WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Góp ý với Văn kiện đại hội Đảng CSVN

LTS: Đàn Chim Việt vừa nhận được điện thư từ một thân hữu ở VN cho biết mới đây, một số các nhà kinh tế và lý luận cộng sản kỳ cựu, bao gồm những người như: GS Trần Phương – nguyên phó Thủ tướng Chinh phủ; Vũ Khoan – nguyên phó Thủ tướng Chính phủ; PGS Trần đình Thiên – Viện trưởng Viện kinh tế; GS Phan văn Tiệm – nguyên thứ trưởng Bộ Tài chính; Việt Phương – nguyên Thư ký cố vấn của cố Thủ tướng Phạm văn Đồng; Dương Thu Hương – nguyên phó Thống đốc Ngân hàng; GS Đào xuân Sâm – nguyên Trưởng bộ môn Quản lý kinh tế trường Nguyễn Ái Quốc; PGS Võ Đại Lược – nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Thế giới… đã có buổi thảo luận về Dự thảo Văn kiện Đại Hội Đảng CSVN lần thứ 11. Tuy chỉ là biên bản cuộc hội thảo, độc giả cũng dễ dàng tóm lược những điểm chính đã bàn tới. Điều bi hài là những ý kiến của các nhà nghiên cứu được cho rằng trung thực và thẳng thắn, nhưng chỉ dám kết luận đây là cuộc thảo luận về Dự thảo Văn kiện, chứ không nhằm vào “sửa Văn kiện.” Buổi thảo luận cũng mong được lưu lại với hậu thế rằng vào năm 2010, có một số trí thức cs dưới chế độ ưu việt của loài người đãkhông đến nỗi dốt nát.” Một kết luận nghe ra thật chua xót và bùi ngùi cho dân tộc có gần 5 ngàn năm văn hiến. Dưới đây là nguyên văn biên bản hội thảo.

BIÊN BẢN HỘI THẢO KHOA HỌC

HỘI KHOA HỌC KINH TẾ VN và TRUNG TÂM TT và DBKT – XHQG

(Chưa được chỉnh lý)

Chủ trì: GS Trần Phương, Chủ tịch Hội KHKTVN

Khai mạc: 8 h 30

Thành phần: Hội KHKT – XH QG

Một số thành viên Tổ Biên tập Cương lĩnh

Một số cán bộ nghiên cứu (được mời)

Nội dung: Góp ý cho các Dự thảo Văn kiện Đại hội XI của Đảng.

1- GS Trần Phương: Đề nghị nói ngắn, nói rõ: muốn sửa điều này, bổ sung điều kia thôi, không cần giải thích vì mọi người đều đã đọc, đã biết cả. Nói ngắn để nhiều người được nói, và nghe được ý kiến của nhiều người.

2- GS Đào Công Tiến: Không nên giữ “kim chỉ nam” như cũ. Phải coi cái đúng ở mọi thuyết đều là nền tảng tư tưởng.

Cần nhận thức lại CNXH, CNXH như cách hiểu chính thống, ngoài khẩu hiệu “Dân giàu nước mạnh” như mục tiêu thì được; nhưng 3 đặc trưng ở mô hình trong đó Đảng CS toàn trị, đấu tranh giai cấp… thì cần thay bằng một mô hình văn minh hơn. Ở đó, dân quyền, pháp quyền phải là tối cao. Hiện nay cần tăng cường tư tưởng khoan sức dân (như Di chúc của Bác Hồ).

Các giải pháp đột phá: phải nhằm vào cải cách chính trị (chứ không chỉ kinh tế).

3- Ông Việt Phương: Nay người ta không quan tâm góp ý vào văn kiện, vì cho rằng ĐH nào cũng chủ yếu là vấn đề nhân sự thôi. Về văn kiện, có 5 ý sau:

- Qúa dài , rất trùng lắp

- Đã có một số chủ trương đúng, mới đã được ghi nhận trước đây. Không được tước bỏ đi. Phải đưa trở lại + nhiều cái mới nữa. Những cũ kỹ, lạc hậu, sai lầm quay lại nhiều quá.

- Rất nhiều điều chỉ có thể là dự báo KH lại coi là chủ trương. Ví dụ: Đến giữa TK XXI, VN thành thế này, thế kia.

- Giữa các văn kiện không có tư tưởng thống nhất.

- Văn kiện bị tụt lùi xa so với ĐH 9, 10.

Nếu có thể sửa chữa tí nào thì tốt. Hoặc nên có một Nghị quyết mới, khác. Chỉ nên 10-15 trang, chủ trương tinh túy thôi.

4– Ông Nguyễn Trung: Văn kiện chưa rõ vấn đề giải phóng con người, mà còn chưa thống nhất được dân tộc về ý chí, về con đường đi.

Nhận định về quốc tế, về các nước XHCN và tình hình đất nước sai. Nên bỏ đi!

Nên có một Nghị quyết khác với các vấn đề chính là:

- PTBN: nên ghi rõ thành 1 chủ trương + chương trình hành động cụ thể. Thủ tướng đã có một bài viết về v/đ này rồi.

- Quan hệ đối ngoại, nhất là đối với TQ: phải rõ quan điểm.

- Cải cách thể chế chính trị thành một vấn đề bức xúc, không giải quyết không phát triển được. Phải xây dựng Hiến pháp mới.

5 – PGS Võ Đại Lược: Đồng tình với các ý kiến trước. Lẽ ra Hội thảo phải có người lãnh đạo nghe.

Ta đang sống trong thời đại Thế giới đại điều chỉnh, nhưng Văn kiện không ghi nhận được điều này.

Đánh giá sai nhiều lắm. Ví dụ: Sụp đổ của XHCN là tổn thất, vậy không phải là thời cơ à?

Định nghĩa về CNXH; Công hữu là chủ đạo? thật là vô lý, có hại cho đổi mới! Doanh nghiệp Nhà nước là chủ đạo, nền tảng của kinh tế nhà nước, chỗ này là phi XHCN nhất, nguy hiểm quá.

Ngoài chủ trương công hữu và Đảng CS lãnh đạo chả khác gì phương Tây.

Vấn đề hoàn thiện thể chế ghi trong Văn kiện lại không có định hướng, trở nên vô nghĩa.

Phải có thí nghiệm thể chế, nên xây dựng đặc khu kinh tế.

Tóm lại: Các Văn kiện hiện quá lạc hậu so với thời đại.

 6- TS Nguyễn Mại: Có 3 chỉ tiêu cần thay đổi; thu NS 26% (quá cao), 5 năm qua thu 28%; điều chỉnh Tổng đầu tư XH/GDP: 42% (quá cao), chỉ nên 35% thôi; thu thuế qua hải quan là hơn 30%. Rất phi lý! Phải tăng thu trong nước, giảm thu hải quan. Các nước thu trong nước tới 90%.

