Những tác hại giáo dục của Việt Nam
III. Văn Hóa
Triều Nguyễn để lại cho lịch sử một di sản văn hóa hết sức lớn lao, riêng số sách triều Nguyễn biên soạn trong thế kỷ 19 đã nhiều hơn sách sử của 300 năm trước cộng lại. Gia Long là người đề cao sự học vấn, cho lập Văn Miếu ở các doanh các trấn thờ Vạn Thế Sư Biểu Khổng Tử, lập Quốc Tử Giám ở Kinh Thành Huế vào năm 1803 dạy cho quan lại và sĩ tử.
Gia Long còn cho mở những khoa thi Hương chọn người có học có hạnh ra làm quan, ban hành hai đạo dụ mở trường ở các tỉnh, ấn định nhân viên giáo giới và chương trình học chế, tái lập những khoa thi ở các trấn. Mỗi trấn đều có quan Đốc học, Phó Đốc học hoặc Trợ giáo, ra hạn định hàng năm cứ tới tháng 10 triều đình sẽ mở khoa thi. Cứ ba năm triều đình mở khoa thi Hương ở các địa phương, những người trúng cao được gọi là Cử nhân trúng thấp là Tú Tài. Năm sau, kinh đô mở thi Hội tại bộ Lễ, những Cử Nhân năm trước ra ứng cử để vào thi Đình trong điện nhà vua lấy các bậc Tiến Sĩ. Sinh hoạt giáo dục trong dân chúng đều được tự do nghiên cứu học hành, bất cứ ai có khả năng học vấn đều có thể mở trường tư thục dạy học. Mỗi làng thường có dăm ba trường tư thục, hoặc học ở nhà thày, hay học ở nhà phú hào là người xuất tiền rước thày về dạy cho con mình và cho con cháu trong họ hàng lối xóm.
Theo Học giả Trần Trọng trong Kim trong Việt Nam Sử Lược (1919), thì người Việt Nam vốn chuộng cái học, nên số người đi học cũng nhiều. Tuy nhiên việc học hành càng lúc càng thoái hóa, vì nhiều người đi học chỉ mong làm quan, hầu có địa vị để ăn trên ngồi trốc trong xã hội. Tác giả cho rằng: “Bao nhiêu công phu của người đi học chú trọng vào sự học cho nhớ những sách Tứ Thư Ngũ Kinh, cùng những lời thể chú của tiền nho trong những sách ấy, và học thêm mấy bộ sử nước Tàu. Còn sự luyện tập hàng ngày, thì cốt tập cho thạo thuộc các lề lối ở chỗ khoa trường là: kinh nghĩa, tứ lục, thi phú, văn sách. Ấy là dùng hư văn mà xét tài thực dụng, đem sự hoa mỹ làm mực thước đo tài kinh luân. Bởi vậy ai hay kinh nghĩa đã nghĩ mình hơn người, ai tài thi phú đã tưởng mình giỏi nghề trị nước. Việc đời thì tối tăm mờ mịt mà lại tự phụ và kiêu căng, cho thiên hạ như rơm rác, coi mình như thần thánh.
Sự học của mình đã hư hỏng như thế, những hủ tục lại ăn sâu vào trí não, thành ra một thứ cố tật không sao chữa được… Đại khái, cái trình độ của bọn sĩ phu ở nước ta lúc bây giờ là thế, cho nên vận nước suy đến nơi mà hồn người vẫn mê muội ở chỗ mơ màng mộng mị. Bọn sĩ phu là người có học, làm tai làm mắt cho mọi người mà còn kém cỏi như thế, thì bảo dân gian khôn ngoan làm sao được.”
Sau hai trăm năm, ngày nay nhiều người phê phán triều Nguyễn và nền Nho học hủ lậu, nhưng xin hỏi, Tây học và kỹ nghệ giáo dục hiện tại có thực sự tạo ra mẫu người phục vụ cho nhân quần xã hội theo phương châm Ngày nay đi học – Ngày mai giúp đời?
