WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Hà Nội” của Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân đang… biến mất

Ảnh: wikipedia

Hà Nội luôn được các nhà văn nhìn dưới góc nhìn văn hóa hết sức chi tiết và kĩ lưỡng. Hà Nội hiện ra như một đô thị có lịch sử lâu đời, giàu có về sản vật, giàu có về truyền thống và đặc biệt là giàu có về bản sắc văn hóa mà chúng ta có thể đọc ra được tinh thần và tâm hồn Hà Nội trong văn học. Khi nhắc đến đề tài Hà Nội trong văn học không thể không nhắc đến ba nhà văn lớn là Nguyễn Tuân, Vũ Bằng và Thạch Lam” – Nhà văn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Văn Giá chia sẻ với độc giả VieTimes về văn hóa Hà Nội trong các tác phẩm văn chương của ba cây bút trên:

Nguyễn Tuân sinh ra và lớn lên trong môi trường nho giáo và thừa hưởng được những tinh hoa trong nề nếp ấy. Khi bước vào đời sống đô thị lai căng lúc bấy giờ, ông thất vọng bởi cuộc sống trong xã hội “kim khí” xô bồ, đang làm xơ cứng, rạn nứt tâm hồn con người. Ông tìm về với những giá trị cũ, tìm lại bóng dáng Hà Nội thông qua những thú chơi của các bậc tao nhân mặc khách trong tác phẩm “Vang bóng một thời” như: Thưởng trà, thả thơ, đánh thơ, hát ca trù, thú chơi hoa địa lan… Toàn bộ những con người trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân về Hà Nội hiện lên như những nghệ sĩ của một thời vàng son đã qua, những người đã chi chút thú chơi tinh hoa để thông qua đó hiện lên hồn dân tộc, hồn đất nước.

Vũ Bằng trút vào những trang văn của mình nỗi nhớ, tình yêu Hà Nội qua “Miếng ngon Hà Nội” và “Thương nhớ mười hai”. Nếu như Nguyễn Tuân ngợi ca phương diện kĩ thuật của các thú chơi và nâng phương diện kĩ thuật lên thành phương diện mỹ thuật, phương diện của cái đẹp (Giáo sư Phan Ngọc) thì Vũ Bằng lại ca ngợi sự tinh tế của các món ăn với sự khoái khẩu của người thưởng thức, hưởng thụ. “Miếng ngon Hà Nội” là kết tinh của một tình yêu với Hà Nội. Còn với “Thương nhớ mười hai” ông viết về 12 tháng với khung cảnh thiên nhiên, đất trời, cảnh vật, con người, văn hóa của Hà Nội và của miền Bắc. Ông đã dành trọn tác phẩm này để viết về văn hóa Hà Nội với chiều sâu của lịch sử và vẻ đẹp của Hà Nội trong nỗi hoài niệm da diết.

Thạch Lam có một tác phẩm về Hà Nội là “Hà Nội 36 phố phường”. Đây là một tập bút kí cũng cực kì nổi tiếng và tinh tế được tập hợp lại từ những bài viết trên báo Ngày nay sau khi ông qua đời. Thạch Lam nhìn cảnh trí, văn hóa, con người Hà Nội trong con mắt của một nhà thơ. Đặc biệt, ông dành rất nhiều trang văn để viết về những món quà quê của những người Hà Nội và những người dân tứ trấn Hà Nội mang về để cho Hà Nội bốn mùa thơm ngát. Qua tác phẩm của mình, ông thể hiện sự xót thương đối với những con người nghèo khó, những người lam lũ. Thạch Lam miêu tả những món quà quê, những người đi bán hàng trong đêm bằng một hồn thơ đầy cảm xúc. Trong văn của Thạch Lam, hình ảnh một người gánh hỏa lò đi trong đêm Hà Nội đung đưa hai chấm lửa và chân bước nhẹ như chân ma và thỉnh thoảng lại vọng lên những tiếng “Dầy giò, Dầy giò…”. Những tiếng rao của những người lam lũ trong đêm như vậy nó dần gom góp lại và làm nên cái hồn vía của phố phường Hà Nội, hồn vía của đất nước. Thạch Lam thương một tiếng rao đêm, thương những người làm ra hạt cốm, thương cả những người gánh cốm rao bán, thương cả những em bé bán hàng rong… Tất cả những gương mặt ấy, những âm thanh ấy chi chút và làm nên hồn vía của kinh kỳ. Ví dụ như cùng nhìn vào ẩm thực Hà Nội, mỗi ông ứng xử và thể hiện một khác. Các ông ấy đều sành ăn lắm, nhưng mỗi ông lại ứng xử một khác trong trang viết của mình. Ông Nguyễn Tuân hiện ra như một bậc tao nhân mặc khách. Ông Thạch Lam cảm thụ như một thi nhân. Còn Vũ Bằng chỉ là một thường nhân. Văn viết về ẩm thực, mỗi ông có một vẻ đẹp độc đáo khác nhau.

