WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Báo chí Nhật Bản: Trung Quốc đã chuẩn bị kế hoạch đánh chiếm Biển Đông

Tin RFI: Ngay từ năm 2009, quân đội Trung Quốc đã hoàn tất chiến thuật đánh chiếm các hòn đảo do nước khác nắm giữ tại vùng Biển Đông và đã huấn luyện lực lượng theo phương án đó. Cho dù trước mắt ít có khả năng chiến lược thôn tính Biển Đông được thực hiện, nhưng chủ trương này cho phép Bắc Kinh giành ưu thế trong các cuộc đàm phán.

Trên đây là tiết lộ của tờ báo Nhật Bản Asahi Shinbum trong số ra ngày hôm nay 31/12/2010.

Quân đội Trung Quốc. Nguồn Reuters

Một nguồn tin từ quân khu Quảng Châu của Trung Quốc, đặc trách vùng Biển Đông đã cho tờ báo Nhật Bản biết là kế hoạch đánh chiếm đã được soạn thảo từ đầu năm 2009. Chiến thuật này dựa trên hai trụ cột chính : Sử dụng oanh tạc cơ dội bom ồ ạt để làm suy yếu hệ thống phòng thủ của hòn đảo được chọn làm mục tiêu tấn công, và tiếp theo đó dùng tàu đổ bộ tung quân lên đánh chiếm.

Một cách cụ thể, theo chiến thuật tạm gọi là tiền pháo hậu xung này, không quân Trung Quốc, phối hợp với các đơn vị không chiến của hải quân, sẽ bất ngờ mở những đợt không kích vào các cảng quân sự và tàu thuyền đặt căn cứ tại đảo được chọn làm mục tiêu.

Theo chiến thuật này, khả năng chiến đấu của đối phương phải bị loại trừ sau vỏn vẹn một tiếng đồng hồ, để mở đường cho quân đổ bộ lên đảo, sử dụng các loại tầu đổ bộ như chiếc Côn Luân Sơn, thuộc loại lớn nhất của hải quân Trung Quốc hiện nay. Tàu này có trọng tải 18.000 tấn và có sân đáp cho bốn máy bay trực thăng cùng một lúc. Để ngăn không cho đối phương tiếp ứng, đồng thời với chiến dịch tấn công đánh chiếm mục tiêu, các đơn vị chính thuộc hai hạm đội Bắc Hải và Đông Hải của Trung Quốc sẽ có mặt tại những vị trí ngoài khơi để chặn không cho tàu sân bay Mỹ đến gần chiến trường.

Vấn đề, theo ghi nhận của Asahi Shinbum, là sau khi kế hoạch được soạn thảo xong, Trung Quốc đã cho quân đội rèn luyện ngay hai chiến thuật này trong các cuộc tập trận của họ trên quy mô rộng lớn tại vùng Biển Đông.

Vào tháng 5 năm 2009, Không quân và các đơn vị không chiến của Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu rèn luyện kỹ thuật ném bom một cách nghiêm túc. Qua tháng 7 năm 2010, ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải của Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận chung. Đây là cuộc thao diễn hải quân lớn nhất của Trung Quốc từ trước đến nay, huy động tới một nửa số chiến hạm chủ chốt của hải quân nước này. Máy bay ném bom và tên lửa chống tàu cũng được sử dụng trong cuộc tập trận. Một nguồn tin quân sự từ quân khu Quảng Châu từng tham gia cuộc tập trận đó khẩng định : « Chúng tôi đã chứng minh được năng lực phá hủy một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ ».

Đến đầu tháng 10, một cuộc tập trận bắn đạn thật huy động 1.800 lính thủy quân lục chiến Trung Quốc lại được tiến hành trên một khu vực trải dài từ Trạm Giang thuộc tỉnh Quảng Đông cho đến tận đảo Hải Nam gần đấy.

Các bài tập huấn bao gồm việc đánh chiếm một hòn đảo ở Biển Đông đang nằm dưới quyền kiểm soát của một nước khác. Tàu đổ bộ và xe tăng đã được dùng để tung quân lên bờ, trong khi lực lượng tấn công nỗ lực phá nhiễu điện từ và tên lửa do các đơn vị đóng vai quân địch bắn ra.