Lại nữa, Hoàng đế Minh Mạng (1791-1841) là người thông minh, cởi mở, và có cái nhìn tinh tế về sự kiện hủ lậu của Nho gia. Ngài muốn canh tân học hành thi cử, nhưng triều thần gồm quan lại hủ nho và tham lam quyền lực… Không ai có cái viễn kiến chính trị để giúp vua soạn thảo chương trình quốc phú dân cường. Đang khi Nhật Bản lại có người đề xướng: “Nhật Bản muốn tránh tình trạng bị đô hộ thì cần có một chính quyền mạnh, hợp thời và kỹ thuật hạng nhất của Tây phương.” Bởi thế Hoàng đế Mutsuhito (1852 – 1912) sau khi lên ngôi một năm, đã ký sắc lệnh cải tổ chính trị và chuyển việc điều hành quốc gia xuống cho các bộ. Ngài làm được cuộc cách mạng, gọi là Minh Trị: Enlightened rule xứng danh Minh Trị Thiên Hoàng, khai sáng một kỷ nguyên hoàng kim Minh Trị (Meiji Era) trong lịch sử Nhật Bản.
Cái mấu chốt thành bại của một cuộc cách mạng dân tộc, chính là ở điểm mà người viết nêu trên.
Đọc Quốc Triều Chính Biên, sách do bộ Học nhận chỉ dụ vua Khải Định năm thứ 9 thực hiện và dịch ra chữ quốc ngữ, chúng ta nghe vua Minh Mạng đưa ra quan điểm của ngài như sau: “Lâu nay cái học khoa cử làm cho người ta sai lầm, trẫm nghĩ văn chương vốn không có quy củ nhất định, mà nay những văn cử nghiệp chỉ câu nệ cái hư sáo khoe khoang lẫn với nhau, biệt lập mỗi nhà một lối, nhân phẩm cao hay thấp do tự đó. Khoa tràng lấy hay bỏ cũng do tự đó. Học như thế thì trách nào mà nhân tài chẳng mỗi ngày một kém đi. Song tập tục đă quen rồi, khó đổi ngay được, về sau nên dần dần đổi lại.”
Và rồi hai trăm năm sau, trước mắt chúng ta, nền Tây học liệu đã ưu việt hơn, hoặc vượt thoát khỏi tầm nhìn của Hoàng Đế Minh Mạng và Học giả Trần Trọng Kim?
1. Vấn Nạn Giáo Dục
Xin thú thật rằng, trước mắt chúng ta, nền kỹ nghệ giáo dục của loài người đang có cơ nguy. Sự nguy hại của giáo dục không do phát triển, mà do không ý thức trọn vẹn những nguyên tắc nền tảng của cuộc sống con người và xã hội. Ví dụ Hoa Kỳ có nền kỹ nghệ giáo dục đứng hàng đầu thế giới, cũng đang gặp vấn nạn mà các nhà giáo dục khó lòng đối phó (deal) với những học trò nghiện ngập, hút xách, phá thai… hoặc nhai kẹo cao su, hay đem súng đạn vào trường bắn giết bạn học thày cô.
a. Vấn nạn của kẹo cao su: Kẹo chewing gum này là thức nhai được Lục Quân Hoa Kỳ cung cấp cho binh lính từ thời Đệ Nhất Thế Chiến nhằm giảm chống buồn ngủ, chán nản nhớ nhà trong khi thi hành nhiệm vụ trực canh, trên chiến tuyến của quân đội đồng minh… Nhưng khi học sinh/ sinh viên mang kẹo này vào trường thì đã thành thảm họa học đường, vì bã kẹo bám dính vào đầu tóc, áo quần, bàn ghế tường lớp… Chẳng những làm mất vệ sinh thẩm mỹ, mà kẹo còn trở thành vũ khí của những học trò tinh nghịch kình chống nhau, gây hỗn loạn học đường. Cuối cùng các nhà giáo dục đã giải quyết nạn kẹo, bằng cách làm luật nghiêm cấm học sinh/ sinh viên mang kẹo cao su vào trường. Kết quả có chăng khả dĩ.
