“Ô mai gót”
“Việt Kiều là giống ngớ ngẩn nhất Trần gian”. Tôi nghĩ thế khi ba mùa hè liên tiếp gần đây, liên tục đón cả đại gia đình các em, các cháu tôi từ bên kia bờ đại dương về lại Sài Gòn.
Năm 1975, cũng như bao nhiêu gia đình khác, gia đình tôi cũng trong cơn chấn động kinh hoàng của lịch sử, của thời cuộc. Hai mẹ con tôi quyết định ở lại đón ba tôi đi tập kết trở về( nghe nói cũng làm lớn trong quân đội Bắc Việt và không hề nghĩ đến chuyện vợ lẽ, con thêm)… Chỉ bốn đứa em sau cùng cha dượng của tôi quyết tâm xuống tàu vượt biển.
Chuyến đi vất vả nhưng trót lọt, sau ít năm tị nạn tại Hong Kong, cả 5 được chính phủ chấp nhận định cư tại Mỹ.
Bằn bặt gần 30 năm sau thì mọi người lần lượt tìm về thăm má già và anh cả là tôi. Sau đó thấy Việt Nam tuy nghèo khổ, lệ thuộc Trung Cộng, nhưng không đến nỗi man ri, mọi rợ như trí óc họ hình dung, và còn dây mơ rễ má với mảnh đất quê hương, nên hai năm một lần, mỗi gia đình gồm cha, mẹ, và hai hoặc ba đứa con lại trở về.
Lần đầu tôi nhìn thằng cháu đích tôn gọi tôi bằng bác, hoàn toàn là người Việt , máu đỏ da vàng, không lai căng, lai kiết gì hết. Nó chào tôi, mắt dửng dưng xa lạ:
- Hai!
Tôi bất bình sửa lại:
- Hai, ba gì, mày phải gọi đầy đủ là “Thưa bác Hai, con mới về”, nghe chưa?
- Ồ, mẹ nó bênh vực: – Nó chào anh mà, “Hai”! Cũng như “hê lô” là tiếng chào bình thường của người Mỹ thôi, không phải nó bày đặt gọi tên anh đâu.
Ra vậy, buổi trưa hôm sau nó đi đâu về, mồ hôi ướt rượt trên khuôn mặt trắng trẻo, bụ sữa của tuổi …20, tôi yêu qúa, liền bảo, giọng đon đả:
- Đi ăn cơm con!
Nó trả lời bằng tiếng Việt , giọng ráo hoảnh cộc lốc:
- Chưa bây giờ !
- Trời, tôi cười phá lên, nếu nói đầy đủ phải là: “Thưa bác, bây giờ con chưa ăn ạ, vậy mà không hiểu nó nói tiếng Việt kiểu gì mà cùn cằn, cộc lốc như vậy.
Nghe tôi kể lại, mẹ nó đỏ mặt chữa thẹn:
- Thì nó quen với tiếng Mỹ mà: Not now có nghĩa là nó sẽ ăn nhưng chưa phải là lúc này. Vì có thể mới về lại nhà mình, khẩu phần ăn sáng thay đổi, không phải sữa và ốc miu (oak milk) nữa, nên bây giờ nó chưa đói.
-Lại còn thế nữa, tôi lẩm bẩm – Đúng là đồ lai căng, nửa An Nam nửa…American có khác, ai lại uống sữa với ốc miu bao giờ? Tào tháo đuổi cho thì… “quấn ra sòn” suốt ngày.
Đang chí chóe tranh luận trong nhà, tôi bỗng nghe thằng em nó gọi giật giọng:
- Mẹ! chết đuối!
- Trời đất, cả tôi và má nó té ngửa, tưởng mấy đứa mon men ra hồ chơi rồi rơi tòm xuống nước, không biết bơi nên có đứa nào bị chết rồi.
Ba chân, bốn cẳng chạy ra, cả ba chúng tôi đứng chắn ngang thằng Bé, hỏi giật giọng:
- Đâu đâu, ai chết đuối?