Phải khoan sức dân. Cần cải cách thuế một cách cơ bản, triệt để.

Đề nghị phải làm rõ PMU 18, Vinashin.

Đột phá 3 lĩnh vực nêu trong Văn kiện thì không phải là đột phá. Phải đột phá Tư duy!

Đã đến lúc phải đổi mới hệ thống chính trị, phải phân định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng của nhà nước. Quốc hội hiện chưa phải là cơ quan lập pháp!

Tôi nghĩ vấn đề Đảng có thật sự muốn nghe hay không?

7- Ông Vũ Khoan: Tiêu chí thực hiện CNH như thế nào? Nhưng trong điều kiện phải HĐH, chứ không chỉ CNH.

- Xử lý những bất ổn trong kinh tế vĩ mô; thâm hụt NS, nhập siêu quá cao;

- Hoàn thành đầy đủ cái nền tảng hay là xây dựng mới?

- Tình hình Quốc tế khó khăn hơn trước; sau khủng hoảng người ta thay đổi cả, ta không rõ;

- Nhân tố TQ; chưa tính hết và chưa đúng. VD; dùng ND tệ làm phương thức thanh toán.

Về mô hình phát triển: Văn kiện trình bày chưa rõ (chưa hình thành được mô hình PT cho 10 năm tới).

Vấn đề đột phá: (bây giờ thành mốt rồi), nên đưa nguồn nhân lực lên đầu tiên. Trong nhân lực quan trọng nhất là  vấn đề người lãnh đạo. Giáo dục chưa biết là đi theo hướng nào?

Thể chế: Phải đặt vấn đề về thể chế quản trị quốc gia.

Góp ý chỉ ta là với nhau chăng? Dân có biết gì đâu? Đại hội Đảng bộ các cấp cũng có đóng góp gì đâu. Văn kiện thiếu vấn đề giải pháp, không biết làm thế nào để thực hiện những ước muốn kia?

8- Ông Vũ Tuấn: Văn kiện không phản ánh được cuộc sống. Phải đưa cuộc sống vào Nghị quyết. Đổi mới chính trị chưa theo kịp đòi hỏi, đang cản trở.

Xác định cho rõ vai trò lãnh đạo của Đảng: Lãnh đạo là ai? Ai cho anh quyền lãnh đạo? Chính quyền thì ỷ lại Đảng, cái gì cũng đợi để Thường vụ bàn!

 9- PGS Trần Đình Thiên: 25 năm qua, điều ta đạt được là nhờ chuyển sang thị trường chứ không phải là do định hướng XHCN. Gắn CNXH với thị trường như thế nào không rõ. Bây giờ thế nào là chủ đạo?

10-TS Lê Đăng Doanh: Cần kiểm điểm lại các nhiệm vụ ghi trong ĐH 9, 10.

Có một số việc không làm, ví dụ: Luật về Hội, Luật về quyền tiếp cận thông tin, Luật Hiến pháp, vv…Tại sao Đảng lại không thực hiện NQ ĐH Đảng? Vậy sắp tới có quy chế gì không?

Đổi mới thể chế phải là then chốt! Phải ngăn chặn lợi ích nhóm, kiểm soát sự lãnh đạo của Đảng. Cần có luật về sự lãnh đạo của Đảng.

Thể chế là vấn đề sống còn. Đảng phải đổi mới, phải được giám sát.

Tình hình KT vĩ mô và KTTG không giống như trong Văn kiện.

Phải nhìn thẳng vào sự thật. Lừa được người ta mà không lừa được thực tiễn đâu.

Các nước xung quanh cải cách rất nhanh. Ở ta có 3 vấn đề bức thiết: Thể chế, lợi ích nhóm, vận hành quyền lực tùy tiện không thể không giải quyết.

11- GS Nguyễn Đình Hương: Tôi vẫn hy vọng đóng góp của ta đến được TW.

Các văn kiện còn mâu thuẫn. Ví dụ như nội dung nói về cơ cấu còn khác nhau. Vậy cần có sự thống nhất về thuật ngữ giữa các văn bản.

12- GS Lê Du Phong: Tôi có 4 nhận xét:

- Tư duy lý luận lạc hậu, mâu thuẫn, xa rời thực tiễn; thụt lùi so với ĐH trước; Vấn đề công hữu, KTNN là chủ đạo, bình đẳng mọi thành phần là những vấn đề nổi cộm.

- Lòng tin của dân đối với Đảng, với chế độ giảm.

- Xem thường lịch sử; Nói CNXH là điều kiện để độc lập. Các triều đại trước có CNXH đâu mà vẫn độc lập.

Không gắn với thời đại, xem thường thiên hạ.

Nếu cứ thế này, đến năm 2020 chắc chắn sẽ tụt xa so với các nước.

Hungari: 2001: 5000 USD/người, năm 2008; 15000 USD/người, họ nhanh hơn ta nhiều.

Đột phá: Đầu tiên là đổi mới hệ thống chính trị vì đang là vật cản.

13– GS Trần Phương: Hiện nay ta thích nói một cách, làm một cách khác. Ta nói CN Mác-LêNin, nhưng nó là cái gì mà bảo nó là nền tảng? Ta có làm theo các nguyên tắc của CN Mác không? Đổi mới của ta thực chất là “thụt lùi”; thừa nhận cả KT tư nhân…   Mác đã sai khi dự kiến về đặc trưng của CNXH. Ta giả vờ theo Mác, vì nói vậy nhưng đã làm khác đi rồi.

Đổi mới là so với cái đã sai trong 20 năm trước!

Mác nói: triệt tiêu chế độ tư hữu, thế là sai! Vì mất động lực (Giống nhận xét của Victo Hugo về Mác).

Vậy: CNXH là gì? Có ai trả lời được không?

Ta nói và ta biết là ta đang bịp người khác! Nhưng “Người ta chỉ có thể lừa bịp được vài người trong mọi lúc, lừa được mọi người trong vài lúc; nhưng không thể lừa được mọi người trong mọi lúc!” (Abraham Lincohn).

Vậy, viết thế nào thì viết, nhưng đừng đao to búa lớn quá.

Mác mới là phác thảo, dự báo về XH tương lai chứ có phải nguyên lý, kinh thánh đâu? Liên Xô cũng từ chối XHCN đấy chứ!

Không thể nói KTNN là chủ đạo được, nhiều nhất chỉ là nòng cốt thôi. Nói thế là sai với thực tế. Có sử dụng quả đấm thép nào đâu?