b. Nhưng trước nạn súng đạn vào trường của học sinh/ sinh viên, các nhà giáo dục đã không thể “deal” như giải pháp đối phó, mà chỉ có nước hạ mình xuống năn nỉ (appeal) hạng người “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò.” Thày cô bất lực trước sự kiện con em xách súng vào trường nhả đạn… gây ra bao cảnh máu đổ đầu rơi… và các nhà giáo dục Hoa Kỳ chỉ còn biết trông cậy vào lực lượng an ninh cảnh sát, quân đội trang bị vũ khí tối tân để có thể hạ sát từng tên học trò tinh quái… mà lớp phụ huynh hay ái hữu tôn gíao cũng đành ôm mặt khóc thầm! Do đó, hệ thống giáo dục cũng đang bước vào một khúc quanh hiểm nghèo… mà cách nay hai trăm năm Hoàng Đế Minh Mạng và Học giả Trần Trọng Kim đã nhận xét về giáo dục và con người. Vì rằng Hoa Kỳ đã chưa thực thi được sứ mệnh của giáo dục, là đào tạo lớp người có thái độ chính đáng đối với chính mình, chính đáng đối với xã hội theo nguyên tắc Tương Thân— Phát Triển; chính là điều ở Văn Hóa Việt sẵn có.
c. Văn Hóa Việt
Trong chiều hướng Lễ và Văn, mục đích của giáo dục không chỉ nhắm vào học hành để tạo ra khả năng lý luận, trình độ nhận thức, hay khoa học kỹ thuật như lời vua Minh Mạng và ông Trần Trọng Kim đã nói – mà giáo dục còn đào tạo cho con người có thái độ chính đáng – chính đại quang minh – và thích ứng đối với chính mình, với gia đình, với xã hội, với quốc gia dân tộc. Bởi thế cho nên Hoa Kỳ cần đặt lại nền tảng căn bản trên nguyên tắc Tình Tương Thân – Việc Phát Triển trong công cuộc giáo dục và con người.
Phát triển mọi tiềm năng, mọi sức sống của mỗi con người. Phát triển cũng là khát vọng trổi vượt, trổi vượt chính mình và trổi vượt ngoại cảnh. Phát triển mọi hình thái của cuộc sống con người, từ mạnh khỏe, an lành, kiến thức, khôn ngoan, tài giỏi, tâm tình, đạo đức, may mắn, sống lâu… tiền bạc, tiện nghi, uy tín, danh vọng, quyền hành, chức tước… hoặc lưu danh thiên cổ bằng lập đức, lập ngôn, lập công, lập duệ (dòng dõi đông đúc)… cùng với những khám phá khoa học kỹ thuật, những tiến bộ tiện nghi, những sáng tạo như trồng cảnh, đánh cờ, ngâm thơ… tu tâm dưỡng tính, tìm hiểu và phát triển những tiềm năng siêu vật chất, vượt thời không của Con Người. Tất cả là đề giúp Phát Triển Con Người một cách trọn vẹn và tốt đẹp. Để mọi người luôn có nhận thức: Tài Của là để Giúp Người, và giúp cho Mọi Người Cùng Hưởng.
2. Tổ Chức Giáo Dục
Chúng ta biết rằng, Tổ Chức Giáo Dục Hoa Kỳ rất phức tạp, vừa theo quy chế Liên Bang lại vừa theo quy định tài trợ giáo dục của mỗi tiểu bang, và lại thêm nạn kỳ thị chủng tộc… cũng như những khác biệt trong quyết định thực hành chính sách giáo dục của các tiểu bang và địa phương… Vì giáo dục hướng theo chủ nghĩa cá nhân, mở rộng và đón nhận những yêu sách địa phương, áp lực chính trị… cho nên mục đích của giáo dục Hoa Kỳ lại bao gồm những tương quan giữa giáo dục và hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình, mỗi nhóm người…
Hoa Kỳ là một xã hội giai cấp, dựa trên bằng cấp. Giai cấp ưu đãi nhất được thừa hưởng mọi thành quả ích lợi của xã hội, và trở thành nhóm đặc quyền. Các nhóm đặc quyền đặt ra luật, sửa đổi luật, và áp dụng luật để cho chính họ được vững thế và hưởng lợi nhiều nhất. Đang khi giai cấp thiếu ưu đãi, là dân chúng phải lãnh nhận gánh nặng xã hội, chịu nhiều thiệt thòi sưu cao thuế nặng. Hoa Kỳ còn là quốc qua vượt qua những giai đoạn phát triển nông nghiệp và kỹ nghệ, tới nay, đang trong giai đoạn phát triển dịch vụ với chủ trương tăng gia mức tiêu thụ đại chúng để thâu lợi.