Phải thừa nhận rằng những trang viết về Hà Nội của ba nhà văn trên quá đẹp. Nếu không có tình yêu với mảnh đất, với con người của thủ đô thì khó có thể viết được những trang văn như thế. Nhưng hình như những vẻ đẹp của Hà Nội mà Nguyễn Tuân, Vũ Bằng và Thạch Lam đã miêu tả đang dần trở thành quá khứ ?

Trong những trang văn của các ông, Hà Nội hiện ra vô cùng thanh lịch. Nét sang trọng, quý phái, tinh tế là ba phẩm chất được coi là những điểm nhấn mà cả ba ông đều tôn vinh. Những trí thức và những người dân Hà Nội thời đó tiếp nhận tinh hoa của phương Tây những họ vẫn có ý thức giữ lại những nét văn hóa của Hà Nội. Tuy nhiên, ý thức gìn giữ cái riêng cái độc đáo, cái tinh hoa hiện nay không còn mạnh như trước nữa và đang bị phai nhạt trước những xô bồ, nhốn nháo và lai căng. Thế nhưng có những nét văn hóa, những phẩm chất kinh kỳ mang tính chất tinh hoa của Hà Nội nó vẫn đủ mạnh, vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay để chống lại những sự lai căng và chống lại những mưu toan phá vỡ nó, làm lu mờ nó.

Có những nét văn hóa rất đời thường, gần gũi trong tác phẩm của họ giống như những tiếng rao đêm của những gánh hàng rong đã trở nên gần gũi và thân thương với những người dân Hà Nội cho đến tận ngày hôm nay. Và cũng thật đáng tiếc khi cả những điều giản dị đó rồi cũng phải biến mất khỏi đời sống của người dân Hà Nội, tất cả sẽ chỉ còn “vang bóng” và tồn tại trong một niềm “thương nhớ”.

Với Thạch Lam, tiếng rao trong đêm của những người bán hàng rong mang hai ý nghĩa: Một là những tiếng vang của đời sống vọng lại, một tiếng vang bé nhỏ, âm thầm, đơn độc và yếu đuối nhưng nó rất thân thuộc gần gũi mà nếu như khi đi xa hoặc vắng đi những tiếng rao ấy, những con người ấy thì tự dưng ta thấy thiếu. Và những nét riêng như thế là hồn vía của phố cổ, hồn vía của Hà Nội. Hai là những thân phận quá ư bé nhỏ, nghèo khổ lam lũ vất vả kiếm sống mưu sinh trong đêm và dậy lên trong ông một niềm thương xót.
Ngày hôm nay, con người có một nguy cơ trở nên vô cảm khi họ không thấy được những vẻ đẹp, những thân phận con người đằng sau đó. Những trang văn của Thạch Lam đánh thức ta. Nó nhắc ta không được phép vô cảm trước cuộc sống.

Tôi có xem một phóng sự trên tivi, ở nước Mỹ họ cũng cho phép những quầy bán lẻ tồn tại trên phố, buôn bán nhỏ, buôn bán tiểu thương là có. Nhưng Hà Nội có một nét riêng đó là có những người gồng gánh bán rao. Nó góp phần tạo nên cảnh trí và hồn vía của Hà Nội. Vũ Bằng cũng đã từng miêu tả người con gái làng Vòng gánh cốm đi vào Hà Nội, một đầu đòn gánh của cô gái cong vút lên, rất trẻ trung và… rất đĩ. Ông đã có những trang văn rất đẹp về những gánh hàng rong như vậy. Hà Nội là một đô thị không khép kín, xung quanh là những làng nông nghiệp và lại có một vùng rau xanh, chợ xanh, vùng đệm thì những người buôn thúng bán mẹt là một đặc điểm rất riêng của Hà Nội.

Hiện nay chủ trương cấm hàng rong đang gây ra rất nhiều tranh cãi bởi những gánh hàng rong ấy cũng tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người. Thứ nữa, họ đã làm giảm lạm phát và thúc đẩy việc trao đổi, mua bán, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân bởi không phải ai cũng có điều kiện vào siêu thị và những cửa hàng lớn. Việc cấm đoán chưa có một bước khởi động, chuẩn bị gì hết có thể đúng về mặt quản lý xã hội nhưng sai về mặt văn hóa nghĩa là không tham khảo hệ văn hóa của đặc điểm đô thị Hà Nội.
Nhìn trên góc độ văn hóa, hàng rong tạo nên nét đặc trưng của Hà Nội so với các đô thị khác của phương Tây. Liệu rằng chúng ta có nên loại bỏ nó ra khỏi đời sống đô thị của Hà Nội ngay lúc này ?

Có những cái riêng trở thành giá trị và có những giá trị hợp với một thời nào đó chứ không phải là vĩnh viễn, vĩnh cửu. Nếu về lâu dài cho một đô thị hiện đại, lớn mạnh, văn minh, lịch sự thì có thể hàng rong không cần tồn tại. Thế nhưng trong thời điểm này nếu như dẹp là quá vội vàng.

