WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhìn vào sự thật qua vụ các nhà báo gốc Việt bị giết

WiJphPokpAZLqRt-800x450-noPad

Sự thật không thể chối bỏ

Trước hết, những người chống lại nhóm làm phim đưa ra lập luận: Nội vụ đã xảy ra hai ba chục năm rồi, giới hữu trách đã có gắng nhiều, vẫn không tìm ra thủ phạm, không ai bị truy tố, tại sao làm sống lại chuyện này? Nhằm mục đích gì? Có âm mưu gì? Ai chi tiền? Đằng sau có ai? Và đằng sau ai có ai nữa? Tại sao lúc này?… Trong khi ấy, những người có thành kiến với Mặt Trận [Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam của Tướng Hoàng Cơ Minh – gọi tắt là Mặt Trận], cũng như với chính đảng kế tục Mặt Trận là Việt Tân, đều nhấn mạnh về nghi vấn Mặt Trận là thủ phạm. Nội dung cuốn phim gây tranh cãi cũng thiên về khuynh hướng này, và cũng không nêu được sự thật mới nào.

Vậy sự thật ở đâu? Bắt đầu từ chỗ nào?

Dù chưa bắt được thủ phạm, chưa ai bị truy tố, nhưng có một sự thật không ai chối cãi được, là có những người bị giết. Sự thật này không ai có thể né tránh, không thể thay đổi, không thể xoá bỏ. Dù nhắc tới nó hay không, dù can đảm đối diện hay hèn mạt chối bỏ, nó vẫn còn đó. Chưa có ai bị truy tố, không có nghĩa là không có thủ phạm, không có người chết. Có nhiều người bị giết mà chưa bắt được thủ phạm, rất nhiều nguy hiểm; vì thủ phạm vẫn thong dong sống trà trộn với người lương thiện trong xã hội, “đã quen mất nết đi rồi,” có thể tái phạm tội ác bất cứ lúc nào; là mối đe dọa thường trực cho mọi người. Hơn nữa, có người chết, thì phải làm cho sáng tỏ. Không làm được là bất lực, vô trách nhiệm, vô cảm.

Theo những tài liệu rõ ràng, không ai chối cãi được, là trong mười năm, từ 1981 đến 1990 thế kỷ trước, có nhiều vụ khủng bố mà nạn nhân thuộc thành phần người Việt tại Mỹ. Kẻ bị đe doạ, bị hành hung, người bị đốt nhà, nhiều người bị bắn chết, có người chỉ bị thương, thoát chết. Nội dung cuốn phim gây tranh cãi chỉ nói tới năm người bị giết, nên ở đây, cũng chỉ đề cập tới những người này.

Năm người bị giết không chỉ là con số đơn độc vô tri vô giác. Mỗi người không chỉ là một phân số 1/5 của một tổng số. Họ là những con người bằng xương bằng thịt, có tên tuổi, diện mạo, có sở thích, chí hướng, có gia đình, bạn hữu và nguồn gốc. Đó là sự thật.

Sự thật khác là cả năm người khi bị giết đều cùng đang sống trên lãnh thổ Hoa Kỳ, là cường quốc dân chủ số một trên thế giới, là “thành phố ánh sáng trên đồi cao” cho cả thế giới noi theo về tinh thần trọng luật, và tôn trọng nhân quyền. Sự thật kế tiếp là những người này đã bị giết hai ba chục năm, mà chính quyền Hoa Kỳ vẫn chưa tìm ra thủ phạm để đem ra trước công lý. Nếu đây là một vết nhơ, một điều đáng xấu hổ, đáng nhục thì, ai xấu hổ, ai nhục? Có người nói: khơi lại nội vụ là làm nhục cộng đồng người Việt. Sự thật, có phải vậy không?

Một sự thật khác liên hệ tới nhà báo bị giết không thể bỏ qua: Ngày 7 tháng 1 năm 2015, hai sát thủ xông vào tuần báo châm biếm Charlie Hebdo ở Paris, bắn chết 12 người. Cả thế giới phẫn nộ. Tổng Thống Pháp từng bị tờ báo này mạ lỵ thậm tệ nhiều lần, ra lệnh treo cờ rủ, cả nước Pháp để tang, hàng triệu người xuống đường đeo huy hiệu, tự nhận “Tôi là Charlie” (Je suis Charlie). Tổng Thống Mỹ Obama lên án vụ tấn công là “horrific shooting” (vụ bắn khủng khiếp), hứa giúp đỡ mọi sự cần thiết để đưa bọn khủng bố ra trước công lý. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon tuyên bố: “Đó là một tội phạm máu lạnh, kinh hoàng không thể biện minh được. Nó cũng là cuộc tấn công thẳng vào nền tảng của dân chủ, vào truyền thông và vào tự do phát biểu.” Thủ Tướng Anh Cameron bầy tỏ trên twitter: “Những vụ giết người tại Paris là bệnh hoạn. Chúng tôi sát cánh với dân tộc Pháp trong trận đánh chống lại kinh hãi và bảo vệ tự do báo chí.”

Khác nhau giữa các nhà báo Pháp bị giết ở Paris, và nhà báo gốc Việt bị giết ở Mỹ là ở chỗ, một đằng bị giết cùng một nơi, cùng lúc, một đằng bị giết lẻ tẻ, rải rác nhiều nơi, trong nhiều năm. Thủ phạm giết nhiều người một lúc, là phạm pháp một lần. Thủ phạm giết người nhiều lần, mỗi lần một vài người, dù tổng số người bị giết ít hơn, nhưng là phạm pháp nhiều lần, có yếu tố tái phạm. Một yếu tố khiến tội phạm nặng thêm.

Vậy, vụ các nhà báo gốc Việt bị giết ở Mỹ phải được coi là nghiêm trọng hơn vụ Charlie Hebdo. Tuần báo Charlie Hebdo là một cá thể trong cộng đồng dân Pháp, dù nhiều người không ưa cá thể này, nhưng từ tổng thống trở xuống, cả dân Pháp đã đau buồn, cùng nhau chịu tang, thế giới chia buồn.

Các nhà báo Việt bị sát hại tại Mỹ, dù có người không ưa họ – chẳng ai được mọi người cùng ưa – trước hết, họ là những cá thể trong cộng đồng người Việt, cùng lúc, họ cũng thuộc về cộng đồng tất cả mọi người sống trên đất Mỹ. Trước hết, cái chết của họ là nỗi đau chung, là tang chung cho cả cộng đồng người Việt. Và theo cách đối xử của dân Pháp trước vụ Charlie Hebdo, họ cũng đáng được dân Mỹ chia sẻ niềm đau, chính quyền Hoa Kỳ giúp đỡ, và thế giới quan tâm.

Bây giờ, xin nhìn thẳng vào sự thật, trước những cái chết của họ, cộng đồng người Việt đã làm gì? Chính quyền Hoa Kỳ đã làm gì? Thế giới đã làm gì?

Nói theo Nguyễn Ngọc Lan, trước tội ác xảy ra cho thành viên của mình, cộng đồng người Việt đã “làm thinh”! Nói “làm thinh” là đã nhẹ bớt quá nhiều. Sự thật còn tệ hơn nữa. Trả lời nhóm làm phim ProPublica, người đã bắn Trần Khánh Vân, chỉ vì ông này chủ trương đối thoại và giao thương với Việt Cộng, Trần Văn Bé Tư, sau bảy năm ngồi tù, vẫn còn hãnh diện: “Tôi bắn, hắn đổ xuống như một cái cây.” Và cho biết thêm: “Dân chúng ở Orange County coi những người giết những kẻ bị coi là Cộng Sản như anh hùng.” Ông còn nói đã được tuyển mộ gia nhập K-9 nhưng từ chối, tuy vậy, ông thán phục việc làm của họ.

Còn chính phủ Hoa Kỳ, Tổng Thống Obama hứa giúp nước Pháp “đưa bọn khủng bố ra trước công lý,” nhưng đối với bọn khủng bố giết người trên nước ông, ông cũng làm thinh luôn. Còn thế giới? Cộng đồng Việt như vậy, chính quyền Mỹ như vậy, hà tất thế giới phải quan tâm.

Sự thật đáng buồn

Một sự thật đáng buồn hơn cả thái độ làm thinh: Sau khi điều tra phóng sự Kinh hoàng tại Little Saigon công chiếu, đã có cuộc vận động trong cộng đồng chống lại nỗ lực của nhóm người làm sống lại vụ án này, với lý do âm mưu làm xấu hình ảnh cộng đồng. Như đã trình bầy, những người bị giết là nạn nhân, cộng đồng người Việt là tang gia. Ở đâu có chuyện lạ đời, nhiều thành viên trong gia đình bị giết mà tang gia bị nhục? Cộng đồng không bao bọc thành viên của mình, và làm thinh, hay còn vui mừng trước hoạn nạn của thành viên, cái đó mới đáng nhục. Và nhục nhã nhất ở đời là không biết nhục.

