đêm cuối, trước khi xa vợ con nghe có vẻ hợp lý hơn. Cơn nhồi máu cơ tim xẩy ra lúc ba giờ sáng. Căn nguyên có thể là di truyền, cao Cholesterol, cao huyết áp, hút thuốc nhiều. Mất ngủ chỉ là một yếu tố phụ vào căn bệnh đã tiềm ẩn từ lâu. Cách ông mô tả đêm cuối cùng của tướng Thanh, có vẻ suy diễn và gán ghép làm tôi nghi ngờ về những nguồn sử liệu mà ông đã viện dẫn.

Tôi đánh giá tướng Thanh hơn tướng Giáp về cả tài năng và tư cách. Tướng Thanh bình dân hơn, gần gũi với lính hơn, xông pha, lăn lộn trận mạc nhiều hơn, sắc sảo hơn, dám đứng ra bênh đỡ được vài người oan khuất. Đó cũng là một trong những lý do tại sao tướng Thanh được nhiều người khâm phục, còn tướng Giáp bị coi thường ra mặt.

Ông có giải thích vì sao cả ông Hồ và tướng Giáp vắng mặt ở Hà Nội dịp Tết Mậu Thân 1968. Do vậy, tôi cũng đưa ra một cái nhìn khác về sự kiện này.

Người ta đồn rằng Tướng Giáp nhận định nếu đánh mạnh qúa, dồn Mỹ vào chân tường. Có thể Mỹ sẽ sử dụng đến bom nguyên tử, ném thẳng vào Hà Nội như họ đã từng làm với Nhật để kết thúc chiến tranh. Thế nên cả hai cùng đi lánh nạn. Ông Hồ qua Bắc Kinh, tướng Giáp đến Budapest.

Lời đồn đoán này không phải là không cơ sở. Ông Hồ từng vào sinh ra tử, từng thay tên đổi họ trên trăm lần, qua mặt những trùm mật thám, sở cẩm Tây, Tàu, vào tù ra khám như đi chợ. Một bậc cao thủ, một đấng đa mưu túc kế. Ông Hồ đâu phải con bò để cho Lê Duẩn muốn dắt đâu thì dắt, muốn cột đâu thì cột. Nếu tướng Giáp không cáo bệnh, không xin nghỉ, thì Lê Duận có ba đầu sáu tay, cũng không thể cưỡng bức một ủy viên bộ chính trị, tổng tư lệnh, tổng tham mưu trưởng, bộ trưởng quốc phòng, đi đâu được.

Trong bài ông cũng ca ngợi tướng Giáp “không tham gia vào những tội ác… trong những vụ tàn sát đẫm máu như cải cách ruộng đất hay Nhân văn Gia Phẩm… ” Thưa nhà văn, nhìn thấy người đang bị bách hại mà mình không có một động thái gì để cứu nạn nhân thì đó là một kẻ tòng phạm không hơn không kém.

Ông viết “Không vào chỗ dành riêng cho tầng lớp vua quan xa dân ở Mai Dịch, Võ Nguyên Giáp về với dân gian Việt Nam ở doi đất bình dị ven biển Vũng Chùa, Quảng Bình quê nhà”. Ông kết luận rằng tướng Giáp đã về với dân.

Tướng Giáp muốn về với dân sao lại không chọn nghĩa trang Vị Xuyên, Cao Bằng, sao không chọnnghĩa trang Trường Sơn, hay nghĩa trang Quốc Tế ở Xa Mát, Tây Ninh.

Tướng Giáp chọn một mình một cõi, các nhà phong thủy ví đó là đất của “ngọa hổ tàng long”, chỉ có các bậc đế vương mới chọn nơi an nghỉ vĩnh hằng như vậy. Tầng lớp tiện dân, chết chưa có đất chôn, đâu dám mơ đến việc có voi chầu hổ phục.

Nhà văn thử tính toán lại xem tổng chi phí cho đám tang tướng Giáp là bao nhiêu, chưa kể đến một đại đội đang canh giữ phần mộ 24/24 giờ hằng ngày, hẳn ông có câu trả lời rằng tướng Giáp ở với quan hay về với dân.