Phải xác định rõ CNXH là gì? Định hướng nó là gì?

CN Mác-Lê nin có điều đúng, có điều sai rồi! Vậy thì phải xem trong đó có cái gì là nền tảng chứ. Bây giờ có đến 6,5 tỷ người, đến nước sạch cũng bị thiếu rồi, đánh nhau vì nước uống. Cái gọi là CNCS đã là ảo tưởng rồi.

Tôi nói với ông Đỗ Mười, ông Phạm văn Đồng là đến cuối thế kỷ XXI này, con cháu chúng ta mới bắt đầu nghĩ đến CNXH.

Tóm lại, cương lĩnh viết không rõ ràng. Chiến lược cũng nhiều điều không rõ ràng.

Nông dân còn chiếm đa số. Đầu tư cho nông nghiệp quá thấp, suốt cả 30 năm nay. Đê đập không tốt, hệ thủy nông, hồ chứa nước…

Sắp tới ta 100 triệu dân, nuôi số này như thế nào? Đảng này, Chính phủ này muốn ổn định phải lo đến nông dân. Phải sửa chỗ đầu tư bất cập vào nông nghiệp.

Phân cấp quản lý 10 năm qua là sai. Vì biến thành rất nhiều “vương quốc”!

Tỉnh nào cũng có xi măng, sân bay, nhà máy thép, cảng biển… đầu tư nham nhở. 15 khu KT, làm gì có tiền mà làm 15 khu KT.

Tổ chức quản lý các DNNN sai! Nhật chỉ có MITI, nhưng dưới nó là các tập đoàn tư nhân lớn. Ta thì Bộ không làm quản lý, sửa chữa, đi quản DN, làm sao quản nổi?

Tài sản toàn dân ai quản? Phải xử lý vấn đề này như thế nào? Như vậy, cơ chế quản lý không rõ ràng, phải sửa!

Thể chế: Loài người đi đến chỗ Dân chủ. Nhưng thế nào là Dân chủ?

Nhất định phải đến chỗ Dân chủ + Pháp quyền.

Đảng quyết mọi thứ mà lại không chịu trách nhiệm gì. Thế mới chết chứ.

Không phải chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà cả quan điểm tư tưởng đấy.

Viết rằng 2020 thành nước công nghiệp mà có 3000 USD/người là bịp dân. Nước CN mà có 3000 USD/người thôi à! Vậy mục tiêu không rõ ràng và không đúng.

Cương lĩnh cũng không chỉ cho biết cần làm gì. 3 cái đột phá không phải là đột phá. Không đột phá vẫn phải làm 3 cái đó.

Cương lĩnh và văn kiện đều theo tinh thần chúng ta quyết làm tất cả. Thành ra chúng ta không làm gì cả. La liệt, đủ thứ; không thể góp ý gì được, không biết làm gì để tiến lên.

14- Ông Nguyễn Trung (lần 2): Nên lưu ý kiến của TS Lê Đăng Doanh. Đừng say mê về chuyện tăng trưởng con số, vì có thể vì nó mà sụp đổ.

Kiến nghị: KTNN chủ đạo là thế nào! Cần định nghĩa rõ. Có phải làm những cái tư nhân không được làm không? Đề nghị bỏ hẳn cái phần làm trái nghề đi. Bỏ hẳn phần bao cấp quyền, bao cấp vốn, mà chỉ còn dịch vụ công.

Vấn đề phụ thuộc vào Trung Quốc, rất nguy hiểm. Toàn bộ xuất siêu của ta đập vào nhập siêu của Trung Quốc mà không đủ. Nếu Trung Quốc chỉ dùng Nhân Dân tệ để buôn bán khu vực thì ta nguy.

Nhân sự: Tổng Bí thư phải gương mẫu thực hiện công khai minh bạch; nên có chương trình hành động, có cam kết; có một tổ chức giám sát việc thực hiện cam kết.

15- GS Đào Xuân Sâm: Tại sao Văn kiện lại ngổn ngang thế.

Trong hành trang của Đảng đừng nên nói CN Mác-Lênin vì ta không có nguyên bản, chỉ có du nhập. Hành trang đó bây gìờ vẫn mang vào ĐH XI. Nên xem lại trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cương lĩnh thất bại, tuyên truyền thất bại. Lý luận chính trị chưa bao giờ suy đồi như bây giờ. Học viên bây giờ phải học cưỡng bức 3 chứng chỉ.

Trong khu vực DNNN không tìm thấy động lực nối tiếp. Ngổn ngang quá. Gỉa dối quá. Thật là bi kịch.

Cảnh ngộ của Đảng ta từ sau Đại hội XI bắt đầu bước vào suy đồi. Không loại trừ khả năng Dân tộc phải chịu đựng nhiều năm.

Sửa gì? Nên tập trung vào Đảng, Nhà nước, khu vực công.

16- GS Phan Văn Tiệm: Tôi chia sẻ với tất cả các ý kiến đã nói, rất tâm đắc. Văn kiện ít tinh thần, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nên viết lại Cương lĩnh. Cụ Hồ rất ít nói về CNXH.

Phong trào CS quốc tế rất tả khuynh, biểu hiện rõ nhất là căm thù tư hữu. Sức sống của chế độ tư hữu lớn lắm.

Từ nay từ bỏ chủ đạo. Không nên lập ra các Tập đoàn KT, vì đó là sân sau của quan chức.

17- Bà Phạm Chi Lan: Cảm nhận chung của các địa phương giống như các anh vừa nói. Mọi người ngạc nhiên hỏi rằng: “Bây giờ viết vậy, họ tin thế thật à?” Dân còn tin Đảng như tôi nói đây? Toàn là giả dối cả. Cộng đồng quốc tế người ta cũng có tâm trạng như vậy.

Người ta bình luận, Triều Tiên dại quá! Lại đưa ông Kim con 27 tuổi lên đại tướng. Khôn ra thì luân chuyển một chút rồi hãy lên!

Nếu đưa cái Cương lĩnh Chiến lược này ra mà thông qua thì sẽ ra sao đây?

Qủa đấm thép không đấm vào đối thủ mà lại đấm ngay vào chính ta.

Còn 2 “Vinashin” nữa tình trạng không khác gì Vinashin, rất nguy hiểm.

Nợ công trầm trọng quá.

Cải cách hệ thống chính là nút thắt phải gỡ.

18- Bà Dương Thu Hương: Văn kiện thì không có gì mới về nhận thức lý luận, không sát thực tiễn, cái cũ không sửa được, vậy thì sẽ đi đến đâu?

Định hướng XHCN của KTTT, của CNH là gì mà cứ phải có cái đuôi ấy?

