WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Công ước chống tra tấn dưới góc nhìn của các cựu tù nhân

Thương tích trên người ông Nguyễn Mậu Thuận sau khi bị công an tạm giam. (Nguồn: Người Lao Động)

Thương tích trên người ông Nguyễn Mậu Thuận sau khi bị công an tạm giam. (Nguồn: Người Lao Động)

Công ước Liên Hiệp Quốc chống tra tấn tên tiếng Anh là United Nations Convention against Torture (UNCAT) ra đời từ năm 1984. Mới đây, Việt Nam đã đặt bút ký vào công ước này và chính thức trở thành thành viên thứ 155. Nhìn vào danh sách các nước tham gia công ước, một người có chút lương tri hẳn phải thấy xấu hổ. Việt Nam ký kết công ước sau cả những nước vốn bị coi là lạc hậu trên thế giới như Ghana, Gabon, Honduras, Iraq, Marocco…

Tình trạng bức cung, ép cung, đánh đập hay dùng nhục hình với tù nhân không phải là hiếm hoi trong xã hội Việt Nam. Mới đây, khi tù nhân Nguyễn Thanh Chấn được minh oan, người ta đã được nghe nhân chứng sống này kể lại những thủ đoạn rùng rợn của cơ quan điều tra Việt Nam. Điều đáng nói, ngay sau đó hàng loạt vụ án oan sai khác được chính báo chí trong nước đề cập tới. Nhưng dù sao, ông Chấn hay những người mà báo chí mới đề cập tới, cũng may mắn hơn nhiều người đã lìa đời với một thân thể dập nát và không bao giờ có cơ hội kể về những điều đã xảy ra với mình.

Nhân sự kiện Việt Nam ký công ước, để tìm hiểu thêm về việc đối xử với các tù nhân Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn 3 cựu tù nhân lương tâm. Cả 3 đã cùng trả lời những câu hỏi như sau:

1- Mới đây, hôm 7/11/2013, Việt Nam đã ký vào công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và trở thành thành viên thứ 155 của công ước này. Từng là tù nhân, theo ông/ bà, có hay không việc tra tấn tù nhân ở Việt Nam trong những năm qua?

2- Tra tấn theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, không chỉ là bạo hành về thể xác mà còn có thể là hạ nhục, đầy đọa về tinh thần nữa. Cá nhân ông/ bà đã gặp chuyện này chưa?

3- Trong các nhà tù Việt Nam, việc đối xử với các tù nhân chính trị có khá hơn tù thường phạm không?

4- Theo đánh giá của ông/ bà, liệu có sự biến chuyển nào không, sau khi Việt Nam tham gia vào công ước này?

Ông Lê Thăng Long

Ông Lê Thăng Long

Ông Lê Thăng Long

1- Thực tế tại Việt Nam tình trạng tra tấn và đối xử vô nhân đạo với tù nhân vẫn còn tồn tại khá, tuy có tiến bộ so với trước đây. Tình trạng tạm giam, tạm giữ bi tra tấn vẫn còn không ít. Kể cả có trường hợp đánh chết người, mà báo chí gần đây đã nêu lên, mới được nói đến. Việc tra tấn đối xử vô nhân đạo còn thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: tra tấn thể xác và tinh thần, tra tấn bí mật và công khai, tra tấn trực tiếp và gián tiếp. Gây khó khăn cho gia đình tù nhân cũng là hình thức tra tấn gián tiếp.

Công an “bật đèn xanh” cho người tù đánh người tù cũng là một hình thức tra tấn. Giam trong phòng đặc biệt, cùm chân cũng là một hình thức tra tấn. Hiện tại, tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức đang bị đối xử, giam giữ “đặc biệt” tại Xuyên Mộc là một minh chứng cụ thể.

Tôi cho rằng, tình trạng chung này không phải là chủ trương của nhà cầm quyền Việt Nam, nhưng với thể chế, cơ chế lãnh đạo, quản lý đất nước như hiện nay thì sẽ dung túng và bao che cho những tệ nạn này còn nhiều và biến dạng tinh vi hơn.

2- Tôi đã gặp trường hợp này không chỉ 1 lần trong trại tạm giam, quá trình xử án và tại trại giam. Xin chỉ nêu 1 điển hình: Những người yêu nước như chúng tôi đúng ra phải được bất cứ chính quyền nào có lương tri đối xử trân trọng, cảm ơn và khen thưởng vì những cống hiến xây dựng, ôn hòa cho đất nước, cho nhân dân (nhưng chỉ là mơ … đối với thể chế cầm quyền hiện nay)! Ngược lại, chúng tôi đã bị tìm cách biến thành những kẻ tội phạm trong mắt người dân để hạ nhục chúng tôi trước công chúng, đày đọa về tinh thần gia đình chúng tôi.

3- Theo tôi, có khá hơn tù thường phạm ở những mức độ đối xử thông thường, tức là ít có trường hợp đánh đập, tra tấn trực tiếp. Tuy vẫn còn có xảy ra như trường hợp 3 nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi người lao động là Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương.

Nhưng mặt khác, tù nhân chính trị gặp nhiều nguy hiểm và bị tra tấn, đối xử vô nhân đạo một cách tinh vi hơn. Chẳng hạn, những quyền lợi của tù thường phạm thông thường thì tù nhân chính trị không được hưởng đầy đủ như các chế độ thăm gặp gia đình, sách báo, v.v… Những tù nhân chính trị thường không được giảm án và bị đối xử hà khắc hơn. Trường hợp các tù nhân chính trị, lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Cường, Phan Ngọc Tuấn… bị đối xử tại trại giam, tạm giam thời gian qua là những ví dụ cụ thể nhất về việc bị tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo một cách tinh vi hoặc tàn nhẫn.

4- Theo tôi việc tham gia vào công ước này là dấu hiệu và tiền đề cho những biến chuyển. Tuy nhiên, nó không tự nhiên đến. Vai trò của Liên Hợp Quốc trong thời gian qua ở Việt Nam vẫn còn mờ nhạt về các vấn đề giám sát và đảm bảo thực thi những công ước đã ký. Việc này cần phải được thay đổi.

Chúng tôi cũng kêu gọi các tổ chức quốc tế có liên quan giám sát thật tốt việc thực thi công ước này của phía Việt Nam. Chống tra tấn là một trong những hoạt động bảo vệ quyền con người. Công ước chống tra tấn là một công cụ pháp lý mang tầm quốc tế. Pháp luật của quốc tế mà quốc gia nào đã tham gia và được công nhận phổ quát toàn cầu có mức độ cần phải được tuân thủ cao hơn pháp luật của quốc gia đó.