Đối với tờ báo Nhật Bản, trái với thông lệ là giữ kín bí mật các cuộc tập trận, quân đội Trung Quốc lần này đã mời 273 tùy viên quân sự từ 75 nước đến quan sát cuộc diễn tập. Mục tiêu của Bắc Kinh rõ ràng là muốn gởi thông điệp đến các nước đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại vùng Biển Đông, trong số này có Việt Nam, hiện đang kiểm soát 28 hòn đảo ở vùng Trường Sa.

Một nguồn tin từ chính quyền Trung Quốc đã xác định với phóng viên báo Asahi tại Bắc Kinh rằng : « Mục đích của chúng tôi là giành ưu thế trong đàm phán lãnh thổ bằng cách gây sức ép thông qua việc chứng tỏ cho các nước khác nhau thấy rằng chúng tôi có khả năng lấy lại các hòn đảo bất kỳ lúc nào ».

Theo Asahi, hồi đầu tháng này, Bắc Kinh đã chứng minh rằng họ không quan tâm đến các cuộc đàm phán ngoại giao với các quốc gia thành viên ASEAN.

Một cuộc họp cấp tổng vụ trưởng bộ Ngoại giao đã mở ra ngày 23/12 tại Côn Minh, giữa Trung Quốc và ASEAN. Trong khi các đại diện ASEAN muốn thảo luận về các hướng dẫn áp dụng cụ thể, thì Trung Quốc chỉ nhắc lại nội dung bản Tuyên bố về cách ứng xử tại Biển Đông ký kết năm 2002, kêu gọi giải quyết hòa bình cuộc xung đột nhưng không trực tiếp giải quyết các tranh chấp lãnh thổ đang tồn tại.

Khi nêu bật mưu đồ của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, nhật báo Asahi đã nhắc lại mối quan ngại mà Bắc Kinh gây ra nơi các thành viên ASEAN cũng như Hoa Kỳ, với tuyên bố của họ hồi đầu năm nay cho rằng Biển Đông thuộc diện “lợi ích cốt lõi”, kèm theo là những động thái khác nhau để đảm bảo rằng tất cả các nước trong vùng hiểu rõ những gì Trung Quốc đòi hỏi.

Đối với tờ báo, Nhật Bản cũng có thể bị ảnh hưởng do tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông.

Nguồn Trọng Nghĩa (RFI)

4 Phản hồi cho “Báo chí Nhật Bản: Trung Quốc đã chuẩn bị kế hoạch đánh chiếm Biển Đông”

  1. Minh Đức says:

    Hiển nhiên là Trung Quốc bỏ rất nhiều tiền để hiện đại hóa quân đội. Nhưng quân đội Trung Quốc bây giờ có cũng tệ nạn mua quan bán tước như trong chính quyền. Đài RFI có bài nói trong quân đội TQ muốn có chức Hạ Sĩ có thể bỏ ra số tiền tương đương với 55 ngàn Euro để mua. Thế thì khả năng của các sĩ quan và tướng lãnh Trung Quốc ra sao? Khi họ duyệt binh thì ai cũng quần áo đẹp, súng ống bóng loáng. Đến lúc đánh nhau thì ra sao với các sĩ quan bỏ tiền để mua chức vụ mà kiến thức thật sự về tác chiến thì không tương xứng với chức vụ của mình? Đó là một ẩn số lớn mà thế giới và chính lãnh đạo TQ cũng không biết. Họ chỉ biết khi họ đã phát động chiến tranh với suy nghĩ là họ sẽ thắng, giống như Đặng Tiểu Bình xưa kia. Còn bây giờ lãnh đạo chỉ đánh giá khả năng quân đội của mình bằng báo cáo của cấp dưới. Mà báo cáo thì bao giờ cũng đẹp.

  2. Trung hoàng says:

    Toàn dân Việt yêu nước trong ngoài, kể co thành phần đảng viên ÐCSVN tại chức hay hồi hưu, đều phi they rõ được là ÐCSVN đả sai lầm từ KHỞI ÐIỂM. Cho là từ khởi điểm, vì gắng liền giải phóng dân tộc với ngọn cờ liềm buá Mác Lê. Sự gắng liền mà từ đó dẫn đến hệ luỵ phải thống thuộc vào một đàn anh cực kỳ nguy hiểm, đó chính là ÐCSTQ, một kẻ thù truyền kiếp cuả đất nước và dân tộc Việt Nam. Lịch sử chống xăm lược đến từ phương Bắc đất nước Việt Nam, khúc trường ca không tận cuả một tuồng hát dai dẳng không có hồi kết thúc.