Cha anh chúng ta nhập đồng, yêu nước nghĩa là yêu chủ nghĩa cộng sản, đã ôm mã tấu lao vào họng súng, mang lại hào quang cho tướng Giáp. Con em chúng ta lên đồng, yêu nước nghĩa là yêu đảng, còn đảng còn mình, ôm hoa lao vào khóc một người không bao giờ bỏ đảng. Nhưng khi thoát đồng, họ cũng yêu miếng sushi không thua kém gì tình yêu giành cho tướng Giáp.

Nhà văn tâm sự rằng “không thể góp giọng trong dàn đồng ca kia”. Ông chờ sự yên tĩnh trở lại rồi ông mới lên giọng.

Thưa nhà văn,

Ông có một giọng nam cao, cuồn cuộn mà êm ái, sang sảng mà du dương. Giọng của một người hát thánh ca trong vai lĩnh xướng.

5.11.2013

Trần Hồng Tâm

Nguyên trung úy QĐND

© Đàn Chim Việt

25 Phản hồi cho “Thư ngỏ gửi nhà văn Phạm Đình Trọng: Không đồng ca, nhưng lĩnh xướng”

  1. hoai nguyen says:

    Trước đây tôi nghĩ ông phạm đình trọng đã nhìn ra được sự thật nhưng thực tế không như vậy , ông vẫn u mê , tăm tối với chủ nghĩa cộng sản ! võ nguyên giáp không phạm tội ác ? hãy nhìn lại hắn đã làm gì khi giữ chức vụ bộ trưởng bộ nội vụ cuối thập niên 40 và dài dài suốt cuộc đời của hắn khi nắm quyền chức trong tay ! Tôi cũng đồng ý với tác giả , phải đau lòng với một sự thật , nếu VN còn là một thuộc địa của Pháp , người dân VN sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn ngày hôm nay !

  2. lethan says:

    ” … chúng ta chấp nhận hy sinh để đổi lấy một chính quyền độc lập. Nhưng chính quyền mới này lại tồi tệ hơn chính quyền của Pháp trước đây. Vậy hàng triệu người ngã xuống để đánh đổi lấy gì ?

    Nếu Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp, thì bây giờ chúng ta không mất Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, chúng ta không mất Hoàng Sa, Trường Sa…

    Lịch sử đôi khi chỉ là những trò trớ trêu và cay nghiệt. Chúng ta đánh Pháp, đuổi Mỹ ở cổng trước, nhưng lại rước Tầu, mời Nga vào cổng sau…” – Tác giả: Trần Hồng Tâm .

    Đúng . Hoàn toàn đồng ý với tác giả .

  3. lethan says:

    Quang Phan says:
    03/12/2012 at 00:40

    Những tên hèn nhát trong bộ đội Cộng sản :

    “ Thủ Lỉnh Bình Xuyên” – Trích- “ Người ta còn nhớ trong buổi họp chiêu dụ Bảy Viễn, trước mặt bá quan văn võ, trước mặt tướng Nguyễn Bình- tên trùm Việt minh khủng bố ở Nam Bộ thời chống Pháp, Bảy Viễn chửi và nói thẳng ông ghét người miền Bắc.

    Bảy Viễn đứng thẳng lên không nhìn chủ tọa mà ngó ngay Nguyễn Bình:

    Trước khi trả lời bốn điều thắc mắc của Khu trưởng Nguyễn Bình, tôi xin nói thẳng điều này, cá nhân Bảy Viễn không tin người Bắc, Tôi cũng không khoái mấy cha chính trị viên.. Khi mới lập bộ đội, gian khổ chết chóc thì không thấy các cha đâu, khi bộ đội thành nề nếp, có đại đội, có tiểu đoàn rồi thì các cha vác mặt tới đòi chia quyền chỉ huy.”