Trách nhiệm của chính quyền trong việc thực hiện Công ước là phải phổ biến, diễn giải chính xác cho nhân dân quốc gia mình được nắm vững, đồng thời đảm bảo việc thực thi đầy đủ công ước này trên thực tế. Bằng hoạt động bảo vệ quyền con người tiếp nối tinh thần của cụ Phan Chu Trinh “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, phong trào Con đường Việt Nam sẽ tích cực vận động nhân dân, lên tiếng mạnh mẽ với nhà cầm quyền để Công ước này sớm thực thi đầy đủ tại Việt Nam.

 

Bà Phạm Thanh Nghiên. Ảnh FB

Bà Phạm Thanh Nghiên.

Bà Phạm Thanh Nghiên

1- Nhân danh một cựu tù nhân lương tâm, bằng sự trung thực và trách nhiệm với sự thật tôi khẳng định việc tra tấn tù nhân ở VN là chuyện rất phổ biến. Chỉ có điều, nó không được phản ánh trung thực và đầy đủ trên báo chí, một nền báo chí bị bịt miệng được gọi ngắn gọn dưới cái tên “báo chí lề đảng”.

Những người tù từng bị tra tấn thường không có cơ hội để phán ánh sự thật ra công luận. Và dù có, họ cũng chịu đủ mọi sức ép, thậm chí hiểm nguy nên không dễ gì họ bộc bạch trước công luận. Đặt giả thiết, nếu được bảo vệ, được đảm bảo an ninh cá nhân một cách tuyệt đối, những cựu tù thậm chí những người tù đang thi hành án chắc chắn sẽ cho chúng ta biết những sự thật kinh hoàng, ngoài sức tưởng tượng.

Trong 4 năm tù, tôi đã nghe hàng trăm câu chuyện như thế. Tất nhiên không phải những chuyện tôi đã nghe đều chứa 100 % sự thật. Nhưng cho dù chỉ là vài chục phần trăm thôi thì nó cũng kinh khủng lắm rồi.

2- Mặc dù suốt 4 năm tù, tôi chưa từng bị đánh đập nhưng xét theo định nghĩa của LHQ thì tôi thật sự là một nạn nhân, là một nhân chứng sống.Tôi từng bị giam mấy tháng trời trong một căn phòng rộng chưa đầy 6 mét vuông. Không có cửa sổ, thiếu ánh sáng… bị phân biệt đối xử. Những người tù hình sự khác không được kết bạn hay giao tiếp công khai với tôi chỉ vì tôi bị cho là “phần tử nguy hiểm”.

Họ-công an trại giam- có rất nhiều lý do để “trừng phạt” những người tù kia. Có thể nói không ngoa rằng, mỗi ngày của người tù là một sự đầy đọa. Để trả lời câu hỏi này, tôi có thể phải viết thành một cuốn hồi ký. Tôi chỉ phác họa sơ sơ để các bạn hình dung ra mà thôi.

3- Cai tù, được gọi dưới cái tên là “cán bộ trại giam” thường nói với tôi rằng tôi là một trường hợp rất ít ỏi được đối xử có phần “ưu ái” hơn những người khác. Tôi hiểu ưu ái của họ ở đây là tôi không bị tống vào buồng kỷ luật khi từ chối lao động. Tôi từ chối lao động vì đơn giản tôi không có tội và chưa từng nhận tội mà mình không có. Hay trong các giao tiếp với CBTG, tôi luôn tỏ ra bình đẳng, không khúm núm, không gọi họ bằng “ông, bà” xưng cháu mà vẫn không bị… khiển trách. Hay khi họ đáp ứng một số yêu cầu chính đáng của tôi mặc những yêu cầu đó đều nằm trong khuôn khổ, trong chính sách mà người tù được hưởng cũng coi như một sự “ưu ái”.

Thực ra, đó là những chuyện rất bình thường nhưng lại không hề bình thường bởi hầu hết các tù nhân khác thường rất khúm núm, sợ sệt hoặc nịnh nọt khi giao tiếp với cai tù. Thật buồn cười! Trên thực tế, những tù nhân khác được gọi điện về nhà còn tôi thì không. Họ không bị giám sát khi được gặp thân nhân còn tôi thì ngược lại. Luôn có ít nhất 2, có lúc đến 4 công an ngồi kèm và sẵn sàng cắt ngang cuộc gặp nếu …trao đổi quá giới hạn, tức là nói nhiều sự thật trong trại. Và còn nhiều lắm, không thể liệt kê hết được.

4- Liên Hiệp Quốc đã có bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân quyền 1946, nhưng đã hơn 30 năm trôi qua kể từ ngày Việt Nam là thành viên của Liên Hiệp Quốc, nhưng nhiều quyền mà người dân VN lẽ ra đáng được hưởng trên thực tế thì hiện nay vẫn còn là trên lý thuyết. Bản thân Hiến pháp VN cũng có quy định một số quyền tự do căn bản cho người dân nhưng lại “đẻ” ra vô số điều luật và văn bản dưới luật thủ tiêu các quyền căn bản đó. Nếu chính quyền biết tôn trọng các quyền con người căn bản của người dân, thì cho dù họ không ký Công ước chống tra tấn, hay bất kỳ Công ước Quốc tế nào về quyền con người, thì người dân VN cũng đã “mãn nguyện” lắm rồi.

Cho nên tôi khẳng định, việc ký kết Công ước chống tra tấn chỉ là một bước đi nhằm vận động lá phiếu cho chiếc ghế thành viên HĐNQ LHQ. Chính quyền không bao giờ muốn trả lại cho người dân những quyền làm người căn bản. Tất cả đã được chứng minh trên thực tế. Và dù nếu họ có muốn ngăn chặn hay loại bỏ việc tra tấn đi chăng nữa, cũng là điều không tưởng. Giống như việc nếu họ chống tham nhũng chẳng khác nào tự lấy dao xẻo vào mũi mình. Nên nhớ, bạo lực là thương hiệu của cộng sản. Trong lĩnh vực điều tra (các vụ án hình sự) nếu không “tra tấn”, không “ép cung” mà chỉ dựa vào các yếu tố như “tài năng”, “đạo đức” và tinh thần “thượng tôn pháp luật” của giới điều tra viên thì không thể “phá án”, không thể làm giầu nhờ “chạy án” được. Tất nhiên không phải 100% là thế. Nhưng điều đó rất phổ biến. Ký Công ước chống tra tấn, một hình thức “làm đẹp” cho khuôn mặt vốn đã nham nhở của chính quyền mà thôi.

Tôi không hy vọng vào một sự chuyển biến nào sau khi VN ký công ước này. Nếu có, cũng chỉ là hình thức hay một cuộc …mặc cả nào đó với QT mà “nạn nhân” không được biết về cái giá của mình. Chưa bao giờ tôi mong mình sai như lúc này.