Thằng bé đưa tay chỉ, miệng ú ớ;
-Đó đó…chết đuối …
Điểm mặt vẫn đủ mọi thành viên trong nhà, cả tôi và em gái, cháu ruột cùng ngẩn ra rồi cười phá lên khi thấy chiếc xuồng cột ở bờ sông tự dưng bị đứt dây, trôi ra xa bờ và dần dần chìm xuống làn nước hồ mênh mông.
Thay vì mách bác, mách mẹ là chìm xuồng, thì nó la chết đuối, làm quả tim tôi bắn ra khỏi lồng ngực.
Trở lại nhà, thằng lớn lúc này mới thay quần áo, vừa thay nó vừa càu nhàu:
- Sài Gòn nóng qúa, con bắt chước bác Hai, cởi truồng vẫn cứ nóng.
Lại đến lượt anh em tôi phì cười, vì rõ ràng nó vẫn mặc quần xoọc rất bảnh trên người, chỉ cởi trần giống tôi.
Nhớ lại tối đầu tiên ngủ tại nhà, dù tôi và má đã thu xếp chỗ ngủ tươm tất cho cả 5 thành viên nhà nó. Vậy mà sáng hôm sau, đầu tóc bù xù, mắt đỏ kè, vừa ngồi dạy trên giường, ra phòng khách, nó cự nự:- Nhà này lắm chuột qúa, họ chạy lung tung suốt đêm làm con không ngủ được.
-Ôi đúng là cái giống Việt Kiều ngố, ai lại gọi chuột là họ, coi chuột như người vậy? Bốn chân phải khác hai chân chứ?
Chưa kể con út nhìn thấy bà ngoại lúi húi rửa một đống tô, chén tú hụ, nó không đỡ một tay, còn ngớ ngẩn hỏi:
-Ngoại giặt chén à, sao ngoại không giặt bằng máy mà lại giặt bằng tay vậy? Làm vậy đâu có sạch?
Trong khi bà nó ngơ ngẩn nhìn cháu gái chẳng hiểu mô tê ất giáp gì thì mẹ nó đứng đằng sau giải thích:
-Bà ngoại đang rửa chén bằng tay đó con, ở Việt Nam không có máy rửa chén như ở Mỹ đâu con à, nên đa số làm bằng tay hết.
Nó lật đật chạy về phía bếp và tỏ rõ sự thất vọng vì tuyệt nhiên không thấy một chiếc máy nào hết. Trong khi theo mẹ nó giải thích thì máy rửa chén là một bộ phận không thể thiếu được trong bất cứ gia đình nào ở Mỹ. Ngay từ khi thiết kế bếp nấu, người Mỹ đã gắn luôn chiếc máy rửa bát vào phía dưới bồn rửa cạnh vòi nước để vận hành. Ăn xong chỉ cần cho chén vào máy, đổ xà phòng vào là máy tự xúc, rửa, tráng, lau khô đến mức nóng rẫy, sạch bong mới thôi ,đâu có ướt lẹp nhẹp như chén ngoại rửa?
- Ờ, cứ cho Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu hơn Mỹ đi, nhưng làm sao nó lại có thể nhầm từ rửa chén thành giặt chén được cơ chứ? Hệt thằng anh nó vậy, bảo vào ăn cơm nó lại lật đật chạy vào phía vòi nước bảo: con phải giặt tay, giặt đầu cho cu (cool) đã …Bố ai mà hiểu được?
Cả con mẹ nó cũng thế xa nước gần 40 năm ,ở nhà đã nói tiếng Việt sành sỏi, rành rẽ rồi mà đi với tôi, nó nói gì mà cả má và tôi đều không hiểu, nếu không có thằng chồng đi kèm làm phiên dịch tiếng Việt ra tiếng … Việt:
Đơn giản má biểu:
- Con cho má ra chợ bến Thành mua ít đồ gửi về ngoải cho ông bà thông gia nghe con
Vậy mà nó trả lời:
- Con không “mếch sua” đâu nha. Bộ má tưởng ở American tụi con không “in náp” hả?
