Bầu cử 2016: John Kasich, cứu cánh của đảng Cộng Hòa?
Hình như thành phần lãnh đạo đảng Cộng Hòa đang ở trong cơn bối rối.
Sau những tuần lễ đặt nhiều hy vọng Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio sẽ thành công để chận đường tiến của tỷ phú Donald Trump, tin tức phát xuất từ giới thân cận với Đảng Cộng Hòa cho hay thành phần bề thế của đảng đang trông chờ ông Thống Đốc John Kasich của tiểu bang Ohio, xem ông là “nút chặn cuối cùng” để không phải chứng kiến cảnh ông Trump trở thảnh ứng cử viên đại diện cho đãng ra tranh cử tổng thống.
Giới thạo tin tại Washington D.C. cho biết sách lược mới nhất của thảnh phẩn bề thế Cộng Hòa lả dồn tất cả nỗ lực giúp ông Kasich chiến thắng ở tiểu bang nhả Ohio vảo ngày thứ Ba tuần tới, xem đó lả bước đẩu tiên để cử tri toàn quốc biết đến “nhân vật xứng đáng đại diện cho đảng”. Vẫn theo giới thạo tin, đại đa số thảnh phần lãnh đạo đảng Cộng Hòa “lo ngại chuyện ông Trump sẽ là ứng cử viên cho đảng”, sợ rẳng điều đó nếu xảy ra “sẽ giúp đảng Dân Chủ cơ hội ở lại Tỏa Bạch Ốc ít nhất 4 năm nữa”, trong khi mọi ngưởi đểu tin năm nay là năm Cộng Hòa sẽ nắm cả hảnh pháp lẫn lập pháp.
Chiến dịch chính trị mang tên “nâng Kasich để loại Trump” được đưa ra ngay từ tối thứ Ba (mùng 8 tháng Ba 2016) sau khi ông Trump thắng sơ bộ ở Michigan, Mississippi vả Hawaii, trong khi ông Marco Rubio -ngưởi tửng được hy vọng có thể cản đường tiến của ông tỷ phú Trump- liên tục đứng ở cuối bảng. Theo lời một ngưởi biết chuyện, “ai cũng hiểu đến giở ông Kasich chưa thắng ở tiểu bang nào, chỉ 3 lần về nhì, số đại biểu ủng hộ ông chỉ bằng 1/10 số đại biểu ông Trump đang nắm trong tay, nhưng tất cả đều đồng ý còn nước còn tát”, hy vọng ông Thống Đốc tiểu bang Ohio “sẽ giúp cản được ông Trump”.
Năm nay 64 tuổi, Thống Đốc John Kasich lả người có nhiểu kinh nghiệm chính trường lẫn kinh nghiệm điều hành, với 18 năm lảm Dân Biểu Hạ Viện Liên Bang vả 2 nhiệm kỳ thống đốc. Ông cũng từng lảm việc với Ủy Ban Quốc Phòng và giữ vị trí Chủ Tịch Ủy Ban Ngân Sách Hạ Viện, ăn nói chững chạc, tức “có đủ tất cả những điểu kiện để lãnh đạo quốc gia, khác hẳn với ông Trump nổi tiếng là ngưởi bạo miệng nhưng không có đường hướng hoạt động”.
Theo ông Scott Jennings, người mới 4 năm trước đây từng đứng trong ban tham mưu tranh cử Mitt Romney, “làm thử bài toán là thấy ngay ông Kasich không thể nảo có đủ phiếu đại biểu để đại diện cho đảng” nhưng mục tiêu hiện giờ lả “làm thế nào để ông Trump cũng không có đủ 1,237 phiếu đại biểu”, để khi gặp nhau tại Đại Hội Đảng tổ chức tại Cleveland, Ohio vảo tháng Bảy tới đây, các đại biểu sẽ cùng với thành phần lãnh đạo đảng đổng ý “đưa ra một nhân vật, có đủ khả năng để giúp đảng nắm hảnh pháp”.
Ông John Weaver -Trưởng Ban Chiến Lược của ông Kasich- phần nào cũng chia sẻ quan điểm đó, bằng chứng trong một văn thư phổ biến nội bộ hôi tuần trước, ông Weaver viết rằng “(ngay từ ngày đầu) chiến lược tranh cử của chúng ta là dù vẫn biết có những ứng cử viên được nhiều lợi thế hơn mình, nhưng làm sao để mọi người biết đến John Kasich, từ đó chúng ta sẽ xây dựng được nền tảng vững mạnh và đi tới đích”.