 

Ông Nguyễn Bắc Truyển

Ông Nguyễn Bắc Truyển

Ông Nguyễn Bắc Truyển

1- Tháng 11/2006, tôi bị bắt và bị giam tại số 4 Phan Đăng Lưu – cơ quan an ninh điều tra TP HCM. Tại đây tôi bị giam trong một phòng giam nhỏ và tuyết đối kín, 2 lớp cửa. Phòng giam kín đến nỗi dưỡng khí bị giới hạn đến mức có lúc không thở được, đó là chưa nói đến nhiệt độ trong phòng rất nóng. Tôi đã nhiều lần phản đối với trại giam, điều tra viên và viện kiểm sát về tình trạng giam giữ tồi tệ nhưng họ phớt lờ. Tôi cho rằng họ đã dùng những hành vi giam giữ vô nhân đạo đối với tôi.

Khoảng hai tuần, sau khi bị bắt tôi bị rơi vào tình trạng đau đầu và chóng mặt, tôi nghĩ rằng có thể do dưỡng khi trong máu đã không đủ cung cấp cho não bộ.

Phòng giam nhỏ, do đó việc ăn uống ngay cạnh hầm vệ sinh. Họ còn tra tấn bằng cách mở một ngọn đèn vàng 24/24, ngay cả khi đi ngủ.

Lúc đó, tôi vô cùng ngạc nhiên vì bị giam giữ một cách khắc nghiệt trái với các quy định của luật tố tụng hình sự hiện hành, nguyên tắc xét xử công bằng…

Nhưng những gì tôi nghe người tù thường phạm kể thì thật kinh khủng, hầu hết những người tù này đều bị tra tấn khi thẩm vấn và không có cách nào khác là phải “hợp tác”, phải chấp nhận sự bức cung…mà không thể phản kháng. Những oan ức mà họ phải gánh chịu, thật sự là một thảm họa cho ngành tư pháp Việt Nam.

2- Người tù thường nói: tù đày, tù thì phải bị đày để nói những cơ cực cam chịu. Những người tù thường phạm đều gặp phải những tình trạng bị hạ nhục phẩm giá như bị cùm chân khi chuyển trại hay bị giam trong phòng kỷ luật; bị cưỡng bức lao động; bị cai ngục hành hạ, đối xử không tôn trọng dù họ có thể họ đáng tuổi cha, tuổi ông của những viên cai ngục…

Bản thân tôi cũng bị họ đối xử vô nhân đạo, hạ thấp phẩm giá nhưng vì là những người tù chính trị, một dạng tù khá đặc biệt trong trại giam nên những thái độ như vậy dần dần phải thay đổi. Cai ngục hay tù nhân thường phạm có sự tôn trọng nhất định đối với tù nhân chính trị.

3- Trong nhà tù hiện nay tại Việt Nam, những nhà tù có giam tù nhân chính trị thì đa phần là các tù nhân chính trị bị giam riêng (giam cách ly) với tù nhân thường phạm. Nguyên do là trại giam e ngại những ảnh hưởng của tù nhân chính trị đối với tù nhân thường phạm.

Đối với tù nhân chính trị, trại giam Xuân Lộc nơi tôi bị giam thi hành án tù 3 năm 6 tháng, họ kiểm soát rất gắt gao về không gian giam giữ, về thông tin, báo chí, sách vở, bút viết…những quyền lợi gọi điện thoại cho gia đình mỗi tháng 1 lần, thăm gặp 24 tiếng với gia đình, sinh hoạt thể thao hay văn nghệ với toàn trại… đều bị cấm. Phần ăn, nước sinh hoạt hàng ngày…thì họ cung cấp đúng quy định (nhưng so với thực tế là không đủ dùng).

Thời gian đầu tại trại giam Xuân Lộc, tôi bị cưỡng bức lao động, nhưng sau đó do phản kháng của các tù nhân chính trị và gia đình bên ngoài thì chúng tôi được lao động nông nghiệp và hưởng tất cả những gì mình trồng. Nhưng vẫn có một số tù nhân lương tâm (đấu tranh tôn giáo) vẫn bị buộc lao động nếu họ bị giam chung với tù thường phạm. Đối với tù nhân thường phạm thì việc kiểm soát ngược lại và họ bị cấm tiếp xúc với tù nhân chính trị.

Trong thời gian gần đây, một số tù nhân chính trị bị ép phải nhận tội trong trại giam thi hành án, bị đày xa nhà hàng ngàn km, bị cưỡng bức lao động, bệnh không được chữa trị theo đúng bệnh viện chuyên khoa, thường xuyên bị chuyển trại giam…tôi cho rằng đây là sự giam giữ vô nhân đạo trái với luật thi hành án phạt tù của Việt Nam hay luật pháp quốc tế và đặc biệt là trái với công ước quốc tế Chống tra tấn mà Việt Nam vừa tham gia. Các trường hợp đó có thể kể tên như chị Mai Thị Dung, Đỗ Thị Minh Hạnh, ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), chị Tạ Phong Tần, anh Nguyễn Xuân Nghĩa, Bùi Văn Thâm, anh Nguyễn Hửu Cầu, ông Nguyễn Văn Lía…

4-  Việt Nam tham gia vào tuyên ngôn nhân quyền quốc tế, công ước quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị, công ước chống buôn người, tuy nhiên nhà cầm quyền Việt Nam đều diễn giải và áp dụng rất tùy tiện vào luật nội địa. Hầu như, nhà cầm quyền Việt Nam vô hiệu hóa những cam kết với cộng đồng quốc tế. Ngay như việc phổ biến các văn kiện ký kết với quốc tế cho người dân Việt Nam, họ cũng không thực hiện.

Theo LUẬT KÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ, điều 6 khoản 1 có quy định: “Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế”. Nhưng giữa lời cam kết và thực hiện còn nhiều khoảng cách.

Theo tôi,hệ thống truyền thông trên internet và các nhà hoạt động phải cùng nhau phổ biến các điều ước mà nhà cầm quyền CSVN tham gia ký kết đến với người dân để họ có thể tự bảo vệ mình hay cũng biết nhờ ai khi mà họ bị oan sai, bị đàn áp, bị tra tấn ép cung…Ngoài ra, cũng cần phải đấu tranh để tách hệ thống giam giữ ra khỏi bộ Công an và chuyển sang bộ Tư pháp, không để cho bộ Công an một mình một chợ, bắt và giam giữ người tùy tiện như hiện nay.

© Đàn Chim Việt

23 Phản hồi cho “Công ước chống tra tấn dưới góc nhìn của các cựu tù nhân”

  1. Huỳnh says:

    Phải có trình độ photoshop siêu đẳng thì mới chỉnh sửa để tạo được bức ảnh đăng ở đầu bài báo đã đăng có những vết “tra tấn” như thật. Thán phục!