Nghĩa là, theo lời thằng chồng phiên dịch lại, vợ nó không chắc chắn sẽ đưa mẹ đi được( Make sure), vì ở bên Mỹ cả gia đình nó ở cùng nhà với bố mẹ chồng, đầy đủ hết, chẳng thiếu thứ gì ( enough)
Đang đi đường, tất nhiên là thuê taxi tự lái, vì cả nhà nó chả ai chịu đi xe ôm cả. Đường đông, người đi qua đi lại nườm nượp như mắc cửi, thỉnh thoảng con vợ lại cự nự chồng:
-Kìa “pát” đi anh, sắp tới rồi, đó đó, ở “con nờ” đó.
Tôi ngồi sau cũng không sao hiểu nổi thứ tiếng pha trộn nửa Việt Nam , nửa Mỹ của nó, nếu cậu em rể không xởi lởi giải thích :
- Dạ, ý nhà em giục em băng ngay qua đường đi (Pass), chứ chờ hết xe mới đi như ở Mỹ thì chờ đến tối cũng không xong. Còn cái địa chỉ mà vợ chồng em định đến ở ngay góc đường( conner) anh à.
Bước chân vào khu biệt thự sang trọng( khác hẳn nhà tôi), thằng bé phát biểu:
- Ở Việt Nam toàn làm nhà bằng gạch nhỉ? Ở Mỹ nhà chỉ làm bằng củi thôi, đẹp lắm, nhưng mà không chắc chắn bằng.
- Trời! Tôi trợn mắt hỏi: – Nhà gì mà làm bằng củi, bộ nhà ở giữa rừng sao?
Ba nó cười bảo: Nhà bằng gỗ chứ con, đâu phải củi?
Nó chất vấn: – Thì “út” (Wood) mà
Hóa ra tiếng Mỹ dịch ra tiếng Việt cũng rắc rối thật, thể nào mà lũ em, lũ cháu tôi, mang tiếng là Việt Kiều mà ngố ơi là ngố, , nói bằng từ Việt Nam là ngố toàn phần , ngố đến mức ông bà, cô bác đến thăm đều nói tiếng Việt mà cả ba anh em nhà nó cứ ú ớ như vịt nghe sấm, như dã tràng nghe…tôn giáo bể. Chả trách có lúc bị gọi chệch là vịt kều.
Ngó trên, ngó dưới , trên lầu, dưới sân, em gái tôi nhấm nháy gọi tôi ra một góc vườn, bảo, giọng bồi hồi, xúc động: .
- Anh Hai xem kỹ đi, biệt thự này em định mua để má và anh Hai cùng sắp nhỏ ở đó. Nhà rẻ qúa chừng, chỉ cần anh Hai nói má mạnh dạn bán căn nhà đang ở đi, dọn đến đây, thiếu bao nhiêu, vợ chồng em phụ giúp.
- Ủa- Tôi trừng mắt la lớn, khi nhớ ra gốc tích căn nhà:- Coi bộ em khùng hả?. Biệt thự này tuy đẹp nhưng gốc gác là của một tay cán bộ cộng sản cướp nhà đó. Nó không ở được nên mới tìm cách bán rẻ bán tháo, nhưng những người chủ cũ đâu để cho ai yên, đêm đêm họ vẫn kéo về mà.
-“Ô mai gót”, em tôi la: -Sao lại có chuyện lạ dzậy? Em đi từ 75 mà, em đâu biết . Anh Hai nói rõ cho em nghe được hông?