Không chỉ trông chờ ông Kasich thắng lớn tại Ohio, cánh bề thế trong đảng Cộng Hòa còn mong ông Rubio thành công ở Florida. Lý do: nếu ông Trump thành công ở cả 2 tiểu bang này (sẽ bầu theo thể thức “winner-take-all” tức người nhiều phiếu nhất sẽ hốt trọn gói đại biểu), ước mong chận được ông Trump kể như tan tành theo mây khói. Hiện giờ, các cuôc thăm dò đều nói ông Rubio đang thua ông Trump ở Florida, “do đó chỉ còn biết trông chờ vào ông Kasich ở Ohio thôi, cho dù tình hình cũng chẳng sáng sủa gì cho lắm”, theo trình bày của một nhân vật quen biết với giới lãnh đạo Cộng Hòa ở Washingon D.C.
Nhân vật yêu cầu không nêu tên này kể thêm “theo tôi hiểu, giải pháp tệ nhất là nếu ra tới Đại Hội Đảng mà vẫn không cản được ông Trump, lúc đó ông Kasich sẽ đồng ý dồn hết phiếu đại biểu ủng hộ ông tỷ phú New York, đánh đổi lấy ghế phó tổng thống”. Tại sao điểu này được nói tới? “Không ít người nghĩ rằng liên danh Cộng Hòa có Kasich vẫn hay hơn liên danh không có Kasich”.
Nhưng cuối cùng, “vẫn phải chở đến thứ Ba tuần tới xem sao, lúc đó mới biết đưởng đi nước bước của đảng Cộng Hòa như thế nào, mới biết nước cờ John Kasich của họ có ảnh hưởng gì tới ván cờ ông Trump đang đánh và đang ở thế thượng phong hay không”, nhân vật này kết luận.
TỶ PHÚ MICHAEL BLOOMBERG KHÔNG RA TRANH CỬ TỔNG THỐNG
Tháng trước ông cho tờ The Financial Times biết “đang tính toán xem có nên ra tranh cử tổng thống hay không”. Cũng tháng trước, dàn cố vấn của ông nói với báo chí rằng “mọi quyết định phải chờ đến sau Super Tuesday mới tính”. Hôm nay (mùng 7 tháng Ba 2016), ông thông báo quyết định cuối cùng: sẽ không dự cuộc đua chính trị 2016. Lý do: thứ nhất, ông nhìn nhận không thấy đường thắng cử, thứ nhì, ông không muốn sự xuất hiện của mình sẽ giúp các ứng cử viên Cộng Hòa như Donald Trump hay Ted Cruz cơ hội làm chủ Tòa Bạch Ốc. Theo lời một nhân vật thân cận với ông, “ông suy nghĩ rất kỹ, hiểu rằng cách hay nhất là không ra tranh cử”.
Ông đây là nhà tỷ phú Michael Blomberg, 74 tuổi, nổi tiếng trong chính trường và thương trường, từng làm Thị Trưởng thành phố New York 3 nhiệm kỳ. Lúc còn có ý định tranh cử tổng thống, ông cho rằng cuộc bầu cử năm nay “xuất hiện quá nhiều ứng cử viên cực đoan, lối nói chuyện, những lời phát biểu của họ coi thường cử tri” kèm theo câu “nếu tranh cử tôi sẽ bỏ tiền túi ra vận động, không trông chờ vào sự yểm trợ của bất cứ ai hay tổ chức nào”.
Chuyện ông Bloomberg định ra tranh cử cũng như chuyện ông quyết định không ra tranh cử được xem là một trong những tin rất lớn trong ngày. Theo nhà quan sát chính trị Joshua Ornstein, “ông Bloomberg hiểu rất rõ tình hình chính trường, ông cân nhắc cho đến phút cuối cùng mới đưa ra quyết định sẽ không tranh cử”. Ông ta cân nhắc như thế nào? “Ông ta biết không có thực lực chính trị để tranh cử với tư cách độc lập hay đại diện cho một đảng thứ ba trong khi thấy rõ bà Clinton đang trên đường trở thành người đại diện cho đảng Dân Chủ. Nếu ra tranh cử thì ông ta sẽ cản trở đường tiến của bà bạn thân, đặc biệt có lợi cho 2 ứng cử viên Cộng Hòa mà ông ta từng gọi là không xứng đáng để lãnh đạo quốc gia là tỷ phủ Donald Trump và Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz”.