    BBT: Hình đây, thưa bạn. Bằng này đường link với bạn đã đủ chưa? Báo lề phải dùng photoshop ư?.

    http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/594102/Bon-cong-an-danh-chet-nguoi-truong-CA-xa-tu-chuc-tpov.html

    http://nld.com.vn/ban-doc/chet-bat-thuong-o-tru-so-cong-an-20120831103013281.htm

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/09/120902_police_charges.shtml

    • Tien Ngu says:

      Cò à,

      Cái hình này DCV đã chua cái ngưồn nà từ tờ báo Người Nao Động. Mở cái con mắt hí lên trước khi hát sảng, cò?

      Thấy thương quá. tự mềnh chửi…mình…

      • Huỳnh says:

        Kể cả báo nhà nước đăng cái hình ấy tôi cũng không tin, vì “Ảnh do gia đình nạn nhân cung cấp”. Một bộ phận công an đã trở thành kiêu binh nên chúng đánh người bị thương nặng hoặc đánh chết người, thậm chí đánh bị thương nặng hoặc đánh chết nhiều người là chuyện có thật, tôi tin. Nhưng nhìn vết thương ở 2 đùi của nạn nhân gần như thẳng tắp, giống như dùng dao để rạch thì khó tin quá. Công an đánh người bằng cách dùng tay, chân, dùng dụng cụ nghiệp vụ của họ để tra tấn thì sự thật là có nhiều, nhưng dùng dao để rạch thì tôi chưa nghe, chưa thấy.

  2. noileo says:

    Trích: “Cuộc bỏ phiếu kín diễn ra trong không khí vô cùng hồi hội,” (Lê Hương Lan)

    Với phát biểu trên, @Lê Hương Lan cho thấy @Lê Hương Lan không thua Hồ chí Minh chút nào trong nghề bịp, cho thấy cái còm của @Lê Hương Lan đầy tính cách bịp bợm !

    Các cuộc bỏ phiếu ở Liên Hiệp quốc luôn luôn là minh danh, công khai!

    Người bỏ phiếu là ai? là một quốc gia, quốc gia hội viên! Các người trưởng phái đoàn, người bỏ phiếu, là đại diện cho quốc gia hộ viên, do đó có thể nói người bỏ phiếu là một quốc gia.

    Một quốc gia, chứ đâu phải mấy tên đại biểu hèn hạ của cái cuốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, mà phải bỏ phiếu kín.

    Minh danh, công khai trong các cuộc bỏ phiếu tại LHQ không chỉ là “bổn phận”, mà còn là “quyền hạn” của một quốc gia hội viên!

    Đòi hỏi quốc gia hội viên bỏ phiếu kín là coi thường cương vị một quốc gia độc lập có chủ quyền của quốc gia ấy.

    Một quốc gia phải, và muốn minh danh chịu trách nhiệm về hành động bỏ phiếu của mình tại LHQ, do đó các cuộc bỏ phiếu tại LHQ luôn luôn là minh danh, công khai, được ghi chép lại (record) làm tài liệu tham khảo sau này.

    Cũng cần nói thêm, trong phạm vi một quốc gia, khi người dân đi bầu, chọn lựa đại biểu, thì người dân phải bầu kín, phải đuọc bầu kín, để tránh mọi đe dọa & chi phối của nhà cầm quyền.

    Nhưng bản thân các đại biểu quốc hội, trong các cuộc bỏ phiếu tại quốc hội, phải chịu trách nhiệm về hành động bỏ phiếu của mình, phải chịu trách nhiệm trước cử tri về hành động bỏ phiếu của mình, ủng hộ hay bác bỏ một đạo luật nào đó, do đó các đại biểu quốc hội phải bỏ phiếu minh danh, công khai.

    Ở các nước dân chủ tự do như Mỹ, Anh , Pháp , Nhật… các đại biểu quốc hội, dân biểu, nghị sĩ phải chịu trách nhiệm về hành động bỏ phiếu của mình, ủng hộ hay bác bỏ một đạo luật, nên họ cũng minh danh bỏ phiếu, để cử tri xét đoán,

    Chỉ có mấy tên đại biểu hèn hạ của cái quốc hội hèn hạ của nước CHXHCNVN, lúc nào cũng lấm la lấm lét lo sợ:

    bỏ phiếu hợp lòng dân nhưng trái ý đảng, thì đảng nó cất chức đại biểu

    bỏ phiếu hợp ý “đảng”, thì trái lòng dân, thì dân người ta chửi cho mục mả ông bà

    @Lê Hương Lan, con người mới xã hội chủ nghĩa, đem cái bụng hèn hạ của đại biểu cuốc hội nước CHXHCNVN suy ra bụng người, tưởng ai cũng hèn hạ như mấy tên trí thức cộng sản đại biểu quốc hội nước CHXHCNVN, bịa đặt “Cuộc bỏ phiếu kín diễn ra”

    • Huỳnh says:

      Chú mày ơi, ý nghĩa của việc bỏ phiếu kín là bỏ phiếu bằng lá phiếu do người bỏ phiếu đồng ý ứng cử viên nào thì viết vào phiếu (nếu phiếu không in sẵn tên các ứng cử viên), hoặc nếu phiếu in sẵn các ứng cử viên thì gạch tên những ứng cử viên mà mình không đồng ý, rồi sau đó bỏ vô thùng phiếu. Ngày nay còn có cách bỏ phiếu kín bằng phiếu điện tự nữa. Bỏ phiếu kín là như thế, chứ không phải bỏ phiếu kín là bỏ phiếu trong phòng kín không có sự chứng kiến của người ngoài, của phóng viên báo chí hoặc các quan sát viên đâu.

      • noileo says:

        “Bỏ phiếu kín” là, dù bỏ phiếu bằng cách nào, [viết tên trên lá phiếu, chọn lựa tên trên một danh sách có sẵn, bấm nút, và dù có người nhìn thấy hành động bấm nút hay không, dù có người nhìn thấy hành động bỏ lá phiếu vào thùng phiếu, hay không, vẫn không ai biết người bỏ phiếu đã quyết định chon lựa thế nào, “yes” hay “no”, “yes” cho ai, “no” với ai,

        “Bỏ phiếu kín” là, dù lá phiếu đuọc đầu phiếu bằng cách nào, có ai nhìn thấy hay không, vẫn không ai biết lá phiếu & quyết định yes/no đó, là của ai, ban kiểm phiếu chỉ biết lá phiếu đó đã cho kết quả “yes”, hoặc “no”.

        *****

        Bỏ phiếu minh danh, công khai là, dù bỏ phiếu bằng cách nào, viêt tên trên lá phiếu, lựa một tên trên danh sách có sẵn, bấm nút, thì mọi người đều biết người bỏ phiếu đã bỏ phiếu cho ai, đã quyết định ủng hộ hay bác bỏ điều gì, thế nào.