Định chế giai cấp xã hội dựa trên bằng cấp, thực tế cũng mang lại một số thành quả trong việc phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật… đồng thời mang lại sự tập trung quyền lực chính trị vào tay một nhóm đặc quyền – một thiểu số người và một số nghề nghiệp có mức lương bổng cao, hưởng nhiều ưu tiên, được xã hội trọng vọng… Và người ta lý luận rằng, sự chọn người theo bằng cấp ứng hợp với tiêu chuẩn hiệu năng và quản trị khoa học. Điều này người viết chỉ đồng ý một nửa, vì tiêu chuẩn bằng cấp đã không mang lại việc phát triển trọn vẹn tài năng cho mọi lớp người, mọi nhóm chủng tộc trong một xã hội… như những nhận xét của vua Minh Mạng hay Trần Trọng Kim.
3. Hệ Thống Giáo Dục
a. Giáo dục của Hoa Kỳ
Những điều hoàn thiện, hoàn mỹ… không thể phủ nhận, là Hoa Kỳ đã có một hệ thống giáo dục tiểu học, trung học cưỡng bách và miễn phí. Đại học có hơn 3,100 trường công lập và tư lập, rộng cửa đón nhận sinh viên ở mọi trình độ, mọi tầng lớp. Có khoảng 750,000 cơ quan chuyên cấp học bổng, trong số học bổng đó có hơn 80% không đòi hỏi, không yêu cầu sinh viên phải học thật giỏi. Đặc tính giáo dục cấp tiến và dân chủ, biểu lộ qua việc thành lập và điều hành một hệ thống đại học có hơn nửa số trường công lập, làm rường cột cho nền giáo dục Hoa Kỳ. Tôn chỉ của các trường đều là chương trình giáo dục phải thật là hay, để những con em thông minh hãnh diện là sinh viên của trường. Và học phí phải thật là hạ, để giúp gia đình nghèo cũng có thể cho con em theo học… nhưng chưa hoàn hảo vì nền giáo dục đang có vấn nạn súng đạn và chết chóc nói trên.
Trường đại học và phân khoa Hoa Kỳ được xếp hạng: Đại Học Nghiên Cứu (Research University), các trường nổi tiếng như Harvard, Yale, Stanford, Columbia, Duke, Princeton, University of Pennsylvania… Ðại Học Kỹ Thuật (Technology University) các trường Massachusetts Institute of Technology (MIT), Stanford, Cornell, Michigan Ann Arbor, Illinois Urbana Champaign… Đại Học Khoa Học Nghệ Thuật (Liberal Arts College) các trường Williams, Amherst, Middlebury, Wellesley, Wesleyan… Đại Học Tiểu Bang và các trường công (State University and Public University). Đại Học Cộng Đồng (Community College). Phổ biến ở Hoa Kỳ là các loại trường Liberal Arts College, sinh viên không học chuyên về một ngành kỹ thuật (Engineering), mà học các môn khoa học tự nhiên (Natural Sciences), khoa học xã hội (Social Sciences) và các môn khoa học khác (Humanities).
