WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Diễn tiến bầu cử sơ bộ Tổng thống Mỹ năm 2016

Ảnh của www.breitbart.com

Ảnh của www.breitbart.com

Bầu cử Tổng thống Mỹ và bầu cử sơ bộ không theo lối phổ thông như nhiều nước trên thế giới mà theo cử tri đoàn nên phức tạp và khó hiểu hơn nhất là trong bầu sơ bộ. Bầu cử sơ bộ của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa là cuộc bầu nội bộ mỗi đảng để chọn ứng cử viên Tổng thống. Thể thức bầu sơ bộ của Dân Chủ và Cộng Hòa có khác nhau, ngoài phiếu của cử tri, Dân Chủ có thêm phiếu của các siêu đại biểu (superdelegate), họ muốn bầu cho ai tùy ý.

Riêng về phía người Việt, họ có thể ảnh hưởng chút đỉnh trong cuộc bầu cử sơ bộ Tổng thống để chọn đại diện cho đảng này đảng kia nhưng trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra tháng 11 thì không có ảnh hưởng gì mấy. Bầu cử Tổng thống theo cử tri đoàn, người Việt đa số sinh sống tại tiểu bang Califonia và Texas, Cali (có 55 đại biểu) luôn thuộc về Dân Chủ, Texas (38 đb) luôn thuộc Cộng Hòa, dù người mình ở Cali, TX bầu cho CH hay DC thì kết quả vẫn thế.

Trước hết xin nói về Cộng Hòa. Năm nay cuộc bầu cử sơ bộ hai đảng sôi nổi hơn những kỳ bầu cử trước nhất là Cộng Hòa. Số ứng cử viên Cộng Hòa trong kỳ này rất dồi dào, tổng cộng 16 người. Coi trên đồ biểu ta thấy rất rõ bước thăng trầm của từng vị ứng cử viên (1). Đường biểu diễn qua thăm dò của các ông Pataki, Jindal, Santorum nằm bẹp dí ở dưới không ngóc đầu lên được và họ đã rút lui trong vòng từ tháng 1 tới tháng 2 vì không được ủng hộ.

Các ông Huekabee, Paul, Perry, Christie tỷ lệ thăm dò dưới 5%… đường biểu diễn không ngóc dậy được. Một số ứng cử viên nổi hơn tính từ 8-9-2015 như sau:

Tỷ phú Donald Trump 29%, Bác sĩ da đen Ben Carson 13%, Jeb Bush 9%, Ted Cruz 6%, bà Fiorina 5%

Một tháng sau vào ngày 9-10-2015 ông Trump dẫn đầu 23%, Carson thứ hai 17% Fiorina 10% Rubio 9, Cruz 6%…. trước ngày 8-11-2015 ông Ben Carson đứng nhì sau Trump, hai ông này dẫn đầu cuộc chạy đua. Ngày 6-11 Carson ngang bằng Trump người ta có cảm tưởng sẽ có thể có Tổng thống da đen thêm lần nữa nhưng sau 8-11 thì Carson tụt thang dần y như xe xuống dốc không phanh.

Tỷ phú Trump là người nổi tiếng từ lâu, thành công trong kinh doanh địa ốc, tại những cuộc bầu cử Tổng thống trước đây người ta khuyến khích ông ra tranh cử nhưng ông từ chối. Nay Trump tuyên bố vì hệ thống lãnh đạo Mỹ kém, nước Mỹ xuống dốc nên ông ra tranh cử Tổng thống để làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại, Make America Great Again. Donald Trump là người kiêu ngạo khi mang lý tưởng lớn cho rằng mình nhiều tiền, không cần danh lợi, mang tài năng ra giúp nước, cứu nước có thể vượt qua mọi thử thách để tới mục tiêu. Theo ý kiến riêng của tôi có lẽ ông ta là một người không tưởng nghĩ rằng mình là nhà tỷ phú thế lực có thể làm đổi thay nhiều cục diện chính trị, có thể lãnh đạo Hoa Kỳ theo ý mình ngoài khuôn khổ nhưng vấn đề sẽ không đơn giản như ông nghĩ.

Trump lên nhanh như diều, ông bắt đầu lên nhờ tuyên bố chống di dân lậu từ Mễ Tây Cơ, nói nước Mễ đã xuất cảng những thành phần bất hảo đầu trộm đuôi cướp sang Mỹ và sẽ xây tường ngăn chận. Lời tuyên bố nẩy lửa của nhà tỷ phú được giới trung lưu da trắng hưởng ứng ngay vì họ phải đóng thuế cho di dân lậu, nhiều người uất ức thực trạng này từ bao lâu nay không dám nói và Donald Trump đã đánh trúng tâm lý cử tri. Các chính khách không dám lên tiếng trước tệ trạng này vì sợ “mất phiếu”. Ông ta được chú ý nhờ nói thẳng, được nhiều cử tri CH tin tưởng nhưng là người khó điều khiển vì không chịu theo khuôn khổ cũ.

Nhà tỷ phú ngày càng lên cao, được coi là người dẫn đầu (frontrunner) trước hết nhờ nổ (bombastic), thứ hai cử tri tin tưởng ông là nhà kinh doanh thành công đã viết nhiều sách bán chạy nhất về doanh nghiệp họ hy vọng có thể ông sẽ đưa nền kinh tế Mỹ tới phồn thịnh, nay kinh tế Mỹ đang mất phương hướng, tăng trưởng chậm, nợ nần khủng khiếp (19 ngàn tỷ). Kế đó Trump có chính sách cứng rắn về nhiều phương diện, và sau nữa ông tự bỏ tiền tranh cử giữ được sự độc lập, không bị ảnh hưởng của những thế lực khác. Tháng 9-2015 theo thăm dò ông được 30%, tháng 10 xuống còn 25%, tháng 11 lên 35, tháng 2-2016 xuống 30 sau lên lại.

