WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trần Quang Lộc giữa năm cũ và mới

Nghe lời nhắn trong phone, tiếng Nhạc sĩ Nam Hưng xuất thân từ Nhạc Viện Thành Phố dặn dò: Rảnh không, chiều tối thứ Sáu ghé nhà chơi, có nhạc sĩ Trần Quang Lộc tới count down. Nay mai ổng về lại Việt Nam rồi.

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc. Ảnh: Tạ Dzu

Dù bận nhiều chuyện và nhiều nơi mời tham dự cuộc “đếm ngược” tới 0:00 giờ năm 2011, nhưng biết có nhạc sĩ nổi tiếng với nhạc phẩm được nhiều thế hệ yêu thương – Về Đây Nghe Em – tôi không thể nào bỏ. Bẩy giờ chiều, trời tối đen như mực tôi mới ghé. Nhạc sĩ Trần Quang Lộc đang thao thao, với các anh chị trong Ban nhạc Nam Hưng và Ban hợp xướng Hoa Từ Bi tại quận Cam trong không khí gia đình, về cuộc đời và kinh nghiệm sáng tác của ông.

Giọng ông trầm buồn mà tha thiết như nhiều bản nhạc của ông. Ông nói cảm hứng rất quan trọng, góp phần gần như quyết định cho việc sáng tác. Có những câu chuyện đời thường giản dị, nhưng qua thơ ca, qua rung động âm nhạc mà nó trở thành bất hủ. Ông hứng thú, ngay cả nhạc “sến”, nhiều người không thích nhưng có lần tôi nghe một bản nhạc, cảm động quá, tôi đã khóc. Tỉnh cơn buồn, tôi tự hỏi tại sao một nhạc phẩm… “sến” bình thường như vậy mà làm lòng mình sao xuyến. À, đó là sự rung cảm với tâm tư tác giả. Ông đề cập, Tuấn Vũ về VN, băng rôn quảng cáo rõ ràng chương trình trình diễn nhạc sến của anh. Giá chợ đen 100 đô mà mua không nổi. Rạp 3.000 ghế, không còn một chỗ trống.

Ông cho thí dụ về sáng tác. Các bạn thấy người thợ mộc rất bình thường, công việc lại đơn điệu, nhàm chán. Nhưng qua sự đồng cảm, thi ca hóa mà cuộc đời gã thợ mộc đi vào thơ ca.

Thợ Mộc

Lòng anh vốn mảnh dăm bào

Sớm sa thân gỗ cồn cào nhớ thương

Tiếc không làm ván đóng giường

Để ru em ngủ cho hương thấm vào.

(Nguyễn Hữu Nhật)

Ông say sưa, sáng tác một nhạc phẩm cũng tương tự như viết bài luận văn. Một ca viên lên tiếng, mở đề, thân bài, kết luận? Ông gật đầu rồi tiếp, thường có bốn bước: câu mở, câu tiếp nối, câu khai phá và kết cuộc. Ông đưa một thí dụ là bài thơ Họa Sĩ.

Họa Sĩ

Anh bảo em là hoa hồng

Nhưng em không phải hoa hồng đâu anh

Tình cờ trong lúc vẽ tranh

Bố rơi hạt lệ mà thành ra em.

(Nguyễn Hữu Nhật)

Ông tâm sự, có những nhạc phẩm kể lại mối tình chia ly, tan vỡ; có những bản nhạc viết về một kết thúc có hậu. Phần lớn, nhạc của tôi là sự… lấp lửng. Tôi quan niệm, hạnh phúc của người là hạnh phúc của tôi.

Tôi hỏi ông, người ta thường nói thi sĩ, nhạc sĩ là những người giầu tình cảm và dễ rung động, viết về chuyện của mình và về kinh nghiệm của nhân gian. Có phải mỗi bản tình ca là một cuộc tình đã “đi qua đời tôi” như nhạc sĩ Phạm Duy nhắc đến, hay chỉ là óc tưởng tượng phong phú trong sáng tác? Ông trả lời, vâng, đó là điều chúng ta nói tới. Có nhạc phẩm là câu chuyện của chính nhạc sĩ, có bản nhạc là chuyện kể của cuộc đời, hay của những khóc cười thi ca, nổi trôi lịch sử. Ví dụ Romeo-Juliet, Trương Chi-Mị Nương, Trọng Thuỷ-Mỵ Châu…