Đại học và các phân khoa của Hoa Kỳ chia thành những loại: Trường Tiểu bang (State College/University) do chính quyền Tiểu bang quản trị và cung cấp tài chính, và mỗi tiểu bang thường có một hay nhiều trường đại học tổng hợp, và trường đại học đơn ngành. Trường tư (Private College/University) thu học phí cao so với giá của trường tiểu bang. Trường địa phương (Community College) điều hành bởi quận/thành phố, và tổ chức nhiều lớp học ban đêm cho những sinh viên làm việc ban ngày. Trường nghề nghiệp (Professional School) đào tạo các ngành chuyên môn: thương mại, kỹ thuật, hội hoạ, âm nhạc, thể thao… và có thể tùy thuộc vào một trường đại học tổng hợp/ hoặc độc lập. Viện công nghệ (Institute of Technology) dạy khoa học và công nghệ theo chương trình bốn năm. Trường đạo (Schools run by Church) và nhiều trường đại học/hay phân khoa (College và University) do các tôn giáo tổ chức và điều hành.
b. Giáo dục của các nước khác
Giờ đây chúng ta đã thấy, Hoa Kỳ là một xã hội giai cấp đặt tiêu chuẩn bằng cấp, gây bất hạnh cho giai cấp không bằng cấp… nhưng xét ra, thì nền Giáo Dục Hoa Kỳ lại cũng chưa nguy hại như những xã hội lại dựa trên gia đình, ví dụ nền Giáo Dục Nhật Bản. Ngày trọng đại nhất trong đời của người học trò, là trúng tuyển đại học. Ngược lại trúng thấp hay thi rớt thì phải vào học trường kỹ thuật. Và trong xã hội Nhật Bản hiện nay, trường đại học và trường kỹ thuật lại có một khoảng cách biệt và phân chia giai cấp quá lớn.
Nhìn sang Châu Âu, chúng ta thấy ở Anh Quốc, sinh viên muốn được ghi danh vào các trường đại học lớn Cambridge, Oxford… phải theo học các trường tư và nội trú nổi tiếng như St. Paul, Eton, Winschester, Harrow, Rugby là những trường có giá tiền học rất cao, thuộc về giới thượng lưu mới đủ tiền cho con em theo học. Pháp Quốc thì grandes écoles là bước đầu cho việc chuẩn bị vào đại học ở các trường lớn, và lycées là trúng tuyển vào các trường trung học công lập. Các kỳ thi tuyển ở Pháp rất khó, và đòi hỏi phải có ảnh hưởng của quan hệ gia đình cấp lớn… Sinh viên vào học các trường Cao Đẳng Sư Phạm (Ecole Normale Supérieure), Bách Khoa Kỹ Thuật (Ecole Polytechnique), Nghiên Cứu Chính Trị (Institut d’Etudes Politiques), Quốc Gia Hành Chánh (Ecole Nationale d’Administration)… phải là con em của những gia đình giàu có, thế giá danh vọng trong các lãnh vực chính trị, kinh tế mới được theo học.
4. Nguyên lý giáo dục: Tương Thân – Phát Triển
Lược qua nét chính yếu của những hệ thống giáo dục, với định chế xã hội giai cấp dựa trên bằng cấp, cho dù đang có thành quả trong công cuộc phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật… và tập trung quyền lực vào tay nhóm đặc quyền. Dầu có được giáo dục gọi là Dân Chủ thì chúng ta thấy trước mắt, người dân cũng chỉ có quyền bầu phiếu theo hình thức. Tất cả mọi quyền hành khác, kể cả quyền tuyển chọn người đại diện đích thực, đều nằm trong tay những nhóm đặc quyền. Và các nhóm đặc quyền đặt ra luật, sửa đổi luật, áp dụng luật.
a. Vấn nạn trong giáo dục Dân Chủ
Vậy thì Phổ Thông Đầu Phiếu là gì, khi mà sinh hoạt chính trị bị cướp ra khỏi tầm tay người dân? Người dân được hưởng gì khi mà Phổ Thông Đầu Phiếu trở thành phương tiện tranh đoạt đặc quyền của những người thành đạt trong học vấn có chủ trương mưu mô thủ đoạn, mạnh được yếu thua?
Người dân chọn lựa được gì, khi mà khu vực bầu phiếu luôn được phân chia theo tiêu chuẩn lợi ích cho đảng cầm quyền? Dân bầu người đại diện cho mình, nhưng đại đa số cử tri không thể biết mục tiêu thực sự của ứng cử viên.
