Hà Nội đàn áp những nhà hoạt động làm nguội lạnh mối bang giao Việt- Mỹ
Tác giả: Matthew Pennington
Reuters, December 10, 2012
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải
(Delay in US-Vietnam meeting a sign relationship is cooling as Hanoi cracks down on activists, Washington Post, December 11, 2012).
Hoa Kỳ và Việt-Nam là cựu thù và cùng lo ngại về sự vươn lên của Trung Quốc.Vấn đề nhân quyền đang làm cho hai nước không trở thành thân thiện hơn.
Sự căng thẳng giữa hai nước rõ rệt làm trì hoãn phiên họp hàng năm về vấn đề nhân quyền. Những phiên họp tham khảo như vậy được tổ chức mỗi năm kể từ 2006, nhưng những lần họp cuối cùng vào tháng 11, 2011 đạt được ít kết quả, và một viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng hai bên còn đang tìm những “thông số” để cho phiên họp sắp đến có thể thành công.
Hoa Kỳ thất vọng về những vụ đàn áp gần đây tại Việt Nam chống lại những bloggers, những nhà hoạt động và những đoàn thể tôn giáo mà Việt Nam cho rằng có thể đe dọa đến việc duy trì quyền lực của họ và việc giam giữ một công dân Hoa Kỳ về tội lật đổ chánh phủ mà hình phạt có thể là tử hình.
Một viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói với điều kiện giấu tên vì không được phép tuyên bố công khai, rằng “Chúng tôi không thấy những tiến bộ mà chúng tôi mong muốn. Chúng tôi rất mong thấy những hành động cụ thể.”
Phiên họp sẽ được tổ chức tại Hà Nội có thể bị trì hoãn vài tuần lễ.Nhưng điều này nhấn mạnh một sự kiện là việc đối xử ngày càng tồi tệ đối với những nhà bất đồng chính kiến trong hơn hai năm qua đã làm cho những cố gắng của Việt Nam nhắm cải thiện mối quan hệ với Hoa Kỳ trở nên phức tạp.
Ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói rằng những cuộc đối thoại về nhân quyền đã đóng góp vào việc tăng cường sự tin cậy giữa hai nước và hai bên hiện đang thảo luận về thời điểm cho vòng họp sắp đến. Phát ngôn nhân của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ cũng nói rằng hai quốc gia đang thảo luận khi nào sẽ họp.
Giống như Hoa Kỳ, Việt Nam muốn tăng cường những liên hệ thương mại và an ninh, nhưng Hoa Kỳ muốn điều này phải đi đôi với những cải tiến về nhân quyền. Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ đang áp lực chính phủ Obama phải cứng rắn hơn về việc Hà Nội đàn áp những người bất đồng chính kiến và tự do tôn giáo.
Bang giao của Việt Nam với Hoa Kỳ đã cải tiến rất nhiều trong những năm qua, phần lớn vì hai nước cùng quan tâm về hành động gây gỗ và xâm lược của Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á. Hai nước cùng chia sẻ quyền lợi chiến lược rõ rệt nhất trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ tại Biển Đông (South China Sea), nơi mà đòi hỏi về lãnh thổ của Bắc Kinh va chạm với đòi hỏi của Việt Nam và bốn quốc gia khác trong vùng.
Kể từ khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ, Việt Nam mở rộng kinh tế nhưng không sẵn sàng ban hành tự do tôn giáo và chính trị cho 89 triệu dân. Hoa Kỳ và Việt Nam đã tái lập hồi ngoại giao vào 1995, 20 năm sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt và hai nước đã tiến gần đến với nhau nhanh hơn kể từ khi Tổng Thống Barack Obama đặt ưu tiên về quan hệ với Đông Nam Á.
Việt Nam đàn áp những nhà bất đồng chính kiến sau khi nền kinh tế, một thời mạnh mẽ, trở nên suy thoái.Những nhà phân tách nói rằng giới lãnh đạo Hà Nội ở vào thế thủ đối với những chỉ trích ở trong nước về chính sách kinh tế, tham nhũng và tranh chấp nội bộ. Phần lớn những sự kiện này được phổ biến rộng rãi trên Internet mà chính quyền không thể kiểm soát được.
Trong năm vừa qua, Việt Nam bắt giam trên 30 nhà hoạt động bất bạo động, bloggers, và những người bất đồng chính kiến theo Human Rights Watch. Trong năm nay, 12 nhà hoạt động bị kết án trong những phiên tòa ngắn, thông thường là một ngày, và lãnh án tù nhiều năm một cách bất thường. Bẩy người khác chờ đợi ra tòa. Việt Nam cũng đang chuẩn bị luật để đàn áp thẳng tay tự do Internet.
Ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam thuộc Đại Học New South Wales nói rằng “Những cuộc ẩu đả trong nội bộ đảng đã làm đảo lộn mọi thứ. Họ rối loạn tinh thần một cách hoang tưởng vì những chỉ trích và không quan tâm gì đến Hoa Kỳ.”
Việc bắt giữ và phiên tòa sắp đến của một nhà hoạt động dân chủ Mỹ Nguyễn Quốc Quân là một thí dụ rõ rệt nhất về việc Hà Nội không sẵn sàng đáp ứng đến những quan tâm của Hoa Kỳ về nhân quyền.
Ông Quân, 59 tuổi, bị bắt giữ tại phi trường thành phố Hồ Chí Minh ngay khi mới đến bằng một chuyến bay từ Hoa Kỳ, nơi ông sanh sống kể từ khi ông trốn thoát ra khỏi Việt Nam bằng thuyền khi còn là một thanh niên. Gia đình và bạn bè của Ông Quân nói rằng ông là một thành viên lãnh đạo của Việt Tân, một đoàn thể vận động dân chủ bất bạo động mà chính quyền Việt Nam gán cho nhãn hiệu khủng bố. Ông đã bị tù sáu tháng tại Việt Nam vào 2007.
Chính quyền Việt Nam lúc đầu tố cáo Ông Quân là khủng bố, nhưng bây giờ ông bị buộc tội lật đổ nhà nước, với một hình phạt từ 12 năm tù đến tử hình. Với cuộc điều tra đã kết thúc, phiên xử sẽ sớm xẩy ra.Ngày ra tòa thường chỉ được thông báo vài ngày trước.
Theo bản cáo trạng mà hãng tin Associated Press (AP) thu thập được, Ông Quân họp với những nhà hoạt động Việt Nam tại Thái Lan và Mã Lai trong khoảng thời gian 2009-2010 để bàn về an ninh Internet và chống đối bất bạo động. Bản cáo trạng nói ông tới Việt Nam với giấythông hành mang tên Richard Nguyen vào năm 2011, khi ông tuyển mộ bốn thành viên cho Việt Tân.
Vợ ông Quân không phủ nhận rằng Ông Quân muốn thay đổi hệ thống chính trị tại Việt Nam. Bà Hương Mai Ngô nói trong cuộc phỏng vấn của AP tại Sacramento bằng điện thoại: “Chồng tôi muốn nói chuyện với những người trẻ và đề cập đến ý kiến dân chủ tại Việt Nam. Chồng tôi sống tại Hoa Kỳ, ở đây chồng tôi có tự do và chồng tôi muốn họ cũng có tự do như vậy.”
Thành viên quốc hội của những vùng đông cử tri Mỹ gốc Việt đang gây áp lực với chính quyền Obama.
Dân biểu Frank Wolf, một người chỉ trích hàng đầu, bảo vệ ý kiến của ông rằng chính phủ Obamaxem ra đã sao lãng vấn đề nhân quyền để tăng cường quan hệ kinh tế và an ninh. Với ba đồng nghiệp Cộng Hòa, vị dân biểu của tiểu bang Virginia đã đòi cách chức Đại Sứ David Shear, buộc tội ông đã không mời những nhà hoạt động cho dân chủ và nhân quyền tham sự buổi tiếp tân ăn mừng Ngày Độc Lập 4 tháng 7 tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội sau khi ông đã cam kết sẽ làm như vậy.
DB Wolf, người đã nhắm vào Đại Sứ Shear vì Ông Đại Sứ đã không viếng thăm TS Quân tại nhà giam, nói rằng “Đường lối của chánh quyền là một thảm họa. Tất cả những gì họ lo lắng là vấn đề kinh tế và quốc phòng. Nhân quyền và tự do tôn giáo cần phải là ưu tiên một.”
Viên chức Hoa Kỳ đã thăm viếng TS Quân năm lần, hầu hết gần đây trong cuối tháng 9.
Phát ngôn viên của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ Christopher Hodges nói: “Chúng tôi tin rằng không ai nên bị giam cầm vì bầy tỏ lập trường chính trị của mình một cách hòa bình hay ước vọng của họ về một tương lai tự do, dân chủ va thịnh vượng hơn. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi chánh phủ Việt Nam sẽ giải quyết trường hợp này một cách nhanh chóng và minh bạch.”
DB Wolf và những nhà lập pháp khác chú trọng về Việt Nam không có nhiều ảnh hưởng vào việc thiết lập chính sách. Nhưng những vị dân biểu này có thể làm gây trở ngại cho chánh quyền Obama. Ông Wolf ám chỉ rằng ông có thể đề nghị những tu chánh án về luật ngân sách để tạo áp lực với chánh quyền về chánh sách Việt Nam. DB Wolf là một thànhviên cao cấp của Ủy Ban Ngân Sách Hạ Viện, một ủy ban nhiều quyền lực trong coi về ngân sách liên bang.