Phía chống đối ProPublica còn nêu nghi vấn: Có thể những nhà báo bị giết là do bàn tay Việt Cộng, để tạo nghi ngờ và chia rẽ trong cộng đồng Việt tị nạn. Nếu vậy, nội vụ càng cần làm sáng tỏ, thay vì bỏ qua. Bởi vì, cái nước Mỹ số một thế giới, cùng với cộng đồng Việt chống cộng nổi tiếng hoàn cầu, mà để Việt Cộng gửi sát thủ sang đây hoành hành như chỗ không người, thỉnh thoảng giết một nhà báo để bịt miệng, kéo dài cả chục năm, vẫn không bắt được thủ phạm. Nhục nào bằng?

Chính quyền Mỹ có trách nhiệm bảo vệ an ninh cho mọi cư dân. Để cho người dưới trách nhiệm bảo vệ của mình bị giết là một cái nhục. Nhục kế tiếp là bó tay, không tìm ra thủ phạm. Nhóm làm phim đánh động dư luận, làm sống lại nội vụ, trước hết là góp phần tìm ra thủ phạm để bộ mặt Hoa Kỳ không bị nhem nhuốc, sau là đem lại một kết thúc bình an cho gia đình các nạn nhân. Thế mà, điều đáng ngạc nhiên, một nghị sĩ gốc Việt tại Viện Lập Pháp Tiểu Bang California đã vội vàng lên tiếng phản đối. Nghị sĩ Janet Nguyễn có một vai trò kép, vừa là đại diện dân Mỹ, vừa là một thành viên cộng đồng Việt. Đáng lẽ bà phải vui mừng gấp đôi trước việc làm của ProPublica, vì cố gắng của họ vừa làm đẹp cho nước Mỹ, vừa đem lại lợi ích cho cộng đồng Việt. Một tuần sau ngày công chiếu phóng sự điều tra, trong lá thư ngày 10 tháng 11 gửi ProPublica, bà tỏ vẻ bất bình và yêu cầu tổ chức này phải xin lỗi cộng đồng Việt. Lý do bất bình, bà viết: “Trái với những gì được trình bầy xuyên tạc trong phóng sự của ông, trên 1.7 triệu người Mỹ gốc Việt là những công dân tôn trọng pháp luật đã cống hiến cho sự thịnh vượng của xã hội Hoa Kỳ.” (Contrary to what was portrayed in your slanted reporting, the more than 1.7 million Vietnamese Americans are law abiding citizens that contribute to the rich tapestry of America’s society).

Nghị sĩ Nguyễn nói mà không cần để ý tới thực tế. Sự thật là sắc dân nào, cộng đồng nào cũng vậy, đều có một số do thiếu hiểu biết, hay cố tình vi phạm pháp luật. Vì thế mới cần có hệ thống tư pháp. Trên nước Mỹ, năm nào cũng có những người Việt phạm pháp, bị truy tố ra toà. Đó là chuyện bình thường. Nếu tất cả trên một triệu bảy trăm ngàn người gốc Việt đều là những công dân tôn trọng pháp luật, vậy những người bị truy tố hay đang thi hành án trong tù, họ ở đâu ra? Nghị sĩ Nguyễn còn trẻ, tương lai còn nhiều hứa hẹn, không nên phát biểu giống như những người phát ngôn từ Bắc Kinh hay Hà Nội, lúc nào cũng gân cổ tuyên bố “chúng tôi không có tù chính trị,” nhưng trong “kho dự trữ” luôn đầy ắp, sẵn sàng đem ra làm quà mở đường cho một chuyến công du, hay đổi lấy chữ ký cho một thoả hiệp béo bở.

Ngoài ra, khi có những người, hay nhóm người gốc Việt phạm pháp, đó là chuyện cá nhân hay băng đảng riêng, họ làm họ chịu. Một người hay một nhóm phạm pháp không phải cả cộng đồng phạm pháp. Uy tín cộng đồng không bị suy giảm khi có một cá nhân, hay một nhóm trong cộng đồng phạm pháp. Chỉ khi nào cộng đồng cố tình bao che cho một cá nhân hay một nhóm trong tập thể của mình, lúc ấy, uy tín cộng đồng bị thương tổn. Ngược lại, khi cộng đồng tham gia việc tìm ra kẻ phạm pháp trong tập thể của mình, là góp phần rửa sạch bộ mặt mình, càng làm cho uy tín của cộng đồng lên cao.

Để Nghị Sĩ Nguyễn dễ phân biệt giữa vinh với nhục, và giữa cá thể với cộng đồng, chẳng cần tìm đâu xa, có thể nhìn ngay vào lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ. Năm 1972, Tổng Thống Nixon bao che cho một nhóm tay chân bộ hạ ở Bạch Ốc đột nhập trụ sở Đảng Dân Chủ ở chung cư Watergate. Hai nhà báo trẻ của The Washington Post, được sự đồng ý của chủ bút, cố truy tìm nguồn gốc của việc làm phạm pháp này. Lúc đầu. vì chưa đủ bằng chứng, nhà báo gặp rất nhiều khó khăn. Họ cũng bị đe doạ, nhưng nhà báo đã cố làm việc vì công tâm, để bảo vệ những giá trị cao đẹp của Mỹ, không phải để bôi nhọ nước Mỹ. Trong trường hợp này, truy nguyên để chứng minh ông tổng thống phạm pháp, là cố gắng can đảm, đáng trân trọng, không phải là việc làm cần ngăn chặn.

Khi ông Nixon hết đường nói quanh, phải từ chức, tuy ông là đương kim tổng thống, đại diện cho cả nước Mỹ, nhưng hành vi sai trái của ông chỉ riêng ông phải chịu. Mình ông xấu mặt. Nước Mỹ chẳng những không xấu, còn được cả thế giới kính phục. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhà báo chỉ với cây bút trong tay, làm cho một ông tổng thống quyền lực hàng đầu thế giới, nắm chìa khoá nguyên tử trong tay, phải từ chức.

Một trùng hợp khá hy hữu, trong cùng ngày Nghị sĩ Nguyễn viết thư cho ProPublica, nói tất cả người Việt ở Mỹ đều là những công dân tôn trọng pháp luật, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, một cựu lãnh đạo cao cấp của Mặt Trận cho biết: K-9 có thật, do ông Phạm Văn Liễu điều động, mục tiêu ám sát đầu tiên là chính ông (Nguyễn Xuân Nghĩa), mục tiêu thứ nhì là chủ báo Người Việt Đỗ Ngọc Yến, nhưng cuối cùng, ông Trần Khánh Vân lãnh đạn! Kẻ bắn ông Vân vẫn còn đó, sau khi mãn án tù vẫn hãnh diện về hành vi bắn người của mình. Nếu cho đây là niềm hãnh diện chung của cộng đồng, terror chính là đấy, phải tìm đâu xa?

Ngoài ngạc nhiên về nội dung thư phản đối của Nghị sĩ Janet Nguyễn, là ngạc nhiên về câu nói của một nhà lãnh đạo Mặt Trận vốn nổi tiếng khôn ngoan, ông Hoàng Cơ Định. Trong cuộc phỏng vấn do Hà Giang báo Người Việt thực hiện ngày 6 tháng 11, ông Định tuyên bố: “Nhưng nếu trong một cộng đồng, cứ một người cầm bút tử nạn là lập tức cho là họ bị đàn áp vì sự nghiệp viết lách thì cộng đồng đó có đáng cho là đã trưởng thành hay chăng.” Nếu chỉ là câu nói vô tình, đó là sự đáng tiếc. Nếu cố ý, đó là câu nói nhằm mục đích đánh lạc hướng dư luận. Nói chung, ông nêu một nhận định đúng. Nhưng nó không đúng với trường hợp các nhà báo bị giết. Từ trước tới nay, có nhà báo từ trần do nguyên nhân không bình thường, nhưng tên tuổi không nằm trong danh sách những người bị đàn áp vì sự nghiệp viết lách. Trong khi ấy, qua bằng chứng còn lại, tất cả những người bị giết, trừ một người là chuyên viên kỹ thuật, đều là những nhà báo cương quyết bầy tỏ lập trường của họ, bất chấp áp lực. Họ đích thực là nạn nhân của những vụ giết người để bịt miệng. Trong số này không có ai là nhà báo ra đường bị xe cán, rồi cộng đồng hô hoán lên là họ chết vì sự nghiệp viết lách.