        “Bỏ phiếu kín” chỉ có thể áp dụng cho người dân trong cuộc bầu cử chọn lựa các chức vụ công cử.

        Đại biểu quốc hội phải bỏ phiếu với trách nhiệm, phải bỏ phiếu minh danh, công khai, cho mọi người, cho cử tri biết mình đã bỏ phiếu, chấp thuân hay không chấp thuận, điều gì. Đại biểu quốc hội có tinh thần trách nhiệm thì không “bỏ phiếu kín”

        Đại biểu quốc hội mà phải bỏ phiếu kín, bí mật viết cái tên, cái quyết định của mình trên tờ phiếu, hoặc “bấm nút”, rất “tiến bộ & khoa học kỹ thuật”, mà không dám công khai cho ai biết “đại biểu” đã quyết định thế nào, đã bỏ phiếu thuận/không thuận thế nào, như đại biểu quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN”, chỉ là đại biểu hèn hạ, bất xứng.

      • Tien Ngu says:

        Phiếu kín hay phiếu công khai gì, cũng là Cộng láo chúng nó…tình tang với nhau. Đảng cử, dân bầu, tiên hạ còn ai không rành mấy cái mánh..lẻ?

        Học cách ăn nói nịch sự chút đi, cò?

        Gọi diễn đàn viên nà…chú mày, đâu thể nào nàm cho các bạn đọc trở nên…khâm phục anh cò đâu?

        Bình tỉnh mà…thưa gửi đi, điên lên rồi…có giáo dục như thế, ra cái ôn toi gì chớ?

  3. Dang Hong Ky says:

    Những gì mà các vị “Tù nhân chính trị” bị chế độ CSVN giam cầm mô tả, thiệt là “dã man-tàn ác”, cần phải bị nhân loại “cực lực lên án” và “đả đảo”, như các tù chính trị bị đày ở Côn đảo thời TD Pháp !?

    • Tien Ngu says:

      Tù chính trị Côn đảo thời Pháp, bị tra tấn, hành hạ, thua xa thời Cộng láo. Anh cò google, đọc Thép Đen của Đặng chí Bình mới nể phục các đòng chí của mình hơn.

      Chúc anh cò…sướng bền, tương lai không bị tù chính trị chúng nó…tống giẽ rách vô họng..

  4. Bùi lễ says:

    Đưa hình này lên Web cho thế giới xem chung cho vui .

  5. Mõ Làng says:

    Chán như con gián về nhà phân tích số 1 của RFI Phạm Chí Dũng

    http://molang0205.blogspot.cz/2013/11/chan-nhu-con-gian-ve-nha-phan-tich-so-1.html

    Mõ Làng

    Hôm 12/11 /2013, trước giờ bỏ phiếu bầu 14 thành viên mới của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc. Có lẽ vì sốt ruột, cộng với tâm thế chắc ăn về việc Việt Nam sẽ thất bại trong cuộc bỏ phiếu này nên RFI cùng “Nhà bình luận” bách khoa toàn thư Phạm Chí Dũng quyết định làm một cuộc phỏng vấn nhằm PR cho mình khi có kết quả chính thức. Nào ngờ là một phen tẽn tò của “cặp đôi hoàn hảo” chuyên chọc gậy bánh xe RFI – Phạm Chí Dũng. Chán như con gián.

    Âu cũng là vì cái sự thù ghét nhỏ nhen

    Người đời đặt câu hỏi thế này: Vì sao một ông tiến sỹ được giới chống đối cơ hội tâng bốc là nhà tiên tri sắc sảo, một cây bút hàng đầu về phản biện chính trị ở Việt Nam lại đi làm một cái việc ngu ngốc là đánh bạc với danh dự, uy tín của mình làm vậy? Cao tay là nên chờ ít giờ nữa, khi có kết quả bỏ phiếu được công bố, trúng trật rõ ràng rồi hãy “lựa gió mà bẻ măng”. Đằng này, chơi trò “ăn ốc nói mò” nên tẽn tò khi công bố số phiếu tín nhiệm của Việt Nam cao nhất.

    Xin thưa rằng, những kẻ lưu manh chính trị ấy không phải không biết canh bạc uy tín nguy hiểm ấy đâu, nhưng vì tính nhỏ nhen, thù ghét dân tộc đã làm chúng mất lý trí. Hãy lắng nghe vở diễn của cặp đôi hoàn hảo Thụy My (RFI) – Phạm Chí Dũng:

    RFI: “Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Anh nhận xét thế nào về việc Việt Nam ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhất là đang có những kháng thư phản đối” ?

    Nhà bình luận Phạm Chí Dũng: “Theo tôi là tất nhiên phải có sự phản đối của dư luận quốc tế ở đây. Vì Việt Nam đang đứng gần như chót bảng theo xếp hạng của tổ chức Ân xá Quốc tế về vấn đề nhân quyền và dân chủ, cho nên tất nhiên phải có sự phản kháng, mà thậm chí phản kháng quyết liệt. Người ta không cho là Việt Nam xứng đáng vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

    Cho nên bây giờ đánh giá việc Việt Nam tham gia ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là có hợp lý hay không, và có được thông qua hay không, thì đây là một ẩn số. Hiện nay cũng có mấy luồng quan điểm. Luồng quan điểm thông thường cho là Việt Nam không nên và không xứng đáng được vào…”

    Ai là “người ta” trong số những người không ủng hộ Việt Nam làm thành viên Hội đồng nhân quyền? 184/192 nước tham gia phiên bỏ phiếu đã ủng hộ Việt Nam, vượt xa con số chỉ cần 97 nước ủng hộ là đủ. 8 nước còn lại không bỏ phiếu là ai? Chắc chắn là quan thầy của Thụy My – Chí Dũng, là kẻ cho Dũng bú mớm.

    Cái sự tin như đinh đóng cột của Chí Dũng rằng Việt Nam sẽ bị loại ấy chẳng qua là vì lòng Dũng không muốn đất nước mình được tôn vinh. Dũng mong muốn đất nước mình bị bao vây, đất nước mình suy yếu. Sự mong muốn đó đã cháy bùng lên trong lòng làm Dũng mất cả trí khôn của một kẻ láu cá nên mới ra mấy cái “bình luận” ngu ngốc, dại dột ấy.

    Âu cũng chỉ vì động lực “nâng bi” cho ông chủ

    Ở một đoạn trả lời phỏng vấn khác Dũng đã nói thế này: “Trong một cuộc gặp với một viên chức chính trị Hoa Kỳ gần đây, tôi cũng được nghe viên chức đó nói với tôi rằng ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cam kết với Tổng thống Barack Obama về một số nội dung nhân quyền mà Việt Nam phải bảo đảm.