Hoa Kỳ có một vài ảnh hưởng nếu muốn thử dùng để thúc đẩy Việt Nam cải tiến tình trạng nhân quyền: Việt Nam là một trong những nước nhận viện trợ của Hoa Kỳ nhiều nhất tại Á châu và hiện đang thương lượng về hiệp ước thương mại với Hoa Kỳ và bẩy nước khác.
Chánh phủ Việt Nam từ chối không phê bình về việc kết tội Ông Quân, nhưng Hà Nội biết rõ về sự nhậy cảm của Hoa Kỳ trong trường hợp này. Nhiều nhà quan sát nói rằng TS Quân sẽ bị tuyên bố có tội, và sẽ bị tuyên án tù một thời gian đã thi hành và sẻ bị trục xuất nhanh chóng, nhưng như thế cũng đủ cho Quốc Hội tăng cường áp lực vào Tòa Nhà Trắng để liên kết vấn đề thương mại và viện trợ vào sự cải thiện nhân quyền.
Bà Linda Malone, giáo sư tại trường luật William and Mary, cố vấn cho luật sư bào chữa tại địa phương của Ông Quân, nói rằng: “Việt Nam sẽ gặp tai họa nếu họ kết án nặng nề một công dân Hoa Kỳ vì bênh vực nhân quyền một cách hòa bình. Họ sẽ thoái lui về những gì họ tìm cách tự thăng tiến.”
© Đàn Chim Việt
Video clip Công An diễn tập ngăn chặn biểu tình “ĐẢ ĐẢO BỌN THAM NHŨNG”
(Bản tin thời sự HTV1 chiều ngày 12-12-2012)
http://www.youtube.com/watch?v=z1LvZ3Tit3I&feature=player_embedded
Chúng nó đang bán biển đảo cho TQ để giữ cái ghế và miếng ăn.
Chính CS Tàu muốn CS VN đàn áp thẳng tay các nhà đối kháng để làm nguội lạnh mối ban giao Việt Mỷ
Tôi tin rằng ông Quân này là quân của mạng lưới an ninh của BCT. Việc xử tội ông này là cú hích ngoại giao với Mỹ và cũng kết thúc vĩnh viễn nhiệm vụ hoạt động của con bài này.
Chính quyền Hà Nội đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội hợp tác với thế giới tự do, đặc biệt là Hoa Kỳ, để đưa đất nước thoát ra khỏi ảnh hưởng của Tàu.
Kể từ sau chiến tranh, chính quyền Hoa Kỳ qua bao đời tổng thống luôn dành nhiều ưu đãi cho VN hầu như không điều kiện đi kèm ngoại trừ vấn đề cởi mở nhân quyền cho người dân VN. Chính sách ưu đãi kinh tế với hiệp ước TPP và hợp tác quân sự của Hoa Kỳ để kéo VN thoát khỏi ảnh hưởng của Tàu sẽ đưa VN phát triển và thăng tiến nhất trong khu vực, nhưng tiếc thay, chính sách này tới nay đã hoàn toàn thất bại. Cộng sản Hà nội đã không dám theo tự do (Hoa Kỳ) vì sợ mất quyền lực mà xin đi theo làm tên đầy tớ bán nước cho Tàu để cố bám quyền lực. Người dân VN ngày càng nhìn thấy tội bán nước của đảng cộng sản VN.
Không chỉ tạm ngưng cuộc họp nhân quyền mà có lẽ đây là bước đầu Hoa Kỳ sẽ thay đổi chính sách đối với VN trong những ngày sắp tới.
1) Sẽ bỏ rơi VN, nhưng vẫn buôn bán và trợ giúp giáo dục, chỉ tiếp cận đủ để chờ thời gian thay đổi.
2) Tạo sức ép với lãnh đạo Hà Nội sau hậu trường nhưng không quá mạnh dẫn đến coi nhau như kẻ thù.
3) Tìm phương cách thúc đẩy diễn biến hòa bình, ủng hộ người Việt tự do tị nạn cộng sản hay thành phần trong nước muốn thay đổi thoát ảnh hưởng Tàu.
Một cuộc xuống đường biểu tình của người dân chống lại Tàu bành trướng và chính quyền bán nước nô lệ chắc chắn sẽ ngày càng thêm lớn và sẽ được sự ủng hộ của thế giới tự do nếu chính sách Hoa Kỳ thay đổi.
kbc