    “Nhìn xem Trung Quốc khách lân bang,
    Cứ cố xỏ ngầm sao trị an.
    Nếu muốn hai bên cùng hiệp sức,
    Kẻ gây thảm kịch phi qui hàng.”

    Cũng vì muốn toàn quyền cường trị, bao nhiêu thành phần thuần tuý dân tộc phải bị thủ tiêu do người cộng sản, đâm sau lưng các chiến sĩ yêu nước trong giai đoạn 45-54. Ðau thương tang tóc nhất vẫn là xua bộ đội vượt Trường Sơn, gây cảnh Huynh Ðệ tương tàn tương sát, lấy chiêu bài “Chống Mỹ Cứu Nước” làm bình phong chiếm lấy Miền Nam Việt Nam. Chính ÐCSTQ, đàn anh ÐCSVN đã đánh chiếm cướp đoạt Hoàng Sa cuả Việt Nam Cộng Hoà Miền Nam năm 1974. Sự thống nhất đất nước Việt Nam, dân Việt phải chịu mất Hoàng Sa trong tay Trung Quốc, đó là cái giá phải trả cho người phương Bắc Trung Quốc, nếu đất nước và dân tộc Việt Nam có sự thống nhất. Sự thắng lợi và vinh danh ÐCSVN 1975, thật quá cay đắng và chua chát cho toàn dân Việt.

    Bởi vì khi chiếm đóng Hoàng Sa cuả Việt Nam, Trung Quốc như đã cài chặt cái then trên mặt biển cuả Việt Nam, dọc ngang thao túng Biển Ðông và đưa đến Cái Lưỡi Bò Trung Quốc ngày hôm nay. Chẳng những thế, hiện nay Trung Quốc thiết lập đường xe lưả cao tốc xuyên suốt Ðông Dương, nhất là Miên -Lào đang ngã dần vào vòng tay Trung Quốc qua “Quyền Lực Mền” rất hữu hiệu cuả họ. Nguy hiểm nhất là Cao-Miên, nơi mà trước đây còn trong tầm tay cuả Việt Nam, nhưng tương lai khó mà hiểu được những bước đi song hành kế tiếp cuả Miên và Trung Quốc.

    Chiếc rọ sắt nhiều lớp bao bọc Việt Nam, do Trung Quốc dựng nên đã hình thành rõ nét, nguy cơ đồng hoá kiểu mới đã thấy trước mắt qua những cuộc di dân xâm nhập thông qua việc mua rừng biên cảnh, nhất là việc khai thác Bô-Xít Tây Nguyên. Sách lược “ƯƠM TẦM XÂY KÉN” cuả Trung Quốc trên đất nước Việt Nam bước đầu đã thành công, thông qua các nhà cầm quyền CSVN ở từng địa phương, như các lảnh chuá riêng biệt có toàn quyền mua bán đất và rừng biên cảnh. Nạn quan liêu tha hoá tồi tệ mà qua vụ án hai em Thuý-Hằng, đảng ô dù bao che cho các lảnh chuá nầy chỉ vì sự tồn tại cuả ÐCSVN. Phe nhóm quyền lợi thân Trung Quốc chính là kẻ nội tặc nguy hiểm nhất trong giai đoạn nầy, họ chính là Bàn Tay Nối Dài cuả kẻ bá quyền bành trướng Trung Quốc. Kẻ nội gian đáng nguyền ruả phỉ nhổ, cần thanh lọc loại trừ không chút nuối tiếc.

    Dân Việt luôn luôn mong muốn chung sống hoà thuận với mọi sắc dân Trung Quốc, hãy nhìn lại những thành phần Việt gốc Hoa trên đất nước Việt Nam, thành phần nầy đã được dân Việt bảo bọc như thế nào trong suốt bao đời trên đất nước Việt Nam. Hiện nay, thành phần nầy tuyệt đại đa số đều nói tiếng Việt như người Việt Nam, số còn nói tiếng Hoa cũng rất ít nhất là thành phần mới nhập cư.