    Có thể nói là chuyến đi sang Việt Nam vừa rồi của Quyền phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Scott Busby, tôi cho thực chất là một chuyến đi «đòi nợ». Tức là những gì mà Nhà nước Việt Nam đã hứa với chính phủ Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền và dân chủ nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoặc khá chậm trễ. Gần như là người Mỹ đang phải hối thúc Nhà nước Việt Nam phải thúc đẩy nhiều hơn nữa tiến độ thực hiện một số vấn đề về nhân quyền, về dân chủ.”

    Tôi rất khoái cái tít của trang mạng nào đó đã viết: “Nước Mỹ không đủ tư cách nói chuyện nhân quyền với Việt Nam”, viết thế mới đúng bản chất vấn đề, viết thế mới là bản lĩnh Việt Nam. Nhân quyền Hoa Kỳ còn nhiều bê bối lắm, gần đây là vụ nghe lén điện thoại cả thế giới. Đằng này, Phạm Chí Dũng lớn tiếng truyền đạt cái ý chỉ của “một viên chức Hoa Kỳ” cho dân Việt rằng “ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cam kết với Tổng thống Barack Obama về một số nội dung nhân quyền mà Việt Nam phải bảo đảm”. Oách thật, hình dung như vị chủ tịch nước Việt Nam đang rập đầu trước lão Obama vậy! Mẹ kiếp (xin lỗi đọc giả) chỉ có thằng xun xoe nâng bi cho chủ mới dùng thứ khẩu ngữ đó. Một dân tộc có chủ quyền sao phải cam kết bất bình đẳng với nước khác bình đẳng với mình trong quan hệ quốc tế.

    Tệ hơn, công dân nước Việt Phạm Chí Dũng còn tự sướng thế này: “Có thể nói là chuyến đi sang Việt Nam vừa rồi của Quyền phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Scott Busby, tôi cho thực chất là một chuyến đi «đòi nợ».” Nợ nào vậy Chí Dũng? Món nợ thảm sát như Mỹ Lai nước Mỹ chưa trả cho dân Việt đâu. Món nợ chất độc da cam làm tàn phế hang vạn đứa trẻ Việt Nam nước Mỹ chưa trả đâu. Món nợ Khâm Thiên, món nợ tàn phá của lượng bom đạn của Mỹ ném xuống đầu dân lành Việt Nam Mỹ chưa trả đâu. Đem cân mấy đứa cơ hội, bội phản dân tộc như Cù Huy Hà Vũ, Hải Điếu cày, Kha, Uyên… lên mà so với những người dân vô tội đã bị Mỹ giết chết, làm tàn phế thì chúng còn đáng phải trừng phạt nhiều lần về cái tội định rước voi về giày mã tổ. Đừng hợm hĩnh khi đứng dưới cái ô của chú Sam mà phỉ nhổ vào dân tộc, coi chừng chết không có đất chôn.

    Âu cũng chỉ vì quá sùng bái vào vai trò sen đầm Mỹ

    Nực cười là cái thời ấy đã qua rồi, ấy vậy nhưng những đứa như Dũng cùng đám “chính trị xó chợ” lại vẫn quá tin vào nó. Vậy nên, khi được hỏi liệu Việt Nam có trúng cử vào Hội đồng nhân quyền không? “nhà phân tích” đã phân tích thế này:

    “Kịch bản đó chủ yếu phụ thuộc vào quan điểm của Mỹ và phương Tây, trong việc đánh giá Việt Nam có thể vào được Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hay không.

    Tôi muốn nhắc lại sự kiện gần đây nhất là đầu tháng 11 ông Quyền phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Scott Busby đã đến Việt Nam làm việc với một số quan chức Việt Nam về vấn đề nhân quyền. Có vẻ như là sau cuộc gặp này thì ông Busby đã không hoàn toàn hài lòng, hoặc là không hài lòng. Theo tôi cảm nhận thì mọi chuyện vẫn gần như là không có chuyển biến gì từ sau cuộc gặp của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Tổng thống Mỹ Barack Obama, về những cam kết về dân chủ và nhân quyền.

    Trong quan điểm của người Mỹ, thì tôi nghĩ là họ không quên Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1982 mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết đâu! Vì sau Công ước đó thì tình hình Việt Nam cũng không có gì chuyển biến…

    Như vậy quan điểm của người Mỹ như thế nào? Tôi cho là người Mỹ vẫn còn rất dè dặt trong vấn đề Hội đồng Nhân quyền. Cũng cần phải nói thêm là cho tới nay, trong số 14 lời cam kết của Nhà nước Việt Nam trước Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, thì vẫn có những lời hứa có thể nói hoàn toàn còn mơ màng, và những lời hứa vẫn chưa thực hiện…

    Thứ hai nữa là lời cam kết tiếp tục thực hiện những khuyến nghị Việt Nam đã chấp nhận trong việc kiểm điểm định kỳ năm 2009, thì cho tới nay cũng chưa thấy thông tin nào cả. Dường như Nhà nước Việt Nam tỏ ra «bẽn lẽn», «xấu hổ» sao đó mà họ không công bố những thông tin này trên báo chí.

    Còn một thông tin khác là tăng cường dân chủ cơ sở và sự tham gia của người dân vào việc lập kế hoạch, thực thi chính sách cải thiện sự gắn kết của Việt Nam với các tổ chức chính trị xã hội làm việc trong lãnh vực nhân quyền. Thực chất đây chính là vấn đề xã hội dân sự để Việt Nam tham gia, và các Nhà nước phương Tây đang thúc đẩy.

    Một nội dung nữa là tăng cường hợp tác và đối thoại với các cơ chế nhân quyền Liên Hiệp Quốc, đặc biệt với các ủy ban Công ước và văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Các thủ tục đặc biệt bao gồm việc có thể mời thêm chuyên gia đến thăm Việt Nam. «Chuyên gia đến thăm Việt Nam» chúng ta có thể hiểu là thăm về vấn đề nhân quyền và dân chủ – có nghĩa là thăm các trại giam. Vấn đề là như vậy!

    Đây có lẽ chính là những vấn đề mà người Mỹ đang rất băn khoăn.

    Bằng chừng ấy luận cứ và luận cứ nào cũng lấy sự hài lòng của nước Mỹ làm chuẩn mực theo kiểu ngồi dưới gió nghe hơi của ông chủ để rút ra kết luận: “Khả năng vào được Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 12/11 theo tôi là nhỉnh hơn khả năng ra một chút. Tức là Việt Nam vẫn có khả năng vào, nhưng vào một cách khó khăn.”