Dân biểu đại diện cho dân, để tranh đấu cho nguyện vọng người dân địa phương, nhưng lại không được quyền phát biểu và biểu quyết trái với đường lối của đảng. Trường hợp của Dân biểu Cao Quang Ánh và đảng Cộng Hòa Hoa Kỳ là một ví dụ rõ ràng. Dân biểu thay mặt dân, nhưng từ ngày đắc cử, ông không còn thuộc thành phần đại chúng. Ông đương nhiên gia nhập vào nhóm đặc quyền, và hưởng nhiều đặc quyền suốt đời.
Khi vận động các đảng ứng cử quảng cáo rầm rộ nhiều chương trình cải tiến, nhưng không gì bảo đảm họ sẽ thực thi. Gần ngày bầu cử, lá phiếu được vận động bằng những đặc ân tạm bợ, những hứa hẹn khoác lác mị dân… Người dân sẽ thực sự được gì? Tất cả đều hằn vết của một phương thức giáo dục khiếm khuyết và chế độ bóc lột, bất công!
Bởi thế, chúng ta cần xét và đặt lại nền tảng cho giáo dục con người.
b. Tình tương thân
Cuộc sống con người gồm cuộc sống cá nhân và cuộc sống xã hội. Cuộc sống cá nhân lại được kết thành do chính đời sống bản thân và đời sống gia đình. Trong đời sống bản thân và gia đình, con người bộc lộ cho nhau chính cá thể của mình một cách trọn vẹn.
Trọn cuộc sống cá nhân, tức tương quan giữa con người và con người, đều đặt nền tảng đời sống tình yêu và đời sống tình nhà. Cuộc sống con người nối kết nhau bằng tình. Tình đưa đến hiệp nhất. Tình này bộc lộ và thể hiện tình kia. Bởi thế mọi người mới dám sẵn sàng sống chết cho nhau, và dù có chết cũng vẫn còn có nhau.
Chính nhờ bộc lộ và thể hiện cá thể của mình cho nhau, trong nhau, một cách trọn vẹn tình thân, tương quan thân thương, mà con người sống thực và phát triển trọn vẹn. Từ đó Hạnh Phúc Làm Người ngày một gia tăng.
c. Việc phát triển
Theo cơ cấu cuộc sống, con người bộc lộ và thể hiện chính mình chẳng những qua cuộc sống cá nhân, mà còn qua cuộc sống xã hội. Cuộc sống xã hội có trương độ rộng lớn hơn, nên con người tự bộc lộ qua những sinh hoạt làng nước, sinh hoạt địa phương, sinh hoạt trung ương… Và mọi giáo dục sinh hoạt của con người đều đặt nền tảng trên sự tương đồng tuyệt đối giữa Người và Người: “Nhận Thực Chính Mình – Chỉ Thấy Con Người.” Công tác chính yếu của giáo dục, sinh hoạt là đem tài trí, đem sức lực, đem của cải tiền bạc để giúp nhau, cùng nhau đạt chủ đích tối hậu là làm cho mọi người, và cả thú vật cỏ cây hoa lá… cũng được hưởng nhờ: “Tài Của Giúp Người – Mọi Người Cùng Hưởng.”
Ngoài cuộc sống cá nhân, sự kính quý còn gia tăng theo mức độ đem lại lợi ích cho người khác, cho nhau, từ việc đem vui tươi cho học đường và đóng góp vào cộng đồng, an dân thịnh nước. Sự quý trọng ấy lên tới tột điểm là góp phần làm cho cuộc sống của tất cả mọi người được phát triển đúng mức, và nhất là việc cộng tác giải cứu con người thoát khỏi mọi thứ giặc, khai mở kỷ nguyên an bình thịnh vượng, cho mọi người cùng hưởng cuộc sống hạnh phúc đích thực.