Tôi thủng thẳng kể:
- Gia đình này có 9 người, 6 trai, 3 gái cùng người mẹ già. Họ giàu lắm, vì cả 6 con trai đều là thiếu tá, đại tá trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Một người con gái mở tiệm vàng . Ngày 29-4, người con trai cả mang xe Jeep về để đón má, đưa cả nhà di tản, nhưng người mẹ lo cho bố mẹ già và bầy em 9 đứa ở Bắc nên do dự không đi…Khi cách mạng vào, họ bị kiểm kê tài sản và dĩ nhiên là mất trắng. Bà mẹ lúc này mới hiểu rõ bản chất của cách mạng, đặc biệt qua xum họp gia đình , biết bố mẹ đã bị đấu tố trong cải cách rụộng đất, chết tức tưởi, các em ai cũng nghèo nàn túng kiết, nên cố giấu 10 lượng vàng dung thân. Không ngờ tay công an ở kế bên rình mò theo dõi và cũng giỏi “bắt nọn” đã bắt bà phải khai ra số vàng cất giấu, dù bà van lậy như tế sao, đưa nó một lượng , coi như cống nạp, vậy mà nó đòi “ăn chia sòng phẳng” 50/50. Đau khổ, uất hận bà đành phải đưa thêm 4 cây vàng cho nó…Vậy mà vẫn không yên. Thấy căn biệt thự của bả đẹp, nó tuy chỉ là phó đồn công an phường, một vợ một con, đã có căn nhà hai tầng , tổng cộng 100 m2 , vẫn rắp tâm cướp không căn nhà của bà. Lấy cớ kiểm tra hộ tịch, nửa đêm nó dựng cả nhà dạy, cho quân lục soát, khám xét, xem có giấu vàng ở đâu không? Vàng không có nhưng hở tờ tiền đô nào nó cũng cướp, vì cho đó là tiền của đế quốc Mỹ…Bị o ép, dồn nén đến ngạt thở, một đêm cuối năm 1979, cả nhà bà bảy người liều lĩnh vượt biên ( ba anh con trai đang học tập cải tạo), vài hôm sau, xác nổi lên cùng 193 người nữa ở mũi Cát Lái, nó lấy cớ “ bảo quản nhà vắng chủ”, dọn sang ở, rồi chiếm luôn…Dù đã phải cống nạp cho thủ trưởng , mua chức mua quyền, không còn là cấp phường nữa mà là cấp quận , thành phố , nhưng đêm nào nó cũng gặp ác mộng. Lúc thì bà chủ nhà về đòi nó trả lại 5 cây vàng. Lúc thì con gái bà trừng trừng nhìn nó trong đêm (Khi nó cho quân kiểm kê, niêm phong tiệm vàng), rồi vợ chồng nó cãi cọ, ly hôn, 3 đứa con nó, đứa lành lặn thì bỏ học, đua đòi , ăn chơi trác táng, đứa đui què sứt mẻ, cả khuôn mặt có đủ các bộ phận tai, mũi, mồm, chỉ trừ đôi mắt. Làn da trắng nhợt kéo thẳng từ trán xuống đến sống mũi trông ngây độn, kỳ quái…Biết là bị quả báo, nó sợ hãi bán tống bán tháo cho người khác, nhưng người này ở chưa đầy một năm cũng luôn gặp ác mộng nên bỏ không cả mấy năm trời rồi tiếp tục sang tên chủ mới. Từ đó đến nay, đã 30 năm, căn nhà này có tới cả chục chủ, nhưng chả ai ở quá 3 năm ,dù cúng giỗ cầu siêu, xây miếu thờ v.v vẫn trong cảnh thấp thỏm, lo âu. Trong khi giá nhà đất lên vèo vèo thì giá nhà này vẫn đứng yên.
Nghe tôi nói, em tôi lè lưỡi:
- “Ô mai gót”, em tưởng nhà sạch thì mua, chứ gặp “nai me” thường xuyên thì chết à?
- Ồ tôi ngán ngẩm giải thích, nhà rộng, sạch sẽ, sáng sủa nhưng giữa thành phố thì làm gì có nai hả em?
Chồng nó đứng phía sau từ lúc nào, nghe tôi nói vậy liền cười tủm tỉm đỡ lời:
- Nightmare là gặp ác mộng ấy chứ anh. Nếu có nai thật thì tốt qúa rồi, đâu có gì phải sợ?
Ngày hai vợ chồng và 3 đứa con trở lại Mỹ, tôi và má mua một túi quà cho nó, trong đó không thể thiếu được món ô mai, món mà hồi nhỏ nó rất thích và thường ngước đôi mắt to tròn, đen ánh lên hỏi mỗi khi hai mẹ con đi xa về:
-Má , má và anh Hai có mua ô mai cho con không má?