Giải thích về sự thăng tiến của nhà tỷ phú này một ký giả nói đa số các cử tri Nevada (23-2-2016) muốn một người ngoài luồng làm Tổng thống mới (they wanted an outsider to be President), người dân bất mãn với Chính phủ, với các chính khách chuyên nghiệp dối trá, nên muốn bầu một người ngoài luồng không phải là chính trị gia chuyên nghiệp. Giáo sư Chomsky (MIT) nói Trump thắng thế nhờ xã hội ngưng trệ (Breakdown of society) “người dân cảm thấy bị cô lập, bất lực, nạn nhân của những quyền lực mà họ không hiểu và không làm gì được” (people fell isolated, helpless, victim of powerful force that they do not understand and cannot influence).

Về các ứng cử viên khác thì bà Fiorina cuối tháng 9 lên được 11%, sau đó thụt lùi tới giữa tháng 2 thì không còn gì, tỷ lệ dưới 2%.

Ông Jeb Bush, cựu Thống đốc tiểu bang Florida , mới đầu là ứng cử viên có vẻ sáng giá, được đảng ủng hộ, nhiều người chi tiến giúp, quĩ của ông lên rất cao, khoảng hơn trăm triệu vào tháng 2-2016. Xuất thân gia đình thế lực với cha và anh là cựu Tổng thống, Jeb Bush có nhiều điều kiện để thành công nhưng tiếc thay gió đã đổi chiều, thi đua nó cứ thua đi mãi, mặc dù chi tiền rất nhiều nhưng tỷ lệ ủng hộ ngày một giảm và sau cuộc bầu sơ bộ tại North Caronina (20-2-2016), Jeb Bush bỏ cuộc. Một ký giả nói những người đã bỏ tiền ủng hộ ông coi như mất toi hết. Một phần vì ông không có tài tranh cử, vả có lẽ người dân không muốn ông chủ tòa Bạch Ốc lại mang thêm tên Bush lần thứ ba, hai người đã là nhiều.

Ted Cruz Thượng nghị sĩ Texas, trước tháng 11 tỷ lệ thấp dưới 8% sau lên dần từ 10 tới 15 và 20 thua Trump khoảng 15 điễm trở thành người thứ hai, Rubio Thượng nghị sĩ Florida, cũng tiến dần lên từ 7, 8, 10 rồi lên 15, 20%…. Hai ông Cruz và Rubio tranh nhau chức thứ nhì (battle for second).

Trước cuộc bầu cử tại Iowa, New Hampshire tháng 2-2016 trên thực tế chỉ còn ba người Trump, Cruz và Rubio. Rubio trẻ tuổi đả phá Trump dữ dội cho biết Trump không được Đảng đề cử, chỉ có Rubio mới thắng được Dân chủ…nhưng thi đua nhưng nó cứ thua đi mãi, ngày càng xuống dốc.

Về Dân chủ nói chung đơn giản hơn, số ứng cử viên chỉ có 5 người bà Hillary Clinton, các ông Sanders, Webb, O’Malley, Chafee (2). Phó Tổng thống Biden dự định ra tranh cử nhưng qua thăm dò ông đứng dưới bà Clinton và Sanders nên đã bỏ ý định, chỉ được 17% trong khi Clinton 42%, Sanders 25%.

Cuối tháng 10-2015 hai ông Webb (có vợ Việt Nam ) và Chafee rút vì tỷ lệ quá thấp, đường biếu diễn cứ nằm bẹp dí, ông O’Malley rút đầu tháng 3-2016, cuối cùng chỉ còn lại bà Clinton và Sanders. Bà Clinton từ tháng 9-2015 tới tháng 3-2016 tỷ lệ trên dưới 50%, ông Sanders từ 25 tới 40%. Bà Clinton được ưu thế nhờ tỷ lệ cử tri ủng hộ cao và được đại đa số phiếu của siêu đại biểu nên thắng áp đảo Sanders.

Xin có vài hàng giới thiệu về bà Hillary Clinton, sự nghiệp chính trị của bà đi lên nhờ đức ông chồng là Tổng thống, trước hết phải thán phục tinh thần kiên trì trường kỳ kháng chiến của bà. Bà Clinton có kế hoạch y như chiến lược “Trường kỳ kháng chiến nhất định thành công” của đồng chí Đặng Xuân Khu người làng Hành Thiện. Nhưng đồng chí Khu chỉ mất 8 năm, bà Clinton đã trải qua 16 năm, gấp đôi thời gian của đồng chí Khu.

Thời kỳ còn trong tòa Bạch Ốc (1993-2001), TT Clinton đã chuẩn bị cho tương lai của bà vợ bằng cách giúp người da đen rất nhiều nhất là về cải thiện oeo phe (especially welfare reform). Bà văn sĩ da đen Toni Morrison, người đoạt giải Nobel văn chương 1993 đã ca ngợi TT Clinton “Ông là Tổng thống da đen đầu tiên của chúng tôi” (The first black President) để nhớ ơn ông. Nhiều người da đen nói “chúng tôi nhớ ơn ông mãi mãi “ we are forever grateful”, sự thực Clinton cũng chỉ lấy của chùa cho miễu chứ chẳng phải bỏ xu nào.

Năm 2001 gia đình Clinton rời tòa Bạch Ốc, Phó TT Al Gore tranh cử với Bush con thất bại, năm 2004 John Kerry tranh cử tiếp và thua Bush. Tám năm sau (2008) thời cơ đã tới, người ta quá chán Cộng Hòa, bà Clinton ra tranh cử tràn trề hy vọng thỏa niềm mơ ước thành Nữ Tổng thống đầu tiên của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ. Thế nhưng Đảng lại không muốn gia đình Clinton trở lại tòa Bạch ốc thêm một lần nữa, họ bèn đưa một ứng cử viên da đen chính cống (Obama). Ông này vô danh không ai biết tới nhưng hốt sạch phiếu của da đen trong kỳ tranh cử sơ bộ, Hillary Clinton dù đã lấy lòng người da đen hết mình nhưng không thể nào địch nổi một ứng cử viên da đen chính hiệu con nai vàng. Thế là bà cựu đệ nhất phu nhân thất vọng tuyên bố con đường tranh cử TT coi như hết, thật là khôn tới mấy cũng không ai khôn hơn được ông Trời.

