WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tổng Giám đốc mới UNESCO: bà Irina Bokova

Tiếp theo bài “Lựa chọn gay go ở UNESCO” ngày 20-9 vừa qua, tối qua 22-9 có tin cuộc bỏ phiếu bàu Tổng giám đốc tại UNESCO đã có kết quả cuối cùng trong vòng bầu thứ 5 diễn ra vào lúc chiều…

Đã có 9 vị được đề cử và ra ứng cử. Trong vòng đầu diễn ra ngày 17-9, ông Farouk Hosny (Ai cập) dẫn đầu, với 22 trên 58 phiếu; bà I. Bokova (Bungari) thứ nhì được 8 phiếu, bà B.F.Waldner (Áo) được 7 phiếu…, không ai có đủ 30 phiếu cần thiết.

Trong 3 vòng bỏ phiếu tiếp, vẫn không ai đạt con số quá bán, như thể lệ quy định.

Sang vòng 5, được coi là vòng cuối, chỉ để lại 2 người cao phiếu nhất ở vòng 4 để vào chung kết. Kết quả bà Irina Bokova đạt 31 phiếu, ông F.Hosny đạt 27 phiếu. Bà I. Bokova trúng cử, sẽ là Tổng giám đốc UNESCO phụ nữ đầu tiên.

Đại hội đồng UNESCO họp vào ngày 3-10-2009 sẽ thông qua chính thức việc chọn lựa khó khăn này.

Bà I.Bokova là một trí thức, viên chức cấp cao ngành ngoại giao Bungari. Thời Bungari xã hội chủ nghĩa, bà là đảng viên cộng sản. Sau khi phe XHCN tan vỡ, đảng CS cáo chung, bà tham gia đảng Xã hội. Bà từng tốt nghiệp Học viện Quan hệ quốc tế ở Moscow, sau đó sang Hoa kỳ học và tốt nghiệp Trường Đại học Harvard. Năm 1994 bà là thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Bungari, có lúc là quyền bộ trưởng Ngoại giao. Từ năm 1995 bà là đại diện Bungari tại liên minh châu Âu UE. Từ năm 2007, bà là uỷ viên của Hội đồng chấp hành UNESCO có trụ sở ở Paris. Hiện tại bà  là  Đại sứ Cộng hoà Bungari ở Pháp.

Năm nay bà I.Bokova 57 tuổi, có chồng và 2 con. Bà nói và viết thành thạo tiếng Anh, Tây ban nha, Pháp và Nga.

Ai cập và nhiều nước Ả rập và Trung đông tỏ ra thất vọng khi thấy ông F.Hosny bị thất cử. Ngược lại nước Ixrael và dân Do thái khắp nơi hoan nghênh việc loại bỏ ông F.Hosny, người bị lên án có tư tưởng phân biệt chủng tộc, bài Do thái, từng tuyên bố sẽ “tự tay đốt hết sách chữ hébreux (do thái) ở các thư viện Ai cập”.

Ở Sofia thủ đô Bungari các báo lớn sáng nay chạy tít lớn ở trang nhất tin này với bình luận mừng và tự hào.

Bà Simone Veil một trí thức Pháp nổi tiếng phát biểu ngay “nhiệt liệt hoan ngênh kết quả bàu Tổng giám đốc mới của UNESCO, là một phụ nữ, sẽ mang lại những đổi  mới theo hướng tốt đẹp của tổ chức trọng yếu này của Liên Hợp Quốc”.

Giới trí thức Việt Nam có thể rút ra  những nhận xét bổ ích về sự chuyển biến tinh thần và chính trị của Tân Tổng giám đốc UNESCO. Từ một nữ thanh niên cộng sản, cô sinh viên Bungari đã chứng kiến sự sụp đổ của chế độ độc đảng, sự giải thể của đảng cộng sản Bungari ngay sau khi đảng CS Liên xô tan rã, rồi tham gia sự thành lập đảng xã hội Bungari, chấp nhận thành thật chế độ đa đảng, cạnh tranh bình đẳng với các chính đảng khác trong nền dân chủ thật sự. Trong chế độ dân chủ mới, cô trí thức I.Bokova nổi lên thành một ngôi sao trong ngành ngoại giao của Bungari dân chủ, để trở thành một nhân vật cầm đầu UNESCO, cơ quan phụ trách một mảng lớn về Giáo dục, Khoa học, Văn hóa, về cả Môi trường và Di sản toàn thế giới.

Tin này chắc chắn làm phấn chấn trí thức và sinh viên, thanh niên và toàn dân ta, đặc biệt là với các chiến sỹ dân chủ kiên cường ở trong nước, như cô Lê Thị Công Nhân và cô Phạm Thanh Nghiên đang bị mất tự do chỉ vì dấn thân cho tự do của toàn dân ta, qua một chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng, chấm dứt độc quyền của một đảng duy nhất, một chế độ lạc lõng giữa thế giới văn minh.

Paris,  25-9-2009.

Bài do tác giả gửi đến. Nguồn VOA

Phản hồi