Dân Chủ thì ở đâu cũng giống nhau; dân được nói mới là Dân Chủ.

Đảng vẫn đặt Dân tộc sau giai cấp, Cương lĩnh như thế không tập hợp được lực lượng.

GDP 2005 khác 2010 về giá nên không rõ có thật phát triển không?    

Dự thảo Văn kiện đánh giá: “Dân chủ trong Đảng được mở rộng”. Tôi nghĩ trong Đảng là mất Dân chủ nhất. Đại biểu Quốc hội là đảng viên thì phải hy sinh quyền lợi của cử tri, chỉ vì vị trí của đảng viên.

Hầu như không có nhận định nào trong Văn kiện là đúng sự thật thực tiễn.

An ninh quốc phòng; tôi đang rất lo sợ. Bau xit Tây Nguyên, cho thuê rừng, lao động nước ngoài… không được giải quyết dứt điểm. Trong các báo cáo đề cập rất mờ nhạt.

Niềm tin của dân với Đảng giảm sút thì trách nhiệm của Đảng đến đâu? Liên Xô đổ vì dân không còn tin Đảng.

Phần viết về nguyên nhân: đánh giá rất sơ sài và đổ cho khách quan.

Tất cả yếu kém trên mà chỉ nói BCH TW xin tự phê bình,…; nói thế quá nhẹ nhàng; mà không nhận khuyết điểm, nhận trách nhiệm.

Phương hướng phát triển đất nước thì thiếu giải pháp.

19– TS Lưu Bích Hồ: Tôi đánh giá rất cao Hội thảo này, vì rất thẳng thắn, cởi mở. Tôi rất chia sẻ các ý kiến các anh các chị hôm nay.

Nhưng nói mãi mà vẫn không vào được Văn kiện.

Có lẽ cần có ngọn cờ của đổi mới thì mới vào Văn kiện được.

Tôi nghĩ đất nước ta chưa bao giờ dân trí cao như bây giờ. Nhưng trình độ lãnh đạo thì khó xác định. Họ hiểu biết mà không nói ra. Dẫu sao, nói chung trình độ trí tuệ thì chưa bằng bên ngoài. Đây là nguyên nhân làm cho cuộc sống không vào được Văn kiện.

Vậy có thể thay đổi được không? Tôi còn một chút hy vọng.

Đề nghị anh Trần Phương giảng lại cho các đ/c TW hiểu thế nào là công hữu, vì trước anh đã giảng cho họ làm như hiện nay. Nay anh cần giảng giải lại cho họ.

Đề nghị bỏ DNNN là chủ đạo; thừa nhận Xã hội Dân sự và phát triển Xã hội Dân sự.

Bây giờ tình thế và ngọn cờ không giống như hồi ĐH 6.

Nền tảng của xã hội ta là gì? Tôi xin hỏi ý kiến các anh? Đảng có dựa vào công nhân không? Có dựa vào nông dân không? Tôi nghĩ không? Vậy dựa vào cơ sở nào? Có dựa vào trí thức không? Cũng không nốt!

Vậy có phải doanh nhân? Mà doanh nhân lại chỉ là các DNNN ư? Phải viết lại, đánh giá lại chỗ này trong văn kiện.

Thế giới bao giờ cũng phải dựa vào trí tuệ, nên phải dựa vào trí thức và doanh nhân. Nhưng lại mâu thuẫn với điều lệ Đảng!

Nếu không kịp sửa, đề nghị không thông qua Cương lĩnh! Để lại sau.

20– PGS Võ Đại Lược (lần 2): Còn một vấn đề chưa nói đến là công tác cán bộ. Tình trạng mua quan bán chức lộ liễu, công khai, hết sức nguy hiểm. Thị trường quan chức bóp chết tất các thị trường khác.

Cơ chế tuyển dụng, tuyển chọn cấp cao như thế nào? Không công khai minh bạch.

Người lãnh đạo ở các cấp không có chịu trách nhiệm gì cả với quyết định của mình. Bộ giao thông, Bộ xây dựng… cầu đổ, nhà đổ, không thấy nói gì về trách nhiệm cả. Một đất nước như vậy thì không mong đợi gì!

21– GS Vũ Huy Từ: Tôi rất nhất trí với tất cả các ý kiến từ sáng đến giờ. Chưa bao giờ vấn đề nghiêm trọng như bây giờ. Dân không còn tin Đảng như trước nữa. Không ai quan tâm nữa.

Xin lưu ý: trong Dự thảo có câu; Nhà nước tập trung XD đường bộ + đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Có nên đưa vào không?

22– GS Trần Phương (lần 2): Tư tưởng trong Đảng không rõ ràng. Có nguyên nhân của nó đấy. Trước đây có Nghị quyết của ĐCS và CN quốc tế (1957 và 1960), xem đó là những quy luật và dựa vào đó, người ta khai trừ Nam Tư ra khỏi các Đảng CS.

Cương lĩnh 1991 vẫn y như quan điểm chung của hệ tư tưởng cũ. Chưa có đổi mới gì cả. Vì chưa kiểm điểm lại hệ tư tuởng cũ.

Hội đồng Lý luận TW có bao giờ ngồi lại nghĩ xem Mác có cái nào đúng, cái nào sai không? Lê nin cũng vậy! Ví dụ: tư tưởng CM không ngừng.

Cương lĩnh đầy dẫy cái sai, cái mơ hồ. Nói XHCN mà không biết nó là cái gì?  Nhiều chuyện ta tự lừa dối mình và lừa dối người khác. Phải sửa!

Nhưng ai sửa?

Kết luận :

Các nhà Kinh tế học thảo luận về Dự thảo Văn kiện, nhưng thực tình không nhằm vào sửa Văn kiện. Ta chỉ chuyển cho Ban Văn Kiện, họ có sửa hay không là việc của họ. Trách nhiệm của nhà nghiên cứu là nói trung thực, thẳng thắn, với tinh thần xây dựng, mong muốn Đảng mạnh lên, đất nước mạnh lên.

Dù không được chấp nhận, nhưng ít ra cũng lưu vào văn bản, lưu lại hậu thế rằng năm 2010 có một số nhà kinh tế đã nói như vậy, để hậu thế biết rằng, hóa ra đất nước cũng còn những trí thức không đến nỗi dốt nát.

Kết thúc Hội thảo lúc 17 giờ.

12 Phản hồi cho “Góp ý với Văn kiện đại hội Đảng CSVN”

  1. hai yen says:

    nha nuoc vn chung ta luon duoc nhan dan tin yeu va ngoi ca . nhung nha nuoc phai quan tam hon nua cho nhan dan va luong cho can bo nhan dan it ma dong gop thi nhieu. nhan dan bat man

  2. Thanh Nguyen says:

    Tôi không nghĩ CS tự nhiên mà trao quyền thoái vị. Không bao giờ. Phải có đổ máu.