Bà Hillary Clinton nhận làm ngoại trưởng cho Obama năm 2009 và nay 8 năm nữa lại trôi qua, 8 năm trường kỳ kháng chiến. Mười sáu năm trôi qua kể từ ngày rời tòa Bạch Ốc, nay năm 2016 bà lại tiếp tục cái giấc mơ Nữ Tổng Thống đầu tiên của Mỹ Quốc, bà lại tái tranh cử và hơn phiếu ông Sanders khoảng 30% nhưng các siêu đại biểu (superdelegate) dồn 95% phiếu của họ cho Clinton nên bà đè bẹp ông Sanders với tỷ lệ gấp hai lần rưỡi (sẽ nói chi tiết sau)
Xin chúc cho bà trường kỳ kháng chiến nhất định thành công

Trong tháng 2-2016 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đã tổ chức bầu sơ bộ tại 4 tiểu bang: Iowa , New Hamshire , South Carolina và Nevada.

Sơ lược kết quả các đợt tranh vừa qua tại các tiểu bang kể trên.

Iowa ngày 2-2-2016, phía Cộng Hòa, Cruz 27.6%, Trump 24.3%, Rubio 23.1%, Carson 9%.. Jeb Bush 2.8%
Phía Dân chủ bà Clinton 49.9%, Sanders 49.6%.

New Hampshire ngày 9-2, phía Cộng Hòa,Trump 35.3%, Kasich 15.8%, Cruz 11.7%, Bush 11%, Rubio 10%.
Phía Dân Chủ Sanders 60.4%, Clinton 38%.
South Carolina ngày 20-2 Cộng Hòa, Trump 32.5%, Rubio 22.5%, Cruz 22.3%, Bush 7.8%…
Phía Dân Chủ (ngày 27-2) Clinton 73.5%, Sanders 26%.

Bầu cử Nevada ngày 23-2 phía Cộng Hòa, Trump 45.9%, Rubio 23.9%, Cruz 21.4%
Phía Dân Chủ ngày 20-2, Clinton 52.7%, Sanders 47.3%.

Cuối tháng 2-2016 TNS Rubio công kích và kêu gọi ngăn chận Donald Trump, tuyên bố đánh bại ông ta nhưng cả hai Cruz và Rubio vẫn chỉ tranh nhau cái chức thứ nhì, vẫn bị Trump đẻ bẹp. Đảng Cộng Hòa không muốn đề cử Trump vì ông thuộc ngoài luồng (outsider) sợ khi thành Tổng thống sẽ có thể ông làm đảo lộn đường lối chính sách của Đảng.
Trump tuyên bố sẽ đem công việc từ Á châu về nhất là tại Trung Cộng, đảng Cộng Hòa trước ủng hộ Jeb Bush, khi ông này rút lui, đảng nâng đỡ Rubio nhưng ông này vẫn thảm bại. Khoảng đầu tháng 2-2016 Đảng CH ngầm ủng hộ Rubio để gạt Trump, ông này bèn cảnh cáo CH nếu họ không công bằng với ông có thể ông sẽ lập đảng thứ ba ra ứng cử độc lập.

Mặc dù bị truyền thông bôi nhọ, bị các cựu đảng viên Cộng Hòa chống đối Trump vẫn nổi bật. Khoảng 90 vị chức sắc trong đảng nguyên là Thống đốc, dân biểu…kiến nghị lên Ban tổ chức ngăn chận Trump vì ông sẽ là một mối nguy (disater) cho Đảng và cho nước Mỹ. Các ứng cử viên Cộng Hòa cũng hô hào ngăn chận Donald Trump. Sự chống đối Trump phần vì trâu buộc ghét trâu ăn, phần vì Trump tự bỏ tiền tranh cử giữ được độc lập sau này sẽ khó bảo. Mặc dù ông ta chỉ bỏ một số tiền khiêm tốn 25 triệu nhưng ngày càng được truyền thông, báo chí, TV tập trung loan truyền, Trump vẫn lên mạnh chưa có dấu hiệu gì bị sa sút. Tuy nhiên với bản tính bốc đồng có thể ông ta sẽ tự ý bỏ cuộc nếu phải đối phó những chỉ trích chống đối từ các đối thủ, từ đảng Cộng Hòa. Người ta sợ nếu thành Tổng thống, ông ta giữ được độc lập sẽ không chịu bị chi phối bởi tập thể đảng, bởi những quyền lực khác.

Năm nay 2016 hai đảng tổ chức bầu sơ bộ Siêu thứ ba (supertuesday) trên 13 tiểu bang vào ngày 1-3-2016, trong số 13 tiểu bang này có một số cả hai cùng tổ chức, có một số đảng này có, đảng kia không, hai đảng chỉ tổ chức mỗi đảng 11 tiểu bang kết quả sơ lược như sau:

Cộng Hòa:
Trump thắng 7 tiểu bang: Alabama 43%, Arkansas 33%, Georgia 39%, Massachusettes 49%, Tennessee 39%, Vermont 35%, Virginia 35%

Cruz thắng 3 tiểu bang: Texas 44%, Oklahoma 34%, Alaska 36%

Rubio thắng Minnesotas 36%

Dân Chủ:
Clinton thắng 7 tiểu bang: 71%, Virginia 64%, Alabama 78%, Massachusettes 50%, Tennessee 66%, Alaska 65%, Arkansas 66%.