  4. Tú sườn says:

    Hai Bác cho cháu xin. Hai Bác là hai sỹ quan của QĐND . Còn cháu đây là con của cựu Thiếu Tá của Quân Lực VNCH. Hai Bác giống như hai người đang đứng hai bên hông của một con voi ,mà hai Bác không ai chịu đi chung quanh của con voi , để xem con voi này có cái gì tốt và cài gi không tốt ,trước khi hai Bác rước chúng về nhà , mà bây giờ chúng đả , đang và sẻ cày mã tổ của giòng họ hai Bác .
    Bác thi cho rằng Nguyễn Chí Thanh tốt hơn Vỏ Nguyên Giáp hoặc ngược lại . Đại khái là hai Bác có lên tiếng cho tình hình đất nước hiện nay . Nhưng hai Bác ít hoặc nhiều vẩn còn đầu óc , tính toán ,mưu lược xảo trá của người CS.
    Hai Bác , sống với chúng , cuối đầu phục vụ chúng , cho đến cuối đời bị chúng vắt chanh và nuốt luôn cả vỏ ( thông thường thì vắt chanh bỏ vỏ , nhưng CS thì ăn luôn , tại vì CS ăn luôn vỏ để làm phân bắc). Không chỉ hai Bac thôi mà còn nhiều người giống hai Bác lắm : như Bác Nguyễn Trọng Vỉnh , Nguyễn văn An …..
    Hai Bác cho cháu hỏi : được bao nhiêu người khi còn đang phục vụ cho CS mà lên tiếng giúp cho đất nước , hay chỉ sau khi họ về hưu với đồng hưu chết đói ,họ mới bắt đầu lên tiếng ?????? Hai Bác chắc bây giờ mới biết tại sao họ phải mua ghế để ngồi mà cướp bóc tham nhũng , thì khi về già ngậm miệng mà ăn. Còn những người ngồi ghế hữu danh vô thực thì ráng la bai bải để kiếm cái mà ăn lúc tuổi già chứ. Hai Bác chắc biết đạo đức toàn xả hội VN hiện nay là đạo đức của Ong Hồ Chí Minh ,mà chúng con phải học hằng ngày từ tiểu học đến trung học , cái đạo đức mà con thì giết cha mẹ ,anh em thi giết nhau ,vợ thì giết chồng con đề đạt dược cái mà họ mong muốn , đôi khi chỉ là nhửng chuyện rất là nhỏ nhặt.q
    Nếu hai Bác còn có lương tâm với đất nước , hai Bác làm ơn phải nói cho rạch ròi : Tất cả CS là loài sâu bọ lên làm người ,không một người nào là tốt cả . Cần phải diệt trừ giống như diệt trừ virus , diệt trừ từ ngọn đến gốc rể ngay từ bây giờ , mới mong rằng nhiều thế hệ sau con cháu chúng ta mới đúng là con người Việt Nam.
    Sự thật thì mích lòng ,mong hai Bác thông cảm . Hy vọng thư ngắn như hai Bác hiểu được nhiều và hai Bác nên tuyên truyền đến con Cháu hai Bác hiểu cho đúng về người CSVN hay CS nói chung . Chúc hai bác khoẻ mạnh và sống lâu để thấy được một ngày thực sự thay đổi trên đất nước Việt Nam. Chào hai Bác

  5. BUILAN says:

    “Trong bài viết, ông có đề cập đến bữa ăn tối ngày 5 tháng 7 năm 1967 do Hồ Chí Minh khoản đãi tướng Thanh trước khi trở lại chiến trường. Ông mô tả đó là bữa ăn “đạm bạc”. Ông có đọc được nhật ký ở phủ chủ tịch, hay có gặp đầu bếp nấu bữa ăn đó không? Tôi nghi ngờ tính “đạm bạc” của bữa ăn tối lịch sử này.

    Rồi ông kể tiếp Nguyễn Chí Thanh “rạo rực nghĩ đến chiến thắng trong tầm tay”, “âm thầm vui sướng đến mất ngủ. Quá phấn kích, rạng sáng ngày 6.7.1967, ông bị cơn nhồi máu cơ tim cướp đi mạng sống.”

    Tướng Thanh thao thức trong đêm cuối, trước khi xa vợ con nghe có vẻ hợp lý hơn. Cơn nhồi máu cơ tim xẩy ra lúc ba giờ sáng. Căn nguyên có thể là di truyền, cao Cholesterol, cao huyết áp, hút thuốc nhiều. Mất ngủ chỉ là một yếu tố phụ vào căn bệnh đã tiềm ẩn từ lâu. Cách ông mô tả đêm cuối cùng của tướng Thanh, có vẻ suy diễn và gán ghép làm tôi nghi ngờ về những nguồn sử liệu mà ông đã viện dẫn.

