WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sinh viên Việt Nam sang học tại Hoa Kỳ

Institute Of International Education, Viện Giáo Dục Quốc Tế Hoa Kỳ, hôm thứ Hai công bố phúc trình thường niên Open Doors, cho thấy số du sinh từ Việt Nam sang học ở Hoa Kỳ niên khóa 2009-2010 tuy có tăng nhưng khá khiêm tốn so với mức tăng mạnh từ những niên khóa trước.

Kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến việc du học

Phúc trình mới nhất của Open Doors, do IIE tức Viện Giáo Dục Quốc Tế Hoa Kỳ thực hiện, cho thấy là tính đến niên khóa 2009-2010 này, trên mười ba nghìn du học sinh  đến từ Việt Nam đang theo  học tại các đại học Mỹ.

Sinh viên, học sinh VN tìm hiểu về du học tại một hội chợ du học tổ chức ở Hà Nội năm 2009. Ảnh: AFP

Báo cáo cũng nói Việt Nam đứng hạng chín trên danh sách các nước gởi nhiều du học sinh đến Hoa Kỳ. Nói  một cách khác, từ hạng mười ba trong hai mươi quốc gia hồi 2007-2008, nay Việt Nam lọt vào Top Mười các nước  có nhiều du sinh qua  học các chương trình đại học ở Hoa Kỳ nhất.

Thế nhưng, vẫn theo Open Doors, nếu niên khóa  2008-2009  số lượng du sinh từ Việt Nam từ trên 45% tăng vọt thành 46,2%, thì niên học 2009-2010 chỉ tăng một cách khiêm tốn là 2,3% mà thôi.

Như vậy, trong niên học 2008-2009, số lượng du học sinh Việt Nam ở Mỹ là 12.823 người, và đến 2009-2010 thì tăng thành 13.112.

Phó giám đốc điều hành Viện Giáo Dục Quốc Tế IIE chuyên nghiên cứu và thực hiện phúc trình Open Doors, bà Peggy Blumenthal, nhận định về tình hình chung là gần bảy trăm nghìn du học sinh  ngọai quốc theo học tại các đại học Hoa Kỳ niên khóa 2009-2010, trong đó Trung Quốc dẫn đầu  số du học sinh đến Mỹ, tiếp theo là Ấn Độ rồi Hàn Quốc.

Còn các nước khác, bà nói tiếp, đặc biệt những quốc gia nằm trong Top 10 vẫn còn bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì số du học sinh gởi đến Mỹ đã sút giảm rõ rệt, điển hình vẫn là Hàn Quốc, kế đến Canada, Đài Loan, Nhật Bản, Saudi Arabia, Mexico, Turkey. Về trường hợp Việt Nam, bà Blumenthal dẫn giải: 

Với con số tăng không cao như  đã trình bày, Open Doors có thể nhận định  là Việt Nam cũng bị tác động bởi khủng hỏang kinh tế khiến phụ huynh không thể gởi con em sang Mỹ du học dể dàng như những năm trước.

Hậu quả là mức tăng về mặt du học sinh đến từ Việt Nam coi như bị khựng lại so với mức tăng đều đặn mà năm sau cao hơn  năm trước trong những thời gian trước  đó.

Đa số du sinh ngoại quốc chọn Hoa Kỳ

Trên hạng mục của phúc trình Open Doors  liên quan đến Việt Nam, người ta có thể thấy trên 67% là  học sinh đã tốt nghiệp trung học và qua Hoa  Kỳ để vào đại học, chiếm hai phần ba trong tổng số hơn mười ba nghìn đang có mặt tại Mỹ.

Bên cạnh đó, hơn 18% là sinh viên sang Hoa Kỳ để học các chương trình cử nhân hay tiến sĩ.

Con số du sinh học ngành tự chọn hay học nghề tương đối ít hơn, chỉ trên 9% tự chọn và trên 3%  học nghề mà thôi.