Sanders thắng 4 tiểu bang: Vermont 86%, Oklahoma 51%, Minnesota 61%, Colorado 58%.

Ngày 8-3 Cộng Hòa tổ chức bầu sơ bộ tại 4 tiểu bang Hawaii, Idaho, Michigan, Mississippi, Dân Chủ tổ chức tại Michigan và Mississippi, sẽ tổ chức tại Idaho ngày 23-3 và Hawaii ngày 26-3.

Cộng Hòa: Trump thắng Hawaii 43%, Michigan 37%, Mississippi 47% tổng cộng nay được 460 phiếu (địa biểu)
Cộng Hòa: Trump được 460 phiếu đại biểu, Cruz 370, Rubio 160, CH cần có 1,237 phiếu để được đề cử.

Dân Chủ Clinton: 766 phiếu, Sanders 551, Clinton được 465 phiếu của siêu đại biểu (superdelegate), Sanders chỉ được 25 phiếu, Tổng Cộng Clinton hiện được 1,231, Sanders được 576, cần phải có 2,383 phiếu để được đề cử.

Hiện nay Trump và Clinton đẫn đầu Cộng Hòa và Dân Chủ.

Hôm 10-3 ông Chủ tịch đại diện đảng Cộng Hòa cho biét sẽ đề cử bất cứ ai thắng cử và đủ điểm trong cuộc bầu sơ bộ, ngụ ý ông Trump có thể được Đảng chấp nhận một khi ông đủ số phiếu.

Obama nói trong buổi họp báo với Thủ tướng Canada ngày 10-3, ông bác bỏ ý kiến cho rằng vì ông mà Trump lên như diều, thống đốc Lousiana Bobby Jindal nói Trump lên vì người dân cần một người có lập trường cứng rắn, chính phủ Obama yếu đuối trong bẩy năm qua, cử tri muốn một người làm cho Mỹ mạnh trở lại.

Nay Cộng Hòa tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch ngăn chận Donald Trump bằng mọi giá, không phải vì người ta sợ ông sẽ thua phiếu bà Clinton, cũng không phải vì ông sẽ là một thảm họa của nước Mỹ nhưng vì nhà tỷ phú sẽ là một người độc lập, kiêu ngạo mà Đảng sẽ khó cầm cương lèo lái. Tuy nhiên mặc dù bị các ứng cử viên Cộng Hòa, các vị chức sắc trong đảng chống đối, bị truyền thông bôi nhọ từ nhiều tháng qua, chưa thấy dấu hiệu Trump bị sa sút mà ông ta vẫn có khuynh hướng đi lên, vẫn thắng ở nhiều tiểu bang then chốt.

Ngày 15-3 tổ chức bầu cử sơ bộ năm tiểu bang lớn của Cộng Hòa và Dân Chủ, nó rất quan trọng mà người Mỹ gọi là dicisive primary day, nó y như trận đánh quyết định (decisive battle) thay đổi khúc quành của một cuộc chiến. Bầu sơ bộ sẽ diễn ra tại 5 tiểu bang lớn và nhiều phiếu:

Cộng Hòa Ohio 55 đại biểu, Illinois 69 đb, Florida 99 đb, North Carolina 72 đb, Missouri 52 đb, theo thăm dò Trump chỉ thua Kasich vài điểm tại Ohio và dẫn đầu 4 tiểu bang còn lại. Florida và Ohio quan trọng nhất vì nếu ai thắng sẽ lấy được hết phiếu tiểu bang, winner- take -all, ba tiểu bang còn lại North Carolina, Illinois, Missouri chỉ được phiếu theo tỷ lệ. Tuần trước theo thăm dò Trump hơn Kasich 5, 6 điểm tại Ohio, những ngày gần đây Cộng Hòa nỗ lực giúp Kasich lật ngược thế cờ, tuy thế Trump vẫn còn giữ nhiều ưu thế, riêng Florida ông ta chắc ăn được 99 phiếu đại biểu.

Dân Chủ Ohio 143 đai biểu, Illinois 156 đại biểu, Florida 214 đại biểu, North Carolina 107 đại biểu, Missouri 71 đại biểu. Bà Clinton coi như chắc ăn qua thăm dò và lại được các siêu đại biểu dồn hết phiếu.

Kết quả ngày 15-3 của Cộng Hòa như sau: Trump thắng tại Florida 46%, Illinois 39%, Missouri 40.8%, North Carolina 40%, thua Kasich tại Ohio : Trump 36%, Kasich 47%.

Nay Tổng cộng Trump được 646, Cruz về nhì 396, Rubio 169, Kasich 142.

Trước ngày15-3 Trump hơn Cruz 90 điểm nay hơn Cruz 250, khoảng cách xa hơn, Rubio bại trận bỏ cuộc, Kasich tuy thắng Ohio nhưng cầm đèn đỏ trong số 4 người.

Dân Chủ: Clinton thắng cả năm tiểu bang Florida 64%, Illinois 51%, Missouri 49.6%, North Carolina 55%, Ohio 57% Tổng cộng (chưa kể phiếu siêu đại biểu) là 1,132. Kể cả 467 phiều siêu đại biểu là 1559.

Sanders Tổng cộng (chưa kể phiếu siêu đại biểu) 818. Kể cả 26 phiếu siêu đại biểu là 844.

Cộng Hòa ra sức ngăn chận đánh phá để Trump không hội đủ số phiếu cần thiết 1,237, sau đó Đảng có quyền đề cử một người mà họ muốn. Tuy nhiên chiến dịch này có thể là con dao hai lưỡi, Trump không được ăn sẽ đạp đổ như ông ta đã cảnh cáo Cộng Hòa khoảng hơn tháng trước, nếu ông ra ứng cử riêng thì CH sẽ bị chia phiếu và dọn cỗ sẵn cho Dân Chủ xơi. Trên thực tế Trump vẫn tiếp tục lên mặc dù bị ngăn chận.

