Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam qua vụ án Cù Huy Hà Vũ
Thời gian gần đây, dư luận trong và ngoài nước xôn xao về việc Bộ Công An Việt Nam bắt giam ông Cù Huy Hà Vũ, nguồn tin được chính thức đăng tải trên tất cả các phương tiện truyền thông “lề phải”, sau đó còn được chính Tướng Hoàng Kông Tư tổ chức họp báo xác nhận.
Ông Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ nếu thật sự phạm tội mà bắt bị bắt thì cũng không có gì lạ, mà lạ ở chỗ cái cách nhà cầm quyền Việt Nam bắt ông Vũ và cách mà các loại “công cụ tuyên truyền” đưa tin về ông Vũ và cách hành xử của họ với ông Vũ sau khi ông bị bắt giam.
Những sự “lạ” phần đầu Luật Sư Nguyễn Thị Dương Hà (vợ ông Vũ) đã đề cập trong đơn khiếu nại của bà rồi, nên tôi không lặp lại ở đây, trong phạm vi bài viết này tôi chỉ phân tích về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và đối chiếu với Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự năm 2003 (sau đây gọi tắt là BLTTHS).
Ông Vũ bị bắt sáng hôm Thứ Sáu (5 tháng 11, 2010) tại TP. Hồ Chí Minh, nơi ông chuẩn bị đón ông chú ruột về thăm quê. VietNamNet cho hay ngày 15 tháng 11 năm 2010 cơ quan an ninh điều tra công an thành phố Hà Nội đã công bố quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam 4 tháng đối với ông Vũ về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” được quy định tại Ðiều 88 Bộ Luật Hình Sự (BLHS).
Cũng theo các thông tin từ báo đài trong và ngoài nước, Luật Sư Trần Ðình Triển, Luật Sư Nguyễn Thị Dương Hà ngày 6 tháng 11, 2010 đã có đơn gởi đến cơ quan an ninh điều tra công an thành phố Hà Nội (CQANÐT) xin được bào chữa cho ông Vũ. Căn cứ điểm d khoản 2 Ðiều 48 BLTTHS quy định người bị tạm giữ có quyền “Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”, khoản 1 Ðiều 58 BLTTHS, tức ngươi bào chữa có quyền tham gia ngay từ khi bị bắt giữ (chưa bị khởi tố). Vì vậy, việc luật sư của ông Vũ nộp đơn yêu cầu tham gia bào chữa ngày 6 tháng 11, 2010 là đúng quy định pháp luật.
“Theo luật định, sau ba ngày làm việc kể từ khi nhận đơn cơ quan tổ tụng sẽ phải phản hồi liệu đơn của tôi có được chấp nhận hay không” ố Luật Sư Triển nói. Ðến nay (17 tháng 11, 2010), CQANÐT chưa trả lời Luật Sư Triển và Luật Sư Hà theo luật định.
Cũng tại khoản 1 Ðiều 58 BLTTHS lại thòng thêm câu “Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì viện trưởng Viện Kiểm Sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra” nên CQANÐT thường viện cớ giữ bí mật điều tra để cản trở luật sư tham gia vụ án dù nội dung vụ án hoàn toàn chẳng có gì phải giữ bí mật hết.
Pháp lệnh số 30/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 12, 2000 và Nghị định số 33/2002/NÐ-CP ngày 28 tháng 3, 2002 của chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh số 30/2000/PL-UBTVQH10 thì “Bí mật nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.
Trường hợp bị can có hành vi vẽ sơ đồ cơ quan, tổ chức, thu thập thông tin về đời tư hoặc hoạt động của các nhân vật cao cấp, thông tin về vũ khí, khí tài, kế hoạch an ninh quốc phòng, v.v. thì những thông tin này cần giữ bí mật đối với người tham gia tố tụng để bảo đảm an toàn tính mạng của người hay cơ quan, tổ chức là hợp lý.