Có thể nói hầu hết  học sinh đến từ Việt Nam để theo học trong các đại học Hoa Kỳ là du học sinh tự túc, nghĩa là tiền học do cha mẹ bên Việt Nam trả hoặc là do bà con ở Hoa Kỳ giúp đỡ. Con số du sinh  được tài trợ học vấn từ các chương trình của Mỹ  xem ra  không có mấy hoặc là rất ít.

Theo Open Doors, Kinh Doanh và Quản Trị là hai ngành học thu hút đông đảo du sinh ngoại  quốc nhất , sau đó mới đến ngành Kỹ Sư. Các dữ kiện mà IIE dựa vào để thực  hiện phúc trình Open Doors là  do những  đại học trên toàn  quốc cung cấp. Vẫn lời phó giám đốc Blumenthal của Viện Giáo Dục Quốc Tế:

Phần lớn du học sinh Việt Nam mới qua Mỹ thường có khuynh hướng ghi danh vào những trường Đại Học Cộng Đồng. Sau hai năm, khi đã có chứng chỉ tương đương với cao đẳng thì họ mới ghi tên theo học tại các đại học lớn.

Được hỏi  về hạnh kiểm và trình độ học vấn của du học sinh Việt Nam tại các đại học Hoa Kỳ, bà Peggy Blumenthal trả lời:

Thực ra  IIE đã từng khởi sự một cuộc nghiên cứu trước khi có du học sinh Việt Nam đến Mỹ, và điều chúng tôi nhận thấy là cha mẹ cũng như học sinh bên Việt Nam đánh giá rất cao về nền giáo dục của Hoa Kỳ. Phải nói Hoa Kỳ là điểm đến có sự chọn lựa cân nhắc của  du học sinh Việt Nam.

Chúng tôi không nghiên cứu về hạnh kiểm của du học sinh Việt Nam khi học ở Mỹ, nhưng qua thăm dò từ các đại học thì chúng tôi biết rõ du học sinh Việt Nam chăm chỉ và chịu khó học hành.

Cũng có thể nói những du học sinh đã chọn nước Mỹ là những người đã chuẩn  bị kỹ  và có quyết tâm. Đó là lý do họ tương đối khá sinh ngữ kèm theo đức tính chuyên cần. Tôi nghĩ du học sinh Việt Nam được rèn luyện trong môi trưòng khá nghiêm khắc khi còn ở nhà, chính vì thế họ có học lực tốt tại Hoa Kỳ.   

Phúc trình Open Doors,  mà Viện Giáo Dục Quốc Tế  Mỹ thực hiện hàng năm, được yểm trợ tài chánh từ Văn Phòng Giáo Dục Và Văn Hóa trực thuộc Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ. 

Ông  Alan Goodman, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Viện Giáo Dục Quốc Tế  IIE, khẳng định Hoa Kỳ luôn là quốc gia đứng đầu thế giới trong việc đón nhận sinh viên quốc tế.

Thông tin về những chương trình, phương cách và nguồn tài trợ cần có để du học tại Hoa Kỳ có thể tìm thấy khi truy cập online vào  trang mạng educationusa.state.gov.

Cũng có thể tìm những thông tin liên quan tại đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội hay tòa tổng lãnh sự Mỹ ở thành  phố Hồ Chí Minh.

Nguồn: Thanh Trúc, phóng viên RFA

4 Phản hồi cho “Sinh viên Việt Nam sang học tại Hoa Kỳ”

  1. Lữ Út says:

    Trong lúc còn đang chiến tranh, chính quyền NGỤY Sàigòn cũng có cho sinh viên đi du học, đa số các sinh viên này sau khi học xong đều trở về, trở thành giảng viên giáo sư của các Viện Đại Học và xây dựng chúng ngang hàng với trình độ thế giới; Số không quay trở về hầu hết quay mặt chống chính phủ NGỤY.
    Tôi kể lại chuyện xưa để thách thức các du học sinh lập lại kỳ tích cũ, hay lại trở thành các kẻ đào ngũ với danh xưng Trí Thức Việt Kiều Yêu Nước.