Nay các bình luận chung cho thấy ông Donald Trump đảng Cộng Hòa và bà Hillary đảng Dân Chủ sẽ được đề cử làm đại diện cho hai đảng, chưa biết nhà tỷ phú hay bà cựu ngoại trưởng sẽ là Tổng thống Hoa Kỳ trong năm tới.

Thường thì cử tri, người dân hy vọng vào vị tân Tổng thống, vào những lời hứa hẹn to đùng của họ như Trump với khẩu hiệu Make America Great Again nhưng ông có làm được hay không thì thời gian sẽ trả lời.

Tám năm trước đây cử tri nô nức đi bầu cho ứng cử viên Obama, nhất là giới trẻ với hy vọng ông sẽ làm cuộc cách mạng thay đổi nước Mỹ thế mà bây giờ thì “mười voi cũng không được một bát nước xáo” !. Theo thăm dò gần đây của CNN (3), Real Clear Politics (tổng hợp) thì ông Obama vẫn còn được coi là Tổng thống tồi tệ nhất Hoa Kỳ từ sau Thế chiến tuy có đỡ hơn các ông Bush con, Nixon, Carter, người ta tiếc nếu năm 2012 bầu cho Mitt Romney thì có thể khá hơn. Về kinh tế nợ nần khủng khiếp nhất trong lịch sử (19 ngàn tỷ Mỹ kim), về hướng đi (direction of the country) thì 65% cho là trật đường rầy (wrong track) chỉ có 28% cho là đúng đường, về ngoại giao, y tế, đối ngoại, kinh tế… có khoảng 40% cho là tốt, 49% cho là tệ.

Tuy nhiên hy vọng vào tương lai thì cũng vẫn hơn.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

——————————————————————-
Cước chú
(1) Real Clear Politics, 2016 Republic Presidential Nomination http://www.realclearpolitics.com/epolls/2016/president/us/2016_republican_presidential_nomination-3823.html
(2) Real Clear Politics, 2016 Democratic Presidential Nomination http://www.realclearpolitics.com/epolls/2016/president/us/2016_democratic_presidential_nomination-3824.html
(3) http://politicalticker.blogs.cnn.com/2014/07/02/who-is-the-worst-president-since-wwii/

Tham Khảo
Tổng hợp các trên mạng của CNN, Washington Post, New York Times, CBS….

34 Phản hồi cho “Diễn tiến bầu cử sơ bộ Tổng thống Mỹ năm 2016”

  1. Đài phét thanh Phamminh says:

    “…Chính sách mỗi nhiệm kỳ của một TT, tuy DC và CH có khác về chủ trương nhưng cũng phải đáp ứng tình hình quốc nội và thế giới của từng thời điểm đó nữa. Tâm lý người Việt mình, thấy việc TQ lấn chiếm, ngang ngược biển Đông nhưng HK lại không mạnh tay như họ trông đợi bèn chỉ trích Obama nhu nhược, thậm chí là chém gió hay vịt què v.v… mà không hiểu rằng đó là cả một sách lược, chiến lược được ủy ban chuyên môn nghiên cứu hoạch định và được QH thông qua…
    …… Giả sử như trong nhiệm kỳ này của ông Obama không có chuyện gì xảy ra, năm tới ông Trump lên, TQ và HK đụng nhau thì có khối “bình loạn gia” “chiến lược gia” nằm nhà gõ phiếm khen ông Trump của CH dám chơi chứ như Obama của DC thì sức mấy?
    (hết trích)

    Đúng đấy, đến lúc ấy ông chủ đài phét thanh Phamminh tha hồ nói phét! Dĩ nhiên là phét hơn các bình loạn gia

    • phamminh says:

      Đắc Hạ lại đổi nick name lần nữa đấy à? Cứ “hiện nguyên hình” nói chuyện chơi chứ cần chi phải làm thế?

      Tui là độc giả, là còm sĩ dĩ nhiên là bình loạn rồi. Nếu tui là bình luận gia thì tôi đã viết bình luận bài chủ. Mà ngay cả người viết bài chủ cũng bị phản biện gay gắt, thậm chí còn bị ném đá nhặt không hết nhưng họ vẫn “cố đấm ăn xôi” viết, có sao đâu? Bạn cũng biết mà phải không?

      Nếu điều nào người viết ra cũng được mọi người đồng ý, khen hay hết thì cần chi có mục phản hồi?

      PM

  2. phamminh says:

    Mời đọc bài diễn văn của TT Obama khi đến Cuba để biết một phần chủ trương, chính sách đối ngoại của TT Obama và đảng Dân Chủ. Tuyệt vời.

    Kính thưa quý vị,

    Havana chỉ cách Florida có 90 dặm. Vậy mà để đến được đây chúng ta đã phải đi qua một chặng đường quá dài, phải vượt qua bao nhiêu rào cản của lịch-sử, của đau thương, và của ly-biệt…
    Biết bao nhiêu trăm ngàn người di dân Cuban đã tìm cách vượt qua khoảng không-gian ngắn ngủi này–bằng phi-cơ hay trên những chiếc bè tự-chế, để đến được bến bờ của tự-do và cơ-hội, bỏ lại sau lưng bao nhiêu tài-sản cũng như bao nhiêu người thân…

    Hôm nay tôi đến đây để chôn những di-vật cuối cùng của cuộc Chiến-Tranh Lạnh. Tôi đến đây để bắt tay và kết bạn với người dân Cuba…
    Nhưng chúng ta không thể, và không nên, bỏ qua những dị-biệt giữa hai thể-chế, hai nền kinh-tế và hai xã-hội. Cuba là một chế-độ độc-đảng, Hoa-Kỳ là một nền dân-chủ đa-nguyên. Mô-hình kinh-tế của Cuba là xã-hội chủ-nghĩa, của Hoa-Kỳ là thị-trường mở. Cuba nhấn mạnh vai trò và quyền-lực của nhà nước, Hoa-Kỳ được xây-dựng trên tư-quyền của cá-nhân…

    Tôi xác-minh rằng Hoa-Kỳ không đủ sức và cũng không muốn ép Cuba phải thay đổi. Cuba có thay đổi hay không, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý muốn của người dân Cuba…
    Chúng tôi thừa hiểu rằng mỗi dân-tộc phải tự vẽ ra con đường cho chính mình. Nhưng vì chúng ta vừa thoát ra khỏi cái bóng đè của lịch-sử nên tôi xin phép được thẳng-thắn chia sẻ với quý vị những suy nghĩ của mình, cũng như của nhân-dân Hoa-kỳ nói chung….