Diện mạo những nạn nhân

Theo thứ tự thời gian, nạn nhân đầu tiên là Dương Trọng Lâm, 27 tuổi, chủ bút báo Cái Đình Làng, bị giết 1981, tại San Francisco, California. Theo “bản án tử hình” bằng tiếng Anh đề ngày 7 August 1981, được thi hành bởi “Tổ Chức Người Việt Diệt Cộng Phục Quốc” (VOECRN). Tóm tắt tội trạng liệt kê: Lâm được Việt Nam Cộng Hòa cho đi du học năm 1971, thay vì phục vụ Quốc Gia lại theo Cộng Sản, làm báo Cái Đình Làng để tuyên truyền cho cộng sản. Sau khi Terror in Little Saigon công chiếu, một nhân vật uy tín trong cộng đồng Bắc Cali là cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc cho biết thêm, cha Lâm là Trung Tá Việt Nam Cộng Hòa Dương Văn Lạng, nay cũng đã qua đời. Vẫn theo ông Lộc, xác Lâm lúc đầu đã được chôn trong nghĩa trang cộng đồng, nhưng có một số quý vị phản đối. Tuy không ép buộc, gia đình tự ý mang Lâm đi chôn nơi khác, để tránh bị phá hoại.

Chỉ cần riêng sự thật trên đây, một sự thật không ai chối cãi được, và chỉ cần một vụ này thôi, có cần thế lực nào, có cần âm mưu nào, có cần ai làm thêm gì nữa để bôi xấu cộng đồng Việt?

Hỏi lý do tại sao bỏ nước chạy sang Mỹ, có lẽ bất cứ ai trong cộng đồng Việt tị nạn, dù đang ngủ mơ, cũng có thể trả lời trôi chảy: “Sang đây để có tự do dân chủ.” Tự do có phải muốn lên án tử ai cũng được, dân chủ có phải người dân nào cũng có thể tự mình làm quan toà, kiêm đao phủ? Và giết người rồi, còn không muốn cho chôn! Lời tuyên bố của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon sau vụ Charlie Hebdo rất phù hợp cho ở đây: “Đó là một tội phạm máu lạnh, kinh hoàng không thể biện minh được. Nó cũng là cuộc tấn công thẳng vào nền tảng của dân chủ, vào truyền thông và vào tự do phát biểu.” (It was horrendous, unjustifiable and cold-blooded crime. It was also a direct assault on a cornerstone of democracy, on the media and on freedom of expression.)

Người thứ nhì là Nguyễn Ðạm Phong, 45 tuổi, bị ám sát Tháng Tám, 1982, tại nhà ở Houston, Texas. Đạm Phong làm báo từ thời ở Sài Gòn, sang Mỹ, làm chủ nhiệm tờ Tự Do ở Houston. Những bài báo còn lại cho thấy Đạm Phong công kích Mặt Trận khá nặng nề, qua những bài báo chiếm đầy trang nhất. Theo thân nhân công khai kể lại, Đạm Phong đã sang tận Thái Lan tìm hiểu về “chiến khu” của Mặt Trận, từng bị Mặt Trận mua chuộc, áp lực và liên tục đe doạ.

Qua vụ chiếu phim Terror in Little Saigon, và những lên tiếng tiếp theo của con trai ông, dư luận được biết khi bị ám sát, Đạm Phong có tới 10 con. Số con mồ côi đông đảo này của Đạm Phong, dù khi bố chết hãy còn bé, đến nay chắc đã biết rõ bố chết như thế nào, và tại sao. Nhưng với mấy chục đứa con của các con Đạm Phong, những đứa trẻ không có ông như các bạn cùng trang lứa, những đứa trẻ không bao giờ được ông đưa đón ở cửa trường hay dắt ra công viên, những đứa cháu không bao giờ được gặp ông, bố mẹ các cháu sẽ giải thích như thế nào, để các cháu hiểu được: Tại sao ông đưa cả nhà sang Mỹ để có tự do, rồi lại chết vì làm báo Tự Do?

Nạn nhân thứ ba là Phạm Văn Tập (tức Hoài Ðiệp Tử), 45 tuổi, chủ nhiệm tạp chí Mai, chết ngộp khi văn phòng của ông bị đốt Tháng Tám, 1987, tại Garden Grove, California. Người viết không biết nhiều về nhà báo này. Chỉ được biết, trước khi chết, ông đã từng bị cảnh cáo, vì báo Mai đăng quảng cáo cho những dịch vụ làm ăn với Việt Cộng. Nếu còn sống, bây giờ, chẳng những đăng quảng cáo, ông còn có thể mang tiền về Việt Nam làm ăn, du lịch và du hí, cùng với hàng trăm ngàn khúc ruột ngàn dặm mỗi năm. Làm báo đi trước thời cuộc, thường là ưu điểm, nhưng sống giữa cộng đồng Việt mà đi trước thời cuộc, mất mạng như chơi!

Người thứ tư bị giết là ông Ðỗ Trọng Nhân, 56 tuổi, chuyên viên kỹ thuật cho tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong, bị bắn chết trong xe, tại Fairfax, Virginia, Tháng Mười Một, 1989. Ông Nhân là cựu sĩ quan cấp Tá, quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Không phải là nhân viên toà soạn, không viết bài, nên ông không bị đe doạ, hay gây tranh cãi gì liên hệ tới bài vở của tạp chí. Ông sống một mình nên chẳng có ai thắc mắc khi không thấy ông trở về vào cuối ngày làm việc. Ông rời sở làm chiều Thứ Hai. Phu đổ rác phát giác ông chết ngồi trước tay lái trong xe sáng Thứ Tư. Không biết ông bị bắn bao giờ. Báo Văn Nghệ Tiền Phong chỉ loan một tin nhỏ, chẳng mấy ai chú ý, nói ông bị giết vì chuyện riêng. Nội vụ rơi vào lãng quên. Không hiểu nhà báo căn cứ vào đâu để loan tin như vậy? Không bắt được thủ phạm, sao biết được chết vì lý do riêng tư.

Ít lâu trước khi bị giết, ông Lê Triết, một cây viết quan trọng của Văn Nghệ Tiền Phong, và cũng là tham vấn cho Chủ Nhiệm Nguyễn Thanh Hoàng, nói với người thân rằng: “Anh Nhân đã chết thay tôi. Người ta đã giết anh ấy, vì tưởng lầm là tôi.” Lê Triết giải thích thêm: “Anh ấy không viết bài, chẳng thù oán với ai, đi làm rất chăm chỉ.” Vẫn theo Lê Triết, anh và anh Nhân xấp xỉ tuổi nhau, cả hai cùng tầm vóc, hơi gầy, cùng đeo kính và cùng đi xe mầu xanh. Chỉ có một khác biệt: Lê Triết tới toà soạn bất thường, phần vì có thể viết bài ở nhà, phần vì lý do an ninh, để tránh bị theo dõi. Anh Nhân đi làm theo giờ nhất định, dễ bị theo dõi, bị nhận lầm là Lê Triết, và bị bắn khi ra về. Sau này, người nghe chuyện cảm thấy hối hận, vì chỉ “nghe rồi bỏ”; tưởng Lê Triết muốn “quan trọng hoá” cá nhân mình. Bỏ qua vì nghĩ rằng, cùng người Việt chống cộng với nhau, ai nỡ dã man thế.

Nạn nhân cuối cùng là Lê Triết, 61 tuổi, và vợ là Đặng Trần Thị Tuyết, 52 tuổi. Cả hai cùng bị hạ sát tại chỗ đậu xe ở đầu nhà, khoảng gần nửa đêm 21 rạng 22 tháng 9, 1990. Qua bút hiệu Tú Rua trên mục “Ngày Lại Ngày” của Văn Nghệ Tiền Phong, Lê Triết gây sóng gió trên tờ báo này trong một thập niên, danh vang khắp nơi, oán thù cũng lắm. Đe doạ cũng nhiều.

Khi Mặt Trận ra đời, Lê Triết và Văn Nghệ Tiền Phong nói chung rất phấn khởi, và tích cực ủng hộ. Toà báo đã cử ký giả Hoàng Xuyên đi “chiến khu” của Mặt Trận để làm phóng sự. Nhưng từ khi những thầm kín nội bộ của Mặt Trân dần dần lộ diện, nhà báo thành kẻ thù, bị đe doạ, qua thư cũng như điện thoại. Lê Triết không phải là người dễ chịu áp lực. Càng bị đe doạ, anh càng cương quyết, càng chứng tỏ con đường anh theo đuổi là đúng. Thay vì khuất phục, anh đề phòng, mua súng tự vệ, lắp camera bốn góc nhà, cộng với con chó Bobby do Nguyễn Thanh Hoàng mua cho.

