WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những tác hại giáo dục của Việt Nam


I. Chính Trị

1. Định Chế Làng Nước

Ngay sau khi lên ngôi hoàng đế, Gia Long đã xây dựng và phát triển định chế làng nước, một tuyệt tác chính trị của tổ tiên được lưu truyền trong lịch sử, nhằm gíup dân chúng bảo vệ chủ quyền quốc gia, chống mọi sự vi phạm hoặc xâm phạm từ nước ngoài, kể cả bằng những biện pháp trấn áp quyết liệt công giáo. Định chế làng nước mà người viết học hỏi nhà Nguyễn, là đặc điểm giúp cho dân tộc ta thoát nạn quân chủ chuyên chế ở thời trước, mà còn là phương thức giúp chúng ta thoát nạn “dân chủ đấu thầu” trong thời nay.

Học giả Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược (1919) nói rằng, “người ta thường hiểu mấy chữ quân chủ chuyên chế theo nghĩa của các nước Âu Tây, chứ không biết mấy chữ ấy theo cái học Nho Giáo có nhiều chỗ khác nhau.” Theo nguyên tắc tổ chức triều đình nhà Nguyễn, khi có việc gì quan trọng vua giao cho đình thần các quan cùng nhau bàn xét. Các quan bất kỳ lớn bé đều được đem ý kiến của mình mà trình bày. Khi việc nào đã quyết định thì đem dâng lên để vua chuẩn y, rồi mới thi hành. Vua tuy có quyền lớn nhưng không được làm điều gì trái nguyên tắc. Nếu vua có làm điều gì sai thì các quan Giám Sát Ngự Sử có quyền can ngăn, và thường là vua phải nghe lời can ngăn của những người này.

Trong định chế làng nước, quan chức của triều đình chỉ phân ra tới phủ huyện, từ tổng trở xuống làng thôn đều thuộc về quyền tự trị của dân. Người dân tự lựa chọn lấy người đại diện của mình mà cử ra quản trị mọi việc tại đia phương. Tổng gồm có vài làng hay xã, có một cai tổng và một phó tổng do Hội đồng Kỳ dịch của các làng cử ra quản lý thuế khóa, đê điều và trị an trong tổng.

Khác với tổ chức chính trị của nhiều quốc gia, quyền hạn vua quan Việt chẳng những không can thiệp vào đời sống từng người dân, mà cũng không xâm phạm vào nếp sống sinh hoạt của các làng thôn. Đối với triều đình, mỗi làng là một quốc gia thu hẹp có chủ quyền và độc lập. Việc làng thì người dân tự lập và tự quyết.

Làng tự lập chẳng những có ban quản trị riêng do chính dân bầu ra, mà còn có điều lệ riêng cho hệ thống hành chánh trong làng. Làng có ngôi đình thờ vị Thành Hoàng riêng, với những nghi thức nghi lễ riêng. Làng có tổ chức trị an riêng với những tiêu chuẩn thưởng phạt do dân trong làng quy định. Làng có tài sản riêng và toàn quyền xử dụng ngân sách tài chánh theo nhu cầu. Trong phạm vi làng, cả quyền phép của vua quan cũng kiêng nể những điều lệ riêng này. Phép vua thua lệ làng… Xin hỏi, có chế độ nào trực tiếp do dân, của dân, và vì dân hơn thể chế dân chủ của Làng Nước Việt?

Tóm lại, hệ thống làng Việt Nam đã áp dụng hai nguyên tắc căn bản của thể chế chính trị văn minh hiện đại là phân quyền và tản quyền.

Nguyên tắc tản quyền: Trung ương dành cho địa phương, cho dân làng một số quyền tự chủ và tự do. Truyền thống làng nước Việt Nam đã được áp dụng từ thời lập quốc cho đến cận đại, và bị Hồ Chí Minh và Cộng Đảng xóa bỏ. Giữa thế kỷ 15 Hương Ước hay Khoán Ước đã thành văn và rất phổ thông trong cơ cấu Hương Làng Việt Nam. Hương Ước là bản ghi lệ làng, tức Hiến Pháp Làng ấn định hệ thống tổ chức hành chánh, luật lệ của làng. Và từ đó, Luật Pháp của Nước chỉ là Hương Ước của một tập hợp các Làng.

Chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh của Làng Nước Việt Nam qua thể chế chính trị Liên Bang hiện nay của nhiều quốc gia trên thế giới. Cấp tiểu bang, địa phương có quốc hội và ngân sách riêng. Bởi thế người dân mới có quyền định đoạt một số quyền lợi mà họ có nghĩa vụ đối với quốc gia.

Nguyên tắc phân quyền: Cơ cấu tổ chức Làng áp dụng nguyên tắc phân quyền, gồm có:

- Hội Đồng Kỳ Mục hay Tiên Chỉ, gồm những vị bô lão hoặc đại diện các “Tộc” trong Làng. Hội đồng này quyết định những việc quan trọng của Làng, tương đương như “Quốc Hội” cấp nước. Hội Nghị Diên Hồng đời Trần đã mang được hình ảnh này ở cấp quốc gia.

- Ban Lý Dịch hay Chức Dịch là những người điều hành công việc hành chánh của Làng. Chúng ta có thể hình dung sự phân quyền trong Làng qua hai cơ cấu “hành pháp” và “lập pháp” của quốc gia thu hẹp này.

2. Tổ Chức Triều Chính

Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và trở thành hoàng đế, Gia Long tiếp tục kiện toàn hệ thống hành chánh và quan chế của một chính quyền mới. Xét về căn bản vua vẫn giữ nguyên hệ thống quan chế và cơ cấu chính quyền trung ương giống như các triều đại ngày trước. Đứng đầu nước là vua, giữ trọng trách và quyền hành của dân nước. Giúp vua giải quyết giấy tờ, công văn ghi chép là Thị Thư Viện, đến thời Minh Mạng thì đổi là Văn Thư Phòng và năm 1829 gọi là Nội Các. Về việc quốc gia đại sự vua giao bốn vị Điện Đại Học Sĩ, gọi là Tứ Trụ Đại Thần, đến năm 1834 thì đổi thành Viện Cơ Mật. Ngoài ra còn có Tông Nhân Phủ phụ trách các công việc của Hoàng gia.

Để đề cao vai trò nhà vua và uy quyền của người nguyên thủ quốc gia, ngăn chặn nạn quyền thần lấn át hoàng đế, Gia Long đặt ra lệ Ngũ bất: không lập tể tướng, không lấy trạng nguyên, không lập hoàng hậu, không lập đông cung thái tử, không phong tước vương cho người ngoài họ vua. Bên dưới, triều đình lập ra sáu Bộ, đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng Thư chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc quốc gia.

Bộ Lại: điều hành việc khảo xét công trạng, thảo những tờ chiếu sắc.

Bộ Hộ: điều hành việc đinh điền thuế má, tiền bạc tài chánh.

Bộ Lễ: điều hành việc tế tự, tôn phong, cách thức học hành thi cử.

Bộ Binh: điều hành việc quân sự, quốc phòng, binh bị.

Bộ Hình: điều hành việc pháp luật.

Bộ Công: điều hành việc xây dựng cung điện, dinh thự, đường xá.

Bên cạnh sáu bộ, còn có Đô Sát Viện, tức Ngự Sử Đài bao gồm 6 khoa, chịu trách nhiệm thanh tra quan lại. Hàn Lâm Viện phụ trách các sắc dụ, công văn, 5 Tự Phụ Trách coi một số sự vụ, Phủ Nội Vụ quản trị các kho tàng, Quốc Tử Giám phụ trách giáo dục, Thái Y Viện trách nhiệm việc chữa bệnh và thuốc thang, và có một số Ty, Cục khác.

3. Quy Chế Phẩm Trật

Gia Long rút tỉa kinh nghiệm của các triều đại trước, nên đã không truyền ngôi cho con nhỏ và đần độn. Hoàng tử Cảnh là con trưởng đã chết, theo nguyên tắc đích trưởng kế thừa thì truyền ngôi cho con của Đông Cung Cảnh, nhưng Vua Gia Long đã phong con thứ là Minh Mạng làm thái tử để được truyền ngôi vua.