Về vấn đề đảm bảo bí mật điều tra, Ðiều 124 BLTTHS đã có quy định chi tiết đối với người tham gia tố tụng, khi cần thiết thì CQANÐT thông báo bằng văn bản và buộc người tham gia tố tụng cam kết, nếu có vi phạm thì cũng căn cứ quy định pháp luật mà buộc người vi phạm chịu trách nhiệm hình sự. Thiết nghĩ, CQANÐT cần thấm nhuần và vận dụng điều luật này mới thể hiện tính văn minh, dân chủ, công bằng trong công tác điều tra, không cần thiết phải viện lý do “bí mật” mà cản trở luật sư tham gia tố tụng trái pháp luật.
Trở lại vụ án ông Cù Huy Hà Vũ, thông tin cho thấy ông Vũ bị khởi tố điều tra theo Ðiều 88 BLHS, tức hành vi phạm tội của ông Vũ là tự ông Vũ thực hiện bằng chính bản thân ông Vũ, bằng các phương tiện, công cụ (nếu có) của cá nhân ông Vũ, những hành vi bị coi là “phạm tội” của ông Vũ thì Tướng Hoàng Kông Tư cũng đã “bật mí” công khai rồi, những văn bản được Tướng Tư liệt kê kèm theo thì công khai trên mạng Internet từ lâu rồi nên ai cũng biết hết rồi, hoàn toàn không liên quan gì đến cái gọi là “bí mật nhà nước” thì cần gì phải “bí mật”?
Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều vụ án chính trị sau khi kết thúc điều tra rồi (tức CQANÐT có bản kết luận điều tra đề nghị Viện Kiểm Sát truy tố), hồ sơ vụ án đã chuyển cho Viện Kiểm Sát rồi (BLTTHS quy định thời gian VKS “ngâm” ít nhất 45 ngày và có thể gia hạn thêm), sau đó VKS có cáo trạng truy tố bị cáo ra tòa án xét xử (BLTTHS cũng quy định thời gian cho tòa “ngâm” ít nhất 45 ngày và có thể gia hạn thêm); nhưng cả viện lẫn tòa đều cố tình trùng trình cản trở luật sư của bị can, bị cáo tiếp xúc hồ sơ, tiếp xúc bị can, bị cáo. Cho đến cận ngày xét xử mới cấp giấy chứng nhận bào chữa cho họ. Hành vi này của viện và tòa rõ ràng là trái pháp luật, xâm phạm vào quyền bào chữa của bị can, bị cáo đã được quy định tại BLTTHS (điều luật đã dẫn ở trên).
Trong khi cơ quan tiến hành tố tụng (CQANÐT, VKS, tòa) có khoảng thời gian ít nhất là 8 tháng để “buộc tội” thì phía luật sư chỉ có vài ngày để phản biện với lập luận trong cáo trạng, không những đây là sự bất công đối với bị can, bị cáo – những công dân mà cho đến khi chưa có bản án tuyên có tội (đã có hiệu lực pháp luật) thì Hiến pháp và BLTTHS vẫn coi họ là vô tội, mà còn cho thấy rằng cơ quan tố tụng đã “thiếu tự tin” trước luật sư và lập luận, chứng cứ buộc tội cũng mơ hồ, trái luật nên cơ quan tố tụng sợ luật sư tham gia sớm sẽ “bẻ gãy” cáo trạng buộc tội.
Có một thực tế ở Việt Nam là trước khi tòa án xét xử và tuyên án ai đó thì báo chí “nhà nước ta” đã “xét xử” trước và “tuyên án” trước rồi. Cách đây mấy năm, hẳn mọi người còn nhớ sau khi ông Nguyễn Văn Hải (nhà báo tự do Hoàng Hải, bloger Ðiếu Cày) bị bắt, báo CA TPHCM lẫn báo CAND đã “tương” lên mấy bài gọi ông Nguyễn Văn Hải là “hắn”, “y”, “tên lưu manh”, hoặc gọi trống trơn bằng tên “Hải”, v.v. một cách miệt thị, “tuyên” luôn mức án nữa; nhưng khi bị “báo tự do” phản ứng lại và đưa ra bức hình “tên lưu manh” chụp chung rất thân thiết với phó chủ tịch phường nơi ông Hải cư trú thì báo CA TPHCM và báo CAND câm tịt.
Vụ ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt “báo ta” cũng không đứng ngoài trong vai trò bôi bẩn ông Vũ (trong tình trạng ông Vũ mất khả năng tự bảo vệ).