Tại party của gia đình một người bạn, mừng con trai hoàn tất chương trình y khoa bác sĩ, vào tối Thứ Bảy 21 tháng 9, Lê Triết tâm sự với bạn hữu: Qua Mỹ từ 1975, anh không muốn vào quốc tịch, vì còn mẹ già ở quê cũ, không muốn cắt đứt chút liên hệ pháp lý còn lại. Chẳng lẽ mẹ người Việt, con công dân Mỹ, như người ngoại quốc. Mãi đến cuối thập niên 80, trước tình hình khối cộng sản Liên Xô sụp đổ, anh xin về hưu sớm, và xin nhập quốc tịch Mỹ, để dễ dàng xin thông hành đi Nga. Cả gia đình là nạn nhân cộng sản, rất phấn khởi trước tình hình mới, anh khoe: “Tôi làm xong mọi thủ tục đi Mạc Tư Khoa rồi. Chỉ mấy tuần nữa, tôi sẽ chụp một tấm hình đứng giữa Công Trường Đỏ, gửi về cho mẹ tôi, không cần nói gì cả, Cụ sẽ mừng và hiểu là tôi đã thoả chí bình sinh.”

Rời party khoảng 11 giờ đêm, anh chị về đến nhà quãng 11:30, lái xe vào chỗ đậu thường lệ ở đầu nhà. Cũng là nơi sát thủ chờ sẵn, ra tay ngay, gọn lẹ và chuyên nghiệp. Lê Triết chưa kịp mở cửa xe, chết gục trước tay lái. Chị Triết đã mở được cửa xe, người nửa trong nửa ngoài, chân co chân duỗi, chết nằm trên sàn xi măng carport.

Trong vòng vài ngày sau, nhà người thân Lê Triết, điện thoại reo liên hồi. Khi nhấc lên, thay vì tiếng nói, chỉ là những tràng cười, như thích thú, như chế diễu, như đe dọa, lạnh lùng, ghê rợn!

Gia đình Lê Triết ở Việt Nam giữ kín, không dám cho thân mẫu anh biết tin dữ, vì không biết cách giải thích thế nào cho cụ bà 90 tuổi hiểu được, tại sao con mình bỏ mẹ chạy lấy người, để khỏi bị chết vì tay Cộng Sản, bây giờ lại chết giữa tập thể đồng hương chống cộng, ở Mỹ!

Ngày giỗ đầu, các con đem phim cũ ra chiếu. Khi hình ảnh ông bà Lê Triết xuất hiện, con Bobby đang ngồi ở góc nhà, vừa vẫy đuôi, vừa sủa, chạy tới hít hít vào màn hình, như mừng chủ đi xa về. Mừng cho nó, có vẻ an phận, nhờ không ý thức được thế nào là terror. Nhưng người có mặt đã không cầm được nước mắt. Nó cũng đã đi theo chủ, lâu rồi.

Kinh hãi trái khoáy

Cuốn phim Terror in Little Saigon (Kinh hãi tại Little Saigon), như mọi người đã biết, có nội dung nói về cái chết của những nhà báo gốc Việt bị giết tại Mỹ từ 1981 đến 1990. Nhưng thực tế, nó đã tạo một hiệu ứng trái ngược trong cộng đồng Việt: Hầu như chẳng ai cảm thấy “kinh hãi” khi các nhà báo bị giết. Như đã trình bầy, cả cộng đồng và làng báo Việt hồi đó đều “làm thinh.” Trái lại, đã có một không khí “kinh hãi” trong cộng đồng, trước và sau hôm công chiếu ngày 3 tháng 11. Nhiều cá nhân và đoàn thể trong cộng đồng khắp nơi trên đất Mỹ nhảy dựng, thảo luận, kết án, chống đối, hội họp, tìm cách đối phó… ngay từ trước khi xem phim. Và sau khi xem phim, mức độ kinh hãi càng tăng. Hoạt động đối phó cũng tăng: mời họp, thông cáo, kiến nghị, thư phản đối, họp báo, cả kế hoạch biểu tình trước PBS.

Trong khi cộng đồng sôi nổi như vậy, lại bị các nhân vật rất gần gũi với cộng đồng chê bai. Ông Hoàng Cơ Định nghi ngờ về trình độ trưởng thành của cộng đồng, trong khi ông Nguyễn Xuân Nghĩa viết: “Chỉ mong rằng cộng đồng chúng ta không mắc bệnh câm, điếc hay mù!” Người viết không tin quý vị trong cộng đồng thiếu trình độ. Cũng không tin quý vị mắc bệnh câm, điếc, hay mù. Thật ra, quý vị là những người rất năng động và nhậy cảm, nhưng không đúng lúc, thành ra đôi khi lẫn cẫn. Lúc đáng lẽ cảm thấy kinh hãi, như khi có người bị giết vì bất đồng chính kiến, hay để bịt miệng, thì quý vị im lặng. Khi đáng phấn khởi hay vui mừng, như khi nhà báo tìm hiểu quá khứ, đánh động lương tâm để giúp tìm ra thủ phạm, thì lại cảm thấy hãi hùng, lo sợ. Tình trạng này, có thể tạm gọi là bệnh “kinh hãi trái khoáy” (improper terror).

Ngoài kinh hãi vì những vụ giết người, có thế nói, qua cuốn phim “terror”, còn có thể thấy cả kinh hãi ngay trong đời sống cộng đồng:

Tại Cali, hàng năm cộng đồng Việt đều có tổ chức lễ giỗ và tưởng niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Một trong những đức tính hàng đầu của Tổng Thống Diệm được nêu ra hàng năm, là sự quý trọng mạng sống con người. Bằng chứng: Hà Minh Trí, sát thủ Việt Cộng toan ám sát Tổng Thống tại Ban Mê Thuột ngày 22 tháng 2 năm 1957, và phi công Phạm Phú Quốc, bỏ bom Dinh Độc Lập sáng 27 tháng 2 năm 1962. Cả hai người này, một là Việt Cộng, một là sĩ quan phản loạn, xử đúng luật, đều đáng án tử hình. Nhưng ông Diệm đã không giết họ. Dù yêu hay ghét ông, đó là sự thật, không thể chối cãi. Trường hợp này, ông Diệm còn nhân từ, rộng lượng hơn Charles de Gaulle. Ngày 22 tháng 8, 1962, có cuộc ám sát hụt Tổng Thống Pháp de Gaulle ở Paris, do Trung Tá Không Quân Pháp Jean Bastien-Thiry chủ mưu. Ông này bị toà án Paris kết án tử hình ngày 4 tháng 3, 1963, không được de Gaulle ân xá, và bị xử bắn chỉ một tuần sau đó, ngày 11 tháng 3, 1963. Một tên Việt Cộng, một sĩ quan phản loạn, chủ tâm giết, đã ra tay và giết hụt Tổng Thống. Mặc dầu có đầy đủ quyền hành hợp pháp để xử tử họ, nhưng ông không làm. Ông trọng mạng sống của họ, dù họ đã cố tình giết ông. Cứ giả tỉ Dương Trọng Lâm là Cộng Sản, anh ta chưa hề giết ai, không có âm mưu giết ai. Vậy mà có người tự tiện giết anh ta, còn nhân danh cái này cái nọ, và công bố “bản án.” Trước sự việc khủng khiếp như vậy, có đáng gọi là “kinh hãi,” terror? Lúc xảy ra chuyện thực sự kinh hãi, quý vị không làm gì. Chẳng những thế, giết người vô cớ còn không muốn cho chôn! Đáng kinh hãi hơn nũa! Trong khi đề cao Cụ Diệm, vẫn thản nhiên làm ngược lại những đức tính tốt của cụ, có phải là tình trạng đáng kinh hãi không?

Ai chưa cảm thấy kinh hãi đủ, người viết xin trình bầy tiếp: Trở lại vụ ông de Gaulle không ân xá cho tử tội Bastien-Thiry. Thật ra, lúc đầu ông đã định ân xá, nhưng sau khi suy nghĩ, ông đã đưa ra 5 lý do để bác. Trong số này, hai lý do đầu và cuối rất đáng lưu ý:

– Lý do đầu, hung thủ đã xả súng vào xe trong đó có chở một người đàn bà vô tội; đó là Bà Yvonne de Gaulle, vợ ông, ngồi chung xe với ông.

– Lý do cuối, các hung thủ sử dựng võ khí tấn công, chính họ đối diện với hiểm nguy khi hành động, họ được giảm án. Nhưng người chủ mưu Bastien-Thiry, không trực tiếp hành sự, mà ngồi chỉ huy ở một nơi an toàn, không đáng được ân xá.

Cả hai lý do trên, đều có thể áp dụng cho vụ ám sát ông bà Lê Triết, với mức độ trầm trọng hơn; vì ông de Gaulle và người đàn bà vô tội vợ ông đều thoát chết, trong khi ông Triết và người đàn bà vô tội của ông không may mắn như vậy. Đồng thời, theo hồ sơ cảnh sát, hung thủ là kẻ giết người chuyên nghiệp; nghĩa là kẻ chủ mưu cũng chỉ huy từ một nơi an toàn, như Bastien-Thiry.