Còn bây giờ sau gần 40 năm trở về, đầu hai thứ tóc mà hơi một tí là nhắc: “Ô mai gót”. Tuy không biết quả gót là quả gì nhưng cứ nghĩ đến số quà nó đem từ Mỹ về, nào Chà là, nho khô, hạt dẻ cười, táo tàu, v.v hai mẹ con lại động viên nhau phải kiếm cho bằng được để làm quà cho nó cũng như ông bà thông gia, gọi là “hương vị quê hương”
Tìm khắp chợ Bến Thành rồi các chợ xung quanh cả tuần lễ liền, không ai biết quả gót là quả gì. Ai cũng bảo: “Ở Việt Nam chưa bao giờ nghe thấy, chắc ở tận bên tàu, chứ Việt Nam chưa hề nhập về”.
Khệ nệ trở về trên chiếc xe máy cũ kỹ, nhìn thấy túi quà, đủ các loại ô mai xấu, ô mai cóc, ô mai me , ô mai khế, ô mai mơ v.v mỗi túi một cân, cả nhà phát hãi , không khảo mà xưng cùng la tướng lên: “Ô mai gót”.
Má tôi ngại ngùng giải thích:
- Không có ô mai gót đâu con, má biết mày thích loại đó, nên ngày nào cũng nhắc tới, mà má tìm rạc cẳng không có con à.
Đang mải mê sắp xếp đồ đạc cùng sắp nhỏ, bỗng dưng nó cười chảy nước mắt , thay vì ôm chồng lại ôm chầm lấy má:
- Ôi má ơi, con nói tiếng Mỹ mà. Oh, my god, nghĩa là “chúa ơi” , đâu phải con thèm ô mai mà má và anh mua nhiều thế này, cả nhà con ăn bao giờ cho hết? Với lại xách nặng thế này, con đem lên máy bay sao được hả má?
Đến nước này, thay vì kêu chúa như nó vẫn làm, tôi buộc phải kêu trời khi nhận ra sự nhầm lẫn tai hại của mình: Đúng là vịt kìu, sao nó không nói tiếng Việt thuần chủng là “trời ơi”, “chúa ơi” mà lại nhập khẩu cái tiếng Mỹ chết tiệt ấy để tôi hiểu lầm cơ chứ. Oh, my god!
Sacramento Oct 2014
T.K.T.T
© Đàn Chim Việt
Sự bất đồng ngôn ngữ tạo ra những tình huống hiểu lầm hoặc khôi hài dưới ngòi bút của nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ .
Nhà văn Nhớn ở trong nước, sách vở, văn thơ, mỗi khi có tên bà là người Việt trên toàn thế giới tìm đọc, hoan hô tới tấp.
Qua được xứ Tự Do nhất hành tinh, muốn trời trăng mây nước gì viết cũng được, bà lại tắt tiếng.
Viết cái đề tài cũ rích, lại ép văn, phịa hết sức vô duyên…..Hà Thành thanh lịch gái.
Tội nghiệp!
Loại vai u thịt bắp như Tonyđỏ thì làm gì biết đến văn chương,đỗ mười,mở miệng ra là chê trong khi ông với vài dòng còm đã bị thiên hạ xem thường. Tonyđỏ thử viết cái gì để cho bà con thưởng thức,gì cũng được,chẳng hạn những chuyện đá cá lăn dưa,giựt dọc mà ông đã khinh nghiệm thủa thiếu thời. Vậy nhé
Đá cá lăn dưa là ai, là Choi song jong xỏ lá chứ còn ai?
Ngài biết em vai u thịt bắp, đá cá lăn dưa, giưt dọc từ bé. Vậy ngài bảo em lấy chữ ở đâu ra mà còn thách?
Em đã một lần nói với bác Bùi Tín, vì cộng sản không cho em học nên đấu chữ với cụ thì em chẳng đủ để hầu, nên kiếu. Thế nhưng đấu miệng thì em sẽ bảo đảm tiếp cụ dăm bảy chiêu.
Đàn anh cho em số phone, em kể ngài viết được không?
Kính!