  3. phamngulao says:

    Chúng Ta Phải Phản Công

    Bài viết này dành cho những người Việt Nam, trong và ngoài nước, yêu chuộng tự do dân chủ, chán ghét chế độ cộng sản, và thực tâm muốn đấu tranh để mang lại công bằng, công lý và nhân quyền cho dân tộc.

    Bài viết sẽ đưa ra một phương án mới, hy vọng sẽ mau chóng chấm dứt chế độ tham tàn này. Vì đề xướng một quan niệm mới (?) trong chiến thuật đấu tranh đối đầu với Việt cộng, nhất là việc sử dụng những biện pháp mà có thể sẽ có nhiều người cho là „xấu“, „bá đạo“ nên phương án này có thể hoặc tất nhiên sẽ gây nên một số những phản ứng trái ngược nhau cho người đọc.

    Trước khi đi vào vấn đề, tưởng cũng cần nhận diện chính xác kẻ đối đầu là ai, mạnh yếu chỗ nào. „Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng„ là vậy.

    Xin ngắn gọn, đảng cộng sản Việt Nam và chế độ cai trị hiện nay mang những tính chất sau đây:

    - Độc tài toàn trị, chuyên chính, càng ngày càng trở nên hung hãn, phóng tay đàn áp, trù dập tất cả những tiếng nói đòi hỏi dân chủ, yêu nước và công bằng xã hội, bất chấp những quyền căn bản của con người và những cam kết với cộng đồng quốc tế. Sử dụng bộ máy công an vô kỷ luật và nhất là gian manh dùng ngay cả giới côn đồ du đãng như một vũ khí để dễ bề đàn áp, và khủng bố phong trào tự do dân chủ trong nước. Kết quả là, những yêu cầu, đòi hỏi, tố cáo, kiện cáo qua hệ thống tư pháp hiện hành trong nước hay áp lực chính trị và kinh tế của quốc tế đều không giúp cải thiện hiện trạng ghê tởm này.

    - Bóp nghẹt mọi luồng thông tin tự do, như báo chí và internet. Sử dụng khoa tin học, và nhất là phương pháp hacker, để phá sập các trang mạng dân chủ, trộm thư từ email … hầu bóp nghẹt mọi tiếng nói tranh đấu, đối lập hay không đồng thuận với chủ trương và đường lối của đảng cộng sản tự vạch ra cho dân tộc và đất nước. Ngoài ra, “tường lửa” và hệ thống kiểm duyệt gắt gao đã ngăn cấm nguời dân trong nước được tiếp xúc và đón nhận những thông tin về sự thật và tri thức nhân bản tự do của thế giới. Tóm lại, tất cả những gì không được đảng cho phép, không được lưu hành và phổ biến trong nước. Đó là chưa kể đến những thủ thuật xuyên tạc, bôi bẩn những tiếng nói hay các phong trào đòi tự do dân chủ trong nước (thử hỏi với một hệ thống độc quyền thông tin của bạo quyền hiện nay, đại đa số người dân trong nước biết gì về Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thị Công Nhân hay Thượng Toạ Thích Quảng Độ ?). Từ đó, những phong trào dân chủ và đòi công bằng này không được nối kết, chia xẻ và hổ trợ nhau. Tất cả những phong trào phản kháng lớn nhỏ của dân chúng khắp cả nước đã bị cưỡng chế, dập tắt và phá tan ở từng địa phương và trường hợp đơn lẻ.

    - Đảng cộng sản Việt Nam sẽ không bao giờ từ bỏ quyền lực độc tài chuyên chế. Lịch sữ chính trị của cả thế giới chưa từng ghi nhận một trường hợp nào cho thấy một chính quyền độc tài nào tự ý sửa đổi, cải thiện, nếu không bị áp lực bức bách của người dân. Ngay cả trong những lúc vì áp lực chính trị bên ngoài buộc phải lùi bước (như năm 1945) Việt cộng vẫn âm thầm và cương quyết gian manh chủ trương triệt hạ tất cả mọi đảng phái đối lập, xem thường mọi truyền thống dân tộc (mậu thân 1968) hoặc sẵn sàng xé bỏ chà đạp tất cả những hiệp định được long trọng ký kết (năm 1972) để đạt được mục đích tối hậu: độc quyền lãnh đạo. Do đó, tin tưởng vào khả năng sửa đổi của đảng cộng sản Việt Nam là một vọng tưởng nguy hiểm và chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại.

    - Sự lệ thuộc của Việt cộng vào đàn anh Trung quốc là điều không thể chối cải. Tai hại hơn nữa, âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung quốc càng ngày càng lộ rõ. Và nguy hiểm nhất vẫn là: chính quyền Việt cộng chỉ mong bảo vệ chiếc ghế ngồi hiện có hơn là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ. Hệ quả là: Nếu không sớm lật đổ bạo quyền, dành lại quyền tự quyết dân tộc, chẳng bao lâu Việt Nam chắc chắn sẽ trở thành một Tây Tạng phía Nam của Trung Quốc.

    Trước tình trạng đó, những người Việt Nam đang dấn thân tranh đấu cho nhân quyền và tự do cho Việt Nam nghĩ gì ? Cần làm gì ?

    Để trả lời những câu hỏi này, đúng ra, trước hết hãy xét lại xem chúng ta đã làm gì, và làm như thế nào. Nhưng để tránh những ngộ nhận không cần thiết lúc này, người viết bài này không muốn đi sâu vào phân tích những gì chúng ta (là các đảng phái hội đoàn quốc gia hải ngoại và trong nước, các phong trào dân chủ tự phát, cũng như nhiều cá nhân đơn lẻ đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và công bằng xả hội) đã làm trong suốt 35 năm qua. Chỉ có thể tóm tắt: Đối với một bạo quyền mang những tính chất nêu trên, chúng ta cần phải có một phương pháp đấu tranh thích ứng và có hiệu quả hơn. Chính quyền quân phiệt Miến Điện, chính quyền cộng sản Bắc Hàn, Cuba, Việt Nam hay Trung Cộng dù bị thế giới cô lập chính trị, tẩy chay kinh tế, hay bị lên án qua những nghị quyết quốc tế, bị phanh phui và tố giác bỡi những tổ chức nhân quyền, bị kêu oan hay kiện tụng từ người dân trong nước v.v… đều có thể đứng vững từ năm này qua năm khác, thế hệ này qua thế hệ khác. Họ mặc tình thao túng trên đất nước bị cai trị.

