WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Anna Karénine: Tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng của Léon Tolstoi [2]

Phần [1]: Anna Karénine: Tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng của Léon Tolstoi [1]

4- Khía cạnh đạo đức.

Tác phẩm của Tolstoy được nhìn nhận có giá trị cao cả về văn chương và đạo đức, sau này nhiều nhà phê bình nhận định về Resurection, cuốn tiểu thuyết lớn cuối cùng của Toltoy cho rằng ông đã giảng đạo nhiều. Họ nhận định giá trị văn chương bị giảm khi nói về đạo đức và chỉ trích việc đưa đạo đức vào văn chương.

Lev Nikolaevich Tolstoy (9/9/1828 - 20/11/1910) và vợ, bà Yasnaya Polyana, 1908. Nguồn: topfoto.co.uk

Ý nghĩa đạo đức bàng bạc trong các tiểu thuyết lớn cũng như nhiều đoản thiên của Tolstoy điển hình là Anna Karenina, ngay mở đầu tác phẩm ông đã trích dẫn  mấy câu Kinh thánh :

“Tôi trả thù, tôi sẽ lãnh hậu quả, Chúa đã nói thế”

(“Vegeance is mine; I will repay, saith the Lord” Romans 12:19).

Toàn bộ truyện cho thấy ta phải tin Thượng  Đế, tha thứ và xoa dịu nỗi đau khổ của con người, tinh thần  đạo đức trong Anna Karenina được thể hiện qua nhiều nhân vật, tiêu biểu là Levin, Karenine, Kitty.

-Levin tự nhận  là kẻ vô đạo, chàng đã thú nhận với Kitty trước khi làm lễ thành hôn mình không tin vào Thượng Đế. Chàng xấu hổ khi làm lễ tại nhà thờ với những lễ nghi, phép bí tích. Những lễ nghi được mô tả tỉ mỉ mà Tolstoy cho là giả dối. Xin sơ lược theo Phần 5, Chương một.

Vị linh mục nói “Chuá ở đây nhận lời xưng tội của anh, anh có tin Giáo lý của Giáo Hội không?

Levin đáp: ”Con nghi ngờ tất cả.”

Ông cha nói tiếp. “Nghi ngờ là yếu điểm của con người, nhưng chúng ta phải cầu nguyện Thượng Đế với lòng nhân ái Ngài sẽ phù hộ chúng ta. Tội lỗi chính của anh là gì?”

Levin đáp “Tội lỗi chính của con là nghi ngờ.”

Rồi chàng nói tiếp. “Con nghi ngờ tất cả, đôi khi con nghi ngờ Thượng Đế có thật hay không.”

Ông cha hỏi chàng:”Nghi ngờ sự hiện hữu Thượng Đế như thế nào, ai đã soi sáng bầu trời, ai đã làm đẹp trái đất “

Levin không dám tranh cãi chỉ nói: “Con không biết”

Linh mục khuyên Levin phải cầu nguyện Thượng  Đế rồi ông làm phép cho chàng.

Nhưng đến đoạn cuối truyện, Phần tám, Chương mười hai, trang 848, Levin đã tìm ra lẽ sống của mình.

“Ta chẳng khám phá được gì cả. Ta chỉ tìm ra được điều mình biết. Ta hiểu rằng trong quá khứ động lực đã cho ta cuộc đời và nay cũng cho ta cuộc sống. Nay ta đã thoát khỏi sự giả dối, ta tìm thấy Chúa”.

(I have discovered nothing. I have only found out what I knew. I understand the force that in the past gave me life, and now too gives me life. I have been set free from falsity, I have found the Master – Part eight, Chapter 12)

Chàng tìm ra đức tin như sau.

“Nay ta nói ta đã biết ý nghĩa cuộc đời:  Sống vì Thượng Đế, sống cho tâm hồn của ta.

(Now I say that I know the meaning of my life: “To live for God, for my soul – Part eight, Chapter 12)

Levin liên tưởng đến những hậu quả nếu không có những niềm tin ấy, nếu không sống vì Thượng Đế mà sống vì nhu cầu riêng tư , chàng có thể phạm nhiều tội ác  nói dối, trộm cướp, giết người ….

-Karenine giận dữ với vợ khi nàng không nghe lời chồng vẫn tiếp đón người yêu tại nhà, ông xỉ vả Anna không thương tiếc và đi gặp luật sư tiến hành thủ tục li dị, bắt con trai để làm cho nàng đau khổ, trả thù tất cả những đau khổ mà nàng đãgây ra cho mình.