Chào chị Thanh Thủy
Chuyện chị viết vui đượm chút chua chát của thời cuộc,người đọc câu chuyện thấy mọi khía cạnh khác nhau. Thưa Chị, tiếng Việt mình có quá nhiều âm thành ra nhiều khi vì ở lâu ở xứ Mỹ đành phải mượn chữ của họ để diễn tả cho mau, chứ nhiều khi tôi cũng lấn cấn lắm, muốn dịch tiếng Việt qua tiếng hiệp chủng quốc để bác sĩ họ hiểu mà không làm sao có thể dịch nổi chẳng hạn ”đau thôn thốn” hay “đau lâm râm”.Nhiều khi mình nói tiếng Việt với nhau có nhiều người vẫn kg hiểu. Năm 94 tôi và vài người bạn gốc 54 ra Bắc lần đầu, cô chủ ks Lạng sơn bên Gia Lâm là người miền Nam rất mừng khi thấy giọng Bắc 54, đang khi trò chuyện, anh bạn nói nhỏ với tôi” tui chạy bàn có vẻ khi thường mình” “sao vậy?” “tao hỏi xin thêm mấy cái ly nó chỉ cười mà không đi lấy” “Ổ mày phải nói lấy mấy cái cốc, còn muốn lấy chén thêm thì phải gọi là bát”, tôi vừa giải thich xong , đã thấy họ vù chạy mang ly tới.
…..Thưa Chị “cái quặng” “cái Phễu” thôi thì gọi “funnel” cho nó dễ….
Hình như hồi này DCV hay đi trật ra ngoài ” tôn chỉ ” THÔNG TIN THỜI SỰ, nghị luận … Mà post lên những câu chuyện nhạt như nước ốc, thay vì cập nhật những tin tức thời sư nóng bỏng ? Vậy nếu muốn nâng đỡ nhưng cây bút mới, đề nghị DCV nên xếp loạt loại bài này vào mục ” tạp chuyện ” để khỏi choán chổ của tin tức, thì chớ mà lại còn làm mất thì giờ của độc giả phải đọc ( để biết ? ) . Thanks .
Bác thử đọc thật như bác Lĩnh Nam bên trên,để tâm tư tình cảm quyện vào câu chuyện xem sao,bài viết đáng để ta suy gẫm đấy,người việt tha hương có biết duy trì dòng giống ? và ngôn ngữ là 1 điều then chốt đấy bác ạ. Kính
Người Việt Nam mình có cố tật haY chế nhạo người khác khi nói tiếng Việt(không biết là khi mình nói tiếng ngoại quốc có chuẫn không). hậu quã tai hại là mấY đứa con tôi đem Về VN 1 lần rồi thề quYết không Về VN nữa bỡi Vì khi chúng phát biểu là 80 % theo lối dùng từ ngoại ngữ Và mặc dù được các cô cậu chú dì hết sức cưng Yêu nhưng mỗi lần phát biễu là bị thiên hạ úm lại cười như nắc nẻ làm tổn thương tự ái chúng trầm trong. Dù là ở MỸ cộng đồng VN đông đúc là VậY nhưng Vấn đề Văn hóa là từ trong tiếp Xúc Và Xã hội, môi trừơng chung quanh tác đông. Lỗi là do CS chiếm VN làm cho người Việt phải bỏ Xứ ra đi. không phải lỗi của lũ trẹ Làm ơn bỏ dùm tật Xấu nàY. nếu không thii qua 1 thế hệ nữa sẽ chẵng còn một CHẤT XÁM Việt nào Về VN để đóng góp cho đất nứoc thời hậu CS.
Peter Hồ rất đúng khi cho là cố tật !
Hay có thể nói một số người mình cố ý làm cho mình. . . .có tật ?
Đúng ra chúng ta có bổn phận chỉ dạy những em cháu đó nói đúng tiếng mẹ đẻ một cách nghiêm chỉnh thì lại làm cho chúng mắc cở không muốn học nữa. Vậy mà mổi chút đòi dạy đời người khác, dạy các cháu, chúng đâu có nghe.
Mà một khi chúng không nghe thì mình mất. . . .giống!
Riêng cũng một số gia đình thay gì nói tiếng Việt với con em mình để chúng có dịp trao dồi thì lại nói tiếng Anh. Mà khổ nỗi lại loại tiếng ăn-lê chuẩn vô phương. . . chỉnh như, you go me go, if you no can go I xô you go. . .