Tất cả giáo dục sinh hoạt của con người đều xoay quanh Việc Phát Triển của mỗi người và mọi người một cách trọn vẹn. Nguồn gốc, mục đích, và giá trị của Sinh Hoạt con người, của Việc, là đem tài năng và của cải để giúp nhau thể hiện, phát triển trọn vẹn cá thể của nhau trong Cuộc Sống Chung. Con người phát triển trọn vẹn chính mình bằng việc phát triển cuộc sống chung. Cuộc sống chung phát triển trọn vẹn bằng việc phát triển của mỗi một con người. Có như thế mỗi người và mọi người, mới có thể bộc lộ trọn vẹn, triển nở đầy đủ, và thể hiện đúng mức con người cá thể của mình, mà đồng thời cũng chu toàn sứ mạng đời mình trong cộng đồng nhân loại.
d. Đặc tính cuộc sống
Văn Hóa Việt đặt trong tâm cuộc sống cá nhân trên Tình Tương Thân, và của cuộc sống xã hội trên Việc Phát Triển. Tình Tương Thân giúp con người hòa hiệp thành một. Việc Phát Triển làm cho con người thể hiện trọn vẹn mọi đặc tính của mình, và nhờ đó, thể hiện bình đẳng trong cuộc sống.
Tình Tương Thân thúc đẩy Việc Phát Triển. Việc Phát Triển thể hiện Tình Tương Thân. Cuộc sống cá nhân cần có cuộc sống xã hội. Cuộc sống xã hội cần có cuộc sống cá nhân. Sống thân thương thể hiện bình đẳng. Sống bình đẳng thể hiện thân thương.
Bởi đó, Tương Thân Phát Triển – và Phát Triển Tương Thân là đặc tính của cuộc sống con người.
5. Phát triển – Đấu tranh – Tiến hóa
Để sinh tồn, con người và toàn thể loài người phải hợp tác để phát triển, chớ không để đấu tranh dành giật, mạnh thắng yếu thua, ác thú đấu tranh… Văn hóa Việt không loại bỏ đấu tranh, nhưng đấu tranh là để chống bất công, chống bạo quyền vị kỷ, để giải cứu con người.
Đấu tranh là công tác của phát triển. Đấu tranh không thể là định luật sinh tồn của những ai muốn sống thực sự Cuộc Sống Làm Người. Khi đấu tranh trở thành định luật sinh tồn, mạnh được yếu thua, thì kết quả đương nhiên là hận thù và đối kháng. Hòa bình chỉ là kết quả của sự đàn áp thẳng tay.
Khi đặt đấu tranh thành định luật sinh tồn thì dù dưới bất cứ hình thức nào, xâm lược, thực dân, chuyên chế… độc tài, công an, cải tạo… hoặc tài phiệt, kinh tế thị trường, định giá dịch vụ… nghiệp đoàn, bầu cử, luật pháp cũng chỉ là bộ mặt khác nhau của kẻ mạnh, dùng nó đàn áp. Tất cả đã không phải là thái độ chính đáng cho lớp người trẻ của nền giáo dục đang muốn trình bày hôm nay.
Phát Triển là tiến bộ và tiến hóa. Tiến bộ là những phát triển về kiến thức và kỹ thuật, là những khám phá, phát hiện, ứng dụng mới của con người về những thực thể hoặc những khả năng của thực thể. Ví dụ, những khám phá về điện lực, vi trùng, vi khuẩn, quang tuyến… sức mạnh của hơi nước, của nguyên tử… Những khám phá và ứng dụng này thường dễ dàng hơn khi có điều kiện thích hợp.
Những phát triển ở thực thể, tiến hóa, là những bộc lộ của tiềm năng, khi có điều kiện thích ứng. Những điều kiện giáo dục và văn hóa kia, có thể giúp bộc lộ hay làm tàn lụi những khả năng tiềm ẩn trong con người. Tóm lại, nền giáo dục khoa học kỹ thuật hiện nay có thể giúp chúng ta bộc lộ thêm khả năng suy tư, kiến thức… nhưng đồng thời nó làm lu mờ những khả năng tâm linh, giao cảm, tình cảm của chúng ta… Chính là cái mà điều kiện giáo dục của vua Gia Long, Minh Mạng… đã bộc lộ và phát triển.
Y dan trai,viet lon xon ,noi lung tung ,chang dau vao dau. Noi dai, noi dai, dam ra noi do.Dung om dom,lam dan bai cho can than,co trong tam,viet cho ro rang, khuc chiet de khoi lam phien ban doc .