    Thi-sĩ Jose Marti của Cuba từng viết: “Tự-Do là quyền được sống thật, được suy nghĩ và phát-ngôn mà không cần phải ra vẻ đạo-đức giả.” Thế nên tôi cũng xin nói với các bạn những điều tôi hằng tin. Tôi không cần các bạn phải đồng-ý, nhưng các bạn cần biết tôi tin những gì.

    Tôi tin rằng tất cả mọi người đều bình-đẳng trước pháp-luật. Tôi tin rằng nhân-phẩm của trẻ em phải được bảo-vệ bằng giáo-dục và y-tế, bằng cách cho chúng cơm ăn áo mặc và nhà cửa tử-tế. Tôi tin rằng mọi công-dân đều có quyền phát-biểu ý-kiến mà không sợ bị bắt-bớ. Ai cũng có quyền lập-hội, quyền chỉ-trích nhà nước, và quyền phản-đối trong ôn-hoà. Tôi tin rằng pháp-luật không được phép bỏ tù người dân khi họ sử-dụng những quyền căn-bản này. Tất cả mọi người đều phải có quyền tự-do tín-ngưỡng. Và dĩ-nhiên tôi cũng tin rằng mọi cử-tri phải được quyền chọn người đại-diện chính-phủ cho mình qua những cuộc bầu-cử tự-do và dân-chủ.

    Không phải ai cũng đồng-ý với tôi hay với người dân Mỹ về những điểm này. Nhưng tôi tin rằng các nhân-quyền nói trên áp-dụng cho tất cả mọi người. Nó đúng cho dân Mỹ, cho dân Cuba, và cho tất cả mọi dân-tộc khác trên thế-giới…

    Vì vậy, đây là thông-điệp tôi muốn nhắn gửi đến nhà nước cũng như nhân-dân Cuba:
    Những lý-tưởng cách-mạng–của Hoa-Kỳ, của Cuba, của bao cuộc nổi dậy khác trên thế-giới, tôi tin rằng chỉ thật sự có ý-nghĩa khi chúng được đặt trên nền-tảng dân-chủ. Tôi tin như vậy không phải vì nền dân-chủ của nước Mỹ là toàn-hảo, mà bởi vì nó KHÔNG toàn-hảo. Đất nước chúng tôi, cũng như bao quốc-gia khác, cần không-gian rộng lớn của dân-chủ để tự điều-chỉnh. Bất cứ người dân nào cũng có thể là nhân-tố cho sự thay đổi, đưa ra những ý-tưởng mới, sáng-lập những mô-hình xã-hội tốt đẹp hơn. Ngay lúc này và ngay trong nước Cuba, một sự tiến-hoá cũng đang ngầm xảy ra; một thế-hệ người dân Cuban mới đang thành-hình…

    Có người nghĩ rằng tôi đến đây để kêu gọi người dân đập đổ một cái gì đó. Nhưng sự thật là tôi muốn kêu gọi thanh-niên Cuba hãy kéo nhau đứng lên để xây-dựng một cái gì đó.
    Tôi hết sức cảm tạ tấm thịnh-tình của tổng-thống Castro. Tôi tin rằng việc tôi đứng đây hôm nay chứng-tỏ ông không có gì để phải lo sợ từ phía Hoa-kỳ.

    Với lòng quyết-tâm bảo-vệ chủ-quyền và sự tự-trị của Cuba, ông cũng không cần sợ tiếng nói đa-chiều của dân-chúng hay lo-lắng khi họ được quyền phát-ngôn, tụ tập hoặc bầu chọn người lãnh-đạo…
    Tôi cũng có nhiều kỳ-vọng cho tương-lai bởi vì giữa người Cuban với nhau đang xảy ra một cuộc hoà-hợp hoà-giải. Tôi biết nhiều người Cuban trên đảo vẫn cho rằng những kẻ bỏ xứ ra đi năm xưa vẫn còn ủng-hộ chế-độ cũ. Tôi nghĩ họ cứ tin là những người di-dân kia đã không nhìn thấy những tệ-nạn xã-hội thời tiền-cách-mạng và không chấp-nhận cuộc đấu-tranh để xây dựng một tương-lai mới.

    Nhưng tôi có thể xác-định với quý vị rằng những người di-dân kia đang cưu-mang bao nhiêu ký-ức đau thương của những cuộc cách-ly đầy máu và nước mắt. Họ yêu Cuba, và một phần của họ luôn luôn xem nơi đây là chốn quê nhà. Chính vì vậy mà nỗi đau của họ rất sâu, và không ít người đã trở nên quá khích. Riêng đối với cộng-đồng người Cuba mà tôi được dịp gặp-gỡ và tiếp-xúc, đây không phải chỉ là một vấn-đề chính-trị mà còn là chuyện gia-đình. Họ nhớ đến căn nhà cũ, họ mơ được quay về nối lại mối thâm-tình bị đổ vỡ. Họ mong được gầy dựng một ngày mai sáng sủa hơn. Họ đặt niềm tin vào sự kết-hợp và hoà-giải dân-tộc….