Đề tài này người ta đã viết nhiều.Cười những người cứ thích chêm tiếng nước ngoài trong khi trong khi đàm thoại..Như câu một bà trẻ đã nói ” me (tôi) không khe( ca re) cài lôn (lawn) mình có lông (long) hay không lông (long)” trong văn viết cũng vậy,nhất là các nhà văn miền Bắc (như PTH),không cả trong văn đối thoại -có thể hiểu được nếu 01 người ở nước ngoài nói chuyện vói người trong nước- mà trong cả văn miêu tả ,tự sự. Còn có nhà văn miền Bắc viét một chử hán việt thông thường ,đọc ai cũng hiểu lại mở ngoặc đóng ngoặc chêm tiếng Pháp vào (cho nên người đọc không hiểu lại đi tìm tự điển của Đ.D.Anh).
Đối vói mấy đưa con cháu ở Mỹ ,nói tiếng Mỹ thì rành ,nhưng nói tiếng Việt cho ba mẹ ,ông bà hiểu thì nói tiếng Việt pha một vài chữ tiếng Mỹ mà trong lúc nói ,nghĩ không kịp thì chị Thũy nói chúng nói tiếng Việt ba rọi cũng đúng thôi !
Tuy đề tài đã củ và có hơi viết quá đi một chút (ví dụ máy giặt ,máy rửa chén )mà không biết thì có lẻ mấy đứa nhỏ này không sông cùng cha mẹ rồi (vào nội trú từ nhỏ chả hạn ),nhưng cũng được một phút thư giãn.
(J)
Bà Trần Khải Thanh Thủi ( chữ cải cách của Đảng ) viết như thể nà chưa hiểu tiếng Việt của ta cũng BA RỌI khi đem tiếng Hán vào , rồi đem tiếng Tây vào , rồi đem tiếng Việt vào mổi ngày.
Theo một bài nghiên cứu của ông T.H-Nguyễn Trọng Dân gởi riêng cho tôi, nay mở ra nhòm nại thì mới biết tiếng Việt ta có bốn phần chính : Hán-Việt ; Pháp- Việt, Anh- Việt và sau cùng là thổ ngữ.
Cho nên đừng có cười chê bọn Vịt Kiều America nói tiếng Việt ba rọi. CHÍNH CHÚNG TA NÓI TIẾNG BA RỌI MỖI NGÀY- TẠI QUEN DẦN NÊN KHÔNG THẤY BA RỌI ĐÓ THÔI
Thí dụ nhá :
1. HÁN (VIỆT) : can qua ( chiến tranh,) bất (không,) sơn hà ( núi sông,) an
“Thế rồi lại nổi can qua, ( ba rọi )
Sơn hà đổ nát lòng già bất an” ( ba rọi , ba rọi & ba rọi )
2. PHÁP (VIỆT): xà bông ( Bắc gọi là xà phòng ) , ban công
Con Hồng nó lấy xà phòng ( ba rọi )
Lao chùi cửa sổ , ban công trong ngoài ( ba rọi , ba rọi )
3. ANH (VIỆT) : xe tăng (tank) , cái phôn ( phone)
Xe tăng chạy nghẹt con đường ( ba rọi )
Em câm phôn gọi vào trường kiếm anh ( ba rọi )
Tiếng Việt của ta ba rọi chết con đĩ mẹ, ngồi đó mà chê Vịt Kiều America . LÁO !
(Tất cả ý trích trong bài “Tiếng Việt- một ngôn ngữ chấp vá” của T.H- Nguyễn Trọng Dân )
Âu cũng là bình thường thôi anh hai à,tiếng việt anh đang dùng cũng đâu phải do chính cha ông mình làm ra mà là do..ông cha cố đạo Alexander Rhode hehe. Thôi đừng chửi nữa,ráng mà nuốt đau thương hjhj.
Những trích trên không phải là tiếng Việt ba rọi mà là tiếng Việt (hóa).
1/Tiêng Việt chịu ảnh hưỡng nhiều của tiếng Hán (tàu),gióng như Nhật và một số dân ở ĐN Á khác vì sao ai cũng biết..