    Do đó, nếu cứ một mực dùng những phương cách được xem là „đàng hoàng“, „chính đạo“, „ôn hoà“, „ngoại giao“, „nguyên tắc“, „nói chuyện“ hay „hoà hợp hoà giải“ và không thay đổi đường lối đấu tranh, chắc có lẽ cái ngày bức phá gông xiềng của Việt cộng áp đặt lên dân tộc và phục hưng đất nước sẽ còn xa, rất xa.

    Đối đầu với những kẻ vô nhân, tham tàn và hiểm ác, nhất là khi những kẻ này đang nắm quyền thế trong tay, mà chỉ có tố cáo, tẩy chay, kêu đòi, thỉnh nguyện hoặc thoả hiệp, là đem trứng chọi đá, nước đổ đầu vịt, đàn khẩy tai trâu.

    Do đó, nguời viết bài này nhận định: tranh đấu cho nhân quyền, tự do và công lý cho dân tộc, và nhất là lật đổ bạo quyền Việt cộng là một cuộc chiến, và đề nghị một kế hoạch phản công bằng những phương pháp chấp nhận được trong thời chiến: Tuyên truyền, lũng đoạn và ly gián hàng ngũ địch, và nhất là thiết lập được một hệ thống thông tin đại chúng ở trong nước. Mọi người dân cần phải được thấy rõ bản chất, những việc làm xấu xa của chính quyền thối nát Việt cộng, đồng thời hiểu được dân chủ, tự do là gì. Đây là hai mũi nhọn tấn công chủ yếu (địch vận và dân vận), ngoài những việc mà chúng ta vẫn làm từ trước đến nay như biểu tình, tố cáo, kiến nghị, kêu oan, v.v…

    Chúng ta có thể bắt đầu bằng những suy nghĩ và những kế hoạch sau đây:

    - Ngày nay, Internet đã trở thành một phương tiện thông tin có thể nói là hiệu quả và phổ quát nhất trên thế giới, ngay cả sau những bức màn chuyên chính độc tài. Tuy nhiên, chính quyền Việt cộng (và Trung quốc) biết thế, và vẫn dùng những phương pháp „xấu“ trong môi trường internet như hacker, virus, đọc lén email v.v… để khống chế, đè bẹp, hoặc đánh phá những phong trào dân chủ nhân quyền, qua các trang mạng. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: tại sao chúng ta không dùng chước „gậy ông đập lưng ông“ để dành lấy thế chủ động, thay vì cứ loay hoay tìm cách chống đở, chịu đựng.

    - Dùng „biệt kích hacker“ như là một lực lượng đặc công để thâm nhập vào hệ thống internet trong nước. Thiết nghĩ chúng ta không thiếu nhân tài trong lãnh vực này. Lực lượng biệt kích này có thể được chiêu dùng có sẵn trong các tổ chức đấu tranh (nhưng đến nay chưa được dùng đến vì tự thấy không „quang minh chính đại“) hoặc ngay cả tuyển dụng, thuê mướn, nếu cần thiết. Xin nhớ, ngay cả những quan chức cao cấp hàng tướng lãnh của Mỹ vẫn chủ trương đẩy mạnh mặt trận này để đối phó với Trung quốc. Lực lượng biệt kích này rất quan trọng và cần thiết để:

    · phá tường lửa, giúp đồng bào trong nước vượt tường lửa: tạo luồng thông tin đa chiều trên mạng. Người dân trong nước, đặc biệt là các thế hệ dưới 50 tuổi (chiếm đại đa số), cần được thông tin để biết: sự thật về chủ nghĩa cộng sản, Karl Max, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và những tội ác tày trời của những đảng cộng sản; ngoài ra hiểu biết thế nào là tự do, dân chủ, và nhân quyền. Chỉ cần nói chuyện với những du học sinh, những người hợp tác lao động, hay cả với những thân nhân còn ở lại trong nước, chúng ta có thể thấy mức độ cảm nhận của họ về những điều trên như thế nào.

    · Hướng dẫn đồng bào và các phong trào đấu tranh dân chủ trong nước tham gia và yểm trợ vào những vụ việc bức xúc nổ ra ở khắp nơi trong nước. Nếu những vụ như Bát Nhã hay Đồng Chiêm được thông tin rộng rãi, khuyến khích và hướng dẫn đấu tranh, chắc bọn công an và du đãng không dễ gì đè bẹp các cuộc đối kháng này. Xin nhớ, có những vụ việc lúc đầu xảy ra chỉ có tính cách địa phương và tương đối nhỏ, nhưng đã trở thành giọt nước làm tràn ly (như trường hợp những người Đông Đức 20 năm trước chạy vào tỵ nạn ở toà đại sứ ở Hungary, đã tạo ra làn sóng tỵ nạn, và cuối cùng làm sụp đổ cả khối cộng sản Đông Âu. Nếu lúc ấy không có sự yểm trợ hết mình của chính phủ Tây Đức, và nếu lúc đó không có đài phát thanh Âu châu tự do thông tin liên tục tình hình cho người dân Đông Đức biết, có lẽ đã chẳng có gì xảy ra).

    · thâm nhập và dò xét thông tin nội bộ của các cấp chính quyền Việt cộng qua các cửa ngỏ giao dịch thông tin điện tử (server, mail-server): đây cũng chỉ là một hình thức gián điệp mà tất cả các quốc gia đều áp dụng, không chỉ trong thời chiến. Mình phải biết đối phương đang tính toán những gì, mạnh yếu ra sao v.v… Chẳng có gì là xấu cho một kháng chiến quân Do Thái nghe lén điện đài của một đơn vị công an SS (như dưới thời Đức Quốc Xã, chẳng hạn). Xấu chăng, là do một chính quyền đi làm chuyện đó đối với những người dân trong tay không một tấc sắt như trường hợp nhà báo Tạ Phong Tần, như nhà văn Trần Khải Thanh Thủy v.v..

    · làm lũng đoạn, chao đảo, và nghi ngờ lẫn nhau trong nội bộ đảng: đây là sở trường của Việt cộng từ ngày thành lập đảng cho mãi đến ngày nay. Qua những phanh phui, tố giác những nguồn lợi ăn chận, qua mặt, dấu diếm của các cấp cơ quan hay cán bộ riêng lẻ; hoặc tung ra những tin hư thực sa mù về cán bộ này, quan chức kia, tạo ra đố kị, nghi ngờ, chia rẽ và mất tin tưởng. Những sự thật về Hồ Chí Minh cần phải được phổ biến hết mức và tối đa vào trong nước. Đây là thành trì niềm tin cuối cùng mà đảng cộng sản còn cố dựa vào để ru ngũ dân chúng và trấn an cán bộ trung kiên.