    “Ngoài ra còn có kịch bản khác là đa số các nước trong Liên Hiệp Quốc không đồng ý. Điều đó đã diễn ra trong quá khứ rồi. Có nghĩa là đưa ra chỉ có một trường hợp (ứng viên) thôi nhưng các nước khác không chịu, họ tỏ ra cứng rắn và yêu cầu phải đưa ra một ứng cử viên khác. Thì cũng không loại trừ trong trường hợp này Việt Nam bị loại, và Liên Hiệp Quốc sẽ đề nghị khu vực châu Á-Thái Bình Dương đưa ra một ứng cử viên khác ngoài Việt Nam.”

    Hô hô, tuyệt cú mèo, thôi gác bút đi tiến sỹ kinh tế ơi, đừng tập tọe là chính trị, làm bình luận viên nữa. Có lẽ thời gian ngồi trong trại giam đã nung nấu lòng thù hận tiến sỹ đến mức lú lẫn mất rồi. Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng nhân quyền với số phiếu cao nhất gần như tuyệt đối.

    • cam on says:

      Mo lang viet rat hay, cam on!

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Lọc lừa dối trá đã quen
      Cái nghề Kiều Cộng ươn hèn có sao
      Mặc dù độc Đảng thửo nào
      Nhân quyền son phết hao hao giống người

      Một tay đàn áp bắt người,
      Một tay mua chuột miệng người thế gian
      Một tay giết chốc bạo tàn
      Một tay viết báo la làng chối đi

      Nhân quyền là cái chi chi
      Tự do báo chí là gì ai ơi?
      Tự do ứng cử trên đời
      Cái quyền tư hữu đổi dời được chăng

      Thôi thì sơn phết lăng nhăng
      MUA DANH MUA PHẬN CỐ CHĂNG LỪA NGƯỜI

      Ác ma lừa đảo rợn người
      Chỉ trong giai đoạn lại lòi ác ma
      Bà Con Cô Bác gần xa
      Cùng nhau tập hợp gần xa xuống đường

      Phen này Kiều Cộng cùng đường
      Để coi đàn áp lộ phường dối gian

  6. Nguyễn Trọng Dân says:

    ĐỘC TÀI TÀN BẠO CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦN BÁM VÁY NHÂN QUYỀN ĐỂ TỒN TẠI TẠM THỜI

    Đây là CÁI TÁT QUÁ LỚN cho những ai còn tin Cộng Sản sẽ thắng Nhân Quyền.

    NẾU NHÂN QUYỀN KHÔNG CHÍNH NGHĨA CẦN GÌ CSVN BÁM VÁY?

    KỲ này đì biều tình đòi Tự Do Ngôn Luận , khỏi sợ bị Công An đàn áp bắt bỏ tù mười năm bà con ơi

  7. Lê Hương Lan says:

    VIỆT NAM TRÚNG CỬ VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC VỚI KẾT QUẢ CÓ SỐ PHIẾU ỦNG HỘ CAO NHẤT TRONG 14 NƯỚC TRÚNG CỬ – CÚ TÁT TRỜI GIÁNG CHO CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

    Sáng 12/11/2013 (theo giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68 đã tiến hành bỏ phiếu bầu 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016. 14 thành viên mới này là Việt Nam, Algeria, Anh, Ả rập Saudi, Cuba, Maldives (tái cử nhiệm kỳ 2), Macedonia, Mexico, Morocco, Namibia, Nam Phi, Nga, Pháp. Tất cả các thành viên này sẽ bắt đầu nhiệm kỳ làm việc 3 năm, bắt đầu từ ngày 1/1/2014.
    Cuộc bỏ phiếu kín diễn ra trong không khí vô cùng hồi hội, đặc biệt là với khu vực Nam Mỹ và Châu Phi.
    Tại khu vực Nam Mỹ có 3 quốc gia tranh 2 ghế. Cuba đã vượt lên đứng đầu khu vực, giành được 148 phiếu bầu, đánh bại 145 của Mexico và 139 cho Uruguay. Và như vậy, Uruguay bị loại.
    Ở khu vực Châu Phi, Nam Sudan, quốc gia mới nhất của thế giới, đã thất bại trong nỗ lực để có được một trong bốn chỗ ngồi cho Châu Phi. Quốc gia này chỉ được 89 phiếu, mức thấp nhất của bất kỳ quốc gia trong cuộc bầu cử. Nam Phi là quốc gia hàng đầu trong khu vực với 169 phiếu bầu, vượt qua Algeria 164 phiếu, Ma-rốc 163 phiếu và Namibia 150 phiếu.
    Với việc Jordan rút lui, khu vực châu Á-Thái Bình Dương chỉ còn 4 quốc gia tranh đúng 4 ghế. Tuy vậy, sự hồi hộp ở đây cũng không hề giảm! Theo quy định, để trở thành thành viên HĐNQ thì các quốc gia này phải được ít nhất là 2/3 trên tổng số 192 thành viên LHQ ủng hộ, tức là số phiếu tối thiểu phải có là 97. Nếu không đạt số phiếu này thì quốc gia đó vẫn bị loại. Đặc biệt là ngay trước kỳ bỏ phiếu đã có không ít thế lực thù địch đã công khai lên tiếng kêu gọi các thành viên LHQ bỏ phiếu chống với Trung Quốc và Việt Nam. Động thái chính thức diễn ra ở Hoa Kỳ khi Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Dự luật Nhân quyền H.R. 1897 trong đó có một nội dung yêu cầu Ngoại trưởng Hoa Kỳ không bỏ phiếu cho Việt Nam và vận động các nước khác không bỏ phiếu cho Việt Nam. Dự luật này cần được Thượng viện thông qua và Tổng thống Obama phê chuẩn trước khi có hiệu lực, và hôm 09/9/2013 đã được đọc trước Ủy ban của Thượng viện sau đó chuyển sang Ủy ban Đối ngoại để cân nhắc. Vì vậy, việc bỏ phiếu đối với khu vực này đã trở thành mối quan tâm, theo dõi chặt chẽ nhất. Kết quả cuộc kiểm phiếu được công bố cho thấy: Trung Quốc- Siêu cường châu Á vẫn phải đứng sau Việt Nam, quốc gia đã thu được 184 phiếu so với 176 cho Trung Quốc. Số phiếu cho 2 quốc gia còn lại là 164 cho Maldives và 140 cho Ả-rập Xê-út.
    Bỏ phiếu cho hai ghế Đông Âu, Macedonia được 177 phiếu, cao hơn 1 phiếu so với Nga với 176 phiếu.
    Khu vực Tây Âu chỉ có 2 quốc gia tranh 2 ghế, kết quả: Pháp được 174 phiếu bầu và Anh được 171 phiếu bầu.
    Nhìn về tổng thể, trong số 14 thành viên mới được bầu lần này, Việt Nam đã giành được số phiếu cao nhất: Với 184/192 nước tương đương với 95%! Thống kê cụ thể theo số phiếu ủng hộ như sau:
    Việt Nam 184, Macedonia 177, Nga 176, Trung Quốc 176, Pháp 174, Anh 171, Nam Phi 169, Algeria 164, Maldives 164, Morocco 163, Namibia 150, Cuba 148, Mexico 145, Ả rập Saudi 140
    Việc Việt Nam được 95% các quốc gia thành viên Liên hợp quốc ủng hộ vào Hội đồng Nhân quyền cho thấy sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…
    Việc Việt Nam trúng cử với số phiếu cao cũng thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế.
    Kết quả này cũng là cú tát trời giáng cho Việt Tân cùng các thế lực thù địch ngoại bang và tay chân của chúng như Nhóm mạo danh “Mạng lưới Blogger Việt Nam” hay gọi tắt là nhóm “Tuyên bố 258”, một vài nhóm cực đoan của người Việt ở hải ngoại. Suốt nhiều tháng qua họ cùng các cơ quan truyền thông “quốc tế” lớn như BBC, RFA, RFI, VOA… không ngừng bịa đặt, vu khống về tình hình nhân quyền ở VN. Tất cả những nỗ lực đó đã thất bại thảm hại!
    Nhân đây, chúng tôi cũng xin nói thêm, một vài trang mạng của người Việt ở hải ngoại vừa đưa tin năm 2011 Việt Nam từng ứng cử vào HĐNQ nhưng đã thất bại. Đây là thông tin không chính xác. Từ trước tới nay, Việt Nam ứng cử vào Hội đồng này một lần duy nhất, đó là lần này – năm 2013 và đã thắng lợi vang dội. Việc tung tin bịa đặt vốn là việc làm quen thuộc của các thế lực thù địch chuyên chống phá Việt Nam. Ngày 13/11/2012, trang Dân Làm báo- cơ quan ngôn luận của Việt Tân tung ra bài viết: “Việt Nam trượt Hội đồng Nhân quyền LHQ” khi thấy Việt Nam không có tên trong danh sách trúng cử năm 2012. Bài viết này được nhiều trang mạng và blog đăng lại. Thế nhưng, trên thực tế thì Việt Nam không hề ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ vào năm 2012! Thực tế, trên báo Sài Gòn Giải phóng vào năm 2011 có đưa tin về phát biểu của đại diện Bộ Ngoại giao rằng, Việt Nam sẽ ứng cử vào HĐNQ. Tuyên bố là “sẽ” ứng cử chứ chưa phải ứng cử. Sau tuyên bố đó Việt Nam đã chuẩn bị rất kỷ lưỡng để ứng cử trong năm 2013 (kỳ bầu cử ngày 12/11/2013) chứ không phải Việt Nam đã ứng cử ngay trong năm 2011 hay 2012.