Trich:- “Triều Nguyễn là vương triều tối phản động. Bản chất cực kỳ phản động của chế độ nhà Nguyễn bộc lộ rõ ngay từ đầu qua những hành động khủng bố, trả thù vô cùng đê hèn của Nguyễn Ánh đối với các lãnh tụ nông dân và những người thuộc phái Tây Sơn kể cả phụ nữ và trẻ em”
Trieu Nguyen toi phan dong, nhung trieu CS, thoi Le Duan, Do Muoi con cuc ky phan dong nua.
Chung ra tay tham sat ca tram ho. Toi ac cua hai ten dao phu nay khung khiep lam. Chung la mot trong nhung dai toi do cua dan toc Viet.
Vo*-chong trai tom giong hanh-ha da-man chau Hao-Anh la` nguoi sinh sau 1975, duoc hoc-tap trong
moi-truong xhcn. Cung nhu bao nhieu “tam guong” tuong-tu : Hieu-truong vua sex voi nhieu h/tro` cua
minh, vua ep ho “phuc-vu” sinh-ly’ cho cac quan lon trong Tinh, vu PMU 18, cac vu rut-ruot cong-trinh,
chiem “Dat-Thanh” Con-Dau cua ho Dao da co’ hang tram nam . . . deu lien quan den dao-duc can-bo
duoc dao-tao ,hoc-tap theo guong HCM . Bo may tuyen-truyen cua cs dung len an la` “TAN-DU MY-
NGUY” . Ro-rang tac-hai cua nen giao-duc xhcn la` thieu day ve DAO-DUC LAM NGUOI ; gioi tre chi
hoc duoc “chan-ly cs la` BAO-LUC, LUON-LEO, CHA`-DAP CON NGUOI, thieu vang TINH NGUOI !
Nhung gi` ma` UB/KHXH cua dang ket-an Nha` Nguyen deu DUNG de ket toi csvn !
1/- Trieu dinh dang Cong cuc-ky` THOI-NAT, HEN-MAT, TAN-AC, NGU-XUAN; CUC-KY` PHAN-
DONG 2/- C/q csvn hoan-toan doi-lap voi toan-dan ( tang-cuong bo-may dan-ap = c/an,mat-vu ;
can-bo hu-lau tham-o, ap-buc dan-lao-dong, doi-ngoai mu`-quang,phan-dong, k/te lac-hau, huy-
hoai moi-sinh, nhuong Dat-Bien-Dao-Rung,Tai-nguyen cho ngoai-bang ).
3/- csvn la` nha`-nuoc DOC-DANG CHUYEN-CHE, dung he-thong tu-tuong lac-hau tu Mac, Mao,
Lenin, Ho kem-ham su tien-hoa’ cua toan dan-toc; ra suc cung-co quyen-luc bang moi thu-doan ,
dan-ap doi-lap, Nguoi-Yeu-Nuoc, khung-bo, sach-nhieu cac phong-trao quan-chung; nam doc-
quyen ve truyen-thong-tu-tuong – xuat phat tu LOI-ICH-CUA-DANG, doi-nghich voi loi-ich toandan.
4/-Dau-Teu cua moi SAI-LAM-TAI-HAI do’ la` : HO-CHI-MINH, toi-do cua l/su da mang chu-thuyet
cs “hoang-tuong” ap-dat vao nuoc ta, bien nua-the-ky tang-toc la` vet NHO* cua dan-toc.
Rat nhieu qua nhung phan-dong cua csvn da va` dang gop phan lam VN suy yeu ve moi mat ,
lam mieng moi ngon cho CS TAU THON-TINH, KHONG-CHE MOI MAT DAT-NUOC TA !
TOI-AC MA` ” TROI KHONG DUNG , DAT KHONG THA !!!
Hiểu như vậy, viết như vậy, mà nói là tạ tội đầu năm Canh Dần, tôi thấy sao giống như bà Đỗ Ngọc Bích quá!!!
Dường như Báo mạng là chỗ ai muốn nói gì thì nói, báo vẫn cứ đăng vô tội vạ .Nó giống như bà NPNga nói: VN phản đối vì HS và TS là chủ quyền không thể tranh cải!!!
Vũ Đình Kh.