Người vô tội bị giết, kẻ đáng tử hình vẫn ngoài vòng pháp luật, trong một phần tư thế kỷ. Đủ kinh hãi chưa?

Còn nữa: Sau khi chống đối A.C. Thompson, một phần sinh hoạt nhộn nhịp trong cộng đồng rọi đèn chiếu vào Tony Nguyễn: Eureka! Nó đây rồi! Lại một thằng cộng sản nữa! Nó là bạn của Dương Trọng Lâm, lấy tiền của cộng sản để bôi nhọ cộng đồng! Nếu quả thật Tony Nguyễn là cộng sản, hay thân cộng, thì thật đáng kinh hãi. Không phải kinh hãi vì anh ta là cộng sản, mà kinh hãi cho cộng đồng. Tất cả mọi người trong cộng đồng Việt tị nạn, kể cả người viết bài này, xưa nay chống cộng, vì tin rằng tất cả những gì liên hệ tới cộng sản đều xấu. Nếu Tony Nguyễn là cộng sản, và ngày nay anh ta xả thân cố làm sáng tỏ cái chết của người bạn tên Lâm xảy ra từ 34 năm trước, như vậy là tình bạn của những người cộng sản hay thân cộng đối với nhau rất sâu đậm. Trong khi ấy, những người quốc gia có chính nghĩa sáng ngời, không lo làm sáng tỏ cái chết của những thành viên chống cộng như Đạm Phong, Lê Triết, mà trước nỗ lực truy tầm thủ phạm của nhà báo, lại cảm thấy “terror,” như chính mình là thủ phạm sắp bị hành quyết. Còn kinh hãi nào hơn?

Vẫn chưa hết: Trong khi trả lời phỏng vấn trên đài Cali Today ngày 6 tháng 11, một nhân vật uy tín trong cộng đồng Bắc Cali đã phát biểu ý kiến, giống như một số người khác, về cuốn phim Terror in Little Saigon, rằng đây là chuyện cũ, xảy ra trong lúc lòng người còn giao động, không nên nói tới nữa. Trong khi ấy, từ trước tới nay, cộng đồng chống cộng vẫn nhắc tới, vẫn đòi cộng sản phải làm sáng tỏ những vụ giết người từ thời Cải Cách Ruộng Đất, thời Mậu Thân, thời Tù Cải Tạo, và những vụ bịt miệng thời Nhân Văn, Giai Phẩm, vụ Xét Lại… Tất cả terror này đều cũ hơn những terror trên đất Mỹ. Chỉ nhìn thấy lỗi ở người mà không nhìn thấy lỗi ở mình, căn bệnh này có đáng kinh hãi không?

Lại nữa, Đại Tá Lộc chê cuốn phim “đầu voi đuôi chuột,” chưa đưa ra được những bằng chứng thuyết phục. Ký giả và cơ sở truyền thông tư nhân không phải là cảnh sát hay FBI. Họ đã cố gắng, và họ mới làm được đến thế thôi. Cộng đồng gốc Việt là tập thể có liên hệ, nếu thấy còn thiếu sót, nên tiếp tay họ để làm tốt hơn, thay vì coi họ như kẻ thù. Họ mới đem lại được cái “đuôi chuột,” cộng đồng đã hoảng loạn lên. Nếu họ đem lại cái đuôi voi? Terror!

Ngoài chuyện terror, nhóm làm phim còn bị công kích về việc dùng chữ “Little Saigon,” nói rằng địa danh xuất hiện sau các vụ giết người, và có những vụ ám sát xảy ra ngoài Cali, như ở Virginia, hay Texas. Little Saigon đã trở thành tượng trưng cho tập thể người Việt tị nạn tại Mỹ. Nếu bảo tên này chỉ dành riêng cho một nơi nhất định nào, tại sao đã có Little Saigon ở Nam Cali, Bắc Cali cũng đòi y hệt cho San Jose? Sau vụ khủng bố tại Paris hôm Thứ Sáu 13 tháng 11, nhiều người nước khác đã đeo biểu hiệu “Je suis Paris.” Sao không ai nói với những người này là khủng bố tận bên Pháp, anh đang ở Mỹ, anh là (cái chó) gì mà tự xưng Je suis Paris?

Từ đầu bài, người viết chỉ nhìn vào những gì dựa trên sự thật. Để đổi khẩu vị, xin thay lời kết bằng một mẩu chuyện giả tưởng, thật ngắn:

Cuối năm Con Dê (2015), Ngọc Hoàng Thượng Đế mở com pú tờ, vào gú gồ tìm chuyện lớn, để hỏi táo quân các nơi trong buổi tiếp kiến tất niên. Thấy nổi bật: tin khủng bố làm nổ máy bay Nga ở Sinai; công an giết người và hành hung luật sư ở Việt Nam. Lại thấy nhiều bài nói người Việt giống người Do Thái. Thiết triều ngày 23 tháng Chạp, Ngọc Hoàng hỏi Táo Do Thái:

– Sa mạc Sinai hẹp, sao dân Do Thái xưa mất 40 năm để vượt qua?

Táo Do Thái thưa:

– Tâu Ngọc Hoàng, vì một người trong đám dân di tản đánh rơi một quarter.

Ngọc Hoàng vuốt râu cười hiền: “I see!” Rồi hỏi Táo Việt Tị Nạn:

– Thái Bình Dương rộng, nay chỉ cần một ngày để vượt qua, sao 40 năm vẫn chưa về giải phóng quê hương?

Táo Việt Tị Nạn thưa:

– Bẩm Ngọc Hoàng, chúng con còn bận cắm cờ, và…

– Và gì? Ngọc Hoàng hỏi tiếp.

– Rước cờ, và…

– Gì nữa? Ngọc Hoàng hỏi thêm.

– Phủ cờ!

Ngọc Hoàng vẫn giữ vẻ uy nghi, lẩm bẩm một mình: “Đéo hiểu!”

Nguồn: Anhbasam

Tags:

132 Phản hồi cho “Nhìn vào sự thật qua vụ các nhà báo gốc Việt bị giết”

  1. Tien Ngu says:

    “Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách!”???
    (nguyên văn của cái em TNCS, nick….láo)

    Trong cuộc chiến chống Cộng 1954-1975, vũ khí, tiếp viện đầy đủ, người lính VNCH có bại trước lính Cộng không?

    Làm gì có?

    Dù Cộng nó có ưu thế lực chọn chiến trường, luôn tập trung lấy đông đánh ít, nhưng 20 năm dài, chạy bao giờ cũng là lũ Cộng.
    Người lính VNCH có súng đạn đầy đủ, là yên chí …chơi mày tới bến, không bại.

    Mặc dù phải rãi mõng để an dân giữ đất, nhưng có bi nhiêu , chơi mày cũng không ngán…

    Đến khi Mỹ…cúp 105, 155, 175, khối Cộng lại ào ạt 130 ly, 122ly…

    Thì thôi chịu. Còn gì để chơi mày nữa ngoài cái…vọt?

    Lính VNCH không bị lính VC đánh bại vì chúng đánh hay, đánh giõi, mà chỉ là bị nghỉ chơi vì hết tiếp liệu mà thôi.

    Còn cái vụ…nhục nhằn nơi đất khách, là tại em …xui, không gặp dịp, rồi em than khóc…vậy thôi.

    Mẹ nó chớ, VN dưới tay VC, là địa ngục, chỉ thích hợp với quỉ đỏ và thân nhân, đồng chí của chúng. Thoát khõi cái địa ngục đó, bất cứ nơi nào khác trên quả địa cầu này đều là….thiên đường, em nào cũng sướng rên mé đìu hiu. Tự do, muốn mần gì đó thì …mần. Nhục nhằn cái…éo!

    Cho nên, anh Ngu có thơ rằng:

    Đứa ngu mắt…hí mần thơ
    Thằng điếm thấy vậy…ờ ờ phải ngheo…

    Núp danh tị nạn hát theo
    Bại trận thôi…hết, khỏi …đeo cờ vàng

    Lũ khốn không thấy được rằng
    Tao còn xăng, đạn,
    nhăn răng tụi mày

    40 năm đã …xa bay
    Giãi mật cho thấy…đỗi thay sự đời
    Bại là do Mỹ nó…chơi
    Tóm được Trung Cộng, Mỹ…lơi cuộc tình

    Xập xám đành hết đường…binh
    Thiệu ra lệnh …vọt, nhường Minh …tan hàng

    Lấy gì nữa, mà…chơi sang?

  2. Tị nạn CS says:

    “…anh đang ở Mỹ, anh là (cái chó) gì mà tự xưng Je suis Paris?