    Lê Hương Lan

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      KỲ này đi biều tình đòi quYền tự do ứng cữ , lập đảng Đối lập khỏi sợ bị bỏ tù…

      Đất nước nhân quyền quá mà…

      Thả Phương Uyên ra là để có ngày hôm nay phải không?

      Nếu Nhân Quyền không chính nghĩa , cần gì độc đảng phải bám váy?

    • vu trung says:

      Thế là vị thế của nước ta đã đc nâng cao thêm trong tầm mắt của bọn tư bản giãy chết mà ta đã từng đánh cho chúng chạy bỏ cả giày dép đấy nhá. (Mà tại sao ta là kẻ chiến thắng mà lại phải cần nâng cao vị thế của ta trong tầm mắt bọn thất bại đấy nhẻ)

    • vb says:

      Ôi, tưởng ai hoá ra cháu Hương Lan Lê cuả ‘Google Tiên Lãng blogspots. com ‘ !

      Chờ đấy anh Đoàn Văn Vươn kỳ này sẽ tặng cháu không chỉ vài viên ‘hoa cải’ đâu mà chơi luôn một viên “M.79″ của ảnh vào “chỗ nhược” cơ!

      Mẹ mài!!!

  8. Huỳnh says:

    Quái lạ! VN bị các tổ chức Nhân quyền của Mỹ, Tây Âu, những nước ngoài và người Việt chống VN đang sống ở trong và ngoài nói rằng, VN mất nhân quyền nghiêm trọng và họ ra sức vận động tổ chức Nhân quyền LHQ không bầu VN vào Hội đồng Nhân quyền. Vậy mà mới hôm qua, ngày 12/11/2013, VN lại được bầu vào hội đồng Nhân quyền LHQ đạt kết quả 184 trên tổng số 192 phiếu, cao nhất trong 14 nước được bầu bổ sung lần này.
    Thứ tự số phiếu được bầu của 14 nước, xếp theo kết quả số phiếu được bầu từ cao xuống thấp như sau:
    Việt Nam
    Algeria
    Anh
    Ả rập Saudi
    Cuba
    Maldives
    Macedonia
    Mexico
    Morocco
    Namibia
    Nam Phi
    Nga
    Pháp
    Trung Quốc
    Vậy hóa ra 184 nước bỏ phiếu ủng hộ VN vào hội đồng Nhân quyền LHQ là những nước “mù”. Còn “chúng ta”, hóa ra từ trước đến nay ‘chúng ta” bỏ công sức, thời gian, tiền của để đi biểu tình, gửi thư cho các tổ chức và các nước trên thế giới để lên án và phê phán nhà nước VNCS khủng bố, mất nhân quyền nghiêm trọng và ra sức vận động, đấu tranh để VN không được bầu vào hội đồng Nhân quyền LHQ đã trở thành công cốc và vô ích. Thôi, từ nay trở đi cóc thèm đấu tranh chống VNCS nữa, cứ ở nhà nghỉ cho khỏe, tốn công, tốn sức, tốn thời gian, tốn tiền bạc mà chẳng được đếch gì cả.

    • Người góp ý says:

      VN được bầu vào HĐNQLHQ là điều đáng mừng ,ông Huỳnh chưa gì đã có vẽ bi quan ,LHQ rất sáng suốt chơi 1 nước cờ cao khiến CSVN phải ngậm bồ hòn làm ngọt vì có lẽ từ ngày này về sau các nhà đấu tranh cho dân chủ hiện bị tù đày có thể dễ thở hơn và việc bắt bớ vô tội vạ hy vọng sẽ giảm bớt.Việc đấu tranh sẽ vẫn còn tiếp tục đến khi nào nhân dân VN có tự do dân chủ.Qua vụ bỏ phiếu này chắc mọi người ai cũng thấy con đường đi đến tự do dân chủ cho nhân dân VN đang đến gần vì sẽ được LHQ ủng hộ tối đa .

Leave a Reply to noileo