Kể từ thời Minh Mạng ngạch quan lại được chia thành hai ngành Văn – Võ, xác định rõ giai chế phẩm trật từ cửu phẩm tới nhất phẩm, mỗi phẩm chia ra chánh và tòng hai bậc. Trừ khi chiến tranh loạn lạc, còn ở thời bình, quan võ phải đặt dưới cấp quan văn cho dù cùng phẩm với mình. Quan Tổng Đốc là văn cai trị tỉnh, lại vừa là võ chỉ huy quân lính tỉnh. Lương bổng của các quan tương đối ít, nhưng quan lại được hưởng thêm nhiều quyền lợi, cho họ được khỏi đi lính, làm sưu hay miễn thuế tùy theo quan văn hay võ, hàm cao hay thấp. Ngoài ra con cái các quan còn được hưởng lệ tập ấm.

Hệ thống hành chánh và quan lại của triều Nguyễn cũng gọn nhẹ và hữu hiệu, mặt khác tham nhũng vẫn là mối lo nhằm trong sạch hàng ngũ quan chức. Để hạn chế tệ nạn tham nhũng, nhà vua đặc biệt quan tâm đến chế độ lương bổng, bảo đảm cuộc sống ổn định, khá giả cho đội ngũ quan lại. Bộ Hoàng Việt Luật Lệ của Triều Nguyễn cũng đặt ra những tưởng thưởng, những hình phạt, và những điều lệ nghiêm khắc đối với những sự hà lạm của quan lại như tiếm nghịch, biển thủ của công, ăn hối lộ và đút lót. Xét ra, bộ luật nhà Nguyễn còn hữu hiệu và ưu việt hơn cả 92 điều luật phòng chống tham nhũng của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam thời nay.

4. Phân Chia Hành Chánh

Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn, theo đó bỏ các tổng trấn, đổi các dinh, trấn thành tỉnh. Đây là lần đầu tiên đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện ở Việt Nam. Năm 1831, Minh Mạng đổi các trấn từ Quảng Trị trở ra thành 18 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Yên, Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng.

Vùng còn lại ở phía Nam được chia làm 12 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phiên An, Biên Hòa, An Giang, Vĩnh Long, Định Tường, Hà Tiên. Và Thừa Thiên nơi có kinh đô Phú Xuân là phủ trực thuộc trung ương.

Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc, mỗi người phụ trách hai ba tỉnh và chuyên trách một tỉnh, Tuần phủ dưới Tổng đốc, phụ trách chỉ một tỉnh. Giúp việc có Bố Chánh Sứ ty lo về thuế khóa, hộ khẩu, hành chính. Án Sát Sứ ty lo về an ninh, luật pháp. Lãnh Binh phụ trách về quân sự. Tất cả các quan chức đứng đầu tỉnh đều do chính quyền Trung ương trực tiếp bổ nhiệm, thuở ban đầu là võ quan cao cấp, và về sau nhà Nguyễn bổ dụng các quan văn. Bởi thế chúng ta thấy một hệ thống chính quyền được phân biệt rõ ràng giữa trung ương và địa phương, và trong hệ thống này nhà vua, nguyên thủ quốc gia có được nhiều quyền lực hơn so với các triều đình ngày trước.

Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã. Quan chức của triều đình chỉ phân ra tới phủ huyện, từ tổng trở xuống thuộc về quyền tự trị của dân. Nhìn chung là cơ cấu hành chánh của các tổng, xã được tổ chức khá chặt chẽ để triều đình có thể dễ dàng quản lý và phản ứng mau lẹ mỗi khi có biến loạn xảy ra.

Pages: 1 2 3 4 5 6

5 Phản hồi cho “Những tác hại giáo dục của Việt Nam”

  1. Nguyen says:

    Y dan trai,viet lon xon ,noi lung tung ,chang dau vao dau. Noi dai, noi dai, dam ra noi do.Dung om dom,lam dan bai cho can than,co trong tam,viet cho ro rang, khuc chiet de khoi lam phien ban doc .