    Sau vụ khủng bố tại Paris hôm Thứ Sáu 13 tháng 11, nhiều người nước khác đã đeo biểu hiệu “Je suis Paris.” Sao không ai nói với những người này là khủng bố tận bên Pháp, anh đang ở Mỹ, anh là (cái chó) gì mà tự xưng Je suis Paris?

    …anh đang ở Mỹ, anh là (cái chó) gì mà tự xưng Je suis Paris?”

    Tị nạn CS

  3. Dao Cong Khai says:

    Bạn muốn nói chuyện chính trị, ám sát và dân chủ trong một nước dân chủ phải không? OK, muốn dân chủ thì tôi cũng như những chính trị gia của Mỹ này thôi, rất dân chủ. Và ngay cả ông tổng thống Kenedy của đảng dân chủ của Mỹ, tới lúc bị ám sát chết mà không ai biết rõ vụ án cái chết của ông ta, bởi vì nước Mỹ này ….nó rất “DÂN CHỦ”, rất tự do, thằng nào đi ngược lại quyền lợi của giai cấp tư bản là sẽ được đối thế!

    Hãy nhìn vào những người vỗ ngực là chống cộng coi, cuối cùng có bao nhiêu người thực sự chống cộng, và biết bao nhiêu VC nằm vùng và những kẻ cơ hội chính trị cuối cùng đã lòi mặt chuột. Và còn vô số những kẻ vẫn còn trong ẩn núp trong bóng tối, khoác cái áo chống cộng hoặc VNCH.

    Vấn đề ở đây là người Mỹ, chính trị gia và chính quyền Mỹ cùng nhiều người VN trong đó có tác giả bài viết này cố tình không chú ý tới sự kiện quan trọng đó, nhưng họ chỉ biết chửi VNCH, chửi cờ VNCH, và chửi nhưng kẻ thực sự yêu thương và luyến tiếc VNCH. Nhìn vào sự thực thì trong những hình ảnh in trong bài báo này đã có mấy tên VC trong đó; còn mấy nhà báo kia thì thực sự là chống cộng nhưng không thể xếp chung những vụ ám sát đó vào trong một sự kiện và gọi đó là “khủng bố ở Little SG” như báo Mỹ đó được. VC nằm vùng Đàm văn Toại bị bắn là đáng rồi, oan ức gì nữa. Còn gã nhà báo sang Mỹ học để trốn quân dịch, sau GP nó làm báo tuyên truyền cho VC thì bị bắn là đáng rồi. Có gì phải bàn?

    VNCH, và Quốc Gia VN là những giá trị đã được xây dung bang lịch sử và xương máu của nhiều thế hệ VN và giá trị đó là những giá trị vĩnh cửu của cả dân tộc VN trong tương lại. Nhưng những kẻ thực chat là VC nằm vùng, đội lốt VNCH, cầm cờ VNCH thì chỉ những kẻ đó sẽ bị kết án chứ người ta không thể vì thế mà kết án VNCH hay người Việt QG (như một số dư luận thiên tả của Mỹ) được. Nguyễn Cao Kỳ là cựu thủ tướng VNCH, hắn theo VC thì chỉ mình hắn theo VC, chứ không thể nói rằng VNCH theo VC được.

    • NON NGÀN says:

      CỜ VÀNG CỜ ĐỎ

      Cờ vàng cờ đỏ cũng cờ
      Tuy là chính trị đôi bờ khác nhau
      Cờ vàng chống cộng từ khuya
      Còn phần cờ đỏ Mác Lê vậy mà

      Bao năm chinh chiến xót xa
      Chẳng qua bôi mặt gà nhà đá nhau
      Cờ vàng rốt cuộc chạy dài
      Riêng anh cờ đỏ hát bài quang vinh

      Liên Xô bổng đổ cái ình
      Chơ vơ cờ đỏ sự tình lất lay
      Thằng Tàu nó chiếm Hoàng Sa
      Trường Sa nó cưỡm quả là ôi thôi

      Anh em vô sản đây rồi
      Bên kia biên giới cũng là quê hương
      Rộn ràng hiệp nghị Thành Đô
      Nhân dân nào biết sóng xô tràn bờ

      Đúng là lịch sử bơ thờ
      Ngập tràn khẩu hiệu vật vờ nước non
      Chỉ vài lực lượng con con
      Nắm toàn cả nước quả hơn bao giờ

      Sông sâu chỉ hóa nông sờ
      Núi cao chỉ hóa lư mơ chỏm đồi
      Tuyên truyền khuếch đại ai ôi
      Có gì thực chất của người Việt Nam

      Dân ngu quả thật rõ ràng
      Dân hèn quả thật mấy oan được nào
      Nghe lời thiên hạ xôn xao
      Một thời đất nước cũng nhào vô chơi

      Tưởng đâu canh bạc tới rồi
      Ai ngờ vốc túi nên ngồi mà than
      Nói chung cờ đỏ cờ vàng
      Một thời quả thật ngổn ngang khác nào

      Hai bên đều cũng tự hào
      Một bên theo Mỹ bên thời Liên Xô
      Chưởi nhau ỏm tỏi thế nào
      Cuối cùng đều cũng té nhào như nhau

      Nhìn vào đất nước mà đau
      Ngu ngơ ngú ngớ dân nào biết chi
      Hoan hô đả đảo nhiều khi
      Bảo sao làm vậy có gì khác đâu

      ĐẠI NGÀN
      (19/12/15)

      • Phạm Quang Thái says:

        Nội dụng bài thơ của bác ĐẠI NGÀN nói chung rất có ý nghĩa.
        Tuy nhiêu câu, “Bao năm chinh chiến xót xa. Chẳng qua bôi mặt gà nhà đá nhau” thì không thực tế. Vì rằng, ông HCM và đảng CSVN chủ trương đem CNCS tròng vào cổ dân tộc, những người Việt QG vì vậy mà phải đứng lên chống trả thì không thể là “bôi mặt gà nhà đá nhau” ?

      • Xin đọc “Núi cao chỉ hóa lơ mơ chỏm đồi”
        “Tuyên truyền khuếch đại eo ôi” NGÀN KHƠI

    • Dao Cong Ngu says:

      Toàn lời khoátlác huyênhhoang,
      Mônglung vô nghĩa, bớ ”đàocốngkhai”!
      Hỏi rằng ”chuá” có yêu ai?!,
      Và mấy ai ”yêuchuá” mà không 2 tấm lòng???!!!

      Nóinăng chớ kwá lòngthòng…

  4. Tị nạn CS says:

    “Và nhục nhã nhất ở đời là không biết nhục.”

    Trích: “Một sự thật đáng buồn hơn cả thái độ làm thinh: Sau khi điều tra phóng sự Kinh hoàng tại Little Saigon công chiếu, đã có cuộc vận động trong cộng đồng chống lại nỗ lực của nhóm người làm sống lại vụ án này, với lý do âm mưu làm xấu hình ảnh cộng đồng. Như đã trình bầy, những người bị giết là nạn nhân, cộng đồng người Việt là tang gia. Ở đâu có chuyện lạ đời, nhiều thành viên trong gia đình bị giết mà tang gia bị nhục? Cộng đồng không bao bọc thành viên của mình, và làm thinh, hay còn vui mừng trước hoạn nạn của thành viên, cái đó mới đáng nhục. Và nhục nhã nhất ở đời là không biết nhục.”

    “Và nhục nhã nhất ở đời là không biết nhục.”

    Tị nạn CS

    • X2 says:

      ” những người bị giết là nạn nhân, cộng đồng người Việt là tang gia. Ở đâu có chuyện lạ đời, nhiều thành viên trong gia đình bị giết ”
      Những nguồi bị giết là nạn nhân nhưng nạn nhân này có đúng là đáng chết hay không vì đây là chuyện tranh đấu giữa nhưng tên cộng sản đâm sau lung CĐTN ,đâm sau lung nỏ lực chống cộng ,chúng phá hoại và phản lại người TNCS,như vậy chúng dù muốn dù không là người bên kia chiên tuyến .CĐ không đông hành vói cs ,coi cs là kẻ thù vì đó họ đi tị nạn,cho nên những cái chétđo ,CĐ TN không coi họ là thành viên trong gia đình (họ có là chúng đâu mà gọi là thành viên gđ? Gia đình nào? Ga đình CS hay thân cộng giữa một tập thể chống cộng ư ?)
      Cho nên CĐ không thể là tang gia .của bọn đó được. Không có thằng nào chọc giận ,đao to búa lớn vói CĐ,bọn thân cộng hay theo công lại là than nhân cuả nhưng người TN bị chung bơi móc ,ném đá!Viết nghe hay,nhưng cái hay của cải cày cải cối !
      CĐTNCS không là và không thẻ có kẻ thù len vào ,không thể có nhứng tên du côn xâm nhập hay những tên CS ,những tên thân công len lỏi phá hoại gđ ,phá nát CĐ…Chúng phải bị tách ra .bj xữ lý…
      Câu trên chĩ có nếu một thành viên trong CĐ TNCS đồng nhất bị cs đâm thọc phá thối mà không phản ứng hay còn binh vực cho chúng ,còn chửi lại CD thì người đó không là con người,không còn là anh em bạn bè người thân của CĐ
      Vụ án 30 năm tên Tị nạn CS hay các người chửi bới CĐ ,cho họ là iM lăng là NHỤC NHả thì thử hỏi lại mình 30 năm ,từ khởi đầu vụ án đến nay đã làm gì . Hay chí biét chửi một cách hồ đồ ,láo lếu như ĐVA hay như tên ĐTThức ,hay như tên VC L D Đ ,TKTT…
      Đây là loại nối giáo cho giặc ,chưi người khác là Không biêt nhục thì chính là chưi mình rồi ,dù đứng phe nào .,cũng chẳng thấy lên tiếng đến khi thăng Mỹ +thăng CS và Hà Nôi lên tiếng mới….HÙATHEO .
      “Và nhục nhã nhất ở đời là không (TỰ)biết nhục.” còn sun soe cao ngạo “dạy đời thiên hạ
      (X2)