    Những người Cuba đầu tiên tôi được biết là những người di-dân đầy nhiệt-huyết và tài-năng ở Mỹ. Ngoài sự đau khổ tinh-thần của kẻ biệt-xứ họ còn phải chịu đựng biết bao điều khốn-khó ở một đất nước xa lạ. Họ đã phải làm việc cật-lực để mưu-sinh và để cho con cái mình có cơ-hội vươn lên trong xã-hội Mỹ. Bởi thế cho nên việc hoà-hợp hoà-giải giữa các thế-hệ con cháu của những người cách-mạng và con cháu những thế-hệ di-dân sẽ là nền tảng cho tương-lai của Cuba.
    Lịch-sử giữa Hoa-Kỳ và Cuba có cách-mạng, chiến-tranh, đấu-tranh, hy-sinh, ân-oán, và bây giờ là hoà-giải. Đã đến lúc chúng ta bỏ quá khứ lại sau lưng. Đã đến lúc chúng ta cùng quay hướng nhìn về tương-lai. Đây chắc chắn không phải là việc dễ và sẽ có lúc chúng ta gặp phải chướng-ngại. Công việc này sẽ đòi hỏi rất nhiều thời-gian. Tuy nhiên, những ngày ở Cuba vừa qua cho phép tôi đặt niềm tin và hy-vọng vào nhân-dân Cuba. Chúng ta có thể đồng-hành như bạn, như láng giềng, và như người thân trong gia-đình.
    Si se puede. Mucho gracias. Thank you.”
    (transl. by ianbui

    • Lại Mạnh Cường says:

      Phải công nhận ai soạn bài diễn văn này cho Obama thật siêu việt.
      Tung hứng thật khéo trong từng câu từng chữ từng đoạn diễn văn.
      Obama vốn là tay hùng biện, găp bài này sẽ như “lân gặp pháo” :-) !
      Chính vì thế mà Castro anh lấy làm bực tức sau đó phản pháo bằng lời lẽ quá khích.
      Bởi y thấy ông Castro em và dân Cuba chào đón và hoan nghênh việc “chôn búa làm hòa” !

      Nhân đây cám ơn thêm lần nữa bác phanminh đã chịu khó “up” bản dịch thât khéo vào đây :-)

      Thân ái,
      LMC

      TB:
      Xin bác chịu khó “úp” luôn bản chánh tiếng Anh cho tôi học hỏi thêm tiếng Anh nhớ :-) !

    • Huong nguyen says:

      Là người đứng đầu hành pháp Hoa Kỳ, Ông Obama phải làm tất cả những gì ông cho là đúng vì quyền lợi của đất nước của ông. Nhưng tôi vẫn không hiểu từ đâu để ông Obama nói rằng ông hiểu được nguyện vọng của người dân tị nạn Cuba?

      Tháng 5 tới đây nghe nói ông cũng sẽ đi Việt-Nam và người Việt tị nạn sẽ nghĩ gì nếu ông nhân danh thành phần này để kêu gọi 1 sự hòa hợp hòa giải, khép lại quá khứ để hướng về tương lai? – tuyệt vời?

      “Nhìn ở đâu cũng muốn ghìm cơn mữa
      Cả một thời đểu cáng lên ngôi”

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Thưa tôi xin chia sẻ với Huong nguyen đôi điều riêng:

        1/
        Mỹ luôn theo đuổi “Realpolitik” (chính trị duy thực), có lợi cho mình mới làm …
        Vì thế họ bỏ rơi đồng minh như Taiwan và VNCH lẫn Lào và Miên, để ve vãn T+
        Nghĩ cho kỹ, họ bị sa lầy, không rút chân ra có khi lâm nguy đến bản thân mà mất mạng. Mà thực ra xém mất mạng, bởi ta thấy nội bộ chính giới và dân chúng chia làm hai phe bồ câu (chủ hoà) và diều hâu (chủ chiến), xã hội xáo trộn bởi phong trào gọi là Phản chiến (Make love not war), khiến tonton Johnson không ra ứng cử lần hai, Nĩxon đắc cử nhưng phải tìm mọi cách đi đêm với Bắc Kinh …
        Chiến tranh Đông Dương chấm dứt, nhưng xuất hiện MẶC CẢM VIỆT NAM (VIETNAM SYNDROME) đè nặng lên dân Mỹ dài lâu. Hơn một thập niên sau người dân Mỹ mới tự hoà giải hoà hợp lại với nhau, nhưng thỉnh thoảng mỗi khi chính quyền muốn can thiệp quân sự ở đâu, báo giới lại nêu lại vấn đề trên thật sôi nổi.

        [Của đáng tội, ở Cuba Mỹ đã chơi hết mình qua hai sự kiện quan trọng. Cho CIA ngầm giúp kháng chiến Cuba ở vụ đổ bộ tại Vịnh Con Heo, nhưng thất bại thê thảm và vô cùng ê mặt ! Riêng vụ chạm trán với Liên Xô buộc phải gỡ bỏ hoả tiễn gắn ở Cuba khiến toàn thế giới nín thở, bởi sợ khơi mào ra Thế chiến Ba.
        Kennedy nổi danh về sự quyết tâm và quyết đoán trong vụ tháu cáy đó; cũng như trong vụ Nga phong toả đường bộ tiến vào Tây Bá Linh khiến Mỹ phải thiết lập cầu không vận. ]

        Nói tóm lại, gây ra một cuộc chiến tranh “nóng” (“warm” war) thường gặt hái nhiều bất lợi, nhất là một khi để nó kéo dài và lan rộng. Rút tỉa kinh nghiệm qúi báu đó, Mỹ đã rút chân mau trong chiến tranh ở Afghanistan, Iraq; tham gia giới hạn ở Lybia và Syria; cổ võ miệng ở Ukraine !