Phu nhân nhạc sĩ. Ảnh: Tạ Dzu

Tôi quay sang nửa kia của nhạc sĩ, thưa… “chị”, trong cuộc đời nghệ sĩ của anh, anh có cho biết bản nhạc nào sáng tác cho chị không. Bà cười hiền hòa, ổng sáng tác nhiều nhưng có lẽ không phải cho tôi. Không thấy ổng nói bài nào dành cho tôi hết. Tôi hỏi tiếp, thưa, có khi nào… phái nữ hâm mộ tìm đến thăm anh không? Có chứ. Chị cho anh đi với họ? Bà gật đầu cười hiền hòa hơn, tôi quan niệm cuộc đời này là vô thường.

Những chai bia đã cạn, thức ăn vơi quá nửa, người nghệ sĩ gióng lên tiếng hát của cuộc đời đứng dậy, với cây đàn thùng hát cho chúng tôi nghe. Hai nhạc phẩm của tâm sự, của tình yêu được ông cất lên. Xuân Về Nào Có Anh và Trả Lời Thư Em. Giọng ông thiết tha, đắm đuối, rung cảm. Tôi thầm nghĩ, đâu thua gì ca sĩ. Ông cho biết, hát là để trải lòng mình thôi, không muốn làm ca sĩ. Nhạc phẩm thứ ba ông không cho biết tựa, chỉ thì thầm, xin tặng các bạn rất thân thương trong đêm cuối năm. Chúng tôi hồi hộp chờ đợi. Ông nhờ nhạc sĩ Nam Hưng dạo đàn. Khi ông cất tiếng hát, mọi người ồ lên vỗ tay tán thưởng – nhạc phẩm bất hủ với thời gian, một gọi mời tha thiết, chân tình – Về Đây Nghe Em!

Lê Thanh Trường, trong Tạp Chí Đàn Ông tâm tình về nhạc phẩm Về Đây Nghe Em:

“Vào cuối thập niên 1960, Trần Quang Lộc đang học trung học Phan Chu Trinh, Đà Nẵng, sinh hoạt trong nhóm sinh viên, học sinh và tập tành sáng tác. Ban đầu chỉ viết những bài hát để “hát cho bạn bè nghe”. Trong số những bài ông viết [giai] đoạn này có “Gõ đàn hát chơi”, chỉ cần ngồi gõ thùng đàn giữ nhịp và hát. Bài hát viết cho những người không biết đàn, viết mà chơi cho đã cơn phấn hứng tuổi trẻ, nhưng đã mang những ý tứ già dặn, có thể nói là “bất quy tắc”, như một định mệnh của người “du ca” không chịu được khuôn khổ ràng buộc: “Ta mua cho ta một phận nghèo, thương thay thương thay nợ áo cơm… Về ngồi trên đồi cao, gõ đàn hát chơi… chân nhảy nhót một mình, bên chiếc bóng lung linh… bên nấm mồ xanh xanh…”

“Về đây nghe em” cũng ra đời từ những ngày tuổi trẻ ấy, rồi thoát khỏi khuôn khổ “hát cho nhau nghe”, trở nên quen thuộc với nhiều lớp người nghe gần 40 năm qua. “Về đây nghe em… về đây mặc áo the đi guốc mộc… chở hồn mình trở về quê hương, chở thật thà vào lòng dối trá…”

…”Về đây nghe em”… trong những lần xuất bản sau 1975, Trần Quang Lộc đã châm chước lại vài đoạn cho phù hợp với yêu cầu của cơ quan văn hóa, chẳng hạn câu “này thịt xương ta chưa mang theo, khi ngã xuống miên man tủi hờn, và về đây nghe nhau thở dài trong đêm…” được thay bằng “nụ cười tươi trên môi em thơ, là tiếng hát hân hoan cho đời, và về đây cho nhau nụ cười tương lai…”, những lời trơn tru hơn, đẹp đẽ hơn nhưng thiếu mất cái tự nhiên của tuổi trẻ vốn nhiều tưởng tượng và ham muốn dấn thân…

Nhạc Trần Quang Lộc thường có những biến đổi bất ngờ, khiến cho cảm xúc không xuôi chiều mà luôn ngầm chứa những mầm mống nổi loạn, phá cách. Nhưng những bất ngờ ấy không gây náo động, có lẽ vì bản tính nghệ sĩ thường xúc cảm nhiều hơn hành động. Dù sao, nghe những bài hát của chàng học sinh trung học Trần Quang Lộc thuở ấy, người ta có thể nhận ra cái tài hoa đang nảy nở, và quả thật nó đã tạo ra một tên tuổi rất riêng trong nền tân nhạc Việt Nam thời bấy giờ và những năm sau này”.