  5. LamSon72 says:

    Trích từ bài viết : Phủ Cờ – Cờ Phủ (Vũ Ánh: Đến Hẹn Lại Lên) (KB NguySaion)

    “….Phủ Cờ (Vàng) là một nghi thức trang trọng trong Lễ Nghi Quân Cách. nhằm vinh danh và ghi ơn những chiến sĩ không phân biệt cấp bậc tuổi tác binh chủng. Bất cứ chiến sĩ nào hy sinh cho Tổ Quốc, dù trên chiến trường hay không , nếu hy sinh vì công vụ, đều được thực hiện nghi thức phủ cờ. Riêng Ngụy tui trong cương vị Chi Đội Trưởng , cấp chỉ huy thấp nhất trong tổ chức của Binh Chủng Thiết Giáp Binh, tại chiến trường khi đưa tiễn những Kỵ Binh vị quốc vong thân về hậu cứ, để làm lễ an táng thì lúc nào cũng cho Chi Đội hai hàng ngang bắt súng nghiêm chào, trong khi di chuyển thi hài những Kỵ Binh được bọc trong poncho từ Thiết xa M113, giữa hai hàng quân bắt súng chào sang GMC để đưa về hậu cứ. Không có Cờ Vàng phủ, không có cả tiếng kèn đồng trang trọng đang thổi Quốc Thiều . Nhưng có nỗi ngậm ngùi thương cảm dành cho những đồng đội đã an giấc nghìn thu.

    Chẳng ai thắc mắc gì nghi thức phủ cờ. Đó là chuyện đương nhiên của Tổ Quốc, để vinh danh, để ghi ơn những người con đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc. Bây giờ “nơi tạm dung”, có một ông Tướng Tư Lệnh của một Binh Chủng lừng danh sông núi, đã mong muốn khi chết đừng phủ Cờ Vàng. Chỉ cần được đội mũ đỏ, mặc áo hoa dù đã là một hảnh diện vô cùng. Nói gì đến chức Tư Lệnh của những Thiên Thần Mũ Đỏ bách chiến bách thắng . Đã làm bạt vía quân thù trên khắp chiến trường máu lửa bốn Quân Khu. Nơi nào có cánh hoa dù , nơi đó có tiếng cười hạnh phúc, có đời sống ấm êm. Ngụy tui không sính thơ văn , chỉ biết tay cầm con rùa, tay kia cầm gậy chỉ huy thiết xa M113 hàng ngang tấn công nhưng cũng ráng đọc đôi ba vần thơ của vị Tướng (?) chỉ huy một đội quân dũng mảnh phi thường lưu tiếng ngàn năm.

    Lý do Tướng yêu cầu đừng phủ cờ vì Tướng không chết cho quê hương, thân chiến bại nhục nhằn nơi đất tạm dung. Ôi tiếng kêu trầm thống hay tiếng kêu thảng thốt của một cánh dù bị LÔI vào đất khách. Tướng quá bi quan nên có tiếng kêu ai oán. Tướng xuất thân từ Khóa 4 Liên Trường Vỏ Khoa Thủ Đức năm 1954. Năm chia cắt đất nước. Năm mà Quân Đội Quốc Gia mới vừa được thành lập không lâu. Tướng đã dầm sương dãi nắng , đã trui rèn trong lửa đỏ, đã chạm mặt tử thần, đã bước ra từ cõi chết. Đã lăn mình vào nơi gió cát, đã từng đổ máu hồng để viết lên những trang sử hùng anh. Chỉ cần một ngày khoác chiến y. Chỉ cần một trận đánh lẻ tẻ là đã xứng đáng được phủ cờ khi nằm xuống. Huống gì hơn 20 năm làm một cánh dù bung gió. Không gian đã biết bao lần vươn dấu giày sô, đã từng đạp lên đầu giặc, đã từng bao lần xung phong nghiền nát bọn phỉ quyền VC. Thì một lá cờ phủ trên quan tài, đâu có gì quá đáng.Vâng, đồng ý với Tướng là “chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi” Không những uy nghi mà còn hào hùng, can trường lẫm liệt, lưu tiếng ngàn thu. Đó là những trường hợp không thể thực hiện nghi thức phủ cờ. Những lần lui binh Lam Sơn719 biết bao chiến sĩ VNCH đã nằm lại Căn cứ Hỏa Lực 31 như Đại úy Nguyễn Văn Đương, Pháo Đội Trưởng PD3ND, hay tại căn cứ hỏa lực 30, tại Alpha, Beta hay tại đồi Charlie nghìn thu vang tiếng Đại Tá Nguyễn Đình Bảo, một đàn em của Tướng, và hơn 400 cánh dù không bọc gió trong một ngày trời ảm đạm, đã khiến cả toàn dân toàn quân ngậm ngùi tiếc nhớ. Biết bao chiến sĩ nằm lại đồi 1062 Thường Đức , hay là lần tan hàng sau cùng tại Chiến địa Phan Rang Những chiến sĩ đó có bao giờ được phủ cờ. Có bao giờ được nghe tiếng kèn truy điệu năm xưa. Dù không có, nhưng những anh hùng mũ đỏ đã hiên ngang đi vào lịch sử . … ”

    “…Cho nên giờ đây Tổ Quốc non sông vẫn còn bị cộng phỉ dày xéo thì chúng ta vẫn phải còn chiến đấu . Không bằng súng đạn nhưng bằng nhiều cách khác nhau . Miễn sao góp phần đánh đổ bọn CS vô thần khát máu đang tâm bán rẻ non sông cho bọn Tàu bành trướng . Giờ đây cũng không còn Tổ Quốc như ngày xưa , cũng không còn chiến trường lửa đạn năm xưa để mỗi khi ngã xuống được Tổ Quốc Ghi Ơn với đầy đủ lể nghi quân cách, để được phủ cờ về với những chiến hữu năm xưa . Phủ cờ giờ không còn là nghi lễ vinh danh, ghi ơn cho người chiến sĩ hy sinh vì Tổ Quốc mà phủ cờ ngày hôm nay có một ý nghĩa đặc biệt ôm trọn hình hài những người lính chiến QLVNCH năm xưa , đã sống, đã chiến đấu hết mình cho Tổ Quốc . Cuối đời phủ cờ như xác nhận một điều linh thiêng: mãi mãi trung thành với Lý Tưởng Quốc Gia , mãi mãi là con dân của VNCH Tự Do và Dân Chủ . Với ý nghĩa đó, tất cả chúng ta những người lính chiến đã từng chiến đấu dưới Quân Kỳ VNCH hay những công dân VNCH khi về với Tổ Tiên đều có thể được phủ cờ như một sự minh định, một sự xác định rõ ràng sự Trung Thành với Lý Tưởng Quốc Gia VNCH mà chúng ta đã được may mắn sống trong màu Cờ Vàng ba sọc đỏ ….” Nhưng tác giả bài thơ trên đâu phải là Tướng Lê Quang Lưởng mà tác giả là Thiếu úy Nguyễn Bội Trân..

    Muốn đọc toàn bài theo link :

    https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/05/21/vu-anh-den-hen-lai-len-kb-nguy-saigon/

  6. TNCS says:

    Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ

    Nguyễn Ngọc Trân, TĐ 31 BĐQ (LĐ3)

    Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ
    Xác thân này đâu chết cho quê hương ?
    Súng gươm xưa đã bỏ lại chiến trường!
    Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách!

    Hơn nửa đời đã tan rồi khí phách.
    Nhớ bạn bè nằm xuống nghĩ mà đau!
    Không quan tài cờ phủ giữa chiến hào,
    Máu thịt đã thấm vào lòng đất mẹ.