Báo SGGP đã “vẽ” ra hình ảnh một ông Cù Huy Hà Vũ hết sức dâm ô, đã vi phạm pháp luật mà còn côn đồ, nếu người đọc là người dân bình thường, hạn chế kiến thức pháp luật hẳn sẽ cho rằng ông Vũ bị bắt là đáng đời.
Tuy nhiên, người có kiến thức pháp luật thì đều biết rằng luật cư trú (và các văn bản hướng dẫn kèm theo) quy định làm thủ tục đăng ký tạm trú là trách nhiệm của người chủ cơ sở lưu trú (khách sạn) chớ không phải trách nhiệm của khách hàng (ông Vũ), luật không bắt buộc công dân bước ra khỏi nhà là phải kè kè cái giấy đăng ký kết hôn mang theo bên mình, nam nữ thuê chung 1 phòng nghỉ không cần xuất trình giấy đăng ký kết hôn. Ngoài đường, người ta mặc áo 2 dây, áo 3 lỗ, thậm chí đưa nguyên cả cái lưng trần, quần đùi… chạy ngời ngời và “trình diễn” nơi công cộng; thì ở trần trong phòng ngủ có gì đâu mà “nhạy cảm”. Thậm chí người ta có quyền “không mặc gì cả” trong phòng ngủ cũng chẳng vi phạm điều gì. Ông Vũ và cô N.Q. không hề mua bán dâm, không có hành vi vi phạm hành chính được quy định ở bất cứ văn bản pháp luật nào, nên việc gán ghép cho hai người “vi phạm hành chính” và “lập biên bản vi phạm hành chính” rồi lục soát hành lý cá nhân công dân là vô lý, xâm phạm quyền con người và chính công an đã vi phạm pháp luật. Vì vậy, ông Vũ phản đối lại là phản ứng tất nhiên của một người hiểu biết pháp luật thì bị vu cho “hành hung người thi hành công vụ”, chẳng biết vị “công bộc” nào đã bị ông Vũ “hành hung” và “thương tích” ra sao?
Trả lời phỏng vấn VOA, Luật Sư Trần Ðình Triển nói ông “Không thành công một điểm nào cả. Về mặt lý trí, pháp luật, về mặt tổ quốc, đảng và nhà nước, thì tôi thắng 100%. Nhưng trong bối cảnh hiện nay thì tôi thua tất cả”. Không phải là ông Triển bi quan, nhưng thực tế các phiên tòa chính trị thời gian qua đã chứng minh điều đó.
Nguồn: Blog Tạ Phong Tần
Mọi người việt nam còn nằm trong nước được gọi là CHXHCNVN là họ đang sống trong một THẾ_GIỚI ẢO có nghĩa là họ sống TRONG MỘNG ẢO; cái gì do VI-CI đưa ra đều là ẢO.
ẢO có nghĩa là không có thật; mà đã là ẢO rồi thì đừng nên NGHE NHỮNG GÌ VI-CI NÓI,và ĐỪNG NÊN TIN NHỮNG GÌ VI-CI ĐƯA LÊN MẠNG.
Vụ CÙ HUY HÀ VŨ quí đọc gỉa đã thấy quá rõ: HỌ CHỈ PHỊA VẼ HÌNH ẢNH LÊN.
Tḥì vụ: VI-CI đưa hình ảnh ông HT Thích KHÔNG TÁNH sinh năm 1943 ngủ trong khách sạn 3 sao với cô CAVE, và đưa lên google. mạng thì các đọc giả nghĩ sao ? ẢO hay THẬT ?
Kinh goi Cô TA-PHONG-TÂN,Cô nhac vu Ông HAI tu Diêu cày co hinh chup chung voi Ông Pho C.T phuong,tôi thây Ông Cù-Huy Hà-Vu co hinh chup voi Ông Dai Tuong VO-NGUYÊN-GiAP,và nhiêu Ông Lon nua. Vây là Sao?!!! Nêu ai co hinh chup chung voi Bac ngày xua,thi Sao ????,không le nhung Ông Lon di theo,kêt ban voi thành phân xâu sao ????, thua Cô.