Sau đó Karenine lên Moscow giải quyết công việc hành chánh, ghé nhà Stepan, anh vợ, Dolly chị dâu Anna năn nỉ xin Karenine đừng li dị vì như thế sẽ đấy Anna vào bước đường cùng nhưng Karenine quyết không tha thứ , ông nói tôi đã tạo nhiều cơ hội để nàng trở về con đườøng ngay nhưng vẫn lôt xuống bùn.

Lòng thù hận của Karenine bốc lên cao, ông nói tôi thù ghét nàng muôn đời, không thể nào tha thứ được, nó đã làm khổ tôi. Dolly khuyên Karenine

“Hãy yêu thương những kẻ ghét mình…trang 425” ( Love those that hate you…)

Nhưng Karenine một mực nói không thể yêu người mình ghét, con người chịu đựng có giới hạn.

Karenine cương quyết trừng phạt Anna và người yêu Vronsky, khi ấy ông nhận được điện tín của Anna, nàng khẩn khoản nói “ Em đang hấp hối, mình về ngay, nếu mình tha thứ cho em, em sẽ dễ chết hơn” Karenine khinh bỉ cho là nàng bầy chuyện dối gạt mình nhưng cũng lên xe hoả về Petersburg vì nếu thật thì ông sẽ mang tiếng ác. Tới nhà được biết Anna đã sinh đẻ đứa con gái hôm qua, con của Vronsky, nàng còn yếu lắm, nói mê sảng luôn luôn. Karenine nghĩ nàng sẽ chết, chính ông cũng mong cho nàng chết chết khuất đi.

Một gia nhân đưa ông vào phòng , Vronsky khóc bảo ông “ nàng sắp chết, bác sĩ nói không có hy vọng,  xin cho tôi được ở lại đây” trong khi  Karenine vội tới gần Anna đang nằm trên giường, mánàng  tím bầm , nàng nói lảm nhảm:

“…Chồng tôi sẽ tha thứ cho tôi, nhưng anh ấy đâu rồi, anh ấy tốt lắm..  trời ơi tôi sắp chết rồi, tôi không sợ anh ấy , tôi sợ chết…Karenine cầm tay nàng đau khổ, Anna khóc lóc xin chồng tha thứ : Xin mình tha thứ cho em, nàng nói lảm nhảm vô nghĩa…”

Khi ấy bao nhiêu thù hận trong lòng người chồng tan biến đi như cơn gió thoảng.

“Karenine trước đây đã không nghĩ rằng Đạo lý Thiên chúa giáo  ông theo học cả đời có thể khiến mình tha thứ và yêu thương kẻ thù; nhưng  nay một niềm vui yêu thương và tha thứ cho những kẻ mình thù ghét tràn đầy trong lòng mình- Phần 4, chương 17.”

(He did not think that the Christian law that he had been all his life trying to follow, enjoined on him to forgive and love his enemies; but a glad feeling of love and forgiveness for his enemies filled his heart- Part four, chapter 17)

Người chồng khóc nức nở như một đứa thẻ  thơ.

Anna nói em không cần gì hơn là tha thứ, khi ấy Vronsky đang lấy tay che mặt vì xấu hổ, Anna bảo chồng gỡ tay hắn ra và tha thứ cho hắn .. Bác sĩ nói chín mươi chín phần trăm nàng không qua khỏi, chỉ còn ít giây phút nữa.

Karenine thú thực với Vronsky: Ta muốn nói ác cảm giác đã hướng dẫn ta để anh có thể đừng làm điều trái với ta, ta đã tiến hành li dị,  thật chẳng dấu anh làm gì, ta đau đớn quá, thú thật ta đã tiến hành để trả thù anh và nàng. Khi nhận được điện tín ta tới đây cũng với niềm ác cảm ấy, ta mong nàng chết quách đi , nhưng khi thấy nàng ta tha thứ cho nàng .

 

“Và hạnh phúc tha thứ đã khiến ta trở về bổn phận.Ta tha thứ tất cả. Ta sẽ đưa má bên kia, kẻ nào lấy trộm áo ta, ta sẽ cho nó thêm  cái áo khác. Ta chỉ cầu xin Thượng Đế đừng lấy đi hạnh phúc tha thứ của ta”

(And the happiness of forgiveness has revealed to me my duty. I forgive completely. I would offer the other check, I would give my cloak if my coat be taken. I pray to God only not to take from me the bliss of forgiveness! – Part four, chapter 17)”

Niềm hạnh phúc mới theo Tolstoy là hạnh phúc của tha thứ theo ý nghĩa tình vị tha bác ái, kẻ nào tát má bên này ta sẽ đưa má bên kia. Trước đây Karenine con người sùng đạo nhưng trong lòng đầy rẫy hận thù, cái biên giới giữa tình yêu và hận thù cũng rất mong manh, chỉ trong khoảnh khắc hận thù tan biến, trong lòng Karenine nay đầy tình thương và tha thứ cho bọn kẻ thù đã làm ông  đau khổ nhục nhã bấy lâu nay.