  2. Ai là du học sinh đến từ VN ? Thế hệ con cháu TƯ BẪN ĐỎ sang USA mang millions ..millions dollars mà cha mẹ chúng hút từ máu mũ nhân dân VN và tiền viện trợ thế giới.Con cháu TƯ BẪN ĐỎ sang USA tẩu tán $ cho ông cha họ.

  3. lotxac says:

    Tại sao Mỹ bỏ rơi VNCH; mà chấp nhận mở hội-nghị La Seine Saint-Cloud tại Paris/France để hội đàm và bàn giao miền Nam Việt-Nam lại cho CSVN,và chấp nhận rút binh ? Câu hỏi được đặt ra để cho chúng ta phía VNCH suy nghĩ,và tự trả lời cho chính mình.
    Riêng cá nhân tôi; tôi không phải là một nhân vật quan trọng trong chính quyền thời đó,và cũng không hưởng một ân lộc nào của chính quyền ban cho; nên cũng chẳng có một tiếng nói nào quan trọng để truyền thông cho nhau nghe; nhưng nếu tôi là một nhân vật nổi tiếng thời đó; thì có lẽ đã đi mò TÔM từ khuya rồi. Nhưng tôi cũng như các bạn được một đặt-ân là được hưởng một cuộc sống trong TỰ-DO trong 30 năm nhờ sự hy sinh cao cả của các chiến-sĩ VÔ-DANH đã bỏ mình vì chiến đấu cho TỰ-DO của miền nam Việt-Nam. Xin thắp nén nhang đến các chiến sĩ vô-danh này; trước khi tôi có ý-kiến tại sao Mỹ bỏ VNCH.
    Tôi đọc bài THÚ-TỘI của ngoại Trưởng Kissinger mới đây; ông ta đấm tay vào ngực mà rằng: tôi rất lấy làm hổ-thẹn của một nước đàn anh như Hoa-Kỳ đã thất hứa, và thất sách đối với đồng minh của mình là VNCH; khiến cho VNCH bị bức tử một cách đau thương;đó là một lý do khiến chúng ta mất miền Nam Việt-Nam.Lý do thứ hai là Quân Dân của VNCH chiến đấu của cá nhân hơn là chiến đấu tập thể. Dân thì chỉ chiếm giữ phần mình hơn là động viên tinh thần sống chung; giành giựt nhau hơn là sống cho nhau. thiếu hiểu biết về SỰ ÁC NGHIỆT của chế độ Cộng-Sản; nói một cách khác là VNCH không đào tạo ra được một CÁN BỘ TUYÊN TRUYỀN; mà chỉ đào tạo ra PHE PHÁI; nịnh bợ đã khiến cho chế độ sụp đổ một cách nhanh chóng. Dù VC chưa đủ khả năng chiếm miền Nam dù Mỹ đã giải giao cho CSVN.
    Nay; CSVN đã biết cách thay đổi một cách thầm lặng; khôn khéo bí mật để cho thế hệ con cháu của họ vào hoa-Kỳ học những kiến thức; công thức Tây phương sau khi tốt nghiệp để về thay cho lớp già nua cằn cõi; và nhận một vị trí đứng đắn mong thay đổi toàn diện.
    Những chuyến công du,và viếng thăm của Ông,bà Bill Clinton,và Ông Barack Obama không ngoài mục đích đó.
    Riêng phía VNCH như chúng tôi thì đã an-tâm dưỡng lão,và chờ ngày về DINH-DƯỠNG ĐỊA; nên cứ yên tâm mà sống chờ ngày…
    Hận cũng chẳng làm gì được SỐ TRỜI đã định; thôi thì ta an ủi câu cuối cùng : Ý-TRỜI.

Phản hồi