  2. Dao phu Le Duan Do Muoi says:

    Trich:- “Triều Nguyễn là vương triều tối phản động. Bản chất cực kỳ phản động của chế độ nhà Nguyễn bộc lộ rõ ngay từ đầu qua những hành động khủng bố, trả thù vô cùng đê hèn của Nguyễn Ánh đối với các lãnh tụ nông dân và những người thuộc phái Tây Sơn kể cả phụ nữ và trẻ em”

    Trieu Nguyen toi phan dong, nhung trieu CS, thoi Le Duan, Do Muoi con cuc ky phan dong nua.
    Chung ra tay tham sat ca tram ho. Toi ac cua hai ten dao phu nay khung khiep lam. Chung la mot trong nhung dai toi do cua dan toc Viet.

  3. Le Thien y says:

    Vo*-chong trai tom giong hanh-ha da-man chau Hao-Anh la` nguoi sinh sau 1975, duoc hoc-tap trong
    moi-truong xhcn. Cung nhu bao nhieu “tam guong” tuong-tu : Hieu-truong vua sex voi nhieu h/tro` cua
    minh, vua ep ho “phuc-vu” sinh-ly’ cho cac quan lon trong Tinh, vu PMU 18, cac vu rut-ruot cong-trinh,
    chiem “Dat-Thanh” Con-Dau cua ho Dao da co’ hang tram nam . . . deu lien quan den dao-duc can-bo
    duoc dao-tao ,hoc-tap theo guong HCM . Bo may tuyen-truyen cua cs dung len an la` “TAN-DU MY-
    NGUY” . Ro-rang tac-hai cua nen giao-duc xhcn la` thieu day ve DAO-DUC LAM NGUOI ; gioi tre chi
    hoc duoc “chan-ly cs la` BAO-LUC, LUON-LEO, CHA`-DAP CON NGUOI, thieu vang TINH NGUOI !

  4. Le Thien y says:

    Nhung gi` ma` UB/KHXH cua dang ket-an Nha` Nguyen deu DUNG de ket toi csvn !
    1/- Trieu dinh dang Cong cuc-ky` THOI-NAT, HEN-MAT, TAN-AC, NGU-XUAN; CUC-KY` PHAN-
    DONG 2/- C/q csvn hoan-toan doi-lap voi toan-dan ( tang-cuong bo-may dan-ap = c/an,mat-vu ;
    can-bo hu-lau tham-o, ap-buc dan-lao-dong, doi-ngoai mu`-quang,phan-dong, k/te lac-hau, huy-
    hoai moi-sinh, nhuong Dat-Bien-Dao-Rung,Tai-nguyen cho ngoai-bang ).
    3/- csvn la` nha`-nuoc DOC-DANG CHUYEN-CHE, dung he-thong tu-tuong lac-hau tu Mac, Mao,
    Lenin, Ho kem-ham su tien-hoa’ cua toan dan-toc; ra suc cung-co quyen-luc bang moi thu-doan ,
    dan-ap doi-lap, Nguoi-Yeu-Nuoc, khung-bo, sach-nhieu cac phong-trao quan-chung; nam doc-
    quyen ve truyen-thong-tu-tuong – xuat phat tu LOI-ICH-CUA-DANG, doi-nghich voi loi-ich toandan.
    4/-Dau-Teu cua moi SAI-LAM-TAI-HAI do’ la` : HO-CHI-MINH, toi-do cua l/su da mang chu-thuyet
    cs “hoang-tuong” ap-dat vao nuoc ta, bien nua-the-ky tang-toc la` vet NHO* cua dan-toc.
    Rat nhieu qua nhung phan-dong cua csvn da va` dang gop phan lam VN suy yeu ve moi mat ,
    lam mieng moi ngon cho CS TAU THON-TINH, KHONG-CHE MOI MAT DAT-NUOC TA !
    TOI-AC MA` ” TROI KHONG DUNG , DAT KHONG THA !!!

  5. Vũ Đình Kh. says:

    Hiểu như vậy, viết như vậy, mà nói là tạ tội đầu năm Canh Dần, tôi thấy sao giống như bà Đỗ Ngọc Bích quá!!!

    Dường như Báo mạng là chỗ ai muốn nói gì thì nói, báo vẫn cứ đăng vô tội vạ .Nó giống như bà NPNga nói: VN phản đối vì HS và TS là chủ quyền không thể tranh cải!!!

    Vũ Đình Kh.

Phản hồi