        2/
        Cô lập Cuba chẳng giải quyết được chi hết. Cho nên phải thử thay đổi bắng sự hoà hoãn như hiện nay xem sao ?
        Thực ra khi Fidel Castro cầm quyền khó mà thực hiện được chuyện “chôn búa làm hoà” như thời ông Castro em lên nắm quyền thay Castro anh ! Đến giờ mà ông rậm râu Castro vẫn còn “giận” đế quốc Mỹ đến phát khùng sau cuộc thàm viếng chính thức của Obama đến Cuba và được đón tiếp thật nồng nhiệt từ quan đến dân.

        3/
        Mỹ cũng đang cố hoà hoãn với Putin trong chiến tranh ở Syria, sau một thời gian dài căng thẳng bởi nội chiến ở Ukraine, và Nga trắng trợn chiếm lại về mình bán đảo Crimea !

        Tương tự cho trường hợp Việt Nam, cần tiếp tục kéo Hà Nội như thời Bush con (bỏ VN ra khỏi danh sách CPC, và giúp cho VN gia nhập vào WTO)

        Nói tóm lại có thân thiện với nhau mới dễ RÙ QUẾN, hơn là lạnh lùng ngồi xa khiến đôi bên không hay khó mà ảnh hưởng lên nhau.

        Cứ xem gương Iran thỉ rõ. Căng thẳng hết mức thời Bush con, xếp Iran cùng Bắc Hàn vào đám vô lại và đe doạ thanh toán bằng vũ lực ! Nhưng rồi ra phải chôn búa làm hoà sau bao phen toan tính choảng nhau bằng quân sự (Myc dùng lực lượng đặc nhiệm giải cứu con tin ở toà đại sứ nhưng thất bại. Ủng hộ Iraq khi nước này khai chiến với Iran, nhưng chỉ gây thêm hận thù nơi phía Iran mà thôi)

    • Minh Đức says:

      Trích: “Tôi xác-minh rằng Hoa-Kỳ không đủ sức và cũng không muốn ép Cuba phải thay đổi. Cuba có thay đổi hay không, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý muốn của người dân Cuba…”

      Trong khi ông Obama trấn an ông Raul Castro là không phải lo sợ về việc Mỹ sẽ tạo ra thay đổi tại Cuba thì ông Obama lại nói là Cuba sẽ thay đổi tùy theo ý của dân Cuba.

      Để cho Cuba có quyền thay đổi theo ý của dân Cuba chính là điều anh em ông Castro và đảng của họ lo sợ. Ông Fidel Castro nghe đến chỗ này chắc phải chột dạ vì cho rằng ông Obama định làm diễn biến hòa bình tại Cuba. Nhưng điều ông Obama nói thì lại rất phù hợp với lời mà ông Fidel Castro từ xưa đến nay vẫn nói đó là chế độ chính trị tại Cuba là do dân Cuba quyết định . Chỉ có điều ông Fidel Castro chỉ nói mà không làm thật . Trong khi nói là chế độ tại Cuba là do dân Cuba quyết định thì ông Fidel Castro để cho bản thân ông ta và đảng của ông ta quyết định về chế độ tại Cuba và không để cho dân Cuba có quyền tự do để quyết định.

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Theo tôi anh râu sồm Fidel Castro làm bộ làm tịch là chỉ riêng anh ta vẫn chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng, dù biết chắc là mình đã hết thời và tình hình hiện tại không cho phép tự cô lập trong cái vỏ kén cứng nhắc cũ.

        Trước còn có Nga chống lưng dùm, nay bạn bè thân thiết năm châu bốn bể như V+ cũng phải ĐM (đổi mới); Nicaragua ở Trung Mỹ cũng thế; Hugo Chavez của xứ Venezuala chống Mỹ nhưng thất bại vì cực đoan quá khích lỗi thời …

  3. Ton le says:

    “… Những ai không có bảo hiểm? trước hết nhửng người không chịu mua bảo hiểm , nhất là những ngừoi làm kinh doanh buôn bán, họ hoạt động tư kiếm rất nhiều tiền nhưng không chịu mua bảo hiểm, họ chỉ biết làm tính cộng, chứ không biết làm tính trừ, họ chê mắc. Nhiều người làm tư doanh (nhiều tiền) khai lợi tức thấp khi đi BS, vào bệnh viện được miễn phí!! …”

    100% đánh đúng ngay đầu :-) Agrre

    “… Obama care thực ra chỉ là một chính sách mỵ dân, lấy phiếu không hơn không kém, …”

    100″ Agree . Obama care không có works . So sánh suy nghĩ xã hội chủ nghĩa Vietnam
    sau 75 về health care (free) tốt gấp vạn lần Obama care như kết quả thế nào ? chỉ làTrash!
    Canada ? không works!

    Nước Mỹ trước Obama care đã có welfare như thế cần gì Obama care . Chẳng qua là Chinton
    chủ trương hướng nước Mỹ theo kiểu xã hội để lấy tiếng . Obama & Bà Clinton là kẻ thực hiện mà thôi . Bà Clinton đắc cử kỳ này nước Mỹ sẽ nghèo xuống (thay gì mang các third worlds countries
    giàu lên thì khò qua; thôi thì mang nước Mỹ ngheo xuống cho bằng người ta thì dể dàng hơn :-))))) . Nước Mỹ giàu vì quân sự mạnh . Bà này đắc cử thì thêm nhiều kẻ that nghiệp :-)) vì bà
    này kho6ng có khả năng làm lãnh tụ Nhìn quá trìn bà làm việc ở Trung Đông, sự việc xãy ra mà
    bà chã biết gì cã . Đây chỉ là một vùng thôi . Nếu cã thế giới , nhất là thời điểm hiện tại bà chã làm gì được cã . Nếu dung tiền để deal thì Mỹ đã hết tiền . Tàu và do Thái ủng hộ bà … như vậy bà thắng Mỹ sẽ nghèo thêm tôi thấy là đúng :-) .

    Nước Mỹ, Tự do quá trớn sẽ biến thành độc tài

Phản hồi