    Tôi dã từng viết ” Báo chí MN xưa có mục “Xe cán chó “- Con chó chết cũng đăng tin ” Vậy thì taị làm sao một vị tương tên tuổi như NCT mà caí chết cuả ông ta cứ mờ mờ aỏ aỏ ???
    Thượng cấp cuả ông đâu
    Thuộc cấp cuả ông đâu
    Con cháu cuả ông đâu ???

    XV đã tả chi tiết về cái chết cuả NCT trong cục R !
    Tôi cũng từng đọc một tập tl phỏ biến hãn chế: NCT chết tương tự như nv PĐT viết !
    Tôi là LÍNH ! Tôi muốn biết SỰ THẬT về CAÍ CHẾT cuả các vị TƯỚNG (dù là cuả mình hay cuả phía địch quân)
    Thêm cả Tướng Nguyễn Bình nựa !
    VNG có nhúng tay vào việc TRỪ KHỮ nầy không ? “AI trồng khoai xứ nầy ???”
    Kính

    • Austin Pham says:

      Thưa anh,
      Tôi tin chắc rằng ông Phạm Đình Trọng không phải là chứng nhân của việc tướng Nguyễn Chí Thanh đã dùng cơm tối với “bác” trước khi chết. Xuân Vũ và Dương Đình Lôi không có mục đích chính trị khi kể lại vì sao mà tướng Thanh đã dời hộ khẩu xuống miền…dưới. Họ đã viết rằng, Thanh bị chết vì 1 nhánh cây to rớt đúng vào đầu sau khi bước ra khỏi miệng hầm, sau 1 trận oanh tạc dữ dội của B52. Như vậy vết thương của ông ta là do xuất huyết não, do hộp sọ bị nứt vỡ, không do bom đạn gì cả. Nạn nhân chắc hẳn sẽ không chết liền mà sẽ rơi vào coma. Tôi tin rằng tướng Thanh đã được chở về Hà Nội và vào quân y viện bằng trực thăng vận từ lãnh thổ Cam Bốt-cùng một cách mà vợ của ông ta đã vào để thăm ông ta trước đó. Nhìn từ góc độ của người cộng sản thì bất cứ cái chết nào cũng phải được “xào nấu” kỷ càng để không mang bất lợi cho họ, nếu dùng được để tuyên truyền thì càng tốt. Đó là lý do mà Hồ Chí Minh đã phải chết vào ngày 3/9/1969, Nguyễn Văn Trỗi thì phải gọi tên “bác” 3 lần, Tô Vĩnh Diện thì phải lấy thân chèn pháo, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lổ châu mai…
      Đồng ý là có sự xác nhân của gia đình tướng Thanh về cái chết của ông ta, nhưng xin lỗi- đã từng là dân dưới chế độ cộng sản thì tôi chỉ nghe rồi bỏ. Tôi tin rằng tướng Thanh đã từng về để họp với bộ chính trị và sau đó đã trở lại chiến trường miền nam, nơi mà ông ta là chủ xị. Không may khi vừa trở vào thì bị sự kiện “bà bắn” như Xuân Vũ kể lại. Chắc chắn nhiều người đã thấy ông ta ngoài Hà Nội vào lúc ông ta về để họp, nhưng không phải ai cũng biết ông ta còn ở lại hay đã về “R” khi nào vì đó là bí mật quân sự. Tôi hoàn toàn không tin việc tướng Thanh “nằm lì” ở Hà Nội cả hai tháng, mặc kệ chiến trường nóng bỏng ở miền nam. Cộng sản Hà Nội không thể cho tướng Thanh chết tại chiến trường miền nam cho dù nó là sự thật, một chiến trường khốc liệt mà việc sinh bắc, tử nam đã trở thành nỗi ám ảnh trong tâm khảm của mỗi chiến binh “cụ hồ” vì nó sẽ gia tăng ảnh hưởng tâm lý đối với các binh sĩ đang chiến đấu và cả các tân binh sau này. Tướng mà còn chết, huống chi lính.
      Nếu xác của ông Thanh còn đó thì hộp sọ sẽ có vết nứt, ngay…luân xa số sáu. Có hay không chính là câu trả lời cho mọi giả thuyết, đơn giản là vậy!
      Đừng nghe những gì cộng sản nói, và cũng đừng tin những gì cộng sản…thề!