    Bởi vì công bình mà nói, giưả sắc dân Hán tộc và người Việt chắc hẳn là phải có nhiều điểm giống nhau. Sự tranh chấp Việt-Trung nếu có, nguyên nhân chính yếu vẫn là tham vọng không đáy cuả nhà cầm quyền CSBK hiện nay. Tuyệt đại đa số thành phần Việt gốc Hoa trên đất Việt, chắc chắn sẽ không bao giờ có sự mong muốn giưả hai đất nước Việt-Trung có chiến tranh xảy ra. Nhưng mưu đồ cuả nhà cầm quyền CSBK sẽ không bao giờ chịu ngừng lại bao giờ, những tham vọng khó đạt được cả trong tương lai, ngược lại nó là nguy cơ đẩy Trung Quốc đến sự đối đầu với cả thế giới còn lại.

    Ðể ổn định trong nước, Trung Quốc sẽ phải mạo hiểm qua cuộc trổi dậy mạnh mẻ như mọi người đã thấy, nhưng sự bất ổn từ bên trong sẽ khiến Trung Quốc rơi vào cảnh Tam Phân Tứ Liệt như lịch sử cuả họ trước đây. Các cường quốc khu vực và trên thế giới sẽ không bỏ qua cái cơ hội to lớn đó, mà sự tan rã trong chớp mắt cuả một Liên Xô hùng mạnh là một bài học đánh lo, rất cần suy nghiệm cho các nhà lảnh đạo CSBK hiện nay.

    Có bao giờ Trung Quốc thấy rõ được Hoàng Sa chính là miếng mồi câu, nhử con cá mập cũng như con độc xà bò ra khỏi hang ổ cuả nó. Tội lổi càng nặng, phân xử mới được đích đáng hơn, phần lợi chia đều cho các cường quốc càng được to lớn hơn nưã. Bề dầy tiềm năng tiềm lực Trung Quốc, xem kỹ ra chưa đủ sức để chia sẽ quyền lực đối với cả thế giới còn lại.

    Xin trân trọng.

  3. Mot Khuc Ruot says:

    Vào những năm cũa thập niên 30 , 40 , nước Nhật cãm thấy tự mãn từ một nước nhược tiểu , lạc hậu trở thành một quốc gia hùng mạnh với kỹ nghệ tân tiến có thể tự chế tạo máy bay , tàu chiến ngang tầm với Âu Mỹ ….đánh bại nước Nga chấn động Châu Âu . Với sự trưởng thành về mọi mặt nhưng thiếu thốn tài nguyên nên Nhật rất lo sợ bị bao vây , ảnh hưởng đến sự cung cấp nguyên vật liệu cho nền kỹ nghệ , để rồi tham vọng muốn làm chủ Thái Bình Dương , làm chủ các vùng đất giàu tài nguyên lân cận , trổi dậy mạnh mẽ đưa đến sự cầm quyền cũa giới quân phiệt , và chiến tranh Nhật-Mỹ bùng nổ ….nước Nhật đã học được một bài học thích đáng . Ngày nay , bộ óc cũa những tên cầm quyền tại TQ ngang tầm với giới lãnh đạo quân phiệt Nhật ngày xưa , tức là lạc hậu đến 6 , 7 chục năm , đang muốn đưa TQ đi theo con đường ” ngu xuẩn , mọi rợ ” cũa Nhật Bản thập niên 30 , 40 cũa thế kỷ trước . So với Nhật , TQ dân số đông hơn , lực lương nhân công rẻ thu hút đầu tư mạnh mẽ nhưng vẫn còn kém xa A^u Mỹ về kỹ thuật tân tiến không như Nhật ngày xưa , nên nếu gây chiến tranh , TQ sẽ tự sát . Kinh nghiệm phát xít Đức …..Âu Mỹ hãy mạnh mẽ với bọn ” Ngô Cộng ” , hãy cho bọn chúng một bài học làm người .

    • Van Lang says:

      Chính xac! Thêm một điều nữa: chưa ai biết nhân dân TQ sẽ nổi loạn bất kì lúc nào do kiếm sống không đủ , một khi chiến tranh bùng nổ.

Leave a Reply to Mot Khuc Ruot