-Kitty thất tình cay đắng phát bệnh khi Vronsky không còn màng đến cô để chạy theo Anna. Ông hoàng và phu nhân theo lời khuyên bác sĩ đưa cô ra ngoại quốc nghỉ mát để lấy lại bình tĩnh thăng bằng. Trong thời gian tại Đức, cô quen nhiều người tốt như bà Stahl, Varenka, họ có ảnh hưởng nhiều trên đời sống tinh thần của cô, họ xoa dịu nỗi đau của Kitty. Chẳng bao lâu một thế giới mới mở ra cho Kitty,  thế giới cao sang, hưng phấn .. từ đó cô bình thản nhìn lại quá khứ, nó mở ra cho cô một thế giới tinh thần. Cuộc đời mở ra cho cô một chân trời tinh thần tín ngưỡng nhưng cái tôn giáo này không liên hệ gì với đạo mà nàng đã biết từ hồi còn nhỏ với những kinh cầu, đó là tôn giáo huyền bí cao cả uyên thâm mà người ta bảo mình phải tin vào đó.

Nay cô thấy đạo này không xuất từ những lời, bà Stahl nói tất cả những phiền muộn, đau khổ của con người chỉ có tình  thương và đức tin xoa dịu được , Kitty học được ở Veranka con người có mục đích tự quên mình và yêu thương người khác và nó sẽ khiến ta điềm đạm, hạnh phúc, cao thượn, Kitty muốn được như vậy, nay nàng cho đó là điều quan trọng nhất. Từ Varenka, bà Stahl và những người cô đã học hỏi được cô phác hoạ một chương trình làm việc cho tương lai, cô tìm những người có nhiều trắc trở dù họ ở đâu. Cô sẽ giúp họ tất cả những gì mình có thể như cho họ Kinh thánh, đọc kinh thánh cho người bệnh, tù nhân, những kẻ hấp hối, đó là những giấc mơ âm thầm, Kiity không nói cho ai biết.

Trong khi chờ thực hiện chương trình của mình ở một bình diện lớn, phu nhân thấy Kitty, con gái bà bắt chước Varenka, bà thấy Kitty đã thay đổi tinh thần một cách nghiêm túc. Buổi chiều cô đọc Kinh thánh bằng tiếng Pháp của bà Stahl cho, cô tránh giao thiệp với những bạn bè quen biết trong xã hội và giúp đỡ những người bệnh hoạn và nhất là một gia đình nghèo, hoạ sĩ Petrov. Người ta khen cô là một thiên thần xoa dịu những nỗi đau của người khác. Phu nhân thấy con bà nhiệt tình quá phải can ngăn bằng một câu tiếng Pháp

“Bất kỳ việc gì cũng không nên thái quá”

“Il ne faut jamais rien outrer “

Tôn giáo dưới nhãn quan Tolsoty lại hoàn toàn khác với đạo của Giao hội mà ông cho chỉ là hình thức. Như ở đây cuộc đời mở ra cho Kitty một thế giới mới với tinh thần tín ngưỡng nhưng cái tôn giáo này không liên hệ gì với đạo mà nàng đã biết từ hồi còn nhỏ với những kinh cầu, đó là tôn giáo huyền bí cao cả uyên thâm mà người ta bảo mình phải tin vào đó.

Tolstoy con người sùng đạo, tin Thượng đế nhưng chống lại Giáo hội mà ông cho chỉ là những hình thức, những lời giảng uyên thâm  bắt người ta phải tin tưởng.

Pages: 1 2 3

1 Phản hồi cho “Anna Karénine: Tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng của Léon Tolstoi [2]”

  1. TaTon says:

    Còn trong ngõ cụt mà thôi
    Vẫn chưa thoát khỏi bọn tôi chuá lừa !
    Buôn ‘thần’, bán ‘thánh’ từ xưa…
    Đến nay ‘chiên’ vẫn còn chưa thành người!!!

Leave a Reply to TaTon