“Ngay từ đầu tôi đã nói chẳng có gì lợi cho ông Bloomberg”, một quan sát viên khác là ông John Carlson của tiểu bang New Hampshire nhắc lại điều từng nói hồi tháng trước, ngay khi có đồn đãi cho rằng ông tỷ phú Bloomberg của New York sẽ ra tranh cử tổng thống. “Muốn ra tranh cử với tư cách độc lập, ông ta phải vận động xin chữ ký của cử tri từng tiểu bang để có tên trong danh sách ứng cử viên, giả sử ông ta làm được điều khó khăn này và chấp nhận bỏ cả núi của để tranh cử, nghe đâu lên đến 2 tỷ bạc, câu hỏi kế tiếp là ông ta có lực lượng ủng hộ để vận động tại địa phương hay không? Câu trả lời của tôi là không, ông ta chẳng có ai cả. Như thế làm sao chiến thắng? Đó chính là lý do tại sao lịch sử bầu cử cận đại cho thấy ứng cử viên độc lập hay tranh cử với tư cách đại diện của một đảng thừ ba chẳng khi nào thành công”. (Ngay chính ông Howard Wolfson, cố vấn của ông Bloomberg, cũng nói điều này, cho rằng hệ thống chính trị lưỡng đảng cản đường tiến của “đảng thứ ba”, tức những người muốn phục vụ quốc gia như ông Bloomberg không có cơ hội thắng cử).
Ông Carlson đưa thêm một lý do khác nữa: quá trễ!
“Đợi đến sau Super Tuesday mới loan báo quyết định tranh cử hay không thì đúng là quá trễ. Nếu thật sự muốn tranh cử ông ta đã phải nhảy vào cuộc đua từ giữa năm ngoái, ngay sau ngày ông Trump báo tin muốn trở thành tổng thống. Chuyện 2 ông tỷ phú ở cùng một thành phố (New York) đều muốn lãnh đạo quốc gia sẽ tạo chú ý cho mọi người, giúp tên tuổi ông được biết đến nhiều hơn”. “Đừng quên”, ông Carlson trình bày tiếp, “người dân Hoa Kỳ biết đến ông Trump vì trong bao nhiêu năm trời tuần nào họ cũng nhìn thấy ông ta qua show truyền hình, trong khi ông ta chỉ nổi tiếng ở New York và Washington D.C., chỉ có những người thật sự quan tâm đến chính trị quốc gia mới biết ông Bloomberg là ai”. Tóm gọn lại: “đúng là không có đường thắng như chính ông ta nói”.
Không ra tranh cử không có nghĩa là không can dự vào cuộc bầu cử.
Mặc dù ông Bloomberg chưa tuyên bố ủng hộ ai, nhưng những người thân cận với ông đều nói “nếu bà Clinton yêu cầu, ông sẵn sàng đứng ra vận động cho bà Cựu Ngoại Trưởng”. Ông và gia đình Clinton quen biết nhau mấy chục năm nay, đồng thời từ năm 2001 đến năm 2009, ông và bà Clinton làm việc rất chặt chẽ với nhau, bà trong vai trò thượng nghị nghị sĩ đại diện cho tiểu bang New York, ông trong cương vị thị trưởng thành phố quyền uy nhất nhì nước
© Nguyễn Văn Khanh
© Đàn Chim Việt
Đảng Cộng Hòa gần như công khai đánh phá Trump. Cách đây một tháng Trump đã cảnh báo CH: nếu các anh không công bằng với tôi, tôi có thể ra lập đảng thứ ba, ứng cử độc lập, không được ăn thì đạp đổ
Nếu CH thành công ngăn chận (stop) Trump thì sẽ là một sự nguy hiểm, risky, nếu Trump ra ứng cử riêng, CH sẽ chia phiếu dọn cỗ sẵn cho Dân chủ
Đục nước chỉ béo cò
China phai biết rằng họ không có chủ quyền trên Biển Đông (China must realize they do not own South China Sea) ứng cử viên JK đã nói thế – (nghe duoc trong buổi tranh luan giũa cac Ứng cử viên TT của đảng Cộng Hoà trên đài truyền hình CNN khoảng 8g tối thứ Năm California March 10, 2016)