Có một số người họ làm hàng sáng rất ngon và sạch sẽ. Nhiều khi mình mua hàng của họ rất chung thủy. Hàng rong họ có thể phục vụ tận nơi tất cả những nhu cầu thiết yếu và nhỏ nhặt nhất. Có những người bán hàng rong đã trở nên thân thiết bởi họ tạo được uy tín bằng sự thật thà và lương thiện trong những sản phẩm mà họ cung cấp. Có những người bán hàng rong đã trở thành những người thân thiết đối với nhiều gia đình hay nói cách khác là có nhiều gia đình trở thành bạn hàng chung thủy và chung thân với những người bán hàng rong. Đấy là điều mà những người quản lý không nghĩ đến. Nhìn sâu nhìn kĩ chưa chắc chính sách này đã thích hợp.

Chúng ta chỉ nên cấm những người thồ cồng kềnh, cản trở giao thông, những người bán hàng mất vệ sinh còn những người đi bán dạo trên phố, nhất là những gánh hàng hoa rất dễ thương, nó là nét riêng rất đặc trưng của Hà Nội. Những nhà hoạch định khi đưa ra một chính sách mới nếu như không tham khảo văn hóa thì rất dễ duy ý chí bởi văn hóa nó chạm vào chiều sâu vẻ đẹp truyền thống và nó chạm tới cái gọi là tâm thức của con người.

© Tuấn Hải

6 Phản hồi cho ““Hà Nội” của Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân đang… biến mất”

  1. thế kỷ says:

    Ông nguyễn Hữu Liêm nào vậy,có phải ông Ls,kiêm triết gia ?Làm gì có chuyện HCM lên thiên đàng nhỉ,nếu đúng thế mọi người ở đó sẻ phải vượt biên thôi.Mong ông nghĩ lại cho.
    trân trọng cảm ơn,
    Thế kỷ

  2. con tôi luôn luôn theo tôi everwhere vì vậy tôi không thể làm anything.He có thể khóc bất cứ lúc nào và đôi khi bạn chỉ cần, hãy để cry.It em bé của bạn thực sự làm phiền tôi. Nhưng đôi khi con làm những việc đó cho bạn không thể giúp đỡ để laugh.It 'interesting.I chỉ muốn nói điều gì đó về anh ta, tôi yêu con tôi rất nhiều.

  3. Lê Huy says:

    Xin được góp ý…

    Theo tôi, trong cuốn Vang Bóng Một Thời, Nguyễn không hề có chủ đích “tìm lại bóng dáng Hà Nội…” mà đi tìm cáI “hồn” của dân Việt của một thời xa xưa…

    Bằng chứng, trong 12 truyện ngắn trong tác phẩm trứ danh này, chỉ có vài ba truyện có thể có bối cảnh Hà Nội (nhưng khó xác định chắc chắn) còn lại là chuyện ở bất cứ nào – nhiều truyện có nói rõ địa danh (ở mạn “ngược”, miền quê v.v.).

  4. Nguyễn hữu Liêm says:

    Xã hội tiến hóa rất ưu việt dưới chũ nghĩa xã hội.
    ba mươi năm trước chiếc xe bò lọc cọc.
    Ba mươi năm sau lọc cịc chiếc xe bò…
    ———-
    Dưới ánh sáng ưu việt của chũ nghĩa Cộng sản, dân miền Nam sau 30.4.1975 đã sáng chế ra được xe hơi chạy bằng than củi, Bê tông cốt tre… làm lợi cho nhà nước hàng tỷ tỷ đồng ….!!!!
    Từ nhà thương thí của Mỹ Thiệu được cấp thuốc miễn phí nhân dân ta đã sáng chế được thần dược xuyên tâm liên, giải phóng hàng vạn bệnh nhân không còn đâu khổ… lên tới thiên đàng với Hồ chí Minh.
    Việt nam Hồ chí Minh : Dâng đảo bán đất cho chệt.

    • vohoan says:

      Ý kiến của Nguyển Hửu Liêm nói lên sự thật về Xả Hội Chủ Nghỉa là Xạo Hết Chổ Nói

  5. vohoan says:

    Làm sao ta có thể chuyển biến ” dâu bể” của cuộc đời ? Đó là sự tiến hóa, biến hóa hay thoái hóa ? Tuỳ theo quan điểm,cách suy nghỉ của mổi người của mổi người.Hà nội của Nguyển Tuân, Vủ Bằng Thạch Lam là Hà Nội ngàn năm văn vật, Hà Nội 36 phố phường, nó không thể dừng lại Nó không thể dừng ở đó. Bây giờ còn nhà văn nào cho Hà Nội ” chín nút ” hay cho Hà Nội ” bát nháu ” hôm nay. Đường đời vẩn đi tới không ngừng….

Phản hồi