    · Cài đặt virus hoặc những thông tin, hình ảnh (cả hư cấu, ngụy tạo lẫn sự thật) kèm vào các email, hệ thống email trong nước: nhằm hỗ trợ và phổ biến nhanh các tin tức liên quan đến các cuộc xuống đường, kêu oan, chống đối, hoặc tham ô, bạo hành của các cán bộ đảng và nhà nước. Bưng bít và xuyên tạc thông tin là ngón nghề của cộng sản. Nhưng trong cái lợi thế đó vẫn có chỗ yếu, như bất cứ một ưu điểm nào cũng có khuyết điểm. Khuyết điểm đó là gì ? Thưa, trong cảnh tranh tối tranh sáng đó, đứng nơi này không thấy rõ, nghe rõ chỗ kia, thì nếu có những tin đồn thất thiệt được cố ý tung ra, khó ai có thể nhận định được đâu đúng đâu sai. Trong trường hợp đó, chính sự bưng bít thông tin sẽ bị những tin đồn thất thiệt này làm cho tình hình rối ren hơn, chao đảo hơn, và khó kiểm soát hơn. Phải chăng chính vì lòng hay nghi kị của Tào Tháo đã tạo cho Khổng Minh có nhiều dịp để đưa Tào Tháo vào tròng ?

    Trên đây chỉ là những phát hoạ về một chiến thuật phản công, nhằm sớm chấm dứt chế độ độc tài đảng trị đã trùm lên quê hương suốt mấy mươi năm qua. Bài này được gửi đi đến những tổ chức, đảng phái, báo chí, và một số cá nhân mà người viết biết đến như là những nhân tố có lòng và đang tích cực tham gia vào công cuộc đấu tranh chung. Người viết bài này ý thức được rằng, vì nội dung của bài viết nêu lên những điều mà không phải ai ai cũng dễ dàng chấp nhận, hoặc vì lý do hành nghề (như các cơ sở báo chí), hay lý do tế nhị trong tổ chức (như ở các đảng phái), nên có thể không được tiếp tay phổ biến rộng rải. Người viết chỉ mong, nếu quý vị nào thấy ý kiến này hữu ích, xin tiếp tay gửi đến những nơi quen biết.

    Ngày tưởng niệm Tháng Tư Đen lần thứ 35 đã vừa mới qua, người viết trộm nghĩ, nếu chúng ta không sớm tìm ra phương hướng đấu tranh có hiệu quả, chúng ta không dành được vị thế chủ động phản công, e rằng, chẳng bao lâu, có khi chúng ta sẽ phải bắt chước người Tây Tạng hằng năm làm lễ tưởng niệm Ngày Mất Nước về tay Trung Quốc thôi.

    California, ngày lễ Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong tại Hoa Kỳ, năm 2010.

  4. lanho says:

    Ngày nay trái đất này đã trở nên nhỏ bé; Tôi bên nữa trái đất này bị nhiểm một bệnh lạ chỉ cần ngày hôm sau có người ở bên nửa kia cũng nhiểm bênh như tôi bên này. Chúng ta cùng hít thở một không khí chung trong sự tồn vong chung. Thế thì tập thể nhỏ những người cầm quyền không phải là người hay sao! mà toàn là người hiểu biết nữa chứ!(theo đánh giá của tôi không biết có đúng hay không!)…Muốn đứng trên thiên hạ mà không thấy cái vui, cái buồn, cái nhục,cái vinh,cái đau…của bá tanh là của mình thì thử hỏi tập thể nhỏ ấy sẽ bền vững được bao lâu?!!!!!1

  5. Có câu được lời như cởi tấc lòng,chúng tôi những người dân mất mát rất nhiều về tinh thần cũng như vật chất trong mấy chục năm qua,uất ức lắm mà không nói gì được,có chăng là nói lén,nói gần nói xa vì ai cũng thấy,ai cũng biết nhà vua của mình bị chúng nó lừa gạt bán cho cái áo…nhưng sợ “quả đấm thép” quất vào mặt nên thường vào rừng đào cái lỗ rồi hét cho đỡ tức,dè đâu nhiều người được nghe tiếng vọng.Dạo sau này góp nhặt từng ý,từng lời,từng bài của nhiều người trên diễn đàn mừng lắm,hi vọng lắm,có thế chứ,lẽ đâu đêm đen tịch mịch kéo dài mãi.Nay “thấy” được ý của các anh chị là nhà kinh tế,nghiên cứu,lý luận…có buổi thảo luận quý hóa quá,phát biểu sâu sắc,ý tứ đanh thép,nói thẳng,nói thật như thế để gọi là đóng góp dự thảo văn kiện đại hội Đảng CSVN lần thứ XI thì mừng như bắt được vàng.Người dân thường chúng tôi kêu gọi nhiều trí thức yêu nước thương dân có nhiều hội thảo lớn hơn nữa để làm sáng tỏ sự thật,trước hết cho nhà vua thức tỉnh ăn mặc giống thiên hạ cái đã,sau đó chỉnh sửa bằng cách lấy cái “có” thay cái “không có”,muộn lắm đó,nhưng còn hơn không.Chúng ta đặt Mẹ Việt Nam kính quý của chúng ta trên HAI CHÂN thì không mấy chốc theo kịp người lo gì.Còn về tương lai dân thường chúng tôi cũng nói thật raengf cái ăn,cái vật chất cũng quan trọng nhưng không quan trọng bằng cái tình của người Việt với nhau,đừng chia rẽ nữa,kiếp người có bao lâu đâu mà không dung hòa nhau,không vui vẻ,hạnh phúc với nhau và phục hồi ngay cái đạo đức của dân tộc Việt vốn là thành trì bất khả xâm phạm qua mấy ngàn năm…Vì hiện nay cái “không có” đã phá hủy cái nền tảng quý báu này một cách kinh khủng lắm.Hân hoan thay.

  6. Như Ý says:

    Các nhà trí thức VN góp ý với cái gọi là Đại hội đảng XI chỉ là để thêm hoa thêm lá, chứ thật ra thì chẵng giúp gì được cho dân tộc VN trong thời buổi nầy, chỉ trừ khi ĐCS giải thể. Mà ĐCS thì đời nào tự chịu làm cái việc đó vì họ sẽ mất hết quyền lợi nếu họ không còn nắm giữ quyền hành. Các ông ấy sẽ mất hết tiền tỷ từ vị thế cầm quyền. Các ông chẳng nghe Ng Minh Triết phán sao:” Bỏ điều bốn hiến pháp là tự sát”. Chỉ tội cho dân Việt mình phải chịu đọa đày, điêu linh dưới nạn thống tṛi độc tài csvn; muốn vương lên cho bằng hàng xóm láng giềng chả biết làm sao vì bị trói chặt bởi cái chủ nghỉa man rợ XHCN mà ông Hồ mang về gán lên đầu dân VN bắt phải theo. Trí thức, sinh viên học sinh ̣đi du học nước ngòai đâu có muốn trở về xây dựng đất nước, vì họ biết rỏ rằng chẳng thể nào xây dựng được một xã hội thật sự Tự Do, Dân Chủ ở VN ,để không uổng phí bao nhiêu công sức và tiền cuả ra nước ngoài du học. Buồn quá đi!