  6. Trúc Bạch says:

    Cái chết của tướng Thanh

    Có nguồn tin nói rằng, ông bị đầu đọc mà chết, do tranh dành ảnh hưởng .

    Cũng có người nói là tướng Thanh bị “nhồi máu cơ tim” là do ông đã “làm việc quá sức” trong đêm cuối cùng – trước khi vào Nam – nên bị “chết trên …bụng ngựa” (thay vì “chết trên lưng ngựa” như các vị tướng trong truyện Tàu) (*)

  7. Lãng Du says:

    Thằng tui đã có lần nói: Bài của Trần Hồng Tâm đọc đến đâu…sướng đến đó..
    Bài này cũng không ngoại lệ.
    Lý luận chính xác.
    Hành văn bén ngọt.
    Xin cám ơn THT

  8. Người Sài Gòn says:

    Bài viết hay quá, nhất là khi liên hệ với xuất thân của tác giả. Dù sao, cho phép tôi thận trọng với ý kiến của ông về người Mỹ và người Pháp, dù rằng tôi đang là công dân Mĩ. Tôi viết những dòng này vì băn khoăn về sự an toàn của ông và gia đình. Mong ông cẩn trọng.

  9. nguenha says:

    Chuyện như đùa! ” Ông Giáp không tham gia vào những tội ác…” Cho đến khi nhắm mắt lìa đời VNG vẩn là DVCS! Một Maxisleninist chính hiệu! PDT chưởi DCS,nhưng lại ca tụng DV VNG! Không khác nào,chống
    Tội ác,nhưng lại ca tụng người tham gia Tội Ác!!(chưa nói là gây ra Tội ác).Hoàn toàn đồng ý quan điểm THT.Cám ơn.

  10. Oan Khiên says:

    Bài viết hay quá, sau khi đọc bài này tôi lại suy nghĩ nhiều về bài viết của nhà văn Phạm Đình Trọng, nói chung tác giả của Về Với Dân cũng nói lên sự thật những gì ông biết và thấy trong lịch sử cuộc chiến tranh kéo dài, nhưng có thể ở mặt nào đó ông vẫn bị phỉnh lừa mà không biết mình bị lừa hoặc cả tin quá chăng?…Bởi vì sự dối trá trong những người lãnh đạo cộng sản quá là tinh ranh mà người ngồi gần bị u mê che lấp còn người ngồi xa hơn một chút lại thấy rõ… Xin trích hai đoạn sau đây: “Lịch sử đôi khi chỉ là những trò trớ trêu và cay nghiệt. Chúng ta đánh Pháp, đuổi Mỹ ở cổng trước, nhưng lại rước Tầu, mời Nga vào cổng sau.” và “Người ta đồn rằng Tướng Giáp nhận định nếu đánh mạnh qúa, dồn Mỹ vào chân tường. Có thể Mỹ sẽ sử dụng đến bom nguyên tử, ném thẳng vào Hà Nội như họ đã từng làm với Nhật để kết thúc chiến tranh. Thế nên cả hai cùng đi lánh nạn. Ông Hồ qua Bắc Kinh, tướng Giáp đến Budapest.” Đúng là giặc vào cửa sau nguy hiểm hơn giặc cửa trước gấp vạn lần, hơn nữa chúng lại được chủ nhà rước về; Hồ và Giáp cũng chẳng nghĩ gì đến quân lính khi trận chiến Mậu Thân do họ tung hô xúi giục, và họ cũng đã tìm đường tẩu để thủ thân…Tóm lại đọc cả hai để hiểu nhiều hơn nữa về lịch sử đau buồn của dân tộc mà những người đem chủ nghĩa cộng sản về báo hại dân tộc Việt Nam làm mất mát quá nhiều từ xương máu đồng bào đến chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải…

Leave a Reply to Người Sài Gòn