Nhật Bản tăng quân tại biển Đông Hoa
Nhật Bản gửi quân tới đảo xa do lo sợ Trung Quốc
TOKYO, ngày 11/11/2010: Tokyo sẽ gửi khoảng 100 binh sĩ đến một hòn đảo xa của Nhật Bản ở biển Hoa Đông, tin tức cho biết hôm thứ Năm, giữa lúc ngày càng lo lắng về các hoạt động hải quân của Trung Quốc.
Binh lính sẽ được triển khai trên đảo Yonaguni, điểm cực tây của Nhật, thực hiện tuần tra ven biển và giám sát tàu hải quân Trung Quốc, hãng tin Jiji dẫn lời các viên chức quốc phòng, cho biết.
Tokyo cuối cùng lên kế hoạch tăng gấp đôi số binh sĩ đồn trú ở Yonaguni, hòn đảo cách khoảng 100 km (60 dặm) về phía Đông Đài Loan, tin tức cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Toshimi Kitazawa hôm thứ Năm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gia tăng phòng thủ ở các khu vực hải đảo, bao gồm đảo Yonaguni, tại một cuộc họp ủy ban an ninh ở Hạ viện, hang tin Jiji cho biết.
Bộ Quốc phòng đã xin 30 triệu yên (365.000 USD) cho ngân sách năm tới để “chuẩn bị nghiên cứu” về vấn đề này, bộ đã nói.
Quân đội Nhật Bản thường xuyên gửi các máy bay tuần tra đến khu vực này nhưng không có phương tiện dễ dàng để giám sát thường trực ở Yonaguni, một hòn đảo đá ở xa nhưng có thể cư
Gia tăng hoạt động hải quân của Trung Quốc đã khơi mào cho việc cân nhắc về phòng thủ, trong đó Nhật Bản đã nghĩ đến việc gửi thêm lực lượng tới các hòn đảo rải rác ở phía Nam và cách xa các căn cứ thời chiến tranh lạnh ở phía Bắc gần nước Nga.
Trong một sự cố hồi tháng Tư năm nay, một đội tàu lớn của Trung Quốc tiếp cận một nhóm đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông và đã gửi một máy bay trực thăng làm báo động các tàu hải quân Nhật Bản đang giám sát các hoạt động của họ.
Khu vực này là điểm nóng thường xuyên về các rắc rối giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Quan hệ đã bị căng thẳng tệ hại kể từ khi Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp trong tháng Chín, làm dấy lên các cuộc biểu tình ở Bắc Kinh.
Gia tăng sự quyết đoán của Trung Quốc, đặc biệt ở biển Đông, cũng đã gây ra sự lo lắng giữa các nước láng giềng khác và Hoa Kỳ, nước này cũng có mâu thuẫn với Trung Quốc trong vấn đề thương mại và tiền tệ.
© Đàn Chim Việt
——————————————–
Ngọc Thu dịch từ Google News
Đọc bài cùng chủ đề: Chiến tranh lạnh ở vùng Viễn Đông
BÀI HỌC CHO BỌN “CAO BỒI TRUNG QUỐC”
Trích : “Quan hệ đã bị căng thẳng tệ hại kể từ khi Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp trong tháng Chín, làm dấy lên các cuộc biểu tình ở Bắc Kinh.”
Đúng ra phải nói rằng : “Quan hệ đã bị căng thẳng tệ hại kể từ khi Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp trong tháng Chín sau khi tầu đánh cá này “húc” vào 2 tầu tuần duyên Nhật, làm dấy lên các cuộc biểu tình ở cả Bắc Kinh lẫn Tokyo.”
Viết tin vắn tắt như trích dẫn trên khiến người đọc hiểu lầm rằng Nhật hiếu chiến, gây ra căng thẳng. Trên thực tế, Trung Quốc mới là kẻ hiếu chiến, đã từng cấm đánh cá, bắt và bắn giết ngư dân VN nhiều lần. Viết tin cần đầy đủ, chính xác để giữ uy tín cho diễn đàn ĐCV.
Việc Nhật bắt giữ thuyền trưởng tầu đánh cá Trung Quốc có ý nghĩa như lời nhắn nhủ rằng Trung Quốc không thể hành xứ kiểu “cao bồi nước lớn” với Nhật. Đây cũng là bài học cho VN và các nước nhược tiểu trong vùng rằng không thể đàm phán “song phương” với Trung Quốc vì làm như vậy sẽ bị Trung Quốc uy hiếp cho đến khi cướp trọn các vùng hải đảo.