  7. Trần Mộng Vũ says:

    Tôi thấy rằng các nhà trí thức tham dự hội thảo đã nhìn thấy rất rõ bế tắc của đất nước trong suốt 20 năm qua và biết rõ nguyên nhân cốt lõi của sự bế tắc đó. Tuy nhiên, vì cái đặc tính chung của trí thức VN mà các vị nầy chưa dám nói thẳng, nói cụ thể & chính xác vào nan đề chính gầy ra bế tắc. Cho nên khi đọc cái biên bản nói trên tôi thấy những phác biểu đều mang một hình thức giống hệt hình thức của Dự thảo Văn Kiện ĐH XI đảng CSVN. Đó là hình thức dùng văn từ sao cho chính văn từ che lấp được cái ý cốt lõi của lời phác biểu hay Văn Kiện. Hình thức nầy dân gian gọi nôm na là “nói vậy mà không phải vậy”.
    Thành ra biên bản nói trên thể hiện một tính chất giống hệt tính chất của Dự thảo Văn kiện ĐH XI:
    Tâm điểm cốt lõi của cái mà hội thảo nầy muốn nói không hiện ra cụ thể trong biên bản, nhưng ai đọc cũng thấy nó là cái gì. Đó là Dân Chủ.
    Đem so sánh với Dự thảo Văn kiện ĐH XI thì tính chất nầy cũng y hệt: Tâm điểm cốt lõi mà đảng CSVN muốn khẳng định trong Văn Kiện không hiện ra cụ thể trên Văn Kiện, nhưng ai đọc Văn Kiện cũng thấy rõ nó là cái gì. Đó là Độc Tài.
    Bế tắc vẫn còn nguyên vẹn !!!!!!!.

  8. D.Nhật Lệ says:

    Dù sao,cũng nên ghi nhận những phát biểu thành thật và cương trực của mấy ông bà nói trên.
    Có người a dua với ít tay bloggers lề phải (blogger mà còn bám theo lề phải thì qúa dư thừa và vô ích vì có hơn 700 tờ báo quốc doanh) rằng họ già lẩn thẩn rồi,mất hết đặc quyền đặc lợi nên mới dám to tiếng
    đòi hỏi này nọ.Đúng là nói xuôi cũng được,nói ngược cũng xong ! Làm như mình là người cõi trên nhìn
    xuống nhân gian mà phẩm bình bá láp !
    Nếu những quan chức về hưu mà cũng câm miệng luôn thì chẳng lẽ người VN.ta có vấn đề về nhân
    cách đến mức tồi tệ như thế hay sao,nghĩa là con người không khác gì thú vật vì chẳng có đầu óc để suy nghĩ,chỉ biết chăm chút cho bộ lông của mình !
    Nói tóm lại,xin có lời hoan nghênh qúy vị còn biết thao thức cho vận mệnh đất nước và dân tộc.

  9. Vũ Duy Giang says:

    Bà Dương thu Hương không bao giờ làm”phó thống đốc ngân hàng”(?!),và hiện đang”tị nạn chính trị” ở Paris(Pháp) mà lại trở về VN để tham dự buổi thảo luận này à?! Phải chăng ăn nhiều Vịt Tiềm quá,nên dù tưởng tượng khá về buổi này, nhưng lại thò cái…đuôi Vịt ra rồi?! Tổ chức Agit-pop của Vịt Tiềm còn dở quá,nên gửi các”chiến hữu” qua đây học nói,và viết”dối” khá hơn!

    BBT: Ngân hàng nhà nước có phó Thống Đốc là bà Dương Thu Hương. Đây là sự trùng tên, không liên quan gì tới nhà văn Dương Thu Hương ở Pháp.

    • Đạo Nhân says:

      Rất mong độc giả Vũ Duy Giang hãy xem lại các báo và kiểm chứng kỹ trước khi post lên mạng những câu chữ do chính mình tự cho là đúng.Cá nhân tôi trước đây trong một lần tình cờ đọc báo trong nước, và có thấy Dương Thu Hương là tên một nhân vật hoàn toàn không phải nhà văn DTH đang tị nạn tại Pháp .Hy vọng tác giả VDG xem lại vấn đề này một cách kỹ lưỡng hơn để tránh những sự việc không đáng có.

    • Vũ Duy Giang says:

      Đúng là tôi đã nhầm nhà văn Dương Thu Hương(tị nạn ở Pháp)với Phó Thống đốc NHNN Dương Thu Hương đã làm cùng thời với 1 bà Phó Thống Đốc khác là bà Vũ thị Liên.I’m sorry
      Dù sao Việt Tiềm cũng nổi tiếng làm những tài liệu giả,như các chiến khu,và những chiến thắng”tường tượng”của MT.HCM ở VN để quyên tiền,khiến VK(nhất là ở Mỹ)rất nghi ngờ VT

  10. Trần Như Nhộng says:

    Nhìn chung, có vẻ như đã nhìn ra nguyên nhân của tất cả những Bế tắc, sai lầm từ trước tới nay: Mô thức XHCN và Đảng CS là duy nhất, tuyệt đối lãnh đạo! Đó là nguyên nhân của mọi Bế tắc, mọi trở Ngại cho đất nước hiện nay.
    Để giải quyết, điều trưóc tiên là Giải thể cái Đảng này. Lấy DÂN làm chỉ đạo cho mọi Cấu trúc.
    Một Nhà nước DÂN SỰ Phân Quyền: Lập Pháp;Hành Pháp, Tư Pháp độc lập kiểm Soát lẫn nhau và Trách nhiệm trước Toàn Dân. Quyền Công dân Tuyệt đối.Những nguyên tắc quốc tế Nhân Quyền phải được Bảo Đảm, tôn trọng….Ròi tất cả phải từ đó làm nền tảng để đưa Quốc gia thoát khỏi những bế tắc hiện nay để Phát triển làm Dân Giầu, Nước mạnh, Tự Do, No Ấm và hanh Phúc thật sự.

Leave a Reply to Như Ý