(2/3/)iếng Pháp nêu trên không còn là tiếng Pháp mà đã việt hóa.Nếu không dùng xà phòng /bông (savon) hay cà phê (café) , tăng (tank) ,phôn (téléphone/telephone) thì dùng chữ gì thay thế ? .
3/ba rọi là nói thứ chữ chêm tiếng nước khác (không ần thiết) hay nói sai,dùng sai .Ở đây chị Thũy chê mấy đứa cháu hị nói tiếng Việt ba rọi thì cũng không sai vì chúng nói không trúng tiếng Việt dù là người Việt ,hơn nữa lại pha tiếng Mỹ trong khi nói …Nữa ngô nữa khoai ,nữa chè ,nữa đậu ,lỗn ngỗn như sắn cỏng cơm …không ra Việt ,chẳng ra Mỹ…
Cân gì phải bắt bẻ một chữ trong một bài viết đề tài củ ,nhiều người đã viết
Đọc cho vui dù chị Thủy hơi cường điệu một chút.
(p)
Thôi đừng có ba xạo tài khôn ông ơi- Không dùng , không nói ra MỘT CÁCH BA RỌI thuờng xuyên lúc đầu thì lấy gì mà….VỊT HÓA? Đang “đạn “, thêm chữ tiếng Anh là “bomb”, nói BA RỌI riết nhiều lần đâm quen ….thành “VỊT HÓA” …..là “đạn bom”. Bảo là Việt Hóa thì chỉ có dân…phơi “cà- rem” ngoài đường hơi lâu nên tự ái dỏm mà thôi!
CÒN VÀ MẤT
Trời còn đất nước vẫn còn
Đất còn dân tộc vẫn còn vậy thôi
Ô hay khi mất con người
Nước còn như mất lạ đời bao nhiêu
Giống như dân tộc về chiều
Ngơ ngơ ngẩn ngẩn bao điều đắng cây
Thế nên dân chủ tự do
Luôn là nền tảng đáng lo trên đời
Còn như xã hội độc tài
Con người nào khác như loài gỗ cây
Như loài cát sỏi đàn bầy
Nước còn như mất tháng ngày hay chi
Hay như dân tộc quá thì
Còn đâu vươn tới được ngày tương lai
TRĂNG NGÀN
(21/5/15)
Nói chiện với bọn ngoại quốc ,nhiều khi bí chữ, tui mới phải đệm tiếng Việt vào . Chớ còn
nói với người mình ,sướng thấy mẹ, đệm tiếng Anh vô chi cho mệt xác dzậy trời !!!
Chào mừng chị TKTT đã viết trở lại. Nếu quả có ma đòi nhà như trong chuyện chị kể, thì ở miền Nam hầu như nhà nào cũng có ma. Bọn V+ Bắc Kỳ chúng nó kéo nhau lũ lượt vào trong Nam hôi của, chiếm nhà, độc quyền khai thác mọi ngành nghề làm ăn. Tội nghiệp cho dân chúng miền Nam chỉ biết trơ mắt nhìn uất ức mà không dám làm gì!!!!
Mong bác xem lại mỗi năm dân miền nam ăn mừng..lễ 30/4 như thế nào nhé,cẩn thận,xem xong coi chừng tức thổ huyết đấy bác ạ,em mới xem 1 số hình ảnh dân miền nam ăn..mừng cách đây vài chục ngày mà lộn tiết,họ có trí nhớ ngắn củn.
Tụi trẻ nó có mấy ngày nghỉ đi đàn đúm chơi bời, chứ mừng 30/4 cái con khỉ gì. Chỉ có bọn cán bộ và bọn Bắc Kỳ là mừng “ngày đại thắng mùa xuân” thôi, ông bạn nhìn cho kỹ. Chúng được nhà, chúng được của, chúng được tiền, chúng được quyền!
Khi nào có dịp về X-mas bạn sẽ thấy bọn trẻ cũng đầy đường, rồi bạn kết luận dân VN theo đạo đông quá chừng? VN tự do tôn giáo quá chừng?