    Bao năm trời bao nhiêu người trai trẻ,
    Chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi.
    Khi nằm xuống bạn nào đã cần gì ??
    Chỉ ước muốn thân này dâng đất nước,

    Ta giờ đây đã tàn bao mơ ước!
    Chuyện ngày xưa chỉ còn thấy trong mơ…
    Ngày về quê càng lúc càng xa mờ.
    Thời gian vẫn lạnh lùng theo năm tháng,

    Tuổi càng cao lòng càng nghe mặn đắng!
    Xót thân này khi chết bỏ lại đây!
    Nơi xứ người bạn hữu chẳng còn ai ??
    Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ.

    Phải nghĩ như ông Nguyễn Ngọc Trân thì mới gọi là kính trọng lá cờ vàng ba sọc đỏ.

    • kimkiến says:

      Ông ta viết vậy mà không phải vậy .
      Đây là nổi oán trách ,đau khổ cùng cực của một hiến binh tụ bạch ,tự hối vì làm mất nước nay sông nơi đất khách xư người .lưu lạc như dân tho thái mất quê hướng !
      Nhắn vói chiên hứu cờ vàng tô quóc đừng phủ cho tôi khi tôi già tôi chết >Ngươi chiến binh già chét trên giường bênh đâu bằng chết tai sa trường ,”da ngựa bọc thây”.”Túy ngọa sa trường quân mặc vấn …
      Qua bài thơ người quân nhân đã tự nhìn lại mình đã tự hỏi và đã tự trã lời ,đã thấy “mình chưa làm gì cho tổ quốc vinh quang mà nay ,thân chiến bại ,góc này đây gậm nhấm nổi buồn đau ,chờ thần chét về tổ quốc ,chiến trường xưa ,có bạn có thù…Nguoi quân nhân ngậm ngùi :”không tôi không xứng .tôi làm mát nước .tôi không dám ,không xin ,không mong được phủ lá cờ thiêng liêng của tổ quốc…’
      Đó là tiếng thét bi ai của người chiên binh già ,một đời chiến đấu với kẻ thù,thua trận cuối và mất tấ cả…
      Nó là bài thơ “nổi lòng ‘ ,không phải CHỐI PHỦ CỜ MÀ KHIÊM TÔN <MÀ DAU XÓT MÌNH KHÔNG ĐƯỢC PHỦ CỜ TRÊN NĂP QUAN TÀI TRÊN CHIẾN TRƯỜNG SỐNG MÁI VƠI QUÂN THÙ..
      Tôi nghĩ ,dù anh có bài thơ"không phủ cờ" nhưng các chiến hữu của anh (CÓ LẺ )cũng đã thông cảm ,một phút nào nghiệm ra anh là họ/ họ là anh cùng một nổi ĐAU chung:MẤT QUÊ HƯƠNG!
      Họ phủ cở cho ANH,không khóc mà mắt cay .NGHEN NGÀO!
      (kk)

    • Khoái ăn sang says:

      Tuyên truyền đó cháu ơi!
      Cờ vàng có phủ hay không thì đều do tâm nguyện của người quá cố. Làm gì có chuyện lạm dụng, bắt buộc. Thế cháu có thích lấy cờ đỏ sao vàng may quần xì líp theo tâm nguyện của nhiều người còn sống không?

    • Dungtran says:

      Hay!

  7. TNCS says:

    Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ

    Nguyễn Ngọc Trân, TĐ 31 BĐQ (LĐ3)

    Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ
    Xác thân này đâu chết cho quê hương ?
    Súng gươm xưa đã bỏ lại chiến trường!
    Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách!

    Hơn nửa đời đã tan rồi khí phách.
    Nhớ bạn bè nằm xuống nghĩ mà đau!
    Không quan tài cờ phủ giữa chiến hào,
    Máu thịt đã thấm vào lòng đất mẹ.

    Bao năm trời bao nhiêu người trai trẻ,
    Chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi.
    Khi nằm xuống bạn nào đã cần gì ??
    Chỉ ước muốn thân này dâng đất nước,

    Ta giờ đây đã tàn bao mơ ước!
    Chuyện ngày xưa chỉ còn thấy trong mơ…
    Ngày về quê càng lúc càng xa mờ.
    Thời gian vẫn lạnh lùng theo năm tháng,

    Tuổi càng cao lòng càng nghe mặn đắng!
    Xót thân này khi chết bỏ lại đây!
    Nơi xứ người bạn hữu chẳng còn ai ??
    Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ.

    Phải như ông Nguyễn Ngọc Trân mới gọi là kính trọng lá cờ vàng ba sọc đỏ.

  8. noileo says:

    @Phụ cờ . says:26/11/2015 at 19:17

    Nghi thức “Phủ Cờ” nhằm bày tỏ tấm lòng của người quá cố dành những yêu quý tôn kính của mình cho Việt Nam Cộng Hòa, cho lá cờ Vàng, quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, biểu tượng dân chủ tự do nhân quyền

    Nghi thức “Phủ Cờ” trong tang lễ của một số người Việt tỵ nạn cộng sản tại Hoa kỳ, chỉ có ý nghĩa đề cao, vinh danh lá cờ Vàng.

    Nghi thức “Phủ Cờ” hoàn toàn không làm xấu lá cờ Vàng

    Nghi thức “Phủ Cờ” không nhằm “khoe công trạng” như bị xuyên tạc & hiểu lầm!

    Nghi thức “Phủ Cờ” được quân lực VNCH áp dụng, phủ lá quốc kỳ trên quan tài người quân nhân hy sinh vì công vụ, vì chiến đấu, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nghi thức phủ cờ chỉ áp dụng trong quân đội . Không có một đạo luật nào tại VNCH cũng như tại Hoa kỳ ngăn cấm nghi thức “Phủ Cờ” trong tang lễ của những người không phải là quân nhân, không phải là hy sinh trong công vụ & trong chiến đấu .

    Nghi thức “Phủ Cờ” hoàn toàn hợp lệ, hợp pháp xét theo luật pháp Việt Nam Cọng Hòa cũng như luật pháp Hoa Kỳ.

    ———–

    Can The Flag Be Draped Over a Civilian’s Coffin?

    At our school’s classes we cover how to fold the American flag, its proper uses, and proper display. When we addressed the issue of how it is draped on a coffin, I had the question: Is it only used for military personnel or can it be used for civilians too? I had no idea what the rules are and would appreciate your advice.

    — John R. I am a retired police officer and am leaving instructions for my family once I pass away. (Hopefully not for a long time in the future). My father was in the Army Air Corps during WWII. When he died his casket was draped with an American flag as a veteran. I have that flag.

    Is an appropriate request to have the same flag drape my casket after my death?

    — Kevin P.

    Dear J.R and K.P.: Anyone United States citizen can have the U.S. flag on their casket – as long as the flag is displayed correctly. The rules are from the government, not the military. When the flag is used to cover a casket, it should be placed so the top left of the flag (the blue field with stars) is over the head and over the body’s left shoulder. (What’s the body’s left, and the left of the body for the viewer are different. See the photo below.) The flag should not be lowered into the grave or allowed to touch the ground.

    There is much to learn on flags, but check out the rules in advance and then display it proudly.

    — Robert Hickey

    http://www.formsofaddress.info/Flags.html

    • Tudo.com says:

      Hoa Kỳ cũng không có luật nào cấm lấy hình lá cờ may quần áo. Và người Mỹ lấy cờ may quần áo mặc không phải họ bôi bác mà ngược lại vì yêu thích, vì tôn trọng.

      Những người TNCSVN là con dân VNCH mỗi khi lể lộc hay chào cờ Vàng để tỏ lòng tưởng nhớ với thể chế dân chủ tự do mà một thời mình được hưởng. Và cả những người muốn mang theo lá cờ Vàng sau khi chết để ghi ân mãi mãi!

      Vậy, tưởng nhớ sự tốt đẹp của cờ Vàng có gì là sai trái?
      Những kẽ dè biểu điều đó vì sợ cờ Vàng tồn tại mãi mãi ?

  9. Tị nạn CS says:

    Trích: “Lúc đáng lẽ cảm thấy kinh hãi, như khi có người bị giết vì bất đồng chính kiến, hay để bịt miệng, thì quý vị im lặng. Khi đáng phấn khởi hay vui mừng, như khi nhà báo tìm hiểu quá khứ, đánh động lương tâm để giúp tìm ra thủ phạm, thì lại cảm thấy hãi hùng, lo sợ. Tình trạng này, có thể tạm gọi là bệnh “kinh hãi trái khoáy” (improper terror).

    Bravo!

  10. kenny says:

    Oan có đầu nợ có chủ…có nhiều kẻ trả giá cho sự khua môi múa mép trên đau khổ cua kẻ khác…chưa hăn chết là chấm hết…đây la bài học của cả một công đồng…

Leave a Reply to Dungtran