Được biết, vào ngày 22 tháng giêng sắp tới tại San Jose, Bắc Cali, sẽ có buổi trình diễn Tình ca Trần Quang Lộc của ông.

Bên các chai bia, ly rượu cuối năm dương lịch nhưng không có tiếng cụng ly, không những tiếng dzô, dzô ồn ào thường lệ như những năm trước. Năm nay, bên Trần Quang Lộc, là dịp để mọi người chia sẻ tâm tình, nhìn lại chặng đường đã qua và ước mơ sắp tới. Cho tình người. Cho tình đời.

Phải. Em yêu, hãy bỏ hết những xa hoa phù phiếm, quay về với anh trong áo the, trong guốc mộc. Anh yêu những gì thật thà, chân chất. Hãy ru anh vào giấc ngủ tình yêu miên viễn giữa hương hoa đồng nội, đưa anh đến tinh cầu yêu thương bằng lời ruộng đồng ngô khoai, lánh xa mọi ô trọc trần thế. Em hãy xa lìa những bon chen vong bản, chở hồn em về lại quê hương, về lại với anh. Cuộc đời này nhiều lọc lừa, điêu ngoa và gian ác. Em hãy thay anh, chở thật thà vào lòng dối trá.

Một lần. Dùm anh.

Đêm cuối năm. Em nhé.

© Tạ Dzu

© Đàn Chim Việt 

(Bài và ảnh: Tạ Dzu)

Nhạc sĩ Nam Hưng

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc (trái) và Giáo sư Trần Đức Châu - Coastline, Rancho Santiago & Long Beach

Thi sĩ Nguyễn Phan Nhật Nam (thứ hai, từ trái) và bạn hữu

Ngọc Trân

Các bạn trong Ban hợp xướng Hoa Từ Bi

NS Trần Quang Lộc (thứ ba từ trái) và bạn hữu

NS Trần Quang Lộc (thứ nhất từ phải). Kế bên là GS Trần Đức Châu

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc (phải) và MC Nhất Thiên

11 Phản hồi cho “Trần Quang Lộc giữa năm cũ và mới”

  1. Thế Phan says:

    Thôi, đề cao ông Lộc tí ti, cũng không sao. Nhưng nhờ
    ông Lộc không nên quên bài thơ làm nền cho bài nhạc
    của ông, là do một tác giả khác, nhá. Chân thành ạ.

    Về ông Viện, cũng nhờ ông tôn trọng độc giả tí ti, nhá.
    Ông vung vãi vè thè lè ra thế này, khó đọc lắm, nhá.
    Mà vè lại dài ngoằn nghèo như dây mìn định hướng ấy!

    Cung kính bái lạy hai cụ Lộc và Viện, ạ .

  2. Đỗ Sinh says:

    Ý kiến các bạn nói về TQL đều đúng. A Khuê (tên lá Phúc) đã qua đời. Cách đây vài năm, tôi về VN, kHUÊ tặng tôi tập thơ Lùa Bò Trong Sương- Tập thơ có vài bài khá trong đó có Về Đây Nghe Em. Khuê than phiền Lộc phổ nhạc bài thơ, nhưng cứ phớt lờ Khuê. Tôi là dân PCT chính gốc (55-63). Lộc học hành lơ mơ, không hề học PCT.

  3. D.Nhật Lệ says:

    Qua ý kiến của bạn Lê Văn Dũng,tôi xin góp ý thêm.Đề nghị bạn nào muốn biết rõ hơn về nhạc của TQL.thì xin mở nguoivietonline để đọc những câu trả lời trực tuyến của chính tác giả với độc giả báo
    này,cách nay có lẽ gần 3 tuần.Dĩ nhiên,TQL.cũng có trả lời về tác giả lời nhạc như TNC,AK.
    Tôi biết A Khuê lẫn TQL.cả 2 đều là bạn thân với nhau nhưng sau 1975,thì mỗi người 1 phương trời
    bận mưu sinh,không gặp nhau cho đến khi TQL.trở lại SG.khoảng năm 1980.Tôi chỉ biết thế thôi.

  4. Tú Uyên Kim says:

    Hay quá ! Bài thơ ( hát) tuyệt vời !
    Cám ơn TLD
    lời dành riêng cho TLD : mấy(?) triệu dân lành mà đành chịu thua (hai)2000000 đviên ?
    là tại làm sao ạ ?

  5. Hoàng says:

    Bài “Về đây nghe em” là phổ thơ chứ có phải của riêng ông TQL đâu? Ông nhạc sĩ này có thời rất “lùm xùm” chuyện “quên” tác giả thơ (Tô Như Châu, A Khuê…) trong nhiều bài hát mà ông phổ nhạc.

  6. lê văn dũng says:

    Tôi biết Trần quang Lộc từ rất lâu,tôi cũng từng xem anh ấy hát ở Việt Nam trong một chương trình văn nghệ nào đó (mà lâu quá tôi đã quên) bài hát “VỀ ĐÂY NGHE EM”,trước khi hát anh đã trả lời một câu hỏi của một khán giả trẻ về lý do anh viết bài hát này.Không ngờ sau đó ít ngày nhà thơ A Khuê lên tiếng tố cáo là Trần Quang Lộc đã phổ nhạc bài thơ của mình( tức bài hát VỀ ĐÂY NGHE EM ) mà không ghi tên A Khuê là tác giả bài thơ,A Khuê quyết liệt đòi làm cho ra lẽ trong khi Trần Quang Lộc im bặt .Hôm nay tình cờ đọc bài báo này,tôi nghĩ nếu là người ngay thẳng đàng hòang thì Trần Quang Lộc nên lên tiếng về nguồn gốc bài hát này,phần lời là của anh hay là bài thơ của A Khuê?

    • Sam says:

      cái ông hữu viện này bị bệnh gì mà cứ thơ thẩn hoài à, thơ của ông làm chẳng giống ai nên nghe củ chuối quá,tốt nhất viết văn xuôi cho dễ đọc, làm thơ phải hiểu về luật , cú pháp viết thơ chứ không nghe nó như gì ấy, đúng là đã dốt lại hay nát

  7. lONG says:

    Bài viết nghe hay hay mà bài bình bằng thơ của ông Nguyễn Hữu Viện nghe nó sao ấy. Biết làm thơ thì làm, không biết thì thôi… Viết thơ bài nào cũng nhạt nhạt khăm khẳm không chịu nổi.

  8. D.Nhật Lệ says:

    Qua diễn đàn này,tôi xin gửi lời chào đến Trần Quang Lộc.
    Tôi biết rõ tính khiêm tốn của TQL,do đó những gì sai sự thật thì tôi nghĩ Lộc sẽ đồng ý với tôi là phải
    cải chính.TQL.có tham gia trình diễn ở trường trung học PCT.chung với 2 thầy giáo nhạc sĩ Trần Đình
    Quân (đã qua đời ở Mỹ) và Tôn Thất Lan (còn sống ở VN) hoạt động trong nhóm Du Ca và CPS (tức
    Chương trình Phát triển Sinh hoạt học đường) thời đó.
    Tuy nhiên,TQL.chưa hề học trường PCT.như tác giả bài này viết không đúng,có lẽ ký giả TD.làm báo tay ngang không phỏng vấn trực tiếp mà chỉ nghe đồn chăng nên mới sai như thế ?

    • D.Nhật Lệ says:

      Cũng như anh bạn nhưng tôi chỉ học Anh ngữ với thầy TTLan.Có lẽ anh bạn học
      thời Đông Trình (tức NĐTrọng) về dạy thì phải? Cám ơn bạn cho biết về thầy TTL.
      Còn thầy NTT.dạy Vạn Vật thì đi bán thuốc Tây ở SG.sau 1975.